Tải bản đầy đủ (.pdf) (174 trang)

Thuyết tam tòng, tứ đức trong nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với phụ nữ việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 174 trang )

HC VIN CHNH TR QUC GIA H CH MINH

NGUYN TH VN

thuyết tam tòng, tứ đức trong nho giáo
và ảnh hưởng của nó đối với người phụ nữ
việt nam hiện nay
Chuyờn ngnh : CNDVBC & CNDVLS
Mó s

: 62 22 80 05

LUN N TIN S TRIT HC

Ngi hng dn khoa hc: GS.TS NGUYN HNG HU

H NI - 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa
học của riêng tôi. Các số liệu, tư liệu được sử dụng trong
luận án là trung thực, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng.
Những kết quả khoa học của luận án chưa được công bố
trong bất kỳ công trình nào.

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Vân



MỤC LỤC
Trang
1

MỞ ĐẦU

5

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Những công trình nghiên cứu về đạo đức Nho giáo và thuyết tam
tòng, tứ đức trong Nho giáo
1.2. Những công trình nghiên cứu ảnh hưởng của thuyết tam tòng, tứ
đức trong Nho giáo đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay
1.3. Những công trình nghiên cứu quan điểm và giải pháp chủ yếu
nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu
cực của thuyết tam tòng, tứ đức đối với người phụ nữ Việt Nam
hiện nay

12

Chương 2: THUYẾT TAM TÒNG, TỨ ĐỨC TRONG NHO GIÁO
2.1. Thuyết tam tòng, tứ đức trong Nho giáo Trung Quốc
2.2. Thuyết tam tòng, tứ đức trong Nho giáo Việt Nam

23
23
38

5


18

Chương 3: ẢNH HƯỞNG CỦA THUYẾT TAM TÒNG, TỨ ĐỨC ĐỐI
VỚI NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM HIỆN NAY- THỰC
TRẠNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA

3.1. Ảnh hưởng tiêu cực của thuyết tam tòng, tứ đức đối với người
phụ nữ Việt Nam hiện nay
3.2. Ảnh hưởng tích cực của thuyết tam tòng, tứ đức đối với người
phụ nữ Việt Nam hiện nay
3.3. Những nhân tố làm biến đổi sự ảnh hưởng của thuyết tam tòng, tứ
đức đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay
3.4. Một số vấn đề đặt ra từ ảnh hưởng của thuyết tam tòng, tứ đức
trong Nho giáo đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay

62
62
89
108
115

Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
NHẰM PHÁT HUY ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC, HẠN CHẾ
ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA THUYẾT TAM TÒNG, TỨ
ĐỨC ĐỐI VỚI NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM HIỆN NAY

4.1. Một số quan điểm chủ yếu nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực và
hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của thuyết tam tòng, tứ đức đối với
người phụ nữ Việt Nam hiện nay

4.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực và
hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của thuyết tam tòng, tứ đức đối với
người phụ nữ Việt Nam hiện nay
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

124

124

135
155
157
159


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Người làm chính các việc chăm sóc con, chăm sóc người
già - người ốm, dạy bảo con
Bảng 3.2: Vai trò kinh tế giữa nam - nữ trong gia đình

94
95

Bảng 3.3: Người đóng góp nhiều công sức nhất cho kinh tế gia đình
giới tính người trả lời
Bảng 3.4: Người làm chính trong sản xuất - kinh doanh


95
96

Bảng 3.5: Bảng tham khảo người quản lý tài chính gia đình theo vùng
điều tra

96


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nho giáo ra đời thời Xuân Thu - Chiến Quốc - thời kỳ mà tình hình
kinh tế - xã hội có nhiều biến động nhất trong lịch sử Trung Quốc. Các nước
chư hầu nhà Chu tranh giành quyền lực, tàn sát lẫn nhau làm cho xã hội lâm
vào cảnh loạn lạc, rối ren. Trước tình hình đó, các nhà tư tưởng của Nho giáo
đã lý giải các vấn đề xã hội và họ muốn tìm ra phương pháp đưa xã hội từ
loạn lạc tới thịnh trị. Chính vì vậy, có nhiều ý kiến cho rằng, thực chất Nho
giáo là đạo trị nước, Nho giáo là đạo làm người vì bàn nhiều tới việc giáo dục
đạo đức cho con người - nhân tố giúp xã hội ổn định, trật tự.
Nội dung giáo dục đạo đức cho con người của Nho giáo tập trung ở các
phạm trù cơ bản như Tam cương, Ngũ thường, Chính danh. Đối với người
phụ nữ, nội dung giáo dục đạo đức của Nho giáo thể hiện rõ thông qua thuyết
tam tòng, tứ đức.
Nho giáo được truyền vào nước ta từ thời Bắc thuộc. Khi vào Việt
Nam, nó được cải biến đi cho phù hợp với tính chất ôn hòa vốn có của người
Việt. Trong quá trình tồn tại, giai cấp phong kiến Việt Nam sử dụng Nho giáo
làm công cụ để thiết lập ổn định trật tự xã hội và duy trì sự thống trị của giai
cấp cầm quyền. Trải qua những bước thăng trầm của lịch sử, Nho giáo đã có

chỗ đứng nhất định trong đời sống tư tưởng của người Việt. Trong các nội
dung đạo đức của Nho giáo thì thuyết tam tòng, tứ đức là những quy phạm
giáo dục đạo đức cơ bản đối với người phụ nữ. Tư tưởng này đã có ảnh hưởng
rất sâu sắc đến vai trò, vị trí, cuộc sống của người phụ nữ Việt Nam. Bên cạnh
các giá trị tích cực, thuyết tam tòng, tứ đức có nhiều mặt tiêu cực, trói buộc
người phụ nữ Việt Nam vào lễ giáo phong kiến, kìm hãm các bước tiến của
họ. Tuy nhiên, thuyết tam tòng, tứ đức trên chặng đường dài của lịch sử dân
tộc, nó vẫn có giá trị nhất định góp phần làm nên vẻ đẹp truyền thống của
người phụ nữ Việt Nam.
Ngày nay, mặc dù cơ sở kinh tế - xã hội của nhà nước phong kiến
không còn nhưng phần nào tư tưởng của Nho giáo nói chung; thuyết tam
tòng, tứ đức nói riêng vẫn còn tồn tại ít nhiều và có ảnh hưởng đến người phụ


2

nữ Việt Nam trên cả hai bình diện tích cực và hạn chế. Những ảnh hưởng tiêu
cực của nó như trọng nam khinh nữ, áp đặt hôn nhân… là một trong những
nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực gia đình và bất bình đẳng giới ở nước
ta hiện nay.
Tại Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), Đảng ta thực hiện công cuộc Đổi
mới. Sự kiện này đánh dấu bước chuyển mình lớn lao của dân tộc. Trải qua
gần ba mươi năm thực hiện, quá trình Đổi mới của đất nước đã đạt được
nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực, trong đó có đổi mới kinh tế là
nền tảng. Tuy nhiên, mục đích của Đảng ta trong công cuộc Đổi mới không
chỉ đơn giản về kinh tế mà đổi mới toàn diện, trong đó có đổi mới quan niệm
về con người và giải phóng con người. Đảng ta luôn xác định, con người là
yếu tố quan trọng hàng đầu, trong đó, người phụ nữ là lực lượng đông đảo
nắm vai trò to lớn trong gia đình và xã hội. Công cuộc Đổi mới đã dẫn đến
những thay đổi về tiêu chí đánh giá của xã hội, của gia đình đối với người phụ

nữ nhằm đáp ứng nhu cầu mới của thời đại. Người phụ nữ Việt Nam ngày nay
phải hướng tới vẻ đẹp toàn diện hơn, trí tuệ hơn, giỏi việc nước đảm việc nhà,
tích cực tham gia các hoạt động xã hội...
Những quy tắc, chuẩn mực của thuyết tam tòng, tứ đức được sử dụng
một cách hợp lý sẽ trở thành nhân tố quan trọng nâng cao vị trí, vai trò của
người phụ nữ trong xã hội Việt Nam hiện đại. Điều đó cho thấy việc cần thiết
phải nghiên cứu thực trạng ảnh hưởng của thuyết tam tòng, tứ đức trong Nho
giáo đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay để đưa ra những giải pháp
nhằm phát huy giá trị tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đối với sự
nghiệp giải phóng phụ nữ.
Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên, nghiên cứu sinh lựa chọn
vấn đề: “Thuyết tam tòng, tứ đức trong Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với
người phụ nữ Việt Nam hiện nay” làm đề tài cho luận án Tiến sĩ của mình.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ nội dung chủ yếu của thuyết tam tòng, tứ đức trong
Nho giáo Trung Quốc và Việt Nam, phân tích ảnh hưởng của nó; luận án đề


