Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

nội dung và một số phương tiện, biện pháp nghệ thuật trong phóng sự trên báo công an nhân dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.75 MB, 97 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

BỘ MÔN NGỮ VĂN
----

ĐỖ THỊ NHIÊN
MSSV: 6106341

NỘI DUNG VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN,
BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG PHÓNG SỰ
TRÊN BÁO CÔNG AN NHÂN DÂN
Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Ngữ Văn

Cán bộ hướng dẫn: Ths. NGUYỄN THỊ THU THỦY

Cần Thơ: 2013

1


ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT
NỘI DUNG VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN, BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT
TRONG PHÓNG SỰ TRÊN BÁO CÔNG AN NHÂN DÂN
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích – yêu cầu nghiên cứu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1 Khái niệm về phóng sự
1.2 Các dạng phóng sự trên báo chí
1.3 Phân biệt phóng sự và các thể loại khác
1.4 Các phương tiện và biện pháp nghệ thuật
1.4.1 Phương tiện từ ngữ tiếng Việt
1.4.1.1 Từ láy
1.4.1.2 Thành ngữ
1.4.1.3 Từ lóng
1.4.2 Các biện pháp tu từ từ ngữ tiếng Việt được cấu tạo theo quan hệ liên tưởng
1.4.2.1 So sánh tu từ
1.4.3 Các biện pháp tu từ từ ngữ tiếng Việt được cấu tạo theo quan hệ kết hợp
1.4.3.1 Phép lặng
1.4.3.2 Nói giảm
CHƯƠNG 2: PHÓNG SỰ TRÊN BÁO CÔNG AN NHÂN DÂN
2.1 Đôi nét về báo Công an và phóng sự trên báo Công an nhân dân
2.1.1 Đôi nét về báo Công an nhân dân
2.1.2 Đôi nét về phóng sự trên báo Công an nhân dân
2.3 Nội dung phóng sự trên báo Công an nhân dân
2.3.1 Điều tra các vụ án giết người
2.3.2 Phản ánh vấn đề tệ nạn xã hội
2.3.3 Phản ánh cuộc sống đời thường
2.3.4 Khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách thái quá
CHƯƠNG 3: KHẢO SÁT MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN, BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT
PHÓNG SỰ TRÊN BÁO CÔNG AN NHÂN DÂN
3.1 Tần số xuất hiện
3.2. Khảo sát một số biện pháp nghệ thuật
3.2.1. Vận dụng phương tiện từ ngữ tiếng Việt
3.2.1.1 Từ láy

3.2.1.1.1 Thống kê – phân loại
3.2.1.1.2 Phân tích
3.2.1.2 Thành ngữ
3.2.1.2.1 Thống kê – phân loại
2


3.2.1.2.1 Phân tích
3.2.1.3 Từ lóng
3.2.1.3.1 Thống kê – phân loại
3.2.1.3.2 Phân tích
3.2.2. Các biện pháp tu từ từ ngữ tiếng Việt được cấu tạo theo quan hệ liên tưởng
3.2.2.1 So sánh tu từ
3.2.2.1.1 Thống kê – phân loại
3.2.2.1.2 Phân tích
3.2.3. Các biện pháp tu từ từ ngữ tiếng Việt được cấu tạo theo quan hệ kết hợp
3.2.3.1 Phép lặng
3.2.3.1.1 Thống kê – phân loại
3.2.3.1.2 Phân tích
3.2.3.2 Nói giảm
3.2.3.2.1 Thống kê – phân loại
3.2.3.2.2 Phân tích
3.3 Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong phóng sự trên báo Công an
3.3.1 Tăng tính hấp dẫn
3.3.2 Tăng tính thuyết phục
3.3.3 Dễ hiểu, dễ đi vào lòng người
3.3.4 Diễn đạt các vấn đề phức tạp, khó nói
3.3.5 Giàu hình ảnh cụ thể
3.3.6 Bộc lộ kính đáo thái độ đánh giá, tâm tư tình cảm của người viết
PHẦN KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Song hành cùng lịch sử dân tộc, nền báo chí Việt Nam cũng có những chuyển
biến và phát triển không ngừng. Qua từng giai đoạn của lịch sử dân tộc, các thể loại
báo chí đã tạo nên một diện mạo đặc trưng và không kém phần đặc sắc cho nền báo
chí nước nhà. Trong đó phóng sự là một trong những thể loại tiêu biểu.
Ngày nay, phóng sự ngoài việc cung cấp thông tin đến người đọc về những vấn
đề, sự kiện, hiện tượng nổi bật, tiêu biểu trong cuộc sống hằng ngày còn nêu lên nhận
định của tác giả. Qua đó, nhằm định hướng tư tưởng, suy nghĩ của người đọc về
những vấn đề, sự kiện, hiện tượng đó. Phóng sự góp phần vào tiếng nói chung của
cộng đồng, phản ánh nhiều phương diện của cuộc sống. Một mặt phóng sự ca ngợi
những con người, những hành động tích cực để độc giả học tập theo, mặt khác phóng
sự lên án, phê phán những hành động tiêu cực ảnh hưởng đến cộng đồng, xã hội. Bên
cạnh đó, phóng sự còn phản ánh những cảnh đời lưu lạc, những mảnh đời bất hạnh để
3


cộng đồng dang tay giúp đỡ. Phóng sự có một vai trò rất quan trọng trong báo chí nói
chung và trong cuộc sống nói riêng, vì thế tìm hiểu, nghiên cứu ngôn ngữ, nội dung
phóng sự là vô cùng cần thiết.
Báo Công an nhân dân là một tờ báo luôn thu hút sự quan tâm của nhiều độc giả,
phóng sự trên báo Công an nhân dân luôn tạo được lòng tin ở người đọc. Xét về nội
dung, phóng sự đề cập đến mọi khía cạnh đời sống của con người một cách chân thực,
sinh động, hấp dẫn.... Xét về nghệ thuật, phóng sự trên báo Công an vận dụng nhiều
phương tiện và biện pháp nghệ thuật trong lĩnh vực văn học. Nhờ sự phong phú, đa
dạng về nội dung và nghệ thuật, phóng sự trên báo Công an được nhiều người yêu
thích, luôn nhận được sự quan tâm của độc giả… Vì thế, tìm hiểu, nghiên cứu đề tài
Nội dung và một số phương tiện, biện pháp nghệ thuật trong phóng sự trên báo Công

an nhân dân là cần thiết.
Là một sinh viên ngành Ngữ văn, người viết muốn tìm hiểu sâu hơn về đặc điểm
của thể loại này. Rất mong có thể đóng góp một phần công sức trong vấn đề nghiên
cứu đặc điểm nội dung và nghệ thuật phóng sự trên báo Công an, từ đó giúp người đọc
có cái nhìn khái quát hơn về đặc điểm phóng sự trên báo này. Đây cũng là cơ hội để
người viết tích lũy những kiến thức cần thiết cho bản thân về kĩ năng viết phóng sự sau
khi ra trường.
Từ những lí do trên, người viết đã chọn đề tài “Nội dung và một số phương tiện,
biện pháp nghệ thuật trong phóng sự trên báo Công an nhân dân” làm luận văn tốt
nghiệp.

2. Lịch sử vấn đề
Phóng sự là một thể loại quan trọng trong báo chí và cũng là thể loại được giới
nghiên cứu lý luận văn học và lý luận báo chí đặc biệt chú ý trong những năm vừa qua.
Đây cũng là thể loại được nghiên cứu nhiều nhất, kĩ lưỡng nhất so với các thể loại báo
chí khác. Mặc dù, mỗi nhà nghiên cứu có những góc nhìn và quan điểm khác nhau,
nhưng nhìn chung, những công trình đó phần nào đóng góp tích cực, khẳng định vị trí
và giá trị của thể thể loại phóng sự. Sau đây là một số công trình nghiên cứu có liên
quan đến thể loại phóng sự.
Trong quyển Phóng sự từ giảng đường đến trang viết – NXB thông tấn Hà
Nội – 2007 của Huỳnh Dũng Nhân. Trong quyển này Huỳnh Dũng Nhân đã cho ta một
cái nhìn khái quát hơn về phóng sự. Huỳnh Dũng Nhân đã nêu lên định nghĩa, khái
4


niệm về phóng sự, quá trình hình thành phóng sự, vai trò và vị trí của phóng sự trên
báo viết hiện nay. Bên cạnh đó tác giả còn cung cấp cho độc giả về kĩ thuật viết thể
loại phóng sự (cách lấy tài liệu để viết phóng sự, kết cấu và bố cục một bài phóng sự,
đặc trưng, sự khác nhau giữa phóng sự và điều tra, tiêu chí đánh giá một bài phóng sự,
phong cách riêng của phóng sự).

