Tải bản đầy đủ (.pdf) (155 trang)

Phê phán quan điểm phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 155 trang )

Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh

NGÔ HOÀNG ANH

PHÊ PHÁN QUAN ĐIỂM PHỦ NHẬN
CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRI ẾT HỌC

Hà Nội - 2013


Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh

NGÔ HOÀNG ANH

PHÊ PHÁN QUAN ĐIỂM PHỦ NHẬN
CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành

: Chủ nghĩa xã hội khoa học

Mã số

: 62 22 85 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRI ẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn An Ninh



Hà Nội - 2013


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên
cứu của riêng tôi; các số liệu, tư liệu được sử dụng
trong luận án là trung thực, có xuất xứ rõ ràng;
những phát hiện, đưa ra trong luận án là kết quả
nghiên cứu của tác giả luận án.

Tác giả

Ngô Hoàng Anh


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

CNCS

:

Chủ nghĩa cộng sản

CNTB

:

Chủ nghĩa tư bản


CNXH

:

Chủ nghĩa xã hội

CSCN

:

Cộng sản chủ nghĩa

DBHB

:

Diễn biến hòa bình

TBCN

:

Tư bản chủ nghĩa

XHCN

:

Xã hội chủ nghĩa



MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
Chương 1

1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

5

1.1. Các thành tựu nghiên cứu có liên quan tới đề tài này.

5

1.2. Những vấn đề cần tiếp tục làm rõ.

22

1.3. Một số vấn đề mà luận án sẽ tập trung nghiên cứu

23

Chương 2 CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở
VIỆT NAM VÀ NHẬN DẠNG CÁC QUAN ĐIỂM
PHỦ NHẬN CON ĐƯỜNG ĐÓ.
2.1. Về con đường đi lên chủ nghĩa xã h ội ở Việt Nam


25
25

2.2. Nhận dạng những quan điểm phủ nhận con đường
đi lên CNXH ở Việt Nam hiện nay.

51

Chương 3 THỰC TRẠNG PHÊ PHÁN CÁC QUAN ĐIỂM
PHỦ NHẬN CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA
XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ NHỮNG
VẤN ĐỀ ĐẶT RA

75

3.1. Thực trạng phê phán các quan điểm phủ nhận
con đường đi lên CNXH ở Việt Nam hiện nay.

75

3.2. Những vấn đề có tính quy luật và những vấn đề
đặt ra từ việc phê phán các quan điểm phủ nhận
con đường đi lên chủ nghĩa xã h ội ở Việt Nam.

95

Chương 4 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ PHÊ PHÁN CÁC QUAN ĐIỂM PHỦ NHẬN
CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở
VIỆT NAM


106


4.1. Quan điểm cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả việc
phê phán các quan điểm phủ nhận con đường đi lên
CNXH ở nước ta

106

4.2. Những giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả phê
phán các quan điểm phủ nhận con đường đi lên
CNXH ở nước ta

KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

111
136


1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Xây dựng và bảo vệ chế độ XHCN cả về thực tiễn và lý luận là hai
nhiệm vụ thường xuyên với các Đảng Cộng sản đang cầm quyền. Không biết

tự bảo vệ bằng lý luận cũng là một nguy cơ lớn đối với sự tồn vong của chế
độ XHCN. Sự sụp đổ của mô hình CNXH hiện thực ở Đông Âu và Liên Xô
vào thập kỷ 80- 90 của thế kỷ XX đã khẳng định tư tưởng của V.I. Lênin:
cách mạng chỉ có giá trị khi biết tự bảo vệ.
Công cuộc đổi mới đã góp phần quan trọng vào việc nhận thức rõ hơn
con đường đi lên CNXH ở Việt Nam. Sau hơn 25 năm đổi mới, chúng ta đã
đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. “Nhận thức về chủ
nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày càng sáng tỏ hơn; hệ
thống quan điểm lý luận về công cuộc đổi mới, về xã hội xã hội chủ nghĩa và
con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã hình thành trên những nét
cơ bản” [34 - tr. 68]. Những bước tiến lớn trong nhận thức lý luận về CNXH
ở Việt Nam cũng có một phần đóng góp quan trọng từ cuộc đấu tranh bảo vệ
những giá trị đích thực của CNXH và con đường đi lên CNXH.
Các thế lực thù địch với CNXH luôn tìm cách điên cuồng chống phá sự
nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam. Phủ nhận con đường đi lên CNXH của
Việt Nam là một trong những trọng điểm chống phá của chúng. Biết rõ việc
phủ nhận con đường đi lên CNXH sẽ có tác dụng to lớn đến việc gây mơ hồ,
lung lạc ý chí toàn xã hội; chúng cũng rất dày công với nhiều thủ đoạn thâm
độc để xuyên tạc, chống phá. Và, trên thực tế chúng cũng đã gây không ít xáo
trộn về tâm trạng, tư tưởng trong xã hội. Nhận thức rõ và đấu tranh phê phán
những luận điểm phủ nhận, kiên quyết đập tan mọi luận điệu phản động sai
trái, xuyên tạc qua đó khẳng định con đường đi lên CNXH ở Việt Nam là một
trọng điểm của cuộc đấu tranh trên lĩnh v ực tư tưởng - lý luận hiện nay.


