Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện nôm quan âm thị kính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (627.51 KB, 50 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

THÁI THỊ ÁI

TÌM HIỂU GIÁ TRỊ NỘI DUNG
VÀ NGHỆ THUẬT CỦA TRUYỆN NÔM
QUAN ÂM THỊ KÍNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

HÀ NỘI, 2015


LỜI CẢM ƠN
Khóa luận được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của Thạc sĩ Nguyễn Thị
Việt Hằng, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô cùng các thầy cô
giáo trong khoa Ngữ Văn đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá
trình triển khai đề tài.
Hà Nội, ngày 4 tháng 5 năm 2015
Sinh viên thực hiện

Thái Thị Ái


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là kết quả nghiên cứu của bản thân dưới sự
hướng dẫn của Thạc sĩ Nguyễn Thị Việt Hằng. Kết quả luận văn không trùng
khớp với các công trình nghiên cứu khác, nếu sai sót, tôi xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm.


Hà Nội, ngày 4 tháng 5 năm 2015
Sinh viên thực hiện

Thái Thị Ái


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 4
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 4
6. Đóng góp của khóa luận................................................................................ 4
7. Bố cục khóa luận ........................................................................................... 4
NỘI DUNG....................................................................................................... 5
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ........................................................ 54
1.1. Bối cảnh lịch sử xã hội thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX........................ 5
1.2. Tác giả và tác phẩm.................................................................................... 7
1.2.1. Tác giả ..................................................................................................... 7
1.2.2. Tác phẩm ................................................................................................. 8
Chƣơng 2: GIÁ TRỊ NỘI DUNG TÁC PHẨM QUAN ÂM THỊ KÍNH .. 13
2.1. Quan Âm Thị Kính diễn tả bi kịch của người phụ nữ. ............................ 13
2.2. Quan Âm Thị Kính lí giải số phận con ngưởi bằng tư tưởng Phật giáo. .. 19
Chƣơng 3: GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT TÁC PHẨM QUAN ÂM THỊ KÍNH
......................................................................................................................... 30
3.1. Thể loại ..................................................................................................... 30
3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ................................................................. 33
3.3. Ngôn ngữ nghệ thuật ................................................................................ 38
3.3.1. Hệ thống ngôn ngữ thể hiện nội dung Phật giáo ................................... 38

3.3.2. Nghệ thuật sử dụng điển cố................................................................... 39
KẾT LUẬN .................................................................................................... 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Trong nhiều năm trở lại đây, nghiên cứu văn học từ góc độ văn hóa đã
trở thành một hướng đi hấp dẫn. Nhiều tác phẩm văn chương được khai thác
từ chiều sâu văn hóa đã cho ra những kết quả khá thú vị, hấp dẫn và sâu sắc.
Đối với văn học trung đại Việt Nam, đặc biệt là những trước tác phản ánh nội
dung tôn giáo lại càng không thể tách rời văn hóa, truyện Nôm Quan Âm Thị
Kính là một tiêu biểu.
Quan Âm Thị Kính là một tác phẩm truyện Nôm đặc biệt của văn học
Việt Nam trung đại, bởi tác phẩm vốn được viết ra để kể lại một tích truyện
Phật giáo song tác giả của nó lại đồng thời đã gửi đến cho người đọc một câu
chuyện cuộc đời bất hạnh của người phụ nữ. Nhiều nhà khoa học như Trần
Thị Băng Thanh, Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Thị Nhàn… và cả giới nghiên
cứu Phật học như Thiều Chửu, Nguyễn Lang… đều đã ít nhiều nhận định về
một số khía cạnh về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, song một cái nhìn
bao quát về giá trị nội dung và nghệ thuật lại chưa xuất hiện.
Là một sinh viên khoa Ngữ Văn, một giáo viên dạy Văn trong tương
lai, việc hiểu biết sâu rộng về văn học Việt Nam nói chung và văn học trung
đại nói riêng vô cùng cần thiết, nghiên cứu giá trị nội dung và nghệ thuật tác
phẩm Quan Âm Thị Kính chính là một công việc thiết thực, góp phần bổ trợ
kiến thức cho quá trình học tập và giảng dạy sau này của cá nhân.
Những tiền đề khoa học và thực tiễn nói trên đã thôi thúc chúng tôi lựa
chọn đề tài “Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện Nôm Quan
Âm Thị Kính” cho khóa luận của mình.


1


2. Lịch sử vấn đề
Truyện Nôm Quan Âm Thị Kính được lưu truyền khá rộng rãi trong văn
hóa Việt Nam, tuy nhiên việc nghiên cứu tác phẩm mới chỉ dừng lại ở những
phác thảo tư tưởng Phật giáo hoặc một vài khía cạnh nội dung hoặc nghệ
thuật. Có thể kể đến các công trình nghiên cứu sau:
Năm 2002, Thiều Chửu với Giải thích truyện Quán Âm Thị Kính đã đi
vào giải thích rõ về nhan đề của tác phẩm và đưa ra nhiều luận giảng sâu sắc
về nội dung tác phẩm từ góc độ Phật giáo.
Năm 2004, Giáo sư Nguyễn Huệ Chi trong cuốn Từ điển văn học (bộ
mới), đưa ra những nhận định cơ bản về tác giả Quan Âm Thị Kính. Ở đây,
ông cũng đánh giá khái quát về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm: “Nhân
vật Thị Kính từ lâu đã trở thành một điển hình sắc sảo cho số phận của người
phụ nữ trong xã hội cũ, nơi tập trung chồng chất mọi nỗi bất công, oan nghiệt.
Và thông qua cuộc đời Thị Kính, bức tranh ngang trái đầy mâu thuẫn của xã
hội phong kiến thời tác giả sống, hiện lên thật rõ nét... Thêm vào đó, bút pháp
viết truyện của tác giả thật già dặn, lời thơ nhiều chỗ điêu luyện, chải chuốt
(châm biếm hóm hỉnh, như khi nói về Thị Mầu; dồi dào cảm xúc như khi nói
về cái chết của Thị Kính) nên càng tăng sức phổ biến của tác phẩm (câu thành
ngữ "Oan như Thị Kính" quen thuộc của người Việt đã chứng tỏ sức sống của
câu chuyện)... Tuy nhiên, triết lý "nhẫn nhục" cũng đã làm cho truyện thiếu đi
một sức phản kháng cần thiết” [4,1471].
Năm 2012, trong tạp chí “Văn hóa Phật giáo số 18” tác giả Thích Huệ
Thiện có bài Quan Âm Thị Kính và cách nghĩ của người Việt về người phụ nữ
Việt đã nêu rõ quan điểm trong cách nhìn nhận về người phụ nữ trong xã hội
xưa, tuy người phụ nữ ấy chịu nhiều bất hạnh và bi kịch trong cuộc đời nhưng
ở họ vẫn toát lên những phẩm chất và nhân cách cao đẹp, đó là sự nhẫn nhục,