3

xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy những ảnh hưởng
tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của thuyết tam tòng, tứ đức đối
với người phụ nữ Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ những nội dung cơ bản của thuyết tam tòng, tứ đức trong Nho
giáo Trung Quốc và Nho giáo Việt Nam.
- Làm rõ thực trạng ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của thuyết tam tòng,
tứ đức trong Nho giáo đối với người phụ nữ Việt Nam xưa và nay.
- Đề xuất quan điểm và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy những

ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của thuyết tam tòng,
tứ đức đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung làm rõ một số nội dung cơ bản trong thuyết tam tòng, tứ
đức của Nho giáo và sự ảnh hưởng của nó đối với phụ nữ Việt Nam hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của thuyết tam tòng, tứ đức
đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
- Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về
vấn đề phụ nữ
- Luận án dựa trên cơ sở nghiên cứu các tác phẩm kinh điển của Nho giáo và
các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh; kết hợp chặt chẽ lý luận và thực tiễn, sử dụng phương
pháp văn bản học- trích dẫn từ những tài liệu gốc; sử dụng đúng đắn, phù hợp
với các phương pháp phân tích và tổng hợp, lôgic và lịch sử, thống kê, đối
chiếu, so sánh, tổng kết thực tiễn...


4

5. Những đóng góp mới
- Luận án khái quát những nội dung cơ bản của thuyết tam tòng, tứ đức
trong Nho giáo Trung Quốc và Việt Nam.
- Luận án phân tích rõ hơn những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của

thuyết tam tòng, tứ đức đối với phụ nữ Việt Nam hiện nay.
- Từ những ảnh hưởng tích cực, tiêu cực và những mâu thuẫn đang tồn
tại trong xã hội, luận án đề xuất quan điểm và một số giải pháp chủ yếu nhằm
phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của thuyết tam
tòng, tứ đức đối với phụ nữ Việt Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận của luận án
Luận án lý giải rõ hơn về thuyết tam tòng, tứ đức của Nho giáo và ảnh
hưởng của nó đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tư liệu tham khảo
trong việc hoạch định, thực thi chính sách trong công tác phụ nữ của Đảng và
Nhà nước ta hiện nay.
- Luận án có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu
Nho giáo ở Việt Nam, vị trí, vai trò của người phụ nữ Việt Nam hiện nay.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án
gồm 4 chương, 11 tiết.


5

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO VÀ
THUYẾT TAM TÒNG, TỨ ĐỨC TRONG NHO GIÁO

Thứ nhất, những công trình nghiên cứu về đạo đức Nho giáo
Trong tác phẩm Nho giáo (quyển Thượng và quyển Hạ), Trần Trọng
Kim đã khái quát quá trình hình thành, phát triển và các quan điểm của Nho

giáo qua các giai đoạn phát triển chủ yếu. Trong quyển Thượng, tác giả phân
tích cụ thể khái niệm và nội dung của thuyết tam tòng, tứ đức trong lịch sử
phát triển của Nho giáo trung Quốc và Nho giáo ở Việt Nam.
Trong Khổng học đăng, Phan Bội Châu đã trình bày rõ một số phạm
trù, nguyên lý cơ bản của Nho giáo. Tác giả đặc biệt đề cao những giá trị của
Nho giáo và coi đạo đức Nho giáo có vai trò cực kỳ to lớn trong việc giáo
dục, hoàn thiện nhân cách con người.
Trong tác phẩm Khổng giáo phê bình tiểu luận, Đào Duy Anh cho rằng,
chúng ta phải có thái độ khách quan, toàn diện và khoa học khi nhận xét vai
trò của Nho giáo trong xã hội. Ông phê phán thái độ của một số trí thức ở
Trung Quốc và Việt Nam coi Nho giáo chỉ là vô dụng, không phù hợp với
khoa học. Đặc biệt, ông đã nghiên cứu, phân tích, tổng hợp những nội dung
cơ bản của Nho giáo để từ đó đi đến kết luận, Nho giáo “dẫu nó không thích
hợp nữa ở đời nay, mà công dụng nó, sự nghiệp nó, vẫn trọn vẹn trong lịch
sử, không ai có thể chối cãi hay xóa bỏ đi được” [1, tr.150].
Trái ngược với hai quan điểm trên về Nho giáo (ca ngợi và phủ nhận),
trong Nho giáo xưa và nay [36], Quang Đạm cho rằng, Nho giáo có cả hai mặt
tích cực, hạn chế và vấn đề là biết tiếp thu, vận dụng nó như thế nào cho hợp lý.
Trong bài Đạo đức Nho giáo và đạo đức truyền thống Việt Nam của
Trần Văn Giàu, từ chỗ chỉ ra những điểm khác nhau cơ bản giữa đạo đức Nho
giáo và đạo đức truyền thống Việt Nam, tác giả khái quát một số đặc điểm
của nền đạo đức truyền thống và nêu lên những tàn dư của đạo đức Nho giáo
cần phải khắc phục trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, đó


6

là chủ nghĩa gia đình, chủ nghĩa đồng tộc, phương châm trị đạo “thân thân”
gây trở ngại cho thực hiện dân chủ, động viên tài năng [Dẫn theo 135].
Nguyễn Thị Nga, Hồ Trọng Hoài trong Quan niệm của Nho giáo về

