Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

một số đặc điểm thể loại bình luận trong chuyên mục thời sự và suy nghĩ trên báo tuổi trẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (868.74 KB, 75 trang )

ƯỜ
NG ĐẠ
Ơ
TR
TRƯỜ
ƯỜNG
ĐẠII HỌC CẦN TH
THƠ
ÂN VĂN
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NH
NHÂ
Ữ VĂN
BỘ MÔN NG
NGỮ

ẠM TH
ẢO
PH
PHẠ
THỊỊ THANH TH
THẢ
MSSV: 6106352

C ĐIỂM TH
Ể LO
ẠI BÌNH LU
ẬN
MỘT SỐ ĐẶ
ĐẶC
THỂ
LOẠ


LUẬ
ÊN MỤC “TH
ỜI SỰ VÀ SUY NGH
Ĩ”
TRONG CHUY
CHUYÊ
THỜ
NGHĨ”
TR
ÊN BÁO TU
ỔI TR

TRÊ
TUỔ
TRẺ

Lu
Luậận văn đạ
đạii học
ữ Văn
Ng
Ngàành Ng
Ngữ

ng dẫn: Ths.GV. Bùi Thanh Th
Cán bộ hướ
ướng
Thảảo

ơ, năm 2013

Cần Th
Thơ


NG TỔNG QU
ÁT
ĐỀ CƯƠ
ƯƠNG
QUÁ

ẦN MỞ ĐẦ
U
PH
PHẦ
ĐẦU
1. Lý do ch
chọọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
ch nghi
3. Mục đí
đích
nghiêên cứu
4. Ph
Phạạm vi nghi
nghiêên cứu
ươ
ng ph
5. Ph
Phươ
ương

phááp nghi
nghiêên cứu

ẦN NỘI DUNG
PH
PHẦ
ƯƠ
NG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
CH
CHƯƠ
ƯƠNG
1.1.Vài nét về thể loại bình luận
1.1.1. Khái niệm bình luận
1.1.2. Các dạng bình luận
1.1.3. Đặc điểm thể loại bình luận
1.2. Vài nét về chuyên mục “Thời sự và Suy nghĩ” trên báo Tuổi Trẻ

ƯƠ
NG 2: MỘT SỐ NỘI DUNG BÌNH LU
ẬN
CH
CHƯƠ
ƯƠNG
LUẬ
ÊN MỤC “TH
ỜI SỰ VÀ SUY NGH
Ĩ”
TRONG CHUY
CHUYÊ
THỜ

NGHĨ”
2.1. Vấn đề về sự dấn thân và minh bạch của nghề báo
2.2. Vấn đề quyền lực và trách nhiệm
2.3. Vấn đề nước mắt người dân
2.4. Vấn đề chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí…
2.5. Vấn đề giáo dục và đạo đức con người
2.6. Vấn đề thuộc lĩnh vực kinh tế và môi trường
2.7. Một số vấn đề khác


ƯƠ
NG 3: MỘT SỐ ĐẶ
C ĐIỂM HÌNH TH
ỨC
CH
CHƯƠ
ƯƠNG
ĐẶC
THỨ
Ể LO
ẠI BÌNH LU
ẬN TRONG CHUY
ÊN MỤC
CỦA TH
THỂ
LOẠ
LUẬ
CHUYÊ
ỜI SỰ VÀ SUY NGH
Ĩ”

“TH
THỜ
NGHĨ”
3.1. Tiêu đề bài bình luận
3.2. Sapô bài bình luận
3.3. Ngôn ngữ bình luận
3.4. Kết cấu bài bình luận
3.4.1. Đặt vấn đề
3.4.2. Giải quyết vấn đề
3.4.3. Kết thúc vấn đề

ẬN
KẾT LU
LUẬ


ẦN MỞ ĐẦ
U
PH
PHẦ
ĐẦU
ọn đề tài
1. Lý do ch
chọ
Là một trong những thể loại báo chí nổi bật, bình luận giữ vai trò quan trọng
trong việc định hướng dư luận xã hội. Đây là thể loại không thể thiếu trong việc giáo dục
tư tưởng chính trị cho quần chúng, hướng dẫn nhìn nhận và đánh giá thông tin cho người
đọc.
Hiện nay, bình luận trở thành “món ăn” không thể thiếu được đối với công chúng
báo chí. Bình luận ngày càng giữ vai trò quan trọng khi các tờ báo thường dành những

trang, mục có vị trí quan trọng, bắt mắt để đăng tải các bài viết này. Đã có rất nhiều tờ
báo tạo được chỗ đứng trong lòng độc giả nhờ có chuyên mục bình luận như chuyên mục

“Sự kiện và bình luận” của báo Lao động; “Sự kiện, nhân vật, nhận định” của báo Nhân
dân; “Cà phê chủ nhật”, “Quan sát và bình luận” hay “Thời sự và Suy nghĩ” của báo
Tuổi trẻ…và hàng loạt tên tuổi nhà báo đã được công chúng biết đến thông qua các bài
bình luận. Trong một xã hội với sự bùng nổ mạnh mẽ đầy biến động của thông tin và sự
phát triển như vũ bão của các loại hình truyền thông đại chúng thì bình luận lại càng trở
nên cần thiết cho đời sống. Bình luận đã đáp ứng những yêu cầu bức thiết của công chúng
trong việc thẩm định, phân tích, đánh giá các sự kiện, vấn đề từ đó tìm ra bản chất và
những ảnh hưởng của chúng đối với xã hội.
Có thể nói, cho đến nay các tài liệu đề cập đến đặc điểm của bình luận trên báo in
là không nhiều, nhất là trong bối cảnh hội nhập và phát triển của báo chí nước ta hiện nay.
Tính chất và vị trí đặc biệt của bình luận trong hệ thống thể loại báo chí chính luận đặt ra
những yêu cầu và đòi hỏi cao đối với các nhà báo viết loại này. Chính từ nhận thức về tầm
quan trọng của đặc điểm bình luận và xuất phát từ thực tiễn báo chí, chúng tôi chọn Một

ời sự và Suy ngh
ĩ” tr
số đặ
đặcc điểm th
thểể lo
loạại bình lu
luậận trong chuy
chuyêên mục “Th
Thờ
nghĩ”
trêên báo
ổi Tr
Tu

Tuổ
Trẻẻ làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình, với mong muốn góp phần nhỏ
của mình vào việc làm rõ những đặc điểm, đặc trưng của thể loại bình luận và nhằm góp
phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm hiểu và hoạt động sáng tạo các tác phẩm của nhà
báo và tiếp nhận của độc giả. Từ những kết quả của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo
cho việc nghiên cứu giảng dạy của giảng viên và học tập của sinh viên chuyên ngành báo
1


chí hoặc cũng có thể trở thành tài liệu tham khảo của các nhà báo đang trực tiếp sáng tạo
tác phẩm bình luận báo chí hiện nay.
Quá trình thực hiện đề tài này, bản thân người viết có được cơ hội để vận dụng
những kiến thức đã được tiếp thu trong thời gian học tập trên giảng đường. Đồng thời là
quá trình tự hoàn thiện bản thân, nắm chắc lý luận thể loại báo chí, tạo cơ sở cho việc
sáng tạo tác phẩm báo chí.

2. Lịch sử vấn đề
Bình luận xuất hiện từ nửa đầu thế XIX ở Anh và Pháp với “tác dụng soi sáng và

giải thích một sự kiện,một vấn đề hoặc một hiện tượng xã hội nào đó” [14; tr.96]. Có thể
nói thể loại bình luận được giới nghiên cứu lý luận văn học và lý luận báo chí đặc biệt chú
ý trong những năm vừa qua. Đây cũng là thể loại được nghiên cứu khá nhiều, có nhiều
công trình nghiên cứu về nó đã được xuất bản. Chúng ta có thể tìm thấy trong các cuốn

í”. Các tác giả
sách và công trình nghiên cứu báo chí như: “Gi
Giááo tr
trìình nghi
nghiệệp vụ báo ch
chí”

cuốn sách này đã gọi loại bài bình luận là bình luận trên báo. Trong cuốn “Ngh
Nghềề nghi
nghiệệp

và công vi
í” đã nêu quan điểm:
việệc của nh
nhàà báo”, tác giả bài viết “Bình lu
luậận tr
trêên báo ch
chí”
“Bài bình luận là một thể loại của báo chí, nhiệm vụ của nó là diễn đạt tư tưởng của tòa
soạn về một vấn đề thời sự hoặc một sự kiện, nghĩa là làm cho độc giả hiểu được mối
quan hệ đó theo một quan điểm nhất định và từ sự đánh giá đó rút ra được kết luận có
í” (Nhà xuất bản Thông tin, 1992) thì đề xuất
tính chất chính trị” [8; tr.241]. “Ký báo ch
chí”
quan niệm chia các thể loại báo chí thành các thể loại: Thông tấn- Chính luận- Ký báo chí
[5; tr.10]. Các tác giả cuốn “Tác ph
phẩẩm báo ch
chíí tập I” của Khoa báo chí, Phân viện Báo
chí và Tuyên truyền (năm 1995) đã nêu cách chia gồm ba thể loại: “Thông tấn- Chính

í”
luận- Thông tấn nghệ thuật” [13; tr.11]. Trần Thế Phiệt trong cuốn “Tác ph
phẩẩm báo ch
chí”
(tập 3) khẳng định: “Bình luận là một kiểu bài nghị luận mang tính chất tổng hợp trong

đó bao gồm các yếu tố giải thích, phân tích và có khi có cả chứng minh” [12; tr.95].

n th
ực ti
í” (Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin,
Trong cuốn sách “Từ lý lu
luậận đế
đến
thự
tiễễn báo ch
chí”
1990), PGS.TS Tạ Ngọc Tấn nêu quan niệm chia tác phẩm báo chí thành ba loại: “loại

tác phẩm thông tin; loại tác phẩm chính luận, loại tác phẩm chính luận- nghệ thuật” [14;
tr.12]. Theo đó, thể loại bình luận được xếp trong nhóm báo chí chính luận. Hay đến năm
2007, trong cuốn sách “Các th
thểể lo
loạại báo ch
chíí ch
chíính lu
luậận”, tác giả Trần Quang lại đề xuất
2


cách chia gồm: “Nhóm thông tấn- Nhóm chính luận- Nhóm chính luận nghệ thuật” [7].

