Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phong điền, thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (394.34 KB, 61 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRẦN THU CÚC

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN PHONG ĐIỀN ,
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Mã số ngành: 52340201

Tháng 11/2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRẦN THU CÚC

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN PHONG ĐIỀN ,
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG


Mã số ngành: 52340201

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TS. TRẦN ÁI KẾT

Tháng 11/2013


LỜI CẢM TẠ
Qua quá trình học tập tại Trường Đại học Cần Thơ và sau hơn 3 tháng
thực tập tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Phong
Điền. Được sự giúp đỡ của các Thầy Cô trong Trường, Khoa và các Cô, Chú,
Anh, Chị trong n gân hàng đã giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Em
xin chân thành cảm ơn đến:
- Ban Giám Hiệu Trường Đại học Cần Thơ, Ban lãnh đạo khoa Kinh Tế
và Quản trị Kinh doanh, quý Thầy, Cô đã tận tâm truyền đạt cho em những
kiến thức, những kinh nghiệm thực tế quý báu trong những năm học tập tại
trường.
- Đặc biệt chân thành biết ơn Thầy Trần Ái Kết đã tận tình hướng dẫn em
trong suốt thời gian làm luận văn tốt nghiệp.
- Ban lãnh đạo cùng các Cô, Chú, Anh, Chị trong Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Phong Điền đã hướng dẫn nhiệt tình,
cung cấp đầy đủ thông tin, số liệu giúp em có thêm những kiến thức từ thực tế
để em hoàn thành tốt luận văn của mình.
- Gia đình và bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên em trong suốt thời
gian qua.
Tuy nhiên, do thời gian t hực tập và kiến thức còn hạn chế nên không thể
tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự đóng góp chân thành của
Quý Thầy Cô, cơ quan thực tập và các bạn để đề tài được hoàn chỉnh hơn.
Cuối lời em kính chúc Quý Thầy Cô, Ban Giám Đốc và toàn thể cán b ộ

trong ngân hàng dồi dào sức khoẻ, gặt hái được nhiều thành công trong cuộc
sống, công việc của mình và ngân hàng ngày càng phát triển.
Chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày …… tháng …… năm 2013
Người thực hiện

Trần Thu Cúc

i


TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày …… tháng …… năm 2013
Người thực hiện

Trần Thu Cúc

ii


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................

..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Cần Thơ, ngày …… tháng …… năm 2013
Thủ trưởng đơn vị

iii


MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ................................................................................ 1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu ................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung ......................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 2
1.3.1 Không gian ............................................................................................... 2
1.3.2 Thời gian .................................................................................................. 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 2
1.4 Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu ............................... 3
1.5 Cấu trúc luận văn ........................................................................................ 5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 6
2.1 Cơ sở lý luận ............................................................................................... 6

2.1.1 Những vấn đề chung về tín dụng Ngân hàng Thương mại ...................... 6
2.1.2 Hộ sản xuất và tín dụng hộ sản xuất ...................................................... 10
2.1.3 Chất lượng tín dụng ................................................................................ 10
2.2 Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 11
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 11
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ............................................................... 11
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ 13
3.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ ............................................... 13
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ ............................... 13
3.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của ngân hàng ..................................... 14
3.1.3 Nhiệm vụ chức năng của các phòng ban ............................................... 14
3.1.4 Các hoạt động chính của ngân hàng ...................................................... 16
iv


3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ qua các năm 2010, 2011,
2012 và 6 tháng đầu năm 2012, 2013 ............................................................. 16
3.2.1 Thu nhập ................................................................................................ 18
3.2.2 Chi phí .................................................................................................... 19
3.2.3 Lợi nhuận ............................................................................................... 19
CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN
PHONG ĐIỀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ QUA CÁC NĂM 2010, 2011, 2012
VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012, 2013 .......................................................... 21
4.1 Thực trạng tín dụng hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn huyện Phong Điền thành phố Cần Thơ qua các năm 2010, 2011,

2012 và 6 tháng đầu năm 2012, 2013 .............................................................. 21
4.1.1 Doanh số cho vay hộ sản xuất ............................................................... 21
4.1.2 Doanh số thu nợ hộ sản xuất .................................................................. 27
4.1.3 Tình hình dư nợ hộ sản xuất .................................................................. 31
4.1.4 Tình hình nợ xấu hộ sản xuất .................................................................. 36
4.2 Đánh giá chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn huyện Phong Điền thành phố Cần Thơ qua các năm
2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2012, 2013 .......................................... 38
4.3 Đánh giá chung ......................................................................................... 40
4.3.1 Những mặt đạt được .............................................................................. 40
4.3.2 Những mặt hạn chế ................................................................................ 41
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN
DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN PHONG ĐIỀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ . 43
5.1 Cơ sở đề xuất giải pháp ............................................................................. 43
5.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phong Điền , Thành phố Cần
Thơ .................................................................................................................. 44
5.2.1 Thực hiện chặt chẽ việc theo dõi nợ, thu nợ .......................................... 44
5.2.2 Thực hiện quy trình cho vay chặt chẽ, hợp lý ....................................... 45
v


