Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Thiết bị kiểm soát phiếu giữ xe điện tử cầm tay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (926.06 KB, 24 trang )

MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Trang 1


LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đối với các thầy cô của
trường Đại học Duy Tân, đặc biệt là các thầy cô Trung tâm Điện – Điện tử (CEE)
của Trường đã tạo điều kiện cho em dược thực tập ở đây để có thể học hỏi thêm kinh
nghiệm trong công việc thực tế cũng như có cơ hội được tham gia “Cuộc thi ứng
dụng Vi điều khiển Việt Nam lần thứ nhất – VMAC2013”. Và em cũng xin chân
thành cảm ơn Thầy Trần Lê Thăng Đồng và Thầy Nguyễn Duy Hòa đã nhiệt tình
hướng dẫn em hoàn thiện đề tài tham gia cuộc thi cũng như hoàn thành tốt khóa thực
tập.
Trong quá trình thực tập, cũng như trong quá trình làm báo cáo, khó tránh
khỏi sai sót, rất mong các Thầy, Cô bỏ qua. Đồng thời do trình độ lý luận cũng như
kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo khó tránh khỏi những sai sót. Em
rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các Thầy, Cô để em học thêm được nhiều
kinh nghiệm và sẽ hoàn thành tốt hơn trong bài báo cáo tốt nghiệp sắp tới.
Em xin chân thành cảm ơn !

Trang 2


MỞ ĐẦU
Hiện nay trên thế giới cũng như Việt Nam đã đưa vào áp dụng nhiều hệ thống
giữ xe thông minh với nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên đa phần vẫn là các
hệ thống có sử dụng xử lý ảnh và các hệ thống này khi triển khai thì sẽ chiếm một
diện tích đáng kể tại khu vực cửa ra vào để đặt máy tính xử lý, barie, hệ thống


camera... hệ thống như vậy sẽ không phù hợp với những nơi có lưu lượng vào ra quá
lớn hoặc cửa vào ra nhỏ hoặc bãi giữ xe không có rào chắn hoặc tường thành bảo vệ,
người giữ xe không thể di chuyển để kiêm thêm các công việc như sắp xếp xe,
hướng dẫn khách để xe hoặc giúp đỡ khách khi cần thiết…
Chính vì những tồn tại đó, chúng em đã nghiên cứu và thiết kế một thiết bị
mang tên “Thiết bị kiểm soát phiếu giữ xe điện tử cầm tay”, thiết bị này mang tính
cơ động, nhỏ gọn cho phép người giữ xe có thể sử dụng trong mọi điều kiện không
gian, không cần kết nối mạng để đồng bộ dữ liệu, có thể sử dụng ở những bãi giữ xe
ngoài trời, an toàn, bảo mật và tiện lợi cho khách hàng…

Trang 3


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ TRUNG TÂM ĐIỆN – ĐIỆN TỬ CEE,
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
1.1 Giới thiệu chung
- Tên tổ chức: Trung tâm Điện Điện tử - Trường Đại học Duy Tân.
- Tên tiếng Anh: DTU Center of Electrical Engineering (DTU-CEE).
- Điện thoại: 05113 827111 - 503.
- Email:
- Website:

Hình : Logo của trung tâm CEE

1.2 Chức năng
Trung tâm Điện - Điện tử (CEE) là nơi cán bộ, giáo viên, sinh viên thực hành
nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng và phát triển công nghệ, sản xuất, thử
nghiệm các hệ thống, thiết bị, đồng thời là nơi khai thác sử dụng các trang bị phục
vụ sinh viên thực hiện các bài thí nghiệm và thực hành theo chuyên ngành Điện –
Điện tử. Về lâu dài tìm kiếm, hợp tác với các tổ chức , doanh nghiệp và cá nhân

phục vụ tốt việc nghiên cứu, đào tạo của nhà trường, tham gia các đề tài và dự án
khi điều kiện cho phép.
Trang 4