ững vấn đề của Báo ch
Hay trong cuốn “Nh
Nhữ
chíí hi
hiệện đạ
đạii” (Nxb Lý luận Chính trị, 2007) hai

tác giả Hoàng Đình Cúc và Đức Dũng đã có cái nhìn tổng quan đối tượng, đặc trưng,
chức năng của thể loại bình luận…[4; tr.34].

Th
Các tài liệu dịch ở Việt Nam cũng đề cập nhiều đến thể loại bình luận như “Th
Thểể
í” của Xachenkô (Minsk, 1986, bản tiếng Nga) [17]; “Cách vi
lo
loạại báo ch
chí”
viếết một bài báo”
của Arnold Boffmann, Karel Storkan, I.U. Marusac (Nxb tham khảo nghiệp vụ TTX, Hà

í” của A.A. Chertuchonui (Nhà xuất bản
Nội, 1987) [2; tr.78]; “Các th
thểể lo
loạại báo ch
chí”
Thông tấn, Hà Nội, 2004) [1]…
Một số công trình chuyên ngành, khóa luận tốt nghiệp, luận văn có đề cập riêng
đến thể loại bình luận báo chí với các đề tài rất đa dạng và phong phú như đề tài về ngôn
ngữ bình luận, nghệ thuật bình luận như bài nghiên cứu “Ph
Phâân tích các bài bình lu
luậận

báo ch
chíí tr
trêên cơ sở lý thuy
thuyếết lập lu
luậận” của khoa Báo chí truyền thông Đại học Quốc gia

Cá tính sáng tạo
Hà Nội, cá tính sáng tạo của các nhà báo khi viết bài bình luận như “C
trong bình lu
luậận” của tác giả Hà Trần, tìm hiểu sâu về thể loại bình luận ngắn như bài
nghiên cứu: “Bình lu
luậận ng
ngắắn tr
trêên báo in Th
Thàành ph
phốố Hồ Ch
Chíí Minh
Minh”” của Trần Xuân
Nguyên… nhưng hiếm có người viết nào khảo sát đi sâu nghiên cứu một chuyên mục
bình luận báo chí cụ thể của một tờ báo nhất định. Nhưng dù sao đây cũng là những tài
liệu bổ ích có giá trị tham khảo để chúng tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Thông qua các công trình nghiên cứu kể trên, có thể cho thấy bình luận là thể loại
được giới nghiên cứu lý luận báo chí khá chú ý trong nhiều năm qua. Tuy nhiên cho đến
nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào tập trung tìm hiểu chi tiết về những đặc
điểm của thể loại bình luận trong một chuyên mục như đề tài Một số đặ
đặcc điểm th
thểể lo
loạại

ời sự và Suy ngh
ĩ” tr
bình lu
luậận trong chuy
chuyêên mục “Th
Thờ
nghĩ”

trêên báo Tu
Tuổổi Tr
Trẻẻ của luận văn này.

ch nghi
3. Mục đí
đích
nghiêên cứu
Luận văn nêu ra được những đặc điểm về nội dung và hình thức của thể loại bình
luận trên báo chí hiện nay trên cơ sở phân tích các yêu tố về nội dung và hình thức của
các tác phẩm bình luận trên chuyên mục “Thời sự và Suy nghĩ”.

3


Ngoài ra, từ việc nghiên cứu phân tích các bài bình luận chuyên mục “Thời sự và

Suy nghĩ”, người đọc sẽ hiểu biết cụ thể hơn về những nét hay và độc đáo của chuyên
mục này.

ạm vi nghi
4. Ph
Phạ
nghiêên cứu
Đối tượng nghiên cứu là nội dung và hình thức của tác phẩm bình luận tiêu biểu
được đăng tải trên báo Tuổi Trẻ thuộc chuyên mục “Thời sự và Suy nghĩ”.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là những tác phẩm bình luận của chuyên mục
trong 9 tháng từ ngày 1/1/2013 đến ngày 30/9/2013 và 107 bài bình luận trong Tuyển tập

ững ng

những bài “Thời sự và Suy nghĩ” đã đăng trên Tuổi Trẻ với tên gọi “Nh
Nhữ
ngòòi bút
lửa” của Nhà xuất bản Trẻ. Có thể nói, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu những bài tiêu
biểu trong tổng số 327 bài bình luận được khảo sát.

ươ
ng ph
áp nghi
5. Ph
Phươ
ương
phá
nghiêên cứu
Người viết đã tham khảo một số công trình nghiên cứu về thể loại bình luận để
có thể hoàn thành tốt nội dung đề tài đang nghiên cứu. Bên cạnh đó, người viết chọn lọc,
thống kê một số nội dung chính kết hợp với việc tìm hiểu và sáng tạo để những thông tin
mang lại cho người xem là chính xác và hữu ích. Ngoài ra, để hoàn thiện đề tài người viết
còn sử dụng một số phương pháp sau:
Phương pháp thống kê: thống kê các dạng bình luận báo chí cả về nội dung và
hình thức nhằm làm cơ sở cho việc tìm hiểu đặc điểm của các bài bình luận chuyên mục

“Thời sự và Suy nghĩ”. Không những thế, người viết còn thống kê các số mà chuyên mục
phát hành nhằm phân loại đề tài, chủ đề mà chương trình khai thác.
Phương pháp khảo sát là phương pháp nhằm khảo sát các bài bình luận đã phát
hành của chuyên mục trên báo Tuổi Trẻ để tìm ra những điểm độc đáo, hấp dẫn của
chương trình. Từ đó đánh giá sức ảnh hưởng của chuyên mục đối với người đọc. Chúng
tôi đã sử dụng phương pháp này kết hợp với các thao tác khác để làm nổi bật những giá trị
về nội dung và hình thức của thể loại bình luận trong chuyên mục.
Người viết còn kết hợp một số thao tác như: liệt kê, nhận xét, đánh giá, phân tích,

giải thích,… nhằm làm sáng tỏ những vấn đề đặt ra, tạo sự rõ ràng, logic trong lập luận và
sự mạch lạc hơn ở các câu văn. Trong các thao tác trên thì phân tích, tổng hợp là các thao
tác chiếm vai trò chủ đạo.
4


ẦN NỘI DUNG
PH
PHẦ

ƯƠ
NG 1
CH
CHƯƠ
ƯƠNG
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Vài nét về th
thểể lo
loạại bình lu
luậận báo ch
chíí
ái ni
1.1.1. Kh
Khá
niệệm
Bình luận là thể loại đặc sắc thuộc nhóm chính luận báo chí. Nó được xem xét ở
hai góc độ. Một là chỉ xem bình luận như một phương pháp (cách đánh giá bàn luận về
một sự kiện, hiện tượng, một vấn đề nào đó để từ đó nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn về
vấn đề và những điều do vấn đề đó gợi ra) được sử dụng trong các hình thức đăng tải trên
báo như trong tin vắn, trong bản tin, xã luận, ký sự, tổng quan điểm báo. Góc độ này hoàn

toàn đúng nhưng trong luận văn này người viết chọn xem xét bình luận ở một góc độ khác.
Đó là góc độ thứ hai: xem xét bình luận với tư cách là một thể loại báo chí chính luận,
mang tính chất tổng hợp, bao gồm các yếu tố giải thích, phân tích và cả chứng minh. Theo
tài liệu lý luận báo chí của nhiều nước xác định thì bình luận hoàn toàn là một thể loại báo
chí độc lập với nhiều tên gọi khác nhau như Liên Xô trước đây và Nga hiện nay đều gọi là
thể loại bình luận, Cộng hòa Dân chủ Đức trước đây thì gọi thể loại này là “bút chiến”.
Trong cuốn sách “Ngh
Nghềề nghi
nghiệệp và công vi
việệc của nh
nhàà báo”, tác giả bài “Bình lu
luậận báo

í” đã trình bày quan niệm như sau: “Bài bình luận là một thể loại của báo chí, nhiệm
ch
chí”
vụ của nó là diễn đạt tư tưởng của tòa soạn về một vấn đề thời sự hoặc một sự kiện, nghĩa
là làm cho độc giả hiểu được mối quan hệ đó theo một quan điểm nhất định và từ sự đánh
giá đó rút ra những kết luận có tính chất chính trị” [8; tr.97]. Như vậy, bình luận là một
thể loại báo chí chính luận như ở góc độ nêu trên của người viết.
Hiện nay có khá nhiều khái niệm tương đối khác nhau về thể loại bình luận. Theo

