Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Thế giới nghệ thuật trong thơ Hàn Mặc Tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.89 KB, 41 trang )

GVHD: TS. Nguyễn Thế Truyền SVTH: Trương Mỹ Yến
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN



.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Bạc Liêu, ngày…..tháng…..năm 2011
Người nhận xét
TS. Nguyễn Thế Truyền
Trường Đại học Bạc Liêu
1
GVHD: TS. Nguyễn Thế Truyền SVTH: Trương Mỹ Yến
LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian học tập, nghiên cứu, rèn luyện ở trường nhờ có sự chỉ dạy tận
tình của quý thầy cô trường Đại học Bạc Liêu đặc biệt là quý thầy cô Khoa Sư phạm
đã giúp em có được ngày càng nhiều kiến thức và những hiểu biết sâu sắc trong học
tập cũng như trong thực tiễn hàng ngày. Và hôm nay khi hoàn thành được niên luận
này em xin chân thành cảm ơn đến:


Trước hết em xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô Khoa Sư phạm, trường
Đại học Bạc Liêu đã truyền đạt những kiến thức quý báu để từ đó em có thể vận dụng
những kiến thức ấy vào niên luận của mình.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Thế Truyền đã tận tình
hướng dẫn, giải đáp những khó khăn, vướng mắc giúp em hoàn thành tốt niên luận.
Kính chúc quý thầy cô trường Đại học Bạc Liêu cùng quý thầy cô Khoa Sư
phạm lời chúc sức khỏe và thành công trong công tác giảng dạy của mình.
Trân trọng kính chào!
Bạc Liêu, ngày…..tháng…..năm 2011
Sinh viên thực hiện
Trương Mỹ Yến


Trường Đại học Bạc Liêu
2
GVHD: TS. Nguyễn Thế Truyền SVTH: Trương Mỹ Yến
MỤC LỤC
Phần mở đầu
1. Lí do chọn đề tài 5
2. Mục đích nghiên cứu 6
3. Lịch sử vấn đề 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
5. Phương pháp nghiên cứu 8
6. Ý nghĩa khoa học 8
7. Kết cấu niên luận 9
Phần nội dung
Chương 1: Giới thiệu chung 9
1.1 Khái niệm chung về thế giới nghệ thuật 9
1.1.1. Thế
giới nghệ thuật 9

1.1.2. Thế
giới nghệ thuật của một nhà thơ trữ tình 11
1.2. Vài nét về Hàn Mặc Tử 13
1.2.1. Cuộc đời 13
1.2.2. Sự nghiệp 14
1.2.3. Quan niệm về thơ 15
1.2.4. Quan niệm nghệ thuật vị nghệ thuật 17
Chương 2: Thế giới nghệ thuật trong thơ Hàn Mặc Tử 18
2.1 Ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh 19
2.1.1. Trong sáng, ngọt ngào 19
2.1.2. Kì dị, lạ thường 21
2.2. Âm nhạc trong thơ 23
Trường Đại học Bạc Liêu
3
GVHD: TS. Nguyễn Thế Truyền SVTH: Trương Mỹ Yến
2.3. Hình tượng: Trăng 25
Chương 3: Sự pha trộn trong thế giới nghệ thuật Hàn Mặc Tử 28
3.1. Giữa cổ điển và hiện đại 28
3.1.1. Thơ Đường luật 28
3.1.2. Thơ Mới – Lãng mạn, trữ tình 30
3.1.3. Thơ siêu thực 32
3.2. Đưa màu sắc tôn giáo vào thơ 34
3.2.1. Thiên chúa giáo 34
3.2.2. Phật giáo 35
KẾT LUẬN 38
Tài liệu tham khảo 39
Trường Đại học Bạc Liêu
4
GVHD: TS. Nguyễn Thế Truyền SVTH: Trương Mỹ Yến
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Thế giới nghệ thuật là một chỉnh thể nghệ thuật bao gồm tất cả các yếu tố, cấp
độ của sáng tạo nghệ thuật. Mối cấp độ yếu tố này lại có một chỉnh thể nhỏ hơn đặt
trong mối quan hệ biện chứng nhất định, xâu chuỗi với các yếu tố khác.
Nghiên cứu thế giới nghệ thuật là để tìm hiểu qui luật sáng tạo của chủ thể,
quan niệm về nghệ thuật, cuộc sống nhân sinh của người nghệ sĩ đó. Thơ trữ tình là
biểu hiện trực tiếp thế giới chủ quan của nhà thơ. Những cảm xúc tâm trạng, suy nghĩ
thể hiện trong thế giới nghệ thuật chính là biểu hiện của những cái tôi.
Hàn Mặc Tử - một nhà thơ lãng mạn tiêu biểu trong phong trào Thơ mới, một
phong cách riêng của thơ ca Việt Nam thời kì đổi mới. Có lẽ, trong làng thơ nước ta
Hàn Mặc Tử là nhà thơ nhận được nhiều ưu ái nhất. Bởi người ta biết đến anh, một
chàng thi sĩ với cuộc đời ngắn ngủi tràn ngập nước mắt và đau thương. Con người ấy
chỉ sống trên cõi đời vỏn vẹn 28 năm, ở cái tuổi còn quá trẻ nhưng tội nghiệp thay
cho nhà thơ, anh là người không có tuổi trẻ. Với thi sĩ, tuổi trẻ của chàng không phải
là hiện tại tươi đẹp với những dự tính về tương lai rực rỡ mà hiện tại chỉ là những
chuỗi ngày đau đớn trong bệnh tật, trong sự xa lánh hắt hủi của tình đời và người đời.
Nhưng từ trong đau khổ tuyệt vọng, linh hồn ấy vẫn khao khát được sống, được yêu,
được sẻ chia và vẫn không thôi sáng tạo trước bờ vực của cái chết.
Nhà thơ đã tạo cho riêng mình một khu vườn sáng tác với một thứ nghệ thuật
độc đáo, không lẫn vào ai.
Chính vì lẽ đó tôi quyết định chọn đề tài “Thế giới nghệ thuật trong thơ Hàn
Mặc Tử” để nghiên cứu. Tuy đề tài này đã có nhiều người tìm hiểu nhưng tôi thấy
chưa thật sự xác đáng lắm.
Trường Đại học Bạc Liêu
5
GVHD: TS. Nguyễn Thế Truyền SVTH: Trương Mỹ Yến
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này để thấy được cái nhìn của tác giả về cuộc đời, nhận ra
cái hay, cái sâu sắc của Hàn Mặc Tử khi sáng tạo ra cả một thế giới nghệ thuật trong
tác phẩm. Đồng thời, người viết có thể nhận rõ nét tiêu biểu trong phong cách sáng

