Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

thế giới nghệ thuật trong thơ nguyễn bính trước năm 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (729.02 KB, 75 trang )

ƯỜ
NG ĐẠ
Ơ
TR
TRƯỜ
ƯỜNG
ĐẠII HỌC CẦN TH
THƠ
ÂN VĂN
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NH
NHÂ

Ữ VĂN
BỘ MÔN NG
NGỮ

Ô TH
ỌC
NG
NGÔ
THỊỊ LAN NG
NGỌ
MSSV: 6106335

Ế GI
ỚI NGH
Ệ THU
ẬT
TH
THẾ
GIỚ


NGHỆ
THUẬ
Ơ NGUY
ỄN BÍNH
TRONG TH
THƠ
NGUYỄ
ƯỚ
C NĂM 1945
TR
TRƯỚ
ƯỚC
Lu
ận văn tốt nghi
Luậ
nghiệệp đạ
đạii học
ữ Văn
Ng
Ngàành Ng
Ngữ

ng dẫn: Ths. GV. NGUY
ỄN TH
ỀU OANH
Cán bộ hướ
ướng
NGUYỄ
THỊỊ KI
KIỀ


Cần Thơ, năm 2013


NG TỔNG QU
ÁT
ĐỀ CƯƠ
ƯƠNG
QUÁ
ẦN MỞ ĐẦ
U
PH
PHẦ
ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3. Mục đích nghiên cứu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu

ẦN NỘI DUNG
PH
PHẦ
CH
ƯƠ
NG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
CHƯƠ
ƯƠNG
1.1 Bối cảnh lịch sử - xã hội Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945
1.2 Tình hình văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945

1.3 Tác giả Nguyễn Bính
1.3.1 Cuộc đời
1.3.2 Sự nghiệp sáng tác
1.4 Vấn đề thế giới nghệ thuật trong tác phẩm văn học
1.4.1 Khái niệm thế giới nghệ thuật
1.4.2 Khái quát về thế giới nghệ thuật trong thơ Nguyễn Bính

ƯƠ
NG 2: NH
ỮNG NÉT NỔI BẬT CỦA TH
Ế GI
ỚI NGH
Ệ THU
ẬT
CH
CHƯƠ
ƯƠNG
NHỮ
THẾ
GIỚ
NGHỆ
THUẬ
Ơ NGUY
ỄN BÍNH
TRONG TH
THƠ
NGUYỄ
2.1 Làng quê Việt Nam trong thơ Nguyễn Bính
2.1.1 Khung cảnh nông thôn trong thơ Nguyễn Bính
2.1.2 Con người thôn quê

2.2 Vấn đề tình yêu trong thơ Nguyễn Bính
2.2.1 Khát vọng tình yêu
2.2.2 Tình yêu dang dở

ƯƠ
NG 3: NGH
Ệ THU
ẬT KH
ẮC HỌA TH
Ế GI
ỚI NGH
Ệ THU
ẬT
CH
CHƯƠ
ƯƠNG
NGHỆ
THUẬ
KHẮ
THẾ
GIỚ
NGHỆ
THUẬ
Ơ NGUY
ỄN BÍNH
TRONG TH
THƠ
NGUYỄ
3.1 Sử dụng thể thơ quen thuộc của dân tộc
3.2 Hình ảnh thơ mang đậm chất dân gian

3.3 Giọng điệu tâm tình, sâu lắng
3.4 Ngôn ngữ bình dị, trong sáng


ẬN
KẾT LU
LUẬ
MỤC LỤC
ỆU THAM KH
ẢO
TÀI LI
LIỆ
KHẢ

3


ẦN MỞ ĐẦ
U
PH
PHẦ
ĐẦU

ọn đề tài
1. Lí do ch
chọ
Phong trào Thơ mới hình thành và phát triển ở giai đoạn đầu của quá trình hiện
đại hóa văn học dân tộc. Các nhà, văn nhà thơ của giai đoạn này đã thổi một luồng gió
mới vào nền văn học Việt Nam. Thơ mới thực sự có sức hút mãnh liệt đối với người
đọc bởi Thơ mới ra đời đã đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu thẩm mĩ của người đọc.

Đến lúc này, thơ không còn là tiếng nói của cái ta chung chung mà nó đã thực sự là
tiếng nói của cái tôi cá nhân.
Lực lượng sáng tác của phong trào Thơ mới rất phong phú và đa dạng với sự xuất
hiện của nhiều cây bút tên tuổi. Mỗi nhà thơ đều có phong cách nghệ thuật khác nhau.
Xuân Diệu thì có một khát vọng mãnh liệt, rạo rực, khát khao nồng cháy, Hàn Mặc Tử
thì quay cuồng, vật vã trong thế giới đau thương, Chế Lan Viên thì trầm mình trong
thế giới siêu thực, huyền bí. Trong đó, Nguyễn Bính hiện lên với một phong cách giản
đơn, bình dị của một tâm hồn nghệ sĩ đậm chất “chân quê”.

ới ngh
ơ Nguy
ướ
Với đề tài “Th
Thếế gi
giớ
nghệệ thu
thuậật trong th
thơ
Nguyễễn Bính tr
trướ
ướcc năm 1945” chúng
tôi mong muốn có thể chỉ ra được nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật của
Nguyễn Bính. Bên cạnh đó, chúng tôi muốn chứng minh cho người đọc biết vì sao
người ta hay gọi Nguyễn Bính với cái tên thân mật là thi sĩ của hồn quê Việt Nam. Bởi
thơ ông luôn gợi lên những hình ảnh về làng quê Việt Nam thân thuộc, mộc mạc. Và
chính những hình ảnh đó đã gợi cho người đọc một chút bâng khuâng bồi hồi mỗi khi
đọc thơ Nguyễn Bính. Một hồn thơ mang đậm dấu ấn về con người Việt Nam, làng
cảnh Việt Nam, những phong tục tập quán truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa
đến nay. Và đó cũng là lí do vì sao mà mỗi lần đọc thơ Nguyễn Bính người đọc không
cảm thấy nhàm chán mà trái lại còn rất thích thú, ngâm nga. Bởi thơ Nguyễn Bính

ngoài việc ghi nhận lại những gì tốt đẹp nhất của quê hương Việt Nam, nó còn mang
một thông điệp rất có ý nghĩa đó là: Nếu là người Việt Nam thì hãy luôn luôn nhớ về

ng của Đỗ Trung Quân:
quê hương của mình như lời bài thơ Qu
Quêê Hươ
ương
“Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ


Sẽ không lớn nổi thành người”
Không những thế, nó còn giúp người đọc nhận thức rằng cần phải cố gắng giữ
gìn những truyền thống tốt đẹp của cha ông ta đã gầy dựng từ hàng ngàn năm qua.
Cả cuộc đời của nhà thơ đã khép lại nhưng vẫn còn đó những vần thơ ngọt ngào

ườ
tựa như một khúc ca dao. Chính vì vậy, một số bài thơ của ông như Ch
Châân qu
quêê, Ng
Ngườ
ườii
ng tư, Gái xu
hàng xóm, Tươ
ương
xuâân đã được các nhạc sĩ yêu mến và tạo cho những vần
thơ thêm sức sống bằng cách biến chúng thành những lời ca ngọt ngào, du dương.
Với những lí do trên, chúng tôi hi vọng rằng đề tài nghiên cứu này sẽ góp một
phần nhỏ giúp cho người đọc hiểu sâu hơn nữa về những giá trị của thơ Nguyễn Bính

và một lần nữa khẳng định tài năng làm thơ của thi sĩ.

2. Lịch sử nghi
nghiêên cứu vấn đề
Hiện nay có rất nhiều công trình nghiên cứu cũng như những bài phân tích, phê
bình của các nhà nghiên cứu về cái hay, cái đẹp có trong thơ của Nguyễn Bính. Họ
khai thác rất nhiều khía cạnh của thơ ông. Thông qua những công trình nghiên cứu đó
cho chúng ta thấy được phong cách nghệ thuật của Nguyễn Bính.
Hoài Thanh trong quyển Thi nhân Việt Nam đã viết: “Cái đẹp kín đáo của những

vần thơ Nguyễn Bính tuy cảm được một số đông công chúng mộc mạc, khó lọt vào mắt
các nhà thông thái thời nay. Tình cờ có đọc thơ Nguyễn Bính họ sẽ bảo: “Thơ thế này
thì có gì?. Họ có ngờ đâu đã bỏ rơi một điều mà người ta không thể hiểu được bằng lí
trí, một điều quý vô ngần: hồn xưa đất nước” [16; tr.314]. Như vậy, có thể thấy
Nguyễn Bính đã giữ được cái “hồn xưa” của dân tộc, cái vốn quý của dân tộc Việt
Nam. Hoài Thanh đã thấy được sự xuất hiện đột ngột mang phong cách mới lạ của
Nguyễn Bính so với những nhà thơ khác trước đó.
Trong quyển Tác phẩm và dư luận do Tôn Thảo Miên biên soạn, Tô Hoài đã viết
“Khi nào anh cũng là người của các xứ đồng, của cái diều bay, của dây hoa lý, của

mưa thưa, mưa bụi giữa mọi công ăn việc làm vất vả sương nắng. Bởi đấy là cốt lõi
cuộc đời và tâm hồn thơ Nguyễn Bính. Quê hương là tất cả, mà cũng là nơi đậm dấu
vết đời mình” [13; r.113]. Qua đó, ta có thể thấy sự khác biệt trong phong cách sáng
tác của Nguyễn Bính với các nhà thơ khác. Nguyễn Bính không sao chép nguyên mẫu
những cảnh vật của đời sống thực nhưng thiên nhiên trong thơ của ông vẫn hiện lên
một cách sinh động. Tuy nhiên, bài viết vẫn chưa đề cập đến vấn đề con người thôn
5


quê trong thơ ông. Mảng đề tài này ít nhiều cũng đã mang đến sự thành công cho thơ

