Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Tìm hiểu giá trị thơ vịnh sử của nguyễn khuyến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (709.48 KB, 56 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

NGUYỄN THỊ HỒNG

TÌM HIỂU GIÁ TRỊ THƠ VỊNH SỬ
CỦA NGUYỄN KHUYẾN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học
TS. Nguyễn Thị Nhàn

Hà Nội, 2015


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, cho em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới
TS. Nguyễn Thị Nhàn, người đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình làm khóa
luận này.
Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trong tổ
Văn học Việt Nam, khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 và các
bạn đã tận tình động viên và giúp đỡ em trong quá trình làm khóa luận.
Trong quá trình thực hiện, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan,
nên bài viết của em còn nhiều thiếu sót. Bởi vậy, kính mong quý thầy cô và
các bạn góp ý, sửa chữa để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, tháng 5 năm 2015
Sinh viên

Nguyễn Thị Hồng




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình của riêng tôi, không trùng lặp với
kết quả của bất kì tác giả nào đã được công bố.
Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 5 năm 2015
Sinh viên

Nguyễn Thị Hồng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 2
3. Mục đích nghiên cứu.................................................................................. 4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 4
5. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu ............................................................. 4
6. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 4
7. Đóng góp của đề tài ................................................................................... 5
8. Bố cục của đề tài ........................................................................................ 5
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. TÁC GIẢ NGUYỄN KHUYẾN VÀ THƠ VỊNH SỬ
1.1 Tác giả Nguyễn Khuyến .......................................................................... 6
1.2. Khái lược về thơ vịnh sử ......................................................................... 9
1.3.Thơ vịnh sử của Nguyễn Khuyến .......................................................... 11
Chương 2. THƠ VỊNH SỬ CỦA NGUYỄN KHUYẾN NHÌN TỪ PHƯƠNG
DIỆN NỘI DUNG
2.1. Vịnh về nhân vật anh hùng ................................................................... 15

2.2 Vịnh về nhân vật nho sĩ ......................................................................... 24
2.3 Vịnh về nhân vật liệt nữ ......................................................................... 32
2.4 Vịnh về nhân vật đế vương .................................................................... 34
2.5 Vịnh về nhân vật tăng lữ ........................................................................ 35
2.6 Vịnh về nhân vật khác…………………………………………………36
Chương 3. THƠ VỊNH SỬ CỦA NGUYỄN KHUYẾN NHÌN TỪ PHƯƠNG
DIỆN NGHỆ THUẬT
3.1 Thể thơ và cấu trúc bài thơ .................................................................... 40
3.2 Giọng điệu .............................................................................................. 42


3.3 Hình ảnh ................................................................................................. 44
3.4 Điển tích, điển cố ................................................................................... 46
PHẦN KẾT LUẬN ......................................................................................... 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1 Nguyễn Khuyến là một trong những tác giả lớn, có nhiều đóng góp
cho văn học dân tộc nói chung và văn học cổ điển nói riêng. Thơ văn Nguyễn
Khuyến là điểm sáng của Văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX –
những năm đầu thế kỷ XX. Cùng với sự xuất hiện của nhiều tác gia tên tuổi
khác, Nguyễn Khuyến đã để lại cho đời di sản văn chương quý giá, là người
có đóng góp lớn cho sự phát triển của văn học dân tộc.
Nói đến thơ Nguyễn Khuyến là nói đến một hồn thơ bình dị với những
cảm thức bình dị sâu lắng. Ông là người từng chứng kiến những bước thăng
trầm bi thương của dân tộc, tận mắt chứng kiến sự thất bại của triều đình nhà
Nguyễn và các phong trào yêu nước, là người nhận thấy một cách đau xót
nhất sự sụp đổ của một hệ tư tưởng lỗi thời. Nguyễn Khuyến không phải là

anh hùng dân tộc như Nguyễn Trãi, nỗi niềm của ông gần với Nguyễn Du: có
những nỗi dằn vặt có lẽ không thể nói ra và đều mong hậu thế hiểu cho mình,
cho nỗi khó xử của mình.
1.2 Nguyễn Khuyến là đại diện tiêu biểu cho lớp người được đào tạo
dưới nhà trường phong kiến. Sinh ra trong bối cảnh đất nước dưới chế độ nửa
thực dân nửa phong kiến, ông luôn mặc cảm về sự bất lực trước thời cuộc,
khắc khoải suốt năm tháng cuối đời. Nguyễn Khuyến làm quan khoảng hơn
mười năm, thì có năm đến sáu năm ông soạn sử. Chính vì vậy, hơn ai hết ông
là người có vốn hiểu biết sâu rộng về lịch sử, ông có cái nhìn thấu đáo về con
người qua các triều đại. Từ đó Nguyễn Khuyến mang đến cho người đọc
nhiều cách nhìn mới mẻ về con người qua các bài thơ vịnh sử. Thông qua các
bài thơ vịnh sử này sẽ giúp chúng ta có một cái nhìn sâu sắc về con người
Nguyễn Khuyến.