2

Đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu chống phá, phản bác có cơ sở khoa
học đối với những luận điệu xuyên tạc, phủ nhận con đường đi lên CNXH ở
Việt Nam là nhiệm vụ quan trọng, vừa cần thiết cấp bách, vừa mang tính

chiến lược.
Trên cơ sở khoa học, mài sắc tinh thần cảnh giác và tính chiến đấu để
chỉ rõ những âm mưu, thủ đoạn của các lực lượng thù địch, từ đó đề ra những
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh chống các quan điểm phủ nhận
con đường đi lên CNXH ở Việt Nam... là những yêu cầu khách quan và cấp
bách đặt ra trên lĩnh vực này.
Để góp phần vào cuộc đấu tranh này, tác giả chọn vấn đề: “Phê phán
quan điểm phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện
nay” làm đề tài của luận án.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đíc
Trên cơ sở làm rõ quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về con
đường đi lên CNXH ở Việt Nam, luận án tập trung phê phán, bác bỏ những
quan điểm phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam và đề xuất các giải
pháp để nâng cao hiệu quả của việc phê phán này.
Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ của luận án là:
- Phân tích làm rõ những cơ sở lý luận và thực tiễn của con đường đi
lên CNXH ở Việt Nam và nhận dạng bản chất, mục tiêu, thủ đoạn của các
luận điệu phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam.
- Phân tích thực trạng cuộc đấu tranh phê phán các luận điệu phủ nhận
con đường đi lên CNXH ở Việt Nam và những vấn đề đặt ra trong việc phê
phán này.
- Đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả phê phán, bác bỏ
những quan điểm phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam


3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

- Về con đường đi lên CNXH ở Việt Nam và những quan điểm sai trái
nhằm phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam và cuộc đấu tranh phê
phán những quan điểm sai trái này.
- Luận án này chỉ tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá những quan
điểm tiêu biểu phủ nhận về lý luận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam
từ 1986 đến nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
Cơ sở lý luận nghiên cứu của luận án là những quan điểm của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các nghị quyết, chỉ thị, kết luận
của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng;
kế thừa những thành tựu lý luận về đấu tranh giai cấp trên lĩnh v ực tư tưởng
để bảo vệ CNXH.
Luận án sử dụng phương pháp chung nhất là chủ nghĩa duy v ật biện
chứng và từ góc độ chính trị - xã hội, ngoài ra còn sử dụng các phương pháp
lịch sử và lôgíc, phân tích và tổng hợp, so sánh và chứng minh... để nghiên
cứu đề tài này.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Về lý luận, góp phần nhận diện, vạch trần âm mưu, thủ đoạn của
những quan điểm phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam; khẳng định
tính đúng đắn trong quan điểm chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
và Đảng cộng sản Việt Nam, về CNXH và xây dựng CNXH, góp phần bảo vệ
chế độ XHCN mà Đảng và nhân dân ta đã chọn.
Về thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh chống
những quan điểm sai trái phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam từ đó
nâng cao “sức đề kháng”, tăng cường niềm tin cho cán bộ, đảng viên, và nhân
dân vào mục tiêu XHCN và con đường đi lên CNXH của Việt Nam.


4


6. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án trình bày một cách có hệ thống về những nội dung cơ bản, mục
tiêu, thủ đoạn truyền bá các quan điểm phủ nhận con đường đi lên CNXH ở
Việt Nam. Chỉ ra những vấn đề đặt ra đối với cuộc đấu tranh này và đề xuất
các giải pháp nâng cao hiệu quả phê phán, góp phần bảo vệ con đường đi lên
CNXH ở Việt Nam trong tình hình mới.
7. Kết cấu của luận án
Luận án gồm phần Mở đầu, 4 chương, 9 tiết, Kết luận và Danh mục tài
liệu tham khảo.


5

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.1. Các thành tựu nghiên cứu có liên quan tới đề tài này
1.1.1 Nhóm thành tựu nghiên cứu chính diện về con đường đi lên
chủ nghĩa xã hội
Những năm gần đây, đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến
con đường đi lên CNXH ở Việt Nam và đấu tranh chống những quan điểm
phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam.
Cuốn sách “Quá trình hình thành con đường đi lên CNXH ở Việt
Nam”, của Đào Duy Tùng, Nxb.CTQG xuất bản 1994, được xem như một
trong những tổng kết đầu tiên của cá nhân về vấn đề CNXH ở Việt Nam trong
thời kỳ đổi mới. Cuốn sách đã giúp chúng ta hi ểu sâu sắc hơn bản chất cách
mạng và khoa học của quá trình hình thành đường lối đổi mới toàn diện, hợp
quy luật, hợp lòng dân, đưa nước ta vượt qua những thử thách và bước vào
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng XHCN.
“Tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt

Nam”, GS.TS Dương Phú Hiệp (chủ biên) Hà Nội 2001. Cuốn sách là sản
phẩm của đề tài KX.01.04, tập trung tổng kết về mặt lý luận và thực tiễn của
kiểu phát triển bỏ qua CNTB, từ đó luận chứng khả năng, điều kiện và đặc
điểm của con đường đi lên CNXH ở Việt Nam. Sách gồm ba nội dung: một,
trình bày lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về quá độ lên CNXH bỏ
qua chế độ TBCN; hai, những bài học kinh nghiệm rút ra từ lý luận và thực
tiễn của một số nước XHCN trước đây; ba, trình bày đi ều kiện và đặc điểm
của con đường đi lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN ở Việt Nam - đây là nội
dung đáng chú ý nhất của cuốn sách này. Các tác giả đã phân tích nh ững điều
kiện chủ yếu cần thiết để bỏ qua chế độ TBCN ở nước ta và cho rằng, nó có


6

những nội dung vật chất khách quan và bản thân nó cũng t ồn tại hiện thực
trong lịch sử và cùng vận động, biến đổi chứ không tĩnh tại.
“Về định hướng xã hội chủ nghĩa và con đư ờng đi lên chủ nghĩa xã hội
ở Việt Nam” Nxb CTQG, Hà Nội 2001, PGS. TS. Nguyễn Phú Trọng (chủ
biên). Cuốn sách đã ch ứng minh, sức sống và ý nghĩa thời đại của chủ nghĩa
Mác - Lênin, công lao to lớn của Hồ Chí Minh trong việc tìm ra con đư ờng
cứu nước theo phương hướng XHCN, đi lên CNXH là xu hướng vận động tất
yếu của thời đại, với Việt Nam để định hướng XHCN trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc, các tác giả chỉ ra rằng, phải thực hiện và đảm bảo
các điều kiện như: giữ vững sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, xây dựng Đảng
Cộng sản ngang tầm đòi hỏi của thời kỳ mới; xây dựng nhà nước pháp quyền
XHCN, mở rộng dân chủ và đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân; đảm bảo
định hướng XHCN đối với nền kinh tế thị trường. Cuốn sách còn phân tích,
trong quá trình bảo vệ, phát triển sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta, phải
trung thành và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, kiên định mục tiêu, con đường đã chọn, tăng cường đoàn kết dân tộc,

