Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

tìm hiểu phong cách nghệ thuật chế lan viên qua tập thơ điêu tàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 116 trang )

ƯỜ
NG ĐẠ
Ơ
TR
TRƯỜ
ƯỜNG
ĐẠII HỌC CẦN TH
THƠ
ÂN VĂN
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NH
NHÂ

Ữ VĂN
BỘ MÔN NG
NGỮ

ÂU THANH NH

CH
CHÂ
NHẢ
MSSV: 6106338

ỂU PHONG CÁCH NGH
Ệ THU
ẬT
TÌM HI
HIỂ
NGHỆ
THUẬ
Ế LAN VI


ÊN QUA TẬP TH
Ơ ĐIÊU TÀN
CH
CHẾ
VIÊ
THƠ

Lu
Luậận văn tốt nghi
nghiệệp đạ
đạii học
ữ Văn
Ng
Ngàành Ng
Ngữ

ng dẫn: Ths. NGUY
ỄN TH
ỀU OANH
Cán bộ hướ
ướng
NGUYỄ
THỊỊ KI
KIỀ

ơ, năm 2013
Cần Th
Thơ



NG CHI TI
ẾT
ĐỀ CƯƠ
ƯƠNG
TIẾ
ẦN MỞ ĐẦ
U
PH
PHẦ
ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
3. Mục đích, yêu cầu nghiên cứu
4. Phạm vi nghiên cứ
5. Phương pháp nghiên cứu
ƯƠ
NG 1: NH
ỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
CH
CHƯƠ
ƯƠNG
NHỮ
1.1 Đôi nét về tác giả
1.1.1 Cuộc đời Chế Lan Viên
1.1.2 Sự nghiệp văn chương
1.1.3 Quan niệm sáng tác
1.3.1.1 Quan niệm Chế Lan Viên về người làm thơ
1.3.1.2 Quan niệm Chế Lan Viên về thơ
1.2 Vài nét về vấn đề phong cách nghệ thuật
ƯƠ

NG 2: PHONG CÁCH NGH
Ệ THU
ẬT CH
Ế LAN VI
ÊN
CH
CHƯƠ
ƯƠNG
NGHỆ
THUẬ
CHẾ
VIÊ
Ơ ĐIÊU TÀN TH
Ể HI
ỆN TR
ÊN BÌNH DI
ỆN NỘI DUNG
QUA TẬP TH
THƠ
THỂ
HIỆ
TRÊ
DIỆ
2.1 Điêu tàn – “niềm kinh dị” giữa đồng bằng thơ Việt Nam
2.1.1 Sự đối lập khủng khiếp giữa quá khứ hào hùng và hiện tại đau thương của một
dân tộc
2.1.2 Thế giới cõi âm mang hồn khí của chết chóc
2.2 Điêu tàn – triết lí sơ khai của Chế Lan Viên về thời gian, con người và cuộc đời
2.2.1 Quan niệm về thời gian
2.2.2 Quan niệm về con người và cuộc đời

2.3 Điêu tàn - tập thơ thể hiện tình cảm trong sáng của nhà thơ về quê hương và con
người
ƯƠ
NG 3: PHONG CÁCH NGH
Ệ THU
ẬT CH
Ế LAN VI
ÊN
CH
CHƯƠ
ƯƠNG
NGHỆ
THUẬ
CHẾ
VIÊ
Ơ ĐIÊU TÀN TH
Ể HI
ỆN TR
ÊN BÌNH DI
ỆN NGH
Ệ THU
ẬT
QUA TẬP TH
THƠ
THỂ
HIỆ
TRÊ
DIỆ
NGHỆ
THUẬ

3.1 Thể thơ
3.1.1 Thể thơ bảy chữ, tám chữ trong tập thơ Điêu tàn
3.1.2 Cách gieo vần
3.1.3 Cách ngắt nhịp
i


3.2 Thế giới hình ảnh mang tính ám ảnh
3.3 Từ và các biện pháp tu từ
3.3.1 Từ ngữ
3.3.2 Các biện pháp tu từ
3.4 Giọng điệu
3.5 Không gian, thời gian nghệ thuật
3.5.1 Không gian nghệ thuật
3.5.2 Thời gian nghệ thuật
ẦN KẾT LU
ẬN
PH
PHẦ
LUẬ
ỆU THAM KH
ẢO
TÀI LI
LIỆ
KHẢ
MỤC LỤC

ii



ẦN MỞ ĐẦ
U
PH
PHẦ
ĐẦU
ọn đề tài
1. Lí do ch
chọ
Là một nhà thơ lớn của thế kỉ XX, Chế Lan Viên đã để lại cho hậu thế di sản
thơ và văn xuôi phong phú đa dạng. Qua từng trang thơ, văn của ông, người đọc có thể
nhận thấy những “vệt tư tưởng”, những “chất ngọc” được đúc kết từ sự lao động miệt
mài của tâm hồn khát khao, gắn bó sâu sắc với cuộc sống. Đi từ những tháp Chàm

ơ, sự nghiệp sáng tác của
trong tập thơ Điêu tàn đến tháp Bay-on trong tập Di Cảo th
thơ
Chế Lan Viên thể hiện sự gắn bó sâu sắc với vận mệnh của dân tộc và đất nước. Và ở
mỗi chặng đường sáng tác, Chế Lan Viên luôn tìm cách tạo cho mình một dấu ấn riêng,
một phong cách riêng mà khó có một nhà văn nào có thể làm theo hay bắt chước được.
Tác phẩm Chế Lan Viên gây được ấn tượng mạnh và âm vang lớn trong lòng
bạn đọc bao thế hệ. Ngay ở tập thơ đầu tay, tập thơ Điêu tàn, Chế Lan Viên đã xuất
hiện giữa thi đàn Việt Nam “như một niềm kinh dị” như Hoài Thanh đã nhận xét, và
cũng theo Phạm Hổ tập thơ này “tuy hình dáng rất khiêm tốn, nhưng lại làm cho người

đọc đến phải kinh ngạc và bàng hoàng…” [1; tr.91] Với tập thơ Điêu tàn, cái tên Chế
Lan Viên chính thức được ghi nhận vào phong trào Thơ mới với một gương mặt lạ và
một bộ óc siêu phàm của “thần đồng” thơ khi mới chỉ 17 tuổi.
Với tầm ảnh hưởng và vị trí lớn trên thi đàn trước cách mạng tháng Tám, tập
thơ Điêu tàn giữ một vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của Chế Lan Viên.
Tuy nhiên, qua khảo sát của chúng tôi, đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu

một cách chi tiết về phong cách thơ Chế Lan Viên trong tập thơ này, tập thơ có tính
chất mở đầu cho chặng đường thơ Chế Lan Viên. Phong cách trong thơ ông ở tập thơ
này chỉ dừng lại ở những bài viết hay bài phê bình văn học. Người ta thường nói: “Văn

chính là người” hay “Thơ là tiếng nói trung thành của trái tim”, qua những trang thơ,
người đọc có thể xâm nhập vào thế giới nghệ thuật của nhà thơ, qua đó hiểu hơn về
tâm tư, tình cảm và dấu ấn mà nhà thơ thể hiện trong tác phẩm và thời đại. Do đó,
chúng tôi thực hiện đề tài: “Tìm hi
hiểểu phong cách ngh
nghệệ thu
thuậật Ch
Chếế Lan Vi
Viêên qua tập

ơ Điêu tàn” là để tìm ra những nét mới lạ, những cái riêng, độc đáo tạo nên phong
th
thơ
cách của Chế Lan Viên, đồng thời, tìm ra những đóng góp của Chế Lan Viên trên thi
đàn Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.

2. Lịch sử vấn đề nghi
nghiêên cứu
1


Là tập thơ đầu tay với nhiều nét chấm phá độc đáo, Điêu tàn nhanh chóng thu
hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình đương thời cũng như sau này.
Nói về phong cách nghệ thuật thơ Chế Lan Viên, Vũ Tuấn Anh nhận xét:
“Phong cách thơ Chế Lan Viên đã có ảnh hưởng khá rõ nét trong đời sống thơ. Mạnh


mẽ, mới lạ và độc đáo – phong cách ấy quả là có sức hấp dẫn, lôi cuốn và kích thích
sáng tạo đối với nhà thơ trẻ. Có thể nói đến phong cách thơ Chế Lan Viên như một
trong những phong cách đặc sắc nhất thơ Việt Nam hiện đại” [1; tr.40] Ngoài ra
phong cách thơ Chế Lan Viên theo Phạm Hổ còn rất dễ dàng có thể nhận ra, ông viết:
“Có những nhà thơ phải đọc cả chùm tập thơ mới thấy hiện ra phong cách. Nhưng

cũng có nhà thơ chỉ đọc một bài thơ là đã thấy ra ngay. Trường hợp Chế Lan Viên có
thể nhận ra như vậy.” [1; tr.94] Trong suốt chặng đường thơ văn của mình, Chế Lan
Viên luôn có ý thức đổi mới thơ ca, ông luôn chọn cho mình một cá tính sáng tạo riêng,
một dấu ấn riêng trong nền văn học nước nhà. Phát hiện ra điều này, Huỳnh Văn Hoa
trong bài viết “Chế Lan Viên với cái nhìn nghệ thuật thơ” đã nói: “Thế giới thơ ông là

