Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Hoạt động kinh tế của cư dân Đông Sơn có gì khác so với cư dân Phùng Nguyên ?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (48.67 KB, 1 trang )

Cùng với nghề nông, cư dân Đông Sơn còn săn bắn, chăn nuôi.
Cùng với nghề nông, cư dân Đông Sơn còn săn bắn, chăn nuôi, đánh cá và làm nghề thủ công như đúc
đồng, làm đồ gốm. Sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp đã xuất hiện.
Sự chuyển biến trong nền kinh tế đã tạo tiền đề cho sự chuyển biến xã hội. Từ thời Phùng Nguyên đã bắt
đầu có hiện tượng phân hoá xã hội giữa giàu và nghèo. Thời Đông Sơn, mức độ phân hoá xã hội ngày
càng phổ biến hơn. Tuy nhiên, sự phân hoá giàu, nghèo cũng chưa thật sâu sắc.
Cùng với sự phân hoá xã hội thành các tầng lớp giàu, nghèo và sự giải thể các công xã thị tộc, công xã
nông thôn (làng, xóm) và các gia đình nhỏ theo chế độ phụ hệ ra đời.
Còn các bộ lạc Phùng Nguyên làm nông nghiệp trồng lúa nước, sống định cư lâu dài trong các công xã thị tộc mẫu hệ. Công cụ lao động chủ yếu vẫn bằng đá. Họ làm
gốm bằng bàn xoay, sử dụng các nguyên liệu tre, gỗ, xương để làm đồ dùng, biết xe chỉ, dệt vải và chăn nuôi gia súc, gia cầm như trâu, bò, lợn, gà. Trong các di chỉ thời
Phùng Nguyên, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều cụ đồng, xỉ đồng, dây đồng, dùi đồng.

Cùng thời với các bộ lạc Phùng Nguyên, các bộ lạc sống ở vùng châu thổ sông Mã (Thanh Hoá), ở vùng
lưu vực sông Cả (Nghệ An) cũng đã tiến đến thời đại sơ kì đồng thau với nền nông nghiệp dùng cuốc đá
phát triển. Nghề nông, giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động kinh tế. Các nghề thủ công làm đá, gốm đạt
trình độ tương đương với cư dân Phùng Nguyên. Trong các di tích, bên cạnh các hiện vật bằng đá, gốm
còn có hiện vật bằng đồng.



×