Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

Kết cấu nhật ký văn học (khảo sát qua 3 cuốn nhật ký chiến tranh nhật ký đặng thùy trâm, mãi mãi tuổi hai mươi, nhật ký chiến trường)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (367.56 KB, 57 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN

VÜ THỊ THU HOÀI

KẾT CẤU NHẬT KÝ VĂN HỌC
(KHẢO SÁT QUÁ 3 CUỐN NHẠT KÝ
CHIẾN TRANH: NHẬT KỶ ĐẶNG
THỪY TRẪM, MÃI MAI TUỔI HAI
MƯƠI, NHẬT KỶ CHIẾN TRƯỜNG)
KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lí luận văn học

Người hướng dẫn khoa học
ThS. HOÀNG THỊ DUYÊN

HÀ NỘI- 2015
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, các
thầy cô trong khoa Ngữ văn đã giúp đỡ em trong quá trình học tập tại trường và tạo điều kiện
cho em thực hiện tốt khoá luận tốt nghiệp.
Đặc biệt, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô Hoàng Thị Duyên đã tận tình hướng
dẫn, chỉ bảo em trong quá trình nghiên cứu hoàn thành khoá luận này.


LỜI CAM ĐOAN
Tuy nhiên, do thời gian có hạn và lần đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học nên
không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, em mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn để
khoá luận của em được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2015 Sinh viên

Vũ Thị Thu Hoài
Tôi xin cam đoan những nội dung mà tôi đã trình bày trong khóa luận tốt nghiệp này là kết


quả quá trình nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của các thầy cô giáo. Khoá luận này
chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào. Nếu những lời cam đoan trên là sai tôi xin
hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2015 Sinh viên

Vũ Thị Thu Hoài


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1.
2.

1


3.
4.
5.
6.
7.
8.
9. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
10. Kết cấu là một phương tiện cơ bản của sáng tác nghệ thuật. Nó ra đời cùng với ý đồ
nghệ thuật của tác phẩm, cụ thể hóa cùng với sự phát triển của hình tượng. Khái niệm kết cấu
có nhiều bình diện và cấp độ khác nhau, mang đặc trưng riêng của thể loại.
11. Xuất hiện trong dòng văn học viết về đề tài chiến tranh, thể loại nhât ký được biết
đến như một điển hình về sự mới mẻ, chân thực kể từ khi có sự xuất hiện và công bố hai cuốn

nhật ký gây sốt là: Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm, Mãi mãi tuổi hai mươi và tiếp sau đó là Nhật
ký chiến tranh, Nhật ký chiến trường... Nhật ký chiến tranh đã thu hút được sự quan tâm của
độc giả cũng như giới nghiên cứu, tạo ra hiệu ứng xã hội mạnh mẽ. Những trang viết đầy lí
tưởng tuổi trẻ đã góp phần truyền lửa cho thế hệ sau bởi chất chứa tâm tư, tình cảm của
người trong cuộc. Tác giả Tôn Phương Lan nhận định: “Chiến tranh đã đi qua hơn ba mươi
năm. Nhiều bức màn bí mật đã được vén lên cho thấy chiều kích cuộc chiến đẩu một thời cụ
thể hơn. vẫn biết những sáng tác văn chương của ta chưa thật xứng tầm với những hy sinh
của nhân dân ta và nhật ký chiến tranh chúng ta thấy rõ hơn điều đó. Đến bây giờ chẳng ai
còn ngủ trong hào quang chiến trận. Nhưng hãy nhìn vào những gì dân tộc ta trải qua để đốt
lên trong lòng mỗi người ngọn lửa yêu nước, để đưa dân tộc ta vượt qua đói nghèo là việc
cần làm. Trên ỷ nghĩa đỏ, nhật ký chiến tranh sẽ là cơ sở để cho hậu thế viết lại lịch sử bằng
văn. Sâu xa hơn, có thể đó là một bài học kinh nghiệm trong cuộc hội nhập hôm nay ”[24].
Qua những lời nhận định xác đáng, tác giả Tôn Phương Lan đồng thời cũng gióng lên hồi
chuông cảnh tỉnh mỗi chúng ta cần có cái nhìn đúng đắn về quá khứ bởi đó sẽ là nền tảng
cho công cuộc phát triển đất nước trong hiện tại và tương lai sau này.

4


12. Giáo sư Phong Lê đã phát hiện ra khoảng lặng sau ba mươi năm như sau: “Ba mươi
năm đã qua, tỉnh từ 30/4/1975, và trước đỏ là ba mươi năm trong chiến tranh, chủng ta đã
có một nền vãn học viết về chiến tranh của một đội ngũ người viết- dẫu chuyên hoặc không
chuyên, đều có chung một tâm nguyện là sao cho vừa chân thực, vừa góp phần tích cực vào
cuộc chiến đẩu đòi hỏi tận cùng những nỗ lực và hy sinh của toàn dân tộc’’ [26]. Nhật ký
chiến tranh thực sự đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong văn chương Việt Nam.
Tuy nhiên những nghiên cứu chuyên sâu về thể loại còn ít nhất là các tác phẩm, công trình
nghiên cứu đề cập đến đặc điểm nghệ thuật, đặc trưng riêng của thể loại . Vì thế, lựa chọn đề
tài: “Kết cẩu nhật ký văn học (Khảo sát qua 3 cuốn nhật ký chiến tranh: Nhật ký Đặng Thùy
Trâm, Mãi mãi tuổi hai mươi, Nhật ký chiến trường)”, chúng tôi muốn tìm hướng đi mới
trong việc tìm hiểu những đặc trưng về thể loại mới này, đặc biệt là đặc trưng kết cấu.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
13. Nhật ký là những ghi chép có tính chất riêng tư nên từ trước những năm 1986 xuất
hiện không nhiều, chưa thu hút được sự chú ý quan tâm của độc giả và giới nghiên cứu.
Nhưng sự xuất hiện của nhật ký chiến tranh trên văn đàn đầu những năm 2000 đã tạo ra hiệu
ứng xã hội đặc biệt. Những dòng tâm sự, nỗi lòng của những con người dù lăn lộn nơi đầu
sóng ngọn gió, bão đạn mưa bom nhưng luôn toát lên lòng dũng cảm, yêu đời và tinh thần
chiến đấu không khuất phục thực sự đã lay động hàng triệu trái tim bạn đọc. Thể loại văn học
đặc biệt này cũng thu hút giới nghiên cứu phê bình tham gia. Nhiều bài viết giới thiệu, phê
bình xuất hiện trên các phương tiện truyền thông nhưng những công trình nghiên cứu chuyên
sâu về nhật ký thì còn hạn chế. Một số bài báo mang tính chất giới thiệu về hành trình của
những cuốn nhật ký, về hiệu ứng xã hội của chúng có thể kể đến như: Đọc nhật ký chiến
tranh: Một tác phẩm vẫn học kì lạ, Thêm một cuốn nhật ký chiến tranh xúc động, Có thêm
một nhật ký chiến tranh chân thật, Đọc nhật ký chiến tranh để lấy tinh thẩn cho một cuộc
chiến mới, Qua “Mãi mãi tuổi hai mươi” và “Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm” nghĩ về văn hoá
đọc, Những rung chuyển từ cách sổng Thuỳ Trâm... Những bài viết này đã khẳng định ảnh
hưởng mạnh mẽ và tác động to lớn của nhật ký chiến tranh tới mọi tầng lớp trong xã hội.

5


Thêm vào đó, những cuốn nhật ký chiến tranh này đã làm sống lại văn hoá đọc tưởng chừng
đã bị thời đại báo mạng làm lu mờ.
14. Tuy những bài giới thiệu về nhật ký chiến tranh tương đối phong phú nhưng những
bài viết có tính chất chuyên sâu thì còn ít. Chúng ta biết đến nhật ký chiến tranh chủ yếu qua
“Nguồn tư liệu đảng quỷ qua nhật kí chiến tranh” của Tôn Phương Lan. Những tác phẩm,
công trình nghiên cứu đề cập đến đặc điểm nghệ thuật, đặc trưng riêng của thể loại còn ít mà
chủ yếu khai thác những yếu tố bên lề tác phẩm.
15. Vì thế, khoá luận của chúng tôi chứa đựng một hướng đi mới trong việc nghiên cứu
về đặc trưng cơ bản về kết cấu trong nhật ký chiến tranh, góp phần làm đa dạng hơn những
nghiên cứu của thể loại.

