Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Thiên nhiên trong truyện ngắn jack london

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (742.07 KB, 56 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
--------***--------

PHAN THỊ THANH

THIÊN NHIÊN TRONG
TRUYỆN NGẮN JACK LONDON
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học nƣớc ngoài

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
Đỗ Thị Thạch

HÀ NỘI - 2015


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
--------***--------

PHAN THỊ THANH

THIÊN NHIÊN TRONG
TRUYỆN NGẮN JACK LONDON
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học nƣớc ngoài

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
ThS. ĐỖ THỊ THẠCH


HÀ NỘI - 2015


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp của mình, tôi đã nhận
được sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của của các thầy giáo, cô giáo trong khoa
Ngữ Văn - Trường ĐHSP Hà Nội 2, trong tổ bộ môn Văn học nước ngoài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới các thầy, cô giáo trong
khoa, tổ, đặc biệt là ThS. Đỗ Thị Thạch - Người đã trực tiếp hướng dẫn tôi
hoàn thành đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 21 tháng 4 năm 2015
Sinh viên

Phan Thị Thanh


LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của ThS.
Đỗ Thị Thạch. Tôi xin cam đoan rằng:
- Đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi.
- Kết quả này không trùng với kết quả của bất kì tác giả nào đã được
công bố. Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Sinh viên

Phan Thị Thanh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

1. Lí do chọn đề tài.......................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................. 2
3. Mục đích nghiên cứu................................................................................... 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 4
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 5
6. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 5
7. Bố cục khóa luận ......................................................................................... 5
NỘI DUNG....................................................................................................... 6
Chƣơng 1. Bức tranh thiên nhiên trong truyện ngắn Jack London .......... 6
1.1. Thiên nhiên, thiên nhiên trong văn học .................................................... 6
1.1.1. Thiên nhiên .................................................................................................................... 6
1.1.2. Thiên nhiên trong văn học....................................................................................... 6
1.2. Một số biểu hiện của bức tranh thiên nhiên trong truyện ngắn
Jack London .............................................................................................. 8
1.2.1. Bảng khảo sát: Thiên nhiên trong truyện ngắn Jack London ................... 8
1.2.2. Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, yên ả .............................................................. 12
1.2.3. Bức tranh thiên nhiên nghiệt ngã ....................................................................... 17
Chƣơng 2.Mối quan hệ giữa thiên nhiên và con ngƣời trong truyện
ngắn Jack London ................................................................................... 24
2.1. Thiên nhiên là môi trường thử thách con người ...................................... 24
2.1.1. Thiên nhiên thử thách bản lĩnh con người .......................................... 24
2.1.2. Thiên nhiên thử thách tình cảm con người ......................................... 29
2.2. Thiên nhiên là bạn đồng hành, hỗ trợ con người ..................................... 32
2.3. Thiên nhiên ẩn dụ cho cuộc sống, bản chất của con người ..................... 39
2.3.1. Con người lạnh lùng, vô cảm như tuyết trắng .................................... 39


2.3.2. Con người mang tên “sói”.................................................................. 40
2.3.3. Con người hoang dã ........................................................................... 46
KẾT LUẬN .................................................................................................... 48

TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Jack London là một trong những nhà văn Mĩ tiêu biểu nhất giai đoạn
cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. Trang văn của ông thể hiện sâu sắc và tuyệt
vời những gì con người nghĩ đến và cảm thấy, tạo nguồn cảm hứng say mê
cho bao thế hệ độc giả. Những trải nghiệm từ cuộc sống thực tế đã được ông
đưa vào văn chương một cách tự nhiên, chân thật. Vì vậy có thể thấy giữa
thung lũng mênh mông của nền văn học hiện thực Mĩ, chủ nghĩa hiện thực
cảm xúc của ông vẫn có sức hút kì lạ và đôi lúc ông đã nắm giữ được vấn đề
tự nhiên một cách sâu sắc.
Trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của mình, Jack London đã sáng tạo
nên những tiểu thuyết tuyệt vời như Tiếng gọi nơi hoang dã, Nanh trắng, Gót
sắt,Mactin Iđơn; bên cạnh đó, ông còn để lại một loạt truyện ngắn có giá trị
như Nhóm lửa, Tình yêu cuộc sống, Ngôi nhà của Mapuhi, Sóng lớn
Canaca… Các truyện ngắn xuất sắc này của Jack London có thiên nhiên trải
rộng từ vùng băng giá gần Bắc cực đến những bờ biển Thái Bình dương ấm
áp. Thiên nhiên ấy hiện lên vừa đẹp đẽ, thơ mộng, lại vừa khắc nghiệt, dữ
dằn; được đặt trong mối quan hệ với con người. Nó chứa đựng những vấn đề
của thời đại, phản ánh bối cảnh nước Mĩ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
Như vậy, có thể thấy, truyện ngắn Jack London không chỉ mang ý nghĩa thẩm
mĩ mà còn chứa đựng những vấn đề xã hội và triết học sâu sắc. Đây là hướng
và đồng thời là lí do khiến chúng tôi đi tìm hiểu thiên nhiên trong truyện ngắn
Jack London.
Hơn nữa ở Việt Nam, Jack London là một trong số ít tác giả văn học
Mĩ được lựa chọn và giảng dạy trong chương trình phổ thông trung học. Các
nhà nghiên cứu Việt Nam đã quan tâm đến nhiều vấn đề, nhiều phương diện