chịu đựng trong mọi hoàn cảnh và tình huống éo le, ngang trái.

2


Năm 2015, trong tạp chí “Từ điển và bách khoa thư Việt Nam”, tác giả
Nguyễn Thị Việt Hằng có bài Hệ thống ngôn từ diễn tả nội dung Phật giáo
trong tác phẩm Quan Âm Thị Kính. Bài viết đã thống kê, giải nghĩa hệ thống
ngôn từ Phật giáo và nêu lên ý nghĩa của hệ thống ngôn từ thể hiện nội dung
Phật giáo trong tác phẩm. Trong bài viết có đoạn “Quan Âm Thị Kính là một
tác phẩm tôn giáo kể về Phật Quan Âm Thị Kính, song bằng tài năng của
mình tác giả đã tạo nên một tác phẩm đầy xúc động về số phận đau khổ, oan
khuất của người phụ nữ. Có lẽ vì vậy mà cái đích tôn giáo đã mờ đi so với
việc diễn tả về thân phận con người, tuy thế, nội dung câu chuyện Thị Kính
đắc đạo thành Phật cùng với những quan niệm cơ bản của Đạo phật vẫn hiện
lên rõ rệt qua hệ thống ngôn từ chuyên biệt cũng như hệ thống ngôn từ ngoài
Phật giáo trong tác phẩm” [10,38]
Như vậy truyện thơ này đã có nhiều hướng nghiên cứu khác nhau với
nhiều quan điểm của các tác giả, đó sẽ là những cơ sở quan trọng và cần thiết
cho quá trình nghiên cứu của chúng tôi trong việc đi sâu khai thác tác phẩm ở
mặt nội dung và nghệ thuật.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của khóa luận là nghiên cứu khái quát về giá trị nội dung và
nghệ thuật của tác phẩm Quan Âm Thị Kính.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ vấn đề và tác giả và tác phẩm.
Phân tích những khía cạnh cơ bản về nội dung và nghệ thuật của tác
phẩm.


3


4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Tác phẩm Quan Âm Thị Kính. Ở đây chúng tôi sử dụng văn bản của
Thiều Chửu.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ đề tài chúng tôi tiến hành nghiên cứu giá trị nội dung
và nghệ thuật của tác phẩm Quan Âm Thị Kính.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu văn học sử
Phương pháp liên ngành
Phương pháp thống kê phân loại
Cùng các thao tác chứng minh, lập luận, phân tích, tổng hợp.
6. Đóng góp của khóa luận
Bổ sung vào tư liệu nghiên cứu Quan Âm Thị Kính một đề tài về giá trị
nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
7. Bố cục khóa luận
Khóa luận được triển khai theo 3 phần: phần mở đầu, nội dung và kết
luận.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung được chia theo bố cục 3
chương:
Chương 1: Những vấn đề chung
Chương 2: Giá trị nội dung tác phẩm Quan Âm Thị Kính
Chương 3: Giá trị nghệ thuật tác phẩm Quan Âm Thị Kính

4



NỘI DUNG
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Bối cảnh lịch sử xã hội thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX
Tác phẩm Quan Âm Thị Kính ra đời trong giai đoạn văn học từ thế kỷ
XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX, đây thời kỳ chế độ xã hội Việt Nam rơi vào tình
trạng khủng hoảng trầm trọng. Thực trạng đất nước lúc bấy giờ bị ngăn cách
ra Đàng Ngoài và Đàng Trong. Đàng Ngoài do vua Lê đứng đầu, nhưng chỉ là
vua bù nhìn, nắm toàn bộ quyền hành trong tay là chúa Trịnh lộng quyền, ăn
chơi sa đọa. Đàng Trong do chúa Nguyễn đứng đầu. Cuộc nội chiến giữa
Đàng Trong và Đàng Ngoài kéo dài, khiến đời sống nhân dân vô cùng cực
khổ.
Những mâu thuẫn chất chứa trong lòng xã hội phong kiến đến giai
đoạn này đã trở nên gay gắt. Vua tôi lẫn lộn, cương thường đảo ngược, mọi
giá trị văn hóa đều bị đứt tung. Nho giáo là sợi dây cố kết xã hội cũng bị
lung lay tới tận cội rễ, những giáo điều khắt khe không còn đủ sức giam
hãm con người trong những khuôn khổ chật hẹp, càng không đủ sức để dập
tắt hoặc làm yếu đi cả một trào lưu tư tưởng mới.
Sự sụp đổ của giai cấp thống trị làm cho đời sống nhân dân vô cùng cực
khổ, nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra, tiêu biểu của những cuộc khởi
nghĩa này là phong trào Tây Sơn năm 1789 do Nguyễn Huệ khởi xướng.
Trước sự hỗn loạn trong nội bộ giai cấp thống trị, năm 1789 nghĩa quân Tây
Sơn kéo ra Bắc đánh tan 20 vạn quân Thanh, Lê Chiêu Thống cùng đám tùy
tùng bỏ chạy theo tàn quân của bọn xâm lược. Nhân dân được hưởng thái

5


bình, non sông quy về một mối. Nhưng chỉ trong một thời gian ngắn (1789 1792) cuộc sống của nhân dân lại trở về trạng thái ban đầu với những cảnh
đói rét, bất công, loạn lạc, li tán. Tiếp đó, năm 1802 Gia Long lật đổ chúa