Nguyễn Bính.
Đề tài viết về quê hương đất nước không còn xa lạ gì với các nhà thơ. Mỗi người
lại có cách thể hiện tình cảm riêng của mình đối với quê hương. Đặc biệt hồn quê
trong thơ Nguyễn Bính được Tô Hoài nhận xét: “Nguyễn Bính chỉ thật riêng một góc

trời ở những bài thơ đầu với một mảng thơ đất quê. Khi tâm hồn và sự chân thực đi
cùng thơ. Nguyễn Bính đạt tới toàn bích” [13; tr.206]. Ta thấy những bài thơ viết về
quê hương đất nước của Nguyễn Bính thật sự đã chạm được đến tâm hồn người đọc.
Cái hồn quê trong tim mỗi người được khơi lại trong những vần thơ của Nguyễn Bính.
Bên cạnh Tô Hoài thì nhà thơ Vũ Quần Phương cũng có nhận xét về đề tài quê
hương trong thơ Nguyễn Bính. Ông viết: “Người ta khó tìm thấy đời sống hiện thực

trong thơ Nguyễn Bính dù rằng có thể gặp cảnh hiện thực, tâm lí hiện thực. Anh là một
nhà thơ lãng mạn, cái nhìn lãng mạn tài hoa của anh giữ lại vẻ đẹp cố hữu không biết
của thời nào nhưng rất là của Việt Nam mình” [13; tr.115]. Cũng tương tự như thế, Lê
Đình Kỵ nhận xét “Cái chính không phải ở phong vị nông thôn hay thành thị, không

phải thiên về thị hiếu thôn dân hay thành thị dân, mà ở cái hồn dân tộc mà thơ Nguyễn
Bính đã cảm nhận sâu sắc và gởi gắm và thơ mình” [11; tr.173]. Nguyễn Bính dường
như bị thu hút bởi cuộc sống bình dị của làng quê Việt Nam. Tình yêu quê hương luôn
luôn cháy rực trong lòng nhà thơ. Ta có thể thấy rõ ẩn đằng sau những câu chữ giản dị
mộc mạc trong thơ là hình ảnh về một Việt Nam thân thuộc gần gũi đối với chúng ta.
Ngoài mảng đề tài viết về quê hương và con người Việt Nam thì Nguyễn Bính
cũng rất thành công khi viết về đề tài tình yêu đôi lứa. Trúc Đường nhận xét: “Bính

như người khát nước mùa hè. Yêu nhiều thất bại không ít, có lúc thất tình nhưng chỉ
trong thơ thôi. Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Bính không bình yên, ổn định mà luôn
ở trạng thái bất an. Và chính cái bất an đó làm cho câu thơ xao xuyến không ngừng,
rất thích hợp với tâm trạng của người đang yêu” [13; tr.129]. Qua đó, ta thấy nội dung
mảng thơ tình của Nguyễn Bính là vô cùng phong phú, đa dạng. Nguyễn Bính đã chú ý

đến việc miêu tả tâm trạng của những người đang yêu có hạnh phúc nhưng có khi cũng
có không ít đau đớn xót xa.
Trong bài viết Nguyễn Bính thơ của truyền thống, của thế hệ, Lê Đình Kỵ đã
nhận xét: “Thơ Nguyễn Bính không chỉ giống ca dao ở cái vỏ bên ngoài, mà đã tiếp

thu được phần hồn của nó, được thể hiện vào những câu ca dao hay nhất mà một tác
6


giả thời nay có thể viết ra được. Phải thật gần gũi, yêu mến con người, sinh hoạt, cảnh
vật nông thôn mới có những ghi nhận, những rung động đó” [7; tr.220]. Nhà thơ đã
khéo léo sáng tác thơ theo lối văn chương truyền thống của dân tộc, đó là viết theo thể
ca dao. Với thể thơ này, Nguyễn Bính đã thật sự trở thành một cây bút tiêu biểu của
làng quê Việt Nam.
Ngôn ngữ thơ Nguyễn Bính mang đậm chất dân gian. Có thể thấy, Nguyễn Bính
luôn có ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân gian của dân tộc bằng
cách đưa vào trong thơ ông những “mã ngôn ngữ” của đời sống hằng ngày, gần với lời
ăn tiếng nói của quần chúng nhân dân lao động. “Có lẽ Nguyễn Bính là người đem

nhiều nhất những mã ngôn ngữ của đời sống dân dã vào thơ Việt Nam hiện đại.
Những giậu mồng tơi, giăng sáng, vườn chè, trống chèo, hoa xoan, hao bưởi, hoa cam,
cánh buồm nâu, vườn dâu, vườn cam, tất cả đã vào trong thơ Nguyễn Bính một cách
trữ tình duyên dáng. Chắc chắn thế kỉ này chưa có nhà thơ nào dám dùng những mã
hiện thực như ao bèo, con lợn, giếng thơi… để mà diễn tả nỗi buồn, nỗi mất mát của
tình yêu trong tâm hồn con người Việt Nam hiện đại.” [7; tr.193]. Đấy là lời nhận xét
của Đoàn Hương khi nói về ngôn ngữ trong thơ Nguyễn Bính. Qua đó, ta thấy những
vần thơ giản dị của ông cứ tồn tại và sống đời sống riêng của nó, chỗ đứng riêng của
nó. Thơ của ông phản ánh được hầu hết những khía cạnh của đời sống. Bài viết này rất
có ích cho chúng tôi trong quá trình nghiên cứu. Vì nó cho chúng tôi biết được thơ
Nguyễn Bính có tầm bao quát những gì gần gũi nhất với con người Việt Nam.

Bên cạnh Đoàn Hương thì Hà Minh Đức cũng đưa ra những nhận định của mình
khi nói về ngôn ngữ thơ Nguyễn Bính, ông viết “Nguyễn Bính thích một ngôn ngữ

nhiều màu sắc trong thơ. Nếu Hàn Mặc Tử nói nhiều đến hương vị trong đời, trong
thơ thì Nguyễn Bính lại chuộng màu sắc. Đã nói mộng là mộng vàng, rượu là rượu
hồng, mắt biếc, môi son” [11; tr.110]. Ngôn ngữ đa sắc là đặc điểm riêng biệt mà ta
chỉ tìm thấy trong thơ Nguyễn Bính. Ngôn ngữ ấy góp phần khắc họa nên một thế giới
nghệ thuật đặc trưng riêng cho nhà thơ Nguyễn Bính.
Giọng điệu trong văn chương là một đặc điểm quan trọng giúp ta có thể phân biệt
phong cách của mỗi nhà văn nhà thơ. Hà Minh Đức viết: “Trong thơ Nguyễn Bính có

một dòng viết về làng quê giàu tính chất dân gian và một dòng trữ tình nhiều tâm
trạng trăn trở mà có màu sắc hiện đại” [13; tr.253]. Trong quyển Nguyễn Bính nhà
thơ chân quê, tác giả viết: “Trong lịch sử thi ca Việt Nam chưa bao giờ người ta thấy
7


xuất hiện cùng một lúc, một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng
Lư… quê mùa như Nguyễn Bính” [11; tr.221]. Tương tự như thế, Nguyễn Đăng Điệp
cho rằng: “Giọng điệu quê mùa đã giúp Nguyễn Bính thể hiện chiều sâu của hồn

quê … Đi đến tận cùng tình yêu hồn quê, chạm vào kí ức văn hóa dân tộc, Nguyễn
Bính đã tạo nên một giọng quê mùa độc đáo” [13; tr.139]. Giọng thơ quê mùa của
Nguyễn Bính cũng chính là một trong những yếu tố tạo nên phong cách riêng cho
Nguyễn Bính. Điều này giúp chúng tôi có thể hiểu sâu hơn về phong cách thơ của ông,
là cơ sở lí luận quan trọng để phân biệt thơ ông với thơ của các nhà thơ khác. Từ đó có
cách nhìn khách quan hơn khi phân tích thơ của ông. Chúng tôi có thể dựa vào đó để
có thể khai thác triệt để hơn những nghệ thuật sáng tạo trong thơ Nguyễn Bính.
Sáng tác thơ theo thể thơ lục bát được rất nhiều nhà thơ của phong trào Thơ mới ưa
chuộng. Có thể nói, Nguyễn Bính là cái tên tiêu biểu nhất cho việc sáng tác thơ theo

thể lục bát. Trong quyển Nguyễn Bính nhà thơ chân quê (Nhà xuất bản Văn hóa thông
tin, 2000), Đoàn Thị Đặng Hương viết: “Cái giọng thơ riêng của ông rõ ràng không

thể trộn lẫn vào các nhà thơ khác: cái chất, cái hồn quê Việt Nam nguyên vẹn đậm đà
như trong các bài ca dao dân gian. Và điều này cũng thể hiện rõ khi ông chọn thể thơ
cho mình. Có thể nói Nguyễn Bính là một trong những nhà thơ bậc nhất của thời kì
này về thơ lục bát. Những bài thơ lục bát của ông thường có một thi pháp riêng hết
sức độc đáo” [11; tr.36]. Thơ lục bát từ xưa đến nay luôn giữ được vị trí độc tôn trong
nền văn học dân gian nói riêng và thi đàn văn học Việt Nam nói chung. Nhà thơ
Nguyễn Bính luôn có ý thức giữ gìn nét văn hóa truyền thống ấy của dân tộc. Có thể
nói, trong phong trào Thơ mới Nguyễn Bính là bậc thầy trong việc sử dụng thể thơ lục
bát để sáng tác thơ ca.
Nguyễn Quốc Túy đã viết: “Không gian nghệ thuật của Thơ mới dân gian