1


trong truyện ngắn của ông nhưng chưa thực sự tập trung nghiên cứu vấn đề
thiên nhiên như một biểu tượng thẩm mĩ và một khía cạnh phản ánh nội dung
tư tưởng. Chính vì thế, việc nghiên cứu vấn đề thiên nhiên trong truyện ngắn
của Jack London mang mộtý nghĩa thiết thực - giúp người giáo viên tương lai
hiểu hơn về tác giả, có cái nhìn sâu sắc, toàn diện hơn về những gì nhà văn
phản ánh trong tác phẩm. Đây là điều cần thiết trong việc dạy và học ở nhà
trường phổ thông, cung cấp cho học sinh những kiến thức về văn học, văn
hóa, xã hội Mĩ.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi đi vào nghiên cứu vấn đề Thiên
nhiên trong truyện ngắn Jack London với hi vọng khám phá được một mảng
nội dung vô cùng đặc sắc trong truyện ngắn của nhà văn Mĩ tài hoa.
2. Lịch sử vấn đề
Jack London là một trong những nhà văn xuất sắc của nền văn học hiện
đại Mĩ. Ở nước ta, Jack London không phải một cái tên xa lạ. Nghiên cứu về
văn chương của ông có một số công trình nghiên cứu:
Bài tổng thuật Tình hình giới thiệu và nghiên cứu văn học Mĩ ở Việt
Nam trong cuốn Văn học Mĩ quá khứ và hiện tại (Nguyễn Thị Khánh chủ
biên, 1997) đã giới thiệu Jack London là một trong số những nhà văn Mĩ
chiếm được tình cảm của đông đảo quần chúng và có số lượng tác phẩm
được dịch nhiều. Trong các tác phẩm của ông, nhân vật mà nhà văn miêu tả
là những con người luôn phải đối mặt với thiên nhiên hoặc với cái xấu, cái
ác tồn tại trong xã hội loài người. Ông lên tiếng bênh vực những người
nghèo khổ bị áp bức, bóc lột và chống lại bọn tư bản. Ngoài ra bài viết còn
khẳng định việc giới thiệu khá kĩ lưỡng về Jack London là hoàn toàn hợp lí
và thỏa đáng bởi vì Jack London thuộc lớp tác giả đầu tiên của văn học xã
hội chủ nghĩa.


2


Lê Huy Bắc trong chuyên luận Văn học Mĩ (2002) đã nhận thấy khi viết
về môi trường tự nhiên, Jack London có những truyện về Bắc cực giá rét và
những truyện về miền Nam ấm áp. Theo tác giả, trong mối quan hệ giữa thiên
nhiên với con người, Jack London tuy rất đề cao con người nhưng ông không
xem thường sức mạnh mù quáng, vô biên của tạo hóa. Qua đó, nhà văn muốn
khẳng định một triết lí: thiên nhiên càng vô cảm thì con người cần phải hữu
cảm nhiều hơn.
Công trình Nghệ thuật truyện ngắn Jack London; Nghệ thuật xây
dựng tình huống truyện trong truyện ngắn của Jack London và Đặc sắc
nghệ thuật trong truyện ngắn Nhóm lửa của Jack London của Nguyễn
Trọng Đức đã tập trung nghiên cứu truyện ngắn Jack London ở phương
diện nghệ thuật. Tác giả đã chỉ ra dấu ấn ngụ ngôn trong tác phẩm của Jack
London thể hiện qua hình tượng những con sói. Nhà văn đã nhấn mạnh tính
chất tự nhiên hoang dã của loài sinh vật này; đồng thời thông qua nó để nói
đến cái hung dữ, tàn bạo của một bộ phận người trong xã hội tư bản. Tác
giả đi vào khái quát không gian nghệ thuật trong tác phẩm Jack London.
Không gian miền Bắc hoang dã chính là hiện thực xã hội ẩn chứa nhiều
mối hiểm họa; không gian miền Nam dữ dội đầy mầm mống của sự chết
chóc lại biểu trưng choxã hội nước Mĩ đầy chết chóc, khổ đau. Đồng thời,
Nguyễn Trọng Đức cũng nêu nên mối xung đột giữa con người và thiên
nhiên được thể hiện qua một số truyện ngắn của Jack London như Sự im
lặng màu trắng, Nhóm Lửa,…
Luận án tiến sĩ của Nguyễn Kim Anh Thiên nhiên đặc trưng trong thi
pháp tiểu thuyết của Jack London tập trung nghiên cứu hình ảnh những con
sói ở hai thái cực đối lập: từ xiềng xích trở về với tự do và từ tự do quy phục
con người. Theo tác giả, Jack London qua hình ảnh những con sói đã nói lên
một thực tế là nền văn minh đang hủy diệt cuộc sống hoang dã, và chính nền


