Website: Email : Tel : 0918.775.368
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU........................................................................................3
CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ
PHÁT TRIỂN VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN............................4
1. Bản chất và vai trò của đầu tư phát triển.............................................4
1.1 Khái niệm đầu tư phát triển.................................................................4
1.2 Phân loại đầu tư phát triển...................................................................5
1.3 Đặc điểm của đầu tư phát triển............................................................6
1.4 Vai trò của đầu tư phát triển................................................................7
1.4.1 Tác động tới tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế...................7
1.4.2 Tác động đến tăng trưởng kinh tế...............................................8
1.4.3 Tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế....................................8
1.4.4 Tác động đến khoa học công nghệ..............................................9
1.5 Nguồn vốn đầu tư................................................................................9
1.5.1 Khái niệm và bản chất của nguồn vốn đầu tư.............................9
1.5.2 Các nguồn huy động vốn đầu tư.................................................9
2. Đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB).........................................................11
2.1 Khái niệm đầu tư XDCB...................................................................11
2.2 Đặc điểm đầu tư XDCB....................................................................11
2.3 Vai trò của đầu tư XDCB..................................................................12
2.5 Sự cần thiết phải đầu tư XDCB.........................................................13
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2005-2009.........15
1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc................15
1.1. Đặc điểm tự nhiên........................................................................15
1.2. Kết quả kinh tế - xã hội những năm gần đây...............................16
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2. Thực trạng đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
giai đoạn 2005-2009...................................................................................18
2.1 Quy mô vốn đầu tư XDCB................................................................18
2.2 Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản..................................................20
2.3 Vốn đầu tư XDCB phân theo nghành...............................................21
2.4 Vốn đầu tư XDCB phân theo vùng...................................................22
2.5 Vốn đầu tư XDCB phân theo loại hình doanh nghiệp......................24
3. Đánh giá hoạt động đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Vĩnh phúc......25
3.1. Kết quả..........................................................................................25
3.2 Hiệu quả............................................................................................28
3.2.1. Hiệu quả về kinh tế..................................................................28
3.2.2. Hiệu quả xã hội.......................................................................30
3.3 Những hạn chế trong đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và
những nguyên nhân.................................................................................31
3.3.1. Những hạn chế cơ bản.............................................................31
3.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế.............................................33
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN
CÔNG TÁC ĐẦU TƯ XDCB TỈNH VĨNH PHÚC............................35
1. Giải pháp trong huy động vốn đầu tư XDCB.....................................35
2. Giải pháp trong công tác quy hoạch và chuẩn bị đầu tư...................36
3. Giải pháp trong công tác đấu thầu......................................................37
4. Giải pháp trong công tác thẩm định....................................................37
5. Giải pháp trong công tác quản lý và sử dụng vốn đầu tư..................38
6. Một số giải pháp khác...........................................................................38
KẾT LUẬN...........................................................................................40
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI NÓI ĐẦU
Sự phát triển của mỗi quốc gia hay mỗi địa phương phụ thuộc rất lớn vào
vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Đầu tư xây dựng cơ bản là nhân tố quyết định tới chất
lượng của cơ sở hạ tầng, từ đó tạo ra tốc độ phát triển kinh tế nhanh cho nền kinh tế.
Nhận thức được vai trò của công tác đầu tư xây dựng cơ bản những năm vừa qua tỉnh
Vĩnh Phúc đã có tập trung cho công tác đầu tư xây dựng cơ bản nhằm tạo ra sự phát
triển kinh tế xã hội trong tỉnh vững mạnh. Để góp phần thực hiện tốt hơn công tác
đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, tôi quyết định chọn đề
tài : “ Đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Thực trạng và giải
pháp ” làm đề án môn học.
Bài viết sẽ đưa ra cái nhìn tổng quát về tình hình đầu tư xây dựng cơ bản
trên địa bàn Tỉnh trong những năm gần đây. Từ đó thấy được những kết quả Tỉnh đã
đạt được và những hạn chế còn tồn tại trong thời gian qua đồng thời đưa ra những
giải pháp giải quyết các hạn chế đó.
Xin chân thành cảm hơn Cô Hoàng Thị Thu Hà đã nhiệt tình giúp đỡ tôi
hoàn thiện bài viết này.
