Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Khoá luận tốt nghiệp kết cấu nghệ thuật của truyện ngắn a kuprin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 59 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC s ư PHẠM HÀ NỘI 2
KHOANGỮVĂN
= = = s o EQ o 3===

LÀI THỊ YÊN

KẾT CẤU NGHỆ THUẬT
CỦA TRUYÊN NGẮN A.KUPRIN

TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC






C huyên ngành: V ăn học nước ngoàỉ

Ngưòi hướng dẫn khoa học
TS. LÊ THỊ THU HIỀN

HÀ NỘI - 2015




LỜI CẢM ƠN

Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn ban
chủ nhiệm khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, cùng những thầy
cô đã trực tiếp giảng dạy, truyền thụ kiến thức cho tôi, đồng thời giúp tôi rèn


luyện nhân cách trong suốt khoá học 2011- 2015.
Xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới TS. Lê Thị Thu Hiền - người đã tận tình
hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm khoá luận này.
Cuối cùng xin cảm ơn sự động viên, ủng hộ và giúp đỡ của gia đình và
bạn bè đã giúp tôi hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này.
Hà Nội, ngày thảng năm 2015
Sinh viên thực hiện

Lài Thị Yên


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi
dưới sự hướng dẫn của T.s Lê Thị Thu Hiền các kết quả trong khoá luận là
trung thực, có xuất xứ rõ ràng và chưa từng công bố trong tất cả các nghiên
cứu nào khác.
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Sinh viên thực hiện


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
1.Lí do chọn đề tài................................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đ ề ................................................................................................. 2
3. Mục đích nghiên cứu.......................................................................................5
4. Đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu, giới thuyết khái niệm............. 5
5. Phương pháp nghiên c ứ u ............................................................................... 9
6. Bố cục khoá luận............................................................................................. 9

NỘI DUNG...........................................................................................................10
Chương 1. NHÂN VẬT......................................................................................10
1.1 Các kiểu loại nhân vật.................................................................................10
1.1.1 Nhân vật “con người nhỏ bé” ..............................................................10
1.1.2 Nhân vật phụ nữ....................................................................................15
1.1.3 Nhân vật trẻ em .................................................................................... 20
1.1.4 Nhân vật kì ảo .......................................................................................22
1.2. Nghệ thuật xây dựng nhân v ậ t..................................................................27
1.2.1. Khắc họa tính cách.............................................................................. 27
1.2.2 Thiên nhiên với tâm lí của nhân v ậ t................................................... 30
Chương 2 . CỐT TRUYỆN, KHÔNG GIAN - THỜI GIAN NGHỆ THUẬT.. 34
2.1 Tổ chức cốt truyện.......................................................................................34
2.1.1 Kết cấu hồi c ố .......................................................................................34
2.1.2 Kết cấu tương phản.............................................................................. 36
2.1.3 Kết cấu lồng ghép................................................................................ 36
2.2 Không gian nghệ thuật............................................................................... 39
2.2.1 Không gian hiện thực........................................................................... 40
2.2.2. Không gian tâm l í ............................................................................... 44


2.3 Thời gian nghệ thuật.................................................................................. 46
2.3.1 Thời gian hiện thực.............................................................................. 47
2.3.2 Thời gian tâm lí.................................................................................... 49
KẾT LUẬN.......................................................................................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................. 54


MỞ ĐÀU
1. Lí do chọn đề tài
Nói đến các nền văn học lớn, có ảnh hưởng sâu sắc đến văn học thế giới

không thế không kế đến văn học Nga với tên tuối của các nhà văn tài hoa gắn
liền với những cuốn tiểu thuyết bất hủ như Chiến tranh và hoà bình, Anna
Karenina của Lep Tônxtôi, Epghênhỉ Ônhêghỉn của Puskin...Đây cũng là
những nhà văn đã đưa văn học Nga phát triển rực 1'ỡ vào thế kỉ XIX mà giới
nghiên cứu gọi đây là “thế kỉ vàng” trong lịch sử văn học Nga.
Đen cuối thế kỉ XIX, trong văn học Nga xuất hiện một nhà văn với
đường văn đầy khúc khuỷu và số phận long đong, thăng trầm mà ngày càng
được chú ý nhiều - đó là Alexander Ivanovich Kuprin. Hoà chung với dòng
chảy văn học đương đại, Kuprin hướng ngòi bút của mình đến nhân dân lao
động, những con người cùng khố. Cùng với sự kế thừa, tiếp thu tinh hoa của
các thế hệ nhà văn trước, Kuprin đã sáng tạo cho mình một phong cách riêng,
một giọng điệu riêng. Với sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, Kuprin đã khắng
định được vị trí của mình trên văn đàn Nga bên cạnh những tên tuổi trụ cột
của văn học Nga thời kì này.
Kuprin được gọi một cách yêu quý là “Nhà văn của dân nghèo” bởi lẽ
ông viết về những thân phận nhỏ bé, bất hạnh với tất cả lòng yêu thương,
đồng cảm, trân trọng. Những câu chuyện của Kuprin vừa mang tính hiện thực
vừa lãng mạn, lối viết truyện tinh tế, nhẹ nhàng, cùng chất thơ trong văn xuôi
tạo nên những rung động mạnh mẽ, lôi cuốn, và ấn tượng sâu sắc trong lòng
người đọc. Đọc văn của ông, người đọc có thể cảm nhận hơi thở của cuộc
sống qua từng trang văn. Ấn sau mỗi câu chuyện giản dị của nhà văn là tầng
tầng, lóp lớp ý nghĩa, buộc người đọc phải đào sâu suy nghĩ, tìm tòi để bóc
từng lóp nghĩa của tác phấm. Đe diễn tả được những xúc cảm nhỏ hé, mong
manh của nhân vật, Kuprin đã đưa thiên nhiên vào trong tác phẩm của mình