đoàn kết quốc tế và đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống “diễn biến hòa bình”.
GS.TS Lê Hữu Nghĩa, “Thời đại chúng ta và sức sống của Chủ nghĩa
Mác - Lênin” Nxb CTQG, Hà Nội 2002, cuốn sách đã cung cấp những nội
dung và đặc điểm chủ yếu của thời đại ngày nay từ đó dự báo xu thế phát triển
của thời đại, tác giả đã kh ẳng định những giá trị của Chủ nghĩa Mác - Lênin,
và yêu cầu bổ sung phát triển học thuyết ấy trong thời đại mới và tiếp tục kiên
định ngọn cờ tư tưởng lý luận chỉ đạo cách mạng XHCN ở Việt Nam.
Năm 2002 Hội đồng Lý luận Trung ương đã biên soạn cuốn sách
“Vững bước trên con đường đã chọn”, Nxb CTQG, Hà Nội 2002, đó là tập
hợp những bài viết của nhiều cán bộ, đảng viên và các nhà khoa học, một mặt
các tác giả đã phê phán những quan điểm, tư tưởng sai trái, mặt khác các tác
giả đã trình bày những quan điểm chính diện về những vấn đề mà chúng ta


7

cần nắm vững như: kiên định chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của chúng ta; độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của chúng ta; giữ vững sự lãnh đạo
của Đảng cộng sản Việt Nam là điều kiện tiên quyết để phát triển dân chủ;
trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường phải giữ vững và định hướng
xã hội chủ nghĩa; tiến lên chủ nghĩa xã h ội là lôgic, xu thế phát triển và là
triển vọng tất yếu của thời đại ngày nay.
“Góp phần nhận thức thế giới đương đại” GS.TS Nguyễn Đức Bình,
GS.TS Lê Hữu Nghĩa, GS.TS Trần Hữu Tiến (đồng chủ biên); Nxb CTQG,
Hà Nội 2003, là một tập hợp các bài viết của nhiều nhà nghiên cứu, vừa mang
tính phương pháp luận vừa phân tích về hiện trạng, vấn đề và xu hướng của
thế giới đương đại. Các tác giả đều khẳng định xu thế thời đại đi lên CNXH
vẫn là xu thế chủ đạo của chính trị đương đại; nó hấp dẫn nhiều quốc gia dân tộc vào dòng chảy của cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc, chủ quyền kinh
tế quốc gia, công bằng trong phát triển và hướng tới CNXH.
“Chủ nghĩa tư bản đầu thế kỷ XXI” PGS.TS Đỗ Lộc Diệp, TS. Đào

Duy Quát, PGS.TS Lê Văn Sang (đồng chủ biên) Nxb KHXH, Hà Nội 2003
là một công trình nghiên cứu và phân tích những mâu thuẫn nội tại của
CNTB, làm rõ khả năng thích ứng, tiềm năng phát triển, đặc điểm vai trò,
điểm mạnh, điểm yếu từ đó dự báo về CNTB hiện đại, triển vọng của nó trên
một số phương diện và đề xuất những quan điểm cho các giải pháp chiến lược
trong phát triển của đất nước ta.
Cuốn sách “Lẽ phải của chúng ta” do Nxb CTQG xuất bản năm 2004,
đã cung cấp cho chúng ta những nội dung như: Giữ vững nền tảng tư tưởng,
tăng cường sự lãnh đ ạo của Đảng trong tình hình mới; chúng ta cần kiên định
mục tiêu, lý tưởng đó là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; đại đoàn kết toàn
dân tộc là đường lối đúng đắn, là sức mạnh để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;


8

phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; v ấn đề bảo đảm
dân chủ và nhân quyền trong điều kiện nước ta hiện nay.
Sách “Nhìn lại quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng ta 19862005” của các tác giả PGS,TS Tô Huy Rứa - GS,TS Hoàng Chí Bảo - PGS,TS
Trần Khắc Việt - PGS, TS Lê Ngọc Tòng (đ ồng chủ biên) Nxb Lý luận Chính
trị ấn hành năm 2005; sách gồm những chuyên đề khảo cứu về những chủ đề,
lĩnh vực thuộc nhận thức của Đảng ta trong những năm đổi mới, qua đó cung
cấp cho người đọc có thể hình dung đầy đủ, sâu sắc về quá trình đổi mới,
hoàn thiện tư duy lý luận của Đảng ta từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới đến
nay. Đáng lưu ý là chuyên đề “Một số vấn đề cơ bản trong lý luận về mục tiêu
và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam cần tiếp tục làm rõ hơn”
“Về chủ nghĩa xã h ội và con đường đi lên chủ nghĩa xã h ội ở Việt
Nam”, GS. Nguyễn Đức Bình (chủ biên) Tổng quan đề tài KX 01- 01, Hà
Nội, 2006. Cuốn sách này là khái quát khá toàn diện về CNXH và con đường
đi lên CNXH ở Việt Nam, cung cấp nhiều luận cứ để làm rõ hơn con đường
đi lên CNXH ở nước ta trong thời kỳ quá độ; sách gồm ba phần: Phần một,

