Tải bản đầy đủ (.pdf) (166 trang)

Đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn viết về thiếu nhi của Ma Văn Kháng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 166 trang )


1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2


NGUYỄN THU HÒA

ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN VIẾT THIẾU
NHI CỦA MA VĂN KHÁNG

CHUYÊN NGÀNH : LÍ LUẬN VĂN HỌC
Mã số : 60 22 0

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa hoc:
PGS.TS. NGUYỄN NGỌC THIỆN
HÀ NỘI, 2012







2

LỜI CẢM ƠN


Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc đến PGS.TS
Nguyễn Ngọc Thiện – người thầy đã tận tình giúp đỡ tôi về tri thức, phương
pháp và kinh nghiệm nghiên cứu trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Phòng Sau đại học, quý
thầy cô Khoa Ngữ văn – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 và quý thầy cô
đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ trong suốt quá trình học tập; Trường Cao
đẳng nghề Việt – Đức Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn nhà văn Ma Văn Kháng cùng bạn bè, đồng
nghiệp và người thân đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Hà Nội, tháng 12 năm 2012
Học viên


Nguyễn Thu Hòa




3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan nội dung tôi xin trình bày trong luận văn là kết quả
nghiên cứu của bản thân tôi.
Trong quá trinh nghiên cứu tôi có tìm hiểu, tham khảo thành quả khoa
học của các tác giả khác với sự trân trọng và biết ơn nhưng những nội dung
nghiên cứu không trùng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác.
Hà Nội, tháng 12 năm 2012
Học viên


Nguyễn Thu Hòa

4

MỤC LỤC


Trang
MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài 6
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 6
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 6
6. Phương pháp nghiên cứu 7
7. Đóng góp của luận văn 7
8. Cấu trúc luận văn 7
NỘI DUNG 8
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ VĂN HỌC THIẾU NHI
THỜI KỲ ĐỔI MỚI 8
1.1. Thiếu nhi 8
1.1.1. Quan niệm về thiếu nhi 8
1.1.2. Đặc trưng lứa tuổi thiếu nhi. 9
1.2. Sự phát triển của văn học thiếu nhi thời kỳ đổi mới 15
1.3. Quan niệm của Ma Văn Kháng về văn học nói chung và văn học
thiếu nhi nói riêng 22
CHƯƠNG 2. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG
TRUYỆN VIẾT VỀ THIẾU NHI CỦA MA VĂN KHÁNG 26
2.1. Khái niệm về nhân vật 26

2.2. Nhân vật trong truyện viết về thiếu nhi của Ma Văn Kháng 28
2.2.1. Các loại hình nhân vật 28

5

2.2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật 52
CHƯƠNG 3. NGÔN NGỮ, GIỌNG ĐIỆU TRONG TRUYỆN
VIẾT VỀ THIẾU NHI CỦA MA VĂN KHÁNG 86
3.1. Ngôn ngữ nghệ thuật 86
3.1.1. Khái niệm về ngôn ngữ nghệ thuật 86
3.1.2. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong truyện viết về thiếu nhi
của Ma Văn Kháng 87
3.2. Giọng điệu nghệ thuật 98
3.2.1. Khái niệm giọng điệu nghệ thuật 98
3.2.2. Các sắc thái giọng điệu trong truyện viết về thiếu nhi
của Ma Văn Kháng 100
KẾT LUẬN 118
TÀI LIỆU THAM KHẢO 122















6

MỞ ĐẦU


1. Lí do chọn đề tài
1.1. Ma Văn Kháng là một trong những nhà văn có công đầu tiên mở
đường cho sự nghiệp đổi mới văn học. Vào những những năm đầu 80 của thế
kỷ XX, nhiều sáng tác của Ma Văn Kháng “nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự
thật” từ đó tạo nên những cuộc tranh luận sôi nổi trên các diễn đàn văn học.
Ông cũng là một trong số các nhà văn Việt Nam hiện đại sáng tác thành công
ở cả hai thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết. Qua từng tiểu thuyết, truyện
ngắn, Ma Văn Kháng không ngừng tìm kiếm những cách thể hiện mới. Thời
gian và kinh nghiệm nghệ thuật đã tôi luyện ngòi bút Ma Văn Kháng khiến
ông luôn gặt hái được những thành tựu đáng kể.
Ma Văn Kháng là nhà văn viết nhiều và viết khỏe. Từ truyện ngăn đầu
tay Phố cụt đăng trên báo văn nghệ năm 1961, cho đến nay Ma Văn Kháng
có đến 20 tập truyện ngắn, 15 cuốn tiểu thuyết và 4 truyện viết cho thiếu nhi.
Những tập truyện ngắn viết về đề tài miền núi như: Xa Phủ (1969), Bài ca
trăng sáng (1972), Góc rừng xinh xắn (1972), Người con trai họ Hạng
(1972), Mùa mận hậu (1972), Cái móng ngựa (1973) đã khẳng định tài năng,
tâm huyết của nhà văn và góp phần làm cho bức tranh hiện thực được phản
ánh trong nền văn học hiện đại Việt Nam trở nên phong phú, đa dạng.
Không chỉ thành công ở truyện ngắn, Ma Văn Kháng còn rất thành
công ở thể loại tiểu thuyết. Từ Gió rừng (1976), Đồng bạc trắng hoa xòe
(1978), Mùa lá rụng trong vườn ( 1982), Vùng biên ải (1983) đến Đám cưới
không có giấy giá thú (1989), Côi cút giữa cảnh đời (1989), Bóng đêm
(2011), Bến bờ (2012) … tên tuổi của Ma Văn Kháng càng được đông đảo

bạn đọc biết đến bởi không chỉ vốn hiểu biết dồi dào mà còn ở một phong
cách thể hiện mới mẻ.
Toàn bộ tiểu thuyết cũng như truyện ngắn của Ma Văn Kháng nhìn
chung được sáng tác theo hai mảng đề tài lớn với hai nguồn cảm hứng chủ

7

đạo: Đề tài về dân tộc miền núi với cảm hứng sử thi và đề tài về thành thị với
cảm hứng thế sự đời tư. Trong đó có những tác phẩm được giải thưởng trong
nước, quốc tế và được dịch ra tiếng nước ngoài như: Truyện ngắn Xa Phủ
đoạt giải Nhì (không có giải Nhất) trong cuộc thi truyện ngắn của Tuần báo
Văn nghệ 1967 - 1968; Tập truyện ngắn Trăng soi sân nhỏ giải thưởng Hội
nhà văn Việt Nam năm 1995, giải cây bút vàng cho truyện San Cha Chải
trong cuộc thi truyện ngắn và ký năm 1996-1998 do Bộ công an và Hội nhà
văn Việt Nam tổ chức, Ngoài ra Mùa lá rụng trong vườn được giải thưởng
Hội nhà văn năm 1984, Ma Văn Kháng còn vinh dự được nhận giải thưởng
văn học Đông Nam Á năm 1998 và giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ
thuật năm 2001, Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt 4) cho
cụm tác phẩm: Mưa mùa hạ, Côi cút giữa cảnh đời, Gặp gỡ ở La Pan Tẩn.
Với những thành tựu kể trên, Ma Văn Kháng đã tự khẳng định vị thế của
mình trong nền văn học Việt Nam đương đại.
1.2. Nhìn lại mảng truyện viết cho thiếu nhi ở Việt Nam, có thể thấy các tác
phẩm dành cho các em nhỏ mới thực sự bắt đầu xuất hiện vào những năm 40
của thế kỷ XX, cùng với nhiều tên tuổi như: Tô Hoài, Võ Quảng, Phạm Hổ,
Kim Lân… Hòa bình trên miền Bắc đã tạo điều kiện cho văn học thiếu nhi
phát triển. Một số nhà văn tâm huyết với văn học thiếu nhi đã có sáng kiến
thành lập nhà xuất bản dành riêng cho các em. Có thể nói, đây là một bước
ngoặt quan trọng, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự quan tâm
của các nhà văn đối với sự nghiệp văn học thiếu nhi nước nhà. Sáng tác văn
học thiếu nhi trở thành vấn đề được nhiều giới, nhiều ngành quan tâm. Đội