Phóng sự báo chí hiện đại – NXB thông tấn Hà Nội – 2004 của Đức Dũng. Đức
Dũng trình bày quan niệm về thể loại phóng sự, sự ra đời và phát triển, đặc trưng của
phóng sự trên báo chí hiện đại, những đặc điểm của thể loại phóng sự về nội dung
(phản ánh những mâu thuẫn, nhân vật trần thuật và các nhân chứng) về đặc điểm hình
thức (ngôn ngữ, bút pháp, giọng điệu). Tác giả cho rằng phóng sự trên báo chí có năm
dạng: phóng sự vấn đề, phóng sự chân dung, phóng sự sự kiện, phóng sự điều tra,
phóng sự về hoàn cảnh, hiện trạng.
Đặc sắc văn chương Vũ Trọng Phụng – NXB Thanh Niên – 2007 của Trần
Đăng Thao. Trong quyển sách này, tác giả đã nghiên cứu những đặc sắc phóng sự và
tiểu thuyết phóng sự của Vũ Trọng Phụng. Bên cạnh đó, tác giả còn giới thiệu cho
người đọc khái niệm về phóng sự và điều kiện hình thành phóng sự ở Việt Nam cũng
như giới thiệu cho độc giả về tiểu thuyết phóng sự “Kim Anh lệ sử”, tiền thân của tiểu
thuyết phóng sự trước năm 1930.
Các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật – NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
của Dương Xuân Sơn. Tác giả trình bày tổng quan về thể loại và thể loại báo chí, khái
quát các thể loại phóng sự, ký chân dung, ký chính luận, ghi nhanh… Ở thể loại phóng
sự, tác giả có nêu sơ lược sự hình thành và phát triển của phóng sự, nêu khái niệm và
đặc trưng của phóng sự. Dương Xuân Sơn khái quát đặc trưng phóng sự, kết cấu của
một bài phóng sự (tác giả cho rằng phần thân và phần kết bài là quan trọng nhất). Bên
cạnh đó tác giả còn nói đến tít trong phóng sự, vai trò và đóng góp ảnh trong phóng sự
và so sánh phóng sự với một số thể loại khác (phóng sự so với tin tức, phóng sự với ký
chân dung, phóng sự với ký chính luận, phóng sự với thể loại ghi nhanh).
100 câu hỏi về cách viết báo – NXB Lý luận chính trị – Hà Nội, 2004 của Đức
Dũng, được viết dưới dạng câu hỏi và trả lời ngắn gọn, tác giả giúp độc giả tiếp cận
được nghiệp vụ viết báo, hiểu rõ đặc trưng các thể loại báo chí. Ngoài ra, cuốn sách
này còn cung cấp phần lý luận chung về báo chí (Báo chí và người làm báo; Báo chí
và văn học; Tác phẩm báo chí và thể loại báo chí). 100 câu hỏi về cách viết báo còn
5



giúp cho bạn đọc có được phương pháp để phân biệt một số thể loại báo chí và kĩ năng
sáng tạo tác phẩm báo chí.
Giáo trình Ngôn ngữ báo chí của Ngô Thị Bảo Châu, 2008, giới thiệu về các
tham tố của một bài báo, kĩ năng diễn đạt trong báo chí và nêu một số đặc điểm của
một số thể loại báo chí như tin tức, phóng sự, ký chân dung...
Phương pháp thực hiện phóng sự báo chí – NXB Thành phố Hồ Chí Minh,
2000 của Hoàng Minh Phương, đã tập trung một số phương pháp cụ thể về phóng sự
nhằm hướng dẫn sinh viên báo chí học. Ở đây tác giả nói đến đặc điểm các thể loại
văn báo trong phóng sự (tin, tường thuật, phỏng vấn, ký sự, đặc tả, bình luận) và trình
tự thực hiện một bài phóng sự.
Ngôn ngữ báo chí – NXB Thông Tấn, Hà Nội, 2007 của Vũ Quang Hào, là một
công trình rất có ích cho sinh viên chuyên ngành báo chí. Trong quyển này, tác giả đã
cho người đọc một cái nhìn sâu sắc về ngôn ngữ trong báo chí. Vũ Quang Hào, đã đề
cập đến ngôn ngữ ở các phương diện sau: Ngôn ngữ chuẩn mực của báo chí; Ngôn
ngữ các phong cách báo chí; Ngôn ngữ của tên riêng trên báo chí; Ngôn ngữ của thuật
ngữ khoa học, danh pháp học, ký hiệu học, chữ tắt và số liệu trên báo chí; Ngôn ngữ tít
báo; Ngôn ngữ phát thanh; Ngôn ngữ tin quốc tế đối nội; Ngôn ngữ của sách tra cứu
báo chí học; Ngôn ngữ của báo chí học: hệ thuật ngữ báo chí; Ngôn ngữ thông tin phi
văn tự và ngôn ngữ Maquette của báo chí; cuối cùng là Ngôn ngữ quảng cáo và quảng
bá báo chí.
Ngôn ngữ báo chí của Nguyễn Tri Niên, NXB tổng hợp Đồng Nai, năm 2003.
Trong công trình này, một mặt Nguyễn Tri Niên đề cập vấn đề đặc điểm, quy trình
thông tin của ngôn ngữ báo chí, mặt khác tác giả còn đi sâu nghiên cứu về đặc điểm
ngôn ngữ báo chí của Hồ Chí Minh.
Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt của Cù Đình Tú, NXB Giáo dục –
TP.HCM, năm 2001. Trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả đã nghiên cứu về
các phong cách chức năng trong tiếng Việt và đặc điểm tu từ tiếng Việt. Tác giả đã
giới thiệu khá tỉ mỉ về khái niệm, đặc điểm ngôn ngữ của từng phong cách chức năng
về từ ngữ, cú pháp và phương pháp diễn đạt. Đặc biệt, công trình còn trình bày về các
biện pháp tu từ trong tiếng Việt với các dẫn chứng rõ ràng, cụ thể...


6


99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt của Đinh Trọng Lạc. Trong công
trình này tác giả phân chia rất cụ thể và chi tiết về 99 phương tiện và biện pháp tu từ
tiếng Việt. Bên cạnh đó, tác giả còn trình bày khái niệm, đặc điểm và cho ví dụ cụ thể,
sinh động.
Phong cách học tiếng Việt do Đinh trọng Lạc (chủ biên), Nguyễn Thái Hòa
cùng xuất bản. Đây là một công trình có ích trong lĩnh vực phong cách học. Công trình
này, tác giả đã trình bày cụ thể về các khái niệm một phương tiện tu từ và biện pháp tu
từ cơ bản của tiếng Việt, giúp người đọc có thể phân biệt giữa các phương tiện, biện
pháp nghệ thuật này.
Phong cách học tiếng Việt của Nguyễn Văn Nở - Đại học Cần Thơ là một công
trình có ích cho sinh viên, cung cấp những kiến thức cơ bản và có hệ thống về phong
cách học Tiếng Việt. Ngoài việc giúp sinh viên nắm được phương pháp phân tích sự
biểu đạt của phong cách học, đặc điểm tu từ của các phương tiện và các biện pháp tu
từ tiếng Việt ở các cấp độ: ngữ âm, từ vựng, cú pháp.
Các công trình nghiên cứu trên đều là những nhận định mang tính khái quát,
nghiêng về trình bày lí thuyết và đặc điểm các thể loại trên báo chí, cũng như phương
tiện nghệ thuật và biện pháp tu từ.