3


văn minh đã sản sinh ra một sự hoang dã nguy hiểm hơn. Nguyễn Kim Anh
còn rất chú ý đến những con người hoang dã và không gian hoang sơ trong
tác phẩm của Jack London. Nhà văn như muốn đề cao cuộc sống và những
con người hoang sơ, chưa bị vật chất chi phối. Tuy nhiên, công trình này mới
chỉ dừng lại ở góc độ thi pháp chung và nghiêng nhiều về mảng tiểu thuyết.
Có thể nói, trong số tài liệu chúng tôi bao quát được chưa có công trình
nào thực sự đi sâu vào khảo sát, lí giải vấn đề thiên nhiên trong truyện ngắn
Jack London. Trong khóa luận của mình, chúng tôi sẽ cố gắng đi vào tìm hiểu
thiên nhiên ở mảng truyện ngắn Jack London một cách thấu đáo, góp phần
tiếp cận tác phẩm của ông toàn diện hơn.
3. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát vấn đề thiên nhiên trong truyện ngắn Jack London, chúng tôi
hướng tới tìm hiểu một khía cạnh đặc sắc trong hàng loạt truyện ngắn của một
nhà văn Mĩ tài hoa. Qua đó, chúng tôi muốn khẳng định những đóng góp lớn
lao của Jack London trong nền văn xuôi hiện thực Mĩ; cũng như bổ sung thêm
kiến thức cho việc giảng dạy các sáng tác của Jack London trong nhà trường
phổ thông sau này. Đây cũng chính là cơ hội để chúng tôi có thể tập dượt
nghiên cứu khoa học, nâng cao hiểu biết và trình độ cho bản thân.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đi vào khảo sát, lí giải vấn đề thiên
nhiên trong truyện ngắn Jack London.
Do hạn chế về trình độ ngoại ngữ, chúng tôi giới hạn nghiên cứu vấn đề
thiên nhiên trong hai tập truyện ngắn nổi tiếng của Jack London đã được dịch
sang tiếng Việt, đó là Sóng lớn Canaca và Sự im lặng màu trắng. Cũng bởi
trong hai tập truyện này, thiên nhiên được nhà văn thể hiện rất hoàn chỉnh với
đầy đủ những đặc sắc riêng.


4


5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng và kết hợp cùng lúc nhiều
phương pháp nghiên cứu. Trong đó có các phương pháp chủ yếu sau:
- Phương pháp khảo sát thống kê.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
- Phương pháp phân tích – tổng hợp.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với đề tài này, người nghiên cứu sẽ đi khảo sát để chỉ ra các biểu hiện
đa dạng của bức tranh thiên nhiên trong truyện ngắn Jack London; cũng như
chỉ ra mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên trong truyện ngắn của ông.
7. Bố cục khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của khóa luận gồm có hai
chương:
Chương 1: Bức tranh thiên nhiên trong truyện ngắn Jack London.
Chương 2: Mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người trong truyện
ngắnJack London.

5


NỘI DUNG
Chƣơng 1. BỨC TRANH THIÊN NHIÊN TRONG TRUYỆN NGẮN
JACK LONDON
1.1. Thiên nhiên, thiên nhiên trong văn học
1.1.1. Thiên nhiên
Khái niệm thiên nhiên vốn chứa nhiều nội dung phong phú. Theo Từ

điển tiếng Việt [10] do Văn Tân chủ biên, “thiên nhiên là toàn bộ những vật
tồn tại ở xung quanh con người và không phải do sức người tạo nên”. Ngoài
ra, ở những từ điển khác, chúng tôi cũng bắt gặp những cách định nghĩa về
thiên nhiên như sau: thiên nhiên là tất cả những gì trên thế giới không do con
người tạo ra như đất đai, biển cả, cây cỏ, các loài vật; thiên nhiên là mối quan
hệ giữa những vật thể sống và môi trường tự nhiên bao quanh như sinh thái,
cuộc sống hoang dã; thiên nhiên là tình trạng nguyên sơ của con người trước
khi có nền văn minh; thiên nhiên là cả vũ trụ và những gì không do con người
làm ra, là cuộc sống hồn nhiên thiếu vắng văn minh, khai hóa…
Xuất phát từ nhiều cách định nghĩa trên, chúng tôi dùng từ thiên nhiên
theo nghĩa: thiên nhiên là tất cả những gì không phải do con người tạo ra như
các loài vật, thời tiết, cỏ cây…
1.1.2. Thiên nhiên trong văn học
Trong văn học, khi bước vào tác phẩm, thiên nhiên trở thành một thành
tố đặc biệt hàm chứa những ý nghĩa sâu sắc thường góp phần tạo hiện tượng
đa nghĩa. Nói cách khác, trong tác phẩm văn chương, thiên nhiên một mặt đã
được nâng lên thành hình tượng không gian – thứ không gian mang nghĩa
không gian tâm trạng… Mặt khác trở thành nhữngbiểu hiện cho bản chất
của con người.

6


Trong tác phẩm văn chương, thiên nhiên luôn tồn tại như những không
gian thực mà ta có thể bắt gặp ở nơi nào đó trong vũ trụ; đồng thời nhiều lúc
nó đạt đến mức biểu tượng, chứa đựng những ý nghĩa sâu xa, khái quát.
Trong văn chương thế giới từ cổ đại cho đến đương đại, từ phương Đông sang
phương Tây, thiên nhiên luôn tồn tại song hành cùng các nhân vật. Những
hình ảnh thiên nhiên cụ thể xuất hiện trong các tác phẩm văn chương có vai
trò quan trọng trong việc thể hiện hành động, tư tưởng, tình cảm của nhân

vật.Việc miêu tả thiên nhiên trong những trường hợp này chính là tạo ra bối
cảnh cho câu chuyện diễn tiến. Có thể nói yếu tố thiên nhiên là “vật liệu”
không thể thiếu trong quá trình sáng tác văn chương của các tác giả. Tuy
nhiên, có thể biến thiên nhiên thành những hình tượng đa chiều, giàu sức biểu
hiện hay không thì còn tùy thuộc vào điểm nhìn, cảm quan, năng lực…của
từng tác giả, vào cấu trúc văn bản, vào đặc điểm của từng thể loại văn học…
Bên cạnh đó, sự song hành của yếu tố thiên nhiên với các nhân vật
trong phẩm văn chương còn chứa đựng một nội hàm nữa. Đó chính là sự thể
hiện bản chất tự nhiên của con người. Quan điểm duy lí, những tiến bộ của
khoa học, sự văn minh của xã hội ngày càng làm cho con người trở nên khô
cứng, xa rời bản chất tự nhiên của mình. Khi để nhân vật gần gũi với nhiên
nhiên, suy nghĩ và hành động theo trực giác là các tác giả muốn khắc họa bản
chất thuần phác của nhân vật. Vì vậy, để các nhân vật quay về với thiên nhiên
cũng là một cách mà các nhà văn bày tỏ sự phản đối xã hội. Có thể thấy ý
nghĩa này của thiên nhiên trong các tác phẩm văn chương có nguồn gốc từ
những đặc điểm lịch sử - xã hội – văn hóa cụ thể.