1.3 Nhiệm vụ
- Tham mưu giúp nhà trường xây dựng kế hoạch hoạt động và định hướng
phát triển lâu dài phù hợp với chức năng của Trung tâm.
- Xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động trên cơ sở các thiết bị, vật tư
được trang bị soạn thảo các tài liệu ứng dụng, tham khảo và các bài thí nghiệm theo
các chuyên ngành Điện tử viễn thông, hệ thống nhúng, robot và tự động hóa.
- Viết bài đăng ở các tạp chí nội bộ, các tạp chí chuyên ngành có uy tín trên
cả nước.
- Hợp tác trong hoạt động NCKH và chuyển giao công nghệ với các tổ chức
nghiên cứu, các trường đại học trong nước.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ và tay nghề cao đảm báo yêu cầu công
việc.
- Hướng dẫn Capstone, CDIO và tham gia các hoạt động có liên quan đến đào
tạo.
- Tham gia các công tác khác của nhà trường khi được giao nhiệm vụ.

1.4 Cơ cấu tổ chức
+ Ban lãnh đạo: Gồm có Giám đốc và Tư vấn kỹ thuật.
+ Cán bộ: Gồm có các Chuyên viên có trình độ Cử nhân Đại học tới Thạc sĩ.

Trang 5


CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VI ĐIỀU KHIỂN SG8-V1 VÀ
MODULE RFID RC522

2.1 Giới thiệu
SG8V1 là một vi điều khiển RISC 8-bit đa dụng, sử dụng cho nhiều mục đích
khác nhau. Tập lệnh gồm 63 lệnh, độ rộng mỗi từ lệnh 16-bit. Bộ nhớ chương trình
64Kx16 và bộ nhớ dữ liệu 16KB. Có 91 thanh ghi có chức năng đặc biệt. SG8V1
được tích hợp rất nhiều ngoại vi như Watchdog Timer, Timer/Counter, PWM,
UART, I2C, SPI,… SG8V1 có thể được sử dụng để làm bộ phận điều khiển trung
tâm của rất nhiều ứng dụng như máy giặt, máy điều hòa, robot, thiết bị truyền thông,
quang báo điện tử,…

Hình : Sơ đồ chân của Vi điều khiển SG8-V1

2.2 Đặc tính chung
-

Tần số hoạt động: 0 MHz - 20 MHz.
Trang 6


-

Tập lệnh 63 lệnh, độ rộng từ lệnh 16-bit.
Có 19 nguồn ngắt.
Có 15 mức stack chương trình.
Bộ nhớ chương trình Flash bên trong chip, dung lượng 64K x 16.
Bộ nhớ dữ liệu bên trong chip, dung lượng 16K x 8.
Bộ nhân 8x8 bằng phần cứng, thực hiện đơn chu kỳ.
Có chế độ tiết kiệm năng lượng.
Có chế độ bảo mật bộ nhớ chương trình.
Trình biên dịch Assembly/C.
Có Watchdog Timer.

Điện áp hoạt động 3.3V.
Package cho chip LQFP 48 chân.

2.3 Giới thiệu Ngoại vi
-

Watchdog Timer: 16-bit, sử dụng xung clock hệ thống.
Timer0: Timer/counter 8-bit, kết hợp với 8-bit prescaler; sử dụng xung clock hệ

-

thống hoặc xung clock ngoài.
Timer1: Timer/counter 16-bit, kết hợp với prescaler; sử dụng xung clock hệ

-

thống hoặc xung clock ngoài; hỗ trợ chế độ capture/compare.
Timer2: Timer/counter 10-bit, kết hợp với period register, prescaler và postscaler

-

10-bit; sử dụng xung clock hệ thống.
Timer3: Timer/counter 10-bit, kết hợp với period register, prescaler và postscaler

-

10-bit; sử dụng xung clock hệ thống.
GPIO: có 4 port GPIO, mỗi port 8-bit.
PWM1: độ phân giải 10-bit.
PWM2: độ phân giải 10-bit.

UART1: truyền nhận full-duplex, FIFO 2 mức, có hỗ trợ chế độ truyền liên tục.
UART2: truyền nhận full-duplex, FIFO 2 mức, có hỗ trợ chế độ truyền liên tục.
UART3: truyền nhận full-duplex, FIFO 2 mức, có hỗ trợ chế độ truyền liên tục.
SPI: truyền nhận full-duplex, hỗ trợ 2 chế độ Master và Slave.
I2C: Hỗ trợ chế độ truyền Standard và Fast, chế độ Master và Slave, chế độ

-

truyền 7-bit địa chỉ và 10-bit địa chỉ, chế độ Multi-master, chế độ General-call.
ADC: Hỗ trợ 4 ngõ vào analog; độ phân giải 8-bit; tốc độ lấy mẫu 500KSPS.