Nguyễn Bính là một thứ không gian cổ tích, của huyền thoại. Thời gian nghệ thuật là
một thứ trộn lẫn giữa xưa và nay…Chính cái không gian nghệ thuật cổ tích, huyền
thoại và trộn lẫn xưa và nay, thực và hư đã đưa lại cho Thơ mới dân gian Nguyễn
Bính một vẻ đẹp tươi riêng vừa duyên, óng ả, lại vừa mượt mà, mộng mơ” [13; tr.290].
Thơ Nguyễn Bính không chỉ hay ở nội dung mà hình thức nghệ thuật cũng làm người
đọc phải thán phục hơn về tài năng của ông. Chính không gian, thời gian ấy giúp Thơ
mới dân gian Nguyễn Bính có được vị trí nhất định trên thi đàn văn học Việt Nam thời

8


kì hiện đại. Đây cũng là cơ sở quan trọng giúp chúng tôi nghiên cứu sâu hơn khi thực
hiện đề tài này.
Thơ Nguyễn Bính thực sự như có “ma lực” làm lay động tâm hồn những ai là “tín
đồ” của thơ ông. Viết về cảnh vật, con người Việt Nam hay vấn đề tình yêu đôi lứa,
Nguyễn Bính luôn chú ý đến việc làm sao cho thơ ông vừa gợi được hình ảnh quen

thuộc của quê hương đất nước vừa giữ được những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Nhờ đó mà những vần thơ của ông đã chạm đến tận đáy lòng, tâm hồn của biết bao
độc giả. Như vậy, những công trình nghiên cứu trên phần nào đã khám phá được
những nét đặc trưng, tiêu biểu trong thơ Nguyễn Bính trên nhiều phương diện khác
nhau. Đó là những gợi ý, những nguồn tư liệu đáng quý, có ích trong quá trình nghiên
cứu của chúng tôi.

ch nghi
3. Mục đí
đích
nghiêên cứu
Thế giới nghệ thuật đầy sáng tạo và nhiều màu sắc trong thơ Nguyễn Bính là vấn
đề sẽ được chúng tôi tập trung nghiên cứu nhằm mục đích:
Thứ nhất, để thấy được tài năng sáng tạo nghệ thuật của nhà thơ Nguyễn Bính.
Thứ hai, chúng ta sẽ có cái nhìn khái quát về phong cách sáng tác của Nguyễn
Bính. Đồng thời, giúp chúng ta có thể dễ dàng nhận ra sự khác biệt trong phong cách
sáng tác của ông với các nhà thơ khác.
Thứ ba, việc khám phá đặc điểm thơ Nguyễn Bính giúp chúng ta có cách nhìn
toàn diện hơn, sâu sắc hơn về con người cũng như sự nghiệp văn chương của nhà thơ
Nguyễn Bính.
Thứ tư, giúp chúng tôi rèn luyện kĩ năng nghiên cứu khoa học. Đây là bước đầu
quan trọng để chúng tôi tiếp tục nghiên cứu những vấn đề có quy mô lớn hơn.

4. Ph
Phạạm vi nghi
nghiêên cứu
ới ngh
ơ Nguy
ướ
Khi nghiên cứu đề tài Th

Thếế gi
giớ
nghệệ thu
thuậật trong th
thơ
Nguyễễn Bính tr
trướ
ướcc năm
1945
1945, chúng tôi có tham khảo tài liệu của các nhà nghiên cứu khi nghiên cứu về thơ
Nguyễn Bính. Có rất nhiều công trình nghiên cứu khác nhau về thơ Nguyễn Bính ở
các phương diện nội dung, nghệ thuật hay phong cách sáng tác của ông, nhưng ở đây,
chúng tôi chủ yếu tập trung nghiên cứu sâu về thế giới nghệ thuật trong thơ ông để

9


thấy được cái hay cái đẹp của thơ Nguyễn Bính. Bên cạnh đó, chúng tôi có so sánh đối
chiếu với thơ của các nhà thơ khác để có cách nhìn khách quan hơn trong nghiên cứu.

ươ
ng ph
áp nghi
5. Ph
Phươ
ương
phá
nghiêên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau:
Phương pháp tiểu sử: Đây là phương pháp cần thiết trong việc nghiên cứu, tìm

hiểu những tác động của những sự kiện trong cuộc đời có ảnh hưởng đến cảm hứng
sáng tác của Nguyễn Bính
Phương pháp hệ thống: Đây là phương pháp được vận dụng trong quá trình tìm
hiểu một cách toàn diện các tác phẩm thơ của Nguyễn Bính, đặc biệt là thế giới nghệ
thuật trong thơ ông.
Phương pháp so sánh: Đây là phương pháp này được vận dụng trong quá trình
chúng tôi xem xét, so sánh Nguyễn Bính với các nhà thơ khác để thấy được vị trí và sự
đóng góp của nhà thơ Nguyễn Bính.
Bên cạnh đó, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi còn kết hợp vận dụng những
thao tác: phân tích, giải thích, chứng minh, bình luận để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu.

10


ẦN NỘI DUNG
PH
PHẦ
ƯƠ
NG 1
CH
CHƯƠ
ƯƠNG
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG

1.1 Bối cảnh lịch sử - xã hội Vi
Việệt Nam giai đoạn 1930 – 1945
Xã hội Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945, có sự phân hóa mạnh mẽ và sâu sắc. Khi
đó, thực dân Pháp đã tiến hành xâm lược nước ta, thực hiện lần lượt hai lần công cuộc
khai thác thuộc địa (1897 – 1918), từ đó đã chuyển Việt Nam từ nước phong kiến sang
nước thuộc địa nửa phong kiến, khiến đời sống nhân dân ta rơi vào tình cảnh khốn

cùng.
Trong công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914), Việt Nam bị
chia cắt thành 3 kì: Bắc kì, Trung kì và Nam kì với ba chế độ cai trị khác nhau. Trong
đó, Bắc kì và Trung kì là hai xứ bảo hộ vẫn còn giữ lại chính quyền phong kiến về
hình thức, còn Nam kì là thuộc địa hoàn toàn của Pháp do chúng nắm quyền. Để giúp
việc cho bộ máy hành chính cai trị của Pháp, thực dân Pháp vẫn giữ lại hệ thống chính
quyền phong kiến: dưới làng xã có các xã trưởng, hương trưởng và hội đồng kì hào do
bọn tay sai đứng đầu. Mục đích chính của Pháp chính là muốn chia cắt nước ta, chia rẽ
sự đoàn kết đấu tranh của nhân dân ta và để dễ dàng thống trị nước Việt Nam.
Tiếp sau đó chính quyền thực dân thực hiện ngay công cuộc khai thác thuộc địa
lần thứ hai (1914 – 1918), trên lĩnh vực kinh tế, thực dân Pháp tiến hành chính sách
“cải lương hương chính” nhằm bành trướng thế lực chính trị và từng bước thâu tóm
toàn bộ bộ máy chính quyền của làng xã bằng cách kiểm soát nhân sự, tài chính của bộ
máy làng xã Việt Nam. Như ta đã biết, dù Pháp là nước thắng trận trong chiến tranh
thế giới lần thứ nhất (1914 – 1918) nhưng vẫn phải hứng chịu hậu quả nặng nề do
chiến tranh gây ra.
Với tình hình như thế buộc chính quyền Pháp phải nhanh chóng tìm ra biện pháp
cần thiết để hàn gắn vết thương chiến tranh. Việt Nam là mục tiêu mà chúng hướng
đến để giúp chúng giải quyết vấn đề trên. Cụ thể trong nông nghiệp, ngoài những cánh
đồng trồng lúa đã xuất hiện thêm những đồn điền cao su, chè, cà phê, hạt tiêu… theo
chủ trương của Pháp thì các chủ đồn điền phải đẩy mạnh việc khai thác nhiều phương
thức canh tác mới, tăng cường bóc lột sức lao động của nông dân, tá điền để nhanh
11