7


1.2. Một số biểu hiện của bức tranh thiên nhiên trong truyện ngắn
Jack London
1.2.1. Bảng khảo sát: Thiên nhiên trong truyện ngắn Jack London
STT

Tên truyện

Màu sắc

Xôlômông

1

hiểm

Không Hình ảnh thiên Không
gian

nhiên

Đảo

khí

Độc

Gió, mặt biển,

Những người
thích đùa ở

chất
Nguy

quần đảo
khủng khiếp

2

Tính


Xám

Niu - hibbon

Hoang
dại

Đảo

con sông, bầu

Ẩm

trời, đỉnh núi,

ướt

tia nắng
Bầu trời, sóng

3

Ngôi nhà của
Mapuhi

Trắng,

Hung

chì, đen


dữ

Đảo

biển, bờ cát,

Dính

gió, sấm chớp,

nháp,

mưa, trăng, mặt

oi ngột

trời, cá mập

4

Alôha Ôe!

Rực rỡ

Tươi

Mặt trời, núi

đẹp,


lửa, con sóng,

yên ả

Đảo

cây dương xỉ

Nóng
nực

Cây cọ, sóng
5

A! A! A!

Yên ả

Đảo

cồn, đá ngầm,

Nóng

mặt trời, cành

nực

san hô, cá thu

6

Đêm trên đảo

Đảo

Gôbôtô

8


Xanh
biếc, xanh
lục, xanh
7

Sóng lớn

lam,

Canaca

hồng, kim
tuyến,

Đẹp
đẽ,

Sóng, gió, bọt
Đảo


yên ả

biển, bầu trời,
sao,

Tươi
mát

trắng đục,
vàng
8

Một người
Mêhicô

Như chàng
Agớt của thời
9

10

đại xa xưa

Sự im lặng
màu trắng

vàng vàng

Khắc


xin xỉn, lờ

nghiệt

Sông, thác
ghềnh, hồ nước,
núi đá, mặt trời,
nắng, băng
Bình
tuyết, mưa, gió,
nguyên
mưa tuyết, vân
sam, cây cỏ,
rêu, nai sừng
tấm…
Băng tuyết, bầu

Khắc

Sa mạc

nghiệt

tuyết

Trắng,

nhờ


Trắng, chì
xám, đỏ
nhờ

trời, bụi cây,
cây thông già,
ngọn thông

Lạnh
lẽo

Lạnh
lẽo

non…

11

12

Một trạm
nghỉ

Trắng toát

Khắc
nghiệt

Dòng sông
băng, ngọn núi

phủ tuyết

lạnh
lẽo

Tình yêu

Trắng

Khắc

Dòng suối, mô

Lạnh

cuộc sống

sữa, trắng

nghiệt

đá, chân trời,

lẽo

xóa, đen

sương mù,

9



băng, vũng

xám
Bãi

nước, gió, đồi,

đầm lầy tuyết, mưa, mặt
thung

trời, rêu, cây,

lũng

cỏ bấc, gà gô,
cáo, cá tuê, tuần
lộc caribu, gấu,
sói.
Dãy núi, dòng

13

Một điều khó Đen tối, u
hiểu

sông, bầu trời,
hòn đảo, vân


ám

sam, nai
14

15

Con trai của
sói
Hội những
người già
Đồi núi, dòng
suối, hồ nước,
Xanh, da

bãi cỏ, vách đá,

cam, đỏ

ánh nắng, bầu

tía, vàng,
16

Khe núi toàn

màu kem,

vàng


màu đỏ
thiên

Yên ả,
thanh
bình

Đồi núi

trời, hươu,

Tươi

những chú

mát,

bướm, dây leo,

trong

nho dại, bụi rậm,

lành

thảo, màu

hồ công anh,

ngọc bích.