gồm hai chương trình bày tương đối chi tiết cuộc đấu tranh của nhân dân ta
chống lại thực dân Pháp xâm lược trong đó nhấn mạnh quá trình tìm đường
cứu nước của Nguyễn Ái Quốc với khẳng định cuối cùng về con đường cứu
nước và giải phóng dân tộc chỉ có thể là cách mạng vô sản. Phần hai, gồm hai
chương tổng kết nhận thức và hoạt động thực tiễn quá trình xây dựng CNXH
ở Việt Nam theo mô hình và cơ chế cũ; khái quát cơ b ản những thành tựu và
cả những sai lầm trên cả hai phương diện nhận thức lý luận và hoạt động thực
tiễn và nhu cầu cần đổi mới toàn diện. Phần ba, gồm hai chương trình bày nội
dung cốt lõi của đề tài, cụ thể là: “Nhận thức về chủ nghĩa xã h ội và con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, đánh giá về tình hình hiện nay và
công cuộc đổi mới đất nước quá độ lên CNXH; về kiên định con đường xây


9

dựng CNXH trong giai đoạn mới; về phương hướng và nội dung cơ bản của
con đường đi lên CNXH ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Sách “Về triển vọng của chủ nghĩa xã hội trong hai thập niên đầu thế
kỷ XXI” của TS. Nguyễn An Ninh. Nxb CTQG H, 2007. Cuốn sách đã phân
tích những yếu tố tác động đến triển vọng của CNXH trong hai thập kỷ đầu
thế kỷ XXI như: những biến đổi của thế giới đương đại, bản thân của CNXH
hiện thực, các phong trào đấu tranh vì mục tiêu của thời đại, từ đó tác giả đưa
ra những dự đoán: sẽ có bước tiến mới đầy tính đột phá cả về thực tiễn và lý
luận xây dựng CNXH; đồng thời không loại trừ khả năng có thêm những
nước gia nhập vào quá trình phát triển theo định hướng XHCN và cảnh báo
có thể có cả hiện tượng chệch hướng, nếu như đổi mới và cải cách vượt tầm
kiểm soát.
Sách “Đổi mới ở Việt Nam thực tiễn và nhận thức lý luận” của tác giả
PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc, Nxb CTQG Hà Nội 2007, tác giả đã lý gi ải một
cách hệ thống quá trình đổi mới ở Việt Nam, đề cập nhiều vấn đề mang tính

lý luận: tư duy chính trị của Đảng cộng sản Việt Nam, tư duy kinh tế thị
trường hội nhập kinh tế quốc tế trong thời kỳ đổi mới, đặc biệt cuốn sách đã
khái quát khá rõ nét những chặng đường, bước đi của thời kỳ quá độ lên
CNXH ở Việt Nam - đây chính là sự thể nghiệm những vấn đề liên quan đến
con đường đi lên CNXH ở Việt Nam
GS,TS. Nguyễn Phú Trọng (chủ biên) “Đổi mới và phát triển ở Việt
Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn” Nxb CTQG, Hà Nội, 2008. Cuốn
sách là sản phẩm nghiên cứu của đề tài khoa học cấp nhà nước: Đổi mới và
phát triển ở Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Mã số: ĐTĐL 2003/18). Cuốn sách đã t ổng kết và đánh giá khái quát những thành tựu, hạn
chế của công cuộc đổi mới ở Việt Nam trong hai mươi năm qua trên các lĩnh
vực chủ yếu của đời sống xã hội, cuốn sách đã phân tích làm rõ nh ững nhận
thức, đặc trưng của CNXH và phương hướng cơ bản để xây dựng CNXH ở


10

nước ta, rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm góp phần bổ sung, phát triển
đường lối đổi mới vì CNXH ở Việt Nam.
GS. Nguyễn Đức Bình, trong cuốn “Vững bước trên con đường xã hội
chủ nghĩa” Nxb CTQG, Hà Nội, 2008, đã lý giải độc lập dân tộc gắn liền
CNXH là đòi hỏi và là lựa chọn khách quan của cách mạng nước ta, từ đó
phải tiếp tục kiên định, vận dụng sáng tạo theo con đường XHCN và về triển
vọng của CNXH.
PGS,TS.Vũ Văn Phúc, “Lý luận và thực tiễn về thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội” Nxb CTQG, Hà Nội, 2009. Đây là tập hợp các công trình
nghiên cứu của tác giả về thời kỳ quá độ lên CNXH với nhiều hướng tiếp cận
phong phú. Các tác giả đã đề cập đến những vấn đề cơ bản như tính chất quá
độ của nền kinh tế, sở hữu nhà nước và vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước,
thành phần kinh tế nhà nước trong nền kinh tế nhiều thành phần định hướng
XHCN ở Việt Nam. Đã nêu nh ững nguyên tắc cơ bản trong lãnh đ ạo công

cuộc đổi mới đất nước theo định hướng XHCN: trong quá trình đổi mới phải
kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH trên nền tảng chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; đổi mới toàn diện, đồng bộ, có kế thừa, có
bước đi, hình thức và cách làm phù hợp; đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân,
dựa vào nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân, xuất phát
từ thực tiễn, nhạy bén với cái mới; phát huy cao độ nội lực, đồng thời ra sức
tranh thủ ngoại lực, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong
điều kiện mới; xây dựng CNXH đi đôi với bảo vệ Tổ quốc XHCN, giữ vững
an ninh chính trị, trật tự an toàn - xã hội.
“C.Mác, V.I.Lênin với chủ nghĩa xã hội trong thời đại ngày nay”, PGS,
TS Nguyễn Thanh Tuấn, Nxb CTQG, Hà Nội, 2009. Cuốn sách là một phần
sản phẩm nghiên cứu của công trình khoa học cấp nhà nước KX.04.04/06-10
(giai đoạn 2006 - 2010) “Vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác Lênin về chủ nghĩa xã h ội phù hợp với thực tiễn Việt Nam.” Bằng phương