5.2.3 Tăng cường công tác thẩm định, tái th ẩm định ..................................... 45
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................. 46
6.1 Kết luận ..................................................................................................... 46
6.2 Kiến nghị ................................................................................................... 47
6.2.1 Đối với nhà nước, chính quyền địa phương, các ngành chức năng nơi
ngân hàng hoạt động ....................................................................................... 47
6.2.2 Đối với Chính phủ và NHNN ................................................................. 47

6.2.3 Đối với NHNo&PTNT Thành phố Cần Thơ ......................................... 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 49

vi


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT huyện Phong Điền,
qua các năm 2010, 2011, 2012 ........................................................................ 17
Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT huyện Phong Điền 6
tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ............................................... 17
Bảng 4.1 Doanh số cho vay hộ sản xuất theo thời hạn tại NHNo&PTNT huyện
Phong Điền qua các năm 2010, 2011, 2012 .................................................... 22
Bảng 4.2 Doanh số cho vay hộ sản xuất theo thời hạn tại NHNo&PTNT huyện
Phong Điền 6T/2012 và 6T/2013 .................................................................... 22
Bảng 4.3 Doanh số cho vay HSX theo ngành sản xuất kinh doanh tại
NHNo&PTNT huyện Phong Điền qua các năm 2010, 2011, 2012 ................ 24
Bảng 4.4 Doanh số cho vay HSX theo ngành sản xuất kinh doanh tại
NHNo&PTNT huyện Phong Điền 6T/2012 và 6T/2013 ................................ 24
Bảng 4.5 Doanh số thu nợ hộ sản xuất theo thời hạn tại NHNo&PTNT huyện
Phong Điền qua các năm 2010, 2011, 2012 ................................................... 27
Bảng 4.6 Doanh số thu nợ hộ sản xuất theo thời hạn tại NHNo&PTNT huyện
Phong Điền 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ....................... 28
Bảng 4.7 Doanh số thu nợ HSX theo ngành sản xuất kinh doanh tại
NHNo&PTNT huyện Phong Điền qua các năm 2010, 2011, 2012 ................ 29
Bảng 4.8 Doanh số thu nợ HSX theo ngành sản xuất kinh doanh tại
NHNo&PTNT huyện Phong Điền 6T/2012 và 6T/2013 ................................ 30
Bảng 4.9 Dư nợ hộ sản xuất theo thời hạn tại NHNo&PTNT h uyện Phong
Điền qua các năm 2010, 2011, 2012 ............................................................... 32

Bảng 4.10 Dư nợ hộ sản xuất theo thời hạn tại NHNo&PTNT huyện Phong
Điền 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ................................... 32
Bảng 4.11 Dư nợ hộ sản xuất theo ngành sản xuất kinh doanh tại
NHNo&PTNT huyện Phong Điền qua các năm 2010, 2011, 2012 ................ 34
Bảng 4.12 Dư nợ hộ sản xuất theo ngành sản xuất kinh doanh tạ i
NHNo&PTNT huyện Phong Điền 6T/2012 và 6 T/2013 ................................ 34
Bảng 4.13 Nợ xấu hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Phong Điền qua các
năm 2010, 2011, 2012 ..................................................................................... 36
Bảng 4.14 Nợ xấu hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Phong Điền 6 tháng
vii


đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ........................................................ 36
Bảng 4.15 Tỷ lệ nợ xấu hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Phong Điền qua
các năm 2010, 2011, 2012 .............................................................................. 38
Bảng 4.16 Tỷ lệ nợ xấu hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Phong Điền 6
tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 .............................................. 39

viii


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 3.1 Sơ đồ c ơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của NHNo&PTNT huyện
Phong Điền ...................................................................................................... 14

ix


DANH MỤ C TỪ VIẾT TẮT

CBTD

:

Cán bộ tín dụng

HSX

:

Hộ sản xuất

SXKD

:

Sản xuất kinh doanh

NHTM

:

Ngân hàng Thương mại

NHNo&PTNT

:

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn


NHNN

:

Ngân hàng Nhà nước

ĐVT

:

Đơn vị tính

6T/2012

:

6 tháng đầu năm 2012

6T/2013

:

6 tháng đầu năm 2013

x


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam là Ngân hàng
Thương mại Nhà nước giữ vai trò chủ đạo và chủ lực t rong phát triển kinh tế
Việt Nam; đặc biệt là đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn . Tính đến
31/5/2013, dư nợ cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của ngân
hàng chiếm tỷ lệ gần 70% tổng dư nợ cho vay. Trong đó, dư nợ cho vay hộ
sản xuất và cá nhân chiếm tỷ trọng 52,5% so với dư nợ cho vay nền kinh tế ,
tăng 21% so với cùng kỳ n ăm trước. Như vậy, có thể thấy giữa hộ sản xuất với
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam có mối quan hệ
mật thiết với nhau. Không những hộ sản xuất là người bạn hàng tiêu thụ sản
phẩm, dịch vụ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển N ông thôn Việt Nam
trên thị trường nô ng thôn và ngược lại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam cấp tín dụng giúp hộ sản xuất tháo gỡ tình trạng khó
khăn, tình trạng thiếu chi phí sản xuất tạm thời; đồng thời với việc cấp tín
dụng ngân hàng đã đáp ứng nhu cầu vốn cho hộ sản xuất mở rộng sản xuất,
kinh doanh, mở rộng thêm ngành nghề, tạo điều kiện cho kinh tế hộ sản xuất
tiếp cận và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh,
hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi trong nông thôn . Bên cạnh đó, ngân hàng
còn giúp hộ sản xuất giải quyết khó khăn trong nhu cầu vốn để hình thành các
trang trại, các doanh nghiệp tư nhân đủ sức, đủ lực để hợp tác, liên kết, liên
doanh, hợp tác với các thành phần kinh tế khác để sản xuất theo hướng thâm
canh, đa canh và đa dạng nguồn thu nhập... giúp mở ra nhiều vùng chuyên
canh cho năng suất và hiệu quả cao nhằm góp phần thúc đẩy sản xuất kinh
doanh hộ sản xuất ngày càng phát triển.
Tuy nhiên, kết quả sản xuất kinh doanh của nông hộ lại phụ thuộc nhiều
vào điều kiện tự nhiên như thời tiết, thiên tai, dịch bệnh, những vấn đề này dễ
dẫn đến rủi ro cho nông hộ như: mất mùa, được mùa mất giá, giá cả biến động
theo chiều không có lợi cho nông dân. Do đó, tín dụng hộ sản xuất tiềm ẩn rất
nhiều rủi ro . Vì vậy, việc nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng hộ sản xuất
là rất cần thiết. Đó là một trong những giải pháp quan trọng quyết định đến kết
quả hoạt động, ảnh hưởng đến quá trình hoạt động thường xuyên, liên tục của

bản thân ngân hàng. Với ý nghĩa đó, tôi quyết định chọn đề tài: “Một số giải
pháp nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát tr iển N ông thôn huyện Phong Điền, T hành phố Cần Thơ”
để làm luận văn tốt nghiệp của mình.
1


1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là đánh giá chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại
Ngân hàng Nông nghiệp và P hát triển Nông thôn huyện Phong Điền, Thành
phố Cần Thơ qua các năm 2010, 2011, 2012 , và 6 tháng đầu năm 2012, 2013.
Qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản
xuất tại ngân hàng trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu 1 : Đánh giá khái quát thực trạng tín dụng hộ sản xuất tại ngân
hàng thông qua các chỉ tiêu : doanh số cho vay, doanh số thu nợ, tình hình dư
nợ, tình hình nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
huyện Phong Điền, T hành phố Cần Thơ qua các năm 2010, 2011, 2012 và 6
tháng đầu năm 2012, 2013.
- Mục tiêu 2 : Đánh giá chất lượng tín dụng hộ sản xuất thông qua chỉ số
tỷ lệ nợ xấu hộ sản xuất của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển N ông thôn
huyện Phong Điền, T hành phố Cần Thơ qua các năm 2010, 2011, 2012 và 6
tháng đầu năm 2012, 2013.
- Mục tiêu 3 : Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín
dụng hộ sản xuất của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện
Phong Điền, Thành phố Cần Thơ trên cơ sở thực trạng đã phân tích.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian
Đề tài được nghiên cứu tại Ngân hàng Nông nghiệp và P hát triển Nông

thôn huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ.
1.3.2 Thời gian
Thời gian thực hiện đề tài bắt đầu từ 12/08/2013 đến 12/11/2013.
Đề tài thực hiện dựa trên thông tin số liệu thu thập trong 3 năm 2010,
2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2012, 2013 của Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn huyện Phong Điền, T hành phố Cần Thơ.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Phong Điền , Thành
phố Cần Thơ qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2012, 6 tháng
đầu nă m 2013.
2


Mặc dù chất lượng tín dụng được đánh giá thông qua nhiều chỉ tiêu bao
gồm cả định tính và định lượng. Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận văn và thời
gian còn nhiều hạn chế nên đề tài chỉ đánh giá chất lượng tín dụng hộ sản xuất
theo chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ đây là chỉ số mà Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông Thôn huyện Phong Điền (đơn vị thực tập) đang sử
dụng để đánh giá chất lượng tín dụng tại ngân hàng nên đề tài vẫn tiếp tục sử
dụng chỉ tiêu này để đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại
ngân hàng. Mặc khác, do mục tiêu chính của đề tài là đưa ra giải pháp nâng
cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất nên những hạn chế này sẽ không làm ảnh
hưởng đến kết quả nghiên cứu của đề tài. Với việc sử dụng chỉ tiêu đánh giá
này và những hạn chế về thời gian nên phương pháp thu thập số liệu đề tài sử
dụng là số liệu thứ cấp tại phòng kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ và phương pháp
phân tích số liệu tiến hành trong đề t ài chủ yếu là phương pháp so sánh.
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN
CỨU