thục quỳ, thông,
cây dương,
rêu…

10


Rừng thông,

17

Nhóm lửa

Trắng

Khắc

Khu

nghiệt

rừng

băng tuyết, bụi

Âm u,

cây, dòng sông,


giá

suối, bầu trời,

buốt

sườn đồi…
Hướng theo
18

những mặt

Trắng

Dữ dội

trời giả tạo
Sự khôn
19

ngoan của
con đường

20

Tuyết
trắng

Nước sông, băng
tuyết, hồ, gió, bão

tuyết, gà gô

Lạnh
lẽo

Khắc

Gió, tuyết, băng,

Lạnh

nghiệt

vân sam

lẽo

Sự ranh ma của
lão Pơpotắc
Núi, váchđá,

21

Kulau hủi

biển, thác, sông,

Xanh,

ánh trăng, mặt


vàng

trời, thảm cỏ, hoa
rừng, dương xỉ
Đẹp

22

Người đàn bà

đẽ,

sinh ban đêm

hoang


11

Bãi cỏ, cánh đồng
Thung

hoa, những

lũng

câythông

Trong

lành


Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy có một số điểm đáng lưu ý sau:
Ở mảng truyện ngắn, Jack London viết khá nhiều về thiên nhiên. Theo
khảo sát của chúng tôi trên 22 truyện ngắn, nhà văn có miêu tả thiên nhiên
ở18 truyện chiếm tỉ lệ 81,8%; số truyện không miêu tả thiên nhiên chiếm tỉ lệ
rất ít chỉ 18,2%.
Thiên nhiên trong truyện ngắn Jack London được chia thành 2 loại tính
chất đối lập: tươi đẹp, yên ả và khắc nghiệt, dữ dội. Ở mỗi loại tính chất, nhà
văn lại có cách lựa chọn và thể hiện thông qua những gam màu, không khí
khác nhau làm nổi bật nên những bức tranh phong cảnh đặc trưng.
Không gian nhà văn hướng đến chủ yếu thuộc 2 vùng miền: vùng biển
đảo phương Nam và vùng đất hoang sơ, lạnh lẽo phương Bắc với những bình
nguyên, sa mạc, đầm lầy, thung lũng, khu rừng…
Jack London khi khắc họa bức tranh thiên nhiên thường đi vào miêu tả
những hình ảnh như: dòng suối, núi rừng, cỏ cây, ánh nắng, bầu trời, ngọn
gió…Ngoài ra, gắn với mỗi vùng miền khác nhau, ông lại có cách lựa chọn
những hình ảnh thiên nhiên đặc trưng riêng một cách độc đáo.
1.2.2. Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, yên ả
Theo khảo sát, chúng tôi nhận thấy Jack London có những trang viết
đẹp lung linh về thiên nhiên thơ mộng của vùng đất phương Bắc như: Khe núi
toàn vàng; Người đàn bà sinh ban đêm…, cũng có những trang viết về thiên
nhiên đẹp đẽ, thanh bình của vùng đất phương Nam như: Alôha Ôe!, A! A! A!,
Sóng lớn Canaca…Tuy viết về hai vùng đất khác nhau nhưng khi đi miêu tả
vẻ đẹp thiên nhiên, Jack London chủ yếu khai thác tính chất yên bình, tươi
đẹp của nó với những phương thức miêu tả không có sự khác biệt. Chính vì
thế ở khóa luận này, chúng tôi xin trình bày tổng thể về bức tranh đẹp đẽ, yên
bình trong truyện ngắn Jack London chứ không tách biệt hai vùng đất miền
Bắc và miền Nam.


12


Đọc truyện ngắn Jack London, độc giả đặc biệt thích thú khi khám phá
những không gian vừa nên thơ, vừa hùng vĩ của một nước Mĩ huyền thoại.
Trong sáng tác của ông, bức tranh thiên nhiên tươi đẹp chủ yếu hiện lên chỉ
bằng vài nét chấm phá: “Hai bên bờ là những thung lũng tuyệt đẹp, lúc thì mở
ra bát ngát, lúc thì bị khép lại bởi các vách đá rất cao - Có những bãi cỏ mọc
cao ngút đầu người, với những cánh đồng hoa dại sặc sỡ đủ màu. Đây đó
sừng sững những cây thông già cao vút, tán lá xum xuê rất đẹp” [7, tr.133];
“Nhưng ở phía cuối sống núi đó là một thiên đàng nơi hạ giới. Một biển màu
xanh tràn ngập thung lũng, những con sóng xanh dập dờn từ bên này đến bên
kia vách đá, những thác miên liễu mềm mại chảy dọc từ các chỗ nhô ra trên
hai bức tường đá xuống và bắn tung ra trong các khe, vũng vô số bọt sóng
xanh dương xỉ và những loài rễ trên không”[8, tr.101]; “Ngọn sóng đã nâng
họ lên trên cao, và phía trên nữa, đỉnh sóng mầu trắng đục như sữa bật lên
những đám bọt lấp lánh như vàng ngọc. Ngọn gió mát mẻ trong bờ thổi ra,
hứng lấy những đám bọt trắng ấy, đưa chúng lên cao rồi tạt chúng về phía
sau”[8, tr.172]; “Bốn xung quanh, nơi tầm nhìn của anh với tới, dãy núi này
tiếp dãy núi kia vươn cao lên mãi. Về phía đông, cái nhìn của anh chuyển từ
dãy núi này qua dãy núi nọ, qua nhiều dãy núi để rồi bắt gặp đỉnh Siêra trắng
như tuyết – dãy núi chính tựa lưng vào bầu trời.Ở phía bắc và phía nam, anh
còn nhìn rõ hơn một hệ thống núi non đan chéo vào nhau và cùng đổ vào cái
đại dương núi bao la này. Về phía tây, những làn sóng núi rơi thấp xuống, làn
này tiếp làn kia nhập vào với những dãy đồi tròn trịa. Những dãy đồi đó tựa
hồ tan ra, tạo thành một thung lũng lớn bằng phẳng khuất sau tầm mắt”[7,
tr.172] …Nhưng cũng có khi tác giả thật đầu tư thời gian và tâm huyết để
khắc họa nên bức tranh thiên nhiên làm mê mẩn lòng người. Trong Khe núi
toàn vàng, ngay từ đầu tác phẩm nhà văn đã đi vào miêu tả thiên nhiên và ông