một thế giới đa dạng, muôn màu, nhiều biến hóa. Nhà thơ biết tìm tòi và gửi cho mình
một phong cách, biết chỗ đi và chỗ đến của nghệ thuật. Hơn nửa thế kỉ làm thơ, Chế
Lan Viên đã đắp cho mình một con đường riêng, không lẫn với bất cứ ai. Đây là điều
kiện không dễ trong sáng tạo nghệ thuật.” [1; tr.121]
Sau khi đọc xong tập thơ Điêu tàn, Lê Thiều Quang nhận xét một cách chi tiết
hơn phong cách nghệ thuật Chế Lan Viên ở tập thơ đầu tay này, trong bài viết “Cảm

tưởng tôi khi đọc Chế Lan Viên”, ông khẳng định: “Nó (tập thơ Điêu tàn) bắt đầu lấp
ló trong vườn thơ Việt Nam, bên cạnh và cũng không kém những tia sáng khác và
đồng thời, nó không giống với một tia nào. Điêu tàn mới lạ quá đến làm ngạc nhiên và
làm ngờ vực nhiều người.” [1; tr.227] Khác với Lê Thiều Quang, Đỗ Long Văn trong
“Thử phác họa một bản đồ của địa ngục theo Chế Lan Viên” đã cảm nhận thế giới
trong thơ Chế Lan Viên: “Trong thế giới Chế Lan Viên mà bóng tối xóa nhòa mọi dị

biệt, người ta thấy một đồ vật thường trở lại như một ám ảnh, ấy là cây tháp chàm đổ
nát. Nó xuất hiện trong những đêm mơ u uất như di tích của một thất bại không biết đã
xảy ra từ thời nào, và cái hoang vu của cảnh vật, trông nó như một đồ thừa. Ngay
những con ma Hời cũng không buồn trở lại cây tháp cổ ấy nữa.” [17; tr.540] Niềm ưu

uất ấy theo Hoàng Diệp được thể hiện trên từng con chữ trong tập thơ Điêu tàn: “Từng

hàng chữ, từng bài thơ đều có nhắc tới những lời than, điệu khóc hoặc dấu vết trên bờ
2


nghĩa địa, dưới chân ngọn tháp vắng. Có lắm khi những di tích xưa, những kỉ niệm cũ
của giống dân Hời lại nằm ngay giữa hàng chữ của Lan Viên, phơi mình trần như
nhộng trên mảnh giấy trắng đến ‘rợn người" của thi sĩ.”[1; tr.241] Điêu tàn mang
hình hài của một tháp Chàm đứng sừng sững, lẻ loi, bí mật và kinh dị giữa “đồng bằng

văn học Việt Nam ở nửa đầu thế kỉ XX” - nói theo Hoài Thanh - nên theo Hồ Thế Hà
nhận định: “Điều dễ thấy đầu tiên ở Chế Lan Viên, so với phong trào Thơ mới, là ông

đã tạo cho mình một thế giới khác – thế giới của cõi âm và những yêu ma, đầu lâu, sọ
dừa, máu xương rùng rợn, được ngụy trang bằng một niềm bi hận mang vẻ thần bí,
siêu hình để khóc cho một dân tộc bị chinh phục đến thành tro bụi.”[1; tr.261] Không
dừng lại đó, Trần Mạnh Hảo còn cho rằng Điêu tàn được coi là một trong “ba niềm

ù sa và Di cảo th
ơ,
sửng sốt” trong sự nghiệp thơ Chế Lan Viên trước Ánh sáng và ph
phù
thơ
ông viết: “Điêu tàn, tập thơ mê sảng nhất của văn học Việt Nam, biểu hiện thiên tài kì

lạ Chế Lan Viên, là niềm sửng sốt, là cú sốc của mĩ học về cái chết độc nhất vô nhị
vậy.” [1; tr.201]
Vẻ đẹp triết lí thể hiện từ chiều sâu của cái nhìn trí tuệ là một trong những đặc
điểm độc đáo làm nên phong cách thơ Chế Lan Viên. Nhiều nhà phê bình, nghiên cứu

đánh giá cao về đặc điểm này trong thơ ông. Nguyễn Lộc trong bài viết “Chế Lan Viên

và những trong nghệ thuật thơ” đã viết: “Đọc thơ Chế Lan Viên chúng ta gặp những
câu có tính châm ngôn, tính chất triết lí; một châm ngôn độc đáo nhưng xác thực, một
triết lí súc tích, không xa lạ với mọi người, nhưng ở mọi người có khi còn cảm nhận lờ
mờ thì nhà thơ nói lên sắc sảo như một phát hiện.” [1; tr.57] Cũng cùng ý kiến đánh
giá về sự phổ biến vẻ đẹp triết lí trong thơ Chế Lan Viên, Nguyễn Quốc Khánh trong
“Vẻ đẹp triết lí trong thơ Chế Lan Viên” đã khẳng định: “Những khái quát bằng triết lí

trong thơ Chế Lan Viên cũng chính là những biểu hiện trí tuệ trong tư duy nghệ thuật
của ông. Có thể nói, đây là một thao tác tư duy thường trực của ông. Dù là phân tích,
liên tưởng hay hồi tưởng, suy tưởng, ông cũng hướng tới cái khái quát triết lí được
nâng cao tầm nhận thức để vượt lên cái cụ thể - cảm tính.” [1; tr.152] Và chính từ cái
nhìn giàu trí tuệ đã tạo nên cái độc đáo trong thơ Chế Lan Viên, Hồng Diệu trong bài
viết: “Thơ về thơ của Chế Lan Viên” nhận xét: “Thơ - mà không chỉ riêng thơ - của

Chế Lan Viên có một đặc điểm rất dễ nhận thấy: nhiều suy nghĩ, giàu trí tuệ. Đặc điểm
này rõ và mạnh đến mức làm cho thơ anh không lẫn với bất cứ một nhà thơ nào.” [1;
tr.174]
3


Nghệ thuật xây dựng hình ảnh là một trong những đặc điểm bao trùm tạo nên
phong cách thơ Chế Lan Viên, thể hiện sự thành công về nghệ thuật trong thơ ông. Nói
về hình ảnh trong thơ Chế Lan Viên, Vũ Tuấn Anh viết: “Hình ảnh trong thơ Chế Lan

Viên góp nhiều ý, mở rộng trường liên tưởng, giàu tính khái quát và tượng trưng.
Nhiều hình tượng thơ nối tiếp hòa trộn, đối chọi, chuyển hóa đầy phong phú và biến
ảo tạo ra cảm giác của một hội hoa đăng….” [1; tr.36] Thế giới hình ảnh thơ Chế Lan
Viên phong phú, đa dạng thể hiện trí tưởng tượng cùng tài năng sang tao của ông. Tuy

nhiên, có khá nhiều ý kiến trong phân chia hình ảnh thơ Chế Lan Viên. Theo Phạm
Xuân Nguyên thơ Chế Lan Viên có hai loại hình ảnh: “một loại có tính hiện thực và

một loại có tính chất ẩn dụ, tương trưng. Loại thứ hai này mới là những gì tiêu biểu
cho nghệ thuật thơ Chế Lan Viên. Hầu hết hình ảnh trong thơ ông, kể cả trước và sau
năm 1945, điều cơ bản tồn tại dưới dạng biểu tượng, tượng trưng, khái quát.”[1;
tr.122] . Nguyễn Lâm Điền trong Đặc trưng nghệ thuật thơ Chế Lan Viên đã dành một
chương để nói về những đặc sắc hình ảnh thơ Chế Lan Viên, trong đó ông có nhận xét
hình ảnh trong tập thơ Điêu tàn: “Thế giới hình ảnh trong Điêu tàn thật hư ảo nhưng

nó lại có sức ám ảnh mãi không thôi đối với người đọc. Ở Điêu tàn, thế giới ấy ‘đứng
sừng sững như một cái tháp chàm chắc chắn và len lõi, bí mật’” [7; tr.74].
Những nhận định trên nhìn chung đã thể hiện sự tìm tòi, khám phá của các nhà
nghiên cứu, nhà phê bình trong việc phát hiện ra cái hay trong thơ Chế Lan Viên. Về
phong cách nghệ thuật Chế Lan Viên qua tập thơ Điêu tàn, một số nhà phê bình tập
trung vào tập thơ Điêu tàn, một số nhà phê bình thì nhận định phong cách nghệ thuật
thơ ông cho cả giai đoạn hay trong một thời kì sáng tác. Những nhận định này nhìn
chung là chính xác với những nét độc đáo trong phong cách thơ Chế Lan Viên cho tập
thơ Điêu tàn và những sáng tác của ông nói chung. Nhưng cũng có thể thấy, những bài
nghiên cứu về phong cách Chế Lan Viên qua tập thơ Điêu tàn còn sơ lược, chưa đi sâu
vào bức tranh tổng hợp làm nên phong cách thơ của ông. Tuy nhiên, những ý kiến,
nhận định trên là những tư liệu quý giá, góp phần vào việc mở đường cho người
nghiên cứu tìm hiểu phong cách thơ Chế Lan Viên qua tập thơ Điêu tàn.