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
16. Thể loại nhật ký nói chung và nhật ký chiến tranh nói riêng đã góp phần hoàn chỉnh
bức tranh hiện thực đời sống của con người trên nhiều bình diện, đa chiều và đa sắc, giúp cho
độc giả có cái nhìn toàn diện hơn về con người và xã hội. Nhật ký chiến tranh nói riêng đã
mở ra thế giới tâm hồn sâu lắng cảm xúc và chất chứa suy tư, tình cảm của chủ thể sáng tạo
khi đánh giá, nhận xét về hiện thực cuộc sống dưới cái nhìn trực diện.
17. Bên cạnh đó, chúng tôi mong muốn với những giá trị tinh thần sâu sắc mà nhật ký
chiến tranh mang đến sẽ nhắc nhở mọi thế hệ Việt Nam nhất là thế hệ trẻ về những tháng
ngày hào hùng của dân tộc, về lý tưởng sống cao đẹp của cha anh... để từ đó hình thành nhân
cách sống cao đẹp xứng đáng với sự hy sinh của lớp cha anh vì sự nghiệp vẻ vang của dân
tộc. Đe tài nghiên cứu cũng hy vọng sẽ giúp người đọc nhận thức và có cái nhìn chân thực, rõ
nét hơn về những gì cuộc chiến đã đi qua và ý nghĩa của dòng sách đặc biệt này trong đời
sống văn học Việt Nam.
4. Đổi tượng, phạm vi nghiên cứu
18. Trong luận văn này, chúng tôi sẽ đi sâu vào tìm hiểu nhật ký chiến tranh chống Mĩ, cụ
thể là ba cuốn nhật ký sau:
-

Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm

-

Mãi mãi tuổi hai mươi

6


-

Nhật ký chiến trường của Dương Thị Xuân Quý

19. Ngoài 3 cuốn nhật ký trên, chúng tôi còn tham khảo thêm các cuốn nhật ký cùng thời
để làm nổi bật ý nghĩa thể loại cũng như ý nghĩa xã hội

5. Phương pháp nghiên cứu
20.
-

Phương pháp khảo sát, thống kê

Phương pháp phân tích tổng hợp
Phương pháp so sánh

6. Đóng góp của luận văn
21. Với đề tài “Kết cẩu nhật ký vãn học (Khảo sát qua 3 cuốn nhật ký chiến tranh: Nhật
ký Đặng Thùy Trăm, Mãi mãi tuổi hai mươi, Nhật ký chiến trường)”, chúng tôi mong muốn
luận văn sẽ mang lại cái nhìn toàn diện hơn về những đóng góp của nhật ký chiến tranh trên
phương diện kết cấu cũng như hiệu ứng của nó đối với xã hội Việt Nam
7. Cấu trúc luận văn
22. Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn còn còn có ba chương:
23.

Chương 1: Những vấn đề lí luận về kết cấu và đôi nét về những tác phẩm khảo sát

Chương 2: Một số kiểu kết cấu trong nhật ký chiến tranh Chương 3: Đặc trưng kết cấu trong
nhật ký chiến tranh
24.
25.

NỘI DUNG


CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ KẾT CẤU VÀ ĐÔI NÉT VỀ
26.

NHỮNG TÁC PHẨM KHẢO SÁT

1.1 Những vấn đề lí luận về kết cấu
1.1.1

Khái niệm kết cẩu
27.

Kết cấu là một phương diện cơ bản của sáng tác nghệ thuật. Khi ta nói xây

dựng tác phẩm, xây dựng cốt truyện, tính cách nhận vật hay cấu tứ trong thơ thì đã xem tác
phẩm là một công trình kiến trúc. Kết cấu cũng là cách thức tổ chức các yếu tố đó theo ý đồ,
dụng ý nghệ thuật của tác giả tạo nên một lớp keo dính làm cho tác phẩm trở thành một khối
bền vững. Nó là vấn đề then chốt của lí luận. Kết cấu hoàn chỉnh chủ yếu là kết cấu bộc lộ tư

7


tưởng chủ đề, nội dung tư tưởng của tác phẩm, làm phát triển tính cách, điển hình nhân vật
phù hợp với cuộc sống, hợp với logic.
28.

Các nhà lí luận cũng đưa ra những quan điểm khác nhau về kết cấu. Các tác

giả “Từ điển thuật ngữ văn học’’ đưa ra khái niệm như sau: Kết cấu tác phẩm “là toàn bộ to
chức phức tạp sinh động của tác phẩm (...) tổ chức tác phẩm không chỉ giới hạn ở sự tiếp nổi
bề mặt, ở những tương quan bên ngoài giữa các bộ phận, chương đoạn mà còn bao hàm sự

liên kết bên trong, nghệ thuật kiến trúc, nội dung cụ thể của tác phẩm ”, “bất cứ tác phẩm
nào cũng cỏ một kết cẩu nhất định. Ket cẩu đảm nhận các chức năng đa dạng: bộc lộ tốt chủ
đề và tư tưởng của tác phẩm, triển khai trình bày hẩp dẫn cốt truyện, cẩu trúc hợp lí hệ
thống tính cách, tổ chức điểm nhìn trần thuật của tác giả, tạo ra tính cách toàn vẹn của tác
phẩm như một hiện tượng thẩm mĩ [4;156-157] ”.
29.

Trong “150 thuật ngữ văn học”, tác giả Lại Nguyên Ân cũng cho rằng “kểt

cấu là sự sắp xếp, phân bố các tác phẩm hình thức nghệ thuật, tuỳ theo nội dung và thể tài.
Ket cẩu gắn kết các yểu tổ hình thức và phối thuộc chúng với tư tưởng [1;167]’\
30.

Theo tác giả cuốn “Lí luận văn học ” thì “kết cẩu tác phẩm là toàn bộ tổ

chức tác phẩm phục tùng đặc trưng nghệ thuật cụ thể mà mỗi nhà văn tự đặt ra cho mình.
Ket cẩu không bao giờ tách rời nội dung cuộc sống và tư tưởng tác phẩm. [12; 152]
31.

Những cách hiểu về kết cấu trên có chút khác biệt nhưng chúng có nét chung

đều khẳng định kết cấu là cách thức tổ chức, sắp xếp các yếu tố, có sự đan cài hài hoà giữa
nội dung và hình thức.
1.1.2

Các bình diện kết cẩu

32.

Các phương diện của kết cấu rất phong


phú, đa dạng như: Nghệ thuật tổ chức hệ thống tính cách, nghệ thuật tổ chức không gian và
thời gian của tác phẩm, kết cấu văn bản ngôn từ, cấu trúc bề sâu và ý nghĩa của văn bản, kết
cấu tâm lí...Trong phạm vi nghiên cứu đề tài của chúng tôi tập trung sâu vào một số phương
diện chính: Kết cấu không gian- thời gian, kết cấu tâm lí.
1.1.3

Kết cẩu trong thể loại nhật ký

8


33.

Theo “Từ điển thuật ngữ văn học”, nhật

ký “là một thể loại thuộc loại hình kí”, là một biến dạng của kí hiện đại. Theo “Từ điển văn
học” (bộ mới), nhật ký là “loại văn ghi chép sinh hoạt thường ngày. Trong văn học, nhật ký
là hình thức trần thuật từ ngôi thứ nhất số ít, dưới dạng những ghi chép hàng ngày có đảnh
sổ ngày tháng, ghi lại những gì đã xảy ra, những gì

đã nếmtrải,

thể nghiệm.

ít hồi co,
34.

được viết ra chỉ cho bản thân người ghi


chứ

không tỉnhđếnviệc được công

35.

chúng

tiếp nhận” [5;1257]. Nếu mục đích của bài viết là để giao lưu với người khác thì nhật

ký trái lại chỉ để giao lưu với chính mình, mình viết để cho mình, nói với mình. Nhật ký văn
học hướng tới các chủ đề nhất định và có ưu tiên chú ý thế giới nội tâm của tác giả hoặc nhân
vật trước các sự kiện lớn có ý nghĩa, là mối quan tâm của toàn xã hội. Những nhật ký chiến
tranh trong phạm vi khảo sát của khoá luận này khi viết không phải là sáng tác văn học,
người viết khi viết không nhằm công bố cho mọi người, không hướng tới đông đảo công
chúng hay chú tâm xây dựng hình tượng văn học. Nó được công bố khi tác giả của nó đã qua
đời, được sự cho phép của người thân người viết nhật ký. Nó không phải là sáng tác văn học
nhưng khi nó thể hiện được thế giới tâm hồn, qua những tâm tình cá nhân tác giả giúp người
đọc nhìn thấy những vấn đề xã hội trọng đại thì nó đã mang trong mình chất văn học. Vì là
những suy nghĩ riêng tư ghi chép theo cảm xúc nên nó không cố gắng kết cấu hình tượng
nhân vật hay cốt truyện... như trong tự sự và trữ tình. Nhật ký có những đặc điểm kết cấu
tương đồng và khác biệt các loại hình nghệ thuật khác, về điều này, A.Xâytlin cho rằng:
“Bất cứ một thể loại nào cũng đều có đặc điểm kết cẩu riêng và như vậy tức là có những ưu
thể của nỏ” [21; 105]. Trong nhật ký chiến tranh khảo sát chúng tôi nhận thấy có 3 kiểu kết
cấu nổi bật là: Kết cấu thời gian, kết cấu không gian và kết cấu tâm lí. Kết cấu đó đã mang lại
những điểm khác biệt và hấp dẫn cho tác phẩm.
1.2 Vài nét về những tác phẩm khảo sát
1.2.1

Nhật ký chiến tranh và một số đặc điểm thể loại


9


36.