chóng khôi phục lại kinh tế. Còn ở lĩnh vực thương nghiệp, thương nghiệp Việt Nam
đã xuất hiện bóng dáng của nhiều khu chợ lớn như chợ Bến Thành (Sài Gòn), chợ
Đông Ba (Huế), chợ Đồng Xuân (Hà Nội). Cả lĩnh vực ngoại thương thực dân Pháp
cũng chen chân vào, chúng dựng hàng rào thuế quan để bảo hộ hàng hóa của chúng,
hạn chế đến mức tối đa hàng hóa của nước ngoài nhập và Đông Dương, tạo điều kiện

tốt nhất cho hàng của Pháp tràn vào thị trường Việt Nam. Trước chiến tranh, hàng hóa
Pháp ở đông Dương chỉ chiếm 37% nhưng cuối những năm 1920 con số đã lên tới
63%. Như vậy, dưới tác động mạnh mẽ của hai lần khai thác thuộc địa, nền kinh tế
Việt Nam tiếp tục chuyển biến sâu sắc, cơ cấu kinh tế thuộc địa mang màu sắc hiện đại
dịch chuyển dần theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực.
Đặc biệt, trong giai đoạn 1930 – 1945 thành thị bắt đầu xuất hiện kéo theo sự ra
đời của các tầng lớp mới như tầng lớp thanh niên, tri thức tư sản, tiểu tư sản và tầng
lớp thị dân. Căn cứ vào sự biến đổi sâu sắc của lịch sử xã hội Việt Nam lúc bấy giờ ta
có thể chia lịch sử giai đoạn 1930 – 1945 thành ba giai đoạn lịch sử nhỏ để có cái nhìn
tổng quan hơn, sâu sắc hơn.
Giai đoạn 1930 - 1935, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời (ngày 3 - 2 - 1930) mang
đến niềm vui lớn cho cách mạng Việt Nam, lúc này ngọn cờ lãnh đạo được trao lại cho
giai cấp công nhân, chấm dứt sự khủng hoảng về vai trò lãnh đạo của các giai cấp
trong xã hội.
Ngay sau đó, cao trào Cách mạng 1930 - 1931 với đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh,
một lần nữa khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam và phát huy sức
mạnh to lớn của khối liên minh công – nông. Hàng loạt những cuộc đấu tranh, biểu
tình diễn ra rầm rộ khắp cả nước. Nổi bật nhất là cuộc biểu tình của 20000 nông dân
huyện Thanh Chương đòi giảm thuế, thả tù chính trị, đoàn người biểu tình tiến vào
huyện đường, phá nhà giam, giải phóng tù nhân làm cho cả bọn hào lí, địa chủ phải bỏ
chạy. Thắng lợi trên đã góp phần khích lệ tinh thần cho các cuộc đấu tranh ở những
nơi khác trong cả nước.
Tuy cao trào Cách mạng 1930 – 1931 chỉ tồn tại được một khoảng thời gian ngắn
nhưng lại có ý nghĩa vô cùng to lớn. Đó là phong tào cách mạng triệt để do Đảng ta tổ
chức và lãnh đạo, là phong trào cách mạng triệt để diễn ra trên qui mô rộng lớn, và đặc
biệt là nhận được sự ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân tham gia với nhiều

12



hình thức đấu tranh phong phú và quyết liệt. Tuy thất bại nhưng cũng đã khẳng định
được đường lối đúng đắn của Đảng, sự đoàn kết khối liên minh công – nông.
Tiếp đó cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) của thế giới cũng ảnh hưởng đến
Việt Nam, nhất là ở lĩnh vực kinh tế. Trong nông nghiệp, lúa gạo trên thị trường thế
giới bị mất giá làm cho lúa gạo Việt Nam không xuất khẩu được, nhân dân buộc phải
bỏ hoang ruộng đất. Trong sản xuất công nghiệp, sản xuất công nghiệp của Việt Nam
bị đình trệ do thiếu vốn đầu tư bởi thực dân Pháp đã rút vốn đầu tư ở Đông Dương và
dùng ngân sách Đông Dương để hỗ trợ cho thực dân Pháp. Vì vậy, công nhân thất
nghiệp ngày càng nhiều, số người có việc làm thì tiền lương bị giảm đi từ 30 – 50%,
thêm vào đó thực dân Pháp còn tăng sưu thuế lên gấp 2, 3 lần, chính cuộc khủng
hoảng kinh tế thế giới đã làm cho cuộc sống của các tầng lớp trong xã hội Việt Nam
lâm vào cảnh khốn khổ đến tột cùng.
Giai đoạn 1936 - 1939, đánh dấu bước ngoặt lớn cho cách mạng Việt Nam bằng
việc Đảng cộng sản Việt Nam được hoạt động công khai tạo điều kiện cho cả sách báo
của Đảng được tự do công khai phát hành rộng rãi: Tiền phong, Dân chúng, Lao động,

Tin tức… nhằm tuyên truyền, vận động quần chúng đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ..
Cụ thể từ tháng 6 - 1936 đến 9 - 1939 đã có tới 43 tờ báo của Đảng được phát hành.
Lúc này, trên thế giới chủ nghĩa phát xít bắt đầu manh nha xuất hiện và tạm thời
thắng thế ở một số nước như Tây Ban Nha, Đức, Italia, Nhật Bản, điều này cho thấy
có nguy cơ xảy ra chiến tranh trên toàn thế giới. Vì vậy, Đại hội VII của Quốc tế Cộng
sản (tháng 7 - 1935) xác định nhiệm vụ trước mắt là chống phát xít và nguy cơ chiến
tranh lan rộng, bảo vệ hòa bình, thành lập mặt trận nhân dân rộng rãi.
Ở nước ta, dư âm của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) vẫn còn
tồn tại, trong khi đó thực dân Pháp lại tiến hành chiến dịch khủng bố để đàn áp phong
trào Cách mạng 1930 – 1931 của quân và dân Việt Nam. Với tình hình đó, Hội nghị
ban thường vụ trung ương Đảng họp tại Thượng Hải (Trung Quốc) và tháng 7 – 1936
đã đề ra nhiệm vụ là đấu tranh chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, hòa bình
cho dân tộc. Hội nghị cũng thông qua việc thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân
phản đế Đông Dương nhưng sau đó đã đổi tên thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương

vào tháng 3 - 1938. Cao trào mặt trận Dân chủ Đông Dương diễn ra khá sôi nổi, rầm rộ
và rộng khắp từ thành thị đến nông thôn với khẩu hiệu “tự do, cơm áo, hòa bình”.

13


Ngay cả trên lĩnh vực văn hóa thực dân Pháp cũng quyết tâm can thiệp, chúng
thực hiện chính sách ngu dân ở nước ta. Chúng mở nhà tù nhiều hơn trường học. Thậm
chí chúng bắt học sinh từ 18 tuổi trở lên đang học ở các trường tư thục phải đóng thuế
thân nhằm mục đích để học sinh nghèo không thể đến trường được. Kết quả là hơn
90% người dân bị mù chữ. Bên cạnh đó, thực dân Pháp còn đưa ra những chủ trương,
chính sách có tính chất cải lương tư sản vào các phong trào văn hóa, tổ chức nhiều
hoạt động tôn giáo, cuộc thi sắc đẹp, gây chợ phiên, mở tiệm nhảy, nhà săm, tiệm hút.
Chúng không mong muốn gì hơn là đẩy thanh niên Việt Nam vào con đường trụy lạc,
ăn chơi, sa đọa, không còn tinh thần để chiến đấu.
Năm 1931, thực dân Pháp đã xây dựng hơn 1000 nhà săm và nhà thổ. Và qua

ụy lạc của Nguyễn Đình Lạp, cho ta biết chỉ tính riêng ở Hà
phóng sự Thanh ni
niêên tr
trụ
Nội đã có đến 6000 gái đĩ, 100 nhà săm, 300 tiệm hút, 7 sòng bạc lớn…đó là những
con số “biết nói” cho thấy thực dân Pháp rắp tâm xâm lược, đàn áp nhân dân Việt Nam.
Giai đoạn 1940 – 1945, sự kiện Mặt trận Việt Minh ra đời (5 - 1941) là tín hiệu
đáng mừng cho cách mạng Việt Nam nói chung và cho cuộc cách mạng tháng Tám nói
riêng. Việt Minh ra đời đã xây dựng được lực lượng vũ trang khá hùng hậu tạo nên sức
mạnh tổng hợp và sẵn sàng chiến đấu đuổi thù chung khi thời cơ đến. Ngoài ra, Mặt
trận Việt Minh còn có vai trò to lớn trong việc triệu tập và tiến hành thành công Quốc
dân đại hội, huy động toàn dân tham gia Tổng khởi nghĩa. Có thể nói không có mặt
trận Việt Minh thì sẽ không có cách mạng tháng Tám.