giáo dục con người [110] đã khái quát quan điểm giáo dục con người của Nho
giáo nhằm đào tạo những người quân tử, những kẻ sĩ có phẩm chất đạo đức
cao quý, ham hiểu biết, có nhân cách, có ý thức đối với cộng đồng để làm
quan. Những người này vừa là hạt nhân trong cuộc sống xã hội, vừa là lực
lượng để bổ sung cho các thế lực cầm quyền duy trì chế độ phong kiến. Song,
Nho giáo dạy đạo làm người theo quan điểm “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín” chứa
đựng nhiều yếu tố hợp lý. Những điều răn dạy đó được cha ông ta tiếp thu có
chọn lọc, bởi vậy, nó trở thành giá trị truyền thống của người Việt Nam.
Bài Những nhân tố chủ yếu làm biến đổi Nho giáo ở Việt Nam của
Phan Mạnh Toàn [162] đã khái quát sự biến đổi của Nho giáo ở Việt Nam bị
chi phối bởi ba nhân tố chủ yếu. Một là, thực tiễn lịch sử dựng nước và giữ
nước của dân tộc Việt Nam. Hai là, truyền bá vào Việt Nam bên cạnh Nho
giáo còn có Phật giáo, Lão giáo, Đạo giáo... Giữa chúng có sự giao thoa và tác
động đến tư tưởng, quan niệm nhân sinh của người Việt. Ba là, trong quá
trình Nho giáo được truyền bá vào Việt Nam, đối tượng chịu ảnh hưởng sâu
sắc nhất là những nhà Nho. Họ ít nhiều được học những câu chữ của các
thánh hiền đạo Nho. Họ có thể tiếp thu, giải thích và tận dụng Nho giáo theo
những cách, những chiều hướng khác nhau tuỳ theo địa vị xã hội, lập trường
chính trị, khả năng nhận thức cũng như đặc điểm riêng của cá nhân mình và nhu
cầu cuộc sống.
Thứ hai, những công trình nghiên cứu về thuyết tam tòng, tứ đức
Nguyễn Xuân Diện trong Tổng quan tài liệu Nho giáo và Nho học đã
khảo sát, đánh giá về trữ lượng, giá trị Nho học và kết luận: các tư liệu viết
bằng chữ Hán Nôm là quan trọng bậc nhất, vì chúng được biên soạn ngay
trong thời kỳ Nho giáo còn thịnh và là các cứ liệu trực tiếp nhất về Nho học
trong lịch sử. Viện Nghiên cứu Hán Nôm hiện có 61 tên tài liệu về gia đình
truyền thống, đấy là chưa kể đến 264 cuốn gia phả của các dòng họ. Trong số
tài liệu trên có tới 51 tên tài liệu về gia huấn. Về gia huấn, trên Tạp chí Hán



7

Nôm số 3 (28) - 1996, tác giả Lê Thu Hương đã thông báo có khoảng 34 tên
tài liệu. Bên gia huấn có niên đại sớm nhất mà Viện Nghiên cứu Hán Nôm
còn lưu giữ là Cùng đạt gia huấn (VHv.286). Đây là một bản viết tay, có niên
đại 1733, do Hồ Sĩ Tích soạn. Cuốn này chép những bài học kinh nghiệm
trong cuộc đời của ông, dạy con cháu trong nhà giữ gìn nền nếp, biết cần
kiệm, cẩn thận, khiêm tốn, tránh kiêu căng, xa xỉ, đắm chìm trong chuyện
rượu chè... Nói chung, sách gia huấn nêu ra những chuẩn mực ứng xử trong gia
đình như cha con, vợ chồng, anh em, hoặc mở rộng ra trong mối quan hệ xã hội
(quan hệ láng giềng, bạn bè). Một số bản còn đề cập đến giáo dục giới tính cho
con trai, con gái (Hành tham gia huấn, Nữ huấn tam tự thư, Xuân Đình gia
huấn). Riêng về bàn luận về Nữ huấn có 10 tên tài liệu [Dẫn theo 174].
Trong Nho học và Nho học Việt Nam của Nguyễn Tài Thư [156] đã có
nhiều kiến giải mới về ảnh hưởng và vai trò của xã hội đối với xã hội và con
người Việt Nam trong lịch sử. Khi đề cập tới phạm vi, ảnh hưởng của Nho
giáo trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, tác giả cho rằng, ảnh hưởng quan trọng
hơn của Nho giáo là trong lĩnh vực thế giới quan và nhân sinh quan. Quan
niệm của Nho giáo về thuyết tam tòng, tứ đức thuộc về nhân sinh quan (quan
niệm về đạo đức người phụ nữ trong xã hội phong kiến). Chính vì vậy, tư
tưởng này có ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống tinh thần con người Việt
Nam, phụ nữ Việt Nam xưa và nay.
Trong cuốn sách Nho giáo tại Việt Nam do Lê Sĩ Thắng chủ biên [135]
có một số bài viết đề cập tới vấn đề đạo đức của Nho giáo - thuyết tam tòng,
tứ đức đối với phụ nữ Việt Nam.
Bài Nho giáo triều Nguyễn và sự thất bại hoàn toàn của nó trước thử
thách của lịch sử của Nguyễn Tài Thư có nhận định rằng “vua quan nhà
Nguyễn chỉ muốn người phụ nữ cam tâm tới số phận thấp hèn để không còn
khả năng gì có thể gây tác hại cho trật tự xã hội đương thời”. Tác giả khẳng
định: “Hoảng sợ trước sức mạnh của phụ nữ mà Bùi Thị Xuân, một nữ tướng

của Tây Sơn là tiêu biểu, bực tức trước những yêu cầu tự do và bình đẳng của
phụ nữ mà Hồ Xuân Hương nói lên bằng thơ, vua quan nhà Nguyễn ra sức
truyền bá chữ “trinh”. Một mặt họ sắc phong cho những người mà họ cho là


8

thủ tiết với chồng, mặt khác họ ra sức tuyên truyền sự nhẫn nhục của người
vợ. Nguyễn Hàn Minh chủ trương người vợ bị chồng ruồng bỏ thì không nên
trách chồng mà nên “trinh nhất” với chồng để được tiếng khen là có nết quý.
Nguyễn Văn Siêu thì kêu gọi “đã bước lên cửa nhà chồng, sống chết không
dám khác”. Nguyễn Đức Đạt thì quả quyết: “làm vợ lẽ không gặp vợ cả hung
bạo thì không tỏ được đức hiền” [Dẫn theo 135, tr.515].
Bài viết Vị trí của Nho giáo thời kỳ cực thịnh của chế độ phong kiến
Việt Nam của Nguyễn Đức Sự, lý giải về cơ sở giúp cho Nho giáo chiếm được
vị trí độc tôn, các phạm trù đạo đức Nho giáo thâm nhập vào đời sống, con
người trong thời kỳ thịnh trị của chế độ phong kiến Việt Nam. Tác giả cho
rằng: “nền sản xuất nhỏ tiểu nông đã tương đối phát triển ở nước ta hồi thế kỷ
XIV và XV trở thành cơ sở xã hội để cho Nho giáo dễ dàng thâm nhập vào
đời sống. Bởi vì Nho giáo với các khái niệm hiếu, đễ, tiết, hạnh đã góp phần
củng cố uy quyền của người gia trưởng và tôn ty trật tự trong gia đình” [135,
tr.424]. Về sự tuyên truyền và phổ biến đạo đức Nho giáo thời kỳ này tác giả
khẳng định, triều đình phong kiến và cả một đội ngũ quan liêu nho sĩ đã tìm
cách làm cho Nho giáo thâm nhập vào trong quần chúng bằng giáo dục và
pháp luật, bằng khen thưởng và trừng phạt. Nhà vua đã ban ra không biết là
bao nhiêu những hứa điều, những bài cáo dụ và những quy định về nghi lễ để
phổ biến Nho giáo vào tận thôn xóm. Các xã trưởng phải có trách nhiệm
giảng dạy những lời cáo và những điều huấn ấy ở những nơi đình đám công
sở cho nhân dân thấm nhuần những lễ giáo phong kiến. Đối với những người
con hiếu đễ, người vợ goá ở vậy thờ chồng và hầu hạ cha mẹ chồng cho đến

chết đều được nhà nước biểu dương như những tấm gương tốt về đạo đức.
Trái lại những người nào làm trái những quy định về nghi lễ của nhà nước thì
sẽ bị khiến trách và chịu tội [Dẫn theo 135, tr.432].
Cuốn Nho giáo và gia đình do Vũ Khiêu chủ biên [71] đã đề cập đến
những quan niệm của Nho giáo về mối quan hệ vợ - chồng trong gia đình.
Theo tác giả, cuộc sống vợ chồng là cơ sở tồn tại của gia đình. Nhưng xuất
phát từ quan điểm coi trọng huyết thống và từ thái độ coi thường phụ nữ,
Nho giáo coi trọng tình anh em hơn tình vợ chồng. Bên cạnh đó, tác giả