Là một biến thể của kí, nhật ký mang những đặc điểm chung nhất của kí, đồng

thời lại có điểm riêng biệt, làm nên sức hút riêng cho thể loại. Với thể kí- thể loại được coi là
“sự can dự trực tiếp của nghệ thuật vào đời sổng xã hội”, đặc điểm nổi bật là việc ghi chép
sự việc thì tính xác thực của việc ghi chép được xem là đặc trưng quan trọng nhất của thể
loại. Nhật ký cũng vậy, dù là trong văn học hay ngoài văn học thì đều coi trọng tính chân
thực, đáng tin cậy được ghi chép lại, vì một cuốn nhật ký trước hết chính là sự giao lưu của
người viết với chính bản thân họ, bao giờ cũng ghi lại những gì đã xảy ra, nếm trải, thể
nghiệm. Với các thể loại nhật ký, chân thực là yếu tố quan trọng hàng đầu. Tính xác thực của
nhật ký cũng có nét tương đồng với hồi kí. Nhưng nếu hồi kí có thể có yếu tố hư cấu những
khi thể hiện thái độ, những sự việc mà nhân vật trải nghiệm nhằm nổi bật hơn chủ đề của tác
phẩm thì với nhật ký, yêu cầu tính chính xác rất khắt khe. Người viết nhật ký không được
phép hư cấu thêm tình tiết. Chính nhờ đặc điểm đó mà khi đọc nhật ký chiến tranh ta thấy
như đang ở chiến trường, trực tiếp trải nghiệm cuộc chiến. Những chặng đường hành quân
vất vả, những ngày tháng huấn luyện gian khổ trong cuốn nhật ký của anh lính tân binh
Nguyễn Văn Thạc, hình ảnh cô gái nhỏ quả cảm băng qua làn mưa bom để cứu thương binh
hay nỗi nhớ con da diết nơi chiến trường của một người mẹ sẵn sàng hi sinh những ngày
hạnh phúc bên con vì nghệ thuật đã lay động lòng người. Đây thực sự là những tư liệu quý
giá của văn học thời chiến.
37.

Nhật ký là lời tâm sự, bộc bạch của tác giả nên nó mang tính chất riêng tư,

chân thực và rất đời thường. “Với tư cách là những ghi chép cá nhân, trong nhật ký, người

viết có thể tự do trình bày suy nghĩ, quan điểm, tình cảm và thái độ trước một sự thật” [4;
215]. Riêng tư chính là lí do tồn tại của nhật ký, là yếu tố riêng của thể loại vì nó liên quan
đến những tình cảm cá nhân, đặc biệt là những nhân vật được xã hội quan tâm.
38.

Nhật ký là thể loại độc thoại, tự mình nói với mình, vì thế tác giả hay nhân vật

luôn ở ngôi thứ nhất. Nếu trong các thể loại như phóng sự, tuỳ bút, bút kí... trung tâm thông
tin không phải là tác giả mà là các vấn đề xã hội thì ở nhật ký văn học người viết luôn là
trung tâm. Tác giả không ngần ngại xuất hiện trong từng chi tiết nhỏ nhất và chính sự có mặt
của cái tôi ấy đã tạo niềm tin trong lòng người đọc vì họ tin rằng những gì mình đang đọc
cũng là những điều người viết chứng kiến. Tuy nhiên cũng có khi lời độc thoại của tác giả

1
0


hay nhân vật hình là cuộc đối thoại ngầm với người khác về con người và cuộc đời. Hình
tượng tác giả trong nhật ký văn học là hình tượng mang tầm khái quát tư tưởng thẩm mĩ lớn
lao. Những người như Đặng Thuỳ Trâm, Nguyễn Văn Thạc, Dương Thị Xuân Quý trong
chiến tranh đâu phải hiếm mà đâu đâu ta cũng bắt gặp.
39.

Điều khác biệt của nhật ký chiến tranh so với các cuốn nhật ký thông thường

là hoàn cảnh ra đời. Nhật ký chiến tranh là những dòng ghi chép vội vàng, ngắt quãng trong
lúc giải lao sau cuộc hành quân vất vả, bàn viết là chiếc ba lô trong điều kiện thiếu thốn giấy
và mực, tranh thủ sau mỗi lần đi gùi cõng gạo hay sau mỗi lần chạy càn, cứu chữa thương
binh...
40.


Vì sống và ghi chép tại chiến trường tức là nơi mưa bom lửa đạn, cái chết có

thể đến bất cứ lúc nào nên họ luôn mang trong mình tinh thần sẵn sàng hi sinh. Trong nhật ký
của họ có ghi chép những lời tâm sự, nhắn nhủ tới gia đình, người thân những điều họ chưa
kịp nói. Nếu một mai họ đi xa thì đó chính là những lời di chúc, những trăn trối cuối cùng
của họ.
1.2.2
41.

Giá trị văn học và xã hội của nhật ký chiến tranh
Năm 2005 có thể được coi là một năm đáng nhớ của văn học Việt Nam khi

xuất hiện, công bố cùng lúc hai cuốn nhật ký chiến tranh: “Mãi mãi tuổi hai mươi”, “Nhật ký
Đặng Thuỳ Trâm Hai cuốn sách này đã tạo nên cơn sốt về nhật ký, gây nên hiệu ứng xã hội
lớn lao, được tái bản nhiều lần và sự ảnh hưởng của nó khiến các nhà nghiên cứu văn chương
buộc phải có cái nhìn nghiêm túc về thể loại văn học đặc biệt này.
42.

Ba cuốn nhật ký chúng tôi khảo sát là những cuốn nhật ký riêng tư, viết ra

nhằm phục vụ mục đích cá nhân chứ không hề có ý định phát hành sách phục vụ công chúng
nhưng tự bản thân chúng đã toát lên chất nghệ thuật, tính văn học ở lối viết hấp dẫn, cuốn
hút.
43.

Điều đặc biệt, không giống như Đặng Thuỳ Trâm và Nguyễn Văn Thạc,

Dương Thị Xuân Quý ra chiến trường với tư cách là nhà văn- nhà báo, mang trong mình tư
chất của một người nghệ sĩ, ra trận thực hiện nhiệm vụ sáng tác văn học phục vụ chiến tranh.

Cuốn sổ tay chị luôn mang theo vừa là nhật ký, vừa là một tác phẩm văn học, một tác phẩm

1
1


được nhà văn viết cho riêng mình, viết lại khi nhà văn không hề nghĩ mình đang viết tác
phẩm. Chị chỉ muốn ghi lại cuộc chiến mà chị trực tiếp dấn thân, ghi lại những gì chị đã thấy,
đã nghĩ, đã xúc cảm mãnh liệt về đồng đội hay đơn giản nó sẽ trở thành nguồn tư liệu quý giá
cho bé Ly của chị sau này đọc, cho những tác phẩm sau này nếu sống sót chị sẽ viết. Ngã
xuống khi tuổi văn còn rất trẻ, chưa kịp bộc lộ hết tài năng, nhưng những gì chị để lại đều gây
ấn tượng với độc giả. Mỗi tác phẩm là sự chân thành, là khao khát cháy bỏng của cảm xúc.
44.