11

pháp phân tích, so sánh, tác giả đã đi sâu làm rõ hơn s ự phát triển lý luận của
về con đường phát triển của các xã hội phương Đông: vào những năm 50 thế
kỷ XIX, C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng, xã hội phương Đông chỉ có thể đi
theo con đường TBCN, nhưng đến cuối đời hai ông đã đ ề ra tư tưởng và lý
luận về khả năng vượt qua “khe núi Capdia” của chế độ TBCN. Đây là bước
ngoặt quan trọng cho thấy C.Mác và Ph.Ăngghen đã nhằm trúng vào quan hệ
giữa việc có thể và không thể bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN. Giai đoạn
này, C.Mác và Ph.Ăngghen phản đối thuyết phương Tây là trung tâm, phản
đối triết lý lịch sử chung chung không đếm xỉa đến những hoàn cảnh lịch sử
đặc thù. Các ông nghiên cứu con đường phát triển xã hội khác nhau giữa
phương Tây và phương Đông và vạch ra khả năng các nước lạc hậu ở phương
Đông tiếp thu thành tựu tích cực của CNTB mà không nhất thiết phải đi theo
con đường phát triển TBCN.
“Chủ nghĩa Mác - Lênin học thuyết về sự phát triển và sáng tạo không

ngừng”, GS Trần Nhâm, Nxb Chính trị quốc gia, 2010. Mục “Nhận thức lại
về con đường quá độ bỏ qua chế độ TBCN tiến lên CNXH ở Việt Nam ” (415
- 427), tác giả đã nêu 3 kiểu quá độ: 1/ Từ CNTB phát triển cao lên CNXH
mà Mác đề cập đến trong tác phẩm Phê phán cương lĩnh Gôtha - kiểu quá độ
trực tiếp; 2/ Từ CNTB phát triển trung bình đ ể phát triển lên CNXH và 3/ Từ
xã hội thuộc địa tiền TBCN lên CNXH “Chủ nghĩa Mác m ới đưa ra dự báo và
sự chỉ dẫn còn quá ít ỏi”. Tác giả gọi hai trường hợp kiểu sau là kiểu quá độ
gián tiếp. Cuốn sách nêu hạn chế nhận thức về thời kỳ quá độ, đó là “Trong
mấy thập kỷ liền trước thời kỳ đổi mới chúng ta thường lẫn lộn, mơ hồ và có
lúc đồng nhất 3 kiểu quá độ ấy với nhau. Đáng lẽ phải đi lên bằng kiểu quá độ
thứ 3 - quá độ gián tiếp qua những khâu trung gian tất yếu, thì lại chủ trương
tiến thẳng lên CNXH bằng kiểu quá độ trực tiếp”. Những nhược điểm của tư
duy về thời kì quá đ ộ quá độ: Đối lập CNXH với CNTB theo kiểu: “cái gì đã
tồn tại trong CNTB thì phải loại bỏ không thể chấp nhận được”; Ngộ nhận bỏ


12

qua CNTB là đi nhanh; Ngộ nhận thời kì quá độ lên CNXH với CNXH đã
xây dựng xong. Bỏ qua như thế nào? Đề cập đến những tàn dư ý thức xã hội
tiền TBCN, vấn đề “tiến thẳng” và “tiến lên” CNXH xuyên qua nhiều bước
quá độ cần thiết. Tác giả cũng trình bày quan đi ểm về thời kì quá độ có bước
đột phá lớn ở Đại hội IX: “Bước chuyển về tư duy đổi mới này là chuyển
hẳn từ tư duy giản đơn về kiểu quá độ trực tiếp lên chủ nghĩa xã hội mà
không cần trải qua những khâu trung gian, những bước quá độ sang tư duy
biện chứng về con đường phát triển kiểu rút ngắn với kiểu quá độ gián tiếp
“bỏ qua” chế độ tư bản chủ nghĩa đi lên chủ nghĩa xã hội, tuân theo quá
trình lịch sử - tự nhiên”.
Sách “Một số vấn đề kinh tế và chính trị hiện nay” của tác giả Nguyễn
Chí Trung, Nxb CTQG Hà Nội, 2010. Nội dung cuốn sách đã cung cấp một

số vấn đề lý luận và thực tiễn về kinh tế và chính trị cơ bản, cấp thiết, của
cách mạng Việt Nam, đặc biệt là trong giai đoạn đổi mới. Một mặt khẳng
định những những thành tựu cơ bản, to lớn của cách mạng Việt Nam dưới sự
lãnh đạo của Đảng, mặt khác tác giả nêu ra một số khuyết điểm trong nhận
thức và sự dũng cảm nhìn nhận khuyết điểm đó để có biện pháp xử lý những
tình huống cụ thể, không phải để phủ nhận mà là khẳng định sự lãnh đạo tài
tình của Đảng. Tác giả cũng kiên quy ết đấu tranh vạch trần những âm mưu,
thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch chống lại độc lập dân tộc và
CNXH, chống lại lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, chống
lại chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
“Những nhân tố mới tác động đến triển vọng của chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam” - PGS.TS. Nguyễn An Ninh, Nxb.CTQG, Hà Nội 2010. Cuốn sách
tập trung vào phân tích những tác động của các nhân tố mới hoặc có tính mới
xuất hiện trong thập niên đầu của thế kỷ XXI hiện đang tác động vào thực tiễn
xây dựng CNXH ở Việt Nam. Cùng với những quan sát và phân tích về bối
cảnh thế giới, đáng chú ý là sự phân tích về những nhân tố chủ quan đang tác