ngũ viết cho các em đã được hình thành và ngày càng được bổ sung thêm
nhiều cây bút tâm huyết, do đó, số lượng tác phẩm cũng như đề tài phản ánh
ngày càng phong phú, đa dạng. Dấu hiệu đáng mừng là nhiều tác phẩm đã thể
hiện cái nhìn mới mẻ trong sáng tác văn học dành cho thiếu nhi, lứa tuổi đang
cần sự chăm sóc nuôi dưỡng về tình cảm, trí tuệ và tinh thần. Văn học là cái
nôi phát triển nhân cách sâu sắc, hiệu quả qua từng lời văn nghệ thuật. Đối với

8

bất kỳ ai, tuổi thơ đi qua đều tìm thấy trong lời thơ câu văn những bài học đầu
đời. Nhà văn Ma Văn Kháng có nhiều tác phẩm viết về thiếu nhi từ những câu
chuyện hàng ngày, truyền thống gia đình đến yêu nước chống giặc…Tác giả
đã dành nhiều thời gian viết nên những tác phẩm hay về thiếu nhi.

1.3. Lâu nay đã có khá nhiều bài viết, các công trình nghiên cứu về Ma
Văn Kháng và các tác phẩm của ông. Nhưng hầu hết là các đánh giá, nhận
định chung về từng tác phẩm cụ thể, về hình tượng nghệ thuật, thậm chí là
khen chê một tác phẩm hoặc một khía cạnh nào đó của tác phẩm viết cho
người lớn ngay khi nó mới ra đời. Với các công trình nghiên cứu công phu
như các luận văn Thạc sĩ, luận án Tiến sĩ tuy đã hướng vào những khía cạnh
chuyên biệt như: Kiểu nhân vật, đặc trưng thể loại, cảm hứng nghệ thuật
hoặc những dấu hiệu đổi mới văn học qua sáng tác của ông và một số nhà
văn tiêu biểu cùng thời, nhưng việc đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu, khám phá
đặc sắc nghệ thuật trong truyện viết về thiếu nhi thì vẫn còn bỏ ngỏ.
Với những lí do trên
,
chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài nghiên cứu
khoa học: “Đặc sắc nghệ thuật trong truyện viết về thiếu nhi của Ma Văn
Kháng”
.

Việc nghiên cứu một cách có hệ thống vấn đề này sẽ giúp chúng ta
thấy rõ vị thế của các yếu tố nghệ thuật trong việc thể hiện tư tưởng nghệ
thuật của nhà văn. Từ đó khẳng định đóng góp to lớn của Ma Văn Kháng về
phương diện sáng tạo nghệ thuật tiểu thuyết cũng như truyện ngắn không chỉ
viết cho người lớn mà còn viết cho thiếu nhi, đồng thời đề tài cũng góp phần
làm tư liệu tham khảo cho các sinh viên, học viên và những người yêu thích
văn học Việt Nam.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nhìn lại sự nghiệp sáng tác của nhà văn chúng ta có thể nhận thấy Ma
Văn Kháng không chỉ thành công ở mảng tiểu thuyết và truyện ngắn viết cho
người lớn mà còn thành công ở mảng truyện viết về thiếu nhi. Các tác phẩm
của nhà văn thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu, phê bình và giảng dạy
văn học.

9

2.1 Những công trình nghiên cứu trên góc độ tổng quan
Điểm lược các công trình nghiên cứu, các bài báo, từ báo viết đến báo
mạng viết về Ma Văn Kháng, có thể kể đến như: Lã Nguyên - Khi nhà văn
đào bới bản thể ở chiều sâu tâm hồn, 1999; Nguyễn Đăng Điệp - Cảm nhận
về Đầm Sen của Ma Văn Kháng, Tạp chí Diễn đàn văn nghệ Việt Nam, số 5,
1998; Võ Văn Trực - Nhà văn Ma Văn Kháng: Chi chút như con ong làm
mật, ; Nguyễn Ngọc Thiện, Hỏi chuyện nhà văn
Ma Văn Kháng, báo văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, số 45, 1998…
Gần đây có những công trình nghiên cứu đề cập tới nghệ thuật trong
tác phẩm của Ma Văn Kháng như luận văn Thạc sĩ của Lê Thanh Hùng,
2006 Tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kỳ đầu đổi mới ( Giai đoạn sáng tác
1980 - 1989); Lê Minh Chung, 2007 Tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kỳ đổi
mới; Đỗ Thị Thanh Quỳnh - Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết

của Ma Văn Kháng, 2006; luận án Tiến sĩ của Nguyễn Thị Huệ - Những dấu
hiệu đổi mới trong văn xuôi của Việt Nam từ 1980 đến 1986 - Qua bốn tác
giả: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Nguyễn Mạnh Tuấn,
2000; luận văn của Phạm Mai Anh - Đặc điểm truyện ngắn Ma Văn Kháng,
1997; Lê Thanh Ngọc - Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn của Ma Văn
Kháng sau 1975, 2004; Đỗ Phương Thảo - Nghệ thuật tự sự trong sáng tác
của Ma Văn Kháng, 2006…
2.2. Những công trình nghiên cứu về tác phẩm viết về thiếu nhi của Ma
Văn Kháng
Về thể tài văn học thiếu nhi của Ma Văn Kháng cho đến nay cũng chỉ
thấy thưa thớt vài bài đánh giá phê bình trên các báo hoặc trang Web.
Trong bài viết Một vài suy nghĩ khi đọc Côi cút giữa cảnh đời của Ma
Văn Kháng, tác giả Vũ Thị Oanh đã cho rằng: Côi cút giữa cảnh đời - cuốn
sách viết theo đề nghị cho lứa tuổi sắp vào đời ,không đề cương, không hợp
đồng, được xuất bản bởi sự hợp tác của Nhà xuất bản Kim Đồng và Nhà
xuất bản Văn học là một cuốn sách như thế… Đặc biệt viết cho lứa tuổi sắp