“Mãi mãi tuổi hai mươi” là nhật ký của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc- chàng trai

từng đoạt giải nhất văn miền Bắc. Nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên trong bài viết “ Trang
sách cuộc đời anh” đã nhận xét rất hay về “Mãi Mãi tuổi hai mươi” như sau: “Anh ghi cho
mình và chỉ cho mình thôi. Cuốn sổ này anh gọi là “chuyện đời”. Bây giở bạn đọc nó sẽ thấy
nó vừa là nhật ký, vừa như một cuốn sổ tự tu dưỡng, lại vừa như những ghi chép sáng tác
văn học” [26]. Tiếp xúc với “Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm ’’ chắc hẳn ai cũng sẽ hình dung ra
đây là những dòng tâm sự của một tâm hồn lãng mạn bởi chất trữ tình và bi tráng của nữ bác
sĩ - chiến sĩ cảm nhận giữa chiến trường về gian khổ của chiến tranh. Đó là cuốn nhật ký có
số phận kì lạ nhất, cuốn nhật ký của người con gái Hà Nội cương nghị, thuỷ chung, trong
sáng, thánh thiện đã viết với bao buồn vui, cay đắng, đau đớn và nước mắt, cuốn nhật ký mà
người con gái 27 tuổi đã trút vào đó cả nỗi nhớ cháy bỏng không nguôi về gia đình, những
ngõ phố của một Hà Nội yên ấm, những trăn trở trong lẽ sống, tình yêu, cả cơn đau xé ruột
khi đồng đội hy sinh...
45.


Có thể nói, mỗi cuốn nhật ký đều thể hiện những yếu tố, đặc điểm nghệ thuật

văn chương riêng, đem đến giá trị văn học cho thể loại văn học chiến tranh. Nhật ký chiến
tranh không chỉ có sức ảnh hưởng trong nước mà còn vượt không gian, biên giới sang các
nước khác. Những cuốn sách cùng đề tài được mọi người sưu tập lại lập thành tử sách mang
tên “Mãi mãi tuổi hai mươi”. Thậm chí, có một bênh viện mang tên “Đặng Thuỳ Trâm”.
Nhật ký của chị còn được dựng thành phim, được mang tên là “Đừng đốt”.
46.

Trong giáo trình “Lý luận văn học” do GS. Trần Đình Sử chủ biên, tập 2, có

nêu rõ: “Mọí tập nhật ký có phẩm, chất văn học khỉ thể hiện được một thế giới tâm hồn, khi
qua những sự việc và tâm tình cá nhân , tác giả giúp người đọc nhìn thấy những vẩn đề xã
hội trọng đại”, đồng thời tác giả cũng khẳng định: “Hình tượng tác giả trong nhật ký vãn

1
2


học là hình tượng mang tẩm khải quát tư tưởng- thẩm mĩ lớn lao. Nhật ký Ở rừng của Nam
Cao, Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm và Mãi mãi tuổi hai mươi của Nguyễn Văn Thạc là trường
hợp tiêu biểu ”[16;379]. Như vậy, theo sự phân chia này, những cuốn nhật ký đã lựa chọn
trong khoá luận đều có thể coi là nhật ký có phẩm chất văn học. “Cơn sốt” nhật ký chiến
tranh xuất hiện đã góp phần không nhỏ trong việc tạo ra một chỗ đứng của thể loại nhật ký
chiến tranh trên diễn đàn văn học nghệ thuật Việt Nam.
47. CHƯƠNG 2: MỘT SỐ KIỀU KẾT CẤU TRONG NHẶT KÝ CHIẾN TRANH
48.

Kết cấu là một phương tiện cơ bản của sáng tác nghệ thuật, là toàn bộ tổ chức


tác phẩm phục tùng đặc trưng nghệ thuật và nhiệm vụ cụ thể mà nhà văn đặt ra cho mình. Nó
không bao giờ tách rời nội dung cuộc sống và tư tưởng trong tác phẩm.
49.

Hình thức kết cấu trong tác phẩm văn học rất phong phú và đa dạng. Nó có thể

chịu sự quy định của thể loại (kết cấu tác phẩm tự sự, kịch, kết cấu tác phẩm trữ tình), của
từng giai đoạn lịch sử khác nhau có thể chia thành kết cấu bề mặt hoặc kết cấu theo chiều
sâu. Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài của chúng tôi tập trung sâu vào 3 kiểu kết cấu chính
trong nhật ký chiến tranh: Kết cấu thời gian, kết cấu không gian, kết cấu tâm lí.
2.1 Kết cấu thời gian
2.1.1
50.

Thời gian tuyến tỉnh

Kết cấu theo trình tự thời gian tuyến tính là dạng kết cấu phổ biến nhất trong

văn học Việt Nam từ trước 1930. Theo kết cấu này, câu chuyện được trình bày theo thứ tự,
phát triển trước sau của thời gian. Các sự kiện được sắp xếp, xâu chuỗi lại và lần lượt xuất
hiện không bị đứt quãng, diễn biến dưới sự chi phối tuyệt đối bởi quy luật tuyến tính của thời
gian.
51.

Nhật ký hiểu theo triết tự thông thường thì “nhật” là ngày, “ký” là ghi chép,

“nhật ký” là những ghi chép hàng ngày hoặc theo ngày. Ghi chép theo ngày nên nhật ký nói
chung và nhật ký chiến tranh nói riêng đều được kết cấu theo thời gian tuyến tính. Đây là
kiểu kết cấu phổ biến, cuốn nhật ký nào cũng tuân theo. Thời gian trong nhật ký không đảo
lộn như trong tự sự hay trữ tình mà được sắp xếp trật tự theo logic. Một trong những tiêu chí

quan trọng của nhật ký là sự ghi chép chân thực. Vì thế, thời gian trong nhật ký không có sự
đảo lộn mà tuân thủ chặt chẽ theo tuyến tính, ngày 3/6/1968 sẽ tiếp sau ngày 2/6/1968. Tuy

1
3


nhiên không phải ngày nào người viết cũng có điều kiện ghi nhật ký. Khi đó, những sự kiện
của ngày không viết nhật ký được đưa vào thông qua các từ như: Hôm qua, tối qua, hai hôm
52.

nay, trưa hôm qua...kèm theo sự kiện nào đó xảy ra. Kiểu hồi cố này thường là quá

khứ ngắn.
53.

Chúng tôi đã khảo sát số ngày viết nhật ký của các tác giả và tổng kết, thống

kê trong bảng sau:
55.

Thời gian ghi nhật ký

56.

Số ngày ghi nhật ký

58.

Quyên 1: Từ 8/4/1968


60.

Quyên 1: 205 ngày

54. Thời gian Tên

57.
nhật kýNhật ký Đặng Thuỳ
Trâm

đên 04/12/1969
59.

Quyển 2: 69 ngày

Quyển 2: Từ

31/12/1969 đến 20/6/1970
61.

Mãi mãi tuổi hai mươi

62.

Từ 02/10/1971 đến

63.

91 ngày


66.

88 ngày

25/5/1972
64.

Nhật ký chiến trường

65.

Từ 10/4/1968 đến

17/12/1968
67.
68.

Qua bảng khảo sát trên ta thấy không phải ngày nào người viết cũng ghi

nhật ký. Hơn nữa số ngày ghi nhật ký tương đối ít so với tổng số ngày người viết bắt đầu
đến khi kết thúc nhật ký. Lí do của việc gián đoạn này có cả yếu tố khách quan và chủ
quan. Yếu tố khách quan là do chiến trường thiếu thốn mọi bề: “Ẩn đói và thiếu thốn.
Trưa hôm qua mỗi người chỉ được một bát bắp hầm. Anh bảo giá đừng ăn thì đỡ đói. Mình
cũng thấy thế. Ăn xong về nằm lịm đi trên võng. Đói quá. Bực dọc vì đói thì không thể ngồi
làm việc được” [9;89-90], “Lại một bữa trưa đói lả. Có hai miệng bát cơm. Ãn xong, bữa
cơm như là cái gì không có thật. Mình về võng nằm mệt lịm ” [9;99], “Rất lâu lạ, không
viết nhật kí- Không buồn viết- và cũng chẳng có mực mà viết- Đem đi thì sợ đổ, đến nơi ở
thì chẳng có lẩy chút mực gì- Thật chán quá đi thôi” [17;77]...


1
4


69.

Cũng có khi là điều kiện chủ quan. Do người viết bị ốm: “Mình rẩt khổ sở và

bi quan về tình hình sức khoẻ. Chiều qua lại lên cơn sốt rét nữa. Buổi sáng ngủ dậy
70.

thấy người hâm hấp và mỏi, không ngồi làm việc được” [9; 130]; phải đi gùi: “Tính

từ 9/7/68 đến hôm nay 23/11/68, tổng cộng là 136 ngày. Mình đã mất 71 ngày đi gùi, 26
ngày sốt, 39 ngày ở nhà” [9; 149]... hoặc công việc chiến trường quá mệt mỏi: “Tôi lại viết
tiếp những dòng nhật ký này sau hơn nửa tháng bận rộn mệt mỏi, lo nghĩ, buồn bực”
[17;78], phải chữa trị cho bệnh nhân và thương binh liên tục...
71.