tác của nhà thơ. Từ đó đánh giá đúng vai trò của Hàn Mặc Tử đã góp phần làm nên
sự đa dạng cho nền văn học nước nhà, giúp bổ sung cái nhìn toàn diện về những đặc
sắc trong sáng tác Hàn Mặc Tử.
Bên cạnh đó, nghiên cứu đề tài để củng cố kỉ năng phân tích, giúp người viết
có thêm nhiều kiến thức về nhà thơ Hàn Mặc Tử và các tác phẩm của ông. Ngoài ra,
nghiên cứu đề tài cũng giúp phục vụ cho công tác học tập, giảng dạy sau này tốt hơn.
Đó cũng là tài liệu cho các bạn sinh viên quan tâm đến vấn đề này.
3. Lịch sử vấn đề
Ngày nay cái tên Hàn Mặc Tử được đông đảo quí đọc giả gần xa biết đến, thơ
ông được đón nhận khá nồng nhiệt. Làm thơ từ năm 16 tuổi, Hàn Mặc Tử bắt đầu sự
nghiệp văn thơ của mình bằng thể thơ Đường luật vốn rất khó khăn, phức tạp. Nhưng
với bàn tay tài hoa của thi sĩ, thể thơ trở nên mượt mà tươi mới và hấp dẫn hơn bao
giờ hết. Nhà thơ được chí sĩ Phan Bội Châu vốn xuất thân Nho học từng đỗ Đầu Xứ
hết lời ngợi khen : “…từ ngày về nước đến nay tôi chưa gặp được bài thơ nào hay
đến thế…”. Sau này, khi gia nhập vào làng thơ Mới với một nguồn thơ đầy sáng tạo,
Hàn Mặc Tử cũng được Hoài Thanh đánh giá cao: “Một nguồn thơ rào rạt và lạ lùng”
và “Vườn thơ Hàn rộng không bờ bến càng đi xa càng ớn lạnh”.
Ngoài ra, với việc tạo cho mình một thế giới nghệ thuật riêng ấy, Hàn Mặc Tử
đã khiến cho các nhà phê bình văn học phải “đau đầu” khi đưa ra nhận xét về thơ
ông, có thể kể đến sau đây:
Trần Tái Phùng: “Nghệ thuật chàng tựa vào một con sông dài đi xuyên qua thế
kỉ chúng ta và hai bờ sông dàn bày không biết bao nhiêu cảnh sắc khác nhau, đẹp đẽ
đến say ngợp, đến tê liệt cả lòng người”.
Trường Đại học Bạc Liêu
6
GVHD: TS. Nguyễn Thế Truyền SVTH: Trương Mỹ Yến
Nhà thơ Chế Lan Viên: “Thơ anh trước không ai có, sau không có ai. Hàn
Mặc Tử như một ngôi sao chổi xoẹt qua bầu trời Việt Nam với cái đuôi chói lòa rực
rỡ của mình”.
Nhà phê bình văn học Phan Cự Đệ: “Sẽ không giải thích được đầy đủ hiện