10
vào đời nhưng tác giả không hề né tránh cái xấu, cái ác; những yếu tố tồn
tại khách quan làm rõ thêm bức tranh cuộc sống với những cuộc đấu tranh
thể hiện ở nhiều bình diện, sắc thái khác nhau. Đó là cuộc đấu tranh giữa
cái thiện và cái ác…Tất cả được thể hiện bằng ngòi bút mềm mại, uyển
chuyển, ngôn ngữ hóm hỉnh, phong phú sắc màu, kết cấu có hậu kiểu truyện
cổ dân gian của tác giả Ma Văn Kháng
Giáo sư Phong Lê trong cuốn Vẫn chuyện Văn và Người - Nhà xuất
bản Văn hóa thông tin năm 1989 cho rằng: Côi cút giữa cảnh đời - viết cho
lứa tuổi thiếu nhi,cuốn sách đã vục vào cái sự thật tối tăm oan khổ đó như
nhiều cuốn sách khác. Nó thật lạ, anh lại đưa con người vào quĩ đạo những
tình cảm nhân hậu tốt lành. Có thể nói đó là hiệu quả thanh lọc này vốn
dành cho nghệ thuật và dường như cũng chỉ có nghệ thuật đích thực, nghệ

thuật cao hơn cuộc đời mới có thể làm nổi.
Lã Thị Bắc Lý về tác phẩm Chó Bi đời lưu lạc đã viết: Năm 1989 Ma
Văn Kháng cho ra đời tác phẩm Côi cút giữa cảnh đời, cuốn sách viết cho thiếu
nhi rất hay nhưng cũng rất thú vị cho người lớn, đã làm cho bao người đọc
phải ứa nước mắt. Đến năm năm sau ông lại cho ra đời cuốn Chó Bi đời lưu
lạc (1994), cuốn sách tạo nên sự kỳ thú cho văn học thiếu nhi bởi sức hút tự
thân của nó. Trong cuốn sách này đã có hai câu chuyện: một câu chuyện cho
trẻ em và một câu chuyện cho người lớn. Trẻ em có thể tìm thấy ở đây những
sự kỳ thú say mê và người lớn đọc được ở đây những điều đáng phải suy nghĩ.
Anh quan niệm viết cho thiếu nhi, không thể chấp nhận được sự dễ dãi, sự vội
vã và chín gượng. Nó phải là một quá trình ấp ủ, phải có sự chắt lọc, phải qua
sự nhào luyện, biến hóa một cách vật vã mới có thể ra được chế phẩm.
Tóm lại, những bài viết,các công trình nghiên cứu này đều tập trung
khai thác các khía cạnh, các mảng đề tài, đa diện, đa chiều, nhằm tìm ra
những cái đẹp của văn chương Ma Văn Kháng, cũng như sự nỗ lực, cống
hiến hết mình cho văn chương, nghệ thuật của ông. Điều này cho thấy Ma
Văn Kháng và sáng tác của ông được dư luận chú ý quan tâm và ít nhiều

11
cũng là một hiện tượng nổi bật của văn học đương đại Việt Nam.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Xuất phát từ những vấn đề nghiên cứu đã được đặt ra chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: Đặc sắc nghệ thuật trong truyện viết về thiếu nhi
của Ma Văn Kháng nhằm hướng tới mục đích cụ thể như sau:
Khám phá những đặc sắc nghệ thuật trong truyện viết về thiếu nhi của
Ma Văn Kháng. Qua đó định hình rõ thêm về phong cách của nhà văn Ma
Văn Kháng.
Trên cơ sở đó, luận văn tạo thêm cơ sở vững chắc trong việc đưa ra
những nhận định xác đáng về tài năng, vị trí và những đóng góp quan trọng
của nhà văn Ma Văn Kháng đối với nền văn học đương đại Việt Nam

Củng cố kiến thức lí luận, có cơ hội rèn luyện kỹ năng, phương pháp
nghiên cứu tác giả.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý thuyết có liên quan đến đề tài
Nghiên cứu ở một số phương diện: Nghệ thuật xây dựng nhân vật,
ngôn ngữ và giọng điệu nghệ thuật trong một số cuốn tiểu thuyết của Ma
Văn Kháng
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài luận văn của chúng tôi có tên: Đặc sắc nghệ thuật trong
truyện viết về thiếu nhi của Ma Văn Kháng, nên đối tượng nghiên cứu của
luận văn tập trung vào một số cuốn tiểu thuyết tiêu biểu: Côi cút giữa cảnh
đời, Chó Bi đời lưu lạc để làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn đi sâu tìm hiểu một số vấn đề chính: Thế giới nhân vật, ngôn
ngữ nghệ thuật và giọng điệu nghệ thuật trong sáng tác viết về thiếu nhi của
Ma Văn Kháng. Hy vọng luận văn sẽ đóng góp một cái nhìn toàn diện về
những cống hiến của ông đối với dòng văn học đương đại Việt Nam

12
6. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu mà đề tài đặt ra, trong quá trình
nghiên cứu chúng tôi sử dụng các phương pháp:
6.1. Phương pháp hệ thống
6.2. Phương pháp phân tích tổng hợp
6.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu
Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi còn sử dụng thêm các
phương pháp nghiên cứu khác như: phương pháp nghiên cứu xã hội học,
phương pháp nghiên cứu tiểu sử…
7. Đóng góp của luận văn

Góp thêm tiếng nói mới về phương diện nghệ thuật trong truyện viết
về thiếu nhi của Ma Văn Kháng, cũng như có cái nhìn toàn vẹn về quá trình
vận động tư tưởng nghệ thuật của nhà văn.
Khẳng định những thành tựu và đóng góp to lớn của Ma Văn Kháng
trong nền văn học đương đại Việt Nam.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, phần Tài mục tham khảo thì cấu
trúc của luận văn sẽ triển khai thành 3 chương như sau:
Chương 1: Một số vấn đề về văn học thiếu nhi Việt Nam thời kỳ đổi mới
Chương 2: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện viết về thiếu
nhi của Ma Văn Kháng
Chương 3: Ngôn ngữ nghệ thuật, giọng điệu nghệ thuật trong truyện
viết về thiếu nhi của Ma Văn Kháng






13
NỘI DUNG

CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ VĂN HỌC THIẾU NHI
THỜI KỲ ĐỔI MỚI