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU
TƯ PHÁT TRIỂN VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
1. Bản chất và vai trò của đầu tư phát triển
1.1 Khái niệm đầu tư phát triển
Đầu tư là một hoạt động kinh tế của đất nước; một bộ phận của hoạt động sản
xuất kinh doanh của cơ sở, một vấn đề trong cuộc sống được mọi gia đình, mọi cá
nhân quan tâm khi có điều kiện nhằm tăng thu nhập và nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần của bản thân và gia đình. Nhìn dưới góc độ của nhà đầu tư thì đầu tư là việc
sử dụng phối hợp các nguồn lực vào một hoạt động nào đó nhằm đem lại lợi ích cho
chủ đầu tư trong tương lai. Bản chất thuật ngữ “đầu tư” là sự bỏ ra, sự chi phí, sự hy
sinh và hoạt động đầu tư là sự bỏ ra, sự hy sinh sự chi phí các nguồn lực (tiền, của cải
vật chất, sức lao động,...) để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm đạt được những
kết quả lớn hơn (các chi phí đã bỏ ra) trong tương lai (như thu về được số tiền lớn
hơn số tiền đã bỏ ra, có thêm nhà máy, trường học, bệnh viện, máy móc thiết bị, sản
phẩm được sản xuất ra,...tăng thêm sức lao động bao gồm cả số lượng và trình độ
chuyên môn nghiệp vụ và sức khoẻ).
Vậy, đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của đầu tư, là việc sử dụng vốn trong
hiện tại và hoạt động nào đó, là việc đánh đổi lợi ích trước mắt lấy lợi ích lâu dài
nhằm tạo ra những tài sản mới,năng lực sản xuất mới và vì mục tiêu phát triển.
Xét về bản chất, đầu tư phát triển chính là đầu tư tài sản vật chất (nhà xưởng,
thiết bị...) và tài sản trí tuệ (tri thức, kĩ năng, sức lao động...) trong đó người có tiền
bỏ tiền ra để tiến hành các hoạt động nhằm tăng thêm hoặc tạo ra tài sản mới cho
mình đồng thời cho cả nền kinh tế, từ đó làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh và
mọi hoạt động sản xuất khác, là điều kiện chủ yếu tạo việc làm, nâng cao đời sống
của mọi người dân trong xã hội. Đó chính là việc bỏ tiền ra để xây dựng, sửa chữa
nhà cửa và kết cấu hạ tầng, mua sắm trang thiết bị và lắp đặt chúng trên nền bệ, bồi
dưỡng đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện các chi phí thường xuyên gắn liền với sự
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
hoạt động của các tài sản này nhằm duy trì hoặc tăng thêm tiềm lực hoạt động của
các cơ sở đang tồn tại và bổ sung tài sản.
1.2 Phân loại đầu tư phát triển
Trong công tác quản lí và kế hoạch hoạt động đầu tư các nhà kinh tế phân loại
hoạt động đầu tư theo nhiều tiêu thức khác nhau. Mỗi tiêu thức phân loại đáp ứng
những nhu cầu quản lí và nghiên cứu kinh tế khác nhau. Những tiêu thức phân loại
đầu tư thường được sử dụng:
+ Theo bản chất của đối tượng đầu tư: Đầu tư cho các đối tượng vật chất ( Đầu tư
tài sản vật chất hoặc tài sản thực như nhà xưởng, máy móc thiết bị…) và đầu tư cho
các đối tượng phi vật chất (đầu tư tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực như đào tạo,
nghiên cứu khoa học, y tế…). Trong đó đầu tư cho đối tượng vật chất là điều kiện
tiên quyết, cơ bản làm tăng tiềm lực của nền kinh tế, đầu tư tài sản trí tuệ và nguồn
nhân lực là điều kiện tất yếu để đảm bảo cho đầu tư các đối tượng vật chất tiến hành
thuận lợi.
+ Theo phân cấp quản lý: Đầu tư phát triển được chia thành đầu tư theo các dự án
quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C. Dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội
quyết định, nhóm A do Thủ tướng chính phủ quyết định, nhóm B và C do Bộ trưởng,
Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc chính phủ, UBND tỉnh thành phố
trực thuộc trung ương quyết định.
+ Theo lĩnh vực hoạt động của các kết quả đầu tư: Đầu tư phát triển sản xuất kinh
doanh, đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Các hoạt
động đầu tư này có quan hệ tương hỗ với nhau.
+ Theo đặc điểm hoạt động của các kết quả đầu tư: Đầu tư cơ bản và đầu tư vận
hành. Đầu tư cơ bản nhằm tái sản xuất các tài sản cố định. Đầu tư vận hành nhằm tạo
ra cá tài sản lưu động cho các cơ sở sản xuất, kinh đoanh dịch vụ mới hình thành,
tăng thêm tài sản lưu động cho các cơ sở hiện có, duy trì hoạt động của cơ sở vật chất
không thuộc doanh nghiệp. Đầu tư cơ bản quyết định đầu tư vận hành, đầu tư vận
hành tạo điều kiện cho các kết quả đầu tư cơ bản phát huy hiệu quả. Đầu tư cơ bản là
loại đầu tư dài hạn, quá trình đầu tư nhằm tái sản xuất mở rộng vì vậy mà phức tạp và
đòi hỏi vốn đầu tư lớn, thu hồi vốn lâu.