3. Mục đích – yêu cầu nghiên cứu
Khảo sát “Nội dung và một số phương tiện, biện pháp nghệ thuật trong phóng sự
trên báo Công an nhân dân” là một việc làm rất cần thiết và bổ ích cho những người
chuyên nghiên cứu về ngôn ngữ, yêu thích phóng sự và có dự định sẽ làm nghề báo,
đặc biệt viết về mảng phóng sự. Qua nghiên cứu đề tài này, người viết có dịp tìm hiểu
về đặc điểm của phóng sự trên tờ báo Công an, đặc điểm nội dung và một số phương
tiện, biện pháp nghệ thuật trong lĩnh vực văn học vào phóng sự báo chí.
Với đề tài luận văn này, người viết đặt yêu cầu sau:

Trên cơ sở những quan niệm khác nhau về phóng sự, rút ra những khái niệm về
phóng sự, nhận ra các dạng của phóng sự, phân biệt phóng sự với các thể loại báo chí
khác.
Từ cơ sở lý thuyết về phóng sự, đi đến phân tích những bài phóng sự trên báo
Công an để làm sáng tỏ vấn đề.
7


Ở phần nội dung: giới thiệu về tờ báo Công an và phóng sự trên báo Công an,
phân tích, trình bày, nội dung phóng sự. Nội dung phản ánh những vụ án giết người,
vấn đề tệ nạn, hiện tượng nhức nhối của xã hội…
Về mặt hình thức: Thống kê, phân loại, phân tích một số phương tiện, biện pháp
nghệ thuật phóng sự đăng trên báo Công an (từ láy, thành ngữ, từ lóng, so sánh, phép
lặng, nói giảm …)
Ngoài việc trình bày lý thuyết, người viết phân tích và có dẫn chứng cụ thể để
làm nổi bật nội dung và một số biện pháp nghệ thuật phóng sự trên báo Công an.
Sau khi phân tích xong, người viết kết luận, nhận xét, thâu tóm lại vấn đề.

4. Phạm vi nghiên cứu
Với đề tài này, người viết khảo sát những bài phóng sự đăng trên báo Công an
nhân dân từ tháng 4 đến tháng 12 trong năm 2012.
“Nội dung và một số phương tiện, biện pháp nghệ thuật phóng sự trên báo Công
an” đã giới hạn phần nào phạm vi nghiên cứu đề tài. Người viết chỉ tập trung khảo sát,
nghiên cứu đặc điểm nội dung và một số phương tiện, biện pháp nghệ thuật xuất hiện
nổi bật nhất.

5. Phương pháp nghiên cứu
Với đề tài này, người viết đã vận dụng các phương pháp sau: phương pháp thống
kê, phương pháp phân loại, phương pháp phân tích – tổng hợp để hoàn thành luận văn.
Trước hết người viết dùng phương pháp thống kê để tập hợp những bài phóng sự

thuộc diện khảo sát. Thống kê các phương tiện tu từ - từ ngữ tiếng Việt (từ láy, từ
lóng, thành ngữ), biện pháp tu từ từ ngữ tiếng Việt được cấu tạo theo quan hệ liên
tưởng (So sánh tu từ), biện pháp tu từ từ ngữ tiếng Việt được cấu tạo theo quan hệ kết
hợp (phép lặng, nói giảm) trong phóng sự đăng trên báo Công an.
Kế tiếp, người viết tiến hành phân loại các bài phóng sự theo tiêu chí được nêu.
Phân loại các bài phóng sự theo nội dung và hình thức.
Sau đó phân tích các ngữ liệu được chọn, so sánh đối chiếu để làm nổi bật các
đặc trưng của phóng sự, đồng thời qua việc phân tích đối chiếu người viết tổng hợp lại
những đặc điểm tiêu biểu của thể loại phóng sự.
Cuối cùng, nêu đánh giá, nhận xét, tổng kết lại vấn đề đã trình bày để làm nổi bật
những đặc điểm phóng sự trên báo Công an.
8


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1 Khái niệm phóng sự
Phóng sự là một thể loại văn báo trên báo chí được nhiều độc giả yêu thích.
Ngoài việc phản ánh sự kiện, sự việc, vấn đề diễn ra trong cuộc sống hằng ngày một
cách chân thực thì phóng sự còn định hướng dư luận, giúp người đọc suy nghĩ những
hiện thực đang diễn ra trong cuộc sống, phóng sự cung cấp cho chúng ta những bài
học kinh nghiệm quý báu.
Cho đến nay vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về thể loại phóng sự. Từ
khi mới ra đời, thể loại này được khai thác ở nhiều khía cạnh khác nhau. Người Đức
coi phóng sự đơn giản chỉ là đưa tin. Họ luôn hướng tới tính xác thực và ngắn gọn khi
9


trình bày các sự kiện. Người Pháp xem phóng sự là điều tra, phóng sự phải nêu được
những sự kiện, khám phá những nguyên nhân của sự việc. Người Mỹ thì xem phóng

sự là việc mô tả, tường thuật các cuộc họp. Thông qua những bài phóng sự, độc giả
biết được những cuộc cãi vã của các ông nghị trong Quốc hội.
Trong từ điển Thuật ngữ văn học do Đỗ Đức Hiểu chủ biên, Nxb Thế giới,
2004 phóng sự được định nghĩa như sau: “Phóng sự là một thể thuộc loại hình ký.
Phóng sự ghi chép kịp thời những vụ việc nhằm làm sáng tỏ trước công luận một sự
kiện, một vấn đề có liên quan đến hoạt động và số phận của một hoặc nhiều người và
có ý nghĩa thời sự đối với địa phương hay toàn xã hội” [tr.1421]. Quan niệm này xác
định phóng sự thuộc nhóm thể loại ký. Các vấn đề trong phóng sự phải có tính thời sự.
Phóng sự phải đề cập đến những vấn đề có liên quan đến hoạt động của con người.
Các sự kiện đó phải có ý nghĩa chính trị, xã hội nhất định.
Đối với từng tác giả khác nhau cũng có những ý kiến khác nhau về phóng sự. Hai
giáo sư bộ môn Báo chí Trường Đại học Tennesse; Stanny Johnson và Jolian Narit
trong cuốn sách Người phóng viên toàn năng cho rằng “Phóng sự là một bài tường
thuật hoặc một bài báo được phát triển và xử lý một cách có tính văn học”. Quan niệm
này công nhận phóng sự là một thể tài báo chí có khả năng sử dụng yếu tố văn học.
Trọng tâm được đặt vào khía cạnh thông tin, vào cách xử lý cụ thể tài liệu và sự việc.
Người phóng viên phải có khả năng trả lời những câu hỏi sau: Chuyện gì xảy ra?
Chuyện ấy có liên quan đến những ai? Chuyện ấy diễn ra vào thời gian nào? Ở đâu?
Chuyện ấy xảy ra như thế nào và tại sao lại xảy ra chuyện ấy?
Theo quan niệm của Đức Dũng trong cuốn sách Các thể ký báo chí, tác giả cho
rằng: “Phóng sự là thể loại đứng giữa văn học và báo chí, có khả năng trình bày, diễn
tả sự kiện, con người, tình huống điển hình trong một quá trình phát sinh, phát triển
dưới dạng một bức tranh toàn cảnh vừa khái quát, vừa chi tiết sống động với vai trò
quan trọng của nhân vật tôi trần thuật và bằng bút pháp linh hoạt, ngôn ngữ giàu chất
văn học” [2; tr.60]. Quan niệm này cho rằng phóng sự là thể loại đứng giữa văn học và
báo chí, không chỉ mô tả sự kiện đơn lẻ mà được xem xét trong quá trình phát sinh,
phát triển. Ở đây tác giả muốn nhấn mạnh vai trò của người viết qua sự việc thẩm định
hiện thực một cách chân thực và có cảm xúc.
Quan niệm của Huỳnh Dũng Nhân: “Phóng sự là một thể tài báo chí, phản ánh
những vấn đề có tính thời sự, có ý nghĩa chính trị xã hội được bạn đọc quan tâm.