1.1. Thiếu nhi
1.1.1. Quan niệm về thiếu nhi
Thiếu nhi là khái niệm chỉ “trẻ em thuộc các lứa tuổi thiếu niên nhi

đồng” [39,tr.944], đó là những em nhỏ đang ở lứa tuổi sống trong sự dìu dắt
nâng niu của gia đình và xã hội. Lứa tuổi này còn có nhiều tên gọi khác nữa
như: “mục đồng”, “các em”, “tuổi thơ”, “măng non”, “tuổi nhi đồng” hay
“lớp công dân nhỏ tuổi” (Tố Hữu). Trong các tên gọi trên, khái niệm thiếu
nhi được sử dụng nhiều, được dùng nhiều trong giao tiếp hàng ngày, dùng
rộng rãi trong các văn bản liên quan đến trẻ em và trong các sáng tác thơ văn
dành cho lứa tuổi này.
Trong sáng tác của mình, Bác gọi các em bằng những tên gọi trìu mến
thân thương như: trẻ em ( Trẻ em là búp trên cành / Biết ăn biết ngủ biết học
hành là ngoan ), nhi đồng ( Đêm nay trăng sáng như gương / Bác Hồ ngắm
cảnh nhớ thương nhi đồng ) hay thiếu nhi ( Lời kêu gọi thiếu nhi ), trẻ chăn
trâu ( Trẻ chăn trâu ).
Tìm hiểu về khái niệm thiếu nhi, có thể hiểu “trẻ em” theo nhiều cách
khác nhau. Một đứa trẻ có nhiều đặc điểm không giống với người lớn, chẳng
hạn như về: cơ thể, tư tưởng, tình cảm… Vì sự khác biệt này mà có quan
niệm cho rằng: trẻ em là người lớn thu nhỏ, nghĩa là trẻ chỉ khác người lớn ở
tầm cỡ kích thước. Tuy nhiên từ thế kỷ XVIII nhà giáo dục học lỗi lạc G.G.
Rutxo (1772 -1778 ) đã đưa ra ý kiến khác về trẻ em là trẻ em có những cách
nhìn, cách suy nghĩ và cảm nhận của riêng nó. Ông cho răng trẻ em không
phải là người lớn thu nhỏ lại, và người lớn không phai lúc nào cũng có thể
thấu hiểu được nguyện vọng và tình cảm độc đáo của trẻ thơ.

14
Theo những nhà nghiên cứu tâm lý học thuộc trường phái duy vật biện
chứng thì: “trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại. Sự khác nhau giữa
trẻ em và người lớn là sự khác nhau về chất. Trẻ em là trẻ em, nó vận động
và phát triển theo quy luật của trẻ em. Ngay từ khi cất tiếng khóc chào đời,
đứa trẻ đã là một con người, một thành viên của xã hội” [11,tr.9].
Ý nghĩa và tầm quan trọng khi một đứa trẻ đến với thế giới này thực
sự là điều kì diệu. Lịch sử loài người đã phát triển qua một chặng đường dài,

rất dài. Chúng ta đều biết rằng trong quá trình ấy: “điều kiện sống và hoạt
động của các thế hệ người ở các thời kỳ lịch sử khác nhau. Do vậy, mỗi thời
đại khác nhau lại có trẻ em của riêng mình” [11,tr.9]. Có thể nói cùng với
thời gian, điều kiện sống và cách giáo dục sẽ tác động lớn đến sự hình thành
nhân cách của các em. Những đặc điểm lịch sử, những bối cảnh thời đại luôn
có sự ảnh hưởng lớn đến con người, đến những đứa trẻ.
Bác Hồ đã từng nói: “Hiền dữ phải đâu là định sẵn / Phần nhiều do
giáo dục mà nên”. Gia đình và xã hội, dù ở thời đại nào cũng đều quan tâm
đến phương pháp dạy dỗ trẻ, đều thiết lập môi trường sông lành mạnh để các
em có điều kiện phát triển toàn diện về thể chất cũng như về tâm hồn.
Như vậy, có thể hiểu thiếu nhi là một thành viên của xã hội, một con
người có tâm hồn phong phú và tính cách đặc biệt. Lứa tuổi thiếu nhi suy
nghĩ, tưởng tượng không giống như người lớn. Để thấu hiểu thế giới rộng lớn
ngây thơ của các em, người lớn phải nhậy cảm và nắm bắt được ngôn ngữ đặc
biệt. Như thế, mới có dịp gần gũi và hòa nhập tâm lý lứa tuổi thiếu nhi.
1.1.2. Đặc trưng lứa tuổi thiếu nhi.
Quá trình từ đứa trẻ sơ sinh phát triển đến tuổi gần trưởng thành được
chia thành nhiều giai đoạn. Mỗi lứa tuổi là một cấu thành trọn vẹn, quyết
định vai trò và sự phát triển của các yếu tố thành phần. Mỗi thời kỳ lứa tuổi,
sự phát triển diễn ra không phải theo con đường thay đổi các yếu tố riêng
biệt của nhân cách chung. Căn cứ vào những thay đổi cơ bản trong điều kiện
sống và hoạt động của trẻ, căn cứ vào những cấu trúc tâm lý của trẻ và cả

15
vào sự trưởng thành cơ thể ở trẻ em, có thể chia lứa tuổi các em như sau:
• Giai đoạn trước tuổi đi học:
+ Tuổi sơ sinh: Thời kỳ hai tháng đầu ( sau khi sinh )
+ Tuổi hài nhi: Từ 2 đến 12 tháng tuổi
+ Tuổi nhà trẻ: Từ 1 đến 3 năm
+ Tuổi mẫu giáo: Từ 3 đến 6 năm

• Giai đoạn tuổi đi học:
+ Tuổi học Tiểu học: Từ 6 đến 11 tuổi.
+ Tuổi học Trung học cơ sở: Từ 11 đến 15 tuổi.
+ Tuổi học trung học phổ thông: Từ 15 đến 18 tuổi.
Nhìn vào lứa tuổi phát triển của các em, chúng ta có thể hiểu rằng: Ở
mỗi thời kỳ lứa tuổi thiếu nhi đều có những điểm khác nhau về thể chất, tâm
lý. Những điều đó là cơ sở hình thành nên sở thích, nhận thức cho các em.
Thiếu nhi là lứa tuổi cần sự chở che, bao bọc của gia đình và xã hội.
lứa tuổi bé bỏng, thơ ngây nên trở thành đối tượng nghiên cứu của các nhà
tâm lý học, giáo dục học. Từ những năm 20 của thế kỷ XX, tác giả Đạm
Phương đã có những nghiên cứu về tâm lý của trẻ. Bà đã say mê nghiên cứu
những thay đổi về thể chất và tâm hồn trẻ em mà theo bà, việc làm này ở
Việt Nam bắt đầu thế là muộn. Một thế hệ trẻ khỏe mạnh, thông minh kế tục
sự nghiệp xây dựng đất nước là mong muốn của tất cả mọi người, điều đó
càng chứng tỏ nghiên cứu tâm lý lứa tuổi là việc làm cần thiết. Hiểu rõ về trẻ
em, nghĩa là có thể tiếp cận tâm hồn và suy nghĩ của các em một cách khoa
học. Trong cuốn sách Giáo dục nhi đồng, bà Đạm Phương cho rằng: “Thân
thể và tâm hồn trẻ thơ có một tính chất tạm thời chờ một sự phát triển, chờ
một sự chuyển biến, một sự đào luyện. Thân thể trẻ em có sự mong manh,
tạm thời giống như mầm non mới chớm nở, dễ héo tàn. Muốn gây dựng cái
mầm non ấy cần phải săn sóc rất công kỹ chuyên cần” [34,tr.24]. Như vậy
tác giả Đạm Phương đã đề cập đến sự mong manh non nớt của trẻ thơ. Đặc
điểm của các em là không chỉ ngây thơ về trí tuệ, mà còn bé bỏng về cơ thể .

