Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

“Đặc sắc nghệ thuật của truyện là khắc họa được hình tượng Tấm có sự phát triển về tính cách. Bạn hiểu như thế nào về nhận định trên?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.74 KB, 2 trang )

Đó cũng là thái độ của nhân dân kiên quyết diệt trừ cái ác, đứng
về cái thiện, thể hiện khát khao cháy bỏng về lẽ công bằng ở đời.
Đó cũng là công lí và đạo lí dân gian, làm nên vẻ đẹp trọn vẹn của
câu chuyện cổ tích thần kì Tấm Cám.
Trên quê hương ta biết bao nhiêu cô Tấm xinh đẹp đảm đang...Vâng, cô Tấm từ trong quả thị từ xa
xưa đến nay luôn gần gũi thân thuộc với mỗi tâm hồn Việt Nam. Tấm Cám gắn với lời kể của mẹ, lời hát
của bà “Bống bống bang bang...” đưa ta vào không gian huyền ảo của câu chuyện cổ tích thần kì thấm
được cảm hứng nhân văn này.
Tẩm Cám đánh dấu sự rạn nứt trong các mối quan hệ xã hội, khi bắt đầu nảy sinh những xung đột
mang mầm mống của cuộc đấu tranh giai cấp. Bởi thế câu chuyện chính là sự phản chiếu tâm hồn của
những người bị áp bức mong muốn có một cuộc sống công bằng và tốt đẹp hơn. Sách giáo khoa Ngữ văn
10 (thí điểm), tập 1 nhận định về truyện cổ tích Tấm Cám: Đặc sắc nghệ thuật của truyện là khắc họa
được hình tượng Tấm có sự phát triển về tính cách (từ yếu đuôi, thụ động đến kiên quyết đấu tranh giành
lại cuộc sống và hạnh phúc). Triết lí dân gian thể hiện sinh động trong nội dung cuộc đấu tranh với mức
độ ngày càng quyết liệt căng thẳng giữa cô Tấm hiền dịu với mẹ con mụ dì ghẻ độc ác. Triết lí ấy hàm
chứa ước mơ của người bình dân: “ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ”.
Bắt đầu cho những xung đột của tác phẩm là mối quan hệ dì ghẻ - con chồng, sự phân biệt đối xử giữa
những đứa con không cùng chung dòng máu. Sự bất công thể hiện không chỉ ở những gì mà mụ dì ghẻ
đối xử với Tấm kiểu con yêu - con ghét, mà mầm mống ấy đã nảy nở sang người em khác mẹ với cô:
Cám được nuông chiều bởi sự thiên vị đã tất yếu bộc lộ sự ích kỉ, tranh giành phần hơn, xem việc Tấm bị
thiệt thòi như một tất yếu. Mầm ác cứ lớn dần từ việc Cám lừa Tấm tranh giỏ cá để được chiếc yếm đỏ
ban đầu cho đến việc hai mẹ con dì ghẻ dồn mọi việc nặng nhọc sang cho Tấm, hành hạ cô chăn trâu cắt
cỏ đồng xa để bọn chúng ở nhà thực hiện những mưu mô đen tối. Điều đáng nói là trong mối quan hệ này,
hầu như Tấm chưa hề có phản ứng gì mà chỉ biết bưng mặt khóc.
Bởi thế, dân gian đã sáng tạo ra hình tượng ông Bụt giúp Tấm giành lại những quyền lợi đáng ra cô
phải được hưởng. Yếu tố ngẫu nhiên về con cá bống còn sót lại trong giỏ cho đến khi bống thành người
bạn thân thiết cùa Tấm, cô gái mồ côi cô đơn, đã chuyển sang ý nghĩa triết lí. Người hiền lành như Tấm
phải được hưởng sự công bằng, đó là lẽ trời. Thế nhưng, mầm thiện luôn bị chèn ép bởi cội rễ cái ác cứ
lớn dần. Mẹ con dì ghẻ đã tước đoạt luôn niềm vui của cô bé bởi cội rễ cái ác cứ lớn dần. Mẹ con dì ghẻ
đã tước đoạt luôn niềm vui của cô bé khi dùng mẹo lừa Tấm đi xa để bắt bống ăn thịt. Từ xung đột này,
câu chuyện đã mang ý nghĩa một xung đột chiều sâu: sự an phận đổng nghĩa với việc để cho cái ác tiếp