10


Phóng sự có thể viết bằng bút pháp mang tính văn học. Trong phóng sự có nhân vật
và có cái tôi trần thuật. Phóng sự giúp bạn đọc hiểu sâu hơn, rõ hơn sự việc và chia sẻ
được với tác giả những vấn đề được đặt ra trong tác phẩm” [13; tr.36].
Quan niệm của Gs. Hà Minh Đức: “Phóng sự cũng gần gũi với kí sự, cả hai thể
loại điều quan tâm đến việc ghi chép, phản ánh những sự kiện mới trong đời sống
khách quan, cả hai điều có thể mở rộng quy mô phản ánh đến mức thể hiện trọn vẹn
một sự kiện lớn trong xã hội. Nhưng chỗ khác nhau giữa phóng sự và ký cũng khác
nhau rõ rệt. Phóng sự đặc biệt chú ý đến tính chất thời sự của hiện tượng đang được
quan tâm chung, và mọi người muốn tìm hiểu và giải đáp. Cũng vì thế, phóng sự phải
kịp thời. Một phóng sự mất thời gian tính sẽ hạn chế tác dụng. Sự kiện lịch sử mà
phóng sự quan tâm phản ánh thường bao hàm ở dạng vấn đề, một vấn đề được làm
sáng tỏ, được trình bày cụ thể và người viết cũng bộc lộ rõ chính kiến và thái độ giải
quyết”.... “Phóng sự là một thể văn xung kích” [4; tr.203, 204]
Tác giả Vũ Ngọc Phan: “Phóng sự tức là ký sự mà có lời phẩm bình, phóng sự
ghi những điều mắt thấy tai nghe, có tính cách thời sự và có chỉ trích. Còn ký sự
không cần đến lời phẩm bình và không kể đến tính cách thời sự” Ngoài ra ông còn lên
tiếng khẳng định vai trò của phóng sự ở Việt Nam. “Viết được một thiên phóng sự cho
hay không những cần phải có tài đặc biệt về nghề báo mà còn cần phải có nhiều chất
văn sĩ mới được (…). Người viết phóng sự chân chính bao giờ cũng là người bênh vực
lẽ phải, bênh vực sự công bình” [16; tr. 505]
Hoàng Ngọc Hiến: “Trong số các thể ký văn học, có lẽ phóng sự là thể loại ký
báo chí hơn cả” [12; tr.65]. Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Nam cho rằng: “Phóng sự
là một thể loại ký nhằm ghi chép một vấn đề, sư việc nào đó có ý nghĩa thời sự. So với
tùy bút, bút ký, phóng sự có mục đích cụ thể trực tiếp phạm vi và địa điểm được quy
định chặt chẽ. Đó là thể văn gần với khoa học hơn là nghệ thuật, giàu yếu tố thông tin
hơn là yếu tố trữ tình” [12; tr.220]
Trong quyển Lý luận văn học, t II, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1987, GS. TSKH.

Phương Lựu cho rằng: “Phóng sự nổi bật bằng những sự thật xác thực, dồi dào và
nóng hổi ….. Nội dung chủ yếu của phóng sự lại thiên về vấn đề mà người viết muốn
đề xuất và giải quyết. Phóng sự mặc dù chất liệu chủ yếu vẫn là người thật việc thật,
nhưng có màu sắc chính luận” [11; tr. 299]

11


Trong quyển Làm báo lý thuyết và thực hành, tác giả Trần Quang đã nêu quan
điểm của mình về phóng sự: Phóng sự là dạng bài linh hoạt và có tính độc lập. Hiện
thực được thể hiện một cách chính xác, nhanh chóng mà tác giả là người tận mắt
chứng kiến. Với tính chất đặc biệt này của thể loại, phóng sự được thể hiện như hình
thức tường thuật có chứa đựng những yếu tố nghệ thuật trong phương pháp thể hiện.
Trong một tác phẩm phóng sự được kết hợp một cách chặt chẽ và có tổ chức các yếu
tố của các thể loại tin tức và nghệ thuật – chính luận [18; tr.99]
Ngoài ra có những quan niệm khác: Phóng là mở rộng ta, Sự là sự việc – mở
rộng sự việc. Như vậy, phóng sự là phải có một cái sự nào đó rồi mới phóng ra. Phóng
còn có nghĩa là tìm hiểu, hỏi han, mô tả, chứ không phải là phóng tác, phóng đại,
phóng bút.
Từ những điều phân tích trên, chúng ta có thể hiểu về phóng sự như sau theo ý
kiến của Dương Xuân Sơn: “Phóng sự là một thể loại báo chí, phản ánh những sự
kiện, sự việc, vấn đề đang diễn ra trong hiện thực khách quan có liên quan đến hoạt
động và số phận của một hoặc nhiều người bằng phương pháp miêu tả hay tự thuật,
kết hợp nghị luận ở mức độ nhất định. Trong phóng sự, vai trò cái Tôi trần thuật –
nhân chứng khách quan rất quan trọng”.
Với tư cách là “Thể văn xung kích” trong nhóm ký báo chí, phóng sự đã thực sự
phát huy được sức mạnh của mình trong việc phản ánh những sự việc, hiện tượng nổi
bật và những bức xúc trong cuộc sống với những hình thức biểu đạt đa dạng, phong
phú bằng sự phản ánh kịp thời, sâu sắc của mình.


1.2 Các dạng phóng sự trên báo chí
Phóng sự phản ánh nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống. Theo Đức Dũng
phóng sự được chia ra làm năm dạng, mỗi dạng có những đặc điểm riêng, có nhiệm vụ
riêng.
Phóng sự phản ánh các vấn đề của đời sống: Dạng phóng sự này có nhiệm vụ
phản ánh những vấn đề trong đời sống. Đó là những vấn đề tiêu biểu, xác thực và đáp
ứng yêu cầu thời sự. Tuy không trực tiếp phản ánh những sự kiện lớn, những tình
huống nổi bật nhưng những vấn đề mà dạng phóng sự này đề cập vẫn có thể có sức lay
động rất lớn. Dạng phóng sự này luôn chiếm một tỉ lệ lớn trong các dạng phóng sự
được sử dụng trên báo chí nước ta hiện nay.
12


Phóng sự phản ánh các sự kiện, sự việc: Dạng phóng sự phản phản ánh các sự
kiện, sự việc có khả năng đáp ứng yêu cầu thời sự vì những sự kiện được phản ánh
phải là những sự kiện vừa mới xảy, nổi bật, tiêu biểu. Phóng sự sự kiện phải bám sát
sự kiện trong quá trình phát triển của nó. Nhiệm vụ chủ yếu của một phóng sự sự kiện
là diễn tả một cách sinh động quang cảnh, hiện trạng của sự kiện trong toàn bộ dáng vẻ
sinh động và phức tạp của nó. Đôi khi, nó có thể đề cập đến nguyên nhân và những
vấn đề đặt ra sau sự kiện.
Phóng sự phản ánh chân dung nhân vật: Phóng sự chân dung là dạng phóng sự
giao thoa, kết hợp với thể loại ký chân dung, trong đó, tính chất ký chân dung được thể
hiện ở việc lấy con người làm đối tượng chủ yếu để phản ánh, còn tính chất phóng sự
bộc lộ rõ nhất ở hình thức, cách thức phản ánh những chân dung đó. Trong phóng sự
chân dung, hình thức phóng sự đã phá vỡ bố cục truyền thống (gồm bốn phần) của thể
loại ký chân dung để hình thành những lối bố cục mới mạng đậm chất phóng sự, được
biểu hiện ở các tít phụ, ở những chi tiết sống động, ở bối cảnh và nhất là ở cái góc nhìn
mang đậm chất nhân văn của nhân vật trần thuật. Phóng sự chân dung có thể phản ánh
cả chân dung cá nhân và chân dung tập thể và bao giờ cũng đặt nhân vật trong những
hoàn cảnh điển hình đang vận động phát triển một cách năng động.