1

-


1.3 Xưa nay giới nghiên cứu thường quan tâm nhiều tới những sáng tác
về nông thôn trong thơ Nguyễn Khuyến; bi kịch, tâm hồn nhà thơ; những vấn
đề thế sự đương thời… Mảng thơ vịnh sử trong sự nghiệp văn chuơng của
Nguyễn Khuyến dường như ít đuợc nhìn nhận thỏa đáng. Điều này, khuyến
khích chúng tôi, theo đuổi ý tuởng khoa học cho khóa luận của mình.
Với những lý do trên, chúng tôi đã chọn đề tài Tìm hiểu giá trị thơ vịnh sử
của Nguyễn Khuyến cho bài luận văn của mình. Qua đề tài này, chúng tôi mong
muốn khảo sát một cách có hệ thống, sâu sắc hơn những giá trị về nội dung và
nghệ thuật trong thơ vịnh sử của Nguyễn Khuyến. Đồng thời cũng giúp cho
người viết tự trau dồi thêm vốn kiến thức của mình để hiểu sâu hơn về thơ văn,
tư tưởng, tình cảm, thái độ và tài năng của thi hào Nguyễn Khuyến. Đó là một

việc làm hữu ích, có ý nghĩa với một giáo viên dạy văn trong tuơng lai.
2. Lịch sử vấn đề
Nguyễn Khuyến là một trong những cây đại thụ của nền Văn học Việt
Nam. Những sáng tác của ông đã ăn sâu vào đất Việt, góp phần tạo nên sự
phong phú cho di sản văn hóa cha ông. Vì vậy, việc tìm hiểu về thơ văn của
ông đã có từ lâu.
Trong phần lịch sử vấn đề này, chúng tôi xin trình bày một số bài viết,
những ý kiến liên quan trực tiếp đến đề tài luận văn.
Là một trong những cây đại thụ của nền văn học dân tộc, cuộc đời cũng
như sự nghiệp thơ văn Nguyễn Khuyến từ trước tới nay đã có nhiều công
trình nghiên cứu có giá trị. Thơ văn Nguyễn Khuyến được đăng tải đầu tiên là
trên tạp chí Nam Phong vào trước những năm 20 của thế kỷ (đăng trong mục
Thơ ca Yên Đổ trên Nam Phong, nhưng cũng phải đợi đến gần hai chục năm
sau thì công tác văn học sử trên đường hình thành mới tìm đến Nguyễn
Khuyến. Với công trình Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm
(Nha học chính Đông Pháp xuất bản, Hà Nội, 1943), ngành nghiên cứu văn

2

-


học, mà trước hết là lịch sử văn học bắt đầu chú ý đến Nguyễn Khuyến.
Cuối 1998, công trình Nguyễn Khuyến, về tác gia và tác phẩm do Vũ
Thanh tuyển chọn và giới thiệu (Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội, 1998, tập
hợp một cách rộng rãi các bài viết và công trình khoa học tiêu biểu về cuộc
đời và sự nghiệp của Nguyễn Khuyến từ xưa đến nay [14].
Đặc biệt, tìm hiểu về thơ vịnh sử của Nguyễn Khuyến, tác giả Nguyễn
Văn Huyền “Lời giới thiệu” cuốn Nguyễn Khuyến tác phẩm, (Nhà xuất bản
Tp HCM, 2002), có viết : “Ta cũng không thể không điểm ở đây một số bài

trong số trên tám chục bài thơ vịnh sử (cả sử ta và sử Tàu) mới được phát
hiện, dễ làm cho ai quen thưởng thức thơ Nguyễn Khuyến đã công bố trước
đây không khỏi ngỡ ngàng, vì sự khác lạ về đề tài, về cảm xúc thẩm mỹ, cũng
như ngôn ngữ thơ ca” [8;tr.36]. Tác giả đã chỉ ra đối tượng, nhân vật được
Nguyễn Khuyến đề vịnh. Ông cũng chỉ rõ nội dung thơ vịnh sử của Nguyễn
Khuyến tập trung khắc họa các nhân vật anh hùng, nho sĩ với cảm hứng ngợi
ca, thể hiện niềm tự hào dân tộc. Bài viết của Nguyễn Văn Huyền khái quát
nội dung trong thơ vịnh sử của Nguyễn Khuyến mà chưa có phần nghệ thuật.
Trần Thị Băng Thanh (1999) trong công trình Những suy nghĩ từ văn
học trung đại [16;229], (NXB KHXH), cũng chỉ ra nội dung thơ vịnh sử của
Nguyễn Khuyến là những vần thơ hào sảng ca ngợi anh hùng cứu nước, là sự
trân trọng và mong mỏi với những bậc trung thần, là sự ngậm ngùi trước
những gian thần và hôn quân. Tác giả chỉ rõ: “Qua thơ vịnh sử thấy được tình
yêu đất nước của Nguyễn Khuyến” [16;229]. Ở đây, chúng ta thấy, cũng
giống như Nguyễn Văn Huyền, Trần Thị Băng Thanh cũng nhận xét khái quát
về nội dung, chưa chú ý đến phần nghệ thuật trong thơ vịnh sử của Nguyễn
Khuyến.
Tiếp thu thành tựu của các nhà nghiên cứu đi trước, coi đó là khám phá
có tính chất định hướng, chúng tôi đi vào tìm hiểu “Giá trị thơ vịnh sử của
Nguyễn Khuyến” với mong muốn đưa ra những kiến giải có tính hệ thống, chi

3

-


tiết hơn về những đóng góp của ông trong mảng sáng tác này.
3. Mục đích nghiên cứu
Với đề tài này, chúng tôi hướng tới hai mục đích chính như sau:
- Khẳng định giá trị nội dung, nghệ thuật trong thơ vịnh sử của Nguyễn

Khuyến.
- Qua đó, có cái nhìn sâu sắc về con người, tư tưởng, tình cảm, thái độ và
tài năng của nhà thơ.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu đặc điểm thực tiễn lịch sử, hoàn cảnh cuộc đời nhà thơ. Đó là
cơ sở để phục vụ cho việc tìm hiểu Giá trị thơ vịnh sử của Nguyễn Khuyến
- Tìm hiểu đặc điểm thơ vịnh sử, khảo sát giá trị nội dung, giá trị nghệ
thuật thơ vinh sử của Nguyễn Khuyến.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Về tài liệu khảo sát
Với đề tài này, chúng tôi khảo sát 18 bài thơ vịnh sử của Nguyễn Khuyến
(được in trong cuốn Nguyễn Khuyến tác phẩm – NXB TPHCM, 2002).
5.2 Phạm vi khoa học
Khóa luận tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật thơ vịnh sử Nguyễn
Khuyến
6. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài Tìm hiểu giá trị thơ vịnh sử của Nguyễn Khuyến
chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
- Phuơng pháp nghiên cứu thể loại
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.