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
+ Theo giai đoạn hoạt động của các kết quả đầu tư trong quá trình tái sản xuất xã
hội: Đầu tư thương mại và đầu tư sản xuất. Đầu tư thương mại là hoạt động đầu tư
mà thời gian thực hiện ngắn, vốn vận động nhanh còn đầu tư sản xuất là loại đầu tư
dài hạn, vốn đầu tư lớn, thu hồi lâu.
+ Theo thời gian thực hiện và phát huy tác dụng của các kết quả đầu tư: Đầu tư
ngắn hạn và đầu tư dài hạn.
+ Theo quan hệ quản lý của chủ đầu tư: Đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.
+ Theo nguồn vốn trên phạm vi quốc gia: Đầu tư bằng nguồn vốn trong nước và
đầu tư bằng nguồn vốn nước ngoài.
+ Theo vùng lãnh thổ: Đầu tư phát triển của các vùng lãnh thổ, các vùng kinh tế
trọng điểm, đầu tư phát triển khu vực thành thị và nông thôn.
1.3 Đặc điểm của đầu tư phát triển
Hoạt động đầu tư phát triển có những đặc điểm chủ yếu sau :
+ Quy mô tiền vốn, vật tư, lao động cần thiết cho hoạt động đầu tư thường rất
lớn.
Vốn đầu tư nằm khê đọng lâu trong suốt quá trình thực hiện đầu tư. Quy mô vốn
đầu tư lớn đòi hỏi phải có giải pháp tạo vốn và huy động vốn hợp lý, xây dựng các
chính sách, quy hoạch, kế hoạch đầu tư đúng đắn, quản lý chặt chẽ tổng vốn đầu tư,
bố trí vốn theo tiến độ đầu tư, thực hiện đầu tư trọng tâm trọng điểm.
Lao động cần sử dụng cho các dự án rất lớn, đặc biệt đối với các dự án trọng
điểm quốc gia. Do đó, công tác tuyển dụng, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ cần tuân thủ
một kế hoạch định trước, sao cho đáp ứng tốt nhất nhu cầu từng loại nhân lực theo
tiến độ đầu tư, đồng thời, hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng tiêu cực do
vấn đề “hậu dự án” tạo ra như việc bố trí lao động, giải quyết lao động dôi dư.
+ Thời kỳ đầu tư kéo dài. Thời kỳ đầu tư tính từ khi khởi công thực hiện dự án
đến khi dự án hoàn thành và đưa vào hoạt động. Nhiều công trình đầu tư phát triển có
thời gian đầu tư kéo dài hàng chục năm.
+ Thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài. Thời gian này tính từ khi
đưa công trình vào hoạt động cho đến khi hết thời hạn hoạt động và đào thải công
trình. Nhiều thành quả đầu tư phát huy kết quả lâu dài, có thể tồn tại vĩnh viễn như
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
các Kim tự tháp Ai Cập, Nhà thờ La Mã ở Rôm, Vạn Lý Trường Thành ở Trung
Quốc, ĂngCoVát ở Cam-pu-chia… Trong suốt quá trình vận hành, các thành quả đầu
tư chịu sự tác động hai mặt, cả tích cực và tiêu cực của nhiều yếu tố tự nhiên, chính
trị, kinh tế, xã hội.
+ Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển mà là các công trình xây
dựng thường phát huy tác dụng ở ngay tại nơi nó được tạo dựng nên, do đó, quá trình
thực hiện đầu tư cũng như thời kỳ vận hành các kết quả đầu tư chịu ảnh hưởng lớn
của các nhân tố về tự nhiên, kinh tế xã hội vùng.
+ Đầu tư phát triển có độ rủi ro cao. Do quy mô vốn đầu tư lớn, thời kỳ đầu
tư kéo dài và thời gian vận hành các kết quả đầu tư cũng kéo dài… nên mức độ rủi ro
của hoạt động đầu tư phát triển thường cao. Rủi ro đầu tư do nhiều nguyên nhân,
trong đó, có nguyên nhân chủ quan từ phía các nhà đầu tư như quản lý kém, chất
lượng sản phẩm không đạt yêu cầu… có nguyên nhân khách quan như giá nguyên
liệu tăng, giá bán sản phẩm giảm, công suất sản xuất không đạt công suất thiết kế.