1


rất phù họp, tinh tế.Thiên nhiên như hoà vào với tâm trạng nhân vật, khơi gợi
những cảm xúc tinh tế, thầm lặng. Đồng thời qua đó, người đọc cũng cảm

nhận thấy những băn khoăn, trăn trở và nỗi niềm sâu kín của tác giả. Những
điều này đã khiến chúng tôi càng thêm yêu mến và bị thu hút hơn bởi tài năng
văn chương của ông.
Ở Việt Nam hiện nay, Kuprin là một tác giả còn khá mới đối với bạn
đọc. Các tác phẩm dịch ra tiếng Việt của ông còn chưa nhiều và trong chương
trình học của chúng ta cũng chỉ biết đến tên ông mà chưa đi vào tìm hiểu
phong cách nghệ thuật như các tác giả cùng thời khác: A.Sêkhôp, I.Bunin...
trong khi đó đây là một tác giả nổi tiếng của văn học Nga.
Tất cả những lí do trên đã khiến chúng tôi tìm đến với đề tài: “Ket cấu
nghệ thuật truyện ngắn của A. Kuprin” với mong muốn bước đầu có thêm
hiểu biết về nghệ thuật viết truyện của nhà văn này.
2. Lịch sử vấn đề
Ớ phần này do hạn chế về mặt ngôn ngữ nên chúng tôi chỉ đi vào tiếp
cận nguồn tư liệu bằng tiếng Việt.
A.I. Kuprin là một tài năng lớn đã đóng góp hết mình cho nền văn học
Nga. Tài năng của ông được nhiều người biết đến, đặc biệt là các bạn đọc
Nga. Trong những bài viết, giới nghiên cứu phê bình khẳng định những đóng
góp của Kuprin và dành cho nhà văn những tình cảm trân trọng, quý mến.
Trong buổi toạ đàm về văn học - vào năm 1908, đại văn hào Nga L.
Tônxtôi đã nhận xét về tài năng của Kuprin như sau: “Tài năng của Kuprin là
ở chỗ trong sáng tác của ông không có gì là thừa, Kuprin - đó là một nghệ sĩ
đích thực, một tài năng lớn. Những vấn đề mà ông đưa ra sâu sắc hơn bất kì
bạn đồng liêu nào kể cả Gogol, Leonid Andreev..

ông thậm chí còn so sánh

Kuprin với các nhà văn đương đại rằng: “Trong khi họ phải cố “nặn” ra đề tài

2



nào đó thì Kuprin, cũng như Chekhov chỉ việc cầm lấy cây bút và vẽ lên
những bức tranh khiến mọi người đều “hứng khởi” và phải “suy nghĩ”[14;14].
Năm 1933, khi nhận giải thưởng Nô - ben về văn học, nhà văn Nga Ivan
Alekxeevich Bunin đã phải thốt lên: “Tại sao lại là tôi, chứ không phải là
Kuprin?”. A. Kuprin xứng đáng nhận giải thưởng cao quý không phải chỉ vì
trước đó, vào năm 1922 ông đã lọt vào danh sách đề cử cho giải thưởng Nô ben về văn học - lúc đó có ba nhà văn Nga được đề cử đó là I. A. Bunin, A.
Kuprin, và I. Smelep - mà còn vì tài năng đích thực và di sản đồ sộ mà ông để
lại cho văn học Nga và thế giới”[14;13].
Khi vĩnh biệt Kuprin, K. Pautovxki - tác giả của “Bông hồng vàng” và
“Bình minh mưa” đã đánh giá, rất trân trọng về ông: “Chúng ta cần phải biết
ơn Kuprin về tất cả, vì tính nhân văn sâu sắc, vì tài năng tinh tế, vì tình yêu
với tố quốc, vì lòng tin vô bờ vào hạnh phúc của nhân dân và cuối cùng vì
trong ông không bao giờ mất đi khả năng tự đốt cháy những chi tiết bình
thường nhất đế thăng hoa thành những áng thơ văn, rất nhẹ nhàng, rất tự
nhiên”[14;14].
Trong cuốn Một mình với mùa thu (Tiếu luận, chân dung văn học), K.
Pautovxki cũng đưa một số nhận xét của mình về A. I. Kuprin trong bài viết
Dòngsông cuộc song (Ghi chép về văn xuôi của Kuprin): “Tính chất cụ thế là
cảm quan nổi bật trong thế giới của Kuprin”[20;69]. “Tác phẩm của Kuprin
rất dễ đọc. Đó là ý kiến chung. Điều đó đúng. Nhưng để hiểu sâu được tài liệu
cuộc sống mà Kuprin đã nêu ra, để đánh giá được tầm bao quát trong những
khiến thức của Kuprin về ngành khoa học nghiên cứu cuộc sống, cần phải đọc
sách của ông một cách chậm rãi, cần nhớ nhiều nét chân xác của cuộc sống
trôi qua rất nhanh được đôi mắt tinh tường của nhà văn ghi lại và chuyển từ
cuộc sống vào tác phấm, nơi những nét dáng đó tiếp tục sống hệt như trong
cuộc đời thực”[20;71].

3



Ở Việt Nam, một số truyện ngắn của ông đã được dịch ra tiếng Việt.
Năm 1987, tập truyện Olexia được nhà xuất bản Lao động ấn hành. Đây là ấn
phẩm đầu tiên về truyện của Kuprin. Tiếp đó, truyện ngắn Chiếc vòng lắc
thạch lựu đã được đưa vào 100 truyện ngắn hay nhất do nhà xuất bản Hội nhà
văn ấn hành năm 1998. Đen năm 2002, truyện Sulami/đxxợc nhà xuất bản Lao
động và Trung tâm văn hoá và ngôn ngữ Đông Tây giới thiệu với bản dịch
của Đoàn Tử Huyến. Và năm 2007, nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh của
Kuprin, nhà xuất bản Văn hoá Thông tin đã giới thiệu bản dịch một số truyện
ngắn và một số bài tản văn của A. I. Kuprin. Tập sách này với tựa đề: “Tập
truyện ngắn của A. I.Kuprin” gồm năm truyện ngắn: Olexỉa, Chiếc vòng lắc
thạch lựu, Cô bạn Lenochka, Môi tình thiêng liêng và Con voi, Paganini cây vĩ cẩm số 7,và bài tản văn: Những kí ức về A. Sekhov. Gần đây nhất, cuốn
Olexỉa của Aleksandr Kuprin, Minh Hạnh dịch, nhà xuất bản Lao động và
Trung tâm Văn hoá Ngôn ngữ Đông Tây xuất bản, 150 trang đã được ra mắt
bạn đọc Việt Nam. Có thể thấy số lượng các tác phẩm của Kuprin được giới
thiệu đến tay độc giả Việt Nam còn rất ít ỏi, chỉ với 10 truyện ngắn và 2 bài
tản văn như đã đề cập ở trên.
Cho đến nay ở Việt Nam chưa có một công trình nghiên cứu chuyên biệt
nào về tác giả Kuprin, đặc biệt là về phong cách nghệ thuật của nhà văn, dù
ông là một nhà văn nổi tiếng của văn học Nga. Chúng ta chỉ nhìn thấy một vài
nhận xét về ông trong lời giới thiệu của các tập sách. Theo Vũ Quần Phương,
“là đại biểu cuối cùng của chủ nghĩa hiện thực Nga cuối thế kỉ XIX, đầu thế
kỉ XX, Kuprin đã miêu tả tính chất tàn bạo của xã hội cũ, qua số phận những
con người nghèo đói bất hạnh như cô gái Olexia, nhạc công Xaska. Cái nhìn
sâu sắc, bóc tách đến lõi các sự kiện xã hội kết họp với giọng văn điềm đạm,
bình tĩnh; sức tố cáo, nỗi căm giận của Kuprin lay động rất mạnh vào tâm hồn
người đọc, tạo nên nỗi ám ảnh trước khi đi đến một nhận thức”[13;6]. Nhà