Cũng có thể do người viết không muốn ghi vào nhật ký những dòng toàn là

đau buồn, họ không có tâm trạng để viết nhật ký vì chán nản. Nguyễn Văn Thạc có những
khi muốn đốt, muốn xé đi những trang viết mà anh trân trọng, yêu quý: “Tẩt cả đều mơ hồ,
tất cả đều mòn cữ và chán ngán. Tôi không thể viết thêm được nữa. Cái chán ngán này đến
bao giờ mới chấm dứt đây.(...)Trời ơi điên lên mất, điên lên mẩt thôi. Sao tôi lại trở nên dở
người vậy nhỉ? Tôi nhớ V.T.P, nhà văn của thuốc phiện và bàn đèn... Đốt hết cả đi. Đốt ngay
đi” [17;79].
72.

Những yếu tố chủ quan và khách quan ấy đã khiến nhật ký chiến tranh bị gián


đoạn. Khó khăn như vậy nhưng họ không ngừng viết mà luôn tranh thủ mỗi phút giây nghỉ
ngơi hiếm hoi để ghi lại mọi hoạt động của chiến trường, đồng đội, nhân dân và những cảm
xúc, suy nghĩ của mình.
73.

Những trang nhật ký hay những lá thư gửi cho bạn gái, gia đình được anh

lính binh nhì ghi chép vội vàng: “Vội vàng viết thư. Tàu qua cửa Nam những cánh thư trắng
bay ào ạt xuống đường” [17;4], “T viết cho Như Anh khi đang nằm trên bờ một con sông.
Sông đẹp lắm. Đêm rẩt khuya. Vành trăng đỏ quạch sắp lặn xuống chân trời. Đồng đội của
T người thì đang ngủ, người đang nói chuyện. Sương ướt đẫm vải nhựa. Không một ngọn
đèn. Chỉ có những vì sao soi cho T viết những dòng này. Bắt đầu cuộc đời bộ đội là thế này
đây. Tối quả nhưng cứ viết. T thích thế. Rồi đây chắc sẽ có nhiều lúc T viết thế này. Chắc
xẩu như ma lem” [17;15]. Dương Thị Xuân Quý cũng vậy. Chị cũng tranh thủ mọi phút giây
để ghi chép và sáng tác. “Mưa lâm thâm. Mình nằm trong một cái lán giữa rừng mà viết
nhật kỉ dưới đèn pin đây” [9;25], “Bây giờ ăn uổng xong cả rồi, anh em nằm võng ngủ, còn
mình ngồi nghỉ chép. Muốn tranh thủ mà sức lực chỉ có hạn” [9;59]. Hình ảnh nữ nhà văn

1
5


Xuân Quý chênh vênh ngồi trên cây vì chạy lụt nhưng vẫn ghi chép được nhà thơ Bùi Minh
Quốc ghi lại xúc động :
74.

Giữa hai cơn đau em ngồi ghi chép

Con sông Giằng gầm réo miên man Nước

lũ về, trang giấy nhỏ mưa chan Em vẫn
viết, lòng dạt dào cảm xúc.
75.

(Bài thơ về hạnh phúc) về hình thức thời gian, có khi

người viết chú thích cụ thể thứ- ngày- tháng- năm: Thứ 4. 24.12.71, Thứ 5.25.12.1971, chủ
nhật 21- 4-1968... có khi chỉ ghi ngày tháng và giờ viết: “10-6-1968, Trạm 65, Kông Tum, 5
giờ chiều”, “11-6-1968, Trạm 66 Kông Tum, 2 giở chiều”... Đa phần trong nhật ký xuất hiện
kiểu ghi thời gian là ngày tháng năm mà không ghi theo giờ, địa điểm viết.
76.

Có thể thấy, thời gian tuyến tính trong nhật ký chiến tranh chính là thời gian

có thể đo đếm được hay gọi cách khác là thời gian vật lí. Nó được hiện cụ thể qua cách người
viết nhật ký thể hiện, luôn tuân theo trục thời gian mà không có sự đảo lộn nhằm dụng ý nghệ
thuật. Nó được ghi ở đầu mỗi ngày như tiêu đề của bài ghi chép vậy, thường được cấu trúc
theo ngày, tháng, năm, đôi khi kèm theo thời gian cụ thể. Nhờ thời gian tuyến tính này, người
nghiên cứu có thể khảo sát cụ thể số ngày viết nhật ký hay khoảng thời gian ngắt quãng giữa
những ngày viết. Thời gian thực này kết hợp với các sự kiện được ghi chép trong đó chính là
bức tranh chân thật nhất về cuộc chiến gian khổ nhưng hào hùng của dân tộc ta.
2.1.2
77.

Thời gian phi tuyến tính

Thời gian phi tuyến tính hay còn gọi là thời gian nghệ thuật. Nó có thể đảo

ngược, quay về quá khứ, bay vượt tới tương lai, có thể dồn nén khoảng thời gian dài trong
chốc lát thành vô tận. Thời gian nghệ thuật được đo bằng nhiều thước đo khác nhau, bằng sự

lặp lại đều đặn của hiện tượng đời sống được ý thức: sự sống cái chết, gặp gỡ, chia tay, mùa
này mùa khác...tạo nên nhịp điệu trong tác phẩm. Như vậy thời gian nghệ thuật gắn liền với
tổ chức bên trong của hình tượng nghệ thuật. Thời
78.

gian nghệ thuật thể hiện sự tự cảm thấy của con người trong thế giới. Nói cách khác,

nó chính là thời gian tâm trạng, tâm lí của người viết, nhân vật.

1
6


79.

Bên cạnh thời gian vật lí là thời điểm người ghi nhật ký xác định thông qua

đồng hồ bằng những con số cụ thể, trong nhật ký chiến tranh còn xuất hiện kiểu thời gian
tâm trạng, chứa đựng những tâm tư, tình cảm của người viết. Chúng tôi đã khảo sát thời
gian viết nhật ký và thống kê được như sau:

80.

81.
82.
Tên tác 83.

phẩm Thời gian \
86. Sáng


Nhật ký Đặng

84.

Mãi mãi tuổi

85.

Nhật ký chiến

rpl V rp A

Thùy Trâm

87.

hai mươi

trường

X

88.

1 lần

89.

3 lần


90.

Trưa

91.

1 lân

92.

1 lân

93.

2 lân

94.

Chiều

95.

8 lần

96.

4 lần

97.


7 lần

98.

Đêm

99.

31 lân

100.

10 lân

101.

3 lân

102.
103. Qua bảng thống kê ta thấy thời gian ghi nhật ký xuất hiện rất đa dạng: sáng,
trưa, chiều, đêm...nhưng chủ yếu là chiều và đêm.
104. Chiều là khoảng thời gian gần tối, trước khi bóng hoàng hôn đổ xuống, mang
trạng thái tĩnh, hay gợi buồn. Đây là thời gian rảnh rỗi nhất trong ngày, là thời điểm của
gặp gỡ, đoàn tụ, trở về (con chim dáo dát bay về tổ, thủy triều cũng vội vã về với biển, con
người cũng trở về với mái ấm, chỗ dựa của lòng mình là tình yêu và tình cảm gia đình). Ấy
vậy mà vào thời điểm ấy, các chàng trai, cô gái cô đơn xa cách người thương, còn người
phụ nữ có chồng thì ở nơi đất khách quê người. Vì vậy, những dòng nhật ký của họ là cả
một khoảng trời nhớ thương, là những khoảng trống vô hình, là những lời tâm sự thiết tha
chân tình. Thời gian buổi chiều, chiều muộn là cấu trúc trở thành motip, xuất hiện nhiều
trong ca dao.

105. Lời của cô con gái nhớ mẹ:

1
7


106.

Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều 1 Còn dưới đây là

nỗi nhớ của những người yêu nhau, yêu mà không dám nói: Chiều chiều lại nhớ chiều chiều
Nhớ người quân tử khăn điều vắt vai 2
Chiều chiều mang giỏ hái dâu Hái dâu không hái hái câu ân tình 3

107.

108.

Chiều chiều ra đứng bờ ao Nước kia không khát, khát khao duyên chàng 4 Thời gian

này còn xuất hiện trong văn học viết, từ trung đại đến hiện đại: Bước tới Đèo Ngang bóng xế
tà (Qua Đèo Ngang)
109.

Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn (Chiều hôm nhớ nhà)

110.
111.

Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa (Tràng giang)


Cũng giống như trong ca dao hay thơ ca, thời gian buổi chiều trong nhật ký

chính là tiếng nói của những người con xa xứ hoài vọng, nhớ thương quê nhà, gia đình. Thuỳ
Trâm- cô gái giàu yêu thương, vào thời khắc nhạy cảm này, nhất là ngày giao thừa, bỗng nhớ
về Miền Bắc, cha mẹ và các em: “Nắng chiều đã tẳt trên đinh núi, gió se sẽ thổi... Buồn nhớ
mênh mông mình đứng lại giữa đỉnh đồi. Tet đến rồi.
112.

Cái tết thứ ba xa nhà, lẽ ra mình phải quen dần với cảnh cô đơn trên quê hương xa

lạ, lẽ ra mình phải thấy ấm áp vì tình cảm mặn mà của bao nhiêu người trên đất Đức Phổ và
cả Quảng Ngãi này. Vậy mà vẫn như ngày mới bước chân ra, mình ước ao, khao khát được
sổng bên ba má và cả tổ ấm gia đình, và cảm nhận mình vẫn chỉ là một con bể muốn được
cưng chiều, muốn được làm nũng với mẹ như những ngày còn bé bỏng thơ ngây” [20;115].
Buổi chiều có mưa khiến tâm trạng con người đã buồn lại càng buồn hơn. “Chiều mưa xa
nhà. Buồn nhớ mênh mông dày nặng như màn mưa đang che phủ quanh chân trời” [20;
162-163]. Có những chiều tâm trạng vui nhưng lòng chị vẫn hướng về gia đình với nỗi nhớ

1 Kho tàng ca dao người Việt [10;603]
2Kho tàng ca dao người Việt [10;596]
3 Kho tàng ca dao người Việt [10,597]
4 Kho tàng ca dao người Việt [10;600]

1
8


mong: “một buổi chiều chủ nhật nắng đẹp và lộng gió giữa khu rừng già. Đài phát thanh
đang buổi âm nhạc quốc tể. Ngồi làm việc trong căn phòng nhỏ mình thấy khung cảnh quá

thanh bình. Bỗng nhiên mình quên đi những đau thương tang tóc, những đạn bom khói lửa
và chỉ còn lại trong lòng niềm cảm hứng bao la với bản nhạc” [20;110].
113.

Xuất hiện nhiều nhất trong nhật ký còn là khoảng thời gian buổi đêm. Đêm là

lúc mọi suy nghĩ, nỗi niềm của con người lắng xuống, con người đối diện với chính mình,
sống thật với mình nhất. Hai tiếng “đêm khuya” gợi cho người đọc liên tưởng tới hình ảnh
con người bị bủa vây bởi thời gian lạnh lẽo, con người đang thao thức trong không gian
mênh mông. Giữa rừng núi hiu quạnh, xa gia đình khiến con người cảm thấy cô đơn và trống
trải, dễ trải lòng mình.
114.

Nguyễn Văn Thạc mở đầu những trang nhật ký đời lính là thời gian đêm vắng

thanh bình và nhiều đêm sau đó anh thao thức nhớ người yêu, trăn trở về bản thân, đồng đội
và tình yêu, gia đình. Đặng Thuỳ Trâm cũng có những phút giây trăn trở như thế: “Đêm nay
trăng mờ giữa khu rừng vẳng vẻ, mọi vật đều lặng thỉnh như chung một ỷ nghĩ là bảo vệ sự
yên lặng của bệnh xá. Ngồi một mình trên chiếc ghế trước phòng mổ, lặng ngắm cảnh vật
xung quanh...không thể nào ngăn được một nỗi buồn mênh mông đang thấm mãi trong ỉòng”
[20; 137], “7MỠ thức dậy giữa đêm khuya. Rừng im lặng mênh mông trong ảnh trăng mờ.
Đài Giải phỏng đang trình bày một bài vọng cổ. Ấm điệu của bản nhạc buồn và thấm sâu
vào lòng người nghe. Bẩt giác mình thấy nhớ nhà một cách kì lạ. Phải chăng cảnh rừng
khuya trầm mặc đã làm mình thấy có đơn? Phải chăng cảnh gian nan không nhà không cửa
làm mình nhớ đến căn phòng ẩm cúng trong đó có ba má và cải gia đình đầm ẩm của
mình?’’ [20;140]...Người ta từng nói người buồn cảnh có vui đâu bao giờ quả là đúng. Cảnh
buồn dội vào lòng người cô đơn khiến họ càng buồn hơn. Cảnh tươi sáng, vui tươi nhưng đất
nước còn giặc xâm lược nên lòng người cũng không yên. “Đêm mùa xuân trăng trong sáng
kì lạ, muốn dẹp lại những tình cảm tha thiết trong lòng để tập trung tất cả cho công tác mà
không sao làm được. Không hiểu tình huống nào có thể làm cho trái tỉm mình khô cạn được

những nhớ thương, ước mơ, hy vọng” [20; 120]. Cảnh vui hay buồn thì trở đi trở lại trong
lòng chị vẫn là những day dứt dành cho gia đình, người thân, đồng đội. Không phút giây nào

1
9


chị quên đi trách nhiệm của mình là lao động, cống hiến hơn nữa vì sự nghiệp giải phóng dân
tộc.
115.

Khác với Thuỳ Trâm, Dương Thị Xuân Quý ra chiến trường khi đã là một

người mẹ nên bao trọn mọi không gian, tình cảm của chị khi rảnh rỗi chính là hình ảnh con
gái yêu dấu. Khi đêm về chính là lúc chị muốn bên con nhiều nhất. Nhìn mọi cảnh vật xung
quanh chị đều hình dung ra bé Ly. “Đêm nay chắc trăng sáng lắm, con có chơi trăng không?
Đêm qua mẹ đã đi giữa một biển trăng đẹp. Trăng toả bức màn mỏng xuống đường mẹ đi.
Ánh trăng không chói lọi như những đêm trang hè mà mà trăng đem qua mỏng manh, dịu
lặng như lòng mẹ nhớ mong con. Ông trăng tròn xoe cứ chạy theo mà nhòm vào mắt mẹ.
Nhìn trăng mẹ nhớ Ly xiết bao” [9; 19]. Nỗi nhớ đau đớn, quằn quại tới xé lòng ấy cứ đêm
về lại khiến chị day dứt.
116.

Bên cạnh thời gian gắn với tâm trạng là những day dứt nhớ thương của người

chiến sĩ, thời gian còn được nhìn trong chiều kích lịch sử gắn với cuộc đời mỗi con người,
gắn với những kỉ niệm trong quá khứ. Với Xuân Quý, chị luôn như đếm từng ngày xa con.
Dường như mỗi ngày khi tỉnh giấc chị lại đếm xem Ly hôm nay bao nhiêu ngày tuổi, mình
xa con đã bao lâu: “Bằng giờ này tuần trước mẹ đang tắm cho Ly đẩy Ly ơi”[9;19], “Một
tháng chẵn Ly của ta xa mẹ”[9;39], “Ly, con ta tròn 17 thảng”[9;41], “Hôm nay Ly vừa

tròn 21 tháng rồi đây con ơỉ”[9;121], “Còn mười hôm nữa là đến 9 tháng 10, ngày Ly 22
thảng”[9;128], “Bé ơi, Bé 23 tháng rồi đạy”[9;143]... Mỗi mốc thời gian kỉ niệm trong cuộc
đời chồng, chị đều nhớ rõ. “Một năm anh của ta gia nhập Đảng. (...) Anh yêu thương của
em. Hôm nay chắc anh nhớ và nghĩ về em và Ly nhiều ỉẳm. Từ một khu rừng Lào thuộc tỉnh
Khăm Muộn, em thân yêu chúc mừng anh một tuổi Đảng. Em ngồi một mình và cùng kỉ nệm
ngày ghi nhớ này với anh” [9;39-40]; “Hôm nay Anh vừa tròn 28 tuổi. Em sẽ chúc mừng
sinh nhật của Anh bằng một ngày làm việc thật chăm chỉ... Cả ngày sẽ là của anh, của anh,
anh nhé. Ngày này năm ngoái em đã mua hoa lay-ơn về cắm trong cái gác vẳng Anh và Ly.
Buổi tối em đã lặng lẽ mua cà phê, bánh về mời anh Dân, anh Thú và Chắt. Hôm nay, ở A9
em chả có gì. Nhưng lòng em, sự cố gắng làm việc của em sẽ là món quà đẹp nhất gửi tới
Anh” [9;129]

2
0


117.