Hồng Nhơn Ái (2011) , “Thực trạng nợ xấu và những giải pháp nâng cao
chất lượng tín dụ ng tại N gân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Mê Kông
chi nhánh Long Xuyên”. Trong luận văn của chị đã sử dụng phương pháp:
định lượng, phương pháp đồ thị, kết hợp phương pháp so sánh số tương đối, so
sánh số tuyệt đối để thấy được mối quan hệ, sự biến động cũng như sự ảnh
hưởng của các chỉ tiêu phân tích. Đề tài đã khái quát hoạt động tín dụng tại
ngân hàng thông qua việc phân tích tình hình hoạt động tín dụng thông qua
các chỉ tiêu: doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ theo mục đích sử dụng
vốn và đánh giá hoạt động tín dụng thông qua các chỉ tiêu: vòng quay vốn tín
dụng, hệ số thu nợ; tập trung phân tích tình hình nợ xấu tại ngân hàng theo
mục đích sử dụng và theo nhóm nợ. Ngoài ra đề tài còn đi sâu vào phân tích
các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng như: hệ số rủi ro tín dụng, hệ số dự phòng
rủi ro, hệ số khả năng mất vốn. T uy đề tài đã phân tích được những biến động
và chỉ ra nguyên nhân của sự biến động các chỉ tiêu của hoạt động tín dụng tại
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Mê Kông chi nhánh Long Xuyên
nhưng với thực trạng nợ xấu tại ngân hàng thì tác giả chưa chỉ r a được những
nguyên nhân xác đáng của vấn đề mà chỉ đơn thuần chỉ ra sự biến động của
các chỉ tiêu.
Ngô Thành Đáng (2011), “Một số giải pháp nhằm mở rộng cho vay hộ
sản xuất tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện
Phong Điền – Cần Thơ”. Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Phong Điền và sử dụng phương pháp so
3


sánh số tương đối, so sánh số tuyệt đối để thấy được mối quan hệ, sự biến
động cũng như sự ảnh hưởng của các chỉ tiêu phân tí ch. Đề tài đã đánh giá về
tình hình hoạt động tín dụng chung của ngân hàng, phân tích tình hình tín
dụng hộ sản xuất như: tình hình cho vay, tình hình thu nợ, tình hình dư nợ,
tình hình nợ xấu theo thời hạn và theo ngành kinh tế. Đề tài đã tập trung đánh

giá hiệu quả và chất lượng tín dụng hộ sản xuất thông qua các chỉ tiêu: hệ số
thu nợ, vòng quay vốn tín dụng, tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu để từ đó đề ra
giải pháp nhằm mở rộng cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng. Ở thực trạng tín
dụng hộ sản xuất, đề tài đ ã phân tích và chỉ rõ những tồn tại của nguyên nhân
nên các giải pháp đề ra đúng với mục tiêu nghiên cứu và phù hợp với thực
tiễn.
Thái Quang Huân (2012), “Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất kinh
doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện
Phong Điền”. Trong luận văn của anh đã sử dụng phương pháp: so sánh số
tương đối, số tuyệt đối, sử dụng các chỉ số tài chính kết hợp phương pháp suy
luận để phân tích, đánh giá tình hình hoạt động tín dụng hộ sản xuất chia theo
ngành nghề, theo thời hạn qua các năm 2009, 2010, 2 011 và 6 tháng đầu năm
2012 đề tài đã phân tích được những biến động của các chỉ tiêu như: doanh số
cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ xấu, hệ số thu nợ, vòng quay vốn tín
dụng, tỷ lệ nợ xấu của hoạt động tín dụng hộ sản xuất.
Nguyễn Thị Chiết Giang (2006), “Phân tích tình hình cho vay hộ sản
xuất tại NHNo&PTNT huyện Bình Minh”. Đề tài đã phân tích tình tình hình
cho vay, thu nợ, dư nợ , tình hình nợ quá hạn trong 3 năm: 2003 – 2005, phân
tích hiệu quả tín dụng hộ sản xuất thông qua các chỉ tiêu: doanh số thu nợ trên
doanh số cho vay, nợ quá hạn trên tổng dư nợ, vòng quay vốn tín dụng, đề
xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả họat động tín dụng hộ sản xuất.
Trong đề tài này số liệu được tác giả thu thập trực ti ếp từ Báo cáo tài chính
của NHNo&PTNT Bình Minh qua 3 năm 2003 – 2005. Áp dụng phương pháp
tỷ số, phương pháp số tuyệt đối, số tương đối qua các năm để so sánh và đưa
ra nhân xét, đánh giá kết quả để làm nổi rõ vấn đề nghiên cứu.
Phạm Phát Tiến (2010), “Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất tại
ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Gạo, Tỉnh Tiền
Giang”. Đề tài đã thu thập số liệu thứ cấp và sử dụng phương pháp so sánh,
phương pháp tỷ trọng để phân tích tình hình tín dụng hộ sản xuất nh ư: tình
hình cho vay, tình hình thu nợ, tình hình dư nợ, tình hình nợ xấu và các chỉ