4



xuất bản Văn hoá Thông tin cũng đưa ra nhận xét của mình: “Văn của ông có
giọng điệu riêng và chiếm vị trí đặc biệt trong lòng độc giả Nga. Các câu
chuyện tình buồn những trong sáng và rất lãng mạn của ông được ví như
những “bản tình ca du mục”, rất giản dị nhưng rất con người, các nhân vật của
ông nói chung không phải là các ông hoàng, những quý tộc cao cấp hay các
nhân vật lớn trong lịch sử, đó là các tri thức nghèo, một vị tướng đã về hưu,
các sĩ quan cấp thấp, một viên bưu tá (Chiếc vòng lắc thạch lụn), thậm chí
các thân phận thấp kém trong xã hội (Janet, Yama), hai bà cháu nghèo Di gan (Olexia). Đặc biệt, ông dành nhiều trang viết của mình cho các nhân vật
nữ và trẻ em (Viên đạn trắng, Con voi, Trong rạp xiếc.. .)[14;5].
Ngay cả trên các trang mạng cũng không có mấy bài viết về Kuprin, chỉ
có một số bài như: “Nhà vẫn Nga Aleksandr Kuprin đường văn khúc khuỷu”
của tác giả Sĩ Hưng đăng trên trang antgct.cand.com.vn hay một số đoạn văn
giới thiệu đôi nét về tác giả Kuprin cho tập truyện ngắn trên các trang sách
mạng như: WWW.sachhav.com\chosach.vn; touch.linkhay.com... và một số

trang mạng giới thiệu bản dịch truyện của Kuprin. Chính vì vậy chúng tôi
chọn đề tài: “Ket cấu nghệ thuật truyện ngắn A. I. Kuprin” làm khoá luận tốt
nghiệp với mong muốn bước đầu khám phá thế giới nghệ thuật của nhà văn vĩ
đại này.
3. Mục đích nghiên cún
Mục đích của chúng tôi khi triển khai đề tài này là làm sáng tỏ kết cấu
trong các truyện ngắn của A. I. Kuprin. Từ đó, chỉ ra sự kết hợp chặt chẽ giữa
các bình diện nhân vật, cốt truyện, không gian và thời gian.
4. Đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cún, giới thuyết khái niệm
4.1

Đối tượng nghiên cứu của đề tài kết cấu nghệ thuật truyện ngắn của

Kuprin là các phương diện: nhân vật, cốt truyện không gian và thời gian.


5


4.2 Phạm vi nghiên cứu: Khoá luận tập trung nghiên cứu, phân tích và
bước đầu tống hợp phong cách nghệ thuật của A. I. Kuprin giai đoạn trước
cách mạng tháng Mười qua 8 truyện ngắn: Olexỉa, Chiếc lắc vòng thạch lựu,
Con voi, Mối tình thiêng liêng, Cô bạn Lenochka, Paganini - cây vĩ cẩm số 1
trong tập truyện ngắn Aleksander Ivanovich Kuprin của dịch giả Sỹ Hưng Vũ Phi Hùng (Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin), truyện ngắn Khóm hoa tử
đỉnh hương và truyện Sumaliýdo Đoàn Tử Huyến dịch.
4.3 Nhiệm vụ nghiên cứu cụ thế của đề tài:
- Xác định tổ chức nhân vật trong tác phẩm.
-Xác định tổ chức cốt truyện trong tác phẩm.
- Xác định tổ chức không gian trong tác phẩm.
- Xác định tổ chức thời gian trong tác phẩm.
4.4 Giới thuyết khái niệm
v ề khái niệm kết cấu, có thể hiểu kết cấu là phạm trù hình thức của tác
phấm văn học. Nó bao gồm tất cả các hình thức và sắp đặt, phân bố, tố chức
các yếu tố đó thành một chỉnh thể thống nhất. Khái niệm kết cấu khác với
khái niệm về bố cục, nó rộng hơn khái niệm về bố cục. Ket cấu và bố cục đều
nằm trong ý đồ sáng tạo của nhà văn nhưng bố cục nghiêng về các thao tác
thuần tuý mang tính kĩ thuật còn kết cấu được hiểu như kiểu mô hình tổ chức
tư duy mang dấu ấn riêng của nhà văn.
Trong Từ điến thuật ngữ vẫn học cắc tác giả coi kết cấu là sự liên kết các
chi tiết, sự kiện, không gian, thời gian, số phận nhân vật và các mối quan hệ
giữa các nhân vật, các bước phát triển cốt truyện: “Ket cấu tác phẩm là toàn
bộ tố chức phức tạp và sinh động của tác phấm... bất cứ tác phẩm văn học
nào cũng có một kết cấu nhất định. Ket cấu là phương tiện cơ bản và tất yếu
của khái quát nghệ thuật. Ket cấu đảm nhận các chức năng rất đa dạng, bộc lộ
tốt chủ đề và tư tưởng của tác phẩm, triển khai, trình bày hấp dẫn cốt truyện,


6


cấu trúc hợp lí hệ thống tính cách, tổ chức điểm nhìn nghệ thuật của tác giả,
tạo ra tính toàn vẹn của tác phấm như một hiện tượng thấm mĩ”[8;157].
Tác giả Lại Nguyên Ân trong 150 thuật ngữ văn học cũng cho rằng:
“Kết cấu là sự sắp xếp, phân bố các thành phần hình thức nghệ thuật. Tức là
sự cấu tạo tác phẩm tuỳ theo nội dung và thể tài. Ket cấu gắn kết các yếu tố
hình thức và phối thuộc chúng với tư tưởng...Ket cấu tác phấm văn học bao
gồm việc phân bố các nhân vật (tức hệ thống hình tượng), các sự kiện và hành
động (kết cấu, cốt truyện), các phương thức trần thuật, các chi tiết, thủ pháp,
văn phong, những yếu tố ngoài cốt truyện...”[2; 167].
Trong giáo trình Lí luận văn học, các tác giả nhấn mạnh: kết cấu là toàn
bộ tổ chức nghệ thuật sinh động của tác phẩm, là phương tiện khái quát nghệ
thuật. “Ket cấu là toàn bộ tổ chức tác phẩm trong tính độc đáo, sinh động và
gợi cảm của nó. Cách tổ chức của thể loại, bố cục chung của một thể văn,
nguyên tắc của một luật thơ cụ thể và cả mô hình tư duy của một tác giả cố
nhiên là rất qua trọng nhưng kết cấu tác phấm trong phần sâu sắc nhất của nó
không phải là sự liên kết theo những công thức, biện pháp có sẵn mà là liên
kết theo sự phát hiện đời sống và suy nghĩ của nhà văn tạo thành một hệthống
liên kết tạo ra hiệu quả tư duy thẩm mĩ. Hiểu như vậy, mọi phương diện tổ
chức tác phẩm từ nhỏ nhất như: ví von, ẩn dụ, mỉa mai, câu, đoạn... cho đến
tổ chức trần thuật, hệ thống hình tượng, thể loại, cốt truyện... đều thuộc phạm
vi kết cấu. Chúng kết hợp với nhau để tạo ra tính hình tượng trong chiều sâu
nội dung của tác phẩm”[19;296].
Ket cấu tác phẩm được phân tích trên ba điểm lớn:
- Kết cấu là toàn bộ tổ chức nghệ thuật sinh động của tác phẩm.
- Ket cấu là phương tiện khái quát nghệ thuật.
-