ực hành báo ch
E.P.Prukharốp trong cuốn “Lý thuy
thuyếết và th
thự
chíí Xô Vi
Viếết”, có viết: “Giúp bạn
đọc hình thành bức tranh tổng thể của đời sống xã hội từ những tư liệu riêng lẻ trên báo
chí là một trong những nguyên nhân làm xuất hiện thể loại bình luận. Một bài bình luận

không chỉ dừng lại ở sự bàn luận, đánh giá một sự kiện của cuộc sống mà phải từ nhiều
5


sự kiện riêng lẻ, tác giả phải hình thành được bức tranh tổng thể của đời sống xã hội hiện
tại. Mặt khác, trên cơ sở đó phải giúp cho công chúng nhận thức đầy đủ và chính xác về
nhiều vấn đề của quá khứ và hiện tại, biết cách đánh giá thực tế khách quan, hiểu được vị
trí của mình để từ đó có hành động cần thiết vì mục tiêu xây dựng cuộc sống ngày một tốt
đẹp hơn.”[10; tr.89]. Theo đó, bình luận không chỉ là sự bàn luận các sự kiện riêng lẻ để
có cái nhìn tổng thể về đời sống xã hội mà từ sự bàn luận ấy giúp cho công chúng định
hướng, cũng như nhận thức đầy đủ hơn về bản chất của sự kiện đó. Còn theo các nhà
nghiên cứu Arnold Hoffmann, Karel Storkan, I.U.Marusac trong cuốn sách “Cách vi
viếết

một bài báo” thì cho rằng: “Bình luận là thể loại cơ bản của luận văn báo chí. Trong đó,
tác giả luôn nhằm trình bày với bạn đọc quan điểm của họ về sự kiện có tính chất thời sự
và nhằm thuyết phục bạn đọc rằng quan điểm này là đúng đắn” [2; tr.74]. Như vậy, ở
quan niệm này có sự khác biệt hơn khi các nhà nghiên cứu đề cao nhận xét chủ quan của
nhà báo mà ít quan tâm đến tính thực tế khách quan của vấn đề cần bàn luận. Đó cũng là
một quan niệm đúng nhưng chưa thực sự hoàn chỉnh, chưa khái quát hết được thể loại này.
Không chỉ các nhà nghiên cứu nước ngoài mà ngay cả những người nghiên cứu
thể loại bình luận trong nước cũng có những quan niệm khác nhau. Như trong cuốn “Tác

í”
ph
phẩẩm báo ch
chí”
í”, tác giả Trần Thế Phiệt cho rằng: “Bình luận là một kiểu bài nghị luận
mang tính chất tổng hợp trong đó bao gồm các yếu tố giải thích, phân tích và có khi có cả
chứng minh” [12; tr.95]. Theo ông, người viết không chỉ nắm bắt sự kiện mà từ đó phải

đồng thời sử dụng các yếu tố phân tích, giải thích, chứng minh, đánh giá, bàn luận… đưa
ra những dẫn chứng cùng những lý lẽ nhằm mục đích cuối cùng là thuyết phục độc giả.
Ông cũng nhấn mạnh để đạt được mục đích như trên thì người viết bình luận phải hiểu
sâu sắc vấn đề, sự kiện, không xét chúng một cách đơn lẻ mà phải đặt chúng trong một
mối quan hệ tổng hợp để từ đó có cái nhìn đa diện, nắm chắc được bản chất của sự kiện
để có thể đưa ra nhận định một cách chính xác nhất. Trong cuốn “Tạp ch
chíí Ngh
Nghềề báo”,
nhóm tác giả của Hội Nhà báo Việt Nam lại đề cao đến chức năng dẫn dắt định hướng
công chúng của bài bình luận và đưa ra quan điểm như sau: “Bình luận là một thể loại

báo chí, nhiệm vụ của nó là diễn đạt tư tưởng của toà soạn về một vấn đề thời sự hoặc
một sự kiện, nghĩa là làm cho độc giả hiểu được mối quan hệ đó theo một quan điểm nhất
định và từ sự đánh giá đó rút ra được kết luận có tính chất chính trị” [9; tr.89].
6


Từ các quan niệm trên về thể loại bình luận, ta dễ thấy hầu hết các tác giả đều
thống nhất với nhau ở một đặc điểm nổi bật nhất của thể loại này chính là tính thông tin lý
lẽ. Một bài bình luận đề cập đến những sự kiện nóng hổi mang tính thời sự nhưng nếu
thiếu những thông tin lý lẽ sắc bén để bàn luận vấn đề thì cũng không thể gọi là một bài
bình luận báo chí. Ngoài ra, ngày nay, cuộc sống càng được cải thiện, trình độ nhận thức
của con người cũng được nâng cao, công chúng không chỉ tiếp nhận báo chí một cách thụ
động một chiều từ phía nhà báo mà còn có khả năng đánh giá, nhận xét, thẩm định tác
phẩm báo chí đó. Nó đồng nghĩa với việc bình luận giờ đây không thể chỉ là ý kiến chủ
quan, mang ý chí của người viết như quan niệm của Karel Storkan, Arnold Hoffmann,
I.U.Marusac phía trên. Mà ở đây, sự kiện vấn đề đưa ra bình luận phải mang tính thời sự
và thu hút sự quan tâm của công chúng và có sự định hướng cũng như gợi mở về tư tưởng
để người đọc tự thẩm định vấn đề. Bình luận định hướng nhưng không mang tính áp đặt.
Qua những quan niệm, những phân tích, đánh giá trên, chúng tôi đã tổng hợp

những điều cốt lõi để đưa ra khái niệm thể loại bình luận như sau: Bình luận là một thể
loại báo chí thuộc nhóm chính luận. Trong đó, tác giả sử dụng hệ thống thông tin lý lẽ của
mình để giải thích, phân tích, chứng minh các vấn đề có ý nghĩa chính trị, xã hội rồi từ đó
đi đến nhận định, đánh giá về vấn đề đó hoặc có thể để công chúng tự đánh giá.

1.1.2. Các dạng bài bình lu
luậận
Hiện nay việc phân chia bình luận còn nhiều quan niệm khác nhau. Sau đây là
một số quan niệm đáng chú ý:

í” chia các thể tài chính luận
Trước đây, trong cuốn giáo trình “Nghi
Nghiệệp vụ báo ch
chí”
ra làm hai loại là phản ánh và bình luận. Tuy nhiên cách chia này tỏ ra không hợp lý, khi
căn cứ vào mục đích của tác phẩm. Họ xếp các tác phẩm tái hiện các sự kiện và hiện
tượng đời sống xã hội vào nhóm phản ánh, còn các tác phẩm xem xét, đánh giá sự kiện thì
xếp vào nhóm thể tài bình luận. Trong nhóm thể tài bình luận, bao gồm có các thể loại
như bình luận, xã luận, chuyên luận… Trong bình luận có các thể: bình luận thông thường,
bình luận ngắn và thuật bình.
Trong cuốn “Ngh
Nghềề nghi
nghiệệp và công vi
việệc của nh
nhàà báo” các tác giả chia bình luận
ra làm các dạng: bình luận ngắn, bình luận trong ngày, bình luận trong tuần và bình luận
phê bình trong tuần, bình luận mang tính chất bút chiến và tính chất giải thích. Hay trong
7



í” tập 3 của Trần Thế Phiệt cũng thống nhất với quan điểm chia
cuốn “Tác ph
phẩẩm báo ch
chí”
bình luận ra làm các dạng tương tự như trên gồm: bình luận ngắn, bình luận trong ngày,
bình luận trong tuần, bình luận có tính chất giải thích, bình luận bút chiến [12; tr.90-92].
Bất kì một tác phẩm báo chí nào cũng đều là một chỉnh thể của sự kết hợp giữa
nội dung và hình thức và chính vì thế tác giả Trần Quang trong cuốn “Các th
thểể lo
loạại báo

ch
chíí ch
chíính lu
luậận” đã chọn cách chia thể loại này theo hai hướng cơ bản trên gồm: nội dung
và hình thức của tác phẩm. Về mặt nội dung có thể chia thành các dạng sau: bình luận
chung, bình luận theo đề tài, bình luận quốc tế và điểm thư. Về mặt hình thức, tác giả
phân loại phong phú như: “bình luận dạng thông tin, lưu trữ, phóng sự, tường

thuật…Bình luận dạng nghị luận, trong đó từng phần riêng lẻ có mang dấu ấn của bài
tiểu luận, phê bình, phản ánh…Bình luận dạng chính luận – văn nghệ như ký – bình luận
(mà nhiều tác giả xếp vào dạng ký chính luận) hay bình luận châm biếm (nhiều người xếp
vào thể loại tiểu phẩm)” [7; tr.78]. Cách phân loại này có sự trùng lặp hay chưa thật sự rõ
ràng giữa bình luận và các thể loại khác. Điều này dễ khiến người đọc rối rắm, khó phân
biệt giữa các loại bình luận. Nhìn chung, do dựa vào những tiêu chí riêng theo ý kiến của
mình nên sự phân chia thể loại bình luận có sự khác nhau giữa các tác giả. Chính điều này
cũng nói lên tính đa dạng, phong phú của bình luận báo chí.
Bên cạnh đó, do đặc thù đối tượng cũng như phạm vi nghiên cứu của luận văn là

