Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước cuối thế kỉ XVIII lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.29 KB, 1 trang )

Vào giữa thế kỉ XVIII, chế độ phong kiến Đàng Ngoài khủng
hoảng sâu sắc.
Vào giữa thế kỉ XVIII, chế độ phong kiến Đàng Ngoài khủng hoảng sâu sắc. Phong trào nông dân bùng
lên rầm rộ, kéo dài trong hơn 10 năm và bị đàn áp.
Cùng trong thời gian này, ở Đàng Trong, chúa Nguyễn xưng vương, thành lập triều đình riêng. Đất nước
bị chia thành hai miền. Nhưng rồi chính quyền mới lại suy thoái. Nhân dân cực khổ.
Theo một giáo sĩ phương Tây, bấy giờ “gạo đắt như vàng, tình trạng đói khổ bày ra lắm cảnh thương tâm
khó tả, xác chết chồng chất lên nhau”.
Năm 1771, một cuộc khởi nghĩa nông dân bùng lên ở ấp Tây Sơn (Bình Định) do 3 anh em Nguyễn Nhạc,
Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo. Sau nhiều năm chiến đấu kiên cường, cuộc khởi nghĩa phát triển, tiến
lên đánh đổ chính quyền chúa Nguyễn, làm chủ phần đất từ Quảng Nam trở vào. Một nhiệm vụ mới được
đặt ra : tiến quân ra Bắc đánh đổ chính quyền Lê - Trịnh và điều này cũng có nghĩa là, phong trào Tây
Sơn sẽ phải đảm nhận thêm sứ mệnh thống nhất lại đất nước. Trong những năm 1786 - 1788, phong trào
Tây Sơn lần lượt đánh đổ hai tập đoàn phong kiến Trịnh, Lê và làm chủ toàn bộ đất nước. Sự nahiệp
thống nhất đất nước bước đầu được hoàn thành.



×