16
Điều dễ nhận thấy ở trẻ em là các em không thể sống tách rời người lớn, các
em rất cần sự chăm sóc của gia đình và xã hội.
Tâm hồn và thể chất của trẻ gắn bó với nhau chặt chẽ. Các em cần
được nuôi dưỡng bằng những bữa ăn đầy đủ dưỡng chất, đồng thời cũng cần
được sửa ấm tâm hồn bằng những lời ru, bằng những câu chuyện bổ ích lí

thú: “Nhờ có tâm hồn, thân thể mới hoạt động. Nhờ có tâm hồn người mới
suy nghĩ, cảm giác phân biệt, ham muốn, thương yêu và giận ghét. Thân thể
ảnh hưởng đến tâm hồn, mà tâm hồn cũng ảnh hưởng đến thân thể”
[34,tr.25], tác giả Đạm Phương khẳng định.
Cuộc sống vốn muôn hình vạn trạng, tâm lý các em lại hiếu động, ưa
khám phá tìm hiểu điều mới lạ. Muốn các em tiếp cận với những giá trị tốt
đẹp trong cuộc sống, phải cho các em tiếp xúc với nhiều tình huống, có thể
qua chuyện kể, qua cuốn sách hay, qua những câu chuyện nhỏ hàng ngày.
Giúp các em hình dung ra cái xấu và cái đẹp, cái thiện và cái ác. Nhà tâm lý
học Đạm Phương nói thêm: “Tâm hồn của con người có hai điều đáng lưu
ý: lý trí và lương tâm. Với lý trí, người có thể suy xét phân biệt được cái sự
vật. Với lương tâm, người có thể làm điều thiện, tránh điều ác và gây dựng
nhân phẩm của mình” [34,tr.25]. Vậy ươm mầm những đạo lý tốt đẹp ngay
từ khi nhỏ tuổi là phương pháp tạo nền tảng cho nhân cách hoàn thiện khi
trưởng thành. Các em đang ở lứa tuổi dễ nhớ, dễ quên, dễ say mê, và cũng dễ
chán nản. Sự quan tâm hướng dẫn của người lớn ở thời kỳ này là cần thiết.
Tác giả Lê Văn Hồng trong cuốn sách Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý
học sư phạm viết: “Sự phát triển tâm lý của trẻ đầy biến động và diễn ra cực
kỳ nhanh chóng. Đó là một quá trình không phẳng lặng, mà có khủng hoảng,
có đột biến. Chính hoạt động của đứa trẻ dưới sự hướng dẫn của người lớn
làm tâm lý của nó được hình thành và phát triển” [11,tr.16].
Tuổi thơ là quá trình kéo dài từ thủa nằm nôi đến khi gần bước sang
tuổi trưởng thành. Xét về tâm lý, thì tâm lý trẻ em ở lứa tuổi hài nhi và mẫu
giáo có nhiều biểu hiện đáng để người lớn quan tâm, tuy nhiên các em còn

17
quá bé bỏng và chưa có phản ứng nhiều khi tiếp cận với một tác phẩm văn
học. Thường thì những lời hát ru, những câu chuyện kể tác động vào các em
ở thời kỳ này. Bên cạnh đó, một số tranh vẽ về nhân vật cổ tích như: ông
Bụt, cô Tiên, công chúa, hoàng tử, trẻ mồ côi…giúp các em phát huy trí

tưởng tượng, phân biệt cái Thiện, cái Ác. Đối với các em ở lứa tuổi phổ
thông trung học, ngưỡng thiếu niên trôi qua. Các em không còn là cậu bé, mà
đã trở thành những chàng trai cô gái khôn lớn trưởng thành.
Với những đặc thù riêng của thể loại truyện viết về thiếu nhi, phạm vi
luận văn này xin nêu lên những đặc điểm tâm lý của lứa tuổi thiếu niên nhi
đồng. Đây là lứa tuổi có những biểu hiện tâm lý rất nhậy cảm, là thời kỳ hình
thành c ác em nhiều sở thích, tình cảm và suy nghĩ. Tác phẩm văn học vì thế
mà có sự tác động mạnh mẽ vào lứa tuổi này.
Tâm - sinh lý nhi đồng là những trẻ em ở thời kỳ từ 3 đến 11 tuổi. Ở
lứa tuổi này, các em đã có thói quen thích quan sát cuộc sống. các em thích
đưa ra nhiều câu hỏi, câu này nối tiếp câu kia. Sự giải thích của người lớn có
ý nghĩa quan trọng, bởi các em sẽ nhớ, sẽ mang theo ngay cả khi đã trưởng
thành. Có hai điều cần lưu ý khi tìm hiểu về tâm lý các em nhi đồng. Thứ
nhất là ý thức không liên tiếp, thứ hai là trí tưởng tượng rất mạnh mẽ. Khả
năng quan sát của các em thường không xuyên suốt một vấn đề, khi các em
đang tập trung một vấn đề nào đó mà bỗng có sự xuất hiện một vấn đề khác,
lập tức thu hút các em ngay. Biểu hiện này thường thấy ở trẻ nhỏ lứa tuổi
mầm non. Quan sát trẻ đang vui chơi, có thể nhận thấy bé không bao giờ
chơi một thứ đồ chơi trong khoảng thời gian dài. Trí tưởng tượng mạnh là
tâm lý thường thấy ở trẻ lứa tuổi nhi đồng. Bởi các em luôn được nghe kể
nhiều câu chuyện cổ tích vào thời kì này. Dường như sau mỗi câu chuyện,
các em như cảm nhận được ông Bụt hiền từ, cô Tiên xinh đẹp đang ở đâu
đây, thật gần….
Theo Phạm Minh Lăng: “Các câu chuyện cổ tích thường có ý nghĩa
và có rất nhiều vấn đề nảy sinh trong tâm hồn trẻ thơ. Cứ được nghe đi nghe

18
lại mỗi chiều tối các em còn thấy được những khó khăn cần vượt qua”
[22,tr.139]. Lời khẳng định của nhà tâm lý học Phạm Minh Lăng cho thấy
khả năng độc lập của các em bắt đầu hình thành. Qua những truyện kể về

Lạc Long Quân - Âu Cơ, Thành Gióng, Mai An Tiêm…chắc chắn các em sẽ
cảm nhận được sức mạnh của ý chí, niềm tin, và nguồn cội của tình yêu
thương. Đó cũng là lý do dễ hiểu, khi “vào tuổi này các em rất thích những
chuyện thần tiên. Nếu như trước kia những chuyện thần tiên kích thích trí
tưởng tượng dưới hình thức thực hành thì nay những chuyện đó đưa các em
vào thế giới những điều kì lạ. Chính những điều kì lạ này sẽ giúp các em tiếp
xúc với những cái trìu tượng” [22,tr.275-275].
Văn học mang ý nghĩ hoàn thiện nhân cách các em này từ thửa nhỏ
“Tính kiên định và lòng dũng cảm được tìm thấy trong những chuyện cổ tích
về những con người dũng cảm và kiên định. Sự đối lập vốn có giữa cái thiện
và cái ác là thể hiện tính đối lập giữa những trò phù thủy với những hành vi
nhân ái của những bà tiên. Là sự đối lập giữa những chiến thắng của sự
thông minh và những thế lực tàn bạo. Tất cả những trẻ em trai cũng như gái
đều sống trong những chuyện thần tiên đó. Các em tiếp thu hoàn toàn vì nó
nói lên những vấn đề của chính các em. Tiểu sử của những nhân vật nổi
tiếng trong phạm vi của những con người hành động cũng rất là có giá trị, vì
các em sẽ tắm mình trong cuộc đời của những anh hùng đó và trong một
mức độ nào đó đi với các em suốt đời”[22,tr.275]. Có thể thấy, ở lứa tuổi
này, các em thích đọc truyện thần tiên, thể loại chứa đựng bao điều kì thú.
Tâm lý các em thích hòa vào thế giới mênh mông, thích khám phá thế giới
bằng tâm hồn trong sáng của mình.
Tâm - sinh lý thiếu niên có vị trí quan trọng trong quá trình chuyển
tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành. Các em ở thời kì này có sự chuyển
biến về cơ thể, về tự ý thức, về các mối quan hệ xung quanh với mọi
người… Có nhiều dấu hiệu cho thấy các em đã hình thành nên những cấu tạo
mới về chất. Các em ở tuổi thiếu niên chưa có sự cân đối trong phát triển cơ