tiêu đánh giá hoạt động tín dụng. Để đưa ra giải pháp mở rộng hoạt động tín
dụng hộ sản xuất đề tài đã tổng hợp thực trạng và nguyên nhân của tồn tại để
từ đó đưa ra giải pháp.
4


Nhìn chung, các đề tài trên đã chỉ ra thực trạng tồn tại trong cho vay hộ
sản xuất và nguyên nhân của những tồn tại để đưa ra những giải pháp phù hợp
nhằm khắc phục những hạn chế và thực hiện mục tiêu của đề tài nghiên cứu
nên sẽ được tiếp tục ứng d ụng trong đề tài nghiên cứu này.
Tuy nhiên, qua các đề tài trên vẫn còn hạn chế ở chỗ đôi khi chỉ đơn
thuần chỉ ra sự biến động của các chỉ tiêu mà không chỉ rõ được nguyên nhân
trong khi đó là phần trọng tâm nghiên cứu và là mục tiêu của đề tài ( phần thực
trạng nợ xấu của tác giả Hồng Nhơn Ái) . Rút kinh nghiệm từ hạn chế đó, trong
đề tài nghiên cứu này tôi sẽ tập trung vào nguyên nhân của sự biến động và
mối quan hệ giữa các chỉ tiêu nghiên cứu để biết được nguyên nhân của sự
biến động nhằm đưa ra giải ph áp phù hợp với thực trạng và thực tiễn nhằm
thực hiện đúng mục tiêu đã đề ra .
1.5 CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Luận văn được chia thành 6 chương và bao gồm các nội dung sau:
Chương 1: Giới thiệu .
Chương 2: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển N ông
thôn huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ qua các năm 2010, 2011, 2012
và 6 tháng đầu năm 2012, 2013.
Chương 4: Đánh giá chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại Ngân hàng N ông
nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ qua
các năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2012, 2013.
Chương 5: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh huyện Phong

Điền, Thành phố Cần Thơ.
Chương 6: Kết luận và kiến nghị .

5


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Những vấn đề chung về tín dụng Ngân hàng Thương mại
2.1.1.1 Khái niệm tín dụng
Tín dụng là một hoạt động ra đời và phát triển gắn với sự tồn tạ i và phát
triển của sản xuất hàng hóa. Tín dụng là một quan hệ kinh tế thể hiện dưới
hình thức vay mượn và có hoàn trả. Tín dụng được khái niệm như sau
(Nguyễn Minh Kiều, 2008 , trang 95):
Tín dụng, theo tiếng Latinh gọi là creditium, tiếng Anh gọi là credi t, có
nghĩa là tin tưởng và tín nhiệm. Theo ngôn ngữ dân gian Việt Nam, tín dụng
có nghĩa là sự vay mượn. Về mặt tài chính, tín dụng là quan hệ chuyển
nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang cho người sử dụng trong một
thời hạn nhất định. Một quan hệ được xem là quan hệ tín dụng khi nào chứa
đựng đầy đủ ba nội dung:
- Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang cho
người sử dụng.
- Sự chuyển nhượng này có thời hạn.
- Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí.
Nếu thiếu một trong những nội dung trên thì không còn là quan hệ tín
dụng hay quan hệ cho vay.
2.1.1.2 Những quy định chung về tín dụng
Những quy định chung về tín dụng là những thông tin cần thiết mà ngân
hàng cần xem xét, phân tích làm cơ sở để ra quyết định cho vay, đồng thời đố i

với người đi vay cần biết những thông tin này để biết được họ có thể vay vốn
tại ngân hàng hay không.
a. Nguyên tắc vay vốn
Việc vay vốn là nhu cầu tự nguyện của khách hàng và là cơ hội để ngân
hàng cấp tín dụng và thu lợi nhuận từ hoạt động của mình. Tuy nhiên, cấp tín
dụng liên quan đến việc sử dụng vốn huy động của khách hàng nên phải tuân
thủ theo những nguyên tắc nhất định. Nói chung , khách hàng vay vốn của phải
đảm bảo hai nguyên tắc sau (Nguyễn Minh Kiều, 2008, trang 214):
Tiền vay được sử dụng đúng một đích đã thỏa thuận trên hợp đồng tín
dụng.
6