1.4 Vai trò của đầu tư phát triển
1.4.1 Tác động tới tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế
- Tác động đến tổng cầu của nền kinh tế:
Để tạo ra sản phẩm cho xã hội trước hết cần phải đầu tư. Đầu tư là một yếu tố
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu của nền kinh tế. Theo số liệu của ngân hàng thế
giới thì đầu tư chiếm từ 24-28% trong cơ cấu tổng cầu của tất cả các nước trên thế
giới. Đối với tổng cầu thì đầu tư thể hiện rõ trong ngắn hạn. Xét theo mô hình kinh tế
vĩ mô đầu tư là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu. Khi tổng cung chưa kịp
thay đổi gia tăng đầu tư (I) làm cho tổng cầu (AD) tăng nếu các yếu tố khác không
đổi.Phương trình tổng cầu:
AD = C + I + G + X - M
- Tác động đến tổng cung của nền kinh tế:
Tổng cung của nền kinh tế bao gồm hai nguồn chính là cung trong nước và cung
từ nước ngoài. Bộ phận chủ yếu cung trong nước là 1 hàm các yếu tố sản xuất : vốn,
lao động, công nghệ thể hiện qua phương trình sau:
Q=F(K,L,T,R…)
Như vậy tăng quy mô của vốn đầu tư là nguyên nhân trực tiếp làm tăng tổng cung
của nền kinh tế nếu các yếu tố khác không đổi. Mặt khác tác động của vốn đầu tư còn
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
được thực hiện thông qua hoạt động đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi
mới công nghệ…Do đó đầu tư gián tiếp làm tăng tổng cung của nền kinh tế.
1.4.2 Tác động đến tăng trưởng kinh tế
Ta thấy rõ rằng đầu tư có ảnh hưởng đến tổng cung và tổng cầu và tác động
đến sự ổn định của nền kinh tế. Như vậy, sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế
sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn của đầu tư.
Để xem xét cụ thể ta có thể sử dụng hàm Harrod - Domar để minh hoạ mối
quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và vốn đầu tư.
i
k = --------
g
Trong đó: + k: hệ số gia tăng vốn trên sản lượng hay hệ số ICOR
+ i: Vốn đầu tư
+ g: Mức tăng GDP
i
Từ đó suy ra : g = -------
k
Như vậy, nếu ICOR không đổi thì tốc độ tăng trưởng GDP hoàn toàn phụ
thuộc vào vốn đầu tư hay nói cách khác đầu tư quyết định sự tăng truởng của nền
kinh tế.
Đối với mỗi quốc gia khác nhau ICOR cũng khác nhau, nó tuỳ thuộc vào trình
độ phát triển kinh tế xã hội và cơ chế chính sách của nhà nước. Đối với các nước
đang phát triển có ICOR thấp còn các nước phát triển ngược lại. Đồng thời chỉ số
ICOR của nhiều ngành kinh tế là khác nhau, trong đó ICOR trong nông nghiệp
thường là rất thấp tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp cũng không cao.
Ngoài ra đầu tư còn làm tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, năng
lực sản xuất do vậy thay đổi tốc độ phát triển kinh tế. Vì vậy đối với mỗi quốc gia
cần có một chính sách thích hợp để huy động vốn và đầu tư có hiệu quả nhằm nâng
cao tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế nước mình.
1.4.3 Tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế được hiểu là sự thay đổi tỷ trọng của các bộ phận cấu
thành nền kinh tế. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế xảy ra khi có sự phát triển không
8
Website: Email : Tel : 0918.775.368
đồng đều về quy mô, tốc độ giữa các ngành, vùng. Những cơ cấu kinh tế chủ yếu
trong nền kinh tế quốc dân bao gồm cơ cấu ngành lãnh thổ, theo thành phần kinh tế.
Đối với cơ cấu ngành, đầu tư vốn vào ngành nào, qui mô vốn đầu tư từng ngành
nhiều hay ít, việc sử dụng vốn hiệu quả cao hay thấp ... đều ảnh hưởng đến tốc độ
phát triển, đến khả năng tăng cường cơ sở vật chất của từng ngành, tạo tiền đề vật
chất để phát triển các ngành mới ...do đó, làm dịch chuyển cơ cấu ngành.
Đối với cơ cấu lãnh thổ, đầu tư có tác dụng giải quyết những mất cân đối về phát
triển giữa các vùng lãnh thổ, đưa những vùng kém phát triển thoát khỏi tình trạng đói
nghèo, phát huy tối đa lợi thế so sánh về tài nguyên, địa thế, kinh tế, chính trị... của
những vùng có điều kiện phát triển nhanh hơn, làm bàn đạp thúc đẩy những vùng
khác cùng phát triển.
1.4.4 Tác động đến khoa học công nghệ
Đầu tư là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đổi mới và phát triển
khoa học công nghệ của một doanh nghiệp và một quốc gia. Công nghệ bao gôm các
yếu tố cơ bản: phần cứng ( máy móc thiết bị ), phần mềm ( các văn bản tài liệu các bí
quyết…), yếu tố con người, yếu tố tổ chức… Muốn có công nghệ phải đầu tư vào các
yếu tố cấu thành.