Phóng sự phản ánh những hoàn cảnh, hiện trạng: Trên báo chí hiện nay, còn khá
phổ biến một dạng phóng sự phản ánh về những hoàn cảnh và hiện trạng của đời sống
mà không nhất thiết phải đề cập đến các mâu thuẫn hay trả lời những câu hỏi.
Với tư cách là những tác phẩm thuộc thể loại phóng sự báo chí, tất nhiên phóng
sự thuộc dạng này vẫn đòi hỏi phải có nhiệm vụ khám phá, phát hiện và cung cấp
những thông tin mới mẻ, lý thú và bổ ích. Nó phải giúp cho người đọc những kiến thức
xác thực, cụ thể và sinh động về cuộc sống xung quanh họ, giúp họ có những kiến thức
cần thiết đề suy nghĩ, nhận thức và hành động.
Phóng sự điều tra: Phóng sự điều tra là một dạng kết hợp giữa phóng sự báo chí
và thể loại điều tra. Khi đứng trước những mâu thuẫn gay gắt, người viết thường kết
hợp phóng sự với thể loại điều tra, tạo nên một biến thể là “phóng sự điều tra”. Như
vậy, phóng sự điều tra là sự kết hợp giữa hai thể loại phóng sự và điều tra. Trong
phóng sự điều tra chất phóng sự được thể hiện ở hình thức (thông qua ngôn từ, bút
pháp và giọng điệu), còn tính chất điều tra được thể hiện chủ yếu ở nội dung. Trong
bài phóng sự điều tra, hình thức phóng sự có thể giúp tác giả trình bày những vấn đề
13


gai góc, căng thẳng một cách mềm mại, linh hoạt. Dạng phóng sự điều tra thường
được sử dụng trong các trường hợp khi đứng trước những sự kiện, tình huống, hiện
trạng nào đó vẫn đang còn chưa có cách giải quyết. Trên báo Công an, phóng sự điều
tra là một dạng phóng sự nổi trội, thu hút sự quan tâm của độc giả, có nhiều tác giả đã
ghi được dấu ấn trong lòng người đọc khi viết phóng sự ở dạng điều tra.

1.3 Phân biệt phóng sự và các thể loại khác
1.3.1 Phóng sự báo chí và phóng sự trong văn học
Các nhà nghiên cứu lí luận báo chí và văn học đã từng khẳng định: phóng sự là
thể loại trung gian giữa báo chí và văn học. Tuy nhiên, họ cũng khẳng định phóng sự
thiên về báo chí nhiều hơn văn học. Có phóng sự báo chí và phóng sự văn học. Đặc
điểm chung nhất của hai loại phóng sự này là cùng lấy sự kiện người thật, việc thật, có

tính thời sự để làm đối tượng phản ánh.
Trong thực tế có nhiều tác phẩm phóng sự có thể kết hợp một cách sinh động và
nhuần nhuyễn những tính chất của văn học và báo chí nên rất khó có thể phân biệt rạch
ròi về tính chất thể loại. Tuy nhiên, chúng ta có thể nhận dạng được hai thể loại này
qua các đặc điểm sau.
Xét về dung lượng của tác phẩm thì chúng ta thấy phóng sự văn học có dung
lượng lớn hơn phóng sự báo chí. Do phải đáp ứng yêu cầu thông tin thời sự và thích
hợp với khuôn khổ trang báo, các tác phẩm phóng sự báo chí thường chỉ có dung
lượng ngắn gọn trong khoảng một, hai nghìn chữ. Trong khi đó, tác phẩm phóng sự
văn học không bị giới hạn về dung lượng, một tác phẩm có thể được trình bày với
dung lượng nhiều hay ít tùy thuộc vào người viết.
Xét về nhiệm vụ và yêu cầu của phóng sự, phóng sự văn học không có nhiệm vụ
đáp ứng những yêu cầu về tính xác thực và tuyên truyền thời sự như phóng sự báo chí.
Tuy nhiên, phóng sự văn học lại chịu sự chi phối của những yêu cầu khác – đặc biệt là
yêu cầu về thông tin thẩm mĩ. So với phóng sự báo chí, tác phẩm phóng sự văn học
không trói buộc vào con người, sự kiện có thật mà có thể mở rộng phạm vi phản ánh
gắn liền với cảm xúc của tác giả.
Xét về trách nhiệm của tác giả, hai phóng sự cùng phản ánh trực tiếp những vấn
đề trong cuộc sống, người thực, việc thực nhưng phóng sự báo chí phải phản ánh
người thực, việc thực một cách trực tiếp nhất. Tác giả là nhân chứng số một, dẫn dắt
độc giả đến với hiện thực và phải là người “mắt thấy, tai nghe” một cách trực tiếp chứ
14


không phải qua hiện thực cuộc sống hàng ngày mà tưởng tượng ra. Tác giả phải là
người chịu trách nhiệm trực tiếp cao nhất trước dư luận về những vấn đề đưa ra, đảm
bảo tính trung thực, khách quan, có nguồn gốc, thời điểm rõ ràng với những con
người, sự kiện đó, khi viết phóng sự báo chí tác giả phải có địa chỉ cụ thể để tạo tính
chân thật cho người đọc. Ngược lại phóng sự văn học không nhất thiết phản ánh người
thật, việc thật, tác giả có thể tưởng tượng ra những tình tiết, sự kiện khác nhau.

Xét về lối văn phong – ngôn từ, lối văn trong phóng sự báo chí phải đạt yêu cầu
cao hơn phóng sự văn học. Người viết phóng sự báo chí phải linh hoạt trong kết cấu,
sáng tạo trong lựa chọn sự kiện với giọng điệu, ngôn ngữ phong phú, phản ánh đúng
thông tin, diễn tả chính xác cụ thể về người thực - việc thực, không dùng lời lẽ khoa
trương, hư cấu, phóng đại như trong phóng sự văn học... Để tác động tình cảm của độc
giả nhanh chóng, hiệu quả, tác giả trong phóng sự báo chí phải sử dụng ngôn từ, lời lẽ
dễ hiểu, phản ánh đúng bản chất sự việc. Bên cạnh đó, phải đảm bảo cao yêu cầu “tính
chất thời sự” của sự việc, tìm ra những mâu thuẫn gay gắt trong sự kiện, khám phá, lật tẩy
vấn đề.
Ngôn từ trong phóng sự báo chí đòi hỏi cô đọng, súc tích, gọi đúng tên sự vật
hiện tượng, chuẩn về mặt ngữ nghĩa và không mơ hồ. Trong khi đó ngôn ngữ trong
phóng sự văn học là ngôn ngữ hình tượng, ngôn ngữ mang tính khái quát cao phụ
thuộc nhiều vào trình độ của người viết phóng sự.. cho nên, những tác phẩm phóng sự
văn học chỉ có những người có học thức mới hiểu được ý nghĩa mà tác giả gửi gắm
trong tác phẩm. Giá trị của những tác phẩm phóng sự văn học thường động lại trong
lòng độc giả lâu hơn.
Xét về hình thức của tác phẩm, so với tác phẩm phóng sự báo chí thì tác phẩm
phóng sự văn học, tác giả có thể bố trí, tổ chức, tái tạo các dữ kiện, chi tiết, tình huống,
nhân vật và sử dụng bất cứ các biện pháp nghệ thuật nào kể cả hư cấu nghệ thuật để xây
dựng hình tượng nghệ thuật. Phóng sự văn học có thể phản ánh hiện thực ở nhiều phương
diện khác nhau và đặc biệt chú ý vấn đề con người. Tác giả phóng sự văn học còn có thể
vận dụng những kiến thức phong phú của mình để tái hiện lại trong tác phẩm. Nhân vật
trần thuật giữ vai trò quyết định trong việc tạo ra giọng điệu riêng gắn liền với bản sắc của
cá nhân của mỗi tác giả.
Xét về góc độ dẫn dắt tình tiết câu chuyện, trong phóng sự báo chí, người viết có
thể thể hiện thái độ khách quan, có gì phản ánh nấy, phản ánh một cách trung thực.
15


Nhưng ở phóng sự văn học, để đảm bảo giá trị nhận thức cũng như giá trị thẩm mĩ của

độc giả sau khi đọc tác phẩm, thì tác giả có thể thể hiện cảm nhận chủ quan của mình
trước hiện thực bằng những triết lý chân thành, bằng lời bình phẩm mang đậm dấu ấn
cá nhân. Không chỉ nhằm tới giá trị phản ánh - thông tin mà phóng sự văn học còn ước
muốn đạt tới giá trị phản ánh - thông tin - thẩm mĩ.