13

động nhiều chiều vào CNXH ở Việt Nam. Trong đó tác giả đặc biệt chú ý tới
quá trình tiếp tục đổi mới tư duy lý luận và vai trò của nó với sự nghiệp đổi
mới tư duy và xây dựng CNXH ở Việt Nam trong thời kì quá độ.
Năm 2011, Hội đồng Lý luận Trung ương phối hợp với Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia - Sự thật xuất bản cuốn sách “Đảng Cộng sản Việt Nam Trách nhiệm trước dân tộc và lịch sử”. Nxb CTQG - ST, Hà Nội 2011, cuốn
sách đã kh ẳng định quan điểm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng của giai cấp
công nhân và của cả dân tộc Việt Nam, là Đảng duy nhất cầm quyền ở Việt
Nam; vai trò lãnh đạo của Đảng là không thể phủ nhận trong thời kỳ đấu tranh
giành độc lập dân tộc, bảo vệ Tổ quốc cũng như trong sự nghiệp đổi mới.
Cuốn sách đã phê phán, phản bác các luận điệu sai trái của các thế lực thù

địch về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đồng thời đề xuất
những vấn đề về xây dựng Đảng để Đảng ta ngày càng trong sạch, vững
mạnh, đủ sức thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình trư ớc dân tộc và lịch sử.
1.1.2. Nhóm các công trình phản ánh về cuộc đấu tranh chống các
quan điểm phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam.
Cuộc đấu tranh của C.Mác và Ph.Ăngghen chống lại những tư tưởng
phản động, sai lầm và các sắc thái CNXH phi mácxít bắt đầu ngay từ giữa thế
kỷ XIX - từ khi CNXH khoa học ra đời. Cuộc đấu tranh ấy là một bộ phận
của cuộc đấu tranh về tư tưởng trong nội bộ phong trào cộng sản và công
nhân quốc tế đương thời, đã trở thành bộ phận quan trọng của lịch sử phát
triển CNXH khoa học. Điều quan trọng hơn là từ đó, các nhà kinh điển đã để
lại những nguyên tắc lý luận, phương pháp luận cho cuộc đấu tranh tư tưởng
hiện nay của chúng ta.
Sau Thế chiến thứ hai, thất bại trong việc dùng vũ l ực, sức mạnh quân
sự chống lại CNXH, các nước đế quốc đã chuyển hướng chiến lược với hy
vọng “chiến thắng không cần chiến tranh”, chúng ra sức tấn công toàn diện
các nước XHCN và các đảng cộng sản, trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư


14

tưởng, văn hóa xã h ội, an ninh, đối ngoại..bằng tất cả các phương tiện, thủ
đoạn nhằm chống phá, đẩy lùi và đi đến xóa bỏ CNXH. Báo cáo chính trị tại
Hội nghị Đại biểu giữa nhiệm kỳ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng
sản Việt Nam khóa VII, nêu rõ: “trong khi tập trung xây dựng đất nước,
chúng ta không một chút lơi lỏng nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc,… giữ vững ổn
định chính trị - xã hội và định hướng phát triển xã hội chủ nghĩa”. “Tiến hành
cuộc đấu tranh toàn dân, toàn diện, lâu dài nhằm làm thất bại âm mưu và hành
động “diễn biến hòa bình” bạo loạn lật đổ của kẻ thù.” [38 - tr. 221, 222]
Tháng 7 năm 1994, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản cuốn

sách: “Một số vấn đề về “diễn biến hòa bình” và chống “diễn biến hòa bình”
ở nước ta”, do tác giả Dương Thông (chủ biên). Trong cuốn sách các tác giả
đã phân tích quá trình hình thành, phát tri ển, bản chất, nội dung và phương
thức thực hiện của chiến lược DBHB mà các thế lực thù địch đã và đang ti ến
hành chống CNXH. Từ đó các tác giả đã đ ề xuất những kiến nghị góp phần
vào việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế, ổn định chính trị xã hội của
nước ta.
Đứng trước thực tiễn khó khăn và phức tạp ấy, việc giải đáp câu hỏi:
liệu CNXH có thể tồn tại, và phát triển được không, đã và đang được nhiều
nhà khoa học, giới nghiên cứu quan tâm, nhiều công trình nghiên cứu chuyên
sâu đã đư ợc tiến hành, tiêu biểu là cuốn sách “Cuộc đọ sức giữa hai chế độ xã
hội - Bàn về chống diễn biến hòa bình” do nhà xuất bản Hồ Nam, Trung Quốc
ấn hành năm 1991 và được Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản bằng
Tiếng Việt tháng 6-1994. Nội dung của cuốn sách đã phân tích sâu sắc
cuộc đấu tranh gay gắt và quyết liệt giữa hai hệ thống chính trị - xã hội đối lập
nhau trên mọi lĩnh v ực: kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa - xã hội… Cuốn
sách đã đánh giá khách quan nh ững thành tựu to lớn mà các nước XHCN đã
đạt được trong tiến trình xây dựng CNXH, đồng thời cũng ch ỉ ra những hạn
chế và sai lầm của các nước này trong quá trình xây dựng CNXH. Quan trọng


15

hơn, cuốn sách đã ch ỉ ra âm mưu và thủ đoạn của các lực lượng thù địch CNXH
đã lợi dụng những sai lầm, khuyết điểm của các nước CNXH để chống phá, kích
động nhằm tiến tới xóa bỏ CNXH trên phạm vi toàn thế giới.
Trên cơ sở những luận cứ khách quan cuốn sách đã chứng minh và khẳng
định: tuy còn nhiều khó khăn và khuyết điểm nhưng chế độ XHCN vẫn tỏ rõ
tính ưu việt trên một số lĩnh vực so với chế độ TBCN, sự thoái trào của phong
trào cách mạng, phong trào cộng sản công nhân quốc tế hiện nay chỉ là tạm thời,