1.5 Nguồn vốn đầu tư
1.5.1 Khái niệm và bản chất của nguồn vốn đầu tư
1.5.1.1 Khái niệm
Nguồn hình thành vốn đầu tư chính là phần tích lũy được thể hiện dưới dạng giá
trị được chuyển hóa thành vốn đầu tư đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội. Đây là
thuật ngữ dùng để chỉ các nguồn tập trung và phân phối vốn cho đầu tư phát triển
kinh tế đáp ứng nhu cầu chung của nhà nước và của xã hội.
1.5.1.2 Bản chất nguồn vốn đầu tư
Xét về bản chất, nguồn hình thành vốn đầu tư chính là phần tiết kiệm hay tích lũy
mà nền kinh tế có thể huy động được để đưa vào quá trình tái sản xuất xã hội. Điều
này được cả kinh tế học cổ điển, kinh tế chính trị Mác- Lênin và kinh tế học hiện đại
chứng minh.
1.5.2 Các nguồn huy động vốn đầu tư
1.5.2.1Trên góc độ toàn bộ nền kinh tế
9
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Trên góc độ toàn bộ nền kinh tế, nguồn vốn đầu tư bao gồm nguồn vốn đầu tư
trong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
• Nguồn vốn đầu tư trong nước là phần tích lũy của nội bộ nền kinh tế bao gồm
tiết kiệm của khu vực dân cư, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và tiết
kiệm của chính phủ được huy động vào quá trình tái sản xuất của xã hội. Biểu
hiện cụ thể của nguồn vốn đầu tư trong nước bao gồm nguồn vốn đầu tư nhà
nước và nguồn vốn của dân cư và tư nhân.
• Nguồn vốn đầu tư nước ngoài bao gồm toàn bộ phần tích lũy của cá nhân,
doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và chính phủ nước ngoài có thể huy động
vào quá trình đầu tư phát triển của nước sở tại.
Theo tính chất luân chuyển vốn, có thể phân loại các nguồn vốn nước ngoài
chính như sau:
- Tài trợ phát triển chính thức (ODF – Official Development Finance) bao
gồm Viện trợ Phát triển Chính thức (ODA – Official Development
Assistance) và các hình thức tài trợ khác.
- Nguồn tín dụng từ các ngân hàng thương mại quốc tế.
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI - Foreign Direct Investment ).
- Thị trường vốn quốc tế.
1.5.2.2 Trên góc độ vi mô
Trên góc độ vi mô, nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp, các đơn vị thực hiện
đầu tư bao gốm hai nguồn vốn chính: nguồn vốn bên trong (internal funds) và nguồn
vốn bên ngoài (external funds).
• Nguồn vốn bên trong hình thành từ phần tích lũy từ nội bộ doanh nghiệp
( vốn góp ban đầu hay thu nhập giữ lại) và phần khấu hao hàng năm.
• Nguồn vốn bên ngoài hình thành từ việc vay nợ hoặc phát hành chứng khoán ra
công chúng thông qua hai hình thức tài trợ chủ yếu: tài trợ gián tiếp qua các
trung gian tài chính ( ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng...) hoặc tài
trợ trực tiếp ( qua thị trường vốn: thị trường chứng khoán, hoạt động thuê
mua... ).
10
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2. Đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB)
2.1 Khái niệm đầu tư XDCB
Đầu tư XDCB là một bộ phận hoạt động đầu tư nói chung. Đây là hoạt động sử
dụng vốn để tiến hành thực hiện tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng tài sản
cố định cho nền kinh tế quốc dân thông qua hình thức xây dựng mới, mở rộng hiện
đại hóa hoặc khôi phục tài sản cố định.
2.2 Đặc điểm đầu tư XDCB
Đầu tư XDCB là một bộ phận của hoạt động đầu tư nói chung do đó đầu tư
XDCB có đầy đủ các đặc điểm và các tính chất của hoạt động đầu tư:
• Một là, đầu tư XDCB thường là đầu tư mua sắm thiết bị, tài sản cố định, xây
dựng nhà xưởng, tạo ra cơ sở vật chất cho danh nghiệp và xã hội. Trong các
đơn vị, đặc biệt là các đơn vị mới đi vào hoạt động vốn đầu tư XDCB
thường chiếm tỷ trọng cao trong tổng các nguồn vốn vì nó là nguồn hình
thành nên cơ sở vật chất của các đơn vị đó. Mặt khác, đầu tư XDCB là nhân
tố quyết định tạo ra bộ mặt cho cá tỉnh, thành phố, khu công nghiệp, khu vui
chơi giải trí...
• Hai là, thời gian XDCB và thời gian tồn tại sản phẩm XDCB lâu dài, thường
trên một năm, có những tài sản cố định mang tính chất trường tồn theo thời
gian.