ời sự và Suy ngh

ĩ” tr
“Một số đặ
đặcc điểm th
thểể lo
loạại bình lu
luậận qua chuy
chuyêên mục “Th
Thờ
nghĩ”
trêên báo
ẻ” liên quan nhiều đến nội dung bình luận. Do đó, từ các cách phân loại nêu trên
Tu
Tuổổi Tr
Trẻ”
chúng tôi rút ra một cách phân loại phù hợp với quan niệm của mình. Chúng tôi nhấn
mạnh vào yếu tố nội dung, tức là dựa vào chủ đề bài bình luận để chia bình luận thành các
loại như sau: bình luận chính trị - xã hội, bình luận kinh tế, bình luận văn hóa, thể thao…
Trong mỗi bài bình luận theo chủ đề không đề cập đến tất cả các vấn đề đời sống
xã hội mà nó chỉ đánh trọng tâm vào việc xem xét tỉ mỉ một lĩnh vực hay một vấn đề nhất
định nào đó như chính trị, kinh tế, văn hóa -xã hội. Những bộ phận cấu thành bài bình
luận theo chủ đề là sự lựa chọn, phân nhóm, đối chiếu, so sánh và đánh giá các sự kiện đã
nêu. Chính cách xử lý tư liệu này đã tạo nên tính đa dạng đặc biệt của thể loại bình luận
như: bình luận những vấn đề chính trị, bình luận những vấn đề kinh tế, bình luận những
vấn đề thể thao, sức khỏe… Mà đặc biệt, trong chuyên mục “Thời sự và Suy nghĩ” đã
8


đăng rất nhiều bài bình luận dạng này. Những bài bình luận theo chủ đề có ý nghĩa rất
quan trọng khi bàn luận và đánh giá về những vấn đề mới mang tính thời sự. Báo chí cũng
có thể sử dụng loại bình luận này để cảnh báo công chúng về những hành vi, việc làm

không lành mạnh mới xuất hiện, giúp mọi người có định hướng đúng trước các sự kiện
mới. Có thể nói, bình luận theo chủ đề có thể coi là cách phân loại bài mang tính độc đáo,
giúp người viết có điều kiện khai thác triệt để các đề tài báo chí.

1.1.3. Đặ
Đặcc điểm th
thểể lo
loạại bình lu
luậận
Nằm trong nhóm thể loại báo chí chính luận, bình luận chịu sự chi phối của các
nguyên tắc cơ bản báo chí chính luận. Tuy nhiên bình luận cũng có những đặc điểm riêng
mà các thể loại báo chí khác không giải quyết được.
Đặc điểm đầu tiên của bài bình luận liên quan đến đối tượng và tư liệu bình luận,
đó là không lấy những sự kiện riêng lẻ mà phải xem xét đối tượng phản ánh trong nhiều
khía cạnh, đặt nó trong mối quan hệ nhiều mặt mới có thể phát hiện ra ý nghĩa vấn đề.
Yêu cầu đầu tiên của của bài bình luận cũng giống như bất kì một tác phẩm báo chí nào là
phải có sự kiện. Đó phải là những sự kiện tiêu biểu, nổi bật có liên quan đến vấn đề tác
giả bàn luận. Đối tượng của bài bình luận là toàn bộ những sự kiện, kể cả những tri thức,
những kinh nghiệm về các mặt của đời sống xã hội như chính trị, kinh tế, văn hóa-xã
hội… và tất cả hình thức của sự kiện, các hiện tượng và quá trình hay bản chất và hành vi
của một người hay một nhóm người. Tất cả các vấn đề trên đều có thể trở thành đối tượng
của bài bình luận. Song không phải bài bình luận nào cũng viết về tất cả mọi lĩnh vực.
Mỗi bài bình luận đều chọn cho mình một chủ đề nhất định. Cần chú ý thêm rằng, tác giả
bài bình luận không chỉ sử dụng một hoặc một vài sự kiện riêng lẻ mà là toàn bộ các sự
kiện, hiện tượng để so sánh, đối chiếu, làm sáng tỏ một vấn đề cụ thể mà tác giả đang bàn
luận. Vì vậy, khi lựa chọn tư liệu cho một bài bình luận, tác giả phải cố gắng khám phá
mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau của chúng, nhấn mạnh ý nghĩa của các mối liên hệ đó,
những hiện tượng cụ thể của đời sống và tính hệ thống của nó. Trong cuốn “Lý thuy
thuyếết và


ực hành báo ch
th
thự
chíí Xô Vi
Viếết”, E.P.Prôkharốp nêu rõ: “Giúp bạn đọc hình thành bức tranh
tổng thể của đời sống xã hội từ những tư liệu riêng lẻ trên báo chí là một trong những
nguyên nhân làm xuất hiện thể loại bình luận” [10; tr.122]. Theo đó, bài bình luận hoàn
chỉnh không chỉ dừng lại ở sự bàn luận, đánh giá một sự kiện mà phải từ nhiều sự kiện
9


riêng lẻ, tác giả phải hình thành một bức tranh tổng thể của đời sống xã hội. Để làm được
điều đó người viết bình luận đương nhiên không thể thực hiện bằng cách liệt kê hết tất cả
cá sự kiện liên quan, mà phải biết cách chọn lọc, lựa chọn những lý lẽ để thuyết phục
người đọc. Như thế, việc lựa chọn các sự việc có thể trong tác phẩm, văn kiện, thời sự hay
những vấn đề thường ngày có ý nghĩa xã hội là để tái tạo một bức tranh toàn cảnh xã hội
hoặc một lĩnh vực xã hội nào đó. Có nghĩa là người viết bình luận phải phải lựa chọn
những tình tiết, sự kiện, hiện tượng, quá trình tiêu biểu nhất trong mối quan hệ tổng thể
của chúng để tái tạo bức tranh đó. Nhờ đó, bình luận giúp người đọc có cái nhìn tổng quát
về hiện tượng, nắm rõ được nguồn gốc, bản chất của sự kiện, vấn đề, đồng thời theo dõi
sự vận động phát triển của nó trong xã hội.
Trên cơ sở lựa chọn sự kiện đã được lựa chọn, tác giả sẽ phân tích lý giải để đi
đến kết luận. Các tác giả cuốn “Gi
Giááo tr
trìình nghi
nghiệệp vụ báo ch
chíí, tập 2” cho rằng bình luận
phải có đầy đủ 3 yếu tố: thông báo, bình và luận trong đó bình và luận là hai mặt quan
trọng không thế thiếu. Bình là xem xét, phân tích các khía cạnh của vấn đề, đánh giá, khai
thác ở các mặt nội dung, ý nghĩa. Luận là bàn bạc, mở rộng vấn đề, đặt nó trong quá trình

diễn biến phát triển, nhận định khả năng và hướng phát triển của vấn đề, nêu tác động của
nó trong lý luận và cả trong thực tế đời sống xã hội.
Đặc điểm thứ hai của bình luận mà theo các tác giả cuốn “Gi
Giááo tr
trìình nghi
nghiệệp vụ

í” đó chính là khả năng thể hiện quan điểm tư tưởng của cơ quan báo chí và tác giả.
báo ch
chí”
Khía cạnh chủ quan này thể hiện ở mặt quan điểm, lập trường, thái độ, thậm chí là cả
trong việc nhận thức các sự kiện, cách lựa chọn, sắp xếp, giải thích và phân tích sự kiện.
Hay trong cuốn sách khác – “Cách vi
viếết một bài báo”, các tác giả sách này cho rằng: “khi

ta viết một bài bình luận thì luôn nhằm trình bày với bạn đọc quan điểm của ta về sự kiện
có tính chất thời sự và nhằm thuyết phục bạn đọc rằng quan điểm này là đúng đắn” [15;
tr.112]. Chúng ta đều thấy rõ, theo quan điểm này, các tác giả muốn thuyết phục người
đọc hãy có cách nhìn nhận sự kiện thời sự theo cách của tác giả. Nội dung thông tin trong
bài bình luận là bày tỏ chính kiến, bộc lộ công khai quan điểm chính trị, tư tưởng của
người viết đối với những vấn đề thời sự quan trọng. Sự phân tích, lý giải của nhà báo giúp
bạn đọc nhận thức rõ bản chất của sự kiện, hiện tượng. Trong thời đại của khoa học, công
nghệ với sự phát triển nhanh chóng của các loại hình truyền thông đại chúng, bình luận
10


càng phải giữ vững tính khuynh hướng tư tưởng. Khuynh hướng chính trị rõ ràng, tác
động và hướng dẫn dư luận quần chúng trong khi vẫn hấp dẫn độc giả là thành công lớn
của thể loại bình luận. Trong đặc điểm này, có hai yếu tố đặc biệt quan trọng mà bài bình
luận cần có: tính chiến đấu và tính định hướng dư luận. Khi một sự kiện hay một vấn đề

thời sự xảy ra trong đời sống xã hội, được truyền thông đề cập và được công chúng chú ý
đến, đương nhiên là sẽ có nhiều cách hiểu vấn đề khác nhau giữa những người tiếp nhận,
tùy thuộc vào lợi ích cũng như trình độ của mỗi người. Tức là sẽ xuất hiện những ý kiến
trái chiều trong cùng một sự kiện hay vấn đề. Dĩ nhiên, những người có quyền lợi khi đối
kháng sẽ có cách suy nghĩ và giải thích khác. Chính vì thế, bài bình luận phải có đủ lý lẽ,
chứng cứ, dẫn chứng thuyết phục bẻ gãy các luận điểm của đối phương, nhằm đưa vấn đề
ra ánh sáng đúng với bản chất thật của nó. Các nhà nghiên cứu gọi phương pháp này là
bút chiến hay luận chiến trên báo chí. Mặt khác, mục đích hướng dẫn nhận thức cho công
chúng của bài bình luận luôn được các nhà nghiên cứu đặc biệt chú ý. Các tác giả cuốn