tượng Hàn Mặc Tử nếu chỉ vận dụng thi pháp của chủ nghĩa lãng mạn và ảnh hưởng
của Kinh Thánh. Chúng ta cần nghiên cứu thêm lí luận của chủ nghĩa tượng trưng và
chủ nghĩa siêu thực. Trong những bài thơ siêu thực của Hàn Mặc Tử, người ta không
phân biệt được hư và thực, sắc và không, thế gian và xuất thế gian, cái hữu hình và
cài vô hình, nội tâm và ngoại giới, chủ thể và khách thể, thế giới cảm xúc và phi cảm
xúc. Mọi giác quan bị trộn lẫn, mọi logic bình thường trong tư duy và ngôn ngữ,
trong ngữ pháp và thi pháp bị đảo lộn bất ngờ. Nhà thơ đã có những so sánh ví von,
những đối chiếu kết hợp kì lạ, tạo nên sự độc đáo đầy kinh ngạc và kinh dị với người
đọc”.
Nhà thơ Trần Đăng Khoa: “Hàn Mặc Tử có khoảng bảy bài hay, trong đó có
bốn bài đạt đến độ toàn bích. Còn lại là những câu thơ thiên tài. Những câu thơ này,
phi Hàn Mặc Tử, không ai có thể viết nổi…”
Ngô Văn Phú: “Thơ Hàn Mặc Tử tự nội tâm mà vọt ra, từ cái thế giới riêng
trong nhận thức của ông mà viết. Do đó, tự ông có một phong cách, không giống bất
kì một nhà thơ nào”.
Qua những lời nhận xét như thế đủ để thấy “Hàn Mặc Tử là nhà thơ thiên tài
của Việt Nam” (Vinh Hồ).
Tuy các bài viết còn chưa bao quát hết sự nghiệp thơ Hàn Mặc Tử, nhưng ý
kiến của những người trước đã là gợi ý quý báo cho người viết trong khi thực hiện
bản niên luận của mình.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nghệ thuật Hàn Mặc Tử sử dụng qua các tập thơ “Lệ Thanh thi tập”, “Gái
quê”, “Đau thương”, “Xuân như ý”, “Thượng thanh kí”,…
Trường Đại học Bạc Liêu
7
GVHD: TS. Nguyễn Thế Truyền SVTH: Trương Mỹ Yến
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phân tích
Đây là phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu trong đề tài niên luận
này. Từ những tài liệu nhận xét, đánh giá của các nhà phê bình nghiên cứu cùng sự

tìm tòi sáng tạo của bản thân, tôi vận dụng đưa vào đề tài. Qua đây chúng ta sẽ thấy
rõ hơn vấn đề tại sao gọi là “thế giới nghệ thuật trong thơ Hàn Mặc Tử”, thấy được
những khám phá sáng tạo phi thường của nhà thơ.
5.2. Phương pháp so sánh
Trong quá trình phân tích “thế giới nghệ thuật trong thơ Hàn Mặc Tử”, tôi
tiến hành liên hệ, so sánh điểm khác biệt của ông với các nhà thơ cùng thời. Như vậy
sẽ giúp cho đề tài thêm sức thuyết phục và góp phần khẳng định tài năng cùng những
đóng góp của Hàn Mặc Tủ cho nền văn học nước nhà.
5.3. Phương pháp hệ thống
Người viết nhận thấy rằng sáng tác thơ của Hàn Mặc Tử là một chỉnh thể nghệ
thuật trọn vẹn và mang tính hệ thống. Vì thế khi nghiên cứu người viết đặt nó trong
một hệ thống chung theo một trật tự nhất định.
5.4. Phương pháp thống kê – phân loại
Phương pháp này sẽ giúp cho việc phân tích những nhận xét về thơ Hàn Mặc
Tử có chứng cứ cụ thể. Một mặt nào đó giúp cho việc so sánh đối chiếu có thêm sức
thuyết phục.
6. Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu đề tài “Thế giới nghệ thuật trong thơ Hàn Mặc Tử”, người viết
chọn cách tiếp cận với thế giới nghệ thuật mới mẻ trong dòng văn học đương đại,
khai thác tiếng lòng và những đặc trưng thẩm mỹ của một phong cách thơ độc đáo
Người viết cũng hi vọng rằng sau khi nghiên cứu thành công đề tài này sẽ góp
phần nhận diện thơ Hàn Mặc Tử sâu hơn, rộng hơn và đưa ra được cái nhìn đầy đủ có
hệ thống về tác giả.
Trường Đại học Bạc Liêu
8
GVHD: TS. Nguyễn Thế Truyền SVTH: Trương Mỹ Yến
7. Kết cấu niên luận
Chương 1 : Giới thiệu chung
Chương 2 : Thế giới nghệ thuật trong thơ Hàn Mặc Tử
Chương 3 : Sự pha trộn trong thế giới nghệ thuật Hàn Măc Tử