Các hình diện và cấp độ của kết cấu

7

:


Kết cấu được xem xét theo chiều ngang, tức là xem xét ở bình diện quy
luật tổ chức thể loại gồm: Kết cấu tự sự, kết cấu kịch, kết cấu trữ tình.
Ket cấu được xem xét theo chiều dọc, tức là nghiên cứu mối quan hệ quy
định và tuỳ thuộc của các cấp độ tác phấm như một chỉnh thể. Ket cấu tồn tại
ở hai cấp độ cơ bản: cấp độ hình tượng và cấp độ trần thuật.. .”[19;298].
Như vậy, kết cấu xuất hiện như một mặt của bản thân hình tượng nghệ
thuật được sáng tạo. Nó cũng phản ánh quá trình tư duy của nhà văn, quá trình
vận động của tư duy ấy. VI thế, kết cấu không chỉ liên kết các hình tượng, con
người mà còn là sự thống nhất các yếu tố thời gian, không gian. Ket cấu tác
phẩm không bao giờ tách rời nội dung cuộc sống và tư tưởng của tác phấm.
Khi triển khai đề tài “Ket cấu nghệ thuật truyện ngắn của A. I. Kuprin”
chúng tôi chỉ tập trung khảo sát trên cấp độ hình tượng với ba phương diện
chủ yếu: nhân vật, cốt truyện, không gian và thời gian, nhằm làm nối bật tư
tưởng nghệ thuật của tác phẩm và ý đồ sáng tạo nghệ thuật của nhà văn.
Ba phương diện này có mối quan hệ mật thiết với nhau, cố t truyện là bộ
khung cứng của câu chuyện, là một chuỗi các sự kiện xoay quanh nhân vật,
làm nối bật tính cách của nhân vật. Nói đến vấn đề hình tượng không thể
không đề cập đến vấn đề không gian, thời gian bởi đó là hình thức hữu hiệu
của con người. Đặc trưng nổi bật của không gian, thời gian trong văn học là
tính quan niệm của chúng. Nhà văn không chỉ đơn giản tái hiện lại một chuỗi
các sự kiện hay các hình tượng thế giới mà còn đề xuất một quan niệm tư
tưởng khái quát rõ rệt. Mặt khác, nhà văn muốn tái hiện đời sống của con

người bao giờ cũng trong một khoảng thời gian và không gian nhất định nơi
mà nhân vật sống đế bộc lộ những hành động. Nhân vật không thể sống, tồn
tại nếu tách rời không gian và thời gian. Vì vậy, khi nghiên cứu kết cấu không
phải đế tách rời nội dung mà làm nối bật sự gắn hó hữu cơ giữa chúng.

8


5. Phương pháp nghiên cún
Nghiên cứu “Ket cấu truyện ngắn của A. I. Kuprin” chúng tôi sử dụng
phương pháp chủ đạo là phân tích tác phẩm theo hướng thi pháp học với sự
vận dụng các thao tác nghiên cún như khảo sát, so sánh, thống kê, ...
6. Bố cục khoá luận
Khoá luận ngoài phần Mở đầu và phần Ket luận, phần Nội dung được
triến khai trong hai chương:
Chương 1: Nhân vật
Chương 2: cố t truyện, không gian - thời gian nghệ thuật
Phần cuối khoá luận là thư mục Tài liệu tham khảo.

9


NỘI DUNG
Chương 1. NHÂN VẬT

Nhân vật đóng vai trò vô cùng quan trọng, là mắt xích cơ bản đế xâu
chuỗi, kết dính các biến cố, sự kiện cũng như tư tưởng của nhà văn. Nhân vật
văn học là một đơn vị nghệ thuật mang tính ước lệ. Các nhân vật của tác
phẩm nghệ thuật không phải giản đơn là những bản dập của những con người
sống mà là hình tượng được khắc hoạ phù hợp với ý đồ sáng tạo và tư tưởng

của nhà văn.
Những nhân vật do Kuprin xây dựng mang lại cho người đọc một cảm
giác rất thật, nhẹ nhàng, thư thái. Ông không đi thắng vào mố xẻ bi kịch tinh
thần mà chỉ chớp lấy những khoảng lặng trong tâm hồn nhân vật với những
hồi tưởng, suy nghĩ. Điều đó không có nghĩa là hình tượng của ông mờ nhạt.
Ông không chỉ đơn thuần xây dựng những nhân vật mà còn nâng chúng thành
biểu tượng. Đó là những kiếp người nhỏ bé, bất hạnh, là hình tượng người
phụ nữ Nga, là số phận của những đứa trẻ bệnh tật, là con người mang trong
mình những phép thuật kì ảo. Mỗi nhân vật mang đến cho người đọc những
cách nhìn cuộc sống khác nhau. Nhà văn chỉ cần nắm bắt và thể hiện những
nét tiêu biểu, cái thần thái của mỗi đối tượng mà ông hướng tới, từ đó gương
mặt được xây dựng có thể đại diện cho cả một kiểu người, một tầng lớp, thậm
chí cả một thế hệ.
1.1 Các kiểu loại nhân vật
1.1.1 Nhân vật “con người nhỏ bé”
Con người nhỏ bé là tầng lớp người “dưới đáy” xã hội, là sản phẩm và
cũng đồng thời là nạn nhân của xã hội mà chủ nghĩa tư bản lấn át chế độ
phong kiến với sức vươn dậy mãnh liệt của uy lực đồng tiền. Nổ dồn đấy con
người tới tình trạng cùng cực, thậm chí bị tha hóa cả về nhân cách lẫn tinh