Từ đặc điểm này, nếu ứ đọng vốn đầu tư XDCB sẽ thiệt hại lớn vì khối lượng
vốn lớn hình thành trong giá trị sản phẩm, hơn nữa do thời gian xây dựng lâu nên cịu
ảnh hưởng của các yếu tố khác. Sản phẩm XDCB tồn tại lâu, nếu tác đọng từ cá yếu
tố trên tốt, chất lượng công trình tốt thì thành quả hoạt động đầu tư XDCB càng phát
huy tác dụng tốt trong thời gian dài và ngược lại.
Vốn cho hoạt động đầu tư XDCB thường lớn và thu hồi chậm, đặc biệt với nước
đang phát triển do sản phẩm khối lượng lớn, thời gian xây dựng và tồn tại của sản
phẩm XDCB dài, chi phí đầu tư chiếm từ 20%- 25% GDP, nên nếu đầu tư không hợp
lý sẽ gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế.
Thời gian thu hồi vốn thường dài, phụ thuộc vào thời gian hữu dụng của tài sản cố
định đã đầu tư. Trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, thời gian thu hồi vốn
đầu tư XDCB phụ thuộc vào tính chất của nhóm tài sản cố định. Nhóm nhà cửa thời
11
Website: Email : Tel : 0918.775.368
gian thu hồi vốn lâu, nhóm máy móc hiện đại thời gian thu hồi vốn nhanh.Các công
trình công cộng như đường xá, cầu, cống mà không thu lệ phí thì hầu như không thu
được vốn đầu tư XDCB mà ngân sách nhà nước phải quyết toán.
• Ba là, do sản phẩm xây dựng thường có quy mô lớn, cấu tạo phức tạp nên
hoạt động sản xuất trong XDCB là quá trình hợp tác sản xuất của nhiều
ngành, nhiều bộ phận để tạo rra sản phẩm cuối cùng. Do đó quy trình sản
xuất quản lý, điều phối giữa các khâu, giữa các bộ phận đòi hỏi tính cân đối,
nhịp nhàng, liên tục cao.Quá trình sản xuất thi công XDCB thường phải tiến
hành ngoài trời nên phụ thuộc nhiều vào điều kiện địa lý, tự nhiên, khí hậu
tại nơi thi công.
2.3 Vai trò của đầu tư XDCB
Để đảm bảo cho nền kinh tế và xã hội không ngừng phát triển, sản xuất kinh
doanh được mở rộng, điều trước hết và căn bản là phải tiến hành hoạt động đầu tư
XDCB. Trong một nền kinh tế xã hội đối với bất kỳ một phương thức sản xuất nào
đều phải có cơ sở vật chất, kỹ thuật tương ứng. Việc đảm bảo tính tương ứng đó là
nhiệm vụ của hoạt động đầu tư XDCB.
Như vậy vốn đầu tư XDCB có vai trò quan trọng trong việc tạo ra cơ sở vật chất
cho các doanh nghiệp như nhà xưởng, máy móc thiết bị... nhằm thúc đẩy các hoạt
động kinh doanh phát triển. Bên cạnh đó đối với cả nền kinh tế vĩ mô đầu tư XDCB
là yếu tố quyết định tạo ra bộ mặt cho cả quốc gia như hệ thống giao thông, cơ sở hạ
tầng, đội ngũ cán bộ... Như vậy đầu tư XDCB có vai trò không những chỉ cho sự
phát triển nền kinh tế mà còn cho sự phát triển xã hội tạo ra những bước tăng trưởng
bền vững cho nền kinh tế.
2.1. Nguồn vốn đầu tư XDCB
Vốn đầu tư XDCB được hình thành từ nhiều nguồn, bao gồm vốn trong nước,
vốn ngoài nước, vốn đầu tư của nhà nước và vốn đầu tư của tư nhân.
Có thể khái quát các nguồn vốn đầu tư XDCB qua biểu thức sau:
S = S
IN
+ S
NN
= ( S
1
+ S
2
) + ( S
3
+ S
4
+ S
5
)
S : Tổng nguồn vốn có thể huy động.
S
IN
: Nguồn vốn có thể huy động trong nước.
+ S
1
: Nguồn vốn đầu tư từ Chính phủ.
12
Website: Email : Tel : 0918.775.368
+ S
2
: Nguồn vốn đầu tư từ tư nhân.
S
NN
: Nguồn vốn nước ngoài.
+ S
3
: Viện trợ không hoàn lại của Chính phủ và các tổ chức phi Chính
phủ.
+ S
4
: Nguồn vốn vay của các Chính phủ, tổ chức tài chính (WB, ADB,
JBIC... )
+ S
5
: Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Căn cứ vào nguồn vốn đầu tư XDCB nêu trên, nguồn hình thành vốn đầu tư
XDCB cho từng dự án đầu tư bao gồm một hoặc một trong số các nguồn vốn sau đây
:
- Vốn ngân sách Nhà nước.
- Vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của
Nhà nước.
- Vốn đầu tư XDCB tự có của đơn vị sản xuất kinh doanh dịch vụ thuộc
mọi thành phần kinh tế.
- Vốn hợp tác liên doanh với nước ngoài hoặc 100% vốn nước ngoài
(FDI).
- Vốn vay nước ngoài ( vay thương mại).
- Vốn ODA
- Vốn huy động từ nhân dân.
2.5 Sự cần thiết phải đầu tư XDCB
• Thứ nhất, đầu tư XDCB xuất phát từ yêu cầu tích lũy vốn cho quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhu cầu tất yếu của mọi nền kinh tế muốn vậy
cần phải tập trung nguồn vốn lớn để thực hiện các mục tiêu quan trọng này. Đặc biệt
với Việt Nam từ một nước nghèo nàn, lạc hậu muốn CNH, HĐH cần phải tập trung
mọi nguồn lực để đầu tư. Các nguồn vốn này có thể huy động từ: vốn NSNN, vốn
huy động từ tổ chức cá nhân trong nước, vốn dầu tư trực tiếp nước ngoài, vốn vay
ODA. Vốn NSNN chủ yếu dùng để xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông , xã hội. Vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài để xây dựng nhà máy , xí nghiệp sản xuất sản phảm, kinh
doanh dịch vụ. Vốn ODA để xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình công cộng.
13
Website: Email : Tel : 0918.775.368
• Thứ hai, đầu tư XDCB giúp giảm bớt sự chênh lệch giữa các vùng, miền;
giúp hội nhập nhanh với kinh tế khu vực và thế giới.
- Kinh tế nhiều vùng, miền phát triển thấp hơn so với thành phố, vùng
miền khác trong nước do nhiều nguyên nhân khác nhau như lợi thế
kinh doanh kém, giao thông khó khăn, các điều kiện tự nhiên không
thuận lợi. Do vậy, để các vùng này phát triển theo kịp những vùng kinh
tế phát triển khác cần phải có tốc độ phát triển nhanh hơn. Một trong
những yếu tố quan trọng cho sự phát triển kinh tế đó là tăng cường đầu
tư XDCB hạ tầng giảm chênh lệch giữa các vùng, miền.
- Hội nhập kinh tế khu vực và thế giới là xu thế hợp tất yếu. Do điều
kiện về kinh tế và lợi thế cạnh tranh của từng nước khác nhau nên đối
với những nước kém phát triển hơn muốn phát triển nhanh kinh tế và
cạnh tranh với các nước khác cần khai thác mọi nguồn vốn trong và
ngoài nước thuộc mọi thành phần kinh tế cho đầu tư sản xuất.
• Thứ ba, đầu tư XDCB do yêu cầu đòi hỏi ứng dụng thành tựu khoa học, công
nghệ hiện đại.
Khoa học kỹ thuật, công nghệ ngày càng phát triển theo quy luật khách quan của
nền kinh tế. Những nước có nền kinh tế kém phát triển hoặc đang phát triển thương
muốn tận dụng ngay những thành tựu khoa học của các nước phát triển vào ngay
quốc gia mình để khoảng cách phát triển kinh tế ngày càng giảm. Tuy nhiên để vận
dụng được các thành tựu khoa học, công nghệ của những nước tiên tiến cần phải có
một cơ sở vật chất kỹ thuật nhất định tương xứng với nền khoa học. Do vậy đầu tư
XDCB chính là nền tảng để xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại, là điều kiện thuận tiện
để áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ phát triển.
14
Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2005-
2009
1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc
1.1. Đặc điểm tự nhiên
Vĩnh Phúc - cửa ngõ Tây Bắc của thủ đô Hà Nội, thuộc vùng châu thổ sông Hồng
là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Sau khi Mê Linh sáp
nhập Hà Nội (năm 2008), đến nay, Vĩnh Phúc có 9 huyện, thành, thị (huyện Sông Lô
mới thành lập năm 2009, có 1 TP và 1 thị xã) với 1.000.838 dân theo kết quả điều tra
dân số ngày 1/4/2009, diện tích tự nhiên 1.231,76 km
2
.
• Địa hình : Do đặc điểm vị trí địa lý nên nơi đây hình thành 3 vùng sinh thái rõ
rệt: Đồng bằng, trung du và miền núi hết sức thuận tiện cho phát triển nông – lâm
nghiệp, thủy sản, công nghiệp và du lịch – dịch vụ. Một trong những ưu thế của Vĩnh
Phúc so với các tỉnh xung quanh Hà Nội là có diện tích đất đồi khá lớn của vùng
trung du, có đặc tính cơ lý tốt thuận tiện cho việc xây dựng và phát triển công nghiệp.