9

cũng chỉ ra rằng theo Nho giáo, phụ nữ là người phải hứng chịu nhiều đau
khổ, thiệt thòi, bất công, cả cuộc đời phụ nữ chỉ thực hiện chữ tòng. Tác giả
cũng chỉ ra rằng, Nho giáo có quan niệm nghiệt ngã về tiết hạnh của người
phụ nữ và bên cạnh những điểm tích cực khuyên răn người phụ nữ phải trau
dồi phẩm chất đạo đức thì Nho giáo cũng có ảnh hưởng không tốt đến người
phụ nữ ở quan niệm trong xã hội có hai loại người không thể giáo hóa đó là
tiểu nhân và phụ nữ.
Cuốn sách Nho giáo với văn hóa Việt Nam của Nguyễn Đăng Duy [35]
đã chỉ ra sự ảnh hưởng của Nho giáo đối với văn hóa Việt Nam. Ở đây, tác
giả đề cập tới đặc điểm của gia đình Nho giáo Việt Nam, vị trí vai trò của
người phụ nữ. Đặc điểm nổi bật của gia đình Nho giáo là gia đình phụ quyền
gia trưởng nhằm củng cố chế độ phong kiến. Trong gia đình Nho giáo, người
phụ nữ phải tuân phục người đàn ông, người phụ nữ phải thực hiện đạo tòng
trong tam tòng: “Con gái về nhà chồng phải kính nhường, giữ mình cho khéo,
đừng trái ý chồng. Còn chuẩn mực tứ đức mà người phụ nữ cần vươn tới đó là
truyền cho con gái, tiếp nối vòng đời tam tòng, tứ đức [tr.148]. Theo Nho giáo,
người đàn ông có quyền lấy năm thê, bảy thiếp nhưng người phụ nữ chỉ được
phép lấy một chồng và “trinh tiết” của người phụ nữ được Nho giáo đặc biệt đề

cao. Bên cạnh đó, cuốn sách này cũng chỉ ra rằng, nếu như tình cảm vợ chồng
là cơ sở quan trọng nhất để xây dựng gia đình hạnh phúc thì Nho giáo lại đặt
chữ “hiếu đễ” trên chữ “tình” (vợ chồng), thực chất là coi nhẹ yếu tố cơ bản để
xây dựng hạnh phúc [tr.149].
Cuốn Một số vấn đề Nho giáo ở Việt Nam của Phan Đại Doãn (chủ
biên) [33] là tác phẩm trình bày khá đầy đủ quan niệm của Nho giáo về vị trí,
vai trò và đạo đức của người phụ nữ, sự ảnh hưởng của các quan niệm đó đối
với người phụ nữ Việt Nam. Cuốn sách này chỉ ra các điều luật của các triều
đại phong kiến Việt Nam đối với người phụ nữ trên tinh thần bị ảnh hưởng
của tư tưởng “trọng nam khinh nữ” trong Nho giáo. Tác giả cũng đưa ra nhiều
nhận xét, đánh giá đáng lưu ý. Đó là địa vị của người phụ nữ Việt Nam cao
hơn so với phụ nữ Trung Quốc và tính gia trưởng trong gia đình Việt Nam
không cực đoan như tính gia trưởng của gia đình Trung Quốc mà nguyên


10

nhân sâu xa của nó là gia đình Việt Nam nhỏ và gia đình Trung Quốc là gia
đình lớn. Tác giả đã mượn lời của nhà nghiên cứu Nhật Bản là Insun Yu để lý
giải điều này.
Đặc biệt, tác giả còn chỉ ra sự ảnh hưởng của thuyết tam tòng, tứ đức
thông qua các bài Gia huấn và Hương ước được truyền tụng trong đời sống
xã hội Việt Nam để cho thấy rõ mức độ ảnh hưởng sâu đậm của những tư
tưởng này đối với người dân Việt Nam. Tuy nhiên, thuyết tam tòng, tứ đức
của Nho giáo khi vào Việt Nam đã bị khúc xạ để phù hợp với đặc trưng riêng
của người Việt Nam.
Cuốn Nho giáo ở Việt Nam - Viện Nghiên cứu Hán Nôm Việt Nam
[174] là tổng hợp các bài báo cáo của Hội thảo quốc tế Nho giáo ở Việt Nam
của các nhà nghiên cứu Việt Nam, Mỹ, Trung Quốc, Đài Loan... Cuốn sách
có ba phần chính: quá trình du nhập và ảnh hưởng của Nho giáo ở Việt Nam;

thư tịch Hán Nôm Việt Nam về Nho giáo; Ảnh hưởng của Nho giáo trong đời
sống xã hội Việt Nam thời phong kiến. Những nội dung trên đều khẳng định
một điều là Nho giáo đã có ảnh hưởng sâu sắc đối với đời sống xã hội Việt
Nam. Trong số các bài viết tham gia Hội thảo, bài viết: Sách gia huấn và vấn
đề giáo dục gia đình theo quan niệm của các nhà Nho Việt Nam của Đỗ Thị
Hảo đã đề cập tới thuyết tam tòng, tứ đức. Tác giả đưa ra thuyết tam tòng, tứ
đức mà người phụ nữ Việt Nam phải thực hiện, điều này được trích dẫn rất
rõ trong các tác phẩm gia huấn (những lời răn dạy đạo đức trong gia đình).
Đỗ Thị Hảo đã thống kê các bài gia huấn trong đời sống xã hội của nước ta
và đề cập vấn đề người phụ nữ trong xã hội Việt Nam bị coi thường. Đó là
tâm lý trọng nam khinh nữ, nam ngoại nữ nội, nam thượng nữ ti; phụ nữ là
đối tượng khó dạy bảo. Đặc biệt tác giả đã chỉ ra các nhục hình mà người
phụ nữ phải chịu khi bị phạm tội (trong thời Nguyễn): “Gọt gáy bôi vôi, thả
bè trôi sông hoặc voi giày” [174, tr.230].
Đào Duy Anh trong Việt Nam văn hóa sử cương [2] tập trung trình bày
các đặc điểm kinh tế, chính trị, đời sống xã hội theo nếp cũ của người Việt
Nam. Công trình đề cập tới vị trí, vai trò, đạo đức của người phụ nữ Việt Nam
trong xã hội cũ. Trong xã hội Việt Nam luôn tồn tại quan niệm trọng nam


11

khinh nữ, phụ nữ là người chịu nhiều thiệt thòi, luôn luôn phải chịu thuận
theo thuyết tam tòng. Mặt khác, tác giả thừa nhận vị trí của người đàn bà Việt
Nam cao hơn người đàn bà Trung Quốc.
Phan Ngọc trong Bản sắc văn hóa Việt Nam [112] đã chỉ ra các khúc xạ của
Nho giáo khi vào Việt Nam. Nho giáo được người Việt tiếp thu và biến đổi nó cho
phù hợp với xã hội Việt. Nhiều phạm trù của Nho giáo đã được các nhà Nho Việt
Nam cải biến, có nội hàm rộng hơn, phong phú, mang nhiều yếu tố nhân văn,
nhân bản hơn. Theo tác giả, có như vậy Nho giáo mới đóng một vai trò quan trọng