Tiền vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn đã thỏa thuận
trên hợp đồng tín dụng.
b. Điều kiện vay
Mặc dù khi cho vay, ngân hàng yêu cầu khách hàng vay vốn phải bảo
đảm các nguyên tắc vay vốn, nhưng không phải khách hàng nào cũng có thể
tuân thủ đúng các nguyên tắc này. Do vậy, để giúp cho việc đảm bảo các
nguyên tắc vay vốn, ngân hàng chỉ xem xét cho vay khi khách hàng thỏa mãn
một số điều kiện vay nhất định. Các điều kiện vay vốn khách hà ng cần có bao
gồm (Nguyễn Minh kiều, 2008, trang 216):
- Có năng lực pháp lực dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách
nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
- Có mục đích vay vốn hợp pháp.
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
- Có phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ, khả thi và có hiệu quả .
- Thực hiện quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ
và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
c. Hồ sơ vay vốn

Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng gửi cho tổ ch ức tín dụng giấy đề
nghị vay vốn và các tài liệu cần thiết chứng minh đủ điều kiện vay vốn. Khách
hàng phải chịu trước pháp luật về tính chính xác và hợp pháp tài liệu gửi cho
tổ chức tín dụng. Thông thường bộ hồ sơ vay vốn gồm có (Nguyễn Minh
Kiều, 2008, trang 217):
- Giấy đề nghị vay vốn.
- Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân của khách hàng chẳng hạn như
giấy phép thành lập, quyết định bổ nhiệm giám đốc, điều lệ hoạt động.
- Phương án sản xuất kinh doanh và kế hoạch trả nợ hoặc dự án đầu tư.
- Báo cáo tài chính của thời kỳ gần nhất.
- Các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh nợ
vay.
- Giấy tờ liên quan khác nếu cần thiết.
d. Phương thức cho vay
Hiện nay, trong cho vay các ngân hàng thương mại thỏa thuận với khách
hàng vay việc áp dụng phương thức cho vay.
7


- Hai phương thức cho vay ngắn hạn áp dụng phổ biến hiện nay là
(Nguyễn Minh Kiều, 2008, trang 227):
+ Cho vay từng lần .
+ Cho vay theo hạn mức tín dụng.
- Phương thức cho vay trung và dài hạn có thể là (Nguyễn Minh Kiều,
2008, trang 237):
+ Cho vay mua sắm máy móc thiết bị.
+ Cho vay đầu tư dự án.
e. Thời hạn cho vay
Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng nhận
vốn vay đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vay đã được thỏa thuận trong hợp

đồng tín dụng gi ữa tổ chức tín dụng và khách hàng. Dựa vào thời hạn, cho vay
có thể chia thành (Nguyễn Minh Kiều, 2008, trang 213):
Cho vay ngắn hạn: thời hạn tối đa là 12 tháng.
Cho vay trung hạn, thời hạn trên 12 tháng đến 60 tháng.
Cho vay dài hạn, thời hạn trên 60 t háng.
f. Mức cho vay
Theo Điều 12 của Quyết định số 1627/2001/QĐ – NHNN của Thống đốc
NHNN về việc ban hành quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với
khách hàng. Mức cho vay được quy định như sau:
- Tổ chức tín dụng căn cứ vào nhu cầu vay vốn và k hả năng hoàn trả nợ
của khách hàng, khả năng nguồn vốn của mình để quyết định mức cho vay.
- Giới hạn tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng thực hiện cụ thể
như sau:
+ Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá
15% vốn tự có của tổ chức tín dụng, trừ trường hợp đối với những khoản cho
vay từ các nguồn vốn uỷ thác của Chính phủ, của các tổ chức và cá nhân.
Trường hợp nhu cầu vốn của một khách hàng vượt quá 15% vốn tự có của tổ
chức tín dụng hoặc khách hàng có nhu cầu huy động vốn từ nh iều nguồn thì
các tổ chức tín dụng cho vay hợp vốn theo quy định của NHNN Việt Nam.
+ Trong trường hợp đặc biệt, tổ chức tín dụng chỉ được cho vay vượt quá
mức giới hạn cho vay khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép đối với từng
trường hợp cụ thể.
8


+ Việc xá c định vốn tự có của các tổ chức tín dụng để làm căn cứ tính
toán giới hạn cho vay được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam.
- Tổng dư nợ cho vay đối với các đối tượng hạn chế cho vay không được
vượt quá 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng.