Nguyễn Toản lên ngôi, vua thiết lập một nền thống trị mới.
Nếu như ở thời Lý - Trần Phật giáo chiếm vị trí quan trọng trong xã
hội, thì đến thời Lê Sơ Nho giáo lại “lên ngôi”, không dành chỗ cho các tăng
gia tham gia chính sự, lúc đó Phật giáo phải trở về với địa bàn của nó là làng
xã, nó gần gũi với các tín ngưỡng dân gian của người Việt. Nhưng trong điều
kiện chính trị xã hội của đất nước bị cát cứ, quyền lực chính trị không nằm
trong tay nhà vua mà ở hai thế lực đối lập là họ Trịnh và họ Nguyễn thì niềm
tin vào thể chế và hệ tư tưởng Nho giáo dần mờ nhạt. Khi đó, người dân Việt
muốn tìm một hệ tư tưởng mới, họ tìm đến những thế lực siêu nhiên mà ở đây
ngoài cái tiền định của trời, còn có vai trò độ thế của Đức Phật. Trong điều
kiện như vậy, Phật giáo trải qua hơn hai thế kỷ trầm lắng, sang thế kỷ XVIII
đã có khuynh hướng trỗi dậy với khả năng có thể thích ứng với điều kiện mới
của đất nước. Phật giáo chiếm một vị trí quan trọng trong sự tồn tại và phát
triển của hệ tư tưởng giáo lí Việt Nam, những khái niệm, những nội dung triết
học sâu sắc của đạo Phật như những gợi ý, những luồng ánh sáng tiếp dẫn cho
những thi nhân cảm hứng về cuộc đời sâu sắc hơn và theo một định hướng
nhất định.Vì vậy mà nhà nước có những chính sách phù hợp đối với những
giá trị của tư tưởng Đạo Phật. Ở mạch cảm hứng này, những tư tưởng, triết lí
và những giáo lí Đạo phật được cảm nhân dưới dạng thức cụ thể, hữu hình
của đời sống hiện thực nhờ vậy mà những khái niệm triết học khô khan, trìu
tượng, khó hiểu trở nên gần gũi, gắn bó với những buồn vui trần thế và được
minh chứng, thể nghiệm bằng những biến cố, sự việc thường nhật của cuộc
đời và cũng chính vì vậy chúng có đời sống bền lâu trong thời gian và ảnh

6


hưởng rộng lớn trong dân chúng và những triết học Phật giáo ấy góp một
phần quan trọng làm nên giá trị bất tử cho những tác phẩm mang nội dung sâu
sắc với phương tiện phản ánh cụ thể đó là Cung oán ngâm khúc, Truyện Kiều

hay Quan Âm Thị Kính.
Tóm lại, giai đoạn thế kỷ XVIII - nửa cuối thế kỷ XIX chế độ phong
kiến Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc dẫn đến sự thay đổi
của tất cả các lĩnh vực đời sống đặc biệt là văn hóa và văn học. Chính những
biến cố, thăng trầm của lịch sử đã là cho văn học có một diện mạo mới, văn
học thời kì này mang một nội dung tư tưởng sâu sắc đó là chủ nghĩa nhân
đạo với tiếng nói đòi quyền sống, quyền hạnh phúc và sự đấu tranh giải
phóng con người. Điều này có tác động mạnh mẽ đến lối viết của các nhà
thơ, nhà văn thời trung đại. Mỗi một tác giả đều có những sáng tạo riêng
song vẫn quy về nội dung tư tưởng sâu sắc mang những sắc thái và cảm xúc
riêng biệt.
1.2. Tác giả và tác phẩm
1.2.1. Tác giả
Quan Âm Thị Kính từ trước vẫn được độc giả coi như một tác phẩm
khuyết danh, tuy nhiên hiện nay vẫn tồn tại hai quan điểm về tác giả của
truyện thơ này như sau:
Quan điểm thứ nhất theo nghiên cứu của Hoa Bằng (1902 - 1977) thì tác
giả của truyện thơ này là Nguyễn Cấp chưa rõ năm sinh năm mất, là một nhà
văn sống vào nửa đầu thế kỉ XIX. Ông là người ở thôn Thượng, xã Nguyên
Khiết, huyện Thọ Xương, nay thuộc thành phố Hà Nội. Sau khi đỗ Giải
nguyên năm Qúy Dậu 1828, ông được bổ chức quan, lần lượt trải đến chức
Tri phủ Thiên Trường 1829. Sau vì một chuyện lôi thôi trong kiện tụng mà vợ
ông có dính líu, ông bị bắt giam nhưng trốn được. Nhờ Nguyễn Công Trứ
bấy giờ đang làm Tham tán quân vụ ở Lạng Giang che chở, nên ông đến ẩn tu

7


tại đây. Tác phẩm Quan Âm Thị Kính được ông sáng tác vào lúc cuối đời, đã
thể hiện phần nào tâm sự u uất của ông. Ngoài ra,trong gia phả tại chùa Bổ Đà