“Ngh
Nghềề nghi
nghiệệp và công vi
việệc của nh
nhàà báo” cho rằng: “Thể loại bình luận là một bộ phận
của công tác báo chí dùng để hướng dẫn cách nhận định các nguồn tin tức,… Để đạt mục
đích trên, nghĩa là làm cho quần chúng hiểu và nhận thức được các điều kiện và sự phát
triển về đời sống chính trị xã hội hiện thời, bài bình luận có nhiệm vụ tạo điều kiện cho
độc giả đánh giá đúng đắn sự kiện nhất định đương thời. Do đó, bài bình luận phải dẫn
dắt độc giả rút ra được kết luận từ những sự kiện đã xảy ra trong thực tế để họ quyết định
vận mệnh chính trị của họ một cách đúng đắn và hành động theo sự quyết định đó”[8;
tr.239-240]. Bình luận là công cụ không thể thiếu trong công tác giáo dục tư tưởng chính
trị cho quần chúng như Trần Thế Phiệt có viết: “Bình luận với ý nghĩa là một phương

pháp là cách đánh giá và bàn luận một sự kiện, một hiện tượng, một vấn đề đó và những
điều do vấn đề gợi ra” [12; tr.89]. Như vậy, đa số các nhà nghiên cứu đều cho rằng bình
luận là một trong những thể loại cơ bản của nhóm chính luận báo chí, nó được sử dụng để
nhìn nhận, đánh giá một sự kiện, hiện tượng của đời sống xã hội nhằm mục đích định
hướng nhận thức cho công chúng.
Đặc điểm cuối cùng quan trọng hơn cả chính là tính lý luận. Do đặc thù thể loại,

bình luận trình bày tư tưởng và thuyết phục người đọc chủ yếu bằng lập luận, lý lẽ. Có thể
ví thể loại bình luận thiếu thông tin lý lẽ như thể ký chân dung mà thiếu nhân vật. Nói như
11


vậy để thấy được tầm quan trọng của lý lẽ trong bài bình luận. Thông tin lý lẽ trong bài
bình luận không phải là sự sao chép một cách máy móc, ghép nối vụn về của các sự kiện
mà nhất thiết phải có sự đánh giá, nhận xét, sự thẩm định của tác giả về sự kiện đó. Trên
cơ sở các dẫn chứng là sự kiện, vấn đề tác giả đưa ra những phân tích, tìm tòi để làm sáng
tỏ vấn đề cần bình luận. Ngay trong phần kết luận cũng không thể xếp đặt một cách lộn
xộn mà phải đọc xây dựng, kết cấu một cách hệ thống, logic rõ ràng, chặt chẽ. Các nhận
định, đánh giá phải được xây dựng thành luận cứ, luận chứng, luận điểm rồi từ đó mới đi
đến kết luận then chốt để có sức thuyết phục người đọc. Tùy vào năng lực và tính sáng tạo
của người viết đưa ra các chuỗi lập luận hay phản lập luận để rồi bác bỏ phản lập luận đó,
đi đến kết luận chung có tính khái quát về sự kiện, hiện tượng xảy ra trong đời sống xã

ng ng
ữ học, tập 2” khẳng định:
hội. GS.TS. Đỗ Hữu Châu trong cuốn “Đạ
“Đạii cươ
ương
ngôôn ng
ngữ
“Lập luận và vận động lập luận là một chiến lược hội thoại nhằm dẫn dắt người nghe,
người đọc đến chỗ nắm bắt được cái kết luận mà người lập luận muốn đi tới. Lập luận là
một hành vi ở lời có tính thuyết phục” [3; tr.164]. Ngoài ra, lập luận chỉ là một điều kiện
để thuyết phục, còn kết luận có thuyết phục được hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu
tố khác. Trong bài bình luận báo chí thì các yếu tố này có thể là ngôn ngữ, cách lựa chọn
đề tài, góc độ khai thác thông tin, tài năng, sự nổi tiếng của người bình luận. Khi đưa ra
một lập luận nhà báo phải tin và chịu trách nhiệm và các luận cứ và kết luận của mình đưa

ra.
Tóm lại, ta có thể rút ra một số nhận xét chủ yếu về thể loại bình luận như sau:
Bình luận là thể loại có chức năng giải thích, đánh giá, phân tích những sự thật tiêu biểu
của đời sống. Đối tượng phản ánh của bình luận có thể là các sự kiện, hoàn cảnh, tình
hình, hiện trạng tiêu biểu của đời sống, đang cần được làm sáng tỏ và định hướng. Với
nghệ thuật lập luận mềm dẻo, linh hoạt bằng cách kết hợp giữa các bằng chứng, luận cứ,
luận điểm. Tác phẩm bình luận có thể thuyết phục công chúng hiểu và hành động theo
hướng mà người viết bình luận hướng tới. Bình luận là một kiểu bài nghị luận mang tính
chất tổng hợp trong đó bao gồm các yếu tố giải thích, phân tích, có khi cả chứng minh. Dĩ
nhiên không chỉ quan niệm đơn giản nó là sự cộng lại đơn thuần của các yếu tố đó.

ời sự và Suy ngh
ĩ” tr
1.2. Vài nét về chuy
chuyêên mục “Th
Thờ
nghĩ”
trêên báo Tu
Tuổổi Tr
Trẻẻ

12


Báo Tuổi Trẻ TPHCM là cơ quan ngôn luận của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ
Chí Minh, ra đời ngày 2/9/1975. Tuổi Trẻ TPHCM là một trong số nhiều tờ báo ở nước ta
có chuyên mục bình luận ổn định và thường xuyên đăng tải các tác phẩm bình luận. Bình
luận trên báo Tuổi Trẻ chiếm một số lượng khá lớn. Trên báo Tuổi Trẻ hiện nay có hẳn
một chuyên trang “Thời sự và Suy nghĩ” dành riêng cho thể loại này.


“Thời sự và Suy nghĩ” là một trong những chuyên mục chính hàng ngày của báo
Tuổi Trẻ và luôn nằm trên trang nhất của báo. Đúng như tên gọi của mình “Thời sự” và
“Suy nghĩ”, chuyên mục không chỉ nêu ra những sự kiện nóng về các vấn đề thời sự chính
trị, kinh tế, văn hóa – xã hội… như các bản thời sự, tin tức thông thường mà ở đây người
viết còn phải khơi gợi vấn đề, khiến độc giả phải suy nghĩ, cùng bàn luận cùng cảm nhận
vấn đề được đưa ra một cách sâu sắc nhất. Chuyên mục luôn được bạn đọc đón nhận như
một trong những bài báo đầu tiên phải đọc trong ngày. Dựa trên sự kiện thời sự hàng đầu
trong ngày, chuyên mục “Thời sự và Suy nghĩ” của ngày hôm đó sẽ phân tích, nhận định
và đánh giá sự kiện, góp ý và đề xuất giải pháp với đầy đủ tinh thần trách nhiệm vì sự
nghiệp chung. Có thể coi đây là chính kiến của Tuổi Trẻ về những sự kiện thời sự nổi bật
mà nhiều bạn đọc đang quan tâm.
Từ những điều trên ta có thể thấy, chuyên mục “Thời sự và Suy nghĩ” là tập hợp
những bài viết dành riêng cho thể loại bình luận. Đây là chuyên mục đa dạng thông tin về
chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội. Nhiệm vụ chủ yếu của chuyên mục là thông tin các
vấn đề, sự kiện liên quan đến hầu hết tất cả các lĩnh vực thuộc đời sống xã hội. Các bài
viết thường xoay quanh các chủ đề này, trải rộng trên nhiều lĩnh vực của đời sống. Bên
cạnh đó, chuyên mục còn mang tính “công cụ thông tin” tác động mạnh mẽ đến các giải
pháp, chính sách… Chẳng hạn, trong việc “giải cứu” doanh nghiệp, giải quyết “nợ xấu”,
tái cơ cấu, các chính sách chống tham nhũng, tiêu cực,…Các vấn đề về giáo dục đạo đức
cũng luôn là đề tài quan tâm hàng đầu, thể hiện qua các bài bình luận về bệnh thành tích,
các bài viết về dạy và học hay những hiện tượng suy đồi đạo đức,… Ngoài ra, chuyên
mục “Thời sự và Suy nghĩ” còn là một diễn đàn thông tin hết sức sôi nổi về các sự kiện
nóng mang tính thời sự cao. Các bài bình luận trong chuyên mục cho thấy cái nhìn nhiều
chiều cũng như đưa ra những nhận xét, quan điểm khách quan, rõ ràng, chính thống về sự
kiện.
13


“Thời sự và Suy nghĩ” luôn được sự quan tâm của độc giả. Chuyên mục bình
luận trên được sự quan tâm của khá nhiều độc giả. Thực tế, đã có không ít lần các bài viết

trong chuyên mục “Thời sự và Suy nghĩ” được bạn đọc bình chọn là những bài viết hay
trên báo Tuổi Trẻ hay được các nhà báo bình chọn trong các giải thưởng nhà báo lớn.
Theo một số ý kiến đánh giá (bạn đọc và các nhà báo) thì “Thời sự và Suy nghĩ” có thể
coi là chuyên mục đặc sắc của báo Tuổi Trẻ, kể từ khi ra đời cho đến nay.
Hơn mười năm ra mắt bạn đọc, nhưng chuyên mục đã sớm khẳng định vị thế của
mình trong đời sống báo chí cả nước. Nó đã đăng tải hàng nghìn tác phẩm bình luận giá
trị thuộc nhiều lĩnh vực đời sống. Điều đó cho thấy chuyên mục trở thành nơi hội tụ đầy
sức hấp dẫn, nơi phát sáng sâu rộng có ảnh hưởng tích cực đối với độc giả cả nước.
Nhìn một cách tổng quát, “Thời sự và Suy nghĩ” đã cho người đọc thấy được sự
phong phú, đa dạng, phức tạp và có định hướng của mình trong dòng chảy hơn một thập
kỉ qua của thời sự Việt Nam. Ở đây, ta bắt gặp được bức tranh tổng thể đời sống trên
nhiều lĩnh vực, phản ánh khá toàn diện các vấn đề thời sự nóng hiện nay, những bài viết
trong từng phạm vi và cấp độ khác nhau.