ch, yêu cầu nghi
3. Mục đí
đích,
nghiêên cứu

4



ơ
Thực hiện đề tài Tìm hi
hiểểu phong cách ngh
nghệệ thu
thuậật Ch
Chếế Lan Vi
Viêên qua tập th
thơ
Điêu tàn, người viết mong muốn:
Vận dụng lí thuyết về phong cách nghệ thuật vào nghiên cứu tác giả Chế Lan
Viên qua tập thơ Điêu tàn nhằm: Giúp cho người đọc có hình dung nhất định về
phong cách nghệ thuật Chế Lan Viên qua tập thơ đầu tay, đồng thời, tìm ra những nét
riêng, độc đáo trong thơ ông và những đóng góp của nó vào việc làm phong phú hơn
bộ mặt thơ ca trước cách mạng tháng Tám.
ạm vi nghi
4. Ph
Phạ
nghiêên cứu
Luận văn tập trung tìm hiểu phong cách nghệ thuật Chế Lan Viên chủ yếu ở tập
thơ Điêu tàn. Cụ thể là tiếp cận vấn đề ở hai phương diện nội dung và hình thức nghệ
thuật, từ đó chỉ ra những nét làm nên phong cách của nhà thơ.
Ngoài ra, người viết có sử dụng một số bài nghiên cứu về phong cách nghệ
thuật và các bài nghiên cứu, phê bình của các nhà phê bình trong đánh giá thơ Chế Lan
Viên.
ươ
ng ph
5. Ph
Phươ

ương
phááp nghi
nghiêên cứu
Người viết sử dụng nhiều phương pháp trong quá trình thực hiện nhưng chủ yếu
là các phương pháp:
Phương pháp phân tích – tổng hợp: phân tích vấn đề ở nhiều khía cạnh, đặc
điểm. Qua đó khái quát thành những đặc điểm nghệ thuật làm nên phong cách của nhà
thơ.
Phương pháp so sánh: Đây có thể nói là một trong những phương pháp quan
trọng trong nghiên cứu, tìm hiểu phong cách nghệ thuật của một tác giả. Chính vì vậy,
khi nghiên cứu phong cách nghệ thuật Chế Lan Viên người viết có so sánh với một số
tác giả thuộc phong trào Thơ Mới như: Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử,… và một
số tác phẩm của Chế Lan Viên sau năm 1954 để làm rõ hơn phong cách nghệ thuật của
ông qua tập thơ Điêu tàn.
Bên cạnh đó, chúng tôi còn kết hợp sử dụng một số thao tác như: chứng minh,
bình luận, giải thích… để làm rõ vấn đề nghiên cứu.

ƯƠ
NG 1: NH
ỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
CH
CHƯƠ
ƯƠNG
NHỮ
5



1.1 Đô
Đôii nét về tác gi

giả
ộc đờ
1.1.1 Cu
Cuộ
đờii Ch
Chếế Lan Vi
Viêên
Chế Lan Viên (1920 – 1989), tên khai sinh là Phan Ngọc Hoan, thân phụ là
Phan Sĩ Tân. Ngoài bút danh Chế Lan Viên, ông còn sử dụng các bút danh khác như:
Mai Lĩnh, Thạch Hãn, Thạch Mai, Chàng Văn. Ông sinh ra ở Nghệ An trong một gia
đình viên chức, quê gốc ở huyện Cam Lô tỉnh Quảng Trị nhưng lớn lên ở Bình Định.
Chế Lan Viên từ nhỏ là một cậu bé tài năng và thông minh. Năm ông học lớp
nhất trường tiểu học Bình Định, ông đạt được giải nhất với bài luận quốc văn hay nhất
trong kì thi khóa các trường tiểu học trên toàn Trung kì. Sau khi đỗ bằng tiểu học vào
năm 1935, ông được nhận vào học lớp đệ nhất trường tỉnh, trường Quốc học Quy
Nhơn và bắt đầu sáng tác thơ ca từ lúc 12, 13 tuổi. Năm 1937, khi còn đang học tại
Quy Nhơn (Bình Định), ông cho xuất bản tập thơ Điêu tàn với bút danh là Chế Lan
Viên. Năm 1939, ông chuyển ra học ở Hà Nội và sau khi tốt nghiệp về dạy học ở
Thanh Hóa, Huế.
Cách mạng tháng Tám 1945 đã ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức, tư tưởng của
Chế Lan Viên. Từ một con người chán nản, sầu khổ với thực tại, Đảng đã soi rọi và
dẫn đường cho Chế Lan Viên trở về với nhân dân, với Tổ quốc. Vì vậy, trong thời kì
này ông đến với cách mạng một cách tự nguyện và tích cực tham gia cách mạng ở Quy
Nhơn, sau đó ông ra Huế làm báo Quyết Thắng của Việt Minh ở Trung bộ. Những
năm kháng chiến chống Pháp, ông tiếp tục làm báo và hoạt động văn nghệ ở khu IV và
Bình-Trị-Thiên. Với sự hoạt động tích cực của mình, vào tháng 7 năm 1949, trong
chiến dịch ở Tà Cơn, đường 9, gần quê mẹ, Chế Lan Viên được gia nhập vào Đảng
Cộng sản Đông Dương. Đó là một niềm vui lớn của một con người hết lòng phục vụ
công sức của mình cho Đảng, nhân dân, những cảm xúc ấy đã được ông ghi lại bằng


ng tr
những vần thơ hết sức cảm động trong bài Kết nạp Đả
Đảng
trêên qu
quêê mẹ.
Hiệp định Pari năm 1954 được kí kết, hòa bình được lặp lại trên miền Bắc, thế
nhưng, một phần nửa của tổ quốc, miền Nam vẫn còn bóng dáng của quân thù. Theo
hiệp định Pari, Chế Lan Viên cũng như những người khác tiến hành tập kết ra Bắc. Tại
Hà Nội, ông tiếp tục làm báo và công tác văn nghệ ở Hội Nhà văn Việt Nam. Với tài
năng của mình, ông được bổ nhiệm vào nhiều chức vụ cao của Hội Nhà văn Việt Nam,
Đại biểu Quốc hội, ông từng là ủy viên thường trực Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt
Nam; đại biểu Quốc hội khóa 4, 5, 6, 7; ủy viên Ban thống nhất Quốc hội khóa 4, 5.
6


Sau năm 1975, Chế Lan Viên sống và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 1988 Chế Lan Viên được tặng Huân chương Độc lập hạng hai. Năm 1989, ông
qua đời tại bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh.
Chế Lan Viên được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ
thuật năm 1996 (đợt 1).

ươ
ng
1.1.2. Sự nghi
nghiệệp văn ch
chươ
ương
Chế Lan Viên là một trong những nhà thơ có số lượng tác phẩm phong phú, đa
dạng thuộc nhiều thể loại. Ngoài sáng tác thơ ông còn viết truyện, tạp bút, phê bình
văn học, kinh nghiệm sáng tác văn chương…. Dù ở bất cứ thể loại nào, Chế Lan Viên

cũng thể hiện sự tài hoa, trí tuệ của mình trong việc nhìn nhận, đánh giá vấn đề văn
học, cuộc sống.
Chế Lan Viên sáng tác thơ khi ông còn rất trẻ, khoảng mười hai, mười ba tuổi.
Năm mười bảy tuổi ông cho xuất bản tập thơ đầu tay, Điêu tàn (1937), tập thơ gây xôn
xao trên giới văn đàn văn học lúc bấy giờ với một phong cách mới mẻ, độc đáo. Lấy
hình ảnh nước Chiêm Thành từ trong quá khứ, Chế Lan Viên đã thể hiện cái buồn, nỗi
cô đơn, băn khoăn của cái tôi bản ngã trước thực tại. Cũng trong thời gian này, Chế
Lan Viên cùng với nhà thơ Bích Khê, Hàn Mạc Tử, Quách Tấn lập nên nhóm thơ Bình
Định và trường phái Thơ Loạn do Hàn Mạc Tử đứng đầu. Trường phái Thơ Loạn đã
góp phần tạo nên một khuynh hướng mới, màu sắc mới cho phong trào Thơ mới (1932
- 1945).
Sau tập thơ Điêu tàn, Chế Lan Viên còn sáng tác một số bài thơ khác trong

ơ kh
những năm từ 1937-1945 và tập hợp thành tập thơ Tập th
thơ
khôông tên nhưng chưa cho
in thành sách. Sau năm 1945, thơ Chế Lan Viên thể hiện sự chuyển biến trong nhận
thức và tư tưởng của nhà thơ. Sự ra đời của tập thơ Gửi các anh (1954) là một minh
chứng cho sự thay đổi đó. Được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Pháp, tập
thơ đã thể hiện lòng khát khao hướng về thực tại đời sống và nhân dân, phục vụ cho
công cuộc đấu tranh, giành lại Tổ quốc.
Sau năm 1954, thơ Chế Lan Viên thắm nhuần tư tưởng cách mạng, quần chúng
nhân dân. Đặc biệt là trong thời kì từ 1960-1975, thơ Chế Lan Viên mang đậm chất sử
thi hào hùng, chất chính luận sắc bén cùng với tính thời sự thể hiện đậm nét trong thơ
ông. Bám sát thực tế đấu tranh dân tộc trước kẻ thù lớn mạnh là đế quốc Mĩ và tay sai,
thơ Chế Lan Viên mang âm hưởng ca ngợi Tổ quốc và con người cách mạng trong
7



công cuộc giải phóng đất nước. Nhiều bài thơ của ông trong thời kì này đã gây xúc
cảm mạnh mẽ đối với cách mạng và quần chúng nhân dân, thể hiện được cái nhìn tinh
tế của nhà thơ về cuộc sống và khát vọng hòa hợp vào cuộc sống. Những bài thơ này