4

-


Ngoài ra, luận văn còn kết hợp các thao tác, phuơng pháp nghiên cứu
khác như bình giảng, phương pháp thi pháp học.
7. Đóng góp của đề tài

Khóa luận là công trình khoa học tìm hiểu một cách hệ thống giá trị nội
dung và nghệ thuật trong thơ vịnh sử của Nguyễn Khuyến.
Luận văn phục vụ hữu ích cho việc học tập và giảng dạy thơ văn Nguyễn
Khuyến trong nhà trường được tốt hơn.
8. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung chính của
khóa luận chia làm ba chương
Chương 1. Tác giả Nguyễn Khuyến và thơ vịnh sử
Chương 2. Thơ vịnh sử của Nguyễn Khuyến nhìn từ phương diện nội dung
Chương 3. Thơ vịnh sử của Nguyễn Khuyến nhìn từ phương diện nghệ thuật

5

-


NỘI DUNG
Chương 1. TÁC GIẢ NGUYỄN KHUYẾN VÀ THƠ VỊNH SỬ

1.1.

Tác giả Nguyễn Khuyến
1.1.1. Cuộc đời

Do đề tài và khuôn khổ của khóa luận, phần này chúng tôi trình bày hết
sức ngắn gọn và khái quát về tác giả Nguyễn Khuyến.
Nguyễn Khuyến sinh ngày 18 tháng giêng năm Ất Mùi, Minh Mệnh thứ
16 (tức 15/2/1835) ở quê mẹ làng Hoàng Xá, huyện Ý Yên, Nam Định, nhưng
ông lớn lên chủ yếu tại quê cha tại làng Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà
Nam. Tên ông lúc đầu là Thắng, mãi đến 1864, thi Hội không đỗ mới đổi là

Khuyến (Khuyến ở đây là cố gắng). Người địa phương quen gọi Nguyễn
Khuyến lúc về già là cụ Tam (ba lần đậu đầu), cụ Hoàng Và (Và là tên Nôm
của xóm Vị Hà) hay cụ Hoàng Thắng (Hoàng là học vị Giáp Hoàng). Hiệu là
Quế Sơn.
Nguyễn Khuyến xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo, hai bên nội
ngoại đều có truyền thống khoa bảng. Cha là Nguyễn Liễn, đỗ ba khoa tú tài,
chuyên nghề dạy học. Cuộc sống thanh bạch, giản dị, trọng đạo lý. Tính tình
hào phóng của cụ đã ảnh hưởng sâu sắc đến nhà thơ sau này. Mẹ là Trần Thị
Thoan (con gái ông Trần Công Trạc đã đỗ sinh đồ thời Lê Mạc). Theo nhà thơ
kể lại trong gia phả thì mẹ ông là một bậc nữ lưu mẫu mực trong xã hội
cũ“tính tình đoan trang, trầm tĩnh, thuận hòa”, lại rất mực thương người, mọi
việc nữ công gia chánh đều thông thạo. Cả một đời bà chịu thương, chịu khó
phụng dưỡng bố mẹ chồng, chăm chỉ làm lụng, có lúc phải bán cả tư trang,
may thuê vá mướn kiếm sống để khuyến khích nuôi chồng con ăn học.
Thừa hưởng truyền thống gia đình, từ bé Nguyễn Khuyến đã nổi tiếng là

6

-


người thông minh, hiếu học.
Năm 17 tuổi, ông thi Hương với cha nhưng không đỗ. Sau đó cha mất,
cảnh nhà lại nghèo nên ông phải tự kiếm sống. Bấy giờ có ông nghè Vũ Văn
Lý, trước là học trò cũ của bác Nguyễn Khuyến đem về nuôi và cho ăn học.
Năm 1864, Nguyễn Khuyến đỗ đầu Cử nhân trường Hà Nội, đến các khoa thi
tiếp theo 1865, 1868, 1869 đều thi trượt. Năm 1871, ông thi Hội lần thứ 2, đỗ
Hội Nguyên, sau đó đỗ Đình nguyên. Cả ba lần thi Hương, thi Hội, thi Đình
ông đều đỗ đầu nên người đời thường gọi ông là Tam Nguyên Yên Đổ. Ông
được vua Tự Đức ban cờ biển và viết vào hai chữ “Tam Nguyên”.

Sau khi thi đỗ, Nguyễn Khuyến được cử ra làm quan ở Sứ quán trong
triều. Năm 1873, ông được cử ra làm Đốc học tỉnh Thanh Hóa, rồi Án sát tỉnh
Thanh Hóa. Năm 1874, mẹ mất, ông xin về quê để tang mẹ. Mãn tang, ông
vào kinh làm Biện lý Bộ hộ. Năm 1877, đổi làm bố chánh tỉnh Quảng Ngãi,
trong năm này, ông và các quan đầu tỉnh Quảng Ngãi bị phạt vì tội không kịp
thời “đảo vũ” và không dẹp nổi loạn lạc. Năm 1879, Nguyễn Khuyến bị điều
về kinh sung chức Trực học sĩ và làm Toản tu ở Quốc Sử quán. Năm 1883,
triều đình Huế cử ông làm phó sứ cùng với Lã Xuân Oai làm chánh sứ đi
công cán nhà Thanh, nhưng tình hình biến đổi: tháng 8 năm 1883 Thuận An
(Huế) thất thủ, việc đi sứ bị đình, ông lại về chức cũ. Tháng 12/1883, thực
dân Pháp đem quân đánh chiếm Sơn Tây. Nguyễn Hữu Độ cử Nguyễn
Khuyễn làm Tổng đốc, nhưng ông dứt khoát từ chối. Mùa thu 1884, ông lấy
cớ đau mắt nặng xin cáo quan trở về Yên Đổ, khi mới 50 tuổi.
Chính hành động trở về của Nguyến Khuyến là bước ngoặt quan trọng
trong cuộc đời ông. Đó là cái mốc có ý nghĩa quyết định việc hình thành tinh
thần yêu nước, bộc lộ nhân phẩm của Nguyễn Khuyến. Khi ông kiên quyết
không màng đến danh lợi. Bởi vì làm quan lúc đó thực chất là làm tay sai cho
giặc. Về hưu quan cũng là thời gian ông có điều kiện chan hòa với cuộc sống