ghi, sư cụ Nguyễn Đình Cấp dựa vào phong cảnh của Trang Tiên Lát (chùa
Bổ Đà) để mô tả ngôi chùa trong cốt truyện Quan Âm Thị Kính.
Quan điểm thứ hai theo Gia phả họ Đỗ ở Bắc Ninh do Dương Xuân Thự
cung cấp, thì truyện thơ Quan Âm Thị Kính do Đỗ Trọng Dư (1786 - 1868)
sáng tác. Ông là người xã Đại Mão, huyện Siêu Loại, xứ Kinh Bắc nay thuộc
tỉnh Bắc Ninh. Đỗ Hương cống năm 1819, ông được bổ chức quan, lần lượt
trải đến chức Tri phủ Quốc Oai. Ở đây, ông bị kiện là thu tiền của dân không
hợp lệ nên bị bãi chức (vì xin một chức vị trong phủ không được, mà một
Nho sinh đã làm đơn kiện ông), phải về nhà dạy học. Chán nản với thế sự,
ông đã viết Quan Âm Thị Kính để gửi gắm lòng mình. Năm 1876, con ông là
Cử nhân Đỗ Trọng Vĩ chép lại, đến năm 1948, thì tác phẩm với bản bằng chữ
Quốc ngữ được in ra và trên bản in đề rõ là của Đỗ Trọng Dư.
Vấn đề tác giả của truyện thơ này vẫn được nhiều nhà nghiên cứu quan
tâm và tìm hiểu, mặc dù có hai luồng ý kiến về tác giả của truyện thơ này
nhưng người đọc vẫn nhận thấy được sự sáng tạo tài tình của người viết trong
lối viết, lối tư duy và lối kể chuyện sắc sảo của tác giả.
1.2.2. Tác phẩm
Quan Âm Thị Kính mang ý nghĩa nhan đề sâu sắc. Theo Thiều Chửu
trong cuốn “Giải thích truyện Quán Âm Thị Kính”, NXB Đà Nẵng, năm
2002, nhan đề tác phẩm được giải thích một cách rõ ràng và dễ hiểu như sau:
- Quán Âm : Theo nghĩa cứu đời thì là một vị Bồ Tát coi xem cái tiếng
đời kêu tên ngài mà ngài cứu cho. Tiếng kêu mà lại nói là coi xem được, là vì
Bồ Tát đã tu chứng tới cõi sáu căn cùng dùng chung được, như tai có thể
trông, mắt có thể nghe được vậy. Theo nghĩa tự tu, là Bồ Tát dùng cái trí tuệ
sáng láng chiếu rọi vào trong, thấy rõ cái bản tính vì sao mà nghe được tiếng
tâm của thế gian mà ngộ đạo vậy.
8


- Thị Kính: Thị là họ, đàn bà dùng chữ Thị để phân biệt khác với lối đặt

tên của đàn ông. Kính là giữ gìn nghiêm cẩn, không phóng túng . Trong kinh
Phổ Môn nói: Chúng sinh tham dục quá, thường niệm cung kính Quán Thế
Âm Bồ Tát, tự nhiên sạch lòng tham dục; Chúng sinh hay giận dữ, thường
niệm cung kính Quán Thế Âm Bồ Tát, liền sạch lòng giận dữ; Chúng sinh ngu
si, thường niệm cung kính Quán Thế Âm Bồ Tát liền hết ngu si. Ấy là cái
chính nghĩa chữ kính là cái công hiệu chữ kính đó. Hễ hiểu được nghĩa chữ
kính, làm cho được hết chữ kính, tức là tiến được quá nửa con đường vào đạo
vậy. Khi bà Thị Kính tới chùa Vân mà sự cụ đặt tên cho là Kính Tâm, cũng
một ý ấy vậy.
Theo nghĩa kinh điển nhà Phật hai chữ “quan” và “quán” có cùng một
nghĩa. Do vậy, có thể gọi tên tác phẩm là Quan Âm Thị Kính hay Quán Âm
Thị Kính cũng không làm thay đổi ý nghĩa nhan đề tác phẩm.
Quan Âm Thị Kính là một truyện thơ Nôm viết theo thể lục bát, cốt tả
đức tính nhẫn nhục và lòng từ bi của bà Thị Kính - nhân vật trung tâm trong
tác phẩm, chính nhờ những phẩm chất cao quý của mình mà sau này bà trở
thành Phật Bà Quan Âm. Theo văn bản do GS. Dương Quảng Hàm giới thiệu
trong Việt Nam thi văn hợp tuyển mục Quan Âm Thị Kính, truyện gồm 786
câu thơ được chia theo bố cục làm 5 phần:
I. Thị Kính mắc tiếng oan giết chồng (câu 1- câu 224): Thị Kính, người
nước Cao Ly, nguyên kiếp trước là đàn ông, trải qua chín kiếp tu hành đắc
đạo sắp thành Phật nhưng Phật Thích - ca muốn thử lòng bắt đầu thai xuống
làm một cô gái nghèo nhà họ Mãng, chịu nhiều cảnh oan khổ để thử đức độ.
Lớn lên, Thị Kính lấy chồng học trò tên là Thiện Sĩ con trai nhà phú ông. Một
đêm chồng học quá khuya, ngủ thiếp đi, Thị Kính ngồi khâu bên cạnh, thấy
một sợi râu mọc ngược, sẵn có dao cầm tay nên toan cắt đi. Chồng giật mình
tỉnh dậy, tưởng vợ có bụng hại mình, liền hô hoán lên. Cha mẹ chồng chạy
tới, một mực gán cho Thị Kính tội mưu sát chồng.
9



II. Thị Kính đi tu (câu 225 - 370): Nàng bị đuổi về nhà cha mẹ đẻ, vì
quá buồn tủi, Thị Kính bèn giả trai đến tu ở chùa Vân (Vân Tự), được đặt
pháp danh là Kính Tâm.
III. Thị Kính mắc tiếng oan với Thị Mầu (câu 371 - 584): Trong vùng
có Thị Mầu, con gái phú ông, vốn tính lẳng lơ đa tình. Cô này lên chùa thấy
chú tiểu Kính Tâm liền đem lòng si mê, say đắm. Bị Thị Mầu nhiều lần trêu
ghẹo, nhưng trước sau Kính Tâm vẫn thờ ơ. Không nén được lòng ham muốn,
Thị Mầu có mang với người đầy tớ trong nhà. Khi bị hào lý trong làng tra hỏi,
Thị Mầu đổ tội cho Kính Tâm. Vì thế Kính Tâm bị sư cụ phạt bắt ra ở ngoài
cổng chùa.
IV. Thị Kính nuôi con Thị Mầu (câu 385 - 692): Ít lâu sau, Thị Mầu
sinh một con trai, bèn đem tới cổng chùa giao phó cho Kính Tâm nuôi dưỡng.
Được ba năm đứa bé đã khôn lớn, thì Kính Tâm mắc bệnh nặng rồi mất.
Trước khi qua đời, Kính Tâm có viết một bức thư để lại cho cha mẹ và đứa bé
con của Thị Mầu.
V. Thị Kính rửa sạch tiếng oan và thành Phật (câu 693 - 786): Xem thư
tuyệt mệnh của tiểu Kính Tâm, người nhà mới biết tội mưu giết chồng là oan
ức. Khi liệm thi hài, sư, vãi trong chùa mới rõ Kính Tâm là phụ nữ. Vậy là cả
hai nỗi oan đều được tháo gỡ. Sau đức Phật Thích - ca xét Kính Tâm quả là
người tu hành đắc đạo, cho bà được siêu thăng làm Phật Quan Âm.
Quan Âm Thị Kính mang tư tưởng Phật giáo sâu sắc, đây là tác phẩm
làm sáng tỏ đạo lý từ bi của Phật với hình tượng Thị Kính - đó là hiện thân
của lòng từ bi của Đức Phật Bà (chấp nhận, nhẫn nhục trước mọi oan trái
cuộc đời để hướng tới sự giải thoát), sự nhẫn nhục của người phụ nữ trong
mọi hoàn cảnh gây nhiều xúc động cho người đọc, chữ “nhẫn” xuất hiện gián
tiếp và xuyên suốt từ đầu đến cuối tác phẩm làm nổi bật lên tính cách và
phẩm chất đáng quý của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa, người
phụ nữ ấy không chỉ biết giữ đức độ cho cá nhân mà còn đem lòng từ bi ấy