1.3.2 Phóng sự và bản tin
Phóng sự và bản tin là hai thể loại quan trọng trên báo chí. Cả hai đòi hỏi sự chân
thật khi phản ánh sự việc thông qua cái tôi trần thuật – nhân chứng khách quan. Phóng
sự có kết cấu linh hoạt, bút pháp giàu chất văn học trong việc thẩm định và phản ánh
hiện thực.
Ngôn ngữ trong bản tin phải chính xác hạn chế sử dụng các biện pháp tu từ, lối
nói bóng gió mập mờ để người đọc dễ dàng tiếp nhận. Ngược lại, ngôn ngữ phóng sự
ngoài việc đòi hỏi sự chính xác thông tin thời sự, còn là ngôn ngữ giàu hình ảnh và có
khả năng biểu đạt cao.
Khi viết phóng sự và bản tin, tác giả phải cung cấp đầy đủ những thông tin cơ
bản nhất (5W + 1H) cho người đọc. Các thông tin 5W là Who (ai -Trong tin có những
ai?), What (chuyện gì -Sự kiện xảy ra trong tin?), Where (ở đâu -Tin này xảy ra ở
đâu?), When (khi nào -chuyện đó xảy ra lúc nào?), Why (tại sao - Chuyện đó tại sao lại
xảy ra?). 1H là How (như thế nào -chuyện xảy ra như thế nào?). Cả hai thể loại cùng
có chức năng, nhiệm vụ là đưa tin một cách trực tiếp đến người đọc, tuy nhiên trong
bản tin đòi hỏi thông tin mới nhất, nóng bỏng nhất, có tính thời sự cao và thu hút sự
quan tâm của độc giả. Dung lượng trong bản tin thường ngắn, bị giới hạn câu chữ nên
lượng thông tin được nén trong bài tin rất cao. Phóng sự không bị giới hạn bởi câu chữ
nên lượng thông tin được trải dài suốt bài, cách xắp xếp lượng thông tin xuyên suốt bài
phóng sự đó đòi hỏi kĩ năng của người viết phóng sự để người đọc không bị nhàm
chán.
Từ những thông tin mà bản tin đã đưa, người viết có thể sử dụng những thông tin
trong bản tin đó để viết thành bài phóng sự với điều kiện là những tin đó có nội dung
quan trọng mà bản tin chưa nêu được như nguyên nhân và kết quả dẫn đến sự kiện, sự
việc đó. Những tin mà bản tin đã đưa cách đây rất lâu người viết cũng có thể viết thành

bài phóng sự, tuy nhiên những sự kiện trong tin đó còn tính thời sự, những vấn đề xã
hội quan tâm, những thông tin đó có sức lôi kéo sự chú ý của dư luận cho đến nay.
16


Phóng sự đề cập đến những vấn đề nổi bật nhất, điển hình nhất trong xã hội chứ không
phải bất cứ thông tin nào cũng viết thành bài phóng sự.
Câu cú trong bản tin phải ngắn gọn, cô đọng, súc tích nhưng phải sống động.
Thường thì trong bản tin sử dụng câu tường thuật, câu đơn để đưa thông tin đến người
đọc dễ dàng. Trong phóng sự, người viết sử dụng đa dạng các câu cú, và vận dụng linh
hoạt các biện pháp tu từ, bút pháp để bài phóng sự sinh động và hấp dẫn người đọc.
Cái tôi trần thuật của tác giả xuất hiện trong bản tin không cao bằng trong phóng sự.
Trong bản tin hạn chế sắc thái biểu cảm chủ quan. Tuy nhiên, tính chủ quan vẫn được
tác giả sử dụng nhằm định hướng dư luận xã hội, để đảm bảo tính khách quan.

1.4 Các phương tiện và biện pháp nghệ thuật
1.4.1 Phương tiện từ ngữ tiếng Việt
1.4.1.1 Từ láy
Trong quyển Từ láy trong tiếng Việt Hoàng Văn Hành quan niệm: “Từ láy là từ
được cấu tạo bằng cách nhân đôi tiếng gốc theo những quy tắc nhất định, sao cho
các tiếng trong từ vừa điệp vừa đối, hài hòa với nhau về âm và về nghĩa, có giá trị
tượng trưng hóa” [tr.33]
Nguyễn Thiện Giáp cũng trình bày quan niệm về từ láy trong Từ vựng học tiếng
Việt: “Từ láy (ngữ láy âm) là những đơn vị được hình thành do sự lặp đi lặp lại hoàn
toàn hay lặp lại có kèm theo sự biến đổi ngữ âm nào đó của từ đã có. Chúng có sự hài
hòa về ngữ âm, vừa có giá trị gợi cảm, gợi tả” [5; tr.86]
Trong quyển Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại Nguyễn Văn Tu gọi từ láy là những
từ ghép láy âm và còn xem đó là “những từ ghép vì thực chất chúng được tạo ra bởi
một từ tố với bản thân nó không bị biến âm hoặc bị biến âm” [tr.68]
Đỗ Hữu Châu quan niệm từ láy trong công trình Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt

“Từ láy là những từ được cấu tạo theo phương thức láy, đó là phương thức lặp lại
toàn bộ hay bộ phận hình thức âm tiết (với thanh điệu giữ nguyên hay biến đổi theo
quy tắc biến thanh tức là quy tắc thanh điệu biến đổi theo hai nhóm: nhóm cao: thanh
ngang, thanh hỏi; thanh sắc, và nhóm thấp: thanh huyền, thanh ngã, thanh nặng) của
một hình vị hay một đơn vị có nghĩa” [tr. 38]
Từ láy là những phương tiện diễn đạt quan trọng có vị trí đặc biệt trong kho tàng
từ ngữ tiếng Việt. Theo Nguyễn Thiện Giáp từ láy có các kiểu cấu tạo sau đây:
17


(1) Láy đôi:
Láy đôi gồm những đơn vị có hai thành tố trực tiếp, mỗi thành tố là một từ đơn.
Từ láy đôi được chia ra thành hai kiểu: láy hoàn toàn và láy bộ phận.
Láy hoàn toàn: là những tổ hợp có sự tương ứng hoàn toàn giữa hai thành tố như:
ầm ầm, ào ào, pho pho, khò khò, hu hu, rầm rầm… Do hiện tượng phát âm lướt nhẹ ở
âm tiết đầu nên có thể xảy ra hiện tượng biến thanh, biến vần theo quy luật chặt chẽ.
Các thanh bao giờ cũng chuyển sang thanh bằng ở cùng âm vực.
Ví dụ: Tím tím thì chuyển sang tim tím; mởn mởn: mơn mởn; ….
Láy bộ phận: Căn cứ vào bộ phận khác biệt giữa hai thành tố ta có thể chia từ láy
bộ phận thành: láy điệp vần và láy đổi vần.
Điệp vần (tiếng gốc đứng ở vị trí thứ hai) ví dụ: bùng nhùng, lòng thòng…
(tiếng gốc đứng ở vị trí thứ nhất) ví dụ: khéo léo, thè lè…
Đổi vần: (tiếng gốc đứng trước) ví dụ: đỏ đắn, la liếm….
(tiếng gốc đứng sau) ví dụ: ngâm nga, mò mẫm…
(2) Láy ba: là những đơn vị gồm có ba yếu tố (đơn vị) có sự hòa phối ngữ âm với
nhau.
Láy ba được cấu tạo như sau:
Dị hóa phụ âm đầu: tờ lờ mờ…
Chuyển đổi phụ âm cuối: sát sàn sạt…
Chuyển đổi thanh điệu: khít khìn khịt, dửng dừng dưng…

(3) Láy tư: hình thức láy bốn thường được xây dựng trên cơ sở các ngữ láy đôi
bộ phận. Có các kiểu láy đôi chủ yếu sau:
Láy bộ phận đổi vần: khấp kha khấp khểnh…
Láy bộ phận điệp vần: luộm thà luộm thuộm…
Láy hoàn toàn đổi vần: hổn hà hổn hển…
Từ láy là một loại từ sử dụng phổ biến trong văn chương và trong phong cách
ngôn ngữ báo chí. Thông qua việc sử dụng từ láy giúp cho bài viết trở nên sinh động,
18


hấp dẫn hơn. Trong tác phẩm Truyện Kiều, đại thi hào Nguyễn Du đã sử dụng từ láy
một cách khéo léo trong việc miêu tả cảnh du xuân, bức tranh thiên nhiên mùa xuân
hiện lên sinh động trước mắt người đọc: dập dìu; ngổn ngan; tà tà; thơ thẩn; thanh
thanh; nao nao; nho nhỏ, sè sè; rầu rầu…