để lại cho những bước tiến tiếp theo và khẳng định những lý tưởng cao đẹp mà
CNXH hướng tới dựa trên những căn cứ, cơ sở khoa học là hoàn toàn khả thi và
sẽ được hiện thực hóa trong tương lai.
Năm 1994, Tổng cục II - Bộ Quốc phòng đã d ịch và xuất bản cuốn sách
“Hãy cảnh giác với cuộc chiến tranh thế giới không có khói súng - Nghiên
cứu vấn đề diễn biến hòa bình” của tác giả người Trung Quốc - Lưu Đình Á
(chủ biên). Cuốn sách đã nghiên c ứu, phân tích quá trình ra đ ời và phát triển,
diễn biến của chiến lược “diễn biến hòa bình” với những âm mưu, thủ đoạn
thâm độc của các thế lực thù địch với CNXH: lấy việc làm xói mòn và tan rã
đảng cầm quyền làm mục tiêu chính trị; dùng các phương tiện truyền thông
đại chúng để công kích chủ nghĩa Mác - Lênin nhằm phủ định ý thức hệ;...
Cuốn sách đã đ ề xuất, kiến nghị những biện pháp nhằm đối phó và chống lại
chiến lược “diễn biến hòa bình”.
Trong những năm đầu của thập kỷ 90 thế kỷ XX, tiếp cận vấn đề diễn
biến hòa bình còn khá mới mẻ nên ba cuốn sách: Một số vấn đề về “diễn biến
hòa bình” và chống “diễn biến hòa bình” ở nước ta của tác giả Dương Thông
chủ biên; cuốn “Cuộc đọ sức giữa hai chế độ xã hội - Bàn về chống diễn biến
hòa bình” và cuốn “Hãy cảnh giác với cuộc chiến tranh thế giới không có
khói súng - Nghiên cứu vấn đề diễn biến hòa bình” từ tài liệu dịch nói trên có
thể xem là những tài liệu đề cập sâu đến vấn đề DBHB và đấu tranh chống
DBHB. Nó thực sự bổ ích và trở thành những tài liệu quan trọng đối với đội


16

ngũ cán bộ, lãnh đạo, đảng viên và giới nghiên cứu khoa học và là nguồn tư
liệu quý để luận án này tham khảo.
TS Đào Duy Quát trong bài, “Phê phán các quan điểm sai trái”, Tạp chí
Thông tin công tác tư tưởng, Hà Nội 2002, đã cung cấp cho người đọc thấy
được âm mưu và thủ đoạn của các thế lực thù địch trong việc tấn công, phê

phán chúng ta trên nhiều nội dung, nhiều lĩnh vực, từ đó tác giả chỉ ra nguồn
gốc của những quan điểm sai trái, nhiệm vụ và một số biện pháp chủ yếu để
đấu tranh với các thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch trên mặt trận tư
tưởng - văn hóa trong thời gian tới.
Cuốn sách “Phê phán, bác bỏ các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ
nền tảng tư tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam” do TS. Hồng Vinh làm chủ
biên, Nxb. CTQG Hà Nội 2007, đã cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cuộc
đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; tập trung phê phán các quan
điểm sai trái xung quanh vấn đề quyền con người, đa nguyên, đa đảng, về
kinh tế thị trường...Các tác giả đã đề cập những nét cơ bản về cuộc đấu tranh
lý luận của các nước XHCN và phong trào cộng sản công nhân quốc tế, từ đó
đưa ra những dự báo tình hình trong nước và quốc tế thời gian tới và đề xuất
các nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nghiên cứu, phê phán các quan điểm
sai trái, cơ hội, thù địch trong thời gian tới.
“Phê phán những quan điểm lệch lạc, sai trái và thù địch về con đường
đi lên CNXH ở Việt Nam”, một đề tài nghiên cứu khoa học của Viện Chủ
nghĩa Xã hội Khoa học - Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2008
do PGS,TS Nguyễn Văn Oánh làm chủ nhiệm, đã phê phán khá chi tiết và hệ
thống đối với những quan điểm lệch lạc, sai trái và thù địch xuyên tạc: mục
tiêu đi lên CNXH ở Việt Nam bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa; s ứ mệnh lịch
sử của giai cấp công nhân, sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam; quá
trình xây dựng nền dân chủ XHCN và động lực của con đường đi lên CNXH
ở Việt Nam.


17

Sách “Phòng, chống “diễn biến hòa bình” ở Việt Nam những vấn đề lý
luận và thực tiễn” do PGS,TS. Lê Minh Vụ (chủ biên), Nxb CTQG H, 2009,
giúp chúng ta tìm hiểu rõ hơn về DBHB và cách thức phòng chống “DBHB”

trong giai đoạn hiện nay.
Sách “Phòng, chống “diễn biến hòa bình” và “cách mạng màu” ở một
số nước trên thế giới và Việt Nam” do Trung tướng, PGS, TS, Nguyễn Tiến
Bình (chủ biên), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2009. Đây là kết quả
nghiên cứu của Đề tài khoa học tại Học viện Quốc phòng (thuộc Đề tài
KX.04.23/06-10), cuốn sách đã đề cập đến những diễn biến, nguyên nhân, tác
hại của “diễn biến hòa bình” và “cách mạng màu” mà các thế lực thù địch
CNXH đã tiến hành ở một số nước trên thế giới và Việt Nam, từ đó rút ra
những bài học kinh nghiệm để đấu tranh nhằm làm thất bại mọi âm mưu, thủ
đoạn chống phá của kẻ thù, góp phần hoàn thành sự nghiệp đổi mới xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Sách “Phòng chống diễn biến hòa bình và “cách mạng màu” ở Việt
Nam do GS.TS Phạm Ngọc Hiền chủ biên, Nxb CTQG H, 2010, cuốn sách đã
cung cấp khá đầy đủ các hình thức, thủ đoạn mà bọn đế quốc và phản động
quốc tế đã thực hiện để chống phá cách mạng XHCN từ sau thế chiến hai đến
nay, cuốn sách cung cấp cho người đọc nhận biết được những nguy cơ, thủ
đoạn, những nhân tố làm gia tăng diễn biến hòa bình và “cách mạng màu” ở
nước ta do các lực lượng thù địch tiến hành, từ đó cuốn sách nêu ra những
phương hướng, nhiệm vụ và các giải pháp phòng, chống nguy cơ diễn biến
hòa bình và “cách mạng màu” ở Việt Nam thời gian tới.
Luận án của tác giả Trần Doãn Tiến “Phê phán quan điểm sai trái về tư
tưởng chính trị trên mạng internet góp phần bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa ở
nước ta hiện nay” (2010) ký hiệu kho tư liệu LA-TS 00001079, Thư viện Học
viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Tác giả đã phân tích th ực
trạng việc phê phán các quan điểm sai trái về tư tưởng chính trị trên mạng