10



cứu giúp người khác theo tinh thần của Đạo phật. Truyện Quan Âm Thị Kính
trình bày quan niệm giải thoát dưới nhãn quan của người xuất gia. Tu hành
không phải là hình thức làm duyên với hoa đàm, đuốc tuệ, an vui với tiếng mõ
câu kinh, mà tu hành phải khổ hạnh, phải trải qua bao nhiêu thử thách gian
truân, đó là cơ hội cho người ta lấy tâm từ để chiến thắng cảnh ngộ, không chỉ
giải thoát cho cá nhân, mà còn cứu độ tha nhân.nghĩa, giá trị Phật giáo của tác
phẩm nằm ở đấy, được thể hiện một cách rõ nét qua từng câu thơ đầy ý nghĩa
của tác giả. Hơn nữa đó còn là sự giác ngộ Phật đạo một cách sâu sắc của con
người qua những chân lí, triết lí sống mà họ được trải nghiệm trong cuộc sống
cũng như trong sinh hoạt hằng ngày.
Quan Âm Thị Kính là một truyện thơ mang nhiều ý nghĩa về văn hóa
phản ánh những nét tâm lý, những suy nghĩ được truyền qua từ rất lâu đời của
người Việt Nam, đó chính là tâm lý cam chịu, chấp nhận trước những bất
công, ngang trái của xã hội, đó là một thái độ “phớt đời”, thường tìm đến nơi
yên bình để lánh xa những bon chen của xã hội, mặc cho người đời ngoài kia
có xô bồ, tranh đấu thì những con người này cam chịu và chấp nhận số phận.
Đó còn là sự run rẩy, e sợ trước cái xã hội còn có quá nhiều điều bất hợp lí
đối với thân phận con người và tiêu biểu là người phụ nữ - hình ảnh những
con người nhỏ bé, vất vả, chịu thương chịu khó trong một xã hội còn quá đỗi
bất công, tiếng nói của những người phụ nữ dường như không có trọng lượng
và điển hình hơn là nhân phẩm của họ bị trà đạp nơi đáy xã hội.
Về nghệ thuật, tác phẩm cũng đạt đến một trình độ khá điêu luyện qua
những câu thơ lục bát trau chuốt khi thì châm biếm, mỉa mai khi thì đậm đà
màu sắc trữ tình. Những biện pháp nghệ thuật đan xen, thống nhất với nhau
tất cả làm nên một nội dung đặc sắc và giàu ý nghĩa, trong đó không thể
không kể đến nghệ thuật xây dựng nhân vật tài tình, ngôn ngữ thơ lắng đọng,
hàm súc, không gian và thời gian nghệ thuật được biểu hiện rõ nét trong từng


11


thời điểm, từng khoảnh khắc, từng lúc, từng nơi cùng sự xuất hiện của các
nhân vật.
Tiểu kết chƣơng 1
Chính bối cảnh lịch sử và những chính sách về văn hóa của các triều
đại phong kiến đã có những tác động đến “diễn ngôn” của thời đại. Quan Âm
Thị Kính cũng như các trước tác văn học giai đoạn này đã trở thành tấm
gương phản ánh sâu sắc tình hình lịch sử - xã hội và tư tưởng đương thời.

12


Chương 2
GIÁ TRỊ NỘI DUNG TÁC PHẨM QUAN ÂM THỊ KÍNH
2.1. Quan Âm Thị Kính diễn tả bi kịch của ngƣời phụ nữ
Truyện thơ Quan Âm Thị Kính là tác phẩm đặc sắc trong nền văn học
dân tộc, vốn rất phổ biến với người dân Việt Nam, nó không chỉ tồn tại với tư
cách là một tác phẩm văn học mà còn được truyền tải thành các tác phẩm của
các loại hình sân khấu đại chúng như chèo, tuồng, cải lương, kịch… Tác
phẩm không chỉ là một tích truyện Phật giáo mà còn là một câu chuyện cuộc
đời đầy bi kịch của người phụ nữ, chính nội dung ấy gây sự ám ảnh và hấp
dẫn cho người đọc về số phận bất hạnh của người phụ nữ đẹp người đẹp nết
Thị Kính.
Trong xã hội phong kiến nhiều bất công ngang trái, số phận bất hạnh
của người phụ nữ là một đề tài được nhiều tác giả quan tâm và đồng cảm,
thân phận của họ chịu ảnh hưởng sâu sắc của thuyết “tài mệnh tương đố” hay
thuyết “thiên mệnh”, đó là nỗi thống khổ của những người biết vì sao mình
khổ mà không thay đổi được cuộc sống, muốn thay đổi nhưng không biết làm

sao để thay đổi, mong cầu hạnh phúc nhưng không thể hạnh phúc, chỉ biết
nghẹn ngào, uất hận, phiêu bạt trong kiếp sống đọa đày theo ý trời. “Hồng
nhan bạc mệnh” là một sự thật ngẫu nhiên không thể tránh khỏi. Điều này
được đại thi hào Nguyễn Du khẳng định trong kiệt tác Truyện Kiều:
Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Hay:
Rằng: “Hồng nhan tự thuở xưa
Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu”