10


thần. Trong các sáng tác của các nhà văn hiện thực phê phán thế kỉ XIX, kiểu
nhân vật “con người nhỏ bé” đã xuất hiện khá phố biến. Tuy nhiên nhân vật
trong các tác phẩm của Kuprin không chỉ xây dựng trên cở sở kế thừa, lặp lại
đơn thuần mà ở đó còn thế hiện những sáng tạo, những khám phá mới mẻ của
ông. Nhà văn không ngần ngại bóc trần bộ mặt của hiện thực xã hội đương
thời tàn phá dữ dội bản chất tốt đẹp của con người. Điều kiện sống đã tác
động đến nhân cách của con người theo nhiều chiều hướng khác nhau. Đó

chính là hoàn cảnh lịch sử nước Nga giai đoạn cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX,
chế độ Nga hoàng tàn bạo bộc lộ những mặt phản động nhất của nó, chủ
nghĩa tư bản được tạo điều kiện phát triển và chuyển sang giai đoạn đế quốc
chủ nghĩa. Trong bối cảnh lịch sử ấy con người “như bị lắc lại trong một cái
hũ nút khổng lồ, cái đáng quí thì bị hủy đi, cái đáng thù thì đem ra thờ, cái
đáng thương yêu thì đem ra đày đọa, cái đáng khinh ghét mà diệt đi thì đem ra
kinh sợ” (Nguyễn Tuân).
Trong truyện Olexỉa, Kuprin lấy bối cảnh là một vùng thôn quê hẻo lánh,
nhân vật chính - Ivan Timopheevich là một trí thức ở thành thị về sống ở
vùng quê này sáu tháng. Qua cái nhìn của nhân vật chính, người nông dân
Nga hiện lên với những nét mộc mạc, giản dị, chân thật. Dù đã được tự do
nhung những thói quen được hình bởi hàng ngàn năm dưới ách nô lệ đã khiến
cho những người nông dân ấy trở nên mông muội, tẻ nhạt, ích kỉ. Họ hành
động, nói năng giống nhau gần như vô thức. Những hành động cứ lặp đi lặp
lại: “Khi nhìn thấy tôi từ xa họ đã ngả mũ chào, và khi đến sát tôi thì họ đồng
thanh nói: “Gai bug”, “Tất cả đều cố hôn tay tôi theo một phong tục cổ, từ
thời còn là nô lệ của các địa chủ Ba Lan”[14; 16]. Khi chữa bệnh, tất cả bệnh
nhân đều khai báo giống nhau, trong mọi trường hợp: “Tôi đau ở giữa” và
“Tôi không ăn, không uống và không...”[14; 17]. Mọi loại bệnh đều chữa
bằng một loại thuốc duy nhất đó là nước đái quỷ. Họ không tin vào ma quỷ

11


nhưng lại kinh sợ ma quỷ. Trải qua nhiều năm, tâm lí nông nô đã ăn sâu vào
trong tiềm thức, dân làng gần như “miễn dịch” với thế giới văn minh bên
ngoài. Dân làng vùng ven Polexia chính là đại diện tiêu biểu cho hậu quả của
chế độ nông nô thui chột nhân cách con người, khiến họ trở nên tha hóa.
Chủ đề xuyên suốt các tác phẩm của Kuprin là đời sống sinh hoạt, ông
dành rất nhiều trang viết về tình yêu. Những câu chuyện tình nhẹ nhàng, sâu

lắng và đậm chất thơ, không có kết thúc quá bi thảm, nhưng nhiều khi đột
ngột, để lại một câu hỏi thoáng qua nhưng day dứt trong lòng người đọc.
Nhân vật của ông là những con người nhỏ bé, tầm thường nhưng có một tình
yêu thật phi thường.
Cũng trong truyệnOỉexia, Kuprin vẽ lên một câu chuyện tình đẹp, trong
sáng nhưng chứa đựng nỗi buồn man mác. Trong một lần đi săn tình cờ Ivan
Timopheevich lạc đến khu lều của hai bà cháu Di gan bị dân làng xua đuổi vì
bị coi là phù thủy. Sự tò mò đã thôi thúc anh tìm hiểu về hai bà cháu nghèo.
Bà Maluilikha là một phù thủy và có khả năng chữa bệnh, bà nghiện trà và có
một tính xấu là tham tiền. Có lẽ bởi cuộc sống quá nghèo khổ khiến cho
người đàn bà trở nên hèn mọn. Mặc dù vậy, bà luôn bao dung, thương yêu cô
cháu gái. Ngay trong lần gặp đầu tiên, Ivan Timopheevich đã rất ấn tượng về
cô cháu gái của bà phù thủy- Olexia, với ngoại hình khác hẳn với các cô thôn
nữ ở vùng quê, “Khuôn mặt của nàng một khi đã được ngắm nhìn thì không
thể nào quên được”[14;36]. Nàng có một vẻ đẹp trong sáng, trẻ trung và nồng
hậu. Từ sự tò mò, anh đã bị lôi cuốn bởi vẻ đẹp của Olexia, tình yêu nhanh
chóng nảy nở giữa hai người. Bởi sự xa lánh hắt hủ của dân làng, Olexia luôn
mang mặc cảm về xuất thân của mình. Olexia tin vào số phận “Số phận không
được phép phán xử hai lần...không phù họp...nó phải được nhận ra, nghe
thấy...chứ số phận không thích bị tra hỏi”[14;45]. Nàng tự hỏi: “Cái gì mà số
phận đã định đoạt liệu có trốn thoát không ?”[14;49]. Nàng cố gắng vượt lên

12


số phận, nhưng thất bại. VI tình yêu, nhân vật “tôi” đã cố gắng đưa Olexia trở
về với cuộc sống đời thường và cũng vì tình yêu Olexia đã cố gắng đế trở
thành một người xứng đáng với nhân vật “tôi”, nhưng sự khắc nghiệt của
cuộc đời với những lời dị nghị và ánh mắt thù địch của người dân đã khiến
nàng không thể nào hòa nhập với cuộc sống bình thường. Olexia không thể