1.4.1.2 Thành ngữ
Trong công trình Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt của Cù Đình Tú,
thành ngữ được định nghĩa như sau “Thành ngữ vốn là những tổ hợp từ mang tính
chất tự do, được nhiều người cùng dùng, cùng tham gia sửa đổi dần dần, gọt giũa dần
dần trong trường kỳ lịch sử, cuối cùng trở thành những từ tổ hợp cố định” [20, tr. 149]
Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa thì cho rằng “Thành ngữ là cụm từ cố định có kết
cấu lớn hơn từ nhưng mang chức năng của từ, có hình ảnh và giàu màu sắc biểu cảm”
[10, tr. 177]
Trong Giáo trình phong cách tiếng Việt của Nguyễn Văn Nở, ông cho rằng,
thành ngữ là “Những tổ hợp từ có sẵn (cụm từ cố định), tương đối bền vững về hình
thái cấu trúc, có khả năng định danh như từ dùng để gọi tên sự vật, tính chất, hành
động thì được gọi là thành ngữ” [15, tr. 114]
Thành ngữ có khả năng sử dụng rộng rãi, có thể dùng để diễn đạt mọi lĩnh vực
của đời sống xã hội. Dựa vào phạm vi sử dụng thành ngữ được chia thành ba loại:
Thành ngữ đa phong cách; thành ngữ gọt giũa và thành ngữ khẩu ngữ. Ví dụ:

Thành ngữ đa phong cách: Núi cao sông dài; chôn nhau cắt rốn; chị ngã em
nâng…
Đặc điểm của thành ngữ đa phong cách là những thành tố tạo nên chúng thường
là những từ đa phong cách và nội dung biểu đạt thường có ý nghĩa tốt đẹp.
Thành ngữ gọt giũa là những thành ngữ có nguồn gốc từ việc vay mượn gốc Hán
và được sử dụng rộng rãi trong các văn bản nghệ thuật, văn bản mang tính nghi thức.
Ví dụ:
Thành ngữ gọt giũa: Thanh thiên bạch nhật, đồng tâm hiệp lực, chân mạng đế
vương, môn đăng hộ đối, bách chiến bách thắng,…

19


Thành ngữ khẩu ngữ là lớp từ được dùng trong lời ăn tiếng nói hàng ngày và
thường có nội dung phê phán, châm biếm hoặc đả kích. Ví dụ:
Thành ngữ khẩu ngữ: ba que xỏ lá, nước đổ đầu vịt, lên voi xuống chó, đàn
gảy tai trâu,…
Sắc thái biểu cảm của thành ngữ thường có hai dạng: dương tính và âm tính và
thường mang tính khái quát, tính chung không mang tính cụ thể, riêng biệt. Ở mặt hình
thức, thành ngữ thường dựa vào quy luật hài hòa về âm thanh, trong đó có vần, nhịp và
sóng đôi cú pháp đóng vai trò quan trọng. Ở mặt nội dung, thành ngữ được cấu tạo
theo quy tắc chuyển nghĩa hoặc hình thức so sánh để tạo nghĩa biểu trưng.
Do được cấu tạo theo nguyên tắc chuyển nghĩa ẩn dụ hoặc hoán dụ mà thành ngữ
thường có hai nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng. Nghĩa đen của thành ngữ do bản thân tổ
hợp từ ngữ mang lại có tính cụ thể, sinh động và hình ảnh. Nghĩa bóng có tính trừu
tượng, khái quát đồng thời có sắc thái biểu cảm. Tùy vào sự đánh giá tốt hoặc xấu và
tính chất thẩm mĩ của hình ảnh được lấy làm dấu hiệu biểu trưng mà sắc thái biểu cảm
của thành ngữ có thể là dương tính hay âm tính.
Qua việc tìm hiểu đặc điểm tu từ của thành ngữ, chúng tôi thấy, so với việc dùng
một ngữ diễn đạt có nghĩa tương đương, dùng thành ngữ phù hợp trong giao tiếp sẽ

giúp cho lời nói có giá trị biểu đạt cao hơn. Vì so với cách nói bình thường, thành ngữ
còn có thêm hình ảnh sinh động, nghĩa biểu trưng thâm thúy, âm điệu hài hòa, tính dân
tộc đậm đà và có sức thuyết phục cao.

1.4.1.3 Từ lóng
Từ lóng (tiếng lóng) là những từ được dùng hạn chế về mặt xã hội, tức là những
từ ngữ không phải toàn dân sử dụng mà chỉ có một tầng lớp xã hội nào đó sử dụng.
Cũng là hiện tượng ngôn ngữ, song dường như tiếng lóng chỉ là một hiện tượng
kí sinh vào tiếng Việt. Số phận của tiếng lóng gắn liền với môi trường, hoàn cảnh và
bản thân xã hội đã sinh ra nó. Vì vậy, tiếng lóng thay đổi thường xuyên. Sự thay đổi
này tùy thuộc vào hai nhân tố. Sự thay đổi của bản thân môi trường, hoàn cảnh xã hội
và những tầng lớp sản sinh ra nó. Bản chất của tiếng lóng là muốn bí mật, muốn che
giấu với mục đích nào đó, trong phạm vi của giới mình, khi bí mật đã được phát hiện
thì cơ sở tồn tại của tiếng lóng cũng bị mất.
20


Trong quyển Khái luận ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, 1960, Lưu Vân Lăng cho
rằng “Tiếng lóng là một thứ tiếng ước lệ có tính chất bí mật, một lối nói kín của bọn
nhà nghề dùng để che dấu những ý nghĩ, việc làm của mình cho người khác khỏi biết”
[tr. 75]
Trong Từ vựng học tiếng việt hiện đại, Nxb Giáo dục, 1968, Nguyễn Văn Tu
quan niệm: “Nó không phải là một công cụ giao tế của xã hội mà chỉ là một số từ với ý
nghĩa bí hiểm của một nhóm người với mục đích không cho người khác biết” [tr. 132]
Nguyễn Thiện Giáp quan niệm: “Tiếng lóng là những từ ngữ được dùng hạn chế
về mặt xã hội, tức là những từ ngữ không phải toàn dân sử dụng mà chỉ một tầng lớp
xã hội nào đó sử dụng mà thôi” [5, tr.261]
Theo ông, từ lóng thay đổi thường xuyên phụ thuộc vào hai nhân tố.
(1) Sự thay đổi của bản thân cái môi trường, hoàn cảnh xã hội và những tầng
lớp sinh ra nó.

(2) Bản chất của tiếng lóng là muốn bí mật, muốn che giấu với mục đích nào
đó, trong phạm vi của giới mình, cho nên khi cái bí mật đã bị phát hiện thì
cơ sở tồn tại của tiếng lóng cũng bị mất.
Từ lóng thường được cấu tạo bằng những cách sau:
(1) Số lớn là dùng từ ngữ toàn dân với nghĩa khác. Ví dụ: bắt “gặp”; dính

“mua”, đổ “bằng lòng”, cưa “tán gái”….
(2) Sử dụng những từ không độc lập, trong ngôn ngữ toàn dân nghĩa của chúng

bị lu mờ. Ví dụ: nhẩu “nhanh”, nghếch “ngốc”, xề “xấu”…
(3) Dùng các từ Hán – Việt vốn sử dụng hạn chế trong ngôn ngữ toàn dân. Ví

dụ: bách “trăm”, thiên “nghìn”, ngân “tiền”…
(4) Biến đổi vỏ ngữ âm của từ trong ngôn ngữ toàn dân. Ví dụ: chợ dậu “chợ

giời”, xế “xe”, sôi me “sôi máu”…
(5) Mượn từ nước ngoài. Ví dụ: phe “buôn bán”, sin “tiền”, sôp phơ “tài xế”,

ami “tình nhân”…
(6) Phục hồi một số tiếng lóng cũ. Ví dụ: mồng “gái điếm”, tễ bướu “nhiều

tiền”…
21


Trong quyển Sổ tay từ - ngữ lóng Tiếng Việt, Nxb Công an nhân dân, 2007. Đoàn
Tử Huyến – Lê Thị Yến đã trình bày quan điểm “Từ lóng là một loại ngôn ngữ riêng
của một nhóm xã hội nhằm tạo ra sự tách biệt với những người không liên đới; sự
tách biệt này có thể là nhằm mục đích giữ bí mật, nhưng cũng có thể chỉ nhằm tạo ra
một nét riêng cho nhóm xã hội mình” [tr.9]