ù sa (1960), Hoa ng
ườ
ng
được tập hợp thành những tập thơ: Ánh sáng và ph
phù
ngàày th
thườ
ường
ng,
ững bài th
ơ đá
nh gi
chim báo bão (1967), Nh
Nhữ
thơ
đánh
giặặc (1972), Đố
Đốii tho
thoạại mới (1973), Hái
theo mùa (1976).
Sau năm 1975 và nhất là những năm tháng cuối đời, thơ Chế Lan Viên trở về
cuộc sống đời thường. Thơ của ông trong thời kì này thể hiện sự băn khoăn, trăn trở
của cái tôi trước sự vĩnh hằng của đời sống và lịch sử. Chất triết lí, giàu suy tư của

ơ I,
người từng trải thể hiện rõ nét trong tập thơ Ta gửi cho mình (1986), và Di cảo th

thơ
II, III, tập thơ sau này được nhà văn Vũ Thị Thường – vợ của nhà thơ cho in lần lược
vào các năm 1992, 1993, 1994. Không những vậy, thời kì sau năm 1975 còn ghi nhận
sự thành công đỉnh cao của Chế Lan Viên trong việc tìm cái mới ở thể thơ tứ tuyệt qua
tập thơ Hoa tr
trêên đá (1984).
Chế Lan Viên còn là cây bút văn xuôi tài năng với các tập bút kí Vàng sao

ững ng
ờ của số th
(1942), Th
Thăăm Trung Qu
Quốốc (1963), Nh
Nhữ
ngàày nổi gi
giậận (1966), Gi
Giờ
thàành
(1977),… Các tập tiểu luận, phê bình văn học cũng gây tiếng vang lớn với Vào ngh
nghềề

ng dân
(1962), Ph
Phêê bình văn học (1962), Suy ngh
nghĩĩ và bình lu
luậận (1971), Bay theo đườ
đường
ơ (1981), Từ gác Khu
n qu
tộc đang bay (1976), Ngh

Nghĩĩ cạnh dòng th
thơ
Khuêê Văn đế
đến
quáán Trung
ơ (1987).
Tân (1981), Ngo
Ngoạại vi th
thơ

1.1.3 Quan ni
niệệm sáng tác
ườ
ơ
1.1.3.1 Quan ni
niệệm của Ch
Chếế Lan Vi
Viêên về ng
ngườ
ườii làm th
thơ
Quan niệm về nghề thơ hay “thợ thơ” của Chế Lan Viên được thể hiện chủ yếu
qua các cuộc nói chuyện văn chương, phê bình văn học và ở một số bài thơ trong sáng
tác của ông.
Trước cách mạng tháng Tám, theo Chế Lan Viên: “Thi sĩ không phải là người.

Nó là Người mơ, Người say, Người điên. Nó là Tiên, là Ma, là Quỷ, là Tỉnh, là Yêu.
Nó xối trộn Dĩ vãng. Nó ôm trùm Tương Lai” [20; tr.9] Người làm thơ theo quan niệm
của ông không phải là một người bình thường, đó là một con người phi thường đầy đủ
trạng thái của người “điên loạn”, từ say, mơ, mộng, ảo, ma, quỷ,… cho đến khả năng

ôm trùm thời gian dĩ vãng và tương lai. Và người ta không thể hiểu “Nó” vì theo lí giải
của Chế Lan Viên: “Vì nó nói những cái vô nghĩa, tuy rằng những cái vô nghĩa đó hợp
8


lí. Nhưng thường thường nó không nói. Nó gào, nó thét. Nó gào vỡ sọ, nó thét đứt đầu,
nó khóc trào nước mắt, nó cười tràn cả tủy là tủy. Thế mà có người tự cho là hiểu
được nó, rồi đem so sánh với Người, và chê nó là giả dối với Người. Với nó, cái gì nó
cũng có cả.” [26; tr.9] Có thể nhận thấy trong phát biểu trên dấu ấn của chủ nghĩa siêu
thực thể hiện rõ qua quan niệm Chế Lan Viên về người làm thơ. Ông đề cao yếu tố phi
lí trong thơ, nhu cầu phá vỡ lí trí, logic trong nhận thức thông thường. Nhà thơ phải
chân thành với cảm xúc từ miền vô thức, mặc cho miền vô thức ấy vô nghĩa, phi lí như
Jung đã từng nói: “Chỉ những người không biết mới hỏi bức tranh là có ý nghĩa gì. Họ

dường như nghĩ rằng bức tranh là vô giá trừ khi nó có thể được hiểu bằng trí tuệ. Đối
với người thi sĩ không nhất thiết phải tin vào bức tranh của mình, anh ta không bao
giờ sẽ nghĩ như vậy. Anh ta dựa trên cảm xúc. Đối với anh ta, bức tranh không có ý
nghĩa gì nhưng anh ta thích vẽ nó, đánh giá nó không vì giá trị nghệ thuật mà vì cảm
nhận về sự tự do hay những thành quả đạt được cùng sự tạo ra nó.” [4; tr.125] Để lí
giải cho những cái vô nghĩa nhưng hợp lí, ông đã ví dụ về dòng sông Linh, người
Dũng Sĩ trong sách của ông và hỏi người đọc “Sông Linh ở đâu? Người Dũng Sĩ ăn

mặc như thế nào?” rồi ông tự lí giải “Hãy nghĩ lại! Có ai thấy, vào buổi chiều, rụng ở
trong Tháp một viên gạch cũ mà hỏi: Viên gạch ấy chu vi, diện tích bao nhiêu? Đúc từ
đời nào? Ở đâu? Bởi ai? Và để làm gì?” [26; tr.9] Đây là lối đối – đáp thông minh của
nhà thơ vừa thể hiện quan niệm về cái vô nghĩa mà hợp lí của người làm thơ, vừa cụ
thể hóa vấn đề nhà thơ trình bày. Nói tóm lại, dấu ấn của chủ nghĩa siêu thực đã ảnh
hưởng lớn đến quan niệm của Chế Lan Viên về người làm thơ. Quan niệm này chi
phối hầu hết những sáng tác của ông từ thơ và nhất là trong văn xuôi giai đoạn trước
cách mạng tháng Tám. Tuy mang dấu ấn siêu thực nhưng từ quan niệm này cũng có

thể nhận thấy, người thi sĩ trong mắt của Chế Lan Viên đã được nâng lên một vị trí
mới: Trong văn học trung đại, nhà thơ phải tuân theo sự gò bó tình cảm được quy định
theo ý thức hệ Nho gia thì giờ đây, người làm thơ có thể tự do bày tỏ cảm xúc của
mình, thậm chí có thể vượt xa mỗi cảm xúc thông thường để vươn đến đỉnh cao của
cảm xúc, phi lí trí.
Sau cách mạng tháng Tám, cùng với một số nhà thơ khác như Lưu Trọng Lư,
Tế Hanh, Xuân Diệu, Huy Cận, … Chế Lan Viên đến với Đảng bằng một niềm tin
cháy rực. Tưởng chừng như đi sâu vào bóng tối của cõi siêu hình, nhưng ánh sáng của
Đảng đã kéo Chế Lan Viên về với thực tại, soi rọi, khơi gợi niềm tin, lí tưởng cho
9


người thi sĩ. Và Đảng đã thực sự đưa những con người như Chế Lan Viên từ một

ươ
ng đế
n cánh đồ
ng vui để Bay theo
người đến với mọi người, Từ thung lũng đau th
thươ
ương
đến
đồng
ng dân tộc đang bay. Sự chuyển biến này đã tác động sâu sắc không chỉ trong
đườ
đường
quan niệm sáng tác thơ mà còn cả quan niệm của ông đối với người làm thơ.
Ông quan niệm: “Thơ là một nghề rất nghiêm túc” [17; tr.309] nên người cầm
bút trước tiên phải là người chân chính và phải có tài. Từ cái chân chính, tài năng ấy,
người làm thơ phải biết không ngừng học hỏi, rèn luyện vốn sống để có một trực giác

linh hoạt, nhạy cảm trước vấn đề của cuộc sống. Đồng thời, chính vì xem thơ là một
nghề nghiêm túc nên Chế Lan Viên đòi hỏi người làm thơ phải lao động miệt mài, cần
cù. Sự ra đời của một tác phẩm thể hiện được công sức, sự khổ luyện của người làm
thơ trong quá trình lao động. Ông ví như một người làm thơ cũng như con ong mật:

“Nhà thơ như con ong biến trăm hoa thành một mật
Một giọt mật thành, đòi vạn chuyến ong bay
Nay rừng nhãn thôn Đoài, mai vườn cam xứ Bắc
Mật ngọt ở đồng bằng mà hút nhụy tận miền tây”
Ong và mật)
(Ong
Sự cần cù, chăm chỉ là đức tính cần có của người làm thơ, nhưng điều quan
trọng hơn là người làm thơ phải tự ý thức về mình để có bước đi cho phù hợp. Ông ví
nhà thơ như một ngọn hải đăng phải biết tự mình “chớp”, “xoay” thì mới có thể phát
sáng được. Tác phẩm cũng như một mùa gặt, người làm thơ muốn tác phẩm của mình
hay thì phải biết cách gieo hạt, cách chọn giống:

“Người gieo là anh và người gặt cũng là anh,
Chỉ gieo những cơn gió và gặt về mùa đào sao được?
Anh muốn gặt trang phì nhiêu sao anh lại cầm thóc lép để mà gieo?”
ơ)
(Sổ tay th
thơ
Đối với Chế Lan Viên, người làm thơ phải có lập trường và tư tưởng, lập
trường là cái có đầu tiên, và tư tưởng là cái then chốt. Có lập trường tư tưởng thì nhà
thơ, nhà văn mới có thể nói đúng được cái tốt, cái xấu và tránh được cái “ba phải”
trong thơ. Có lập trường, tư tưởng vẫn còn chưa đủ, Chế Lan Viên quan niệm lập
trường, tư tưởng phải đi đôi với hành động thì thơ mới có hồn, sống động.
Thơ ca từ lâu vốn gắn liền với cuộc sống, từ cuộc sống mà đi ra. Theo Tố Hữu,
thơ chính là “cái nhụy của cuộc sống”, vì vậy nhà thơ muốn “có nhụy” thì “Chính

10


mình phải hút được cái nhụy của cuộc sống, phải phấn đấu cho cuộc đời có nhụy”
(Tâm sự làm thơ). Chế Lan Viên cũng đề cao vai trò của thực tế cuộc sống đối với nhà
thơ, theo ông, cuộc sống dạy cho người làm thơ cách sống giữa chốn phức tạp của nó:

“Ở cùng ta (cuộc sống- Người viết) thêm vài ngày, ngươi sẽ bắt đầu hiểu ta, và chẳng
vì thế mà mi ghét ta. Nhưng hãy ở cùng ta thêm vài ngày nữa người sẽ hiểu sâu ta và
vì thế, ngươi yêu ta vĩnh viễn” [24; tr.295] Có vốn sống thực tế thì nhà thơ mới có tư
tưởng phong phú, vì vậy, Chế Lan Viên khuyên nhà văn, nhà thơ phải biết hướng mình
ra cuộc sống, biết dời lòng đến những trời cao, cạnh bể, đến những ngã ba, ngã tư của
cuộc đời để cảm nhận cuộc sống, thế thì những trang thơ, văn mới hay, mới hấp dẫn,
ông viết: “đừng ở trong phòng! Mà sáng nay anh phải thấy bể để chiều nay ghép nó

với chữ trời, mười năm trước anh phải sống với cuộc kháng chiến để giờ đây ghép nó
với chữ hòa bình, và luôn phải ra khỏi nhà mình, vào trong thực tế khách quan, để lúc
trở về, tâm hồn mới có nhiều tương quan đột ngột” [23; tr.248]. Có hòa nhập với cuộc
sống thì người làm thơ mới có thể hiểu được sự vận động của cuộc sống với bao nốt
thâm trầm, từ đó thêm cố gắng hơn trong công việc của mình, ông đã tâm tình điều

ực tế:
này trong bài Đi th
thự
“Suốt cuộc đời ăn hạt gạo nhân dân

Ngày thứ nhất nhà thơ đi học cấy
Bỗng hối tiếc nghìn câu thơ nước chảy
Chửa vì người bằng một bữa cơm ăn.”
Nhà thơ đối với Chế Lan Viên cần học cách “cho và nhận”. Ông đã từng nói:

“tâm hồn của người thi sĩ đẹp ở chỗ nó biết nhận và càng đẹp hơn ở chỗ nó biết cho”
[24; tr.272], “cho” theo quan niệm của Chế Lan Viên chính là đem tâm hồn của mình
cho dân tộc, nhân dân, cho chiến thắng. “Cho” và “nhận” gắn bó mật thiết với nhau, có
“cho” thì mới có “nhận”. Xuất phát từ điều này, ông giải thích những người không có
gì để “cho” là vì “họ không có nhận được gì. Họ không nhận được cái đau, cũng

không nhận được cái vui, họ cũng không nhận được máu chảy ra từ sự chia cắt” [24;
tr.273]
Chế Lan Viên quan niệm một nhà văn, nhà thơ thành công là khi anh ta biết
thừa hưởng những kinh nghiệm và những giá trị của thế hệ trước, nhưng quan trọng là
anh ta phải nắm bắt được cuộc sống hiện nay. Bởi vì cuộc sống luôn vận động và phát

11


triển, những biến động của xã hội đôi khi được tính bằng ngày, phút, giây, vì thế đòi
hỏi nhà thơ cần bám sát và phải nhạy bén trong việc nắm bắt vấn đề cuộc sống:

“Mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút, mỗi giây
Đều có cái gì của đời không giống trước
Miễn là anh lắng tai
Nếu anh ghi lại thì dòng sông kia ở lại
Và anh để đời trôi xuôi thì nước cũng trôi xuôi”
ơ...ngh
(Ngh
Nghĩĩ về ngh
nghềề.... ngh
nghĩĩ về th
thơ
...nghĩĩ....

....)
Ông cũng đã từng khuyên những người đi trước:

“Khi anh gần chạng vạng
Thì có người bình minh
Đừng lấy hoàng hôn ngăn cản
Ban mai của họ sinh thành”
Đừ
ng ng
(Đừ
Đừng
ngăăn cản)
Ngoài khả năng bám sát vào cuộc sống, khả năng quan sát của người cầm bút
sáng tác văn học nói chung và nhà thơ nói riêng rất quan trọng. Có quan sát thì nhà thơ
mới nắm bắt được nhịp độ của cuộc sống, mới hiểu được bản chất của sự vật vốn bị
những hiện tượng đơn nhất bên ngoài che khuất. Nói về khả năng quan sát của nhà thơ,
Chế Lan Viên quan niệm nhà thơ phải chú ý quan sát, ông ví như muốn tả chữ “bể” thì
phải thấy nhiều “bể”, đó là “bể vào lúc chiều, lúc yên lặng, lúc cuồng phong, vào mùa

đông, hè...”[23; tr.146]. Ngoài ra, Chế Lan Viên quan niệm, mỗi nhà thơ phải có sự
linh hoạt và khả năng nhìn xa trông rộng: “trong văn và thơ phải có con mắt to của

nhà triết học để thấy nam, bắc, đông, tây. Đồng thời phải có con mắt bé như kiến để
phát hiện chi tiết. Mỗi chi tiết làm nên nhà thơ lớn” [25; tr.843], hay đôi khi nhà thơ
như một con bói cá phải có tầm nhìn xa trông rộng:

“Nhà thi sĩ như con bói cá, mắt bao gồm đầm hồ
Bát ngát, phải thấy cả tam thiên mẫu của đời,
Trước khi lao vào bắt một chú cá con”
ơ...ngh

(Ngh
Nghĩĩ về ngh
nghềề.... ngh
nghĩĩ về th
thơ
...nghĩĩ....)
Nền thơ ca nói riêng và nền văn học Việt Nam nói chung rất cần những người
nghệ sĩ có phong cách. Chính những phong cách của mỗi tác giả không chỉ góp thêm
hương sắc cho vườn văn mà còn khẳng định sự trưởng thành của phong trào văn học.
12


Để có cái riêng, nhà thơ phải có sự lao động chăm chỉ cùng với thái độ không ngừng
tìm tòi, học hỏi, bởi theo ông, cái đẹp len lõi khắp mọi nơi nên nhà văn, nhà thơ phải
tìm những khía cạnh, lấy cái rất riêng để diễn tả những cái thông thường, thế thì nhà
văn, nhà thơ mới có thể có dấu ấn phong cách của mình với bạn đọc và nền văn học.