7

-


cơ khổ và thân phận mất nước, của bà con làng xóm quê hương.
Ông mất ngày 15 tháng giêng năm Kỷ Dậu (tức ngày 5/2/1909), thọ
75 tuổi.
1.1.2. Sự nghiệp
Thơ văn Nguyễn Khuyến cho tới nay vẫn chưa được sưu tầm và công bố
một cách đầy đủ. Nhưng với những gì hiện có cũng đủ để khẳng định sự đóng

góp lớn lao của ông cho lịch sử văn học dân tộc.
Người ta biết đến thơ văn của ông chủ yếu qua hai tập thơ Quế Sơn thi
tập (thơ chữ Hán) và Tam Nguyên Yên Đổ thi ca (thơ văn Nôm); Những sáng
tác thơ của Nguyễn Khuyến đuợc viết với nhiều thể loại: Thất ngôn bát cú,
thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn, lục bát, song thất lục bát, hát nói, ca trù. Ngoài
ra Nguyễn Khuyến còn biết câu đối. Ông được coi là người làm câu đối cự
phách nhất trong làng văn học Việt Nam từ xưa đến nay.
Riêng về thơ chữ Hán, chúng tôi khảo sát trong cuốn Tuyển tập thơ chữ
Hán Nguyễn Khuyến do Trần Văn Nhĩ tuyển chọn và dịch thơ, NXB Văn
nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2005; gồm các tập sau:
- Yên Đổ tiến sĩ thi tập (72 bài)
- Quế Sơn thi tập (135 bài)
- Quế Sơn Tam Nguyên thi tập (73 bài)
- Quế Sơn thi tập tục biên ( 33 bài)
- Hải Vân Am thi tập ( 22 bài)
- Yên Đổ Tam Nguyên thi tập (13 bài)
- Quế Sơn cựu lục (4 bài)
Nguyễn Khuyến là một nhà thơ yêu nước. Thơ văn ông vừa bộc lộ tâm
sự cao quý của một tri thức yêu nước tha thiết, sâu sắc, nhưng bất lực, vừa có
giá trị phê phán hiện thực xã hội xấu xa đương thời. Thơ văn ông rất giàu tình
cảm, lại đậm đà màu sắc dân tộc.

8

-


1.2. Khái lược về thơ vịnh sử
1.2.1. Khái niệm
Theo Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn

Khắc Phi, NXB GD, 2004, tr.320): “Thơ vịnh sử là thơ ca vịnh sự kiện và
nhân vật lịch sử. Bài thơ vịnh sử nổi tiếng đầu tiên trong lịch sử văn học
Trung Quốc là của Ban Cố đời Hán, viết về sự tích nàng Đề Oanh xin chịu tội
thay cha, lấy “Vịnh sử” làm tên bài thơ. Nhưng thơ vịnh sử có thể bắt đầu
sớm hơn từ trong Kinh thi, Ly tao”.
Theo giáo trình Văn học Việt Nam thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XVIII, tập
II, Nxb. Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1979, tr.204; đưa ra khái niệm
như sau: “Thơ vịnh sử là loại thơ vịnh truyện cũ, người xưa “Làm thơ vịnh sử
chủ yếu gửi gắm ý chê khen”(trích lời tự tập thơ Việt giám vịnh sử của Đặng
Minh Khiêm). Cũng như các thể tài khác, thơ vịnh sử được sáng tác theo
những quan niệm truyền thống, trong đó nổi bật là tính chất sùng cổ và tính
giáo huấn theo quan điểm chính thống”.
1.2.2. Đặc điểm
Như vậy, khái niệm về thơ vịnh sử đã chỉ cho thấy hai yếu tố căn bản:
Thứ nhất là thể loại thơ ca; Thứ hai là đề tài viết về lịch sử (sự kiện hoặc
nhân vật).
Vì là thơ vịnh nên có những đặc điểm khác thơ ca bình thường. Thơ vịnh
luôn biểu lộ thái độ, tình cảm của nguời làm thơ trước đối tượng được đem ra
làm khách thể. Có thể nói, thơ vịnh sử là những áng văn chương nhằm xác
định giá trị của nhân vật, hoặc sự kiện lịch sử, dưới góc độ của một lý tuởng
nào đó.
Nguời làm thơ vịnh sử có thể bộc lộ thái độ khen chê, tán thưởng hay
phê phán, tự hào, khâm phục… trước sự kiện lịch sử, trước nhân vật được

9

-


nhắc tới tùy theo góc nhìn nhận. Có thể từ góc nhìn đạo đức, góc nhìn dân tộc.