• Khí hậu thời tiết: Vĩnh Phúc nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung
bình hàng năm 24,2
0
C. Độ ẩm tương đối trung bình các năm dao động từ 84 – 86%;
lượng mưa trung bình hàng năm dao động từ 1.500 – 1.700 mm. Vùng tiểu khí hậu
Tam Đảo là nơi khí hậu mát mẻ ôn hoà, núi rừng hoang sơ, nhiều tiềm năng phát
triển du lịch.
• Tài nguyên : Vĩnh Phúc là tỉnh có diện tích nhỏ, lại ít khoáng sản, chỉ có một
số lượng quý hiếm nhưng trữ lượng nhỏ và phân tán nên chưa đạt tiêu chuẩn để khai
thác. Tuy Nhiên Vĩnh Phúc có tiềm năng lớn về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân
văn. Tại đây có một quần thể danh lam, thắng cảnh tự nhiên nổi tiếng: Rừng Quốc
gia Tam Đảo, thác Bản Long, hồ Đại Lải, hồ Làng Hà,... Nhiều lễ hội dân gian đậm
đà bản sắc dân tộc và rất nhiều di tích lịch sử, văn hóa mang đậm dấu ấn lịch sử và
giá trị tâm linh như danh thắng Tây Thiên, Tháp Bình Sơn, Đền thờ Hai Bà Trưng,
Đền thờ Trần Nguyên Hãn, Di chỉ Đồng Đậu .
15
Website: Email : Tel : 0918.775.368
1.2. Kết quả kinh tế - xã hội những năm gần đây
Những năm gần đây Vĩnh Phúc đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên tất
cả các lĩnh vực.
• Kết quả các lĩnh vực kinh tế: nền kinh tế của tỉnh liên tục đạt tốc độ tăng
trưởng cao, với những con số đầy sức thuyết phục. Bình quân tăng trưởng 10 năm
(1997 - 2007) là 15,4%; 3 năm (2006 - 2008) tăng bình quân 20,42%, vượt xa mục
tiêu đề ra (14 - 15%/năm). Năm 2009, tỉnh vẫn đạt mức tăng trưởng “ngoạn mục”
trên 8%. Điểm nhấn của bức tranh kinh tế tỉnh những năm qua, đó là sự chuyển dịch
tích cực, đúng hướng cơ cấu kinh tế, theo đó, tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ tăng từ
52,4% (năm 2005) lên 84,7% (năm 2009); nông - lâm nghiệp - thuỷ sản giảm từ
20,7% xuống còn 12,7%.
- Ngành Công nghiệp: Dấu ấn của nhịp độ tăng trưởng ngày càng cao đã và
đang khẳng định rõ hơn vai trò nền tảng của kinh tế công nghiệp trong toàn bộ nền
kinh tế của tỉnh. Giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 1997 - 2000 tăng 75,7%, từ
2001 - 2006 đạt 23%, từ 2006 - 2008 tăng bình quân 34,12%, riêng năm 2009, trong
điều kiện rất khó khăn vẫn đạt ở mức 34.429,7 tỷ đồng, tăng 5% so cùng kỳ. Điều
đáng nói, cùng với sự đột phá tăng trưởng công nghiệp, trong tỉnh đã hình thành một
số ngành công nghiệp chủ lực (ô tô, xe máy, may mặc...), công nghiệp có lợi thế so
sánh phát triển nhanh, bước đầu phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao
tạo được một số sản phẩm công nghiệp có sức cạnh tranh trong nước, khu vực và thế
giới. Điểm xuyết trong bức tranh công nghiệp ấy, đó là sự thành công, tạo tiền đề
trong công tác quy hoạch tổng thể 10 khu công nghiệp tập trung, 24 cụm tiểu thủ
công nghiệp, làng nghề, với 20 làng nghề truyền thống. Đến nay, tỉnh đã thu hút hơn
445 dự án đầu tư, có trên 170 dự án FDI, 338 dự án DDI với tổng số vốn đăng ký gần
3 tỷ USD.
- Ngành nông nghiệp: được quan tâm đầu tư thích đáng, tạo nền tảng
vững chắc cho quá trình CNH, HĐH. Vĩnh Phúc là địa phương đi đầu trong cả nước
có Nghị quyết chuyên đề về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống
nông dân. Đã xây dựng nhiều chương trình, đề án, dự án để triển khai thực hiện nghị
quyết, xây dựng nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn, nông dân
như: Miễn thuỷ lợi phí cho nông nghiệp; hỗ trợ giáo dục mầm non; bồi dưỡng, nâng
cao kiến thức, cung cấp thông tin cho nông dân; hỗ trợ vùng trồng trọt và xây dựng
16