dường như càng làm cho người đọc mơ màng hơn khi dành đến vài trang viết

13


chỉ đi khắc họa vẻ đẹp của nó: “Đó là đáy xanh của khe núi, nơi những vách
đá đẩy lùi cái nền cứng và làm giảm sự khắc nghiệt của các đường nét của
mình bằng cách tạo nên một góc kín đáo tròn trịa và mềm mại, đầy ắp hương
vị ngọt ngào. Ở đây mọi vật đều yên tĩnh. Ngay cả dòng suối hẹp cũng chảy
chậm lại, và tràn ra thành một hồ nước yên lặng. Chú hươu đỏ đứng dưới
suối, nước ngập đến đầu gối, cúi cái đầu nhiều nhánh gạc xuống, mắt nửa
nhắm nửa mở, như đang ngủ gật[…]Nhưng kìa, đôi tai chú hươu đã dựng
đứng lên, căng ra, chăm chú lắng nghe tiếng động. Chú quay đầu nhìn vào
chiều sâu khe núi. Hai lỗ mũi nhạy cảm của chú rung rung và khịt khịt hít
không khí. Chú không nhìn xuyên qua được bức màn xanh um tùm mà dòng
suối chảy khuất phía sau đó, nhưng đôi tai chúđã nghe thấy giọng nói của
một người đàn ông - một giọng nói như hát, đều đều, đơn điệu. Sau đó, chú
nghe tiếng va chạm rất mạnh của kim loại đập vào đá. Chú khịt khịt mũi và
lao vút về phía trước, thoắt một cái đã nhảy ra khỏi suối và đứng ở bãi cỏ bốn chân ngập trong lớp nhung mềm mại của cỏ non. Chú lại căng tai ra lắng
nghe và khịt mũi hít không khí. Rồi chú rón rén cất bướcđi qua bãi cỏ, thỉnh
thoảng dừng lại, chúý lắng nghe; sau đó chú biến mất vào chiều sâu khe núi
như một bóng ma, nhẹ nhàng, không tiếng động”[7, tr.154-tr.157].
Jack London đã dùng ngòi bút của mình khắc họa nên những bức tranh
thiên nhiên tươi đẹp. Những bức tranh tươi đẹp ấy hiện hữu nhiều nơi trên đất
nước Mĩ, ở những không gian khác nhau. Đó có thể là không gian đảo: đảo
Haoai gắn với bầu mặt trời nhiệt đới, những cây dương xỉ cao tốt, những con
sóng và đỉnh núi lửa cao ngất; đảo San Hô Ulong với mặt nước lấp lánh như
châu ngọc, những cành san hô, “có lưa thưa mấy cây cọ, sóng cồn vỗ ầm ầm
vào đá ngầm”… Đó có thể là không gian của rừng núi rậm rạp, bao lavới
hương vị ngọt ngào, dòng suối trông như một hồ nước yên lặng, những bãi cỏ

xanh tươi êm mịn như nhung đầy những hươu, những bướm… Đó có thể là

14


không gian thung lũng với nào là cây thông, những cánh đồng hoa dại…Như
vậy một khu rừng, một dòng sông, một thung lũng…đều là những không gian
làm cơ sở để tác giả nảy sinh nhận thức. Những trải nghiệm phong phú của
cuộc đời đã giúp ích Jack London khi ông viết về nhiều khoảng không gian
đẹp đẽ khác nhau trên đất nước Mĩ. Nhà văn đã đưa bước chân người đọc đi
thăm thú nhiều vùng đất thơ mộng mà mỗi vùng lại đặc trưng bởi những hình
ảnh thiên nhiên khác nhau khiến họ cảm tưởng mình đang được khám phá
những không gian đẹp không hề lặp lại.
Bức tranh thiên nhiên thanh bình, yên ả trong truyện ngắn Jack London
hiện lên đầy hương sắc. Màu sắc nhà văn lựa chọn để tô điểm nên những bức
tranh tươi đẹp này thật riêng. Toàn là màu sắc tươi sáng, rực rỡ: màu xanh
biếc, xanh lam, màu kem, da cam, đỏ tía, màu vàng, màu đỏ thiên thảo, màu
ngọc bích,…Tác giả miêu tả màu sắc thiên nhiên đặc biệt, đầy ấn tượng: “Bức
tường bằng nước dâng cao dần, và ở tít phía trên đỉnh, chỗ nước mỏng hơn,
ánh hoàng hôn xuyên qua lớp nước xanh biếc. Mầu xanh lục sáng dần rồi trở
thành màu xanh lam. Và màu xanh lam này lóe lên dưới ánh mặt trời, thành
muôn vàn tia lấp lánh mầu hồng và mầu kim tuyến. Cả một đám mầu sắc
dâng lên cao, cao nữa, đến tận đỉnh bạc đầu, lan tỏa ra mãi cho đến khi toàn
thể ngọn sóng biến thành một khối loang loáng những ánh cầu vồng đủ mọi
mầu sắc”[8, tr.171]; “Ở một phía hồ, bãi cỏ nhỏ chạy đến tận mép nước, một
màu xanh tươi mát kéo dài đến tận chân những ngọn núi cau có. Bờ bên kia
là sườn dốc thoai thoải chạy ngược lên, dựa vào bức tường đá. Cỏ tươi mịn
phủ kín sườn dốc và trang điểm cho nó những dải hoa sặc sỡ màu da cam, đỏ
tía và màu vàng…”[7, tr.154]; “Đây đó những cây aclơkin vẫn chưa kịp
chuyển màu xanh mờ nhạt của mình sang màu đỏ thiên thảo, đang nhả hương

thơm từ các cụm hoa chuông như sáp của mình vào không khí - những cụm
hoa chuông màu kem giống như hoa huệ ở thung lũng này”[7, tr.155].... Màu