tục hoành hành. Một lần nữa Bụt xuất hiện để an ủi Tấm, con gà cũng giúp cô tìm xương cá bống...
Câu chuyện phát triển theo hướng xung đột càng trở nên gay gắt: hai mẹ con Cám hưởng thụ niềm vui
hội hè còn Tấm phải âm thầm tủi hể gạt qua khát khao được đi chơi để hoàn thành công việc mà dì ghẻ
bày ra hành hạ cô. Lúc này bên cạnh Tấm có đàn chim sẻ trợ giúp. Xương cá bống bây giờ biến thành
quần áo đẹp giúp cô đi xem hội. Có thể nói chính nhân dân đã tạo ra các yếu tố thần kì để bênh vực cho
những quyền lợi chính đáng cho cô gái đảm đang, Tấm xứng đáng được hưởng sự công bằng.
Những tưởng cuộc đời Tấm sẽ sang trang sau khi thử vừa chiếc hài đánh rơi, được đón về cung vua,
giống như cô bé Lọ Lem được hưởng hạnh phúc cùng hoàng tử trong câu chuyện cổ nước ngoài. Thế
nhưng truyện Tẩm Cám đã chuyển sang một loạt những xung đột mới gay gắt hơn. Sự đố kị, lòng ích kỉ
đã khiến cho hai mẹ con Cám không buông tha Tấm. Chúng không chấp nhận hạnh phúc đến dễ dàng với
cô gái xinh đẹp dịu hiền. Tội ác của mẹ con Cám phát triển ở mức độ tinh vi hơn, bắt đầu từ một thủ đoạn
lừa đảo đánh đúng lòng hiếu thảo của Tấm. Tấm chết vì chính sự ngây thơ không mảy may đề phòng dã
tâm của mẹ con Cám. Nhưng cũng bắt đầu từ thời điểm này, hàng loạt quá trình hóa thân thần kì của Tấm
đã thể hiện một nhận thức mới, gắn những hình tượng bất tử là một truyền thông độc đáo của truyện cổ
tích thần kì Việt Nam, khẳng định sức sông mạnh mẽ và ý chi tranh đấu của người bình dân vượt lên các
thế lực bạo tàn.


Mạch truyện gắn với các tình tiết hóa thân kì ảo của nhân vật. Mặc dù Cám được vào cung vua, thế
nhưng Tấm mới là người giành trọn được tình yêu thương của ông vua trẻ. Nàng lần lượt biến thành chim
vàng anh, cây xoan đào quấn quýt bên chồng. Chim vàng anh là biểu tượng của một tình yêu khăng khít,
cây xoan đào là biểu tượng dịu dàng của người vợ chỉ mong muốn được chăm sóc chồng. Tính chất xung
đột càng lúc càng gay gắt hơn khi lần lượt Cám giết chim vàng anh, chặt cây xoan đào, phá tan mong
muốn sum vầy hạnh phúc của Tấm. Bởi thế, nỗi đau đớn vì hạnh phúc bị cướp đi đã biến thảnh tiếng rít
căm hờn của Tấm - khung cửi: Cót ca cót két. Lấy tranh chồng chị, chị khoét mắt ra. Không còn là một cô
Tấm tủi thân tủi phận ngày nào nữa, nàng đã bắt đầu cho cuộc đâu tranh giành lại hạnh phúc của mình.
Cuộc chiến chôn hoàng cung lại tiếp diễn với phần thắng tạm nghiêng về Cám, khi khung cửi bị đốt thành
tro và tro bị vứt trả về với đất bụi dân dã. Thế nhưng điều kì diệu về sức sống mãnh liệt của Tấm bầy giờ
mới thật sự bắt đầu.


Tấm được trở về sống với bà lão hàng nước nghèo khổ nhân hậu, trong hình hài quả thị thơm thảo như
tấm lòng của cô. Để rồi từ trong quả thị, cô bước ra trong hình hài đẹp đẽ nhất, với tất cả vẻ dịu dàng đảm
đang, quán xuyến tảo tần: dọn dẹp nhà cửa, cơm lành canh ngọt. Tấm hiện thân cho vẻ đẹp đặc trưng của
người phụ nữ Việt Nam, rất bình dị và trong sáng, vẻ đẹp ấy tất yếu chỉ xuất hiện trong cuộc sông dân dã,
gắn bó những tâm hồn thuần hậu chất phác trong dáng vẻ quê mùa, trong những công việc thổi cơm, rót
nước, gói bánh, têm trầu, vẻ đẹp ấy thấm đượm tinh thần nhân văn của người lao động.
Miếng trầu têm cánh phượng là dấu ân gặp gỡ giữa Tấm với vua - người chồng chung thủy không
nguôi nhớ về cô giáo thảo hiền nết na xinh đẹp. Lẽ công bằng được lập lại, lần này không do bàn tay của
Bụt giúp, mà chính từ phẩm chất của Târn, từ sự sông bất tử của cái thiện vượt lên mọi mưu mô độc ác.
Vua không phải đại diện của thế lực thông trị mà chỉ là hiện thân của một lẽ công bằng. Cung vua và cuộc
sống dân dã ấy không quá cách xa như những câu chuyện cổ tích về sau.
Không dừng lại như kết thúc của sách giáo khoa, lời kể dân gian còn tiếp diễn với việc Cám bị trừng
phạt vì chính những tham vọng của mình, mụ dì ghẻ cũng phải đền tội vì chính tội ác mụ gây ra cho
người con chồng. Có lẽ đó là một kết thúc hợp lí vì cái ác không thể tồn tại đế' gây họa tiếp tục cho những
người lương thiện... Đó cũng là thái độ của nhân dân kiên quyết diệt trừ cái ác, đứng về cái thiện, thể hiện
khát khao cháy bỏng về lẽ công bằng ở đời. Đó cũng là công lí và đạo lí dân gian, làm nên vẻ đẹp trọn
vẹn của câu chuyện cổ tích thần kì Tấm Cám.
Trích: loigiaihay.com



×