18

internet của các thế lực thù địch và bọn cơ hội chính trị, tác giả nêu ra những

ảnh hưởng tiêu cực về mặt xã hội của các quan điểm sai trái và làm rõ những
vấn đề đặt ra của cuộc đấu tranh này, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả cuộc đấu tranh bảo vệ chế độ XHCN ở nước ta hiện nay.
Năm 2010, Bộ Thông tin và Truyền thông cho xuất bản cuốn “Báo chí
với công tác tuyên truyền, đấu tranh chống các luận điệu sai trái” Nxb Thông
tin và Truyền thông, Hà Nội, 2010. Cuốn sách đã cung c ấp những nhiệm vụ
của báo chí trong đấu tranh chống các luận điệu sai trái, nhận dạng các quan
điểm sai trái về lý luận, nhận dạng âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”
của chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là đế quốc Mỹ và các thế lực thù địch chống
phá ta trong thời gian gần đây, cần tăng cường vai trò, hiệu quả của báo chí
trong tuyên truyền, đấu tranh chống lại các luận điểm sai trái, thù địch và một
số kinh nghiệm và giải pháp nâng cao hiệu quả tuyên truyền chống các luận
điệu sai trái trên Đài Truyền hình Việt Nam.
Năm 2011 Hội đồng Lý luận Trung ương phối hợp với Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia - Sự thật xuất bản cuốn sách “Dân chủ, nhân quyền - Giá
trị toàn cầu và đặc thù quốc gia” Nxb CTQG - ST, Hà Nội, 2011. Cuốn sách
không chỉ nêu lên những vấn đề chung về dân chủ, nhân quyền, tư tưởng Hồ
Chí Minh về dân chủ, nhân quyền mà còn đi sâu phân tích, phê phán, bác b ỏ
những luận điệu sai trái của các thế lực thù địch về vấn đề dân chủ, nhân
quyền, các tác giả cũng đã phân tích và kh ẳng định: dân chủ, nhân quyền là
hai trong số những vấn đề mà các thế lực thù địch đang mưu toan lợi dụng để
chống phá ta nhằm thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” do vậy chúng ta
phải kiên quyết đấu tranh, bác bỏ những luận điệu sai trái, thù địch đó.
Các công trình tiêu biểu trên đã gián tiếp hoặc trực tiếp bàn đến vấn đề
đấu tranh chống quan điểm sai trái, góp phần giữ vững định hướng XHCN.
Những công trình này đã góp phần lý giải những vấn đề đặt ra và dự báo xu


19


thế phát triển của CNXH những năm đầu thế kỷ XXI và củng cố niềm tin về
con đường đi lên CNXH mà Đảng và nhân dân ta đã chọn.
Các tài liệu trên đây có giá trị rất lớn trong việc giúp nâng cao nhận
thức và cung cấp những thông tin, luận cứ cho quá trình viết luận án này.
1.1.3 Về các tài liệu chống chủ nghĩa xã hội, phủ nhận con đường đi
lên chủ nghĩa xã hội
“Bàn cờ lớn” của Zbigniew Brzezinski, do Nxb CTQG dịch và ấn hành
năm 1999, sách đã phân tích tình hình thế giới thời hậu Liên Xô, phân tích về
sự phân bố địa chính trị thế giới nhất là khu vực châu Âu - châu Á, qua đó, đề
cao vai trò lãnh đạo của Mỹ, cuốn sách đã dự trù các kịch bản có thể xảy ra và
định ra các “nước cờ” trên bàn cờ lớn của chính trị quốc tế, quyết không để
xuất hiện một đối thủ nào trên thế giới có khả năng thách thức vai trò bá chủ
của Mỹ. Thực chất đây còn là chủ đích ngăn chặn sự phát triển của CNXH
hiện thực trên thế giới hiện nay.
“Mao Trạch Đông ngàn năm công tội” của tác giả Tân Tử Lăng, do
Nxb Thư Tác Phường ấn hành ở Hồng Kông năm 2007 và được Thông Tấn
xã Việt Nam dịch ra tiếng Việt, cuốn sách đã chỉ rõ: tình hình kinh tế, chính
trị - xã hội của Trung Quốc dưới thời Mao Trạch Đông; đánh giá những công
lao và sai lầm của Mao Trạch Đông đối với đất nước Trung Quốc. Đáng chú ý
là qua việc đề cập đến mô hình Thụy Điển tác giả tán dương những thành tựu
của CNXH dân chủ, và cho rằng, đây là con đường phù hợp của CNXH ở
Trung Quốc. Đây là một luận điểm gián tiếp phủ nhận con đường đi lên
CNXH của Trung Quốc hiện nay.
Ngay từ những năm đầu thập kỷ 90 thế kỷ XX, khi hệ thống XHCN thế
giới tan rã sau sự sụp đổ của Đông Âu và Liên Xô, đã d ẫn đến sự hoang mang
dao động của không ít những đảng viên cộng sản, có người đưa ra yêu cầu về
đa nguyên chính trị. Trong “Chủ nghĩa xã h ội thật sự là gì?” viết ngày
13.12.1989 [75] chúng tôi tìm lại và thấy còn đư ợc đăng tải trên mạng, tác giả



×