đối với lịch sử của dân tộc và ảnh hưởng nhiều mặt đối với văn hóa Việt Nam.
Bài viết Nho giáo với gia đình Việt Nam truyền thống của Tú Hoan [57]
có những đánh giá sắc sảo về vai trò, vị trí của người phụ nữ Việt Nam trong
gia đình truyền thống. Gia đình là một phạm trù lớn trong Nho giáo với tư
cách là một hệ tư tưởng triết học. Trong Ngữ luân: “Vua - Tôi, Cha - Con,
Chồng - Vợ, Anh - Em, Bạn bè” thì có đến hai cương nói về gia đình, trong
ngũ luân: “quân thần, phụ tử, huynh đệ, phu thê, bằng hữu” có đến ba luân nói
về gia đình. Có lẽ cũng bởi vì Nho giáo là một học thuyết chính trị nên Nho
giáo coi gia đình như là một quốc gia thu nhỏ và để điều hành được đất nước
trước hết phải điều khiển được gia đình (Tề gia, Trị quốc, Bình thiên hạ). Những
mối quan hệ gia đình phức tạp này cứ dai dẳng đeo bám người phụ nữ, khổ lắm,
nhưng vẫn cắn răng chịu đựng cũng bởi tam tòng. Sống trên cương vị người vợ,
người con dâu, người phụ nữ càng phải uốn mình để đạt tứ đức. Nhưng dù thế
nào, vai trò của người phụ nữ trong gia đình Việt Nam truyền thống cũng vẫn rất
quan trọng. Vị trí và thân phận của người phụ nữ không quá thấp và bị coi rẻ như
phụ nữ trong luân lý Nho giáo hoặc phụ nữ trong các mô hình gia đình ở các
quốc gia chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng của Nho giáo. Đây có thể nói là một
sự tiến bộ về văn hóa, một sự tiếp thu có chọn lọc trên cơ sở có sự hòa hợp với
các yếu tố văn hóa bản địa của người Việt Nam chúng ta. Đây là cái tài của
người Việt Nam trong việc “bán địa hóa” văn hóa bên ngoài.
Nhìn chung các công trình trên đã phân tích những nội dung cơ bản của
đạo đức Nho giáo, làm sáng tỏ nội dung của thuyết tam tòng, tứ đức và một số
ảnh hưởng của nó đối với người phụ nữ Việt Nam xưa và nay.


12

1.2. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THUYẾT
TAM TÒNG, TỨ ĐỨC TRONG NHO GIÁO ĐỐI VỚI NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT
NAM HIỆN NAY


Thứ nhất, những công trình nghiên cứu sự ảnh hưởng của thuyết tam
tòng, tứ đức đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay.
Cuốn Ảnh hưởng của đạo đức phong kiến trong cán bộ lãnh đạo quản
lý của Việt Nam hiện nay do Nguyễn Thế Kiệt chủ biên [76] bao gồm 18 bài
viết của các tác giả tập trung vào các vấn đề nguồn gốc, đặc trưng của đạo
đức phong kiến Việt Nam; một số tàn dư của đạo đức phong kiến ảnh hưởng
trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo hiện nay; những nguyên nhân tồn tại của các
tàn dư đạo đức phong kiến và một số phương hướng khắc phục. Một trong
những tàn dư của đạo đức phong kiến liên quan đến phụ nữ đó là tư tưởng
trọng nam khinh nữ. Tư tưởng này đã kìm hãm sự phát triển của người phụ nữ
trong các mặt của đời sống xã hội. Khắc phục tư tưởng trọng nam khinh nữ là
cả một quá trình làm thay đổi ý thức đạo đức đã ăn sâu, bám rễ trong đời sống
tinh thần của xã hội. Thực hiện bình đẳng giới, giải phóng phụ nữ, tạo điều kiện
cho phụ nữ thực hiện quyền bình đẳng của mình trong mọi hoạt động của các
lĩnh vực trong gia đình cũng như ngoài xã hội là một tiêu chí của sự phát triển và
tiến bộ. Tuy nhiên, nhận thức đúng về quan điểm đó đã khó, thực hành nó trong
cuộc sống càng khó hơn, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo và quản lý. Hiện nay,
Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm tới sự nghiệp giải phóng phụ nữ, nhằm xoá bỏ
tư tưởng trọng nam khinh nữ, tiến tới thực hiện nam nữ bình đẳng.
Nguyễn Bình Yên trong luận án tiến sĩ Ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng
phong kiến trong cán bộ lãnh đạo, quản lý và phương hướng khắc phục [189],
đã chỉ ra những tiêu cực cơ bản của tư tưởng phong kiến Việt Nam và ảnh
hưởng của nó trong các lĩnh vực đạo đức, lối sống; trong nhận thức, thực hiện
dân chủ; trong thế giới quan và phương pháp tư duy. Một trong những tiêu cực
của tư tưởng phong kiến đó chính là “Đạo đức phong kiến Việt Nam có đặc
trưng là... địa vị, tôn ti trật tự nặng nề, bè phái cục bộ, trọng nam khinh nữ, xem
thường lớp trẻ, đạo đức giả” [189, tr.87]. Và đặc biệt khi nói về những tư tưởng
tiêu cực đó đối với phụ nữ tác giả đã cho rằng “trọng nam khinh nữ là một đặc



13

trưng của đạo đức phong kiến. Tuy tư tưởng khinh thường phụ nữ đã xuất
hiện từ chế độ phụ quyền gia trưởng và có lịch sử kéo dài nhưng chỉ có dưới
chế độ phong kiến thì nó mới phát triển đến đỉnh cao” [189, tr.93-94]. Theo
tác giả, người phụ nữ là đối tượng bị áp bức, bóc lột nhiều nhất dưới chế độ
phong kiến “người phụ nữ phải chịu thêm thân phận nô lệ, bị coi như một thứ
tài sản có thể chuyển nhượng, cầm cố. Chức năng đáng giá nhất của họ là sinh
con, mà phải sinh con trai để nối dõi tông đường của gia tộc” [189, tr.94].
Người phụ nữ bị bó buộc trong thuyết tam tòng, tứ đức. Đặc biệt trong tứ đức,
tác giả chỉ ra rằng, người phụ nữ phải chịu gò mình theo đức hạnh, họ sống
trong sự giam cầm của việc giữ gìn trinh tiết. Tư tưởng này đã giam hãm,
ngăn cản người phụ nữ đấu tranh giành lấy hạnh phúc chân chính của mình.
Tất cả những quan niệm cực đoan trên của Nho giáo về người phụ nữ trong
thời trước đã có ảnh hưởng đối với suy nghĩ, tư tưởng của người phụ nữ hiện
nay. Vấn đề mà tác giả đưa ra là các giải pháp khắc phục tình trạng trên để
nâng cao vị trí, vai trò của người phụ nữ hiện nay.
Bài viết Ảnh hưởng của Nho giáo trong lịch sử tư tưởng Việt Nam của
Nguyễn Đức Quỳ cho rằng, tư tưởng Nho giáo có ảnh hưởng vô cùng mạnh
mẽ tới đời sống tinh thần của người Việt Nam. Những chuẩn mực về đạo đức
như tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứ đức đều là những khuôn phép vô
cùng nghiệt ngã đối với những ai không theo những chuẩn mực ấy, đặc biệt
đối với người phụ nữ. Ngày nay, ảnh hưởng mặt trái của đạo đức Nho giáo
vẫn còn dai dẳng trong đời sống nhân dân, ở mọi tầng lớp, lứa tuổi. Nó tác
động tiêu cực đến suy nghĩ và hành động của một bộ phận người trong xã hội
thể hiện trên những phương diện như nếp sống không thật sự dân chủ, đánh
giá con người không đúng tiêu chuẩn, coi thường phụ nữ [Dẫn theo 135].
Trong Hương ước cổ làng xã đồng bằng Bắc Bộ, Vũ Duy Mền [93] đề
cập tới sự ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo và vai trò của hương ước đối với

làng xã vùng đồng bằng Bắc Bộ. Hương ước là những quy định của làng xã
đối với người dân trong khu vực, những quy định đó thuộc về các mặt kinh tế
và đặc biệt là luân thường đạo đức (những quy phạm pháp luật mang tính chất
làng xã). Xã hội phong kiến quản lý xã hội bằng luân thường của Nho giáo