Đúng lúc này, trên thế giới lại nổ ra cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939 –
1945). Đối với Việt Nam, đặc biệt trong và sau chiến tranh thế giới lần thứ hai đã diễn
ra rất nhiều cao trào nổi dậy giành độc lập nhưng tất cả đều bị thất bại. Vẫn chưa kịp
xây dựng lại lực lượng từ sau những thất bại trên thì một lần nữa cách mạng Việt Nam
lại phải đối mặt với những khó khăn khác đó là việc phát xít Nhật xâm lược nước ta
ngày 22 - 9 - 1940, chúng xâm lược nước ta nhằm mục đích xây dựng căn cứ quân sự
để đánh quân Đồng minh ở Đông Nam Á. Tại thời điểm đó, Việt Nam vẫn còn là một
nước nghèo và lạc hậu so với nhiều quốc gia khác trong khu vực nhưng lại phải chịu
ảnh hưởng trực tiếp từ cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai dẫn đến tình trạng Việt
Nam bị cuốn vào nền kinh tế thời chiến. Nhật Bản bắt đầu bành trướng thế lực ở Đông
Nam Á. Hơn nữa, ngày 9 - 3 - 1945 Nhật vào Đông Dương hất cẳng Pháp ra khỏi Việt

14


Nam. Thực sự chính lúc này đời sống nhân dân ta vô cùng khốn khổ và hậu quả là nạn
đói lớn diễn ra rộng khắp cả nước và có đến 2 triệu người dân chết vì đói.
Trên cơ sở phân tích tình hình thế giới và cách mạng Đông Dương. Ban Thường
vụ mở rộng của Trung ương Đảng đã triệu tập khẩn cấp họp tại Đình Bảng (Bắc Ninh)
dưới sự chủ tọa của Tổng bí thư Trường Chinh, hội nghị ra quyết định phát động cao
trào kháng Nhật cứu nước, lãnh đạo toàn dân gấp rút chuẩn bị sẵn sàng khởi nghĩa vũ
trang giành chính quyền. Hội nghị cũng đề ra nhiệm vụ cụ thể, các hình thức đấu tranh
làm tiền đề cho cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám thành công.

1.2 Tình hình văn học Vi
Việệt Nam giai đoạn 1930 - 1945
Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 là một bước ngoặt đánh dấu sự chuyển
hướng mạnh mẽ từ thi pháp trung đại sang thi pháp hiện đại trong sáng tác văn chương.
Trên con đường hiện đại hóa, chỉ trong vòng mười lăm năm ngắn ngủi, văn chương
hiện đại Việt Nam đã tạo nên một sự phát triển nhanh chóng, nhảy vọt.

Xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX, ngoài tầng lớp nhà nho còn có nhiều giai cấp,
tầng lớp mới được hình thành từ sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất và lần thứ
hai của thực dân Pháp như: giai cấp tư sản, giai cấp vô sản, tầng lớp tiểu tư sản trí thức.
Do xã hội xuất hiện thêm nhiều tầng lớp khác nhau nên đòi hỏi phải có những tác
phẩm thi ca phù hợp với nhu cầu thị hiếu thẩm mĩ của họ. Do đó, đổi mới thơ ca là
một nhu cầu cấp bách lúc bấy giờ.
Sự xuất hiện của Thơ mới thực sự là một cuộc cách mạng về thơ. Bởi sau hàng
ngàn năm chỉ biết đến thơ ca trung đại thì bây giờ văn học Việt Nam lại có thêm một
món ăn tinh thần nữa mang tên Thơ mới, đáp ứng thị hiếu thẩm mĩ của hầu hết các giai
cấp, tầng lớp xã hội thời bấy giờ. Thơ mới là tiếng nói của tầng lớp tiểu tư sản, tiếng
lòng của thế hệ thanh niên trí thức. Lúc này, thơ không còn là tiếng nói của cái ta
chung chung. Tiếng nói ấy đã vượt khỏi rào cản của những quy tắc, quy phạm trong
thơ ca trung đại.
Dựa trên cơ sở ý thức hệ và hình thức lưu hành, văn chương được phân hóa thành
2 bộ phận: văn chương hợp pháp và văn chương bất hợp pháp. Hai bộ phận ấy lại phân
hóa thành 3 lưu phái. Bao gồm lưu phái văn chương lãng mạn, lưu phái văn chương
hiện thực phê phán, lưu phái văn chương cách mạng vô sản Có thể chia tiến trình văn
học giai đoạn (1930 - 1945) thành 3 giai đoạn:
15


Giai đoạn 1930 - 1935, đây là giai đoạn đỉnh cao của lưu phái văn chương lãng
mạn. Lưu phái văn chương lãng mạn ra đời và phát triển sôi nổi, chiếm được ưu thế
trên văn đàn với hai sự kiện nổi bật. Thứ nhất, tiểu thuyết Tự lực văn đoàn ra đời,
nhanh chóng gây được tiếng vang lớn trong đời sống tinh thần của tầng lớp thanh niên
tư sản, tiểu tư sản đang hoang mang cực độ trong thời kì thoái trào cách mạng. Nội
dung tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đề cập đến vấn đề giương cao ngọn cờ chống lễ giáo
phong kiến, hủ tục lạc hậu và trên hết là đề cao chủ nghĩa cá nhân. Những tác phẩm

m tr

tiêu biểu cho giai đoạn này đó là Đoạn tuy
tuyệệt (Nhất Linh), Bướ
ướm
trắắng (Nhất Linh),
ừng xu
m mơ ti
Nửa ch
chừ
xuâân (Khái Hưng), Hồn bướ
ướm
tiêên (Khái Hưng). Thứ hai, phong trào
Thơ mới xuất hiện với niềm kháo khát mãnh liệt muốn nhanh chóng thoát khỏi những
nguyên tắc, luật lệ của thơ cũ, giải phóng cái “tôi” bản thể của con người cá nhân. Đi
đầu cho phong trào này có thể kể đến tiếng thơ của Thế Lữ với tác phẩm Mấy vần

ơ, Lưu Trọng Lư với Nắng mới.
ng
ngâây th
thơ
Lưu phái văn chương hiện thực phê phán ở giai đoạn này mới được hình thành,
vẫn chưa có điều kiện phát triển. Một phần cũng là do các tầng lớp tư sản, tiểu tư sản
vẫn còn bị thu hút mạnh bởi tiểu thuyết Tự lực văn đoàn và Thơ mới. Các nhà văn hiện
thực phê phán thời kì này chỉ sáng tác trong giới hạn phạm vi đề tài về cuộc sống cơ
cực, nghèo khổ của nông dân, đề tài về dân thành thị bị phá sản, bần cùng hóa…
Những vấn đề xã hội quan trọng như chính trị, kinh tế, văn hóa vẫn chưa được đề cập
đến. Tính chất phê phán còn yếu. Có thể kể đến Nguyễn Công Hoan với tập truyện
ngắn trào phúng Kép Tư Bền, Vũ Trọng Phụng với vở kịch Kh
Khôông một ti
tiếếng vang,


ườ
phóng sự Cạm bẫy ng
ngườ
ườii và Kỹ ngh
nghệệ lấy Tây, Tam Lang với tập phóng sự Tôi kéo xe
m tr
ướ
và tập truyện ngắn Một đê
đêm
trướ
ướcc.
Lưu phái văn chương cách mạng vô sản mới được hình thành, mở đầu cho văn
học của lưu phái này là những sáng tác thơ văn của phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh.
Thơ văn Xô viết Nghệ Tĩnh phần lớn là những bài thơ ca có tính chất chính luận nhằm
cổ vũ tinh thần chiến đấu cho các chiến sĩ cách mạng, vạch trần bản chất xấu xa của
bọn đế quốc phong kiến, phản ánh đời sống khổ cực của nhân dân ta. Vì hoàn cảnh
sáng tác hết sức khó khăn, chiến sĩ đóng vai trò vừa là chiến sĩ vừa là nhà văn mà
không phải là nhà văn chuyên nghiệp nên thơ văn Xô viết Nghệ Tĩnh khó tránh khỏi
có sự non yếu về hình thức nghệ thuật. Điều quan trọng hơn cả những tác phẩm thơ
văn ấy chính là tiếng nói của chính người chiến sĩ cách mạng anh dũng, kiên cường,
16


mang tinh thần quyết tâm chiến đấu đuổi thù chung. Cho đến khi Cao trào Cách mạng
1930 – 1931 bị thất bại, hàng loạt chiến sĩ bị giết chết hoặc bị đày ải trong các nhà tù.
Vì thế thơ ca cách mạng trong tù có điều kiện phát triển mạnh, nói lên tiếng nói trung
quân ái quốc, tinh thần lạc quan chiến thắng.