14


ƯƠ
NG 2
CH
CHƯƠ
ƯƠNG
ẬN
MỘT SỐ NỘI DUNG BÌNH LU
LUẬ
ÊN MỤC “TH
ỜI SỰ VÀ SUY NGH
Ĩ”
TRONG CHUY
CHUYÊ

THỜ
NGHĨ”

2.1. Vấn đề về sự dấn th
thâân và minh bạch của ngh
nghềề báo
“Thời sự và Suy nghĩ” đã đề cập nhiều vấn đề liên quan đến đạo đức và công
việc cụ thể của nhà báo. Sợi chỉ đỏ xuyên suốt liên kết các bài bình luận này thành một
nhóm chính là sự phản tỉnh của tác giả về thiên chức của nhà báo và nghề báo. Các nhà
báo ở đây đã tự phản tỉnh về nghề báo. Cái nhìn của các bài bình luận hướng về nhiều
khía cạnh, góc khuất của công việc báo chí. Sự phản tỉnh của nhà báo không chỉ bộc lộ
trách nhiệm công dân đối với xã hội mà còn thể hiện nhân cách, phẩm hạnh của nhà báo
đối với thiên chức của mình.
Sự phản tỉnh thể hiện qua ý thức về sự trung thực, minh bạch, sự dũng cảm và
lòng nhân ái; thể hiện đạo đức nghề nghiệp của nhà báo. Thông thường, nhà báo dễ bị
cuốn vào các sự kiện, sự biến động của đời sống xã hội và chịu áp lực của cạnh tranh
thông tin, nên ít có thời gian và điều kiện để phản tỉnh, tự vấn về nghề nghiệp.

“Chúng ta tin tưởng ngọn lửa nhiệt tình luôn cháy trong tâm người làm báo,
luôn tỏa sáng trên ngòi bút như lửa đấu tranh vì công lý, công bằng, vì lợi ích quốc gia
và quyền sống thiết thân của công chúng, vì sự nghiệp phát triển truyền thông như một
ững ng
nhu yếu phẩm của con người”. (Nh
Nhữ
ngòòi bút lửa- Lê Văn Nuôi, ngày 19/6/2004).
“Các câu hỏi cứ tiếp tục dội về tòa soạn, khi các cuộc điều tra chỉ được thực
hiện một nửa và dừng lại ở cái phần dễ phát hiện nhất: thực trạng tham nhũng. Một nửa
còn lại, như một món nợ, hẳn không nhà báo nào có thể quên”. (Một nửa cu
cuộộc điều traHuỳnh Sơn Phước, ngày 21/6/2004)


“Điều đáng sợ nhất đối với một tòa soạn là gì? Là sự vô cảm trước những dòng
cải chính! Hãy nghĩ đến những gì phía sau những dòng chữ đó: tai họa đã ập xuống đầu
một doanh nghiệp, danh dự một con người bị bôi xấu vì đời tư của họ bị bóp méo khi phơi
bày trên mặt báo, sinh mạng chính trị một con người có thể bị kết liễu một cách oan
ững dòng cải ch
ức…”. (Ph
Phíía sau nh
nhữ
chíính- Bùi Thanh, ngày 21/6/2007).
15


Chắc rằng khi đọc những đoạn trích trên, người đọc sẽ thắm thía hơn những điều
mà tác giả muốn nói…
Như nội dung của một số đoạn trích, các bài viết thuộc mảng đề tài này thường
được viết nghiên về phần trách nhiệm, đạo đức nhà báo. Ngày nay, các hoạt động báo chí
phát triển khá nhanh để cập nhật tình hình trong nước cũng như quốc tế. Điều đó đòi hỏi
nhiều yêu cầu khắc khe đối với người viết báo và đó chính là điều mà những bài bình luận
trong “Thời sự và Suy nghĩ” tâm đắc để răn đe nhắc nhở mình.
Đầu tiên, đa số các bài báo đều đề cập đến tính công lý, trung thực, dũng cảm

ững ng
dấn thân và minh bạch trong bài báo mà mình đảm nhận. Trong đầu bài viết “Nh
Nhữ
ngòòi
bút lửa” của nhà báo Lê Văn Nuôi, ông đưa ra hàng loạt cái chết, tai nạn của nhà báo
phải gánh chịu trên khắp thế giới: “2003 – “năm đen tối” của báo giới đã qua đi, với 42

phóng viên thiệt mạng và hơn 120 người vẫn còn bị cầm tù do cầm bút bảo vệ sự thật hay
gặp tai nạn khi tác nghiệp”. Đưa ra những thống kê đó, tác giả không chỉ cho thấy tính

nguy hiểm, gian khổ của nghề báo mà ông còn muốn cho người đọc biết được, thấu được
nỗi đau mất mát mà người làm báo có thể mắc vào. Chính vì có những con người dám
dấn thân như thế mà bộ mặt báo chí thế giới mới tươi sáng hơn. Người làm báo từ bao giờ
đã trở thành người tiên phong, “một ngọn đuốc” thắp lên ngọn lửa công lý ở vùng tăm
tối – nơi con người còn bị áp bức. Đồng thời, trong một bài viết khác của mình – “Dấn

th
thâân vì sự minh bạch
ch””, nhà báo Lê Văn Nuôi tiếp tục khẳng định trách nhiệm của những
người trong cuộc cũng như sự dấn thân của cánh nhà báo cho sự minh bạch nhằm phục vụ
quyền được biết của người đọc – người dân. Hay trong bài “Một nửa cu
cuộộc điều tra
tra””
(ngày 21/6/2004), Huỳnh Sơn Phước liệt kê hàng loạt các bài điều tra chống tham nhũng:
“…những tiêu cực của hải quan ở đầu tàu phát triển nhất của đất nước là TP.HCM”;

“…lật hồ sơ của Tổng công ty Bưu chính - viễn thông, hay điều tra về giá thuốc chữa
bệnh quá cao, tính chất nghiêm trọng đụng đến sự sống chết của những người bệnh
nghèo khó, đến giá cước viễn thông cao nhất khu vực, ảnh hưởng xấu đến môi trường và
lợi thế cạnh tranh, thu hút đầu tư của VN”; “…Đến khi vụ tham nhũng lớn ở ngành dầu
khí được phanh phui, ông chủ tịch hội đồng quản trị Tổng công ty Dầu khí…”. Đó chính
là kết quả sau các cuộc dấn thân, đi sâu tìm hiểu, điều tra của các nhà báo.

16


Qua việc đấu tranh cho sự minh bạch trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội, báo
chí cũng đã rèn luyện tính minh bạch của chính mình. “Minh bạch” mà nhà báo nhắc đến
ở đây chính là lương tâm, đạo đức nghề báo “minh bạch trong ngòi bút khi đề cập hành vi


phạm pháp của một công dân để không xâm phạm vào đời tư của họ, vì họ còn có gia
đình, con cái và lối sống hoàn lương; minh bạch, cẩn trọng khi phản ánh, phê phán sai
sót của một doanh nghiệp, nếu không bài báo ấy trở thành một loại “quảng cáo thóa mạ”,
làm tiêu tan uy tín của thương hiệu đó; hay minh bạch trong hành nghề nhà báo đối với
một số nhà báo” (Dấn th
thâân vì sự minh bạch, Lê Văn Nuôi, ngày 21/6/2006).
Để minh bạch trong nghề báo được phát huy hiệu quả thì đòi hỏi các cơ quan
quyền lực nhà nước cũng phải cung cấp những thông tin thật minh bạch để phục vụ cho
quyền được thông tin của người dân.
Từ sự dấn thân tác nghiệp và minh bạch trong bài viết, nội dung thứ hai mà nhóm
đề tài này thường bàn đến chính những vấn đề có liên quan đến quyền được thông tin của
người đọc. Quyền được thông tin là một thành tố quan trọng của quyền tự do thông tin một quyền cơ bản của con người, được xác định trong Tuyên bố nhân quyền thế giới
năm 1948. Quyền tự do thông tin bao gồm quyền tìm kiếm, thu thập, phổ biến và quyền
được thông tin. Trong đó quyền được thông tin dùng để chỉ quyền của công chúng được
biết thông tin của nhà nước, theo cách chủ động công khai từ phía nhà nước hoặc thực
hiện quyền yêu cầu từ phía người dân, nhằm thoả mãn nhu cầu thông tin của mình cũng
như bảo vệ và thực hiện các quyền năng khác được pháp luật ghi nhận. Quyền được thông
tin tạo cơ sở cho người dân trong việc giám sát sự công khai, minh bạch trong hoạt động
của nhà nước. Điều này trở thành một nhu cầu và một quyền cơ bản, cấp thiết cần phải
đảm bảo được thực hiện đối với mọi công dân. Đây cũng là một thành tố không thể tách
rời của một nền dân chủ, là biểu hiện của một xã hội được quản lý, vận hành theo nguyên
tắc nhà nước pháp quyền. “Bạn đọ
đọcc mu
muốốn bi
biếết sự th
thậật” (ngày 21/6/2010) của Tiến sĩ Lê
Đăng Doanh đã khẳng định nhu cầu được biết của người đọc. Ông tiếp xúc một khía cạnh
khác của vấn đề, hiện nay bạn đọc sẽ dễ dàng nhận ra nhiều điểm tương đồng, có khi
giống hệt nhau từng câu từng chữ giữa các tờ báo. Cách đưa tin thiếu sức sống, thiếu dấu
ấn riêng vừa thiếu tính khái quát cả tính cụ thể, nó cho thấy sự thiếu thông tin và cả trí