14

như tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứ đức nên những quy định trong
hương ước đều nhằm đề cao chế độ phụ quyền - trọng nam khinh nữ. Tác giả
cho rằng, trong các hương ước đều quy định người phụ nữ không được tham
dự việc làng, phải giữ đúng trật tự cương thường trong gia đình và xã hội, nếu
không chồng mà chửa thì bị làng phạt thật nặng... Tuy những quy định đó là
để giữ vững đạo lý, trật tự làng xã nhưng đã thể hiện sự khắt khe của lệ làng
đối với phụ nữ, sự bất bình đẳng trong quan hệ nam nữ...
Bên cạnh các cuốn sách, còn có nhiều bài báo trên tạp chí của các tác giả
khác. Chẳng hạn, Đinh Khắc Thuân với Sự thâm nhập của Nho giáo vào làng
xã Việt Nam qua tư liệu hương ước [153] cho rằng Nho giáo thâm nhập vào
làng xã trước hết qua các điều lệ trong khoán ước của làng liên quan đến răn
bảo, thưởng phạt hành vi đạo đức như khuyên răn trung hiếu, lễ nghĩa, phẩm
hạnh. Hương ước làng Quỳnh Đôi, xã Hoàn Hậu, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh
Nghệ An soạn năm 1638 có điều ước sau: “Người ta lấy luân lý làm trọng,
nghĩa là người làm cha thì tính nết hiền hành, phận làm con thì thờ cha mẹ
cho có hiếu, làm anh thì ăn ở với em cho thuận hòa, làm em thì cung kính
với anh, chồng nói thì vợ nghe. Làm người cần cư xử là thế, nếu không
chẳng khắc gì loài cầm thú”. Điều ước thứ 15 làng Hoàng, xã Cổ Mộc,
huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa (năm 1898) quy định: “Đàn bà chửa
hoang, nếu phạm vào luân thường và người đàn bà đang có tang hoặc có
chồng thì phạt 12 quan tiền”. Trong quan hệ gia đình, làng xã khẳng định
quyền nam giới, quyền của người cha trong gia đình. Nam giới mới là thành

viên chính thức đại biểu cho quyền thừa kế, thừa tự, và chỉ có người cha mới
có quyền cao nhất trong quản lý gia đình. Bởi thế, con cái phải có trách
nhiệm vâng lời, nuôi dưỡng, hiếu thảo cha mẹ, ông bà. Các quan hệ gia đình
này mở rộng ra dòng họ, chỉ có nam giới mới được vào giáp, được ra đình
trung, được chia ruộng và chịu nghĩa vụ nhà nước.
Bài Nho giáo và văn hóa ứng xử của người Việt bình dân trong quan hệ
hôn nhân và gia đình của Nguyễn Thị Kim Loan [84] đưa ra quan niệm của
Nho giáo về quan hệ vợ chồng, chuyện dựng vợ gả chồng là do cha mẹ toàn
quyền quyết định nên hôn nhân “chỉ là việc hoàn thành một nghĩa vụ cao cả


15

nhất đối với gia tộc là sinh con nối dõi tông đường”; “mất vợ còn có thể lấy
vợ khác, thậm chí nhiều vợ khác, chứ mất anh em thì lấy gì để thay thế”.
Người phụ nữ trong Nho giáo có một vị trí thật thấp bé và phụ thuộc. Khổng
Tử nói: “Đàn bà thì núp theo chồng, cho nên không được phép quyết định
việc gì. Có ba điều phải theo: ở nhà theo cha, lấy chồng theo chồng, chồng
chết theo con, không dám theo ý riêng mình”. Tuy nhiên, trong bài viết này,
tác giả cũng khẳng định rằng lối ứng xử như vậy của Nho giáo trong quan hệ
vợ chồng thật xa lạ với người Việt bình dân và đưa ra nguyên nhân là Nho
giáo vào Việt Nam đã bị khúc xạ để hợp với văn hóa người Việt.
Bài Sự truyền bá, phát triển và biến đổi của tư tưởng Nho giáo ở Việt
Nam của Tôn Diễn Phong [117] đăng trên tạp chí Hán Nôm đã chỉ ra ba điểm
khác biệt căn bản giữa ảnh hưởng thuyết tam tòng, tứ đức đối với người phụ
nữ Việt Nam với người phụ nữ Trung Quốc. Một là, tác dụng của phụ nữ Việt
Nam không đóng khung trong nội bộ gia đình. Họ có thể tham gia một số hoạt
động kinh tế xã hội và sản xuất kinh doanh như mở hiệu buôn, mở hàng ăn,
làm xưởng gia công... Việc chợ búa, buôn bán phần nhiều do phụ nữ đảm
nhiệm. Trong sản xuất nông nghiệp, các gia đình không thể thiếu phụ nữ

đảm nhiệm. Phụ nữ Việt Nam không đứng ngoài hoạt động xã hội. Hai là,
trong gia đình, phụ nữ Việt Nam không phải tất cả đều nghe lời nam giới.
Trái lại, họ có quyền, có tiếng nói trong công việc gia đình, đối với những
việc trọng đại, cả vợ lẫn chồng đều cùng nhau bàn bạc. Do mua bán là việc
của phụ nữ, nên kinh tế gia đình phần nhiều do phụ nữ quản lý. Ba là, trong
việc hôn nhân, nam nữ Việt Nam rõ ràng có bình đẳng hơn. Điều này thể
hiện rõ trong bộ Luật Hồng Đức. Ngoài ra, trong xã hội phong kiến Việt
Nam, phụ nữ thuộc tầng lớp xã hội nào chịu ảnh hưởng tư tưởng Nho gia
càng lớn thì sự trói buộc của lễ giáo phong kiến đối với họ càng nặng nề,
địa vị xã hội của họ càng thấp kém hơn. Như gia đình các hoàng tộc, quan
lại, Nho sĩ chẳng hạn. Còn phụ nữ trong các gia đình bình dân do chịu ảnh
hưởng tư tưởng Nho gia tương đối ít, nên sự trói buộc của lễ giáo phong
kiến đối với họ cũng tương đối ít.


16

Cuốn Những hủ tục bất công trong vòng đời người phụ nữ Việt Nam của
Lê Thị Nhâm Tuyết [167]. Đây là một công trình chuyên sâu về giới. Qua cách
tiếp cận sự biến đổi của các chuẩn mực, các giá trị văn hóa trong xã hội Việt Nam,
tác giả chú ý nhiều đến những tập tục lạc hậu liên quan đến phụ nữ - những người
vốn chịu nhiều bất công trong xã hội có nguồn gốc từ thuyết tam tòng.
Thứ hai, những công trình nghiên cứu về người phụ nữ Việt Nam hiện đại
Trong Nhiệm vụ phụ nữ trong cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, Ban
tuyên huấn Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam [6], xác định: Trong
công tác vận động quần chúng nói chung của Đảng, công tác phụ nữ là một
bộ phận quần chúng của Đảng không thể thiếu được trong công cuộc cách
mạng nhất là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Công tác phụ nữ có khó khăn,
gian khổ, nhưng cán bộ ta vì quyền lợi lâu dài của phụ nữ tức là sự nghiệp
giải phóng triệt để cho phụ nữ thì không gì vinh dự hơn là chúng ta đã thực