19
thể. Sự không cân đối này đã tạo nên nhiều hành động lúng túng vụng về của
các em. Các em có ý thức nhiều trong hành vi lựa chọn, dễ hòa nhập, vì “ở

tuổi thiếu niên, tính phê phán của tư duy cũng được phát triển, các em biết
lập luận giải quyết vấn đề một cách có căn cứ. Các em không dễ tin như lúc
nhỏ mà nhiều khi đòi hỏi phải chứng minh có căn cứ rồi mới tiếp thu”
[11,tr.37].
Điều quan trọng là các em nghĩ mình đã lớn “Cảm giác về sự trưởng
thành của bản thân là nét đặc trưng trong nhân cách thiếu niên, vì nó biểu
hiện lập trường sống mới của thiếu niên đối với mọi người và thế giới xung
quanh” [8,tr.38]. Các em thấy được sự phát triển mạnh mẽ về cơ thể và sức
lực của mình, các em thấy tầm hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo của mình được mở
rộng. Từ đó các em bắt đầu hình thành những sở thích và suy nghĩ độc lập.
Nghiên cứu về lứa tuổi này, chúng tôi hiểu “Đặc trưng của tuổi thiếu
niên là tinh thần phiêu lưu” [11,tr.294]. Các em muốn khẳng định bản thân,
trong gia đình và trong lớp học… Với các em, cảm thấy mình đã lớn thật sự
là điều có ý nghĩa. Hiện tượng dậy thì là dấu hiệu đặc trưng của lứa tuổi này.
Nhà tâm lý học Nguyễn Ánh Tuyết nhận định khi tìm hiểu tâm lý trẻ
em “Có lẽ trên thế gian này có bao nhiêu người thì có bấy nhiêu các tính.
Trẻ em cũng vậy, mỗi em bé là một con người riêng biệt. Mỗi em bé sẽ lớn
lên thành người theo một con người riêng và sống một cuộc đời riêng của
mình với những đặc điểm mà chỉ riêng mình mới có” [41,tr.69]. Đó là điều
làm nên sự phong phú trong thế giới trẻ thơ, vì vậy để hiểu và nắm bắt tâm lý
trẻ là quá trình không đơn giản. sáng tác văn học cho các em cũng thế. Người
viết truyện cho thiếu nhi bên cạnh tài năng văn chương, còn phải gần gũi và
hiểu những đặc điểm lứa tuổi của các em.
Theo Hà Vỹ “Dù muốn hay không không muốn tính giáo dục của văn
chương đối với trẻ em cũng có quy luật của nó như tất cả các sự vật quanh
ta. Đó là quy luật thăm dò, khai thác cái tiềm năng tâm lý - mà cái tiềm năng
cũng do thời đại tạo ra nó - của trẻ biến nó thành hiện thực: ra hoa, kết trái

20
cho đời quả ngọt trái thơm, bằng cách đem lại cho trẻ em những gì cao đẹp

của lĩnh vực kiến thức khác nhau của đời sống xã hội loài người mà chưa có
ở các em chứ không phải là những cái ở trẻ em đã có” [49,tr.79]. Lã Thị Bắc
Lý cũng khẳng định: “Văn học không phải là sự sao chép hiện thực, các nhà
văn viết cho thiếu nhi cũng không phải là những nhà tâm lý, giáo dục học,
nhưng một điều không thể chối cãi là tất cả những thành tựu về tâm lý và
giáo dục đã ít nhiều ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp tới họ” [30,tr.59].
Thấu hiểu tầm quan trọng của văn học đối với thiếu nhi, nhiều tác
phẩm văn chương đã ra đời dành cho các em nhỏ. Nhiều tác giả thành công
khi mang lại niềm yêu thích cho các em qua những sản phẩm tinh thần của
mình. Tâm lý của các em nhìn chung, thích khám phá cuộc sống qua trang
sách, thích hòa nhập vào thế giới mới lạ, thế giới có nhiều điều lý thú. Thiếu
nhi là tuổi có nhiều đặc điểm riêng, nên truyện viết cho thiếu nhi vì thế cũng
có những khác biệt.
1.2. Sự phát triển của văn học thiếu nhi thời kỳ đổi mới
Văn học thiếu nhi Việt Nam từ sau cuộc kháng chiến chống Mĩ, đặc
biệt từ 1986 có sự phát triển mạnh mẽ và phong phú, đa dạng cùng với sự
phát triển chung của nền văn học dân tộc. Công cuộc đổi mới toàn diện của
đất nước đã thực sự đem lại một không khí mới cho văn học nước nhà, trong
đó có bộ phận văn học thiếu nhi. Sáng tác cho các em, từ những năm đầu
thời kì Đổi mới đến nay, đã đạt được những thành tựu đáng kể.
Trước hết là sự phát triển đội ngũ. Các nhà văn lớp trước như Tô Hoài,
Phạm Hổ, Nguyễn Quỳnh…. Mặc dù tuổi cao nhưng vẫn cần mẫn viết cho
các em, tự đổi mới chính mình trong việc mở rộng đề tài và tìm tòi hướng
khai thác mới mẻ, phù hợp với nhu cầu của cuộc sống và nhu cầu bạn đọc.
Tô Hoài rất thành công ở mảng đề tài truyện cổ viết lại với bộ ba tác phẩm
Đảo hoang, Chuyện nhà thần, Nhà Chử. Phạm Hổ có đóng góp mới ở mảng
truyện cổ tích hiện đại với những Chuyện hoa, Chuyện quả. Nguyễn Quỳnh
mang đến cho các em những truyện phiêu lưu, mạo hiểm về núi rừng, những