tuệ của người viết. Cuộc sống thay đổi rất nhanh và mọi người đều cần được hiểu biết
17


chính xác những gì đang diễn ra xung quanh họ. Chính vì thế mà báo chí cần tính minh
bạch, và tính chiến đấu nhằm phơi bày những góc tối của xã hội. Theo Danh Đức, báo chí
phải gắn liền với cuộc sống người dân, đưa ra những trang báo của sự thật: “những gì lẽ

ra dân chúng phải được hưởng và không phải “bị hưởng”… Cùng sống với cuộc sống
của xã hội, từ công ăn, việc làm, cái ăn, cái mặc, viên thuốc, giường bệnh, lớp học… đến
tiền thuế và phí phải đóng, thậm chí tờ vé số rách không được trả thưởng hay mấy tấn
bạch tuộc sao lại bị ách đến hư thối hay những nhà vệ sinh sao lại “tô hô” không che
chắn trong các trường học; báo trước những bất trắc có thể đến như việc vay nợ của
Vinashin ngay từ tháng 4-2006 (“Mỗi năm Việt Nam sẽ phải trả nợ 2 tỉ USD”,TTCN 2-42006) hoặc đã xảy ra như vụ tràn dầu lên bờ biển Việt Nam từ dàn khoan Lưu Hoa
(TTCN 31-3-2007), vụ Vedan…những nhà báo phải luôn nằm lòng: làm báo chính là để
u?- Danh
cho cuộc sống người dân bớt bất trắc, khúc khuỷu, gập ghềnh” (Nh
Nhàà báo ở đâ
đâu?Đức, ngày 21/6/2013). Mọi thứ đang diễn ra và sẽ diễn ra người dân đều có quyền được
biết, được tiếp nhận. Đấy cũng là một phần trong nội dung của chuyên mục bình luận

“Thời sự và Suy nghĩ” đề cập đến.
Thứ ba, nội dung cũng quan trọng không kém thuộc nhóm đề tài nghề báo này
chính là trách nhiệm của nhà báo đối với bài viết của mình. Nổi bật hơn cả là những bài
viết đăng lên một cách vô trách nhiệm rồi sau đó lại đưa lên báo những dòng cải chính.

Ph
ững dòng cải ch
Đó là nội dung mà bài viết “Ph
Phíía sau nh

nhữ
chíính
nh” mà Bùi Thanh bình luận
trên chuyên mục. Người viết mở đầu bài bình luận bằng sự “xấu hổ và đau đớn”, chỉ ra sự
thiếu trách nhiệm trong việc thực thi sứ mệnh và quyền lực của các nhà báo. Hậu quả là
xuất hiện khá nhiều sai sót trên các báo, nhưng không phải tờ báo nào cũng nghiêm túc
cải chính theo luật định. Bùi Thanh đã vận dụng những lý lẽ vô cùng thuyết phục khiến
người đọc có cái nhìn sâu hơn về những dòng cải chính: “Hãy nghĩ đến những gì phía sau

những dòng cải chính: tai họa đã ập xuống đầu một doanh nghiệp , danh dự của một con
người bị bôi xấu vì đời tư của họ bị bóp méo khi phơi bày trên mặt báo, sinh mạng chính
trị một con người có thể kết liễu một cách oan ức…” (21/6/2006). Đúng là khi làm sai thì
phải nhận lỗi nhưng có những thứ dù có xin lỗi ngàn lần cũng không thể cứu được hậu
quả mà mình đã gây ra, và cải chính như một lời xin lỗi của nhà báo đến những cá nhân
hay doanh nghiệp, cơ quan bị vu oan. Sai có thể sửa nhưng liệu những dòng cải chính nhỏ
18


xíu trên báo có cứu vớt được những gì mà một bài báo viết sai sự thật đã gây ra. Đây
được tác giả ví như một bản tự kiểm điểm nhân Ngày nhà báo, tuy thế nhưng nó cũng
khiến nhiều người đọc phải suy nghĩ nhất là đối với những người làm báo như ông. Như
một lời nhắc nhở ngầm rằng người làm báo phải thật nghiêm túc và có trách nhiệm với
từng con chữ trên bài viết mà mình tạo ra.
Vấn đề dấn thân và sự minh bạch sở dĩ được chúng tôi đề cập đầu tiên trong nội
dung luận văn không phải vì số lượng nhiều hay ít mà vì ý nghĩa thật sự của nó trên
chuyên mục và cả trên các báo hiện nay. Các bài bình luận trên chuyên mục dù bàn luận
về vấn đề nào, thì sau đó độc giả cũng có thể cảm nhận được con người tác giả hay nói
một cách khác chính là quan điểm của một con người đã dấn thân để tìm hiểu bản chất
của sự việc và đem nó đến với công chúng. Tóm lại, qua sự dũng cảm dám dấn thân đi
tìm sự thật và sự trung thực, minh bạch trong bài viết, nhà báo đã đáp ứng quyền được

thông tin cho bạn đọc đã thể hiện rõ trách nhiệm nhà báo đối với công việc, đối với độc
giả và đối với chính lương tâm của mình. Đây chính là một trong những vấn đề tiêu biểu
luôn được quan tâm hiện nay.

2.2. Vấn đề quy
quyềền lực và tr
tráách nhi
nhiệệm
Quyền lực và trách nhiệm là một trong những vấn đề lớn được các tác giả bàn
luận trên trang viết của mình bằng những sự kiện, câu chuyện đời thường trong cuộc sống
hàng ngày. Tất nhiên đó là những vấn đề thời sự nổi trội đủ để đốt nóng cảm xúc của
người viết và cho ra những bài bình luận hay.
Theo từ điển tiếng Việt, quyền lực được hiểu là quyền định đoạt mọi công việc
quan trọng về mặt chính trị và sức mạnh để bảo đảm việc thực hiện quyền ấy. Trách
nhiệm là phần việc được giao cho hoặc coi như được giao cho, phải đảm bảo làm tròn,
nếu kết quả không tốt thì phải gánh chịu phần hậu quả.
Hầu hết các bài bình luận thuộc chuyên mục “Thời sự và Suy nghĩ” đều nói đến
vấn đề về “quyền lực và trách nhiệm” sau khi đúc kết những vấn đề mà họ viết. Dù bất cứ
lĩnh vực nào cũng đều có cá nhân hay những cơ quan có liên quan mà người viết đề cập
đến: vừa nhằm lên án, vừa nhằm nhắn nhủ, nhưng luôn hy vọng một điều gì đó tốt đẹp
hơn. Việc chúng tôi tìm kiếm và tách nó ra làm một mảng nội dung lớn trong các vấn đề
bàn luận trên “Thời sự và Suy nghĩ” là một việc làm tất yếu. Bởi nó gắn liền với quyền
19


lợi người dân, nó là vấn đề luôn nóng mỗi khi có những vụ việc bất bình của người dân,
hay đúng hơn những bài viết này đề cập đều liên quan đến cách quản lý hoạt động, cư xử
của các cơ quan chức năng - những người chịu trách nhiệm trước dân chúng. Chuyên mục
như tên gọi “Thời sự” và “Suy nghĩ”, đưa lên mặt báo nhấn mạnh những tin sốt dẻo mang
tính thời sự nhất nhưng cũng khiến người đọc phải trăn trở, soi xét vụ việc cùng người

viết.
Như chúng ta đã biết, nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân “nhà

nước đó hoạt động theo nguyên tắc vì lợi ích của nhân dân, việc gì có lợi cho dân phải
hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh”. Thế mà hàng loạt sự vụ xảy ra,
trở thành thời sự lại khiến dân đau lòng, chính phủ đau đầu. Nắm bắt được điều này,

“Thời sự và Suy nghĩ” đã nhanh chóng phơi bày vấn đề ra mặt báo cho tất cả mọi người
cùng bàn luận. Trước hết, một hiện trạng hiện nay khá nhức nhối liên quan đến các cấp
ban ngành lãnh đạo khi họ cho ra nhiều quyết định vô lý khiến nhân dân phải điêu đứng.