Chẳng hạn, khi vịnh về Lý Ông Trọng, Nguyễn Khuyến bày tỏ sự khâm phục
nhân vật sâu sắc. Nhà thơ cho rằng, ông là người trời, là bậc thần minh. Thân
hình to lớn của Lý Ông Trọng và oai vũ của ông khiến nguời phương Bắc nể
phục, ông còn sống mãi trong đời sống tâm linh của người Việt:
Thiên túng nam giao trác bất quần,
Khôi nhiên nhất trượng thập vi thân.
Uy thôn ủy giới kình vô lãng,
Dũng bách hồ nhi tái tuyệt phân.
(Ông là người trời giáng xuống cõi Nam, vĩ đại không ai bì kịp,
Tấm thân to lớn, cao tới một trượng, to tới mười vi.
Oai vũ vang khắp sông nước, cá kình không gây nổi sóng
Sức mạnh làm kinh sợ giặc Hồ, ngoài bờ cõi hết mây mù.)
Như thế, thơ vịnh sử vừa cho thấy “chân dung” đối tượng đuợc vịnh lại
cho hiểu rõ hơn tâm tư, thái độ người làm thơ vịnh.
Tuy vậy, nét nổi bật trong thơ vịnh sử của cha ông ta là niềm tự hào về
lịch sử vinh quang và phẩm chất cao quí của dân tộc. Tác giả thơ vịnh sử
thường ca tụng những nhân vật có công tích với dân tộc, với nhân dân. Có khi
thì vịnh về những anh hùng dân tộc, những người có công đuổi giặc, giữ
nước, khi vịnh về những danh nhân văn hóa…
Thơ vịnh sử thời Nguyễn Khuyến chính là một trong những tiếng nói thể
hiện được mức độ nhất định tinh thần dân tộc, ý thức độc lập tự chủ bền vững
và mạnh mẽ. Sự phát triển của nó chứng tỏ yêu nước vẫn là một chủ đề quan
trọng trong những tác phẩm của trí thức có tinh thần dân tộc, trong khi giai
cấp phong kiến dần dần trở thành kẻ phản bội Tổ quốc, chia cắt đất nước,
khiếp nhược trước sự đe dọa của giặc ngoài.
Mỗi bài thơ vịnh sử thường có hai phần xen kẽ: Tự sự và bình luận. Phần

10

-



tự sự thường kể về lai lịch, hành trạng, công tích của nhân vật, ở phần này,
vấn đề then chốt là lựa chọn sự việc tiêu biểu và có ý nghĩa khái quát. Phần
bình luận là để khen, chê nhân vật.
1.3.Thơ vịnh sử của Nguyễn Khuyến
1.3.1. Thống kê
Thơ vịnh sử của văn học Việt Nam thường có những bài vịnh Bắc sử,
vịnh Nam sử tức đề vịnh nhân vật, sự kiện, di tích lịch sử. Ở Việt Nam, thơ
vịnh sử hầu hết được viết bằng chứ Hán, song cũng có một số ít bài viết bằng
chữ Nôm. Bài viết của chúng tôi chỉ khảo sát mảng thơ chữ Hán vịnh sử của
Nguyễn Khuyến trên tổng số hơn tám chục bài thơ vịnh sử cả bằng chữ Hán
và chữ Nôm của ông. Làm thơ vịnh sử đối với ông chỉ như viết bút kí lịch sử
bằng thơ về các nhân vật, những sự kiện lịch sử mà mình tâm đắc. Dưới đây,
chúng tôi liệt kê 18 bài thơ vịnh sử viết bằng chữ Hán tiêu biểu của Nguyễn
Khuyến và thống kê các kiểu loại nhân vật được đề vịnh qua những sáng tác
đó:

STT

1

Tên bài thơ

Nhận vật
được đề vịnh

Vịnh Đổng

Phù Đổng


Thiên Vương

Thiên Vương

Loại nhân

Nhân

Nhân

vật

vật

Việt

Trung

Nam

Hoa

vật đuợc đề
vịnh
Anh

hùng

x


truyền thuyết

( Thánh
Gióng)
2

Vịnh Lý Thiên

Lý Thiên

Vương

Vương (Lý

Anh

hùng

x

truyền thuyết

Ông Trọng)

11

-



3

Vịnh Trưng Nữ

Trưng Trắc

Vương
4

Đề Tống Trân

Anh

hùng

x

truyền thuyết
Tống Trân

Nho sĩ

x

Vịnh Tô Hiến

Tô Hiến

Nho sĩ


x

Thành

Thành

Vịnh Trần Hưng

Trần Hưng

Đạo

Đạo

lịch sử

Vịnh Trương

Trương Hán

Nho sĩ

Hán Siêu

Siêu

Mộ (Đề mộ
Tống Trân)
5


6

7

8

9

Vịnh Huyền

Anh

hùng

x

Huyền Quang Tăng lữ

Quang

(Lý Đạo Tái)

Vịnh Chu Văn

Chu Văn An

x

Nho sĩ


x

Mạc Đĩnh Chi Nho sĩ

x

An
10

Vịnh Mạc Trạng
Nguyên

11

Điếu Đặng Tất

Đặng Tất

(Viếng Đặng

Anh

hùng

x

lịch sử

Tất)
12


Vịnh Nguyễn

Nguyễn Trãi

Nho sĩ

x

Lương Thế

Nho sĩ

x

Hành Khiển
(Vịnh quan
Hành Khiển họ
Nguyễn)
13

Đề Lương Trạng

12

-


Nguyên từ ( Đề


Vinh

đền thờ Trạng
nguyên họ
Lương)
14

Đề Vũ Thị từ

Vũ Thị Thiết

Liệt nữ

x

(Đề đền thờ Vũ
Thị)
15

Phạm Lãi du ngũ

Phạm Lãi

Kẻ sĩ

x

Lý Bạch

Nhà thơ


x

Nhạc Phi

Anh hùng

x

Trần Hậu Chủ Đế vương

x

hổ (Phạm Lãi
chơi ngũ hổ)
16

Lý Bạch điếu
ngao (Lý Bạch
câu rùa biển)