hiện nguyện vọng sâu xa nhất của mỗi người phụ nữ Việt Nam từ bao nhiêu
đời nay mong ước. Đó là tiền đồ vinh quang nhất của mỗi cán bộ phụ nữ.1,
An tâm công tác, trung thành với sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa và sự
nghiệp giải phóng phụ nữ. 2, Tích cực làm tốt công tác phụ nữ, dù ở trong
lĩnh vực công tác nào cũng không nên tách rời công tác phụ nữ. 3, Ra sức học
tập, nâng cao tinh thần phê bình, tự phê bình, đảm bảo đoàn kết nội bộ.
Nguyễn Thị Thọ trong Xây dựng đạo đức gia đình ở nước ta hiện nay
[151] đã chỉ ra những nhân tố quy định và những chuẩn mực căn bản của đạo
đức gia đình Việt Nam. Tất cả các yếu tố và đặc điểm này đều có sự tác động
bởi quan điểm đạo đức của Nho giáo. Tác giả cũng trình bày những tác động
tiêu cực của kinh tế thị trường, của tư tưởng đạo đức Nho giáo đối với đạo đức
gia đình. Từ đó, tác giả đưa ra các giải pháp để khắc phục tình trạng trên và xây
dựng đạo đức gia đình ở nước ta hiện nay.
Gia đình Việt Nam và vai trò của người phụ nữ trong giai đoạn hiện
nay của Dương Thị Minh [94], trong đó, tác giả chỉ ra cụ thể các chức năng
của người phụ nữ trong gia đình và xã hội là tái sản xuất ra con người của gia
đình; giáo dục gia đình, thực hiện chức năng kinh tế; chức năng thoả mãn nhu
cầu tâm lý, tình cảm trong gia đình; chức năng xây dựng gia đình ấm no, bình


17

đẳng, tiến bộ và hạnh phúc. Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra những mặt hạn
chế của người phụ nữ Việt Nam hiện nay: lực lượng tham gia chính trị xã hội
còn thấp, số ít phụ nữ là chủ hộ gia đình, vẫn còn nhiều tình trạng bạo lực gia
đình... Tất cả ảnh hưởng đến vị trí, vai trò của người phụ nữ ngày nay.
Gia đình Việt Nam và người phụ nữ trong gia đình thời kỳ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước của Đỗ Thị Bình - Lê Ngọc Văn - Nguyễn Linh Khiếu [9].
Ở công trình này, các tác giả đã thực hiện rất nhiều các cuộc khảo sát và điều tra
xã hội học về vai trò của người phụ nữ với những số liệu cụ thể. Thông qua các

kết quả khảo sát, các tác giả cho chúng ta thấy vai trò rất lớn của người phụ nữ.
Họ là những người có công lớn trong việc phát triển kinh tế cho gia đình, là người
làm chính các việc chăm sóc con, chăm sóc người già, người ốm và dạy bảo con.
Tuy nhiên, tỉ lệ phụ nữ đứng tên sổ đỏ, sở hữu nhà và chủ hộ kinh doanh gia đình
so với nam giới là thấp nhất. Nguyên nhân của vấn đề này là do tính gia trưởng, đề
cao vai trò của nam giới đã tồn tại lâu đời trong đời sống xã hội nước ta.
Bài viết Lễ giáo Nho gia phong kiến kìm hãm bước tiến của phụ nữ Việt
Nam hiện nay của Lê Văn Quán [120], đã chỉ ra những mặt tiêu cực trong quan
niệm của Nho giáo về người phụ nữ. Tác giả sử dụng những thuật ngữ trong dân
gian để dẫn chứng những tiêu cực đó là trọng nam khinh nữ, nam ngoại nữ nội,
nam tôn nữ ti, nhất nam viết hữu thập nữ viết vô, một trăm đứa con gái không
bằng hạt... của con trai... Những hậu quả của những tư tưởng trên đó là người
phụ nữ bị coi thường khinh rẻ trong xã hội. Tác giả lấy dẫn chứng những trường
hợp phụ nữ bị gia đình chồng, chồng đánh đập ruồng bỏ mà nguyên nhân sâu xa
của vấn đề đều xuất phát từ tư tưởng trọng nam khinh nữ đã ăn sâu vào trong đời
sống người dân Việt Nam.
Tác giả Vân Chi trong bài viết Phan Bội Châu với vấn đề phụ nữ [24] đã
để cập tới quan niệm của Phan Bội Châu về nữ giới. Những quan điểm của ông
về phụ nữ được thể hiện rõ trong cuốn sách Vấn đề phụ nữ. Phan Bội Châu đánh
giá cao vị trí, vai trò của người phụ nữ trong xã hội. Ông nói: “ Phụ nữ là những
người có trách nhiệm làm mẹ tốt, làm vợ hiền, biết việc thơ văn, hay nghề
buôn bán, khéo đường dạy dỗ con em, giúp đỡ quân lính. Mẹ tốt thì sinh được
con ngoan, vợ hiền thì giúp được chồng giỏi. Hơn nữa về các sự nghiệp chính


18

trị người phụ nữ có quyền lợi khôn cùng. Có chú trọng việc giáo dục thì mới
bỏ được riêng tư mà theo công lợi, mới làm cho nước nhà giàu mạnh tấn tới”.
Mạnh mẽ và triệt để hơn khi Phan Bội Châu cho rằng “trong một nước nếu

không có phụ nữ yêu nước thì nước ấy sẽ làm đầy tớ cho người ta thôi”. Khác
với các nhà tư tưởng cùng thời vào đầu thế kỷ XX, Phan Bội Châu đã phê
phán thuyết tam cương, tam tòng - cho rằng đó là rào cản ngăn chặn sự phát
triển tiến bộ của người phụ nữ. Phan Bội Châu phê phán những người phụ nữ
học đòi văn hóa Tây học lai căng, sống theo ý thích cá nhân của mình, thích
chơi thể thao, từ chối nội trợ... đi ngược lại với phẩm chất truyền thống của
người phụ nữ Việt Nam. Ông phê phán phong trào đòi nữ quyền giả tạo.
Ông đề cao việc vận động phụ nữ làm cách mạng, phụ nữ tham gia
công tác xã hội. Phan Bội Châu cho rằng: “Phụ nữ vận động là một việc cần
thiết trong xã hội đời bây giờ” [24] và muốn bắt tay vào việc vận động phụ nữ
trước hết phải nhận thức được vai trò của phụ nữ trong xã hội, trong quốc gia,
trong loài người. Chủ trương vận động phụ nữ của Phan Bội Châu gồm 4 nội
dung: 1. Mở mang về đường trí thức của phụ nữ; 2. Liên kết đoàn thể phụ nữ;
3. Chấn hưng chức nghiệp của phụ nữ; 4. Nâng cao địa vị của phụ nữ”. Trong
4 nội dung trên theo Phan Bội Châu quan trọng nhất là việc nâng cao trình độ
trí thức cho phụ nữ vì chỉ có trên cơ sở nâng cao trình độ trí thức cho phụ nữ
mới có thể thực hiện nâng cao địa vị phụ nữ.
1.3. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP
CHỦ YẾU NHẰM PHÁT HUY ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ ẢNH
HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA THUYẾT TAM TÒNG, TỨ ĐỨC ĐỐI VỚI NGƯỜI PHỤ
NỮ VIỆT NAM HIỆN NAY

Tuyên truyền giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam trong thời
kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước - Đề án 343 [15], Bộ giáo dục và
đào tạo xác định: Những phẩm chất, đạo đức tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam
cần giữ gìn, phát triển trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Đó là phẩm chất yêu nước; Ý thức trách nhiệm đối với gia đình và xã
hội; Ý thức tiếp thu tri thức, làm chủ khoa học, công nghệ và kỹ năng nghề
nghiệp; Tinh thần năng động, sáng tạo và ý chí vươn lên trong cuộc sống;