Kết luận
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. Khái niện chung về thế giới nghệ thuật
1.1.1. Thế giới nghệ thuật
Khái niệm thế giới nghệ thuật xuất hiện từ yêu cầu muốn tiếp cận tác phẩm
văn học trong dạng chỉnh thể (từ những năm 70/XX). Nó được tiếp cận ở các cấp độ
khác nhau. Nội dung và hình thức của tác phẩm hài hòa với nhau nhưng người ta lại
yêu cầu cụ thể, phải hài hòa như thế nào thì chưa thể trả lời ngay được. Do vậy, khi
nghiên cứu tác giả thì ý niệm được chia thành từng mảnh. Chẳng hạn, hình tượng Bác
Hồ, hình tượng người nông dân, hình tượng bà mẹ trong thơ Tố Hữu. Như thế thơ Tố
Hữu chưa thành một chỉnh thể toàn vẹn.
Chỉnh thể thường được quan niệm như là một tập hợp sáng tác của nhà văn
nhưng lại được nhìn nhận là một tập hợp đơn giản. Thế giới nghệ thuật không phải là
một tập hợp đơn giản mà là một hệ thống thống nhất, một chỉnh thể sống động, nó
hiện diện trước mắt chúng ta như một sinh thể. Secnusepxki nói: “Cái đẹp là cái
sống”. Tức cái đẹp có được khi và chỉ khi nó hiện ra trước mắt chúng ta như một sinh
thể. Nhân hóa là hiện tượng phổ biến của nhận thức loài người, khi con người nhận
thức vai trò của mình đối với thế giới thì thế giới bị người hóa, nhân hóa cái nhìn
mang bản tính nhân văn. Đây còn là bản chất sâu xa của nghệ thuật.
Đối với người nghệ sĩ, hơn bao giờ hết họ cũng muốn truyền cảm xúc chân
thực vào đối tượng, truyền sự sống vào đối tượng. Cái “thần”, cái “hồn” của sự vật
có được khi và chỉ khi sự vật ấy toát lên sự sống. Tức chủ thể đã truyền sự sống cho
nó. Và lẽ cố nhiên cái đẹp ấy cũng phải đạt đến sự hài hòa. Trong thơ ta thường bắt
Trường Đại học Bạc Liêu
9
GVHD: TS. Nguyễn Thế Truyền SVTH: Trương Mỹ Yến
gặp một hình ảnh mô típ về Hồ Chí Minh, là con người hòa hợp cái phi thường mà
bình thường, vĩ đại mà giản dị. Tiêu biểu là thơ Tố Hữu.
Từ thập niên 80 của thế kỉ XX cùng sự xuất hiện của chủ nghĩa Macxit sáng

tác văn học được nhìn nhận như một chỉnh thể. Chúng ta đi vào hiện tượng đó như đi
vào một thế giới riêng, đi vào một cõi sống riêng. Trong bài giảng “Thế giới nghệ
thuật của một nhà thơ trữ tình” Chu Văn Sơn có cách định nghĩa như sau: “Xét đến
cùng thế giới nghệ thuật của một nhà văn chính là một thế giới hình tượng hiện ra
như một chỉnh thể sống động, chứa đựng một quan niệm nhân sinh và thẩm mĩ nào
đó, được xây cắt bằng chất liệu ngôn từ. Như vậy, thế giới nghệ thuật vừa là con đẻ
vừa là hiện thân của tư tưởng sáng tác. Đó không phải là một thế giới tĩnh mà là một
thế giới động, vừa vận động, vừa phụ thuộc vừa phản ánh những biến chuyển trong
tư tưởng của người nghệ sĩ”.
Vậy, tư tưởng của nhà nghệ sĩ thực chất là gì? Khác với tư tưởng của các hoạt
động trí tuệ khác ở chổ nào? Tư tưởng của nhà khoa học chính là sản phẩm của tư
duy khoa học được vận hành chủ yếu bằng lí trí một cách trừu tượng hóa. Còn tư
tưởng của người nghệ sĩ thì khác, đó là tư duy nghệ thuật, không chỉ vận hành bằng lí
trí mà còn bằng tình cảm. “Người nghệ sĩ không chỉ tư duy bằng bộ óc mà còn tư duy
bằng trái tim” (Leptonxtoi). Khi nhà nghệ sĩ tư duy thì lí trí và cảm xúc hòa quyện
vào nhau. Vậy nên thao tác cơ bản của tư duy nghệ thuật không phải là trừu tượng
hóa mà là hình tượng hóa. Sản phẩm cuối cùng của tư duy khoa học là các khái niệm
trừu tượng, sản phẩm cuối cùng của tư duy nghệ thuật là hình tượng. Rõ ràng có sự
khác biệt nhau.
Tư tưởng của một nghệ sĩ bao giờ cũng là sự hòa điệu giữa quan niệm nhân
sinh và quan niệm thẩm mĩ. Quan niệm nhân sinh trả lời câu hỏi về hạnh phúc, còn
quan niệm thẩm mĩ trả lời câu hỏi về cái đẹp. Cả hai sẽ tạo ra một lực đẩy chung
khiến nghệ sĩ suốt đời tìm kiếm những gì là tinh hoa của cuộc sống. Tư tưởng ấy
cũng chi phối toàn bộ việc kiến tạo nên cái thế giới nghệ thuật của nghệ sĩ đó. Bởi
vậy, muốn nắm được tư tưởng của một người nghệ sĩ không thể né tránh câu hỏi then
chốt: Vẻ đẹp anh ta khao khát là gì? Kết quả anh ta ao ước là gì?
Trường Đại học Bạc Liêu
10
GVHD: TS. Nguyễn Thế Truyền SVTH: Trương Mỹ Yến
Tinh hoa của sự sống theo quan niệm Hàn Mặc Tử đó là vẻ đẹp “Tinh Khiết