vượt qua được bởi định kiến của dân làng, tàn tích còn sót lại của chế độ nông
nô tàn ác đã “bóp chết” ước mơ hạnh phúc của nàng. Ngòi bút của nhà văn ca
ngợi vẻ đẹp dịu dàng, cao cả của Olexia cùng tình yêu trong sáng, đẹp đẽ và
cao thượng của nàng. Đồng thời, nhà văn còn lên án, phê phán những tàn dư
của chế độ nông nô vùi dập ước mơ, khát vọng của con người.
Truyện Chiếc vòng lắc thạch lựu kế về mối tình đơn phương kéo dài bảy
năm của một viên bưu tá - G.X.Genkov với nữ công tước Vera Nhicolaiepna
Seina. Genkov là một người thuộc tầng lóp cấp thấp của xã hội, ở trong một
ngôi nhà tồi tàn “trông như khoang thuỷ thủ của một con tàu chở hàng”
[14; 176]. Vượt qua định kiến về giai cấp, viên bun tá vẫn một mực thủy
chung. Ngay cả khi Vera đã đi lấy chồng, anh vẫn dõi theo từng bước chân
của người mình thương yêu. Mối tình ấy diễn ra trong câm lặng và nó chỉ
được hé mở khi viên bưu tá gửi đến tặng nữ công tước chiếc lắc vòng thạch
lựu. Đó là chiếc vòng được truyền lại từ bà cụ tổ rồi đến mẹ của Genkov. Có
thể nói chiếc vòng có ý nghĩ vô cùng to lớn với gia đình Genkov nhưng anh
đã không ngần ngại tặng cho người mình yêu. Viên bưu tá dù nghèo nhưng
anh sẵn sàng làm tất cả mọi điều cho người mình yêu thương. Đe nhìn thấy
người mình yêu anh có thể mặc bộ đồ của thợ thông ống khói và bôi đầy bồ
hóng vào người, có lúc lại mặc bộ đồ như một bà già nhà quê đột nhập vào
bếp xin làm chân rửa bát. Những bức thư tỏ tình đơn phương ngập tràn những
lời lẽ cháy bỏng viết không theo một mẹo luật ngữ pháp nào cả, bị từ chối,
anh vẫn viết những bức thư quan tâm đến người mình thầm yêu vào những

13


dịp quan trọng. Đó là một tình yêu chân thành và cao thượng, “không vụ lợi,
tự nguyện, không đòi trả ơn hay đền đáp. Thứ tình yêu mà nhiều người hay
nhấn mạnh là: “mạnh hơn cả sự sống” và nó mà “người ta có thể lập nên bất
kì chiến tích nào, sẵn sàng hiến dâng cuộc đời, chịu đựng mọi đau khố dày vò,

đó không phải là hi sinh mà là tất cả niềm vui và hạnh phúc”[14;163]. Khi
đứng trước sự lựa chọn giữa tình yêu và sự sống, Genkov đã không ngần ngại
từ bỏ cuộc sống vì anh không thể sống nếu thiếu tình yêu. Cảm động trước
tình yêu chân thành của chàng trai, Vera Nhicolaievna hiểu rằng có một tình
yêu lớn đã đi ngang qua cuộc đời nàng “một tình yêu mà bất cứ người đàn bà
nào cũng từng mơ ước”[4;170]. Nhà văn hướng ngòi bút của mình vào những
con người nghèo khố nhưng chứa trong mình những phẩm chất tốt đẹp, cao
cả, vị tha.
Trong truyện Sulamif nhà văn kể về cuộc tình buồn giữa vua Solomon và
người con gái nghèo. Sulamif là con gái của người trông coi vườn nho của
nhà vua. Trong một dịp tình cờ nàng đã được diện kiến nhà vua, choáng ngợp
bởi vẻ đẹp của nàng, vua Solomon đã yêu nàng ngay từ lần gặp đầu tiên. Măc
dù vua có hoàng hậu xinh đẹp, rất nhiều phi tần và hàng trăm nữ nô lệ,
Sulamif mang một thân phận thấp kém nhưng chỉ mình nàng có được trái tim
của vị vua tài ba. Câu chuyện lấy cảm hứng từ Nhã ca, cùng với những sáng
tạo của Kuprin, “Sulamif ’ ca ngợi tình yêu chân thành, vượt khỏi khuôn khổ
của lễ giáo phong kiến.
Cả ba truyện ngắn Olexia, Chiếc lắc vòng thạch lựu, Suỉami/đều ca ngợi
tình yêu lứa đôi nhưng ẩn sâu trong đó là sự tố cáo xã hội. Những mối quan
hệ vượt ra khỏi rào cản giai cấp đều không có kết cục tốt đẹp, viên mãn.
Olexia bị dân làng đánh đập, giễu cợt khi nàng cố gắng trở về với cuộc sống
bình thường. Đe tránh sự trả thù của dân làng hai bà cháu phải lưu lạc tha

14


phương. Viên bưu tá nghèo khổ phải chọn cái chết cùng mối tình đơn phương
của mình. Và, Sulamif phải chịu sự trả thù đẫm máu của hoàng hậu.
Có thể nói, qua những câu chuyện giản dị, chân thực Kuprin đã giúp
người đọc thấy được bộ mặt xã hội Nga lúc bấy giờ. Phần lớn các câu chuyện

đều là những chuyện tình buồn nhưng trong sáng và lãng mạn, được ví như
những “bản tình ca du mục” rất giản dị nhưng rất con người. Các nhân vật của
ông không phải là những ông hoàng, những quí tộc cao cấp, những nhân vật
lớn trong lịch sử mà đó là những người dân nghèo, như viên bưu tá, hai bà
cháu nghèo Di gan... Bởi vậy ông được gọi một cách trìu mến là “nhà văn
của dân nghèo”.
1.1.2 Nhân vật phụ nữ
Mảng đề tài viết về phụ nữ là một phần quan trọng trong các sáng tác
của Kuprin. Qua những câu truyện ông thể hiện sự ca ngợi những người phụ
nữ với các phẩm chất tốt đẹp, đáng quý đồng thời thể hiện lòng cảm thông với
những người phụ nữ có số phận bất hạnh. Đó là các câu chuyện như Olexia,
Chiếc vòng lắc thạch lựu, Khóm hoa tử đinh hương, Mối tình thiêng liêng hay
Cô bạn Lenochka...
Những người phụ nữ trong các câu truyện của Kuprin xuất thân từ nhiều
tầng lớp khác nhau nhưng đều mang trong mình những phẩm chất đáng quý.
Đó là nàng Verotrca trong truyện Khóm hoa tử đỉnh hương luôn động viên cổ
vũ chồng khi gặp khó khăn, giúp đỡ chồng, là “người chép lại, người vẽ kỹ
thuật, người đọc hộ, người kiếm tra và đồng thời là cuốn sổ ghi chép, tra cứu
của anh”. Nàng là một người vợ đảm đang biết thu vén gia đình tạo mọi điều
kiện tốt nhất cho chồng học tập. Đó là nữ công tước Vera luôn hết lòng
thương yêu chồng, theo thời gian “tình yêu đó biến thành một tình bạn tin
cậy, chân thành, thủy chung, và vững chắc”[14;124]. Nàng đã làm rất nhiều
việc thầm lặng, cố tiết kiệm mọi khoản để giúp công tước khỏi bị phá sản.

15


Nàng rất lí trí, tinh tế xử lí tránh gây mâu thuẫn với chồng khi nhận được thư
tỏ tình và món quà từ viên bưu tá. Đây là những điển hình cho người phụ nữ
Nga đảm đang, dịu dàng, tinh tế và hết lòng vì chồng con.