15


sắc rất phong phú, đa dạng. Màu sắc đẹp và không hề đơn điệu vì có sự pha
trộn, phối hợp của nhiều gam màu, hoặc biến hóa từ gam màu này sang gam
màu khác làm bừng sáng cả bức tranh thiên nhiên. Màu sắc đã cho thấy con
mắt tinh tế, khả năng tưởng tượng của một ngòi bút xuất sắc. Màu sắc đẹp,
hương thơm cũng thật quyến rũ. Thiên nhiên nên thơ, đẹpđẽ, tràn đầy hương
hoa làm dịu lòng người. Nhà văn khiến người đọc cảm tưởng mình đang chìm
đắm trong thế giới thần tiên tràn đầy hương thơm và vị ngọt: những bụi cây
mancanita tỏa ra hương vị mùa xuân, những cây aclơkin nhả ra mùi vị ngọt
ngào như chính bản thân mùa xuân, sườn đồi mịn như nhung “được trang
điểm bằng muôn ngàn bông hoa tỏa hương thơm ngát”, không khí thì“thấm
đượm hơi thở ngọt ngào của ngàn hoa”… Dưới ngòi bút miêu tả của nhà văn,
thiên nhiên hiện ra cụ thể, chân thực nhưng cũng rất lung linh, huyền ảo và
sâu lắng. Hương đã kết hợp với sắc góp phần tạo nên một nét đẹp rất riêng
trong bức tranh thiên nhiên thanh bình, yên ả mà Jack London khắc họa.
Âm thanh những nơi này không hề ồn ào, xô bồ, hỗn tạp mà nó vô cùng
yên tĩnh. Có chăng đó chỉ là tiếng sóng nhẹ nhàng vỗ bờ, tiếng róc rách của
dòng suối“giống như tiếng thì thầm mơ màng”, “tiếng vo ve trầm và ngái
ngủ” của những chú ong rừng hay tiếng khẽ động của chú hươu đỏ để nước
ngập đến đầu gối và đứng ngủ gật dưới suối… Yên tĩnh nhưng không phải
câm lặng và chết chóc mà trong sự yên tĩnh kia, ngày ngày sự sống vẫn đều
đều vận động “sự sống mơ màng trong cái dịu dàng và bằng lòng với sự thịnh
vượng” [7, tr.156].
Từ không gian rộng mở, hình ảnh tươi đẹp, âm thanh nhẹ nhàng, màu
sắc tươi sáng… người đọc cảm nhận được một không khí trong lành, tươi

mát. Nó gợi cho ta thấy sự thoáng đãng, hiền hòa của tự nhiên mà ở đó sự
sống ngày ngày sinh sôi nảy nở, ở đó không hề có người chinh phục và kẻ bị
chinh phục mà chỉ có con người và thiên nhiên gắn bó, hài hòa. Đọc những

16


trang viết của Jack London về thiên nhiên thơ mộng nước Mĩ mà ta cứ ngỡ
mình đang lạc bước trong khu vườn cổ tích. Để khắc họa nên những bức tranh
thiên nhiên đầy ấn tượng này, nhà văn đã huy động sự cảm nhận từ nhiều giác
quan khác nhau. Tác giả như hòa vào với thiên nhiên, quan sát cảnh vật và
miêu tả bằng chính sự cảm nhận của bản thân. Qua đó cũng chứng tỏ một tình
yêu quê hương say đắm và khả năng quan sát tuyệt vời của tác giả.
1.2.3. Bức tranh thiên nhiên nghiệt ngã
1.2.3.1. Thiên nhiên hoang sơ, lạnh lẽo phương Bắc
Không gian Bắc Mĩ chiếm vị trí hàng đầu trong sáng tác Jack London.
Khi viết về hoang mạc Bắc Mĩ là nhà văn viết về một vùng đất ông tận mắt
chứng kiến. Đọc truyện ngắn Jack London, có khi chúng ta bắt gặp cả đoạn
văn tả cảnh dài đến vài trang, có khi chỉ là điểm xuyết nhưng đã làm nổi bật
lên tất cả mọi khía cạnh của thiên nhiên. Những truyện ngắn thành công viết
về vùng đất phương Bắc hoang sơ, giá lạnh phải kể đến như: Sự im lặng màu
trắng, Tình yêu cuộc sống, Hướng theo những mặt trời giả tạo, Nhóm lửa,
Như chàng A gớt của thời đại xa xưa…
Như khảo sát trên, chúng tôi nhận thấy rằng Jack London khi viết về
thiên nhiên phương Bắc chủ yếu lựa chọn mùa đông để đặc tả cái lạnh lẽo,
hoang vắng đến rùng rợn của nó. Sự hoang sơ, giá buốt phương Bắc được nhà
văn khắc họa trên nhiều khoảng không gian khác nhau: có khi trên những
bình nguyên rải cuội, hay sa mạc tuyết trắng buốt, hoặc một bãi đầm lầy
thung lũng, đồi núi… Những hình ảnh thiên nhiên đặc trưng của vùng xuất
hiện rất phong phú, đó có thể là dòng suối, mô đá, sương mù, gió, mưa, những

chú nai sừng tấm, sói, gà gô, tuần lộc…Màu sắc nhà văn miêu tả thường thiên
về những gam màu thể hiện sự u ám như màu vàng vàng xin xỉn, màu đỏ nhờ,
màu chì xám, màu đen xám…: “Không có cây to, cũng chẳng có cây bụi,