mà Xuân Tình”. Suốt đời mình, cả trong hoạn nạn, trong đau đớn tuyệt vọng, ông
hướng về vẻ đẹp đó như một cứu tinh “Tôi muốn trọn đời ngưỡng mộ vẻ trắng trong
nguyên vẹn, nguồn tươi, ánh sáng, thơ vì đấy là hình tượng của linh hồn thanh
khiết”.
1
1.1.2. Thế giới nghệ thuật của một nhà thơ trữ tình
Bước vào giai đoạn của thơ ca hiện đại, việc xác định những thành tố cơ bản
trong thế giới nghệ thuật của một nhà thơ trữ tình thời trung đại không còn phù hợp
(theo Lê Quang Hưng, giai đoạn này thế giới nghệ thuật của một nhà thơ trữ tình chỉ
gồm hai thành tố: “Cái tôi và thế giới”). Do cái tôi cá nhân ý thức trưởng thành trong
mối quan hệ mật thiết với tha nhân, tha nhân gần gũi nhất là một mẫu hình lí tưởng
của cái tôi. Hình ảnh đó của cái tôi trữ tình là một người tình tinh thần, người tình của
hồn thơ. Nhà thơ Hoàng Cầm đã nói vấn đề này khá sớm: “Trong mỗi nhà thơ trữ
tình đều sống một người đàn bà”, người đàn bà ấy hiện thân cho những nét đẹp, vẻ
đẹp mà người nghệ sĩ mơ ước và tôn thờ, là cái đẹp bằng xương bằng thịt. Người ta
gọi đó là nàng thơ, người tình lí tưởng của thi sĩ.
Thế giới hình tượng thơ ca được xem là sản phẩm sinh ra từ cuộc hôn phối âm
thầm của người thi sĩ và người đàn bà huyền diệu đó. Do vậy, thế giới nghệ thuật của
một nhà thơ trữ tình hiện đại phải là một thế giới chứa đựng ba hình tượng cơ bản:
Cái tôi – Người tình –Thế giới.
Nói đến thơ trữ tình là nói đến cảm xúc của chủ thể, của cái tôi cá nhân, con
người như thế nào thì cảm xúc thế ấy. Muốn tiếp cận được thế giới nghệ thuật của
thơ trữ tình phải nhận diện được cái tôi trữ tình. Không phải nhà thơ xưng tôi thì cái
tôi mới bộc lộ, thật ra nó bộc lộ khắp nơi. Vì qua tác phẩm người ta có thể hình dung
ra con người ấy, chủ yếu là qua tư thế trữ tình, giọng điệu trữ tình hay chân dung diện
mạo của cái tôi trữ tình đó. Chẳng hạn, ta thường bắt gặp tư thế trữ tình hay “đứng”
1
Hàn Mặc Tử - Chơi giữa mùa trăng, Nxb An Tiêm, Sài Gòn, 1969.
Trường Đại học Bạc Liêu
11