Đặc biệt, nhà văn đặt những người phụ nữ vào trong tương quan với
nhân vật nam làm cho vẻ đẹp của họ càng thêm nổi bật, trở thành một vẻ đẹp
gần như thánh thiện và kì ảo. Những người phụ nữ đó đều có chung nỗi đau
trong tình yêu. Mỗi người phụ nữ được nhà văn đặt vào một hoàn cảnh khác
nhau, để nhân vật tự bộc lộ cảm xúc của mình, tự hành động để thoát khỏi số
phận. Có người chọn cách cam chịu với số phận, có người hành động theo
bản năng... Và chính những điều đó tạo nên những tính cách rất riêng cho
mỗi nhân vật.
Có lẽ trong những nhân vật phụ nữ thuộc nhiều lứa tuổi và tầng lớp khác
nhau, nhân vật Olexia được Kuprin xây dựng đặc biệt nhất. Nàng được miêu
tả với những nét hoang dã, tự nhiên, thuần phác nhất. Olexia sống trong một
môi trường biệt lập với thế giới bên ngoài. Bởi vậy, vẻ đẹp của nàng rất trong
sáng, bình dị, đầy sức sống. Từ vẻ đẹp bên ngoài với: “đôi mắt, to đen và
trong sáng, cặp lông mày thanh mảnh, hơi xếch, giao nhau ở giữa đem lại
những nét khó nắm bắt của sự nhí nhảnh, quyền uy và cả sự ngây thơ. Làn da
của nàng màu bánh mật mỏng m anh...”[14;36]. v ẻ đẹp ấy còn được thể hiện
gián tiếp qua cái nhìn của nhân vật Timopheevich: “Tấm thân trẻ trung của
nàng được lớn lên trong thiên nhiên hoang dã, cũng như sự cân đối và mạnh
mẽ như những cây thông non đang lớn, giọng nói trong trẻo của nàng với nốt
trầm êm ái rất bất ngờ”, “Một vẻ đẹp kiểu thục nữ với vẻ đẹp chết
người”[14;41]. Sự tương phản giữa túp lều tồi tàn “xiêu vẹo”, người bà “gày
gò”, “xương xẩu” thì vẻ đẹp tự nhiên, trẻ trung của Olexia càng hiện lên nổi
bật. Ớ nàng còn cổ cả sự bí ấn, tự tin khi tranh cãi với Timopheevich về phép
thuật. Trong tình yêu, nàng còn rất mạnh mẽ, Olexia sẵn sàng từ bỏ tất cả vì

16


tình yêu “Bây giờ đối với em mọi chuyện đều không quan trọng, em mặc kệ
tất cả...Bởi vì em yêu anh, anh yêu quý của em, niềm hạnh phúc của em,

thiên thần của em!...”[14;85]. Nàng đã đi đến nhà thờ để mong muốn được
thừa nhận và hoà nhập với cộng đồng. Nhưng nàng đã bị xã hội nhẫn tâm chối
bỏ, họ “nhìn nàng với ánh mắt hằn học, hăm doạ, sau đó là những tiếng cười
thô lỗ, những lời lẽ khó nghe, doạ nạt”[14;104]. Một con người khao khát yêu
thương, khao khát hạnh phúc sống bằng bản năng và hành động theo cảm tính
cuối cùng vẫn phải lựa chọn ra đi khi không thể vượt qua được rào cản xã hội.
Neu Olexia là hiện thân của vẻ đẹp tuối thanh xuân, trong trẻo thánh
thiện, tràn đầy sức sống, là con người hành động theo bản năng và rất mạnh
mẽ, thì Vera (Chiếc lắc vòng thạch lụn), Lenochka (Mối tình thiêng liêng)
lại là điển hình của vẻ đẹp cổ điển Nga: những người phụ nữ yếu đuối, chân
thành, nhẫn nhục và đầy trách nhiệm với gia đình.
Vốn xuất thân trong một gia đình quý tộc, dù đã sa sút nhưng Vera vẫn
có đời sống của một tiểu thư con nhà giàu. Nàng luôn xuất hiện với vẻ quý
phái, “với dáng thanh cao,uyển chuyển, rất nhẹ nhàng nhưng khuôn mặt lạnh
lùng, cao ngạo, đôi bàn tay tuyệt đẹp... và hai bờ vai trông nghiêng kiều
diễm, vẻ đẹp mà người ta chỉ có thế chiêm ngưỡng trong các bức hoạ
cổ”[14;125]. Vera sống hết mình vì gia đình. Nàng hi sinh tất cả vì gia đình,
“làm rất nhiều việc một cách thầm lặng” và “từ chối mọi thứ cho bản
thân”[14;124]. Có thể thấy, Vera chính là một người phụ nữ theo khuôn mẫu
truyền thống, cuộc sống của nàng chỉ xoay quanh gia đình, nàng không hề có
ước mơ, khát vọng. Cuộc sống đó buồn chán và tẻ nhạt đến mức “Khi thấy
quen rồi thì nó lại làm chị thấy bình thường một cách trống rỗng...thấy chán
mỗi khi nhìn thấy nó và chị cố gắng đế không nhìn biến nữa, chị đã
chán”[14;129]. Sự buồn tẻ và tù túng của một cuộc sống được hoạch định sẵn
khiến con người trở nên tầm thường và thực dụng. Nhưng rồi một biến cố đã

17


xảy đến với Vera như một hòn đá làm xôn xao cái “ao đời phẳng lặng”(Xuân

Diệu). Tình yêu chọt đến như một món quà làm bừng lên sức sống trong tâm
hồn đã chai sạn vì những lo toan cho gia đình. Neu như trước đây Vera chưa
từng rung động trước tình yêu thì giờ đây trái tim nàng lại thổn thức trước
tình yêu của Genkov. Ban đầu, Vera lựa chọn từ chối những bức thư cũng như
tình cảm của Genkov, nhưng trước tình cảm và sự quan tâm chân thành của
anh chàng bưu tá, tình cảm của nàng dần thay đổi. Và chỉ đến khi dự cảm
được sự mất mát thì nàng mới nhận ra tình cảm của mình. Chỉ khi đã mất đi
rồi con người ta mới thấy quý trọng những gì mình có. Vera ân hận, nuối tiếc
bởi một tình yêu lớn đã đến trong đời cô nhưng cô lại buông tay và không hề
níu giữ nó. Hành động đến viếng thi thể của Genkov như một sự chuộc lỗi của
cô dành cho người quá cố: “Nàng vuốt nhẹ về hai phía tóc của người đã
khuất, rồi nàng ghì thật chặt hai thái dương của anh ta và nhẹ nhàng đặt lên
vầng trán lạnh lẽo, ẩm ướt của anh ta một nụ hôn dài của tình bạn”[14;189].
Vera đã đi qua “một tình yêu mà bất cứ người đàn bà nào cũng từng mơ
ước”[14;170], “Tình yêu không vụ lợi, tự nguyện, không đòi hỏi trả ơn hay
đền đáp. Thứ tình yêu mà nhiều người hay nhấn mạnh là: “mạnh hơn cả sự
sống”[14;163], nhưng nàng đã đế vuột mất nó. Đó sẽ là nỗi day dứt, ân hận
muộn màng trong suốt cuộc đời còn lại của nữ công tước Vera. Sự xuất hiện
của “chiếc vòng” chính là một hình ảnh biểu tượng, dự báo về sự tan vỡ, cả
Olexia và Genkov đều ra đi khi để lại kỉ vật, và đồng thời “chiếc vòng” cũng
tượng trưng cho vẻ đẹp trong sáng, thánh thiện của một tình yêu cao cả.
Khác với Vera, Olexia, nhân vật Lenochka (Cô bạn Lenochka) không
được đặc tả nhiều. Nhân vật xuất hiện trong một cuộc gặp gỡ với nhân vật
“tôi” khi đã về già. Trên con tàu “Đại hầu tước Alexei”, đã diễn ra “một cuộc
tái ngộ kì 1ạ”[14;230], bởi vì hai nhân vật chính đã từng yêu nhau thời trẻ và
khi đã đi qua gần hết cuộc đời, họ gặp lại nhau trên cùng một con tàu và cùng