ú lạ th
Trong bài bình luận “Các ch
chú
thậật!...
t!...”” của Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, tác giả đã trình bày
cho bạn đọc thấy hai “sáng kiến” quản lý mạnh bạo của cơ quan lãnh đạo ta. Đó là tờ
trình cấm toàn bộ loại hình kinh doanh karaoke trên đất nước Việt Nam của Bộ Văn hóa –
thông tin và kiến nghị cấm lưu hành xe máy ngoại tỉnh, sử dụng biển riêng cho xe máy
đăng kí ở Hà Nội của Sở Giao thông công chính Hà Nội. Lý do của những quyết định ấy
cũng rất thú vị: Bộ Văn hóa – thông tin do bị chất vấn rất nhiều về các vấn đề tiêu cực,
không lành mạnh của karaoke nên đề nghị cấm; để giải quyết vấn đề kẹt xe ở Hà Nội, Sở
Giao thông công chính nơi này ra lệnh cấm xe máy ngoại tỉnh. Tiến sĩ Lê Đăng Doanh đã
đưa ra những bất cập, phi logic của các “sáng kiến” này. Ông chỉ ra rõ vấn đề, nguyên
nhân cũng như giải pháp chín chắn hơn cho các cơ quan chức năng. Tác giả đã viết liệu
cấm karaoke có cấm được các hình thức khác như câu cá “ôm”, gội đầu “ôm”, ngủ trưa

“ôm”… Vì hiện tượng tiêu cực xung quanh karaoke liên quan đến các vấn đề tiêu cực
khác như tham nhũng, lạm dụng công quỹ, cả văn hóa, kỷ luật, nhân cách của viên
chức… Việc cấm xe ngoại tỉnh vào Hà Nội thì bất cập hơn, “cấm hết các xe máy này thì


nguồn cung cấp thực phẩm tươi sống cho Hà Nội sẽ như thế nào?” Nếu các tỉnh khác
cũng noi gương làm theo thì đất nước này, kinh tế và đời sống người dân sẽ ra sao? Qua
bài viết này, ta thấy rõ được cái nhìn thiếu suy xét của các cơ quan chức năng, “cấm đoán,
20


hạn chế và đẩy cái khó về cho dân và giành cái dễ về cho cơ quan quản lý nhà nước”.
Không ai là hoàn hảo và cả những người lãnh đạo có quyền lực cũng thế. Trong một bài
bình luận khác Một quy
quyếết tâm “lạ” (ngày 23/7/2013) của tác giả Trần Hữu Tá cũng đề
cập đến một “sáng kiến” cũng khá “lạ”: mặc dù năm học 2012- 2013 đã kết thúc suôn sẻ.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT được dư luận xã hội đánh giá tích cực về nhiều phương diện, các
kỳ thi ĐH-CĐ cũng “xuôi chèo mát mái”. Thế nhưng một lần nữa Bộ Giáo dục – Đào tạo
lại làm một chuyện đầy ngỡ ngàng về một chủ trương, một quyết định khá “lạ”: Đó là
quan điểm chỉ đạo việc chấm thi tốt nghiệp THPT. Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển đã
khẳng định: “Tỉnh thành nào có tỉ lệ đỗ tốt nghiệp quá cao hoặc cao hơn năm trước thì bị

hạ một bậc thi đua”. Vì phải “đi đến quyết tâm chiến lược là phải trung thực với dân, với
Đảng”. Để cụ thể hóa quyết tâm chính đáng ấy, hội nghị đã thống nhất “tỉ lệ tốt nghiệp
không được vượt quá tỉ lệ tốt nghiệp của những năm trước đó”. Vừa đọc xong quyết định
có lẽ ai cũng thấy nó khá “lạ”, khó có thể chấp nhận thế mà các bộ ban ngành nhà nước
cứ liên tục cho ra những quyết định như thế mà không nghĩ đến hậu quả như thế nào. Sự
chỉ đạo của các vị lãnh đạo Bộ GD-ĐT trong vụ việc này rõ ràng không ổn. Không ổn
như một số quyết định khác gần đây từng bị dư luận rộng rãi phản ứng: việc tập huấn một
văn bản khá đơn giản cũng huy động đủ đại diện 63 tỉnh thành, tốn thời gian, công sức
của nhiều người, còn Nhà nước thì tốn bạc tỉ (Ti
Tiêêu ti
tiềền ki
kiểểu ấy, nên kh

khôông? – Ngọc Hà,
ngày 3/6/2013); việc có quy chế ưu đãi cho cán bộ tiền khởi nghĩa và các bà mẹ VN anh
hùng nếu các vị đó đi thi tuyển đại học, rất nhiều những quyết định nông nỗi khác của
chính quyền các cấp được đưa ra và rút lại như: quy định “không xây dựng các công trình

theo hướng nhại cổ kiểu kiến trúc cổ điển Pháp - châu Âu”, hay vụ “muốn làm giấy khai
sinh cho đứa con thứ 3, thứ 4 của mình, người dân “tự nguyện” nộp 1-1,5 triệu đồng”...!,
“ Còn nhớ vụ cấm “người thấp bé, nhẹ cân (chiều cao đứng dưới 1,45m, trọng lượng
dưới 40kg) không được đi xe máy trên 50 cc”; sau đó chưa chịu dừng, lại “vẽ” thêm: cấm
“người có vòng đo ngực trung bình dưới 72cm không được cấp bằng lái hạng A1, tức

cũng không được đi xe trên 50 cc...”; cách đây không lâu “chỉ được bán thịt trong vòng 8
ng quy
giờ giết mổ”… (Để đừ
đừng
quyếết rồi rút!- Ts. Lê Đăng Doanh, ngày 18/7/2013). Theo bài
ng “quy
viết Để đừ
đừng
quyếết rồi rút”! của Danh Đức thì các cấp bộ và địa phương thi nhau
“quyết rồi rút”. Mỗi vụ đều gây phản ứng dư luận, tạo bức xúc không cần thiết, làm mất
21


uy tín và hình ảnh của nhà nước. Bài viết kết thúc khiến người đọc cũng cảm thấy tức tối
vì sự lạm quyền mà không hữu dụng của hệ thống quản lý nhà nước: “Một lái xe có thể bị

giữ bằng lái 30 ngày chỉ với lỗi “đậu xe cách lề đường trên 25cm”, huống hồ là những
người có trách nhiệm ra quyết sách, và mặc nhiên phải có trách nhiệm bảo vệ uy tín Nhà
nước. Không lẽ cứ hưởng lương và bổng lộc mà cứ thoải mái xem uy tín Nhà nước và

lòng dân như “chuyện đùa” một cách vô tội vạ miết”.
Từ những phân tích trên ta có thể thấy, quyền lực bao giờ cũng dễ chịu hơn trách
nhiệm. Quyền lực và trách nhiệm khó tách rời nhau, như một sự thống nhất giữa các mặt
đối lập, chúng tồn tại bên nhau và tác động lẫn nhau. Có thể nói, quyền lực chỉ chính đáng
trong chừng mực nó gắn liền với trách nhiệm và chu toàn trách nhiệm. Một nhà lãnh đạo
lý tưởng phải nhắm đến trách nhiệm nhiều hơn là quyền lực. Qua các bài bình luận ta có
thể thấy ở Việt Nam, ngược lại, với quyền lực, người ta muốn tuyệt đối (độc quyền lãnh
đạo), nhưng với trách nhiệm, người ta lại muốn chia sẻ (trách nhiệm tập thể). Hậu quả là
không ai chịu trách nhiệm về điều gì cả, ngay cả với những sai lầm của chính mình
và/hoặc thuộc quyền hạn của mình. Đó cũng chính là nguyên nhân xuất hiện vấn đề
“quyền lực và trách nhiệm” trên “Thời sự và Suy nghĩ”. Vấn đề thuộc mảng này có phạm
vi ảnh hưởng rộng nên cần được xem xét kĩ lưỡng để có giải pháp căn cơ như các bài bình
luận của chuyên mục đã nêu.

ườ
2.3. Vấn đề nướ
ướcc mắt ng
ngườ
ườii dân
Ngoài những vấn đề mang tầm vĩ mô, những chuyện dân sinh hàng ngày cũng là
những đề tài thường xuyên xuất hiện trong mục “Thời sự & Suy nghĩ” trên Tuổi Trẻ.
Mặc dù đời sống người dân những năm qua từng bước được cải thiện, song bức
tranh kinh tế - xã hội Việt Nam không phải chỉ có màu hồng. Trong tiến trình đó vẫn còn
nhiều chuyện cần phải suy nghĩ về chất lượng cuộc sống người dân, đòi hỏi phải tiếp tục
cải thiện nhanh chóng, hữu hiệu hơn. Cái mà người dân dễ cảm nhận và dễ bức xúc chính
là những va chạm hằng ngày về nhà ở, an toàn thực phẩm, trường học, chất lượng khám

ưng kh
chữa bệnh,…Từ chuyện nước bẩn kéo dài không ai giải quyết (Tăng gi
giáá nh

như
khôông
tăng tr
tráách nhi
nhiệệm! – Phúc Huy, ngày 28/7/2004), nhà báo Phúc Huy đã thay mặt người
dân quận Tân bình, Phú Nhuận (TP.HCM) lên tiếng đòi quyền lợi của khách hàng đối với
công ty Cấp nước trước tình trạng nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm nặng. Tác giả viết:
22


×