13


Không chỉ Nguyễn Du, trong các sáng tác của nữ sĩ Hồ Xuân Hương,
ngoài đề tài về tín ngưỡng phồn thực thì không ít bài thơ nói lên tiếng nói
đồng cảm, thương xót cho số phận của người phụ nữ như Lấy chồng chung,
Làm lẽ…thân phận của họ “bảy nổi ba chìm với nước non” với những bấp
bênh, nổi trôi trước cuộc đời còn quá nhiều bất công và ngang trái, khi người
phụ nữ không có tiếng nói, không được nâng niu, chở che và bảo vệ. Hay
cách thấu hiểu của Đặng Trần Côn trong Chinh phụ ngâm là “hồng nhan đa
truân”, kiếp hồng nhan luôn phải chịu nhiều đắng cay tủi nhục, phải đối mặt
với bao nỗi truân chuyên, tủi hờn :
Thiên địa phong trần
Hồng nhan đa truân
(Thuở trời đất nổi cơn gió bụi
Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên)
Đó dường như là bi kịch chung cho số phận người phụ nữ khi sống
trong một xã hội nhiều bất công với quan niệm trọng nam khinh nữ, thân phận
người phụ nữ bị rẻ rúng, coi thường, chịu nhiều đắng cay và tủi nhục. Quả
thật, người phụ nữ trong xã hội phong kiến đầy rẫy những bất công ngang trái

luôn phải chịu đựng nhiều đau khổ, họ thương thân xót phận, thương cho số
phận hẩm hiu và bất hạnh. Như vậy, không riêng gì Quan Âm Thị Kính mà
hầu như các tác phẩm văn học cổ điển nước ta đều đồng vọng một tiếng nói
chung, một cách nhìn nhất quán về thân phận của người phụ nữ Việt đó là sự
truân chuyên, nổi chìm, hồng nhan mệnh bạc.
Nhân vật Thị Kính xuất hiện trong tác phẩm trước tiên là một người
con gái đẹp người đẹp nết, đến tuổi dựng vợ gả chồng nàng được gả cho một
gia đình danh giá và gia giáo, tưởng chừng hạnh phúc sẽ mỉm cười với con
người ấy nhưng sự thật lại quá phũ phàng và cay nghiệt.

14


Ban đầu, nàng cũng có một gia đình hạnh phúc, một mối lương duyên
tốt đẹp:
Tiếng cầm tiếng sắt bẻ bai
Tiếng chiêng tiếng trống êm tai rập rình
Một đôi tài sắc vừa xinh
Đố Tăng Do vé bức tranh nào bằng
Thị Kính được mô tả với những phẩm hạnh nết na đủ mọi điều, trong
mắt mọi người xứng là vợ hiền dâu thảo. Tuy nhiên, bi kịch trong đời sống
hôn nhân mở đầu cho một chuỗi các bi kịch về sau của Thị Kính, nàng phải
chịu sự oan ức của một người vợ hết mực yêu thương chồng, bị mất đi hạnh
phúc gia đình và bị đẩy đớn đau đớn, tủi nhục. Mối quan hệ gia đình đổ vỡ
bắt nguồn từ tình tiết nửa đêm cầm dao định cắt râu mọc ngược cho chồng
của Thị Kính, điều này được tóm gọn trong các câu thơ:
Nào khi liếc mắt trông chàng
Thấy râu mọc ngược ở ngang dưới cằm
Vô tâm xúi bỗng đa tâm
Dao con sẵn đấy mới cầm lên tay

Qua hành động cắt sợi râu mọc ngược cho chồng người đọc cảm nhận
được Thị Kính là một người phụ nữ yêu thương chồng hết mực, nàng để ý đến
từng chi tiết nhỏ của chồng, quan tâm và chăm sóc cho chồng một cách tận
tình, chu đáo vậy mà sự quan tâm ấy lại mang tiếng oan giết chồng :
Thất thần nào kịp hỏi han
Một lời la lối rằng toan giết người
Trong hoàn cảnh ấy, bố mẹ chồng đã đứng ra kết tội Thị Kính với
những lời nặng nề, cay độc. Chỉ vì những lời cáo buộc trong hoàn cảnh “tình
ngay lý gian”, nàng đã bị khoác vào đủ lớp áo xấu xa hoàn toàn đối lập với
con người thực của nàng:

15


Công cô rằng bảo cho hay
Trộm hương cắp phấn cũng đầy chan chan
Mấy người tiệt quyết một an
Nay Tương mai Lý thế gian hiếm gì
Còn Thiện Sĩ hoàn toàn im tiếng, không có một lời bênh vực cho người
vợ của mình, qua đó nhân vật này hiện lên là một người chồng nhu nhược
không tin tưởng với người luôn gần bên, đầu gối tay ấp với mình.Quả là đáng
trách. Trong tình huống éo le không một ai tin tưởng, nàng khó mà có thể
biện minh cho mình, để phải mang một án oan định giết chồng, bị trả về gia
đình, cha mẹ đẻ của nàng đau xót trước hoàn cảnh trớ trêu ấy:
Lắng nghe kể lể sự tình
Ngậm ngùi nghĩ đến con mình mà thương
Với người phụ nữ trong xã hội ngày xưa, không trọn đạo vợ chồng là
một điều ô danh không chỉ cho bản thân mà còn gánh vào nỗi nhục của gia
đình.Người đọc có thể thấy được tâm trạng đau đớn, xót xa của người phụ nữ
chịu một tiếng oan khiên khi bị đuổi khỏi nhà chồng và trở và nhà bố mẹ đẻ :