17


chẳng có gì ngoài một biển rêu xám, lác đác điểm xuyết bằng những tảng đá
xám, những hồ nhỏ màu xám, những suối nhỏ màu xám. Bầu trời cũng
xám.”[7, tr.82]; “Ngày đến - một ngày đen xám và không có mặt trời”[7,
tr.87]; “Màu xám của đất và trời đã trở nên đậm hơn, sâu hơn”[7, tr.86];
“Đến giữa trưa, không xuất hiện trên bầu trời, mặt trời bắt đầu chiếu sáng
bằng một thứ ánh sáng màu đỏ nhờ, nhưng rồi chẳng bao lâu, cũng tắt”[7,
tr.22] . Những gam màu u ám này được lựa chọn để khắc họa khiến cho bức
tranh thiên nhiên hiện lên càng rùng rợn. Nó còn đóng vai trò làm phông nền
để từ đó nổi bật lên màu tuyết trắng với tất cả sự khắc nghiệt của nó. Qua việc
khái quát, chúng tôi nhận thấy thiên nhiên phương Bắc đặc trưng nhất là băng
tuyết và thú dữ.
Nhà văn đã khái quát lên đặc điểm của vùng đất hoang sơ này: “Một
quang cảnh không lấy gì làm phấn khởi… Chẳng có cây to, cây nhỏ, cũng
chẳng có cỏ, chẳng có gì ngoài một sự tiêu điều mênh mông và ghê gớm”[7,
tr.77]; “Một cảnh tượng cô liêu hoang vắng trải dài tận bốn phương trời,
trên những hòn đảo phủ đầy cây vân sam, bao trùm lên mặt nước đen tối và
những mỏm đá lốm đốm đầy băng giá. Không một bóng người phá tan không
khí hiu quạnh, không một âm thanh phá tan sự tĩnh mịch. Trái đất dường như
chìm đắm trong cái hư ảo của một thế giới xa lạ, bọc kín trong màn bí ẩn
đang bao trùm lên cả vũ trụ bao la”[7, tr.110]. Không còn có không gian nào
dữ dội và hoang sơ hơn cảnh băng tuyết ở vùng phương Bắc này. Băng tuyết
trải rộng đến rợn người, bao trùm lên tất cả không gian: “Trước mặt là hai
trăm dặm đường dài mò mẫm giữa tuyết trắng”[7, tr.8]; “Mặt đường tuyết

phủ kín và chúng tôi không thấy một dấu vết nào chứng tỏ đã có ai đi trên con
đường này, về hướng này hay hướng kia. Gió thổi, tuyết rơi suốt ngày suốt
đêm”[7, tr.208]; “Tuyết trắng một màu, chỗ nào băng ùn lại nhiều, mắt tuyết
cuộn lại thành những đợt sóng gợn lăn tăn. Từ bắc xuống nam, xa hút tầm

18


mắt, tuyết trắng trải một màu mênh mang”, có khi “tuyết đã rơi ngập đến ba
mươi phân”. Thiên nhiên mênh mang, kì vĩ được mô tả đậm nét với một màu
của tuyết: khi chỉ là tuyết trắng, khi là trắng xóa, lúc đã thành trắng toát. Cuộc
sống như bị vùi lấp, không có phân định của giới hạn, không có phân định của
màu sắc, không gian và thời gian như ngưng đọng trên một mảng nền trắng
toát. Tuyết làm cho tất cả vạn vật không còn giữ được những đặc tính, đường
nét vốn có của nó nữa mà đã trở thành “mưa tuyết”, “dòng sông băng”,
“ngọn núi phủ tuyết”, “con đường tuyết”...
Sự khắc nghiệt đã trở thành tính chất chủ đạo của bức tranh mùa đông
phương Bắc: “mùa đông vẫn không hề chùn bước. Những đợt gió cuối thu
thổi về giật từng hồi, mưa xối xả sũng nước và những trận mưa tuyết bất chợt
đổ đến ngày một nhiều”, “Mỗi ngày, trời chỉ sáng được có vài ba giờ xen
giữa những khoảng thời gian tối mù dài tới hai mươi giờ”[8, tr.255,tr.266].
Băng tuyết tĩnh lặng và không có dấu hiệu của sự sống đã trở thành một nỗi
ám ảnh mang tên “sự im lặng màu trắng”: “Thiên nhiên có nhiều cái để nhắc
nhở con người về cái chết […]nhưng mạnh mẽ hơn và khủng khiếp hơn tất cả
là sự im lặng màu trắng trong cái thờ ơ, hiu quạnh của nó”[7, tr.12]; “Xung
quanh là một sự im lặng đến rùng rợn – Không một tiếng động nhỏ nào trong
khu rừng bị tuyết ngập trắng. Cái lạnh và sự im lặng làm đông giá trái tim và
cặp môi run run của thiên nhiên”[7, tr.14]; “Không một tiếng động nào[…].
Bất kì một tiếng thì thầm nào cũng trở thành thiêng liêng và con người trở
nên hoảng sợ với chính cả tiếng nói của mình” [7, tr.12]... Thiên nhiên hoang

vu mịt mù tuyết rơi được mô tả như những cái bẫy chết người giăng mắc nơi
bước chân con người đặt đến. Có thể, đó là những cạm bẫy nhìn thấy như:
dòng nước suối lạnh giá sủi bọt trên những mô đá nhẵn lì, con đường vạch
nhỏ thẫm như sợi tóc được bao bọc bởi tuyết trắng và cái lạnh đến rợn người,
lớp tuyết dày đến gang tay… Nhưng đáng sợ và nguy hiểm hơn, trên nhiều

19


×