GVHD: TS. Nguyễn Thế Truyền SVTH: Trương Mỹ Yến
của Xuân Diệu, hay “đi chậm” của Huy Cận, “bước nhanh” của Tố Hữu, hay “gào,
hét, rên, hú” của Hàn Mặc Tử.
Hình tượng người tình của hồn thơ chính là mẫu hình lí tưởng, chính là cái
đẹp bằng xương bằng thịt mà hồn thơ ấy tôn thờ. Vì thế nó vừa cụ thể, vừa khái quát,
vừa vô hình vừa hữu hình. Thường đối với nam thi sĩ người tình ấy là EM, còn nữ thi
sĩ thì là ANH. Người tình ấy được thi sĩ khắc họa qua những hình tượng phụ nữ trong
thơ mình. Như Hàn Mặc Tử ở tập thơ “Gái quê” người tình hiện lên là một cô gái
trinh trắng, đoan trang. Nguyễn Bính xác định người tình trong bài “Chân quê” khá
rõ, đó là cô gái còn giữ được những nền nếp của thôn quê.
Và sau cùng hình tượng tạo nên thế giới nghệ thuật trong thơ trữ tình là Thế
giới. Thế giới được hiểu như môi trường bao quanh nhân vật Tôi - Người tình, nó bao
gồm: Thiên nhiên (không gian và thời gian), đời sống xã hội (cuộc sống của thi nhân
và các nhân vật trong thơ). Thế giới bao quanh cặp nhân vật Tôi – Em trong thơ Xuân
Diệu là trường tình, với Tố Hữu là một trường tranh đấu.
Thông thường, từng kiểu nhà thơ lại có cá tính sáng tạo khác nhau. Trong thơ
trung đại phần thiên nhiên đậm hơn phần cuộc sống. Thơ cách mạng thì nói nhiều về
tình cảm lớn: đó là tình cảm cái tôi đối với cộng đồng, quê hương, hình tượng lãnh
tụ, người mẹ, người chiến sĩ rất đậm. Hình tượng người yêu nhạt đi, nếu có hình
tượng này phải nương vào tình cảm lớn: tình yêu lứa đôi lồng trong tình đồng chí
(Đồi tím hoa sim - Hữu Loan, Núi đôi - Vũ Cao). Còn thơ lãng mạn chủ yếu nói về
tình yêu cá nhân, những cảm xúc mà thi nhân gặp phải trong cuộc sống đời thường.
Ví dụ như Tố Hữu – một nhà thơ trữ tình chính trị, cái tôi ông thể hiện là
người chiến sĩ, người tình trong thơ là tình đồng chí, thế giới bao quanh nó là cả một
trường tranh đấu.
Ta thử đến với Hàn Mặc Tử - một nhà thơ lãng mạn, sẽ có sự khác biệt như
thế nào? Cái tôi ông muốn thể hiện là chính bản thân mình, với những cảm xúc hết
sức chân thật. Có khi vui vẻ, yêu đời, khi thì đau đớn đến tuyệt vọng. Ngoài ra, Hàn
Mặc Tử còn hiện rõ là một tín đồ tôn giáo, một “con chiên ngoan đạo”, bởi thơ ông
có sự hòa lẫn Thiên chúa giáo, Phật giáo, Đạo giáo. Tôn giáo ấy là thứ tôn giáo lãng

Trường Đại học Bạc Liêu
12
GVHD: TS. Nguyễn Thế Truyền SVTH: Trương Mỹ Yến
mạn, nhà thơ chỉ mượn hình ảnh , từ ngữ của nó để nói lên niềm say mê khao khát, là
tiếng nói hướng về đức tin. Có thể nhận thấy từ “Đau thương” trở về trước người
tình trong thơ Hàn là những người phụ nữ với hình ảnh nổi trội, vẻ xuân tình được tô
đậm, miêu tả bằng nhục cảm. Đó là những cảm xúc chân thực của một chàng trai
khỏe mạnh khao khát chiêm ngưỡng, hưởng thụ vẻ đẹp nơi trần thế. Còn “Đau
thương” trở về sau hình ảnh mang tính huyễn tưởng. Người thơ có vẻ đẹp trinh bạch,
xuân tình nhưng thiên về màu sắc xuất thế, quan tâm nhiều đến vẻ đẹp tinh thần. Vì
lúc này đây Hàn Mặc Tử đã mắc bệnh, cơ hội chiêm ngưỡng, tận hưởng vẻ đẹp trần
thế không còn, nhà thơ hướng về vẻ đẹp đẹp huyễn tưởng nơi tiên giới như để được
cứu rỗi.
Như vậy, hai mô hình thế giới nghệ thuật của thơ cách mạng và thơ lãng mạn
rất khác biệt, nó mang tính quy luật. Mỗi nhà thơ có cách sáng tạo thế giới nghệ thuật
cho riêng mình đều đó còn phụ thuộc vào tư tưởng, vào phong cách ngôn ngữ của thi
sĩ đó. Đồng thời phụ thuộc vào khuynh hướng trường phái mà người nghệ sĩ đó chịu
ảnh hưởng.
1.2. Vài nét về Hàn Mặc Tử
1.2.1. Cuộc đời
Hàn Mặc Tử (1912 – 1940) tên khai sinh là Nguyễn Trọng Trí, tên thánh là
Pierre hay Francois. Sinh ở làng Lệ Mĩ, tổng Võ Xá, huyện Phong Lộc, tỉnh Đồng
Hới (nay là Quảng Bình) trong một gia đình viên chức nghèo theo đạo Thiên Chúa.
Cha là Nguyễn Văn Toản từng là chủ sự Thương Chánh Nhật Lệ và mẹ là Nguyễn
Thị Duy, một người đàn bà xứ Huế hiền lành, trung hậu chịu thương chịu khó. Sau
khi cha mất, gia đình Nguyễn Trọng Trí chuyển vào Quy Nhơn sống với người anh
đầu đang làm việc tại đây. Do muốn con theo đuổi sự nghiệp công danh nên mẹ ông
bàn với người anh gởi ông ra Huế theo học tại trường dòng Pellerin, một trong những
trường nổi tiếng nhất tại Huế. Và tại đây Nguyễn Trọng Trí đã có hai năm học trung
học (1928 – 1930).