ơ
1.1.3.2. Quan ni
niệệm của Ch
Chếế Lan Vi
Viêên về th
thơ
Trước cách mạng tháng Tám, quan niệm thơ Chế Lan Viên chịu ảnh hưởng của
khuynh hướng nghệ thuật vị nghệ thuật. Ông đã từng nói: “Nếu vẫn cứ quốc gia, đạo

đức, xã hội luân thường thì ba phần tư nhân loại sẽ chết vì đau dạ dày” [23; tr.30].
Ông quan niệm, mĩ thuật là phải huyền bí, huyễn tưởng thì mới vựt dậy được cái đẹp:
“Mĩ thuật là thần bí. Sự linh thiêng cần phải đẹp mới dậy nổi những sóng bể khát thèm,


cái đẹp không linh thiêng sao có thể đè nén những nỗi khiếp sợ.” [23; tr.30] Đồng thời,
quan niệm về thơ và tác phẩm văn học nói chung, Chế Lan Viên đặt sự tương quan
giữa độc giả với tác phẩm. Trong Tựa của tập thơ Điêu tàn ông từng nói: “Đọc tập

Điêu tàn này xong, nếu lòng anh vẫn dửng dưng không có lấy một cơn sóng gió thì xin
anh hãy cầu khẩn tất cả những gì Thiêng Liêng, những gì cao cả tha tội cho phạm
nhân là tôi đây. Nếu, khi đọc xong mà cái Buồn, cái Chán, cái Hãi hùng cùng ùa nhau
đến bọc hồn anh (…) thì xin anh chớ hẹp hòi gì mà cười cho mênh mang, gào cho vỡ
cổ, khóc cho hả hể, rồi gửi cái cười, cái gào cái khóc ấy cho không trung.” [26; tr.10]
Từ đoạn trích trên có thể nhận thấy, vai trò của người đọc và cảm xúc của người đọc
giữ vai trò quan trọng trong việc cấu thành sự thành công của một nhà thơ. Đặt vị trí
người đọc làm trung tâm, tác phẩm nói chung phải khơi dậy sợi dây cảm xúc bên trong
tâm hồn người đọc và phải có tác dụng nhất định với họ: “Mỗi người đọc lấy mười lần,

làm một bài toán nhân, phải chăng chúng ta đã có một số lớn bằng quần chúng. Được
như thế, quyển sách cần phải đủ sức vẹn nguyên và khác lạ sau mỗi lúc dùng xong –
đủ sức làm cho họ kém đi hay bồi đắp thêm sau khi đọc sách.” [23; tr.13]
Nhìn chung, quan niệm về thơ của ông trong giai đoạn này có sự tiến bộ nhất
định khi ông nhấn mạnh vai trò và tương tác của độc giả với tác phẩm. Tác phẩm
chính là chiếc cầu nối giữa nhà văn với người đọc, thông qua tác phẩm, người đọc có
thể nắm bắt nội dung tư tưởng mà nhà văn muốn truyền đạt, chính vì vậy, một tác
phẩm hay phải thực sự tác động đến nhận thức, tình cảm người đọc. Đây là quan niệm
mới về văn học nói chung của ông mà ít những nhà phê bình, lí luận trong thời gian
này làm được.
13


Sau cách mạng tháng Tám, quan niệm thơ Chế Lan Viên có sự chuyển biến rõ
rệt. Quan niệm thơ của ông gắn với nhân dân và quần chúng, thể hiện bước đi tích cực
trong nhận thức về thơ của Chế Lan Viên.

Nền văn học Việt Nam nói chung và nền thơ ca Việt Nam nói riêng ngày càng
khẳng định bước tiến trong công cuộc hiện đại hóa trong thơ. Tắm trong dòng chảy
hiện đại ấy, thơ phải đi từ nội dung đến hình thức thể hiện phải hiện đại. Chế Lan Viên
quan niệm, một bài thơ được coi là hiện đại khi trong thơ thể hiện được “sự sống hiện

đại, cách xúc cảm hiện đại trước cuộc sống. Rồi mới đến cách biểu hiện hiện đại về
cuộc sống và xúc cảm.” [24; tr.332] Có thể nói, nhu cầu hiện đại hóa trong thơ ca là
điều cần thiết nhằm không ngừng đáp ứng nhu cầu cách tân của thời đại. Vì thế, nhà
thơ phải học hỏi từ hiện đại để tìm cái mới phục vu cho công cuộc hiện đại hóa ấy.
Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Chế Lan Viên không ngừng tìm tòi, khám phá
những cái mới của giá trị thơ ca. Theo ông thơ ca phải luôn đổi mới để đáp ứng nhu
cầu sáng tác của nhà thơ, ông chủ trương:
“Đừng làm những câu thơ khuôn mình theo văn phạm

Như những cây quá thẳng chim không về”
ơ)
(Sổ tay th
thơ
Quan niệm này đã góp phần cho việc giải phóng, khai thác tối đa tiềm năng
cảm xúc của người làm thơ trong sáng tác. Tuy nhiên, cách tân thơ là để làm cho
những câu thơ trở nên mới lạ và hay chứ không phải phá vỡ để “cú bất thành cú, thơ
bất thành thơ”.
Theo quan niệm của Chế Lan Viên, thơ phải có ích. Ông coi đó là bước đầu tiên,
khởi đầu của người làm thơ, và thơ phải có tác dụng nhất định với người tiếp nhận:
“Đừng làm những những bài thơ ‘lớn’, suông mà không ai

thèm đọc
Vì không lo cho việc nhỏ của đời.
Bài thơ là con trận đánh, của vụ mùa, của các giọt
mồ hôi

Thơ đâu phải chỉ là con của trang giấy hồng hay trang
giấy trắng”.
(S
ơ)
(Sổổ tay th
thơ
14


Là người sống trong suốt thời kì kháng chiến chống Pháp và đế quốc Mĩ, Chế
Lan Viên ý thức rất rõ sự mất mác, hy sinh của dân tộc. Vì vậy, thơ đối với ông còn là
vũ khí chiến đấu để góp phần vào sự nghiệp chung của đất nước. Ông quan niệm, mỗi
câu thơ, bài thơ được sinh ra từ chiến đấu của nhân dân, thơ mang lại niềm tin và sức
chiến đấu cho cả dân tộc, cho nên “Thơ là vũ khí quý báu của chúng tôi” [18; tr.387].
Vũ khí trong thơ là sự tiếp nối truyền thống hào hùng của thế hệ đi trước với những
con người đã hy sinh cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc:
“Bế Văn Đàn lấy thân làm giá súng

Súng thơ tôi, tôi kề lên xác đời anh”
(Nh
Nhậật kí ở bệnh vi
việện)
Và:
“Cho ai cũ thơ tôi làm ướt áo

Nay họ về sưởi ấm dưới thơ tôi”
ơ)
(Ngh
Nghĩĩ về th
thơ

Thơ theo quan niệm của Chế Lan Viên không chỉ là vũ khí chiến đấu, khơi dậy
lòng tin và thức tỉnh ý thức đấu tranh của con người mà thơ con phải giải đáp những gì
đã và đang xảy ra trong chiến tranh cũng như trong thời bình. Trong thời bình, thơ
phải trả lời những câu hỏi của đời, chỉ cho con người thấy cái tốt, cái thấp hèn. Ngoài
ra, thơ không chỉ nói cái tốt mà còn phải chỉ ra những góc khuất mà xã hội còn vấp
phải, từ đó có cách khắc phục đưa xã hội tiến đến sự tiến bộ:
“Giờ hòa bình tôi vẫn làm thơ- nhặt lá

Không phải vì đất nước mình còn chiến tranh
nghèo khó
Mà có bao nhiêu thằng đang sống xa hoa
Vì bọn người thoái hóa
Khiến cho thắng trận rồi mà vẫn còn nhặt lá – kẻ làm thơ”
(Hồi kí)
Nhìn thấy “bọn người thoái hóa” đang hoành hành trong xã hội với cuộc sống
nghèo khổ của người dân, nhất là những người có công trong sự nghiệp đấu tranh
chung dân tộc, Chế Lan viên đã từng hổ thẹn vì những câu thơ của mình chưa giải đáp
được cuộc đời, cho số phận của người lính sau chiến tranh. Đó cũng chính là sự suy tư
của tác giả về vị trí, vai trò của người làm thơ trong thời bình:
15


“Người ấy nhắc những câu thơ tôi làm người ấy xung phong

Mà tôi xấu hổ
Tôi chưa có câu thơ nào hôm nay
Giúp người ấy nuôi đàn con nhỏ
Giữa buồn tủi chua cay vẫn có thể cười”
(Ai? Tôi!)
Quan niệm về vị trí, vai trò của thơ và người làm thơ Chế Lan Viên có sự thay

đổi rõ rệt từ trước và sau năm 1945. Nếu trước năm 1945, thơ và người làm thơ theo
quan niệm Chế Lan Viên ít nhiều chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực,
thì sau năm 1945 cho đến thời bình, thơ ông thể hiện sự gắn bó sâu sắc với thời đại,
con người và cuộc sống. Những chia sẻ, quan niệm của ông về thơ và người làm thơ
rất đáng để những người sau học hỏi và noi theo. Đồng thời, từ quan niệm trên có thể
nhận thấy, Chế Lan Viên là một nhà thơ có tâm huyết và tận tụy với nghề. Những
dòng hồi kí của Võ Văn Trực về Chế Lan Viên trong những ngày cuối đời ở bệnh viện
khiến người đọc không khỏi cảm động về tinh thần làm việc không mệt mỏi của nhà
thơ: “Chế Lan Viên hăm hở ngỡ như mình đang dần dần trở về trạng thái bình thường.