Giai đoạn 1936 - 1939, đây là giai đoạn đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của lưu
phái văn chương hiện thực phê phán. Ở giai đoạn ngắn này, lưu phái văn chương lãng

mạn không còn chiếm ưu thế trên văn đàn văn học nhưng vẫn phát triển mạnh. Điều
đó được thể hiện ở hai nét chính, thứ nhất, nội dung tiểu thuyết, truyện ngắn của nhóm
Tự lực văn đoàn tiếp tục lên án chống lễ giáo phong kiến, hủ tục lạc hậu, mặt khác chủ
đề cải cách xã hội có phần ảo tưởng cũng được Tự lực văn đoàn khai thác và đưa vào
văn chương. Cụ thể, họ đưa ra một số tiểu thuyết luận đề nhằm vạch ra một lối đi mới
cho người trí thức giàu có đó là quay trở về mảnh đất quê, thành lập đồn điền theo lối
“văn minh” để có thể hưởng được thú vui cuộc sống thanh bình, mặt khác thực thi
những chính sách giảm thuế, mở chợ, trường học cho nông nhân nghèo. Những tác

ng sáng của Hoàng Đạo, tiểu thuyết Gia đì
nh
phẩm tiêu biểu như tiểu thuyết Con đườ
đường
đình
của Khái Hưng, tiểu thuyết Lầm than của Lan Khai, tiểu thuyết Con tr
trââu, Sau lũy tre
của Trần Tiêu. Nét chính thứ hai, phong trào Thơ mới phát triển đến đỉnh cao rồi rơi
vào bế tắc. Xuân Diệu là nhà thơ tiêu biểu nhất cho Thơ mới giai đoạn này. Tình yêu
trong thơ ông đã chạm đến tận đáy sâu trong tâm hồn của cái “tôi” tiểu tư sản, tuy yêu
đời, sôi nổi nhưng lại cô độc, bế tắc. Đối với phong trào Thơ mới, Xuân Diệu như cái
bản lề đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ nhất nhưng đồng thời ông cũng là người mở
đầu cho thời kì khủng hoảng của Thơ mới. Ngoài Xuân Diệu thì còn có cái buồn thê
lương của Huy Cận, thơ “điên” mạng đậm chất tượng trưng, siêu thực của Hàn Mặc
Tử.
Ở giai đoạn này, lưu phái văn chương hiện thực phê phán phát triển đến đỉnh cao
vì không khí chính trị xã hội đã thoáng hơn, chế độ kiểm duyệt của thực dân Pháp
không còn gắt gao như trước, đồng thời còn có tiếng nói của Đảng. Nội dung văn học
giai đoạn này là vạch trần mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị. Những
cái xấu xa, bề đen của xã hội được vạch trần một cách chân thật. Đồng thời thể hiện
khá thành công các nhân vật thuộc tầng lớp nhân dân lao động. Nhiều tác phẩm đã đưa

hình tượng người nông dân với tư cách là nhân vật chính vào trong tác phẩm: tiểu
17


n (Ngô Tất Tố), tiểu thuyết Bỉ vỏ (Nguyên Hồng), tiểu thuyết Lầm than
thuyết Tắt đè
đèn
(Lan Khai)…Họ là những con người có phẩm chất cao quý, là người mẹ, người vợ

n của Ngô Tất Tố,
dũng cảm, kiên cường, tiêu biểu như nhân vật chị Dậu trong Tắt đè
đèn
ườ
n bà Tàu của Nguyên Hồng. Đó là
nhân vật người mẹ Trung Quốc trong Ng
Ngườ
ườii đà
đàn
những nét mới cho văn học thời kì này. Bên cạnh đó có thể kể đến những tác phẩm
khác như tiểu thuyết Gi
Giôông tố, Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, phóng sự Cơm th
thầầy cơm

ững ng
ơ ấu của Nguyên Hồng,
cô và Lục xì của Ngô Tất Tố, thiên tự truyện Nh
Nhữ
ngàày th
thơ
kịch bản Kim ti

tiềền và Ông kí cóp của Vi Huyền Đắc.
Còn lưu phái văn chương cách mạng vô sản thì phát triển hơn so với thời kì đầu.
Hàng loạt nhà thơ cách mạng trẻ tuổi, xuất thân từ tầng lớp thanh niên trí thức tiến bộ
thể hiện sự giác ngộ lí tưởng cách mạng. Phong trào “thơ bình dân” phát triển mạnh
mẽ trên các báo chí cách mạng. Tố Hữu xuất hiện đánh dấu bước tiến mới cho thơ ca
cách mạng nói riêng và thơ ca dân tộc nói chung. Có thể nói ở giai đoạn này cả thơ,
văn tự sự, và văn chính luận đều đổi mới theo hướng hiện đại hóa. Tác phẩm tiêu biểu

ục KomTum của Lê Văn Hiến, văn lí luận phê phán của Hải Triều.
như phóng sự Ng
Ngụ
Giai đoạn 1940 - 1945, đây là giai đoạn rơi vào khủng hoảng đến đỉnh điểm đối
với lưu phái văn chương lãng mạn. Đây là thời kì xuống dốc của Tự lực văn đoàn với

m tr
một số tác phẩm như Bướ
ướm
trắắng (Nhất Linh), Thanh Đứ
Đứcc (Khái Hưng), sau đó, Nhất
Linh chuyển sang hoạt động chính trị cho Nhật, ngay cả Khái Hưng và Nguyễn Tường
Long, Nguyễn Tường Bách cũng viết báo để tuyên truyền cho chính phủ bù nhìn của
Trần Trọng Kim mà đứng đằng sau là quân Nhật và còn cho đăng báo truyện dài

Xi
Xiềềng xích để ca ngợi bọn phản cách mạng. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945,
Khái Hưng chuyển sang hoạt động trong tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng, sáng tác
hàng loạt truyện và kịch ngắn, tiểu luận với nội dung xuyên tạc những người làm cộng
sản, chống lại cách mạng trên tuần báo Chính nghĩa, báo hằng ngày Việt Nam. Lúc này
Thơ mới thật sự rơi vào tình trạng hỗn loạn. Thơ điên, thơ say, thơ loạn ngày càng
phát triển mạnh, trong bối cảnh đó mỗi nhà thơ lại tìm cho mình một con đường thoát

li cuộc sống. Tiêu biểu như con đường thoát li trốn vào trụy lạc, thế giới siêu hình của
Vũ Hoàng Chương, khuynh hướng đi vào siêu thoát thần bí của Chế Lan Viên, cái
điên loạn của Hàn Mặc Tử…

18


Đối với lưu phái văn chương hiện thực phê phán: không còn phát triển như giai
đoạn 1936 - 1939. Nguyên nhân là do một số nhà văn tên tuổi thuộc thế hệ nhà văn
hiện thực giai đoạn trước đó, người thì qua đời (Vũ Trọng Phụng), người thì bế tắc

m của
không sáng tác nữa (Ngô Tất Tố), người thì tha hóa (tiểu thuyết Thanh Đạ
Đạm
Nguyễn Công Hoan). Nhưng bù lại cho những mất mác đó chính là sự ra đời của thế
hệ nhà văn hiện thực mới như Nam Cao, Tô Hoài, Nguyễn Đình Lạp, Mạnh Phú Tư,
Bùi Hiển… do bút lực còn non trẻ nên những sáng tác của họ chỉ thu hẹp trong đề tài
lấy từ đời sống tiểu tư sản quẩn quanh bế tắc, những phong tục nông thôn, cuộc sống
dân nghèo…Một số tác phẩm tiêu biểu có thể kể đến như Ch
Chíí Ph
Phèèo (Nam Cao), tiểu

ườ
thuyết Sống mòn (Nam Cao), Dế Mèn phi
phiêêu lưu kí, Qu
Quêê ng
ngườ
ườii (Tô Hoài), Nh
Nhạạt tình,
ờ (Mạnh Phú Tư), Ngo

Sống nh
nhờ
Ngoạại ô, Ng
Ngõõ hẻm (Nguyễn Đình Lạp), tập truyện ngắn
Nằm vạ (Bùi Hiển) đó là những tín hiệu đáng mừng cho lưu phái văn chương hiện
thực phê phán.
Ở giai đoạn này, lưu phái văn chương cách mạng vô sản mặc dù rút vào hoạt
động bí mật nhưng vẫn phát triển mạnh. Thơ ca trong tù hòa với thơ ca mặt trận văn
minh trên tinh thần cứu nước, tinh thần lạc quan, hi vọng một tương lai tươi sáng rực
rỡ cho dân tộc ta. Lúc này, bên cạnh sự phát triển nhanh chóng của thơ cách mạng Tố
Hữu thì bên kia biên giới tập thơ Nh
Nhậật kí trong tù của chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra đời,
đóng góp to lớn cho thơ ca cách mạng Việt Nam. Ngoài ra còn có những tác phẩm của
các tác giả khác như Sóng Hồng, Hồng Quang, Trần Minh Đức, Hồng Chương, văn
chính luận của Trường Chinh.
Phong trào Thơ mới ra đời và phát triển là một sự kiện nổi bật của thơ ca Việt
Nam giai đoạn 1930 - 1945 trên con đường hiện đại hóa. Chỉ trong vòng mười lăm
năm ngắn ngủi phong trào Thơ Mới đã tạo nên một đội ngũ sáng tác khá hùng hậu,
mỗi nhà thơ với phong cách nghệ thuật riêng mang đến cho thơ ca Việt Nam nhiều tác
phẩm có giá trị cả về số lượng lẫn chất lượng. Từ khi ra đời cho đến nay, phong trào
Thơ mới đã trải qua những bước thăng trầm do sự thay đổi thị hiếu thẩm mĩ của những
tầng lớp khác nhau trong xã hội. Tuy trải qua nhiều khó khăn nhưng sự kiện phong
trào Thơ mới ra đời tạo cho thơ Việt Nam một diện mạo mới, bước ngoặt quan trọng
mở ra kỉ nguyên mới và nâng tầm thơ ca Việt Nam lên ngang tầm với nền thi ca hiện
đại thế giới.