g. Lãi suất cho vay
Theo Điều 11, Quyết định số 1627/2001/QĐ – NHNN ngày
31/12/2001của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành quy chế cho
vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Lãi suất cho vay được quy định
như sau:
- Mức lãi suất cho va y do tổ chức tín dụng và khách hàng th ỏa thuận phù
hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạ n do tổ chức tín dụng
ấn định và thoả thuận với khách hàng trong hợp đồng tín dụng nhưng không
vượt quá 1 50% lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay đã được ký kết
hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng.
h. Hạn chế cho vay
Ngân hàng không được cho vay không có bảo đảm, cho vay với những
điều kiện ưu đãi về lãi suất, về mức cho vay đối với những đối tượng sau đây
(Nguyễn Minh Kiều, 2008, trang 222):
- Tổ chức kiểm toán, Kiểm toán viên có trách nhiệm kiểm toán tại tổ
chức tín dụng cho vay; Thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ thanh tra tại tổ chức
tín dụng cho vay; Kế toán trưởng của tổ chức tín dụng cho v ay;
- Các cổ đông lớn của tổ chức tín dụng;
- Doanh nghiệp có một trong những đối tượng quy định tại khoản 1 Điều
77 của Luật Các tổ chức tín dụng sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh
nghiệp đó.
i. Những trường hợp không cho vay
Ngoài những giới hạn và hạ n chế tín dụng, ngân hàng còn không được
cho vay trong các trường hợp sau đây (Ngu yễn Minh kiều, 2008, trang 223) :
- Thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc(Giám
đốc), Phó Tổng giám đốc, (Phó Giám đốc) của tổ chức tín dụng;
- Cán bộ, nhâ n viên của chính tổ chức tín dụng đó thực hiện nhiệm vụ
thẩm định, quyết định cho vay;
9



- Bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm
soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó tổng giám đốc (Phó giám đốc).
2.1.2 Hộ sản xuất và tín dụng hộ sả n xuất
2.1.2.1 Khái niệm hộ sản xuất
Theo Phụ lục số 1 kèm theo Quyết định 499A ngày 2/9/1993 của Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ban hành thì khái niệm
hộ sản xuất được hiểu như sau:
Hộ sản xuất là đơn vị kinh tế tự chủ, trực tiếp hoạt động kinh doanh, là
chủ thể trong mọi quan hệ sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết
quả hoạt động sản xuất của mình. Thành phần chủ yếu của hộ sản xuất bao
gồm: hộ nông dân, hộ gia đình. Do đó, một số thuật ngữ khác được dùng để
thay thế hộ sản xuất trong đề tài này là hộ, hộ gia đình, hộ nông dân.
Theo điều 106, chương V về hộ gia đình, tổ hợp tác của Bộ Luật dân sự
thì hộ gia đình được khái niệm như sau:
Hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức
để hoạt độn g kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số
lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể khi tham
gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này.
2.1.2.2 Khái niệm tín dụng hộ sản xuất
Hiện nay, tại Việt Nam chưa có văn bản qui phạm pháp luật và nghiên
cứu nào định nghĩa về tín dụng hộ sản xuất.
Tuy nhiên, tín dụng HSX thường được hiểu như sau: Tín dụng hộ sản
xuất là loại hình tín dụng mà trong đó bên cho vay (là ngân hàng) cung cấp
vốn cho khách hàng vay (hộ sản xuấ t) để nhằm hỗ trợ vốn cho các hộ sản xuất
có nhu cầu trong việc chăn nuôi, mua giống, phân bón cải tạo vườn tạp, sản
xuất kinh doanh,... Theo đúng mục đích đã ghi trong hợp đồng ký kết và phải
hoàn trả cả vốn lẫn lãi cho bên cho vay khi hết hạn.
2.1.3 Chất lượng tín dụng

2.1.3.1 Khái niệm chất lượng tín dụng
Chất lượng t ín dụng là một k hái niệm không thông dụng, bởi t ín dụng
bao hàm các hoạt động khác nhau khó đồng nhất và đo lường: cho vay, bảo
lãnh, phát hành L/C, chiết khấu, bao thanh toán, ... Thông thường trong phạm
trù đơn giản chất lượng t ín dụng được dùng để phản ánh mức độ rủi ro trong
bảng tổng hợp cho vay của một tổ chức tín dụng (hay còn gọi là chất lượng
cho vay).
10


2.1.3.2 Chỉ tiêu tài chính đánh giá chất lượng tín dụng
* Theo điều 2, chương 1 của Quyết định 493/2005/QĐ – NHNN, Quyết
định của Thống đốc NHNN ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử
dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ
chức tín dụng thì:
Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của
tổ chức tín dụng.
* Theo văn bản 3653/NHCS-TDNN ngày 19/11/2012 của Tổng giám
đốc Ngân hàng Chính sách xã hội về việc xây dựng phương án, đ ề án củng cố
và nâng cao chất lượng tín dụng. Một số chỉ tiêu chủ yếu để đánh giá chất
lượng tín dụng gồm:
- Nợ quá hạn.
- Nợ bị chiếm dụng.
- Nợ không đủ điều kiện đổi sổ vay vốn.
- Lãi tồn đọng (lãi phát sinh của nợ quá hạn + lã i tồn của nợ trong hạn).
- Phân loại chất lượng tổ (đánh giá chất lượng tổ theo Ban quản lý tổ,
kết quả thu lãi, thu tiết kiệm và đôn đốc thu hồi nợ hàng tháng và kết quả xếp
loại theo chất lượng đánh giá).
* Theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT huyện
Phong Điền chất lượng tín dụng cũng được đánh giá thông qua chỉ tiêu: tỷ lệ