Anh không thấy cơ thể đau đớn gì cả, nên càng hăng hái viết, giành giật thời gian viết
câu thơ này rồi viết câu thơ khác, làm xong bài này rồi làm bài khác. Viết ở nhiều tư
thế. Ngồi viết. Nằm sắp viết. Nằm nghiêng viết. Những tờ giấy rời nằm rải rác ở đầu
giường cuối giường…” [17; tr.265]

1.2 Vài nét về vấn đề phong cách ngh
nghệệ thu
thuậật
Phong cách (cách nói tắt của phong cách nghệ thuật) từ lâu đã trở thành vấn đề
thu hút đông đảo giới nghiên cứu và phê bình văn học. Victo Hugo đã từng nói:
“Tương lai chỉ thuộc về những ai nắm được phong cách” [12; tr.205], câu nói đã nhấn
mạnh tầm quan trọng của phong cách đối với thực tiễn sáng tác, nghiên cứu và phê
bình nói chung. Tuy nhiên, cho đến ngày nay giới nghiên cứu vẫn chưa có khái niệm
thống nhất trong định nghĩa về phong cách nghệ thuật.
Nguyễn Đăng Mạnh trong cuốn Nh
Nhàà văn Vi
Việệt Nam hi
hiệện đạ
đạii - Ch
Châân dung và


Phong cách đã dành vài trang đầu để nói về phong cách nghệ thuật. Ông nhìn nhận
phong cách nghệ thuật là một phạm trù thẩm mĩ, là một chỉnh thể nghệ thuật. Quan
tâm đến thế giới nghệ thuật bên trong của nhà văn trong việc thể hiện phong cách của
nhà văn đó, ông viết: “Mỗi nhà văn có phong cách tạo cho mình một thế giới nghệ
16


thuật riêng. Thế giới ấy dù đa dạng đến đâu cũng có tính thống nhất. Cơ sở của tính
thống nhất này là một nhỡn quan riêng về thế giới và sâu xa hơn nữa là tư tưởng nghệ
thuật riêng của nhà văn”. [14; tr.6, 7] Mặc dù phong cách của nhà văn có sự vận động
từ tác phẩm này sang tác phẩm khác nhưng theo ông khi phong cách đã định hình thì
mang tính bền vững.
Cũng nhắc đến phong cách nghệ thuật, Phan Ngọc trong Tìm hi
hiểểu phong cách

Nguy
Nguyễễn Du trong truy
truyệện Ki
Kiềều đã nâng tầm vóc phong cách nghệ thuật của một nhà
văn. Ông cho rằng, yếu tố làm nên phong cách của nhà văn khi: “anh ta đóng góp đặc

biệt mà trong thời đại mình không ai làm được. Không những thế, những đóng góp
của anh ta ngoài thời đại đến nỗi thời đại sau có thể bắt chước mà khó có thể vượt
qua” [15; tr.9]. Phan Ngọc cho rằng, phong cách là sự lặp lại ở tần số nhất định những
nét khu biệt thì mới tạo được sự chú ý và dấu ấn trong lòng người đọc. Phong cách
không tách rời giữa nội dung và hình thức, hai yếu tố này không ngừng tác động qua
lại lẫn nhau trong phong cách của nhà văn, ông viết: “Trong phong cách có nội dung,

nhưng nội dung được xác định theo hình thức được xác định theo cái hình thức riêng

thích hợp với một nội dung khác” [15; tr.14]. Ngoài ra, phong cách theo Phan Ngọc
còn mang tính chỉnh thể, tính cấu trúc. Chính vì tính chất đó nên người nghiên cứu có
thể nhận ra tác giả, thời gian ra đời tác phẩm, dấu ấn thời đại trong sáng tác của một
nhà thơ. Phong cách còn có khả năng khu biệt tác giả này với tác giả khác, đồng thời
khẳng định sự đóng góp của tác giả đó với mai sau: “Một tác giả chỉ có một phong

cách riêng khi đọc vài câu người ta đón biết tác giả là ai, khi cái phong cách mà tác
giả xây dựng góp phần vào truyền thống văn hóa văn học, trở thành mẫu mực cho
nhiều người khác nôi theo và học tập” [15; tr.34]
ữ văn học của Lê Bá Hán cùng các tác giả đã định
Trong cuốn Từ điển thu
thuậật ng
ngữ
nghĩa về phong cách nghệ thuật: “Phong cách nghệ thuật là phạm trù thẩm mĩ chỉ sự

thống nhất của hệ thống hình tượng của các phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên
cái nhìn độc đáo của nhà văn, trong tác phẩm riêng lẻ, trong trào lưu văn học hay văn
học dân tộc”. [10; tr.255, 256] Nhóm tác giả cho rằng, phong cách nghệ thuật có thể tri
giác được qua những yếu tố cơ bản của hình thức nghệ thuật, đồng thời “phong cách là

nguyên tắc xuyên suốt trong việc xây dựng hình thức nghệ thuật, đem lại cho tác phẩm
một chỉnh thể có thể cảm nhận được một giọng điệu, sắc thái thống nhất” [10; tr.256].
Khẳng định tài năng, những nét có tính chất lặp lại trong hình thành phong cách của
17


một tác giả, nhóm tác giả viết: “Không phải nhà văn nào cũng có phong cách, chỉ có

những nhà văn có tài, có bản lĩnh mới có được phong cách độc đáo. Cái nét riêng ấy
thể hiện các tác phẩm và được lặp đi, lặp lại trong những tác phẩm của nhà văn làm

ta có thể nhận ra sự khác nhau” [10; tr.256]. Ngoài ra, các nhân tố khác như tâm lí,
khí chất, cá tính theo nhóm tác giả cũng quan niệm chúng cũng có ảnh hưởng đến sự
hình thành phong cách của một nhà văn.
Trong cuốn Văn tâm điêu long, Lưu Hiệp cũng có nhắc tới một số đặc điểm
của phong cách nghệ thuật. Thuật ngữ phong cách được ông gắn liền với khí chất của
người làm thơ, cái khí chất ấy theo ông ảnh hưởng nhiều từ sự rèn luyện, tình cảm từ
bên ngoài: “Người ta do chỗ tình cảm và bản tính đào luyện, do sự giáo dục và ảnh

hưởng từ bên ngoài (nhiễm là nhuộm) tích lũy lại mà lời văn và sáng tác mỗi người
một khác” [2; tr.192]. Bên cạnh yếu tố bên ngoài, lối văn trình bày của tác giả cũng có
thể nhận thấy được trình độ học vấn của tác giả. Lưu Hiệp cũng cho rằng, phong cách
được hình thành từ cái tâm của tác giả đó. Và theo ông, do mỗi người có cái tâm khác
nhau cho nên lời văn cũng khác nhau: “Phong cách cứng hay mềm, [muốn đổi] may ra

chỉ có cách đổi khí chất. (…). Mọi người đều lấy cái tâm của mình làm thầy, cho nên
đều khác nhau như mặt người” [2; tr.193]. Ngoài ra, khi bàn về phong cốt của nhà văn,
Lưu Hiệp cho rằng đây là hai yếu tố làm nên “tính tình và khí chất” của nhà văn. Ông
từng viết: “khi lòng đau xót cảm hoài muốn bộc lộ tình cảm mình thì thế nào cũng bắt

nguồn từ phong. Khi ngâm vịnh trình bày lời văn thì không có gì quan trọng hơn cốt
cách.” [2; tr.195] Ông so sánh cái cốt cách của con người cũng như bộ xương, tình
cảm chứa đựng cái phong cũng như các hình hài chứa khí chất, và “Khi lời văn được

xếp đặt đúng đắn và thẳng thì cái cốt cách của văn đã hình thành. Nếu ý chí và khí
chất [của nhà văn] hăng hái mạnh mẽ thì cái phong cách của nhà văn có tác dụng
cảm hóa. Nếu lời văn giàu có đầy đủ mà phong cách, cốt cách vẫn không bay bổng
được thì đó là vì màu sắc văn mất vẻ tươi và âm thanh để nâng đỡ văn không có
sức.”[2; tr.196, 197] Đóng góp của Lưu Hiệp chính là ông đã đặt phong cách với
phong thái, cốt cách (phong cốt) để làm nên cái khí chất của nhà văn, đồng thời, ông
còn rất xem trọng cái tâm, sự đào luyện, tập dượt của nhà văn cũng như các yếu tố bên

ngoài của giáo dục. Đây là lí luận mới so với đương thời mà ông sinh sống và cũng là
tài liệu quý cho nghiên cứu phong cách của nhà văn thời hiện đại.

18


Nói đến phong cách không thể không nhắc đến cuốn Cá tính sáng tạo của nh
nhàà

văn và sự ph
pháát tri
triểển văn học của M.B. Kharapchenko. Trong cuốn sách này, ông đã
dành hẳn một chương để nói đến phong cách, theo đó, phong cách được hiểu và định
nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Ar.Grigorian cho rằng: phong cách gắn liền với thể
giới quan, bút pháp, phương pháp, thời đại: “Phong cách không thể vô can với phương

pháp, thế giới quan, với bút pháp, với cá nhân nhà nghệ sĩ, với cách hiểu của nghệ sĩ
với thời đại, với vẻ đặc thù dân tộc trong sáng tác của anh ta… phong cách là sự
thống nhất của tất cả các phạm trù đó” [12; tr.131]. Gắn phong cách với ngôn ngữ, V.
Turbin đã từng nói: “Phong cách – đó là ngôn từ được xem xét trong mối quan hệ của

nó với hình tượng, đó là tác động qua lại thường xuyên giữa những khái niệm và ý
nghĩa nẩy sinh trong ngôn từ vốn đặt vào một văn cảnh nghệ thuật” [12; tr.131]. Còn
theo V.Kovalev thì “Phong cách là một thể thống nhất chỉnh thể của nhà văn …, đó là