19


ả Nguy

1.3 Tác gi
giả
Nguyễễn Bính
ộc đờ
1.3.1 Cu
Cuộ
đờii
Nguyễn Bính tên thật là Nguyễn Trọng Bính, sinh năm 1918 tại xóm Trạm, thôn
Thiện Vịnh, xã Đồng Nội, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định trong một gia đình nhà nho
nghèo.
Nguyễn Bính biết chữ Nho vì ông được cha dạy từ nhỏ. Ông trở về quê ngoại ở
thôn Vân sinh sống do cuộc sống gia đình ông khó khăn. Vì từ nhỏ được tiếp xúc với
văn chương nên chỉ mới mười ba tuổi Nguyễn Bính đã sáng tác được thơ. Hơn nữa,
chính những lời hát ru của mẹ mà chất dân dã đã thấm sâu vào hồn thơ Nguyễn Bính.
Giai đoạn năm 1937 - 1942 là giai đoạn đánh dấu bước ngoặt lớn lao nhất trong
sự nghiệp thơ ca của Nguyễn Bính trước cách mạng tháng Tám. Chỉ trong khoảng thời
gian ấy Nguyễn Bính đã đi nhiều nơi, ở mỗi nơi để lại trong ông những cảm xúc khác
nhau. Đây là thời gian ông sáng tác nhiều nhất những bài thơ hay, bộc lộ rõ nhất cảm
hứng sáng tác của ông về cảnh vật và con người Việt Nam.
Năm 1937, bài thơ Cô hái mơ xuất hiện trên thi đàn và được dư luận chú ý. Thời
điểm này, bút danh Nguyễn Bính đã có tên trong danh sách nhà thơ Việt Nam. Những
tác phẩm của ông góp phần làm phong phú thêm kho tàng thơ ca của phong trào Thơ
mới nói riêng và nền thơ ca của dân tộc nói chung.
Sau cách mạng tháng Tám, cảm hứng sáng tác của Nguyễn Bính có phần thay đổi.
Những sáng tác của Nguyễn Bính luôn là nguồn động viên tinh thần quý báu cho đông
bào, các chiến sĩ cách mạng. Thơ ông phản ánh được những vấn đề thời sự, tình hình
chính trị của cách mạng nước ta lúc bấy giờ.
Nguyễn Bính hoạt động ở Nam Bộ suốt khoảng thời gian kháng chiến chống
Pháp. Ông hoạt động rất tích cực, tham gia mọi công tác cách mạng. Bằng tấm lòng
của một người con yêu quê hương tha thiết, Nguyễn Bính sáng tác thơ không chỉ để ca

ngợi quê hương đất nước Việt Nam mà ông còn sáng tác thơ để phục vụ cách mạng, cổ
vũ tinh thần chiến đấu cho quân đội, nhân dân.
Năm 1946 - 1947, ông được giao phụ trách Hội văn nghệ cứu quốc tỉnh Rạch Giá.

ơ yêu nướ
Với Tập th
thơ
ướcc gồm khoảng 10 bài thơ, là những bài thơ kêu gọi tinh thần
chiến đấu vì tổ quốc của Nguyễn Bính. Tập thơ ra đời đánh dấu mốc quan trọng trong
sự nghiệp văn chương của ông với vai trò là một nhà văn - chiến sĩ.

20


Năm 1948 - 1951, Nguyễn Bính công tác tại liên khu Miền Tây, và không ngừng
sáng tác những tác phẩm phục vụ kháng chiến, phục vụ cách mạng. Giai đoạn này, ông
vừa làm nhiệm vụ chính trị vừa sáng tác thơ ca cách mạng.
Năm 1952, ông về U Minh sinh sống và sau đó kết hôn với cô Hồng Châu và sinh
được hai cô con gái Hồng Cầu và Hương Mai.
Năm 1954, ông tập kết ra Bắc, ra đi mang theo nỗi nhớ vợ con, nhớ miền Nam
thân yêu. Nỗi nhớ ấy cứ âm ĩ, không nguôi trong lòng nhà thơ Nguyễn Bính. Sau
khoảng thời gian tập kết ra Bắc ông trở về công tác tại Hội nhà văn Việt Nam.
Vừa đánh bại được quân Pháp ra khỏi nước ta thì ngay sau đó giặc Mỹ lại tấn
công vào nước ta. Đến lúc này, ông theo cơ quan sơ tán về huyện Lý Nhân, sống tại đó
và tiếp tục sự nghiệp thơ ca của mình.
Ngày 20 tháng 01 năm 1966, Nguyễn Bính qua đời để lại sự nghiệp thơ ca đồ sộ
cho nền văn học Việt Nam. Dù ông đã mất nhưng những áng thơ ca của ông thì luôn
được thế hệ trẻ gìn giữ, dù ở bất cứ nơi đâu ta vẫn thường nghe những bài thơ của ông
được người đời ngâm nga, hát xướng.
Năm 2000, Nguyễn Bính đã được nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh

về văn học và nghệ thuật.

1.3.2 Sự nghi
nghiệệp sáng tác
Thơ Nguyễn Bính tập trung chủ yếu vào thời kỳ trước cách mạng tháng Tám.
Trước cách mạng, trong khi các nhà thơ mới chịu ảnh hưởng từ văn thơ phương Tây
thì riêng Nguyễn Bính vẫn một lòng trung thành với lối ví von mộc mạc của ca dao,
thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc. Vì thế không lạ gì khi thơ Nguyễn Bính được
công chúng độc giả đón nhận nồng nhiệt. Hình ảnh quen thuộc như con thuyền, bến
nước, giàn trầu, hàng cau, vườn dâu, giậu mồng tơi, cô hàng xóm, cô lái đò, người chị
“lỡ bước sang ngang”… xuất hiện khá nhiều trong thơ Nguyễn Bính.
Thời kì trước cách mạng tháng Tám thơ Nguyễn Bính chủ yếu viết về đề tài cảnh
quê, người quê, những số phận tình yêu, tâm trạng tha hương… với nội dung ca ngợi
thiên nhiên tươi đẹp, đầy màu sắc, con người quê với những phẩm chất tốt đẹp, hay
những sắc thái cung bậc trong tình yêu đôi lứa, tâm trạng khắc khoải của chính nhà thơ
khi xa quê. Tất cả tạo cho hồn thơ Nguyễn Bính một sức sống bền chặt trong lòng độc
giả yêu thích thơ ông.
21


Sau cách mạng tháng Tám, thơ Nguyễn Bính có một bước đột phá khá ngoạn
mục bám sát vấn đề thời sự, tình hình chính trị nước ta. Nhưng không vì thế mà thơ
Nguyễn Bính lại trở nên khô khan, cứng nhắc vì ông sáng tác với bút pháp quen thuộc
với lối văn chương truyền thống của dân tộc. Hơn nữa, đề tài trong thơ của Nguyễn
Bính giai đoạn này được mở rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau như cuộc sống thành
thị, nông thôn, kháng chiến, hay đấu tranh thống nhất nước nhà.
Có thể nói, đa số thơ Nguyễn Bính sau cách mạng tháng Tám chủ yếu là thơ ca
cách mạng phục vụ kháng chiến với cảm hứng ca ngợi cách mạng, tinh thần hi sinh
cho tổ quốc không ngại gian khổ của đồng bào cả nước.


ng Th
Năm 1955, Nguyễn Bính sáng tác liên tiếp 3 tập thơ Đồ
Đồng
Thááp Mườ
ườii, Tr
Trảả ta về,
ườ
Gửi ng
ngườ
ườii vợ ở mi
miềền Nam … Đó là những hoài niệm về mảnh đất đã gắn bó với ông,
một thời tuổi trẻ đầy nhiệt huyết.
Những sáng tác của Nguyễn Bính ở cả giai đoạn trước và sau cách mạng tháng
Tám đều đạt được thành công rực rỡ, một điều đáng tự hào cho phong tào Thơ mới nói
riêng và cho văn học Việt Nam giai đoạn bước vào thời kì hiện đại hóa nói chung.
Một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Bính ở cả hai giai đoạn sáng tác trước và
sau năm 1945:

Giai đoạn

ướ
Tr
Trướ
ướcc cách mạng
áng Tám
th
thá

ẩm
Tên tác ph

phẩ

ất bản
Năm xu
xuấ

Tập thơ Lỡ bướ
ướcc sang ngang

1940

Tập thơ Tâm hồn tôi

1940

Ng
Ngậậm mi
miệệng (Truyện)