Thời gian không chỉ miêu tả trong chiều kích quá khứ, hiện tại mà còn hướng

tới tương lai. Đó không chỉ là những từ chỉ thời gian ngắn như ngày mai, sáng mai, tối mai,
tuần sau... mà còn là những câu hỏi ngỏ cho một khoảng thời gian dài. “Mai là 19.12 rồi,
ngày toàn quốc kháng chiến. Năm ngoái, buổi chiều như thế này, mình đang trên gác 4 nghe
thầy giáo giảng. Năm nay, đang trên đồi và nghe cuộc đời mở mắt. Thật không thể nào định
liệu được ra sao nữa- 18.12.1971 thì thế...18.12.1972 sẽ ra sao? ”[17;54], “Ngày thành lập
quân độỉ(...) Quân đội mình 27 tuổi rồi. Vật thì 22-12-74 sẽ tròn 30 tuổi. Lức ẩy, mình sẽ ra
sao?” [17;54].
118.

Có thể thấy, thời gian phi tuyến tính chính là thời gian quá khứ và tương lai


đan xen với nhau. Nó được thể hiện thông qua tâm tưởng của người viết, qua nỗi nhớ, kỉ
niệm. Thời gian phi tuyến tính được kết hợp hài hòa với thời gian tuyến tính. Từ thời gian vật
lí thực tại, thông qua các sự kiện hay không gian hoặc chính bản thân thời gian tuyến tính gợi
kỉ niệm, người viết nhớ về quá khứ và có những trăn trở, suy nghĩ hướng tới tương lai.
Khoảng thời gian gợi nhiều tâm trạng nhất là chiều và đêm. Đây chính là thời gian tâm trạng,
chứa đựng tâm tư, tình cảm của người viết.
119.

Kết cấu thời gian tuyến tính và phi tuyến tính không phải chỉ có trong nhật ký

mà thường thể loại nào cũng có. Trong tự sự mà cụ thể là tiểu thuyết hay truyện ngắn, nó
được gọi là thời gian của chuyện (thời gian được trần thuật) và thời gian của truyện (thời
gian trần thuật). Có thể minh chứng bằng truyện “Chí Phèo”. Thời gian của chuyện là: Chí
Phèo ra đời, làm thuê cho nhà Bá Kiến, bị vào tù, ra tù, làm tay sai cho Bá Kiến và trở thành
con quỷ dữ của làng Vũ Đại, gặp Thị Nở, khao khát hạnh nhưng không được bèn vác dao tới
giết Bá Kiến và tự sát. Thời gian của truyện có sự đảo lộn. Tác phẩm mở đầu bằng tiếng chửi
của Chí Phèo khi hắn vừa ở tù ra, đang làm tay sai cho Bá Kiến, trở về quá khứ với sự kiện
hắn được sinh ra, đi làm cho nhà Bá Kiến, vào tù, ra tù, sau đó lại trở về hiện tại với sự kiện
hắn gặp Thị Nở, khao khát quyền làm người nhưng bị từ chối, giết Bá Kiến và tự tử. Có thể
thấy thời gian được trần thuật là cuộc đời Chí Phèo còn thời gian trần thuật trong tác phẩm
chỉ có sáu ngày, các tình tiết, sự kiện trong cốt truyện có sự đảo lộn. Việc đảo lộn trật tự sự
kiện, đưa hình tượng Chí Phèo ở đỉnh điểm của sự tha hóa lên đầu truyện đã tạo ra hiệu ứng
thẩm mỹ nhất định. Thứ nhất, nhà văn muốn thể hiện ý đồ nhấn mạnh, khắc sâu bi kịch đời

2
1


sống hiện tại của nhân vật Chí Phèo, hướng nhãn lực người đọc tập trung vào khám phá cuộc

đời chí Phèo - nơi quy tụ tư tưởng nghệ thuật của nhà văn trong truyện ngắn này. Thứ hai,
nhà văn đã ngầm ý đặt ra cho người đọc một câu hỏi cần được giải đáp: vì sao Chí Phèo lại
trở nên tha hóa như vậy? Thứ ba, hiện tại bi kịch của Chí Phèo được đặt trong quan hệ đối
trọng với quá khứ hiền lương của nhân vật này sẽ giúp tác giả lên án sự tàn nhẫn của chế độ
xã hội. Như vậy, thời gian của truyện đã có sự thay đổi sắp xếp nhằm mang dụng ý nghệ
thuật của nhà văn.
120.

Kết cấu thời gian trong nhật ký chiến tranh cũng được đan xen bởi hai kiểu

thời gian tuyến và phi tuyến tính như trong tự sự, trữ tình và một số thể loại khác. Nhưng kết
cấu thời gian trong nhật ký chiến tranh cũng có những điểm khác biệt. Thời gian phi tuyến
tính trong tự sự, trữ tình được xây dựng nhằm mang dụng ý nghệ thuật nhất định của tác giả
còn thời gian trong nhật ký chiến tranh không mang sự hư cấu, tưởng tượng hay mang dụng
ý nghệ thuật của tác giả mà nó chân thật như bản thân vốn có, được gợi lên thông qua thời
gian tuyến tính và các sự kiện. Đôi khi chính bản thân thời gian viết nhật ký cũng chứa đựng
trong nó tâm trạng của người viết. Ví như thời gian chiều muộn hay đêm khuya thường gợi
tâm sự cho những người xa nhà, xa người yêu, nhất là đang cô đơn giữa rừng và cái chết luôn
rình rập. Thời gian tuyến tính và phi tuyến tính trong nhật ký chiến tranh đan bện vào nhau
rất hài hòa, tự nhiên theo dòng cảm xúc, tâm trạng của tác giả mà không cần một sự sắp xếp
nào cả. Nó song hành, xuyên suốt từ đầu đến cuối nhật ký và đã tạo nên kết cấu thời gian
trong nhật ký chiến tranh những nét riêng biệt, đặc trưng.
2.2 Kết cấu không gian
2.2.1

Không gian thực
121.

Bên cạnh kết cấu thời gian nghệ thuật, kết cấu không gian cũng là đặc trưng


không thể thiếu trong tác phẩm văn học. Bất kì một nhân vật, hình tượng hay cảnh quan nào
đều được đặt trong một không gian nhất định. “Sự miêu tả, trần thuật trong nghệ thuật bao
giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn diễn ra trong trường nhất định” [4; 160].
122.

Không gian trong nhật ký chiến tranh có điểm khác biệt so với nhật ký thông

thường. Nó được miêu tả trong sự dịch chuyển theo mỗi bước hành quân của người viết.

2
2


Không gian không chỉ được mở rộng theo chiều kích của mảnh đất hình chữ s trải dài từ Bắc
vào Nam mà còn mở rộng biên giới sang các quốc gia khác. “Mãi mãi tuổi hai mươi” là
cuốn nhật ký của chàng lính binh nhì Hà thành khi từ lúc bắt đầu nhập ngũ, tham gia huấn
luyện nên không gian trải dài từ Hà Nội, ngược lên phía trên địa đầu của Tổ quốc như vùng
đất Hà Bắc, Bắc Giang, sang vùng Quảng Ninh, xuống Hải Dương và dịch dần vào mảnh đất
Nghệ An, kết thúc ở mảnh đất Quảng Trị. Nhật ký chiến trường của Xuân Quý cũng bắt đầu
với không gian Hà Nội, tại trường huấn luyện các bộ đi chiến trường Miền Nam, dịch chuyển
theo bước chân hành quân của chị tới vùng đất Thanh Hoá, Hà Tĩnh, qua đất bạn Lào và mãi
mãi dừng lại ở Duy Xuyên, Quảng Nam. Khác với hai cuốn nhật ký trên, nhật ký của Đặng
Thuỳ Trâm được giới thiệu tới bạn đọc là những trang viết khi chị đã ở trên mảnh đất Quảng
Ngãi và nó không có sự dịch chuyển nhiều. Không gian vật lí bao trùm trong nhật ký của chị
là không gian núi rừng, đồng bằng của tỉnh Quảng Ngãi.
123.