qua lại giữa nhiều yếu tố trong hệ thống nghệ thuật của nhà văn, là sự quy định lẫn
nhau của những yếu tố đó” [12; tr.132,133]. Sau khi đã trình bày những ý kiến khác
nhau về phong cách của các nhà nghiên cứu, M.B. Kharapchenko đã nêu ra ý kiến
riêng của mình về phong cách. Ông cho rằng, phong cách có liên hệ mật thiết đến cá
tính sáng tạo của nhà văn: “Phong cách biểu hiện nhiều đặc điểm của cá tính sáng tạo


của nhà văn, sự hoàn chỉnh của nhận thức nhà văn về cuộc sống, của cái nhìn nhà
văn về thế giới.” [12; tr.144] Ngoài ra, M.B. Kharapchenko còn chỉ ra “tính giao tiếp”
nghệ thuật định hướng nhằm vào độc giả cũng có ý nghĩa trong hình thành phong cách
của nhà văn. Sự định hướng vào độc giả ảnh hưởng đến cách tổ chức, hình thức sáng
tạo và kích thích cấu trúc của tác phẩm nghệ thuật. Vì vậy nên ông viết: “Phong cách

một nhà văn thực sự có tài có dung tích bên trong rất lớn, có khả năng ảnh hưởng đến
tầng lớp độc giả khác nhau, của thời đại lúc bấy giờ cũng như thời đại sau này.” [12;
tr.151] Phong cách có chức năng là “chiếc máy phát năng lượng” và quan trọng hơn là
hình thành cấu trúc bên trong của hình tượng văn học. Nói đến các yếu tố biểu hiện
phong cách, ông khá xem trọng giọng điệu, đề tài và tư tưởng của nhà văn đó, theo
ông phong cách chỉ được thể hiện ở giọng điệu và với hệ thống giọng điệu đa sắc thái,
sắc điệu, chúng làm cho việc nhìn nhận và giải quyết vấn đề trở nên phong phú và đa
dạng. Những biểu hiện thủ pháp, kết cấu về không gian và thời gian cũng góp phần
vào việc thể hiện phong cách. Đồng thời, việc lựa chọn ngôn ngữ thể hiện cái nhìn mới
mẽ của nhà văn: “… vẻ đặc thù của phong cách đã quy định việc nhà văn lựa chọn
19


nhiều phương tiện ngôn ngữ cho phép anh ta những dự định sáng tạo của mình.” [12;
tr.195] cũng thể hiện cá tính, cái riêng của nhà văn, nhà thơ đó.
Những định nghĩa, cách hiểu khác nhau về phong cách nghệ thuật đã thể hiện
sự tìm tòi của các nhà nghiên cứu trong việc tìm hiểu về phong cách. Mặc dù có những
ý kiến khác nhau nhưng nhìn chung phong cách nghệ thuật có những đặc điểm: Không
phải nhà văn nào cũng có phong cách, chỉ có những nhà văn thực sự tài năng, sáng tạo
trong nghệ thuật thì mới có phong cách. Phong cách là sư lặp đi lặp lại những dấu hiệu
độc đáo có tính chất khu biệt thể hiện cá tính của nhà văn trong việc nhìn nhận và sáng
tạo. Với tư cách là một chỉnh thể, phong cách nghệ thuật mang tính hệ thống, tính
thống nhất giữa các bộ phận tạo nên phong cách. Phong cách thể hiện ở hai bình diện

là nội dung và hình thức nghệ thuật có một quan hệ chặt chẽ với nhau. Những đặc
điểm trên là tiền đề cho người nghiên cứu tìm hiểu phong cách nghệ thuật Chế Lan
Viên qua tập thơ Điêu tàn.

ƯƠ
NG 2: PHONG CÁCH NGH
Ệ THU
ẬT CH
Ế LAN VI
ÊN
CH
CHƯƠ
ƯƠNG
NGHỆ
THUẬ
CHẾ
VIÊ
Ơ ĐIÊU TÀN TH
Ể HI
ỆN TR
ÊN BÌNH DI
ỆN NỘI DUNG
QUA TẬP TH
THƠ
THỂ
HIỆ
TRÊ
DIỆ
20



ữa đồ
ng bằng th
ơ Vi
2.1 Điêu tàn – “ni
niềềm kinh dị” gi
giữ
đồng
thơ
Việệt Nam
ủng khi
ữa qu
ứ hào hùng và hi
2.1.1 Sự đố
đốii lập kh
khủ
khiếếp gi
giữ
quáá kh
khứ
hiệện tại đau
ươ
ng của một dân tộc
th
thươ
ương
Sinh ra trên vùng đất Quảng Trị nhưng có một tấm lòng gắn bó sâu sắc với
Bình Định, kinh đô cũ của dân tộc Chàm đã không ngừng ảnh hưởng, tác động đến
nhận thức của cậu bé Phan Ngọc Hoan khi mới mười bốn, mười lăm tuổi. Ấn tượng về
những tháp Chàm đã được Chế Lan Viên sau này viết trong tập thơ đầu tay của mình

bằng một sự cảm thông, ám ảnh mãi không thôi:

“Những cảnh ấy trên đường về ta gặp,
Tháng ngày qua ám ảnh mãi không thôi
Và từ ấy lòng ta luôn tràn ngập
Nỗi buồn thương tiếc nhớ giống dân Hời”
Tr
ng về)
(Tr
Trêên đườ
đường
Nước non Chiêm Thành qua cái nhìn của tác giả được xuất phát từ quá khứ
hùng hồn, mạnh mẽ. Họ, những chiến binh Chàm xuất hiện với vẻ hào hùng và sức
mạnh của họ:

“Chim câm tiếng, nắng chiều không dám động
Lá vàng kia sợ hãi cũng thôi rơi
Làn suối trắng nghẹn lời trong ngàn rộng…”
Chi
ng
(Chi
Chiếến tượ
ượng
ng)
Sự mạnh mẽ của quân Chiêm được miêu tả bằng khung cảnh “Chim”, “nắng

chiều”, “lá vàng”, “suối trắng” thì phải “câm”, “không dám động”, “nghẹn” trước sức
mạnh của chiến binh Chiêm Thành. Và những con voi Chàm, con vật thiêng và đặc
trưng của dân Chàm xuất hiện với vẻ uy nghi, lẫm liệt, tác giả đã sử dụng từ “ngài” với
sự trân trọng và kính phục:


“Giữa ngàn rậm muôn cây chen lá thắm
Voi Chàm đi lẳng lặng, đáp uy nghi
Cũng rung chuyển, dưới chân ngài, rừng núi thẳm
Dưới chân ngài rên rỉ lá vàng, xanh”
Chi
ng
(Chi
Chiếến tượ
ượng
ng)
ng, cảnh chiến địa của dân Hời được miêu tả bằng một không
Bên Chi
Chiếến tượ
ượng
khí quyết liệt với “loa vang”, “máu gào”, “ngựa hí”, những con voi Chàm thì “hung
21


hăng như sóng bể” bên những đóm lửa và tiếng hét vang của dân Chiêm. Bên cạnh đó,
không khí niềm vui chiến thắng đã được nhà thơ làm sống lại bằng những vần thơ:

“Nơi một sáng Đồ Bàn vang tiếng hát
Muôn dân Chàm thắng trận giở quân về
Đàn chiến tượng, trong hương trầm man mác
Cùng oai hùng, lặng lẽ, nặng nề đi”
Chi
ng
(Chi
Chiếến tượ

ượng
ng)
Không dừng lại ở đó, quá khứ của dân Hời còn được sống lại trong thơ Chế Lan
Viên với cuộc sống thái bình, thịnh vượng của nước non Chiêm. Chúng được điểm tô
bằng những cung đền, lâu đài, thành quách và những cuộc vui chơi của vua quan
Chiêm:

“Vua quan Chiêm say đắm thịt da ngà
Những Chiêm nữ mơ màng trong tiếng sáo
Cùng nhịp nhàng uyển chuyển uốn mình hoa”
Tr
ng về)
(Tr
Trêên đườ
đường
Âm vang cuộc sống thái bình của dân Hời vẫn còn đâu đó trong không gian
hiện tại bằng những hình ảnh hết sức bình dị, đó là những chiếc thuyền “nằm mơ trên

sông lặng”, bầy voi Chàm thì “trầm mặt dạo bên thành” và hình ảnh của những người
phụ nữ Chàm:

“Những cô thôn vàng nhuộm nắng chiều tươi
Những Chiêm nữ nhẹ nhàng quay lại ấp
Áo hồng nâu phủ phất xõa lời vui”
Tr
ng về)
(Tr
Trêên đườ
đường
Nhưng những vẻ uy nghi, lẫm liệt của nước non Chiêm Thành giờ đây chỉ còn

là quá khứ. Những cung điện, thành quách và những cảnh sống thái bình chỉ nhắc lại
và làm đau thêm vết thương dân Hời. Viết về hiện tại của dân Hời, giọng điệu buồn
thương lan tỏa trong khắp những vần thơ Chế Lan Viên. Dòng sông Linh, nơi chiến
trường ác liệt xưa dường như cũng buồn theo dòng chảy quá khứ ấy, thế nên chúng
mới: “Quằn quại trôi giòng máu thắm sông Linh”. Muôn dân Hời giờ đây xuất hiện
với những bóng ma sờ soạng, lang thang trong không gian u tối bãi tha ma hoang vu:

“Trong gió rét, tiếng huyết kêu rạo rực
Như cô hồn rạo rực bãi tha ma
22


×