17

Vịnh Nhạc Vũ
Mục

18

Vịnh Trần Hậu
Chủ


1.3.2. Nhận xét khái quát
Nhìn vào bảng thống kê, ta thấy Nguyễn Khuyến quan tâm nhiều đến
nhân vật lịch sử của dân tộc, 14/18 (chiếm 77,7%) bài vịnh về các nhân vật
lịch sử của người Việt, chỉ có 4/18 (chiếm 22,3%) bài vịnh về nhân vật Trung
Hoa. Điều này cho thấy, nhà thơ hướng về quá khứ dân tộc mình hơn là quá
khứ người phương Bắc.
Trong 18 bài thơ vịnh sử của mình, Nguyễn Khuyến chủ yếu nhắc đến
những nhân vật anh hùng, trung thần nghĩa sĩ cả trong truyền thuyết như
Đổng Thiên Vương, Lý Thiên Vương; đến những nhân vật anh hùng trong

13

-


lịch sử như Trần Hưng Đạo, Nhạc Phi, Đặng Tất. Những bậc hiền triết, nho sĩ
như Chu Văn An, Lý Bạch, Mạc Trạng Nguyên, Lương Thế Vinh… Những
người phụ nữ danh tiếng như Trưng Trắc, thủy chung son sắt như Vũ Thị
Thiết. Nhân vật phản diện là đế vương Trần Hậu Chủ xa xỉ, ham chơi để mất
nước, cũng thuộc đối tượng phê phán của nhà thơ.
Như vậy, nội dung cũng như đối tượng phản ánh trong thơ vịnh sử của
Nguyễn Khuyến khá phong phú, đó là những nhân vật đã được định hình trọn
vẹn trong lịch sử. Những đối tượng này đã được “Nhà thơ tái hiện nó trong
tác phẩm không thêm thắt đã đành, mà còn đảm bảo tính chính xác đến từng
chi tiết. Xúc cảm thẩm mỹ, lý tưởng thẩm mỹ của tác giả chỉ có thể được biểu
lộ gián tiếp qua sự lựa chọn đề tài, khai thác chi tiết, và trực tiếp là thái độ
biểu cảm của tác giả. Và tuy là tái hiện quá khứ, song bằng những thủ thuật
trên, tác phẩm có ý ẩn dụ, hoặc ám dụ, tạo nên sự liên tưởng tới thực tại
đương thời. Thơ vịnh sử của Nguyễn Khuyến là như thế” [8,tr.36].

Tiểu kết chương 1
Nguyễn Khuyến sống vào thời đại bi thương của dân tộc. Có triều chính
mà vua quan không có thực quyền, chỉ là “phường chèo trên sân khấu”. Về
hưu quan, Nguyễn Khuyến đã “dũng thoái” để tránh phải làm kẻ bán nước
cầu vinh. Ông gửi nỗi niềm vào sáng tác thơ văn. Thơ vịnh sử là một phần
làm nên sự nghiệp văn chương của nhà thơ Yên Đổ. Dựa vào những đặc điểm
của thơ vịnh sử, Nguyễn Khuyến đã chọn lựa những nhân vật lịch sử theo
cách riêng của mình để được tỏ bày thái độ, tình cảm và thể hiện nhân cách.

14

-


Chương 2. THƠ VỊNH SỬ CỦA NGUYỄN KHUYẾN
NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG
Trong chương này, khóa luận sẽ trình bày giá trị nội dung thơ vịnh sử
Nguyễn Khuyến. Căn cứ vào tiêu chí phân loại các kiểu nhân vật đuợc vịnh ở
chương 1, hệ thống triển khai của luận văn sẽ theo cách phân chia như vậy.
2.1. Vịnh về nhân vật anh hùng
Trong mỗi bài thơ vịnh sử, người nghệ sĩ thường khái quát các nét chính
về cuộc đời nhân vật và bày tỏ thái độ, tình cảm của mình đối với các nhân
vật ấy. Các bài thơ vịnh “về nhân vật anh hùng” chiếm số lượng khá lớn 6/18
bài thơ (chiếm 33,3%). Ở đây, Nguyễn Khuyến nhắc đến những nhân vật từ
trong lời kể dân gian xa xưa đến những nhân vật thời Pháp thuộc. Theo trục
thời gian ấy, có sáu nhân vật anh hùng cả trong truyền thuyết và lịch sử đã
được đề vịnh khá rõ nét. Đó là Thánh Gióng, Lý Ông Trọng, Trưng Trắc,
Trần Hưng Đạo, Đặng Tất và Nhạc Phi.
2.1.1. V nh về nhân vật anh hùng trong truyền thuyết
Nhìn vào các tên tuổi được Nguyễn Khuyến đề vịnh, ta thấy có ba nhân

vật anh hùng trong truyền thuyết. Đó là Thánh Gióng, Lý Ông Trọng và
Trưng Trắc. Ở những nhân vật này, tùy theo lời kể dân gian trong dã sử,
truyền thuyết, Nguyễn Khuyến có cách thể hiện khác nhau. Duờng như ông
lưu tâm tới yếu tố huyền kỳ ở họ nhiều hơn.
Chẳng hạn, trong bài Vịnh Đổng Thiên Vương, Nguyễn Khuyến vịnh về
Thánh Gióng - một trong bốn vị Thánh bất tử trong tín nguỡng dân gian Việt
Nam. Tác giả không nhắc đến lai lịch của nhân vật. Ông bắt đầu từ sự kiện
khác thường: Ba năm đứa trẻ không biết nói, không cười rồi: “Một sớm vươn
dậy lập nên sự nghiệp phi thường”:

15

-


Tam tải tiềm long thế vị tri,
Nhất triêu phấn khởi đại thi vi.
(Ba năm rồng náu, đời còn chưa biết
Một sớm vươn dậy lập nên sự nghiệp phi thường.)
Những dòng thơ tiếp theo, tác giả miêu tả và vịnh về chiến tích của
người anh hùng công phá giặc Ân:
Kim tiên phá lỗ thiên thanh chấn
Thiết mã đằng không cổ tích kỳ.
(Roi vàng phá giặc, oai trời lừng lẫy,
Ngựa sắt bay lên không, để lại dấu cũ lạ kỳ.)
Để rồi, oai linh của cậu bé anh hùng làng Gióng ấy còn dư vang mãi mãi
khiến kẻ thù khiếp đảm, khiến non sông đất Việt còn ghi nhớ. Thánh Gióng là
biểu tượng bất tử:
Việt điện càn khôn lưu vĩ tích,
Ân giao thảo mộc thức dư uy.

Chí kim từ hạ tùng phong động.
Do tưởng đương niên đắc thắng qui.
(Đất trời nước Việt còn lưu công trạng kì vĩ,
Cỏ cây cõi Ân khiếp sợ oai thừa.
Đến nay nghe tiếng gió thổi trên cây tùng bên đền thờ,
Còn tưởng như người thắng trận trở về thuở ấy.)
Như vậy, Nguyễn Khuyến cũng giống như tất cả những người đất Việt,
đều cảm phục, trước tài năng, sức mạnh phi của ông Phù Đổng.
Cái hùng, cái đẹp thiêng liêng của người anh hùng trong truyền thuyết qua
thơ vịnh sử của Nguyễn Khuyến không chỉ có Phù Đổng Thiên Vương mà còn
có Lý Thiên Vương (tức Lý Ông Trọng). Vịnh Lý Thiên Vương Nguyễn
Khuyến đặc biệt vịnh về dáng vẻ “vĩ đại” của nhân vật này. Nhà thơ cũng nhắc

16

-


đến sự oai vũ, sức mạnh khiến quân giặc phải kinh sợ của Lý Ông Trọng:
Thiên túng nam giao trác bất quần,
Khôi thiên nhất trượng thập vi phân.
Uy thôn ủy giới kình vô lãng,
Dũng bách hồ nhi tái tuyệt phân.
(Ông là người trời giáng xuống cõi Nam, vĩ đại không ai bì kịp,
Tấm thân to lớn, cao tới một trượng, to tới mười vi.
Oai vũ vang khắp sông nước, cá kình không gây nổi sóng
Sức mạnh làm kinh sợ giặc Hồ, ngoài bờ cõi hết mây mù.)
L ý Ông Trọng quyết không nhận làm rể Tần Thủy Hoàng mà quyết về
quê hương xứ sở đất Việt:
Hiệu tiểu Tần phong vô túc quí,

Bất tu đồng trú tự nhiên thần.
(Tước lộc con con nhà Tần phong cho, không coi làm quí,
Chẳng cần phải đúc tượng đồng, nghiễm nhiên đã là thần.)
Ông không màng danh lợi, coi thường phú quí, cũng chẳng cần phải đúc
tượng đồng mà nghiễm nhiên đã là thần, đã là vị anh hùng trong lòng mỗi
người dân đất Việt. Công lao của Lý Ông Trọng được người đời ghi nhận và
sử sách ghi chép. Đặc biệt, qua những vần thơ của Nguyễn Khuyến, sự oai vũ,
sức mạnh phi thường của ông Trọng được tô đậm và khắc họa rõ nét.
Trong bài Vịnh Trưng Nữ Vương, tác giả vịnh về Trưng Trắc - vị nữ anh
hùng của dân tộc Việt Nam. Bà cùng với em là Trưng Nhị khởi nghĩa chống
lại quân Hán, lập ra một quốc gia với kinh đô tại Mê Linh và bà tự phong là
Nữ Vương. Thân là nữ nhi nhưng Bà luôn một lòng xã thân vì nghĩa lớn, lo
cho sự an nguy của xã tắc:
Xích tâm ưu quốc nỗi như đàm
(Tấm lòng son lo cho nước lòng như lửa đốt)

17

-


Sau này, Mã Viện đem quân đàn áp, Trưng Vương cùng với em là Trưng
Nhị thất thế nhưng công lao và sự nghiệp hiển hách của Hai Bà không thể
phai mờ. Người đời vẫn tôn vinh, khâm phục Hai Bà là bậc nữ tướng kiệt xuất
hiếm có trong lịch sử Việt Nam nói riêng và lịch sử thế giới nói chung. Đặc
biệt là thân phận của nữ nhi trong thời phong kiến, bị xem thường, vậy mà Bà
đã nổi dậy mưu toan nghiệp lớn, đền nợ nước, trả thù nhà. Điều đó ngay đến
đấng mày râu chưa chắc có mấy ai làm được như vậy. Thán phục trước uy
danh của vị nữ tướng, Nguyễn Khuyến thể hiện niềm tự hào, kiêu hãnh trước
các nam nhân nhà Hán:

Can qua bách chiến tiểu Đường nam
Giang sơn cánh vị yêu kiều tráng
(Gươm giáo trăm trận coi khinh lũ đàn ông Đường như trẻ con
Non sông còn khiến gã quắc thước kia phải xấu hổ)
Tác giả trân trọng sức mạnh oai hùng, phi thường của Trưng Trắc mà coi
khinh các đấng nam nhi của quân địch. Nói về điều này, vua Tự Đức từng
viết: “Hai Bà Trưng không thuộc phái quần thoa, thế mà hăng hái quyết tâm
khởi nghĩa, làm chấn động cả triều đình Hán. Dẫu rằng thế lực cô đơn, không
gặp được thời thế, nhưng cũng đủ làm phấn khởi lòng người, lưu danh sử
sách. Kìa bọn nam tử mày râu mà chịu nép vế làm tôi tớ người khác chẳng
những mặt dày thẹn chết lắm”. Và Nguyễn Khuyến cũng khẳng định lại một
lần nữa:
Anh hùng lẫm liệt mãn thiên nam
(Gương anh hùng lẫm liệt vẫn rạng khắp trời Nam)
Công lao của Bà Trưng Trắc còn được sử sách lưu truyền, tiếng thơm
muôn đời, con cháu nước Nam đời đời ghi nhớ.
Viết về các nhân vật anh hùng trong truyền thuyết, Nguyễn Khuyến
không chỉ khắc họa chân dung của các bậc danh tướng trong dân gian mà còn
thể hiện sự tôn kính ngưỡng mộ, ngợi ca. Qua đó, tác giả còn thể hiện niềm tự

18

-


hào về con người, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
2.1.2. V nh về nhân vật anh hùng trong l ch sử
Có thể thấy, trong danh sách những người được đề vịnh trong thơ
Nguyễn Khuyến, các anh hùng lịch sử chỉ có ba nhân vật. Đó là Trần Hưng
Đạo, Nhạc Phi và Đặng Tất. Họ lập vũ công trên chiến trường và cũng được

lưu danh sử sách ở vũ công lừng lẫy hay ở cái chết bi hùng. Bởi thế, ở những
trang viết này, khóa luận đề cập tới ba bài thơ Nguyễn Khuyến vịnh về ba
nhân vật trên.
Bài thơ Vịnh Trần Hưng Đạo viết về nhân vật danh tướng Trần Quốc
Tuấn trong thời nhà Trần. Ông là một trong những vị tướng tài ba lỗi lạc vào
bậc nhất trong lịch sử Việt Nam. Người anh hùng vì nước quên thân đã có
công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông . Vịnh về nhân
vật kiệt xuất này, Nguyễn Khuyến tìm đến dòng dõi, xuất thân cao quý của
Trần Quốc Tuấn. Nhà thơ Yên Đổ cũng nhấn mạnh tấm lòng tận tâm vì vận
nước của vị Quốc Công tiết chế:
Ngọc phả tiên nguyên cái thế hào,
Phấn thận hứa quốc bất từ lao.
(Vốn dòng tiên, ngọc, ông là bậc anh hùng cái thế,
Hết mình vì nước không quản gian lao.)
Trần Hưng Đạo được Nguyễn Khuyến đưa lên hàng đấng bậc, sánh
ngang với những nhân vật lịch sử Bắc quốc. Uy danh của người anh hùng
khiến lũ giặc xâm lăng kia ghi nhớ mãi mãi trong tiềm thức của chúng:
Công mãn Nam thiên thùy trúc bạch,
Uy danh Đông hải thiếp ba đào.
(Công lao ghi đầy trong sử sách trời Nam,
Oai thừa đủ dẹp sóng biển Đông.)
Đặng Minh Khiêm cũng từng viết về vị tướng tài ba với niềm tự hào về

19

-


lịch sử vinh quang và phẩm chất cao quí của người anh hùng:
Sinh phùng gia hấn thệ thâu trung,

Mậu kiến trùng hưng đệ nhất công.
(Quyết bỏ hiềm nhà, vẹn chữ trung
Trùng hưng nghiệp lớn, lập nhiều công.)
Vịnh Trần Quốc Tuấn – Đặng Minh Khiêm
Một tấm lòng luôn hết mình vì đất nước, sẵn sàng xả thân vì nghĩa lớn,
công lao và uy danh của Trần Hưng Đạo có trời và biển ghi nhận “Ông là
thiên tài quân sự có tầm chiến lược, và là anh hùng dân tộc bậc nhất của nhà
Trần” (Nguyễn Huệ Chi, Từ điển văn học, NXB thế giới, 2004, tr.1799).
Bài thơ Điếu Đặng Tất là nén tâm hương, Nguyến Khuyến dâng lên
người anh hùng lỡ vận họ Đặng. Đặng Tất - một anh hùng Xứ Nghệ, là danh
thần của vua Hậu Trần. Ông đã có công phò tá Giản Định đế Trần Ngỗi khởi
binh chống quân Minh. Con người ấy đã bị vua Giản Định nghi ngờ và giết
oan. Vì thế viết về nhân vật này, Nguyễn Khuyến đặt nhan đề là Điếu Đặng
Tất. Có nghĩa là, nhà thơ ở sáu thế kỷ sau đang khóc người thiên cố. Nguyễn
Khuyến nhìn sâu vào bi kịch của người anh hùng bất phùng thời. Người anh
hùng chí lớn mà sự nghiệp lớn bất thành:
Bảo quốc tiêm cừu thỉ phất vôn (viêm)
Trạo qua cánh dục vẫn càn khôn.
(Ông thề không bao giờ quên việc giết giặc, cứu nước
Vung giáo, những muốn kéo lại đất trời.)
Đầu năm 1409, Đặng Tất đã chỉ huy quân Hậu Trần đánh trận Bô Cô
(gần thị xã Ninh Bình) phá tan 10 vạn quân Minh, giết được Binh bộ thượng
thư Lưu Tuy, đô úy Lữ Nghị. Thế nhưng, trận đánh sau đó, do bất đồng về
sách lược, vua Giản Định không bằng lòng với ông và Nguyễn Cảnh Chân.
Nghe theo lời gièm pha, vua Giản Định sợ uy tín của hai người quá cao, lại
nghi ngờ hai tướng “có ý khác”. Tháng 3 năm 1409, vua Giản Định đóng

20

-



×