18



ôn lại tình yêu thời thanh xuân. Nhà văn tái hiện lại cuộc gặp gỡ như sự sắp
xếp của số phận và cũng để cho những chiêm nghiệm về cuộc sống, về tình
yêu trở nên sâu sắc và thấm thìa hơn. Lenochka chỉ được tác giả tái hiện hai
lần là lúc trẻ và lúc về già. Cô không có vẻ đẹp quý phái và kiều diễm như
Vera, hay sự trẻ trung, đầy sức sống, pha chút thần bí như Olexia, Lenochka
được tái hiện không phải với vẻ đẹp ngoại hình mà là vẻ đẹp của tâm hồn.
Ngay từ đầu, nhân vật “tôi” đã nhận định nàng “trông không xinh
đẹp”[14;227], điều này được tác giả nhắc lại tới bốn lần. Nhưng Lenochka
vẫn thu hút ngay từ khi còn trẻ là vẻ đẹp căng tràn của người thiếu nữ: “trong
nàng bừng lên một cái gì đó tuyệt vời hơn cả sắc đẹp, đó dường như là ánh
sáng màu hồng đầu tiên của thời kì trinh nữ”[14;232] và ngay cả khi đã có
tuổi vẻ đẹp của nàng được ánh lên từ nụ cười của nàng với “cái miệng của
nàng vẫn tươi sáng, hồng hào và đầy đặn, với những đường cong xinh
đẹp”[14;229]. Từ dòng hồi tưởng của nhân vật, Kuprin đã kể lại mối tình đẹp
đẽ, trong sáng của hai nhân vật với những diễn biến tâm lí rất chân thực, sinh
động. Tinh yêu của Voznixim và Lenochka là tình yêu đầu đời diễn ra rất tự
nhiên, ngọt ngào nhưng cũng đầy đau khố và mâu thuẫn. Dường như, người
thiếu nữ Lennochka , trước tình cảm mãnh liệt và táo bạo của cậu bé mới lớn
Voznixim, cô rung động và cũng có lúc chìm đắm trong nụ hôn của nhưng lí
trí trở về, cô không biết tình cảm của mình là gì. Lenochka phân vân, và nàng
quyết định bỏ mặc “sự si mê thầm lặng” của Voznixưn bởi đối với nàng thì
Voznixim vẫn chỉ là một cậu bé mới lớn “tóc tai bù xù, với giọng trầm và
đang vỡ tiếng, những cánh tay lóng ngóng, thô thiển, và chiếc quần đồng phục
rộng thùng thình”[14;235]. Nàng băn khoăn và lo sợ trước tình cảm của mình.
Và nàng đe doạ sẽ mách mẹ chính là cái cớ để nàng trốn chạy tình yêu đó.
Thời trẻ Lenochka đã không dám đối mặt với tình yêu đế rồi về già, khi gặp
lại, “họ nhìn vào mắt nhau, thì cặp mắt của họ đẫm nước mắt, với nụ cười âu

19



yếm nhưng mệt mỏi và buồn bã”[14;240]. Lenochka không phải là con người
hành động theo bản năng, nàng do dự, hoài nghi, nhưng cũng rất cương quyết,
lí trí. Qua nhưng dòng miêu tả ngắn gọn, Kuprin đã lột tả đượctâm trạng của
người thiếu nữ lần đầu nếm trải hương vị tình yêu với những biến động nhỏ
nhoi nhưng cũng rất tinh tế, nhẹ nhàng mà đầy chất thơ. Cái hương vị xa xưa
của kỉ niệm về mối tình đầu e ấp lan toả trong từng trang văn của Kuprin và
thẩm trong suy nghĩ của người đọc.Mối tình đầu không thành nhưng trong họ
vẫn vẹn nguyên những cảm xúc của thời ấu thơ đó.
Người phụ nữ là hình ảnh xuyên suốt trong các truyện ngắn của Kuprin.
Họ đều mang vẻ đẹp điển hình của người phụ nữ Nga: nhạy cảm, giàu lòng
yêu thương và đầy sức sống, khát vọng, tình yêu và cũng không kém phần
bản lĩnh. Nhưng số phận, tính cách của họ không giống nhau: có người sống
bằng hành động bản năng, có người lại sống trong sự nhẫn nhục, cam chịu và
có người đến cuối cùng khi nhận ra được điều quý giá nhất trong cuộc đời
mình thì đã quá muộn...Tất cả họ đều có chung một cuộc đời dang dở, đặc
biệt là nỗi đau trong tình yêu, song ở họ luôn ánh lên vẻ đẹp tâm hồn. Nhưng
con người ấy lúc nào cũng được Kuprin trân trọng, nâng niu với thái độ đồng
cảm, xót xa trong tác phấm.
1.1.3 Nhân vật trẻ em
Kuprin cũng dành phần ưu ái cho những trang sách viết về trẻ em. Có lẽ
đó cũng chính là sự tự bù đắp cho tuổi thơ không trọn vẹn của nhà văn vì gia
đình quá nghèo, cha mất sớm, mẹ ông buộc phải gửi ông vào trại trẻ mồ côi.
Ông có rất nhiều truyện ngắn hay viết về trẻ em như Viên đạn trắng, Con voi,
Trong rạp xiếc...
Một trong những truyện ngắn đặc sắc đó là truyện Con voi. Ngay từ đầu
câu chuyện tác giả đã nói về sự lo lắng của các thành viên trong gia đình cho
bé Nadia. Sức khỏe bé Nadia ngày một suy giảm nhưng các bác sĩ không

20



×