21

truyện về tình người giữa con người với thiên nhiên và động vật đầy chất thơ
và ảm động với Người đi săn và và con sói lửa, Con báo vàng, Đồi sói hú,
người cứu hổ… Có những nhà văn lớp cũ hầu như cả đời chỉ viết cho người
lớn, bây giờ lại đến với các em. Chính vì thế, sáng tác đầu tay của họ dành
cho thiếu nhi lại là tác phẩm đáng giá. Đó là: Phùng Quán, Duy Khán… Tuy
nhiên, bên cạnh đó cũng có những người chững lại: Võ Quảng , Đoàn Giỏi…
Đặc biệt đầu những năm 1990, đội ngũ sáng tác cho các em được bổ
sung thêm nhiều cây bút trẻ như: Trần Thiên Hương, Lê Cảnh Nhạc, Nguyễn
Nhật Ánh, Nguyễn Trí Công, Hà Lâm Kỳ, Quách Liêu, Phan Hồn
Nhiên…(truyện) và Phùng Ngọc Hùng, Trương Hữu Lợi, Dương Thuấn, Mai
Văn Hai…(thơ). Tiếp nữa là những cây bút không chỉ “trẻ” tuổi nghề mà
còn rất “trẻ” tuổi đời như: Hoàng Dạ Thi, Nguyễn Thị Thu Thủy, Nguyễn
Thị Châu Giang, Thu Trân, Quế Hương, Nguyễn Thúy Loan; và quãng đầu
những năm 2000 là hiện tượng Nguyễn Ngọc Thuần, Nguyễn Lãm Thắng…
Lớp người viết trẻ này tuy chưa có nhiều sự từng trải và những tích lũy, kinh
nghiệm, nhưng bù lại, họ có cái mới mẻ, hiện đại, có cái táo bạo, mạnh rạn
trong sự tìm tòi. Chính họ đã đem đến cho truyện thiếu nhi những nét mới trẻ
trung, tươi tắn, đầy nhiệt huyết. Trong số đó có những người đã sớm hình
thành phong cách ngay từ đầu.
Một lực lượng nữa cũng góp phần làm phong phú thêm cho đội ngũ
sáng tác văn học thiếu nhi, đó là chính các em. Có thể thấy rõ điều này qua
các tác phẩm “Tuổi xanh”, tác phẩm trên các báo Tiền phong, thiếu niên Hoa
học trò, Mực tím, Văn tuổi thơ…
Nhìn chung, đội ngũ sáng tác truyện cho các em ở giai đoạn này đã có
sự phát triển khá hùng hậu. Nó chứng tỏ tính chuyên nghiệp của bộ phận
sáng tác cho các em. Và cũng vì vậy mà chưa bao giờ văn học thiếu nhi Việt
Nam lại phát triển phong phú như ở thời kì này. Sáng tác cho các em ngày
càng có sự mở rộng đề tài cũng như hướng tiếp cận đời sống, tiếp cận trẻ em
và khả năng khám phá con người.


22
Đề tài cách mạng và kháng chiến, bên cạnh việc kế thừa và phát huy
những thành tựu cũ, còn có sự nhìn nhận và khai thác vấn đề ở chiều sâu
mới, thực hơn, toàn diện hơn. Trong các tác phẩm Tuổi thơ dữ dội của Phùng
Quán, Ngày xưa và bây giờ bạn ở đâu của Trần Thiên Hương… ý nghĩa
nhân văn đã hướng về những số phận, những sự thật đôi khi bi đát. Các tác
giả không chỉ đề cập tới chuyện bom đạn mà còn phản ánh đời sống tinh
thần, nhân cách của con người khi đối mặt với sự khốc liệt của cuộc chiến.
Trong chiến tranh không chỉ xuất hiện cái hùng mà còn có cả cái bi. Khoảng
cách giữa cái sống và cái chết, cái cao cả và cái thấp hèn là trong gang tấc;
có khi chỉ trong giây phút con người ta làm nên điều kì diệu, nhưng cũng có
khi trong khoảnh khắc ấy, họ đánh mất mình.
Khi chiến tranh đã đi qua, ý thức về “cái tôi” thức dậy, con người ta
có cảm hứng đi tìm lại mình. Từ chỗ lấy điểm nhìn xã hội làm hệ quy chiếu,
văn học chuyển sang cái nhìn đời tư - thế sự, lấy số phận con người để đánh
giá hiện thực và nhìn nhận lại quá khứ. Trên cơ sở đó, những trang viết về kí
ức tuổi thơ đã nở rộ như một sự tất yếu, với các tác phẩm tiêu biểu: Tuổi thơ
im lặng (Duy Khán), Dòng sông thơ ấu (Nguyễn Duy Sáng), Tuổi thơ dữ dội
(Phùng Quán), Tuổi thơ khát vọng (Vũ Đức Nguyên), Đường về với mẹ chữ
(Vi Hồng), Bà và cháu (Đặng Thị Hạnh), Đường xanh thẳm (Trần Hoài
Dương), Tiếng vọng tuổi thơ (Vũ Bão)…
Tiếp cận trẻ em trong đời sống hiện tại, hiện đại, các vấn đề phản ánh
của văn học thiếu nhi đã được mở rộng phong phú và đa dạng. Mối quan tâm
lớn nhất của các tác giả là trẻ em trong quan hệ gia đình. Đây là vấn đề nhậy
cảm và tinh tế, được đề cập trong nhiều tác phẩm như Út Quyên và tôi, Em
gái (Nguyễn Nhật Ánh), Năm đêm với bé Su (Nguyễn Thị Minh Ngọc), Kẻ
thù (Quế Hương), Chị (Cao Xuân Sơn) Sự đổ vỡ của mô hình truyền thống
- gia đình ba thế hệ sống vui vầy đầm ấm - cùng sự khắc nghiệt của nền kinh
tế thị trường ảnh hưởng không ít tới cuộc sống của mỗi cá nhân, đặc biệt là
đời sống trẻ em, đã được Bỏ trốn của Phan Thị Thanh Nhàn, Mảnh vỡ của Lê


23
Cảnh Nhạc, Ngày xưa của Trần Thiên Hương (truyện); Nhà không có bố của
Nguyễn Thị Mai (thơ) phản ánh.
Sinh hoạt của trẻ em thành phố được các nhà văn quan tâm ở hai
mảng hiện thực: cuộc sống của trẻ em các gia đình khá giả và cuộc sống của
những trẻ nhà nghèo, vừa học vừa phải lo toan kiếm sống, thậm chí “đi bụi”.
Các tác phẩm tiêu biểu ở đề tài này là Kính vạn hoa (Nguyễn Nhật Ánh),
Hoa trên đường phố (Thu Trân), Kiềng ba chân (Đoàn Lư), Ngày khai
trường trong mơ (Kim Hài), Tiếp đạm (Nguyễn Thị Ấm) trong đó Kính
vạn hoa được đánh giá là hiện tượng nổi bật nhất, một bộ sách được xếp
hạng kỷ lục, có số lượng xuất bản vào loại lớn nhất trong lịch sử ngành xuất
bản ở Việt Nam. So với các tác phẩm viết về sinh hoạt của trẻ em thành phố,
các tác phẩm viết về cuộc sống của trẻ em ở nông thôn ít hơn. Ở mảng hiện
thực này, những tác phẩm thơ thường thể hiện niềm vui trong sáng, giản dị
của trẻ em thôn quê như Quả thị đi chơi (Nguyễn Hoàng Sơn), Bờ ve ran
(Mai Văn Hai), Làng em có điện (Lê Bính), Làng em buổi sáng (Nguyễn
Đức Hậu), Ao làng (Nguyễn Thị Thanh), Con trâu (Thanh Thản), Nhà bác
trống tía (Nguyễn Ngọc Hưng) trong khi các tác phẩm văn xuôi lại đề cập
tới những số phận, những cảnh đời cụ thể, đượm buồn của con người sống ở
nông thôn, như Nước mắt ngày tựu trường và Thành hoàng quê ngoại của
Đào Hữu Phương, Tiếng nói người mẹ câm và Lời ru không bán của Lê
Cảnh Nhạc…
Đề tài miền núi ngày càng phát triển và ghi nhiều thành tựu. Trước năm
1975 đã từng có những tác phẩm viết về đề tài này như Kim Đồng, Vừ A Dính
của Tô Hoài, Hai làng Ta Pình và Động Hía của Bắc Thôn, Năm thứ nhất của
Minh Giang, Chim én của ma Văn Kháng… Có thể nói, viết về những sinh
hoạt của trẻ em miền núi trong cuộc sống mới, trong nhu cầu được phát triển,
hòa nhập với thiếu nhi cả nước là một đề tài thu hút nhiều cây bút trẻ với các
tác phẩm tiêu biểu: Y Leng (Đào Vũ), Kỷ vật cuối cùng (Hà Lâm Kỳ), Một lớp