1940

Tập thơ Một ngh
nghììn cửa sổ

1941

ng cố nh
Tập thơ Hươ
ương
nhâân


1941

ườ
Tập thơ Ng
Ngườ
ườii con gái ở lầu hoa

1942

Tập thơ Mườ
ườii hai bến nướ
ướcc

1942

Tập thơ Mây tần

1942

Bóng giai nh
nhâân ( Kịch thơ)

1942

Kh
Khôông nhan sắc ( Truyện)

1942


Cô gái Ba Tư (Truyện thơ)

1943

Nguy
Nguyễễn Tr
Trããi (Kịch thơ)

1943

Tỳ bà truy
truyệện

1944
22


ng bồ (Truyện)
Th
Thạạch xươ
ương

1944

Kh
Khôông đấ
đấtt cắm dùi (Truyện)

1944


Tập thơ Sóng bi
biểển cỏ

1947

m
Tập thơ Ông lão mài gươ
ươm

1947

ơ Yêu nướ
Tập thơ Tập th
thơ
ướcc

1947

Sang máu (truyện)

1947

ng
Tập thơ Tr
Trăăng kia đã đứ
đứng

1953

u

ngang đầ
đầu
ững dòng tâm huy
Tập thơ Nh
Nhữ
huyếết

1953

ng ra đờ
Tập thơ Mừng Đả
Đảng
đờii

1953

ơ lục bát (Lí luận
Cách làm th
thơ

1955

sáng tác)
Sau cách mạng
áng Tám
th
thá

Tr
Trảả Ta Về


1955

ườ
Gửi ng
ngườ
ườii vợ ở mi
miềền Nam

1955

ng Th
Đồ
Đồng
Thááp Mườ
ườii

1955

Tr
Trôông bóng cờ bay ( Truyện thơ)

1957

ơi
Tập thơ Nướ
ướcc gi
giếếng th
thơ


1957

m xu
Ti
Tiếếng tr
trốống đê
đêm
xuâân (Truyện

1958

Cô Son (Chèo)

1961

Đê
m sao sáng
Đêm

1962

ườ
Ng
Ngườ
ườii lái đò sông Vị ( Chèo)

1964

Tập thơ Tình ngh
nghĩĩa đô

đôii ta

1968

thơ)

23


ới ngh
1.4 Vấn đề th
thếế gi
giớ
nghệệ thu
thuậật trong tác ph
phẩẩm văn học
ái ni
ới ngh
1.4.1 Kh
Khá
niệệm th
thếế gi
giớ
nghệệ thu
thuậật
Trong quyển Từ điển văn học do Đỗ Đức Hiểu chủ biên (Nxb Thế giới TP Hồ
Chí Minh), các tác giả đã định nghĩa thế giới nghệ thuật trong văn học như sau: “Thế

giới nghệ thuật là khái niệm chỉ tính chỉnh thể của sáng tác nghệ thuật (tác phẩm,
sáng tác của một tác giả, trào lưu) … Thế giới này là một mô hình có cấu trúc riêng,

quy luật riêng, thể hiện ở đặc điểm con người, tâm lí, không gian, thời gian, đồ
vật…gắn liền với một quan niệm nhất định về chúng của tác giả.” [9; tr.1660]. Như
vậy, mỗi nhà văn, nhà thơ đều có một thế giới nghệ thuật riêng tạo ra phong cách riêng
và đó còn là thước đo tài năng sáng tạo cho họ.
Thế giới nghệ thuật thể hiện ở một số phương diện như nhân vật, đề tài, hình ảnh,
ngôn ngữ.
Đề tài là phạm vi hiện thực tạo nên cơ sở chất liệu đời sống cho tác phẩm, cơ sở
xác định chủ đề của tác phẩm. Việc xác định đề tài cho phép liên hệ tác phẩm với
mảng hiện thực của đối tượng nhưng không nên đồng nhất đề tài với đối tượng miêu tả.
“Đề tài của tác phẩm là một phương diện nội dung tác phẩm là đối tượng đã được

nhận thức, kết quả lựa chọn của nhà văn. Đó là sự khái quát về phạm vi xã hội, lịch sử
của đời sống được phản ánh trong tác phẩm… Con đường nhận thức đề tài tác phẩm
là đi từ nội dung trực tiếp của tác phẩm, xác định những đường nét xã hội lịch sử của
nó. Mỗi nhân vật của tác phẩm đều có thể tiêu biểu cho một tầng lớp xã hội, mang tính
cách xã hội, hoạt động trong một lĩnh vực đời sống” [12; tr.260]. Trong tác phẩm Tắt
n của Ngô Tất Tố, ngoài đề tài về số phận bi thảm của người nông dân trước cách
đè
đèn
mạng, nạn nhân của chính sách vơ vét tàn bạo của bọn thực dân thuộc địa, còn có các
đề tài khác như bộ máy cai trị chuyên áp bức bóc lột nông dân, phẩm chất người phụ
nữ, tình mẹ con. Trong Truy
Truyệện Ki
Kiềều của Nguyễn Du, ngoài đề tài cuộc đời bất hạnh,
gian truân của người phụ nữ, còn có các đề tài: tình yêu đôi lứa, người anh hùng, quan
niệm nhân quả… Tất cả tạo nên một hệ thống đề tài liên quan nhau tạo thành hệ thống
đề tài của tác phẩm.
Theo khái niệm thế giới nghệ thuật, hình tượng nhân vật trong văn chương nói
chung mang một ý nghĩa đặc thù không giống với ý nghĩa của hình tượng, chi tiết
tương ứng ngoài đời thực. Hình ảnh bến đò, con thuyền, mặt trời… trong văn chương

mang ý nghĩa khác hẳn so với nghĩa thực của chúng trong thực tại khách quan. Mỗi
24


giai đoạn lịch sử văn học có một hình thái ý thức xã hội khác nhau. Nhân vật cũng thế,
mỗi nhân vật trong tác phẩm của một giai đoạn văn học tượng trưng cho một ý nghĩa
nhất định và những hình tượng ấy mang ý nghĩa như thế nào, điều này phụ thuộc vào
chủ thể sáng tác của tác phẩm.. Ngày nay, nhiều người cho rằng tại sao cô Tấm trong
truyện cổ tích Tấm Cám lại hiền lành đến mức ngây thơ?, bị mẹ con cô Cám lừa gạt
bao nhiêu lần cũng không hay biết, cứ vâng lời làm theo. Một số truyện cổ tích khác
cũng có môtíp giống như vậy như truyện Th
Thạạch Sanh, Cây kh
khếế, Ho
Hoààng tử cứu mẹ,

Sự tích con kh
khỉỉ… Những nhân vật hiền lành như cô Tấm, anh chàng Thạch Sanh,
hoàng hậu Ngọc Lan, cô Mận…đều bị những kẻ xấu xa lừa gạt, hãm hại. Trong xã hội
ngày nay, những ai tính tình hiền lành, ngây thơ như Tấm chắc có lẽ sẽ bị nhiều người
cho là ngốc, quá ngây thơ nhưng đối với thế giới trong truyện cổ tích thì nhân vật Tấm
hành động và cư xử như vậy thì không có gì là sai cả. Nó đúng với quan niệm nhân
sinh của dân gian của một truyện cổ tích. Người hiền sẽ gặp lành, kẻ ác bị trừng phạt.
Bởi thế giới của truyện cổ tích chú ý nhiều đến việc giáo dục đạo đức con người hơn là
chú ý đén tính cách hay hành động của nhân vật. Kết thúc câu truyện, nhân vật tốt
bụng, hiền hậu như cô Tấm, anh chàng Thạch Sanh đều có được hạnh phúc trọn vẹn.
Còn những kẻ xấu xa, gian ác như cô Cám, Lí Thông đều bị trừng phạt thích đáng.
Như vậy, thế giới truyện cổ tích là thế giới của sự đấu tranh giữa thiện và ác. Đó là
một cuộc đấu tranh lâu dài và triệt để để cuối cùng những con người lương thiện sẽ
được đền bù bằng sự vinh hoa, cuộc sống hạnh phúc mãi về sau.
Còn đối với ngôn từ trong thế giới nghệ thuật, ngôn từ trong tác phẩm văn học

mang tính tạo hình - biểu cảm, tính biểu trưng - đa nghĩa. Mỗi ngành nghệ thuật khác
nhau sử dụng chất liệu khác nhau. Trong điêu khắc, hình ảnh được tạo ra bằng gỗ, đá,
kim loại… Trong âm nhạc, hình ảnh được tạo ra bằng âm thanh. Trong hội họa, hình
ảnh được tạo ra bằng màu sắc. Trong văn học, hình ảnh được tạo ra bằng ngôn từ nghệ
thuật. Chẳng hạn, Nguyễn Du miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều bằng việc sử dụng thành
công ngôn từ nghệ thuật mang tính tạo hình - biểu cảm, ông đã giúp cho người đọc có
thể tưởng tượng, cảm nhận được vẻ đẹp của nàng Kiều. Nàng đẹp đến nỗi làm cho hoa
phải ghen, liễu phải hờn chỉ qua hai dòng thơ lục bát:

“Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”
(Truy
(Truyệện Ki
Kiềều)
25


×