Hoàn cảnh kinh tế gia đình lúc này sa sút, Hàn Mặc Tử phải bỏ học. Ông làm
viên chức tại sở Đạc Điền Quy Nhơn (1932 - 1933), rồi vào Sài Gòn làm báo
Trường Đại học Bạc Liêu
13
GVHD: TS. Nguyễn Thế Truyền SVTH: Trương Mỹ Yến
(1934 -1935). Đến năm 1936, Hàn Mặc Tử mắc bệnh phong ông về hẳn Quy Nhơn
chữa bệnh và mất đi tại trại phong Quy Hòa (11/11/1940).
Chính đất Thần Kinh với non nước hữu tình, nơi quy tụ nhiều nhân tài và đặc
biệt sinh ra trong gia đình có truyền thống Nho học đã ảnh hưởng và khai mở hồn thơ
Trọng Trí để sau này ông trở thành nhà thơ thiên tài.
1.2.2. Sự nghiệp
Nguyễn Trọng Trí mở đầu sự nghiệp thơ văn của mình với bút hiệu Minh Duệ
Thị bằng thể thơ Đường luật ngay khi tuổi đời chỉ mới 16. Trong khoảng thời gian
này, cụ Phan Bội Châu mở thi xã Mộng Du, lên tiếng kêu gọi các thức giả xướng họa
thơ văn. Nguyễn Trọng Trí cũng gởi bài đi với bút danh Phong Trần được cụ họa lại
và hết lời khen ngợi.
Tháng 10/1935, ông bỏ sở Đạc điền cùng với một số người bạn thơ văn vào
Sài Gòn làm báo. Tại đây Nguyễn Trọng Trí lấy bút hiệu là Lệ Thanh (tên làng Lệ
Mĩ, chánh quán Tân Thanh ghép lại), ông đoạt giải nhất cuộc thi thơ của một câu lạc
bộ thơ, bút hiệu Lệ Thanh cũng nổi tiếng từ đó. Nguyễn Trọng Trí cộng tác với báo
Trong Khuê Phòng, Đông Dương tuần báo, báo Người Mới. Năm 1936, khi phụ trách
trang văn chương báo Sài Gòn, Nguyễn Trọng Trí mới đổi hiệu là Hàn Mạc Tử và
sau này thành Hàn Mặc Tử nghĩa là “khách văn chương” theo lời khuyên của một vài
người bạn.
Tuy cuộc đời nhiều bi thương nhưng Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ
có sức sáng tạo nhất trong phong trào thơ Mới. Bắt đầu bằng thơ cổ điển Đường luật
rồi chuyển sang sáng tác với khuynh hướng thơ Mới lãng mạn và sau này tiến xa hơn
là dòng thơ tượng trưng siêu thực. Với một diện mạo hết sức phức tạp và một hồn thơ
bí ẩn của Hàn Mặc Tử người ta vẫn thấy rõ một tình yêu đau đớn hướng về cuộc đời
trần trụi nơi ông.