trưởng khác thường (Lương Tố Nga), Chân trời mở rộng (Đoàn Lư), Đường

24
về với mẹ chữ (Vi Hồng), Truyền thuyết trong mây (Đào Hữu Phương), Chú
bé thổi khèn (Quách Liêu), Đồi sói hú (Nguyễn Quỳnh) Đặc biệt là Dương
Thuấn, nhà thơ dân tộc Tày với nhiều tập thơ viết về đất và người vùng cao
đã làm cho người đọc hiểu và yêu mến hơn đời sống tâm hồn chất phác,
nghĩa tình gắn bó với cách mạng của đồng bào, nhất là của trẻ em các dân
tộc thiểu số phía Bắc. Năm 2010, Tuyển tập thơ Dương Thuấn viết cho thiếu
nhi được xuất bản song ngữ (tiếng Kinh và tiếng Tày) đã làm phong phú cho
mảng văn học viết về miền núi của văn học thiếu nhi Việt Nam.
Viết cho lứa tuổi hoa học trò là mảng đề tài đặc biệt khởỉ sắc. Thế giới
nội tâm sâu kín cùng những rung động đầu đời (tình yêu học trò), như là sự
phát triển tất yếu của đặc điểm tâm lí trẻ thơ, được các tác giả quan tâm khai
thác. Có thể kể đến các tác phẩm như Bây giờ bạn ở đâu và Cỏ may ngày
xưa của Trần Thiên Hương, Hương sữa đầu mùa của Lê Cảnh Nhạc, Có gì
không mà tặng bông hồng của Hồ Việt Khuê, và hàng loạt truyện dài của
Nguyễn Nhật Ánh như Còn chút gì để nhớ, Cô gái đến từ hôm qua, Thằng
quỷ nhỏ, Phòng trọ ba người, Nữ sinh, Hoa hồng xứ khác, Hạ đỏ, Mắt biếc,
Bàn có năm chỗ ngồi, Bong bóng lên trời Với những tác phẩm này, cùng
45 tập Kính vạn hoa, Nguyễn Nhật Ánh được bình chọn là tác giả tiêu biểu
nhất của văn học thiếu nhi Việt Nam những năm cuối thế kỷ XX. Sang đầu
thế kỷ XXI, Nguyễn Nhật Ánh cho ra mắt bạn đọc bộ truyện dài Chuyện xứ
Lang-bi-ang viết theo lối kể chuyện phù thuỷ, kì bí. Bộ sách là sự thử
nghiệm một lối viết mới của nhà văn đang được các bạn đọc nhỏ tuổi yêu
quý. Tiếp nữa là Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, vẫn với lối viết dí dỏm kiểu
Kính vạn hoa, Tôi là Bêtô nhưng dấu ấn tâm trạng tác giả đậm nét hơn - tâm
trạng của con người càng đi xa tuổi thơ càng da diết nhớ về tuổi thơ. Đây là
tập sách giành giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam và được chọn gửi dự
thi văn học thiếu nhi các nước Đông Nam Á năm 2010. Cùng với Tôi thấy

hoa vàng trên cỏ xanh và Lá nằm trong lá…Nguyễn Nhật Ánh đã thể hiện
sức viết bền bỉ của mình

25
Một số tác phẩm được giải cao liên tiếp của nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc
Thuần đã thu hút bạn đọc. Đó là Giăng giăng tơ nhện (giải ba cuộc vận động
Sáng tác văn học tuổi 20 năm 2000), Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ (giải A
cuộc thi sáng tác văn học Vì tương lai đất nước lần thứ ba 2001-2002), Một
thiên nằm mộng (giải A cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi 2001-2002).
Nguyễn Ngọc Thuần có lối viết không mới mà vẫn lạ. Anh lôi cuốn người đọc
ở giọng văn trong trẻo với cái nhìn hồn nhiên, đầy sự ngạc nhiên thơ trẻ. Thế
giới xung quanh rất quen thuộc qua con mắt của anh bỗng trở nên sống động,
tinh khôi, trong vắt và đầy yêu thương. Nguyễn Ngọc Thuần được coi là hiện
tượng của văn học thiếu nhi Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XX
Nhà thơ trẻ Nguyễn Lãm Thắng với 1008 bài thơ thiếu nhi đã thực sự
chinh phục được bạn đọc. Đó là những vần thơ đầy tâm huyết dành riêng cho
con trẻ của anh. Tập thơ viết về nhiều đề tài nhưng tất cả đều gần gũi với trẻ
thơ. Có thể thấy trong thơ anh hình ảnh của một tuổi thơ êm đềm, giản dị.
Không cầu kì kiểu cách mà chân thật đơn sơ, mỗi vần thơ viết cho thiếu nhi
của anh là sự hòa quyện giữa tình yêu thương trìu mến và sự mộc mạc chân
thành. Trong trẻo và hồn nhiên, thơ thiếu nhi Nguyễn Lãm Thắng khiến
người đọc cảm nhận sự gần gũi, tựa như lời thơ ý thơ cứ đi thẳng từ tấm lòng
người viết mà giãi bày trên trang giấy. Trong thơ anh, sức mạnh của truyền
thống kết hợp với cách nhìn, cách cảm của trẻ thơ tạo ra một dấu ấn đặc biệt.
Có lẽ đó cũng là một lí do quan trọng để nhiều bài thơ thiếu nhi của anh (hơn
ba mươi lăm bài) đã được phổ nhạc, trở thành những bài hát với giai điệu vui
tươi, trong sáng dễ gần với tuổi thơ như Cháu vẽ, Mưa xuân, Mời bạn về
thăm xứ Huế, Chợ Xuân (Quỳnh Hợp phổ nhạc) và Cô tập em viết, Màu ước
mơ, Bài hát thầy dạy, Ông trăng ơi, Mẹ ơi con ngủ, Lồng đèn, Quạt bà quạt
bố, Mùa xuân đã về, Nơi tuổi thơ em ( Trương Pháp phổ nhạc)…

Không chỉ đa dạng về đề tài và thể loại, văn học thiếu nhi sau năm
1975 còn đa dạng về giọng điệu. Có thể khái quát một điều, văn học thiếu
nhi giai đoạn trước 1975 khá nhất quán về giọng điệu. Cho dù là giọng giáo

×