19

Xây dựng lối sống văn hóa của phụ nữ Việt Nam; Ý thức pháp luật; Phẩm
chất nhân hậu, vị tha.
Cuốn Công, dung, ngôn, hạnh thời nay của Lê Thị Bừng, Nguyễn Thị
Vân Hương [17] khẳng định: các nhà khoa học đã dự báo thế kỷ 21 là thế kỷ
của phụ nữ. Phụ nữ chiếm hơn một nửa nhân loại trên thế giới. Trong lịch sử
phát triển của mọi quốc gia, mọi dân tộc, thái độ đối với phụ nữ luôn luôn là
một vấn đề thời sự, một vấn đề đạo đức, chính trị, cũng là thước đo của một
xã hội văn minh. Tác phẩm bàn đến Công, dung, ngôn, hạnh với mục đích
giúp người phụ nữ tự đánh giá mình một cách nghiêm túc, bởi cái khó nhất
của một con người là tự biết mình là ai? Cuốn sách với mong muốn góp phần
nhỏ trong việc định hướng, gợi ý cho các bạn gái hiện nay: Cảm nhận, suy
nghĩ, hành động theo những chuẩn mực “công, dung, ngôn, hạnh” mang giá
trị đạo đức, truyền thống - nét đẹp văn hóa của người phụ nữ Việt Nam nói
chung và cho các bạn gái nói riêng, nhất là trong xu hướng mở cửa và hội
nhập hiện nay.
Trong Gia đình, phụ nữ với dân số, văn hóa và sự phát triển bền
vững của Lê Thi [145], tác giả chỉ ra vai trò của người phụ nữ, của gia đình
đối với việc giữ gìn, bảo vệ môi trường nhân văn và đề cao việc thực hiện
sự bình đẳng về giới, cải thiện đời sống phụ nữ là yêu cầu quan trọng để
nâng cao chỉ số phát triển con người Việt Nam. Bên cạnh đó, tác giả đã đưa
ra những suy nghĩ của mình về ý nghĩa của công, dung, ngôn, hạnh xưa và
nay. Theo ý tác giả, tứ đức của Nho giáo có rất nhiều ưu điểm để chúng ta
tiếp thu vận dụng trong xã hội hiện đại. Từ đó đưa ra những giải pháp xây
dựng chuẩn mực đạo đức của người phụ nữ Việt Nam thời hiện đại để đáp
ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Luận văn thạc sĩ Ảnh hưởng của học thuyết tam tòng, tứ đức trong
Nho giáo đối với đạo đức người phụ nữ ở đồng bằng Sông Hồng hiện nay

của Bùi Nhật Hương [60] đã đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống thuyết
tam tòng, tứ đức trong Nho giáo Trung Quốc và Việt Nam. Phân tích
những nhân tố tác động đến sự ảnh hưởng của thuyết tam tòng, tứ đức với
đạo đức người phụ nữ ở đồng bằng Sông Hồng. Đặc biệt, luận văn chỉ ra


20

thực trạng ảnh hưởng của thuyết tam tòng, tứ đức đối với đạo đức người
phụ nữ ở đồng bằng sông Hồng. Và đưa ra ba phương hướng và bốn giải
pháp cơ bản nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực; hạn chế ảnh hưởng
tiêu cực của thuyết tam tòng, tứ đức đến việc xây dựng đạo đức mới cho
người phụ nữ đồng bằng sông Hồng hiện nay.
Ảnh hưởng của thuyết tam tòng, tứ đức đối với người phụ nữ Việt Nam
xưa và nay - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường - Đại học Sư phạm của
Hoàng Thị Thuận [154] đã có những đánh giá sâu sắc về ảnh hưởng của
thuyết tam tòng, tứ đức đối với người phụ nữ Việt Nam xưa và nay. Trên cơ
sở đó tác giả đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm phát huy ảnh hưởng tích
cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của thuyết tam tòng, tứ đức: phát huy
bình đẳng giới; xoá bỏ những hủ tục lạc hậu, phản tiến bộ do tàn dư của
thuyết tam tòng, tứ đức để lại; đổi mới chính sách xã hội đối với phụ nữ;
phát huy những giá trị đạo đức truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.
Tiểu kết chương 1
Những nội dung các công trình nghiên cứu đã đạt được:
Thứ nhất, các công trình đã khái quát quá trình hình thành, phát triển
qua các giai đoạn phát triển chủ yếu: Nho giáo Xuân Thu; Nho giáo thời
Lưỡng Hán; Nho giáo thời Tam quốc; Nho giáo thời Thanh. Và đặc biệt là
Nho giáo ở Việt Nam.
Thứ hai, các công trình đã làm rõ những phạm trù, nguyên lý cơ bản
của Nho giáo. Trong đó, các tác giả đặc biệt đề cao những giá trị của Nho

giáo và coi đạo đức Nho giáo có vai trò to lớn trong việc giáo dục, hoàn thiện
nhân cách con người.
Thứ ba, các công trình đã khái quát một số đặc điểm đạo đức truyền
thống của người phụ nữ Việt Nam và nêu lên những tàn dư của đạo đức
Nho giáo cần phải quét sạch trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
nước ta.
Thứ tư, các công trình đã làm rõ khái niệm và nội dung chủ yếu của
thuyết tam tòng, tứ đức trong lịch sử phát triển của Nho giáo Trung Quốc


21

và Nho giáo Việt Nam. Thuyết tam tòng, tứ đức có ảnh hưởng lớn đối với
đời sống tinh thần con người Việt Nam, đạo đức và vai trò vị trí của người
phụ nữ Việt Nam xưa và nay. Tuy nhiên các tác giả cũng khẳng định: khi
vào Việt Nam nó được người Việt tiếp thu và biến đổi nó cho phù hợp với
xã hội Việt.
Thứ năm, các công trình phân tích sự ảnh hưởng của thuyết tam tòng, tứ
đức thông qua các bài Gia huấn và Hương ước được truyền tụng trong đời
sống xã hội Việt Nam cho thấy rõ mức độ ảnh hưởng sâu đậm của những tư
tưởng này đối với con người Việt Nam.
Thứ sáu, các công trình chỉ ra điều luật của các triều đại phong kiến
Việt Nam đối với người phụ nữ trên tinh thần bị ảnh hưởng tư tưởng trọng
nam khinh nữ, tam tòng, tứ đức của Nho giáo.
Thứ bảy, các công trình đã nghiên cứu sự ảnh hưởng của thuyết tam
tòng, tứ đức đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay dưới các lát cắt:
- Chỉ ra những nguyên nhân tồn tại của các tàn dư đạo đức phong kiến
và một số phương hướng khắc phục.
- Vấn đề những quan niệm cực đoan trên của Nho giáo về người phụ nữ
trong thời trước ảnh hưởng đối với suy nghĩ, tư tưởng đến phụ nữ hiện nay.

Và đưa ra các giải pháp khắc phục tình trạng trên để nâng cao vị trí, vai trò
của người phụ nữ hiện nay.
- Điểm khác biệt căn bản giữa ảnh hưởng của thuyết tam tòng, tứ đức
đối với người phụ nữ Việt Nam và người phụ nữ Trung Quốc.
Thứ tám, các công trình còn nghiên cứu về người phụ nữ Việt Nam hiện
đại dưới các góc độ:
- Xác định rõ nhiệm vụ phụ nữ trong cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa
và sự nghiệp giải phóng triệt để cho phụ nữ.
- Nghiên cứu tác động tiêu cực của kinh tế thị trường, của tư tưởng đạo
đức của Nho giáo đối với đạo đức gia đình, đạo đức phụ nữ Việt Nam ngày nay.
Thứ chín, các công trình nghiên cứu đã đưa ra một số quan điểm và giải
pháp chủ yếu nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu
cực của thuyết tam tòng, tứ đức đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay.


×