Hàn Mặc Tử đã để lại cho nền văn học nhiều tập thơ có giá trị như : “Gái quê”
- xuất bản năm 1936 lúc nhà thơ còn sống. “ Đau thương : thơ Điên ” (1938), “
Xuân như ý ”, “Thượng thanh khí ”, “Cẩm châu duyên”,…”Duyên kì ngộ” (1939),
Trường Đại học Bạc Liêu
14
GVHD: TS. Nguyễn Thế Truyền SVTH: Trương Mỹ Yến
“Quần tiên hội” là hai tác phẩm kịch thơ. Và thơ văn xuôi “Chơi giữa mùa trăng”
(1940). Ngoài ra còn có một số tiểu luận, phỏng vấn, phóng sự.
1.2.3. Quan niệm về thơ
Nếu như các nhà thơ trong phong trào thơ Mới đều tìm đến với một bậc thi
nhân, một hồn thơ nào đó để học hỏi. Xuân Diệu thích Rimbaud và Verlaine, Chế
Lan Viên mê Edgar Poe, còn Hàn Mặc Tử thì khác. Chàng tuyên bố mình không
thích một nhà thơ phương Tây nào cả, chàng tiếp thu tất cả cái hay, cái đặc biệt của
họ để xây dựng cho mình một lối thơ riêng mà ông thích.
Mở đầu hành trình thơ bằng lối cổ điển Đường luật nhưng lại chuyển nhanh
qua lãng mạn trong phong trào thơ Mới và tiếp tục tiến đến siêu thực, hồn thơ Hàn
Mặc Tử như cơn lốc xoáy, ào ạt, hòa trộn tất cả nào là đau khổ và hạnh phúc, khát
vọng và tình yêu, tình đời và người đời,… Đối với ông, thơ như người bạn để gởi
gắm những gì đẹp nhất, hay nhất, khoái cảm nhất và những yêu thương si mê cuồng
dại nhất. Thơ cũng có lúc như cứu cánh giúp ông bớt đau đớn trong những cơn hành
hạ của bệnh tật. Vì thế Hàn Mặc Tử quan niệm về thơ rất rõ : “Thơ phải là sự ham
muốn vô biên nguồn khoái lạc trong trắng của một cõi trời tách biệt” còn “Người thơ
là khách lạ đi giữa nguồn thơ trong trẻo”. Và theo ông nói thì : “Tôi làm thơ là bấm
một đường tơ, rung rinh một làn ánh sáng”. (Quan niệm về thơ – Hàn Mặc Tử).
Ở lời tựa tập Thơ Điên, Hàn Mặc Tử viết: “Nàng đánh tôi đau quá, tôi bật ra
tiếng khóc, tiếng gào, tiếng rú”. Như thế theo ông thơ phải xuất phát từ những cảm
xúc chân thật không đem vào sự giả dối. Điều đó không có nghĩa trong quá trình sáng
tạo nhà thơ không thể bịa ra, không thể tưởng tượng ra nhiều thứ, mà trái lại phải bịa
phải tưởng tượng làm sao giống y như thật trên cơ sở của tình cảm., lúc đó mới hòng
được đọc giả tiếp nhận.

Ta thử nghe nhà thơ tiên đoán về cái chết của mình:
“Một mai kia bên khe nước ngọc
Với sương sao anh nằm chết như trăng
Anh không thấy một nàng tiên mô đến khóc
Trường Đại học Bạc Liêu
15
GVHD: TS. Nguyễn Thế Truyền SVTH: Trương Mỹ Yến
Đến hôn anh và rửa vết thương lòng”.
(Duyên kì ngộ)
Và sự thật là thế, khi nhà thơ qua đời không bóng dáng một người thân, bạn bè nào
đến tiễn đưa.
Ở Phan Thiết! Phan Thiết,! thi sĩ thả trí tưởng tượng của mình lên chính tầng
trời:
“Nhớ khi xưa ta là chim phượng hoàng
Vỗ cánh bay lên chín tầng trời cao ngất”.
Đây là tiếng kêu rên từ nội tâm của một linh hồn tuyệt vọng vì thế nó hết sức chân
thật. Hay nỗi đau với giai nhân Mộng Cầm đã khiến cho Hàn Mặc Tử phải “hóa điên
hóa dại”:
“Người đi một nửa hồn tôi mất
Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ”.
(Những giọt lệ)
Trong trường Thơ mới, thơ Hàn Mặc Tử lạ hơn thơ mới và mới hơn những
người làm ra nền thơ ấy. Ông không cắt lìa hồn thơ mình với hồn thơ dân tộc, mà giữ
lại tinh hoa truyền thống nhưng lại có kiểu tư duy lạ. Nguồn thơ ấy không bao giờ vơi
cạn vì Hàn Mặc Tử hiến dâng cho thơ tất cả đời mình:
“Ta muốn hồn ta trào ra đầu ngọn bút
Mỗi hồn thơ đều dính não cân ta”.
(Rướm máu)
1.2.4. Quan niệm nghệ thuật vị nghệ thuật
Nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh? Đó là câu hỏi vẫn đang

còn nhiều tranh cãi trong giới văn nghệ sĩ.
Trường Đại học Bạc Liêu
16

×