Lòng nàng xiết nỗi xót xa
Má đào ủ dột mặt hoa âu sầu
Đến nơi làm lễ khấu đầu
Lạy công cô đoạn hồi sau lạy chồng
Như tuôn giọt lệ dòng dòng
Nín hơi thổn thức nỗi lòng say sưa
Xung đột trong gia đình đã tước đoạt đi hạnh phúc lứa đôi của người
phụ nữ nết na đức hạnh, để lại mối thương tâm khó nguôi trong tâm hồn
Thị Kính. Đoạn thơ diễn tả cuộc chia tay của hai vợ chồng có thể thấy rõ
nỗi bất hạnh của Thị Kính khi có một người chồng yêu vợ nhưng lại quá
hời hợt nên không hiểu nổi vợ mình, Thiện Sĩ nhu nhược, không có chính

16


kiến, đáng trách không chỉ ở thái độ hồ đồ mà còn ở thái độ thiếu dứt
khoát, đang tâm dứt mối duyên tình với người vợ đã nặng thề nguyền :
Vì đâu phút hợp phút ly
Kiếp này đã dở chắc gì kiếp sau
Thiệt công ô thước bắc cầu
Chàng Ngưu ả Chức giã nhau từ rày
Thị Kính đã phải lạy tạ dứt áo ra đi, nói những lời đầy nước mắt,
nhưng anh ta hoàn toàn không phản ứng. Chỉ đến khi Thị Kính thật sự
bước chân đi, Thiện Sĩ mới tiếc ngẩn ngơ, sùi sụt:
Phấn kia còn dấu bình đây
Hương kia còn dính áo này chưa phai
Xanh xanh khóm liễu Chương Đài
Tiếc thay đã để tay ai vin cành
Thị Kính mang tiếng oan nhơ nhuốc, trở về đầy tủi hổ với gia đình.
Đọc đoạn thơ miêu tả tâm trạng của Thị Kính khi bị trả về nhà Mãng ông, ta

sẽ nhận thấy ở đây người viết như muốn chia sẻ cùng nàng:
Phòng riêng vò võ hôm mai
Trông ngày đằng đẵng lại dài hơn năm
Buồn trông giọt ngọc đầm đầm
Mùi ăn chẳng nhớ, giấc nằm chẳng ngon
Nực cười sự cỏn còn con
Bằng lông mà nảy ra cồn Thái Sơn
Vẻ chi chút phận hồng nhan
Cánh hoa nở muộn thời tàn mà thôi
Rõ ràng trong đoạn thơ đã dành nhiều từ ngữ khắc hoạ nỗi đau buồn
của một người bị phụ rẫy mà không biết thở than, chia sẻ với ai. Gia đình
nàng cũng vì tai tiếng mà phải ngậm đắng nuốt cay nhìn con chôn vùi tuổi
xuân. Bởi vậy giải pháp đưa ra là để nàng ra đi, lánh xa mọi phiền não thế
17


gian. Nhân vật Thị Kính mắc phải tiếng oan, không quyết liệt phản ứng lại
thực tại, gột rửa tiếng xấu nhơ nhuốc trong cuộc sống thực, mà chọn con
đường xuất gia cầu đạo. Dường như đối với tác giả truyện Nôm này, đó cũng
là một giải pháp hợp lý, đưa con người vượt qua bể khổ. Nhưng trước khi là
người của chốn Phật môn, nàng đã tỏ rõ những nỗi niềm của một người con
chí hiếu phải đứt ruột gạt lệ xa lìa cha mẹ già. Trong cảnh thân gái dặm
trường, tấm tình của nàng hướng toàn bộ về gia đình:
Tưởng ân trời bể mông mênh
Dễ mà đền được ân tình ấy đâu
Tà tà bóng ngả cành dâu
Sớm khuya dưới gối ai hầu hạ thay
Vắng lời khuất mặt lúc này
Lòng người thiểu não biết ngày nào nguôi
Một phương diện trong việc đánh giá phẩm hạnh con người theo quan

niệm nhân dân đó là chữ “hiếu”, Thị Kính được xây dựng như một người con
hiếu hạnh, ngay cả giai đoạn sau này khi ở chốn Thiền môn vẫn luôn canh
cánh bên lòng tình thương yêu dành cho cha mẹ.
Bi kịch trong đời sống hôn nhân mở đầu cho những bi kịch tiếp sau của
Thị Kính, trên con đường tu tập nhiều thử thách, Thị Kính cũng chịu tiếng
oan ức mà không biết giãi bày cùng ai, nỗi oan như nặng thêm khi Thị Kính
chịu tiếng oan với Thị Mầu và nuôi đứa con của Thị Mầu, cuộc đời của nàng
vì thế mà chịu nhiều bất hạnh, đau đớn và tủi hổ, cái chết của Thị Kính gây
cho người đọc nhiều xúc động và thương cảm, khép lại một cuộc đời quá
nhiều bi kịch.
Nhân vật Thị Kính là điển hình cho số phận người phụ nữ chịu nhiều
đau đớn tủi hổ khiến người đọc thương cảm, xót xa với những cay đắng mà
những con người ấy phải chịu đựng trong suốt một thời gian dài, điều này làm
nên giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.Đó là sự đồng cảm , xót xa của tác
18


giả trước những bi kịch của con người với số phận bất hạnh, qua đó cũng phê
phán xã hội phong kiến nhiều bất công, đẩy con người tới những đau khổ tột
cùng.
2.2. Quan Âm Thị Kính lí giải số phận con ngƣởi bằng tƣ tƣởng Phật
giáo.
Toàn bộ những chi tiết xoay quanh cuộc đời Thị Kính đều được lí giải
bằng tư tưởng Phật giáo với những triết lí sống sâu sắc và nhân văn. Sự lí giải
ấy được bắt nguồn từ tích truyện Phật giáo kể về cuộc đời và số phận của Thị
Kính. Nội dung tư tưởng Phật giáo là giải thoát cho con người khỏi biển khổ,
tu hành theo Phật giáo là thoát khỏi cảnh khổ để đến cõi niết bàn hoàn toàn
thanh tịnh, tìm ra một hướng đi mới, một con đường mới cho con người.
Tiền kiếp của Thị Kính là một đấng nam nhi, đã chín kiếp xuất gia tu
hành từ thuở thiếu thời, vượt qua mọi cơn sóng nghịch cảnh, nhưng vẫn chưa