Có hai quan điểm trái ngược nhau về tiếng lóng:
Quan điểm thứ nhất cho rằng tiếng lóng là hiện tượng không lành mạnh và kiên
quyết gạt nó ra khỏi ngôn ngữ văn hóa. “Những tiếng lóng này không làm cho ngôn
ngữ phong phú thêm lên mà chỉ làm cho nó bị tê liệt với số lượng từ đông đảo, nay
sinh mai chết” [tr.57] (Hoàng Thị Châu, Tiếng Việt trên khắp miền đất nước, Nxb
Khoa học xã hội Hà Nội, 1989). “Khác biệt ngữ, tiếng lóng có nghĩa xấu” [tr.177] (Đái
Xuân Ninh, Nguyễn Đức Dân, Nguyễn Quang, Vương toàn, Ngôn ngữ học: Khuynh
hướng – lĩnh vực – khái niệm (tập 2), Nxb Khoa học xã hội Hà Nội, 1986).
Quan điểm thứ hai thì đề nghị chấp nhận những từ lóng “tích cực” nhằm bổ sung
cho ngôn ngữ toàn dân: “Không lên án toàn bộ song cũng không chấp nhận tất cả” (ý
kiến của Trịnh Liễn phát biểu trong hội nghị “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về
mặt từ ngữ” được tổ chức ở Hà Nội tháng 10 năm 1979). “Những tiếng lóng không thô
tục, mà chỉ là những tên gọi có hình ảnh của sự vật, hiện tượng nào đó có thể được
dùng phổ biến, dần dần thâm nhập vào ngôn ngữ toàn dân. Trong các tác phẩm văn
học nghệ thuật, tiếng lóng được dùng làm một phương tiện tu từ học để khắc họa tính
cách và miêu tả hoàn cảnh sống của nhân vật” [tr. 64-65] (Nguyễn Thiện Giáp, Từ
vựng học Tiếng Việt, Nxb Giáo dục, 2002).
Mặc các nhà nghiên cứu tranh luận, trong thực tế cuộc sống từ lóng vẫn nảy sinh,
ngày càng phát triển, được nhiều tầng lớp xã hội sử dụng. Từ lóng xuất hiện ngay cả
trong tác phẩm văn học, báo chí như một phương tiện tu từ học nhằm phản ánh sinh
động đời sống xã hội và tính cách nhân vật, làm tăng giá trị biểu đạt của tác phẩm.
Dù được chấp nhận hay phản đối thì tiếng lóng của người Việt vẫn là một bộ
phận của ngôn ngữ tiếng Việt. Trong xã hội hiện nay, tiếng lóng ngày càng có vị trí và
vai trò quan trọng.

22


1.4.2 Các biện pháp tu từ từ ngữ tiếng Việt được cấu tạo theo quan hệ
liên tưởng

1.4.2.1 So sánh tu từ
Cù Đình Tú định nghĩa “So sánh tu từ là cách công khai đối chiếu hai hay nhiều
đối tượng cùng có một dấu hiệu chung nào đấy (nét giống nhau) nhằm diễn tả một
cách hình ảnh đặc điểm của một đối tượng” [20, tr. 175]
Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa cho rằng “So sánh là phương thức diễn đạt tu
từ khi đem sự vật này đối chiếu với sự vật khác, miễn là giữa hai sự vật có nét tương
đồng nào đó, để gợi ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mĩ trong nhận thức của
người đọc, người nghe” [10, tr. 189]
Trong Giáo trình phong cách học tiếng Việt Nguyễn Văn Nở thì cho rằng: “So
sánh là biện pháp tu từ dùng để chỉ sự đối chiếu giữa hai hay nhiều đối tượng (hoặc
sự vật) có một nét tương đồng nào đó về hình thức bên ngoài hay tính chất bên trong
để gợi ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mĩ trong nhận thức của người đọc
người nghe” [15, tr. 132]
Trong công trình Phong cách học và phong cách chức năng tiếng Việt Hữu Đạt
quan niệm: “So sánh là đặt hai hay nhiều sự vật, hiện tượng vào các mối quan hệ nhất
định nhằm tìm ra các sự giống nhau và khác biệt giữa chúng” [tr. 399]
Có nhiều quan điểm khác nhau để phân loại so sánh tu từ. Cù Đình Tú dựa vào
nội dung và hình thức. Về mặt hình thức, ông căn cứ vào hai vế: vế được so sánh và vế
so sánh, ông đã phân ra thành ba loại:
Loại 1: A như (tựa như, chừng như…) B. Ví dụ:
Đôi ta là bạn thong dong
Như đôi đũa ngọc nằm trong mâm vàng.
(ca dao)
Loại 2: A bao nhiêu B bấy nhiêu. Ví dụ:
Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu
23


(ca dao)

Loại 3: A là B
Bác ngồi đó, lớn mênh mông
Trời xanh, biển rộng đồng nước non…
(Tố Hữu)
Đinh Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hòa chủ yếu dựa vào mặt hình thức để phân
loại không dựa vào mặt nội dung, hai ông căn cứ vào bốn 4 nhân tố, cái so sánh, cơ sở
so sánh, từ so sánh và cái được so sánh. Dựa vào 4 nhân tố đó, hai tác giả phân ra
thành 5 loại so sánh.
Loại 1 là hình thức so sánh đầy đủ nhất gồm đảo ngược trật tự so sánh
“Chòng chành như nón không quai
Như thuyền không lái như ai không chồng”
(Ca dao)
Loại 2 bớt cơ sở (thuộc tính) so sánh
“Ai về ai ở mặc ai
Ta như dầu đượm thấp hoài năm canh”
(Ca dao)
Loại 3 bớt từ so sánh
“Gái thương chồng, đêm đông giữa chợ” – (Ca dao)
Loại 4 thêm “bao nhiêu, bấy nhiêu”
“Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói, thương mình bấy nhiêu”
(Ca dao)
Loại 5 dùng “là” làm từ so sánh
“Gió thổi là trời thổi
Nước mưa là cưa trời”
24


(Tục ngữ)
Đối với quan điểm của Nguyễn Văn Nở, để phân loại so sánh ông dựa vào cả hai

mặt, mặt hình thức lẫn nội dung. Ông cho rằng ở dạng thức đầy đủ nhất, so sánh gồm
bốn thành tố: Vế so sánh, cơ sở so sánh, từ so sánh, vế được so sánh. Ví dụ:
“Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”
(Tục ngữ)
Có nhiều cách phân loại dựa vào hình thức so sánh.
Thứ nhất, căn cứ vào sự xuất hiện hay vắng mặt có yếu tố thứ hai hoặc thứ ba và
trật tự của các yếu tố, ta có các kiểu so sánh như sau:
Kiểu 1, có đầy đủ bốn thành tố và không đảo trật tự. Ví dụ:
“Mắt em trong như nước dừa xiêm
Môi em tròn tựa miếng đường thốt nốt”
(Ca dao)
Kiểu 2, lược thành tố thứ (2). Ví dụ:
“Nhân dân là bể,
Văn nghệ là thuyền…” (Tố Hữu)
Kiểu 3, lược thành tố (2), (3). Ví dụ:
“Lời nói, gói vàng”
“Tấc đất, tấc vàng”
“Miệng quan, trôn trẻ”
(Tục ngữ)
Kiểu 4, đảo trật tự các yếu tố. Kiểu này có nhiều dạng.
Vế so sánh được đưa lên đầu câu:
Như mặt trời mọc lúc rạng đông, cách mạng tháng Mười đã xua tan bóng đêm
dày đặc của chủ nghĩa tư bản. (Lê Duẩn)
Thành tố thứ hai (cơ sở so sánh) chuyển ở cuối câu
25


×