Như vậy, có thể thấy, không gian trong nhật ký chiến tranh gắn liền theo mỗi

bước hành quân của người chiến sĩ. Đó là không gian lớn bao trùm. Trong mỗi cuốn nhật ký

lại có không gian cụ thể riêng gắn với từng vùng đất. Nhà thơ Chế Lan Viên đã có câu thơ
khái quát mang tính triết lí khi nói về tình cảm của con người với mỗi vùng đất: “Khi ta ở
chỉ là nơi đất Ở/Khi ta đi đất bỗng hoá tâm hồn Thạc cũng nhận xét trong nhật ký của mình
rằng: “Nói chung, mỗi địa phương, mỗi thị trân nhỏ, một ngôi nhà khiêm tổn nép ở bên
đường đều nói với khách bộ hành một lời nào đó rất riêng và rất chung, khiển người ta
không sao quên được” [17;34]. Mỗi vùng đất dù sống lâu hay chỉ dừng chân ở tạm vài ngày
đều để lại ấn tượng mạnh mẽ cho người viết.
124.

Không gian thực trong nhật ký chiến tranh được hiện lên trong thế đối lập. Đó

là sự đối lập giữa không gian yên bình và không gian chiến trường chìm trong bom đạn.
125.

Dương

Thị Xuân Quý ngay khi vào chiến trường đã ghi vào nhật ký những trang viết ngập tiếng
bom. “Chiển trường đã đón mình với tất cả những gì ác liệt, những dữ dội, tóm lại là khuôn
mặt đầy khắc nghiệt của chiến trường đã hiện ra nguyên vẹn trước mặt mình rồi. (,..)Thông
bưng nồi chè lên, mình cầm chiếc thìa múc vào định nếm thì một loạt bom nổ ầm ầm. Vứt vội
cái thìa vào nồi chè, mình nằm rạp xuống bên cạnh Anh. B52 đấy. Mình tưởng như mưa bom

2
3


đang dội trên đầu. (...) Chủng nỏ đảnh xong đợt 1, mẩy anh em xúm vào ăn chè trong tiếng
pháo rung đất. Pháo mặt đất của địch rất dữ dội. Chứng nó giã liên tục, cứ nổ rùng một phát
lại nghe tiếng vít veo veo và một tiếng nổ vang trời kèm theo tiếng vang vào núi rầm rầm
như tiếng máy bay phản lực. (...) Mùi bom khét lẹt đến man rợ. Sau mỗi loạt nổ là cánh rừng

rào rào mảnh bom và đất đá rơi xuống như
126.

“Suốt

đêm bom và đại bác rung đất, B57, B52 dội xổi xả. sống giữa không khí mặt trận đầy

nguy hiểm ” [9; 151]... Chàng trai trẻ Nguyễn Văn Thạc cũng được chiến trường đón với
những ác liệt: “Lúc ăn cơm xong, thẩy ầm ầm trên đầu, mình chạy vội ra sân thì thấy 5 cặp
máy bay rẩt chậm từ phía Quảng Bình ra. (...) Cứ sau mỗi tiếng rú của mảy bay tăng tốc là
lại nghe rầm rầm tiếng bom. (...) Nó bay rất chậm, rất chậm, rồi nhào xuống cắt bom”
[17;94]. Cô gái nhỏ bé như Thuỳ Trâm cũng có những phút giây cận kề cái chết: “Một lần
nữa suýt chết. Mấy chiếc rọ và HU-1A quần bẳn oanh tạc suốt hơn một tiếng đồng hồ. Khu
vực oanh tạc của chúng chi cách bon mình mươi mét, đạn lửa tơi bời nổ chói tai” [20;223],
“Những chiếc HU- 1A và rọ quần sát trên ngọn cây phóng lựu đạn, hoả tiễn tầm ngắn và xổ
từng tràng đại liên nghe đến điếc tai. Pháo từ núi Chóp bẳn vào nổ sát bên hầm, một mảnh
pháo to chẻ nát một thân cây lát hầm ngay giữa nhà mổ” [20;235], “Nơi mình ở lại vừa qua
một trân bom- chiều hôm kia hai chiếc Moran hai thân quần mãi rồi phóng rocket xuống.
Nghe rocket nổ mọi người vội lật đật xuống hầm, nghe bom rít trên đầu mình tưởng chứng
thả ở đồi trước mặt, nhưng sau bổn loạt bom chủng đi mọi người mới hốt hoảng nhận ra
rằng bom nổ cách mình chỉ không đầy hai mươi mét. Cả một vùng cây trơ trọi, nỉlon che trên
nhà rát tan nát và bay tơi tả từng mảnh. Từng cây cột bị mảnh bom tiện xơ xác. Đất đả rơi
đầy hầm” [20;254]. sống, chiến đấu và viết, họ đã ghi vào nhật ký của mình những trang
viết sống động nhất. Đó chính là những thước phim tư liệu chân thực quý giá được viết bởi
người trong cuộc trực tiếp trải qua và cảm nhận. Thông qua những trang viết ấy, chúng ta
cũng thấy được tội ác của chiến tranh xâm lược và những hi sinh, mất mát, gian khổ mà
nhân dân ta phải chịu đựng.
127.

Hẹp hơn không gian chiến trường chính là không gian những căn hầm chật


chội, ẩm ướt, những công sự nóng nực mà ở đó họ ghi những trang nhật ký chân thực. “Ngồi
làm việc trong căn phòng nhỏ mình thấy khung cảnh quá thanh bình” [20; 111]; “Và căn

2
4


phòng mà Th đang ngồi để ghi lên những trang vở đời của mình thêm một trang mới chính là
chiếc hẩm, chật chội, ướt át này” [20; 193]; “Những ngày nằm dưới công sự... ” [20;62];
“Chiếc hầm cạnh chỗ bọn mình nắc tăng chỉ là một cái hầm ếch hẹp, nông choèn, cây lát
nắp đã mục” [20;78]... Không gian chật hẹp này đối lập với không gian của hang đá, của
rừng già cao rộng. Nó là nơi sinh hoạt, sinh sống thường ngày của chiến sĩ. Đôi khi nó còn là
những căn phòng của nhà dân- nơi họ dừng chân đi công tác, hành quân. Neu coi không gian
chiến trường là không gian quảng trường thì những căn phòng hẹp hay căn hầm chật chội
chính là không gian riêng, không gian cá nhân. Không gian chiến trường vì thế đã được bao
quát từ rộng đến hẹp, đầy đủ và chân thực.
128.

Giữa chiến trường mưa bom bão đạn ấy, con người vẫn có những phút giây

thư thả, đắm mình vào không gian yên ả hiếm hoi. Đó như là một khoảng lặng nghỉ ngơi,
tĩnh tâm trước khi bắt đầu bước vào một cuộc chiến mới. “Nắng đầu thu tươi vàng óng ả
tràn ngập cả khu rừng. Nắng đầu thu với những cơn gió se mói và se cả lòng người”
[20;77]; “Mình lẳng tai nghe chỉ thấy tiếng suối rì rào chảy” [20; 108]; “Một buổi chiều
chủ nhật nắng đẹp và gió lộng giữa khu rừng già. Đài phải thanh đang buổi âm nhạc quốc
tế. Ngồi làm việc trong căn phòng nhỏ mình thấy khung cảnh quá thanh bình. Bỗng nhiên
mình quên đi những đạn bom khói lửa, quên đi những đau thương tang tóc và chỉ còn lại
trong lòng niềm cảm hứng ba la với bản nhạc. (...) Chiều chủ nhật ta lại cùng nhau nghe âm
nhạc, đêm khuya về lại ghi lên trang nhật kí và cuộc sổng vẫn cứ mơ mộng dù đạn bom khói

lửa quanh mình” [20;111]. Những khoảng lặng ấy đối lập hoàn toàn với không khí bom đạn
ác liệt. Đây chính là không gian của cuộc sống riêng tư, con người hòa mình với thiên nhiên
cây cỏ, xua tan đi những mệt mỏi của công việc bề bộn.
129.

Khác với Thuỳ Trâm cuộc sống hằng ngày đối diện với cái chết, nhiều khi

khiến cảm xúc chai lì mà chính chị phải ngạc nhiên tự hỏi mình bắt đầu vô cảm từ bao giờ,
chàng trai giỏi văn Nguyễn Văn Thạc luôn thả hồn mình vào thiên nhiên, có những câu văn
cảm nhận tinh tế bằng trái tim người nghệ sĩ. Không khó để bắt gặp một cảnh thiên nhiên đẹp
trong nhật ký của anh. Ngay những trang đầu nhật ký anh đã ghi lại cảm xúc của mình trong
một đêm trăng thanh bình, yên ả. Khi đi rừng, anh cũng thả hồn mình vào không gian thơ
mộng: “Mình đi rừng hôm nay khá xa. Nhưng phần lớn là qua cảnh đồng và bãi cây thấp,

2
5


×