nợ xấu trên tổng dư nợ.
* Do đó, đề tài sẽ tập trung phân tích chỉ số: Nợ xấu trên tổng dư nợ (%).
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu trực tiếp từ phòng kinh doanh và phòng kế toán tại Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Phong Điền, Thành phố Cần
Thơ qua các năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2012, 2013.
Thu thập thông tin từ các báo cáo tổng kết năm, báo cáo hoạt động kinh
doanh, từ trang web chính của N gân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ và trên các trang web khác.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
- Mục tiêu 1 : Chủ yếu s ử dụng phương pháp so sánh (so sánh bằng số
tuyệ t đối, so sánh bằng số tương đối ) nhằm đối chiếu số liệu giữa các năm để
11


thấy được tình hình biến động tăng giảm của từng chỉ tiêu như: doanh số cho
vay, doanh số thu nợ, tình hình dư nợ, tình hình nợ xấu của hoạt động tín dụng
hộ sản xuất tại ngân hàng. Đồng thời kết hợp với thực tế hoạt động của ngân
hàng để chỉ ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu phân tích trên.
+ Phương pháp so sánh

 Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối
T = T2 – T1
Trong đó:
T1: số liệu năm trước
T2: số liệu năm sau
T: tốc độ tăng trưởng của năm sau so với năm trước

 Phương pháp so sánh bằng số tương đối

T=

T2  T1
* 100
T1

Trong đó:
T1: số liệu năm trước
T2: số liệu năm sau
T: tốc độ tăng trưởng của năm sau so với năm trước (%)
- Mục tiêu 2 : Sử dụng phương pháp so sánh, phương pháp đánh giá riêng
biệt, đánh giá toàn diện nhằm phân tích, đánh giá chỉ số tài chính để từ đó
đánh giá mối quan hệ giữa chỉ tiêu nợ xấu cho vay hộ sản xuất và tổng dư nợ
hộ sản xuất. Đồng thời kết hợp với thực tế hoạt động của ngân hàng để chỉ ra
nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu phân tích trên.
- Mục tiêu 3 : Từ những tồn tại tìm ra của các kết quả phân tích , đánh giá
và căn cứ vào tình hình thực tế của ngân hàng để đưa ra các giải pháp nâng
cao chất lượng hoạt động tín dụng hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ.

12


CHƯƠNG 3
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN PHONG ĐIỀN,
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN PHONG
ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng N ông
nghiệp và Phát tr iển Nông thôn huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ
Huyện Phong Điền thuộc Thành phố Cần Thơ đ ược thành lập đầu tháng
01/2004 theo Nghị định 05/2004/NĐ -CP, ngày 02/01/2004 của Chính phủ bao
gồm 6 đơn vị hành chính và hiện nay là 7 đơn vị hành chính (mới tách xã
Nhơn Ái thành thị trấn Phong Điền và xã Nhơn Ái vào năm 2005).
Trên cơ sở huyện được thành lập, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn huyện Phong Điền được thành lập theo Quyết định s ố
65/HĐQT-TCCB ngày 01/03/2004 và chính thức đi vào hoạt động ngày
12/10/2004. Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
huyện Phong Điền là Chi nhánh cấp 2 của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Thành phố Cần Thơ. Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn huyện Phong Điền được sử dụng con dấu riêng, chức
năng và nhiệm vụ hoạt động theo quy chế 169/QĐ/HĐQT–02 ngày
07/09/2002 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Việt Nam. Trụ sở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn huyện Phong Điền đặt tại : ấp Thị Tứ, thị trấn Phong Điền, huyện Phong
Điền, T hành phố Cần Thơ.
Địa bàn hoạt động chủ yếu của n gân hàng là huyện Phong Điền gồm khu
vực các xã , thị trấn: Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa, Mỹ Khánh, Trường Long, Giai
Xuân, Tân Thới, thị trấn Phong Điền. Bên cạnh đó n gân hàng cũng phục vụ
một số khách vãng lai thuộc các quận, huyện lân cận. ngân hàng chịu trách
nhiệm thực hiện tài trợ vốn cho tất cả các ngành kinh tế và thành phần kinh tế
trong huyện. Nhưng trọng tâm trong công tác cho vay của ngân hàng vẫn là
nông nghiệp, nông thôn. Với chủ trương cho vay phục vụ phát triển nông
nghiệp, nông thôn, ngân hàng đã đáp ứng tốt nhu cầu vốn cho nông dân dùng
làm chi phí sản xuất, cải tạo, trồng mới, khai thác đất canh tác nông nghiệp,
phát triển nông thôn góp phần cải thiện đời sống nông dân, nhằm thúc đẩy nền
kinh tế huyện nhà phát triển theo hướng tích cực.
13



×