thành Phật, và thuyền trần chưa neo được vào bến giác. Đức Phật Thích Ca
Mầu Ni muốn thử lòng nên đã đưa ra thử thách:
Đức Mầu Ni xuống thử lòng
Hiện ra một ả tư dung mỹ miều
Lần khan ép dấu nài yêu
Người rằng: vốn đã lánh điều trăng hoa
Chỉ vì một niệm sai lầm :
Có chăng kiếp trước họa là
Kiếp này sợi chỉ trót đà buộc tay
mà phải bị thác sinh, trầm luân thêm một kiếp ở cõi người. Hơn nữa ở đây lại
là kiếp hồng nhan bạc mệnh, một người phụ nữ phải chịu quá nhiều đau đớn,
oan ức và tủi nhục.Thị Kính là một phụ nữ đã tài sắc vẹn toàn lại hiếu thảo hết
lòng, được bố mẹ gả cho Sùng Thiện Sĩ, chỉ vì muốn cắt sợi râu mọc ngược
trên khuôn mặt người chồng mà nàng bị vu oan cho tội giết chồng. Tình ngay

19


lý gian, không sao giãi bày được nỗi oan, Thị Kính cắn răng chịu tủi nhục,
quay về nhà cha mẹ. Nhưng rồi nỗi oan khổ cũng chẳng biết thổ lộ cùng ai,
nàng bèn quyết tâm đi tu, trước là báo đáp ân sâu của cha mẹ, sau là tẩy rửa
nỗi oan khiên, nàng tìm đến nương nhờ nơi cửa Phật để cõi lòng được bình
an, và được yên phận với những tháng ngày còn lại.
Đoạn đời thứ hai của Thị Kính gắn với màu áo nâu sồng của một chú
tiểu. Từ thân phận phụ nữ, phải cải dạng nam trang để chôn vùi quá khứ trong
lời kinh câu kệ, tìm chút thanh thản, không vướng bụi trần. Thế nhưng dường
như chướng căn tiền kiếp đã làm nên mối oan tình thứ hai từ vụ án chửa
hoang của Thị Mầu, đó dường như là sự trả giá từ kiếp trước của Thị Kính,
chỉ vì một chút vọng tâm (tâm sai lầm) với cái niệm mê lầm vào nữ sắc,
không giữ được cái tâm chân thật mà gieo nhân xấu để rồi nhận lấy quả xấu

bằng thử thách trong oan nghiệt suốt một đời người rồi mới thành Phật,Thị
Kính vì một niệm khởi dâm mới bị đọa xuống làm người, chịu cảnh trần
duyên nửa đời nửa đoạn, đi tu lại gặp Thị Mầu vu oan cho tội dâm, theo quan
niệm của Đạo Phật thì đó là luật nhân quả gây nên nhiều oan trái cho con
người. Theo đạo Phật, luật nhân quả nghiệp báo được đề cao, con người ta
gieo nhân nào thì gặp quả đó, có thể thấy ngay cái quả do nhân mình gieo
trong kiếp này nhưng cũng có khi là kiếp khác, nghiệp là hành động chúng ta
lặp đi lặp lại, nếu hành động đúng, tốt thì nghiệp báo sẽ tốt, nếu làm việc xấu,
mắc nợ cuộc đời thì nghiệp báo bắt ta phải trả.
Thị Kính không chỉ đóng vai trò của một nạn nhân mà còn đóng vai trò
của một đấng cứu nạn. Đưa ra tình huống truyện éo le này, trước hết tác giả
Quan Âm Thị Kính nhằm đề cao chữ “nhẫn” của bậc chân tu. Thị Kính đến
với cửa thiền môn có thể coi là giải pháp cho nhiều người phụ nữ bất hạnh,
mong tìm thấy một chốn nương tựa bình an. Tuy nhiên ngay chính nơi tưởng
như lánh xa đời tục, những tham, sân, si vẫn cám dỗ một cách dai dẳng,

20


những mối dây liên hệ với cuộc đời vẫn không thể cắt bỏ. Ngay những ngày
sống ở cửa Phật, dường như Thị Kính vẫn là con người của trần thế, của gia
đình. Những khoảnh khắc nhớ nhà của Thị Kính cũng được diễn giải rất tự
nhiên, cho thấy mối dây hồng trần vẫn khiến nàng không hẳn để lòng mình
nguôi ngoai theo nhịp kinh kệ:
Đòi cơn tưởng nỗi hương quê
Người đi ngàn dặm lòng về năm canh
hay:
Lấy chi làm chuyện giải phiền
Quyển kinh trăm lá ngọn đèn một hoa
Bạch vân khuất nẻo xa xa

Song thân ta đấy là nhà phải không?
Bể non chưa chút đền công
Bấy lâu nay những nặng lòng vì con
Tuy rằng những đoạn diễn tả tâm trạng này không phức tạp và đẫm
nước mắt như Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du, nhưng đọc lên vẫn
khiến người nghe phải thương cảm cho nỗi niềm của một người con chí hiếu.
Nhìn từ tâm trạng của tiểu Kính Tâm, ta có thể thấu đáo hơn quan niệm về
người xuất gia của dân gian đã được gửi gắm trong tác phẩm. Đây là sự gặp
gỡ giữa đạo và đời bằng một sợi dây vô hình nhưng có mối liên kết chặt chẽ
và khăng khít.
Trên con đường đắc đạo thành Phật, Thị Kính mang nỗi oan với Thị
Mầu. Thị Mầu là một hình tượng khá độc đáo trong truyện Nôm Quan Âm Thị
Kính với những dục vọng không hề che đậy. Thị Mầu cũng là một dạng thôn
nữ yếm thắm rất táo bạo trong những khát vọng trần thế, bởi vậy khi gặp tiểu
Kính Tâm mà đem lòng yêu thương cũng là điều tất yếu. Đoạn kể chuyện Thị
Mầu ve vãn tiểu Kính Tâm sau này đã được nghệ thuật sân khấu chèo dựng

21


×