-

Trang 7


Hình : Sơ đồ khối của Vi điều khiển SG8-V1.

Trang 8


CHƯƠNG 3: THIẾT BỊ KIỂM SOÁT PHIẾU GIỮ XE
ĐIỆN TỬ CẦM TAY
3.1 Tổng quan:
Thiết bị kiểm soát phiếu giữ xe điện tử cầm tay là thiết bị điện tử cầm tay cho
phép giao tiếp với thẻ RFID sử dụng tần số 13,56 Mhz (hay còn gọi là thẻ NFC).
Thiết bị này có thể được áp dụng tại các bãi giữ xe công cộng, chợ, trường học, bệnh
viện, khu công nghiệp… là nơi có lưu lượng người ra vào bãi đỗ xe đông. Tại những
bãi đỗ xe này, không phải nơi nào cũng có vạch giới hạn, vạch chỉ dẫn để xe đúng
nơi quy định như trong siêu thị hoặc các tòa nhà cao cấp để hướng dẫn khách để xe

đúng quy định và gọn gàng.

Hình : Vạch chỉ dẫn trong các bãi đỗ xe.

Thiết bị mang tính cơ động, cho phép người dùng có thể mang theo trên tay,
di chuyển linh hoạt trong khu vực bãi đỗ xe công cộng trong hoặc ngoài trời, dễ
dàng xử lý trong mọi tư thế ở những nơi chật hẹp. Ở những nơi thế này Bảo vệ cần
phải kiêm thêm chức năng hướng dẫn hoặc sắp xếp xe giúp khách vì thế họ cẩn phải
di chuyển liên tục trong một phạm vi rộng. Mỗi thiết bị hoạt động một cách độc lập,
không cần kết nối với mạng mà vẫn đảm bảo tính đồng bộ về mặt dữ liệu bởi vì
thông tin quản lý xe đã được lưu trữ lên thẻ. Mỗi Bảo vệ sẽ mang theo một thiết bị
để Check-In hoặc Check-Out ngay tại vị trí bất kỳ trong bãi giữ xe.

Trang 9


3.2 Ý tưởng thực hiện đề tài:
Hiện nay trên thế giới cũng như Việt Nam đã đưa vào áp dụng nhiều hệ thống
giữ xe thông minh với nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên đa phần vẫn là các
hệ thống có sử dụng xử lý ảnh và các hệ thống này khi triển khai thì sẽ chiếm một
diện tích đáng kể tại khu vực cửa ra vào để đặt máy tính xử lý, barie, hệ thống
camera... hệ thống như vậy sẽ không phù hợp với những nơi có lưu lượng vào ra quá
lớn hoặc cửa vào ra nhỏ hoặc bãi giữ xe không có rào chắn hoặc tường thành bảo vệ,
người giữ xe không thể di chuyển để kiêm thêm các công việc như sắp xếp xe,
hướng dẫn khách để xe hoặc giúp đỡ khách khi cần thiết…

Hình : Các bãi giữ xe không có vạch phân luồng, chỉ dẫn.

Chính vì những tồn tại đó, chúng em đã nghiên cứu và thiết kế một thiết bị
mang tên “Thiết bị kiểm soát phiếu giữ xe điện tử cầm tay”, thiết bị này mang tính

cơ động, nhỏ gọn cho phép người giữ xe có thể sử dụng trong mọi điều kiện không
gian, không cần kết nối mạng để đồng bộ dữ liệu, có thể sử dụng ở những bãi giữ xe
ngoài trời, an toàn, bảo mật và tiện lợi cho khách hàng…
3.3 Các tính năng chính
-

Tương thích (đọc, ghi) với các loại NFC Tag, tốc độ đọc ghi thẻ nhanh ~ 1
giây.

-

Màn hình LCD hiển thị thông tin.

-

Có thể sử dụng ban ngày hoặc cả ban đêm hoặc trong điều kiện thời tiết xấu
ở ngoài trời.

-

Tốc độ đáp ứng của bàn phím nhanh (~7 giây cho một thao tác Check-In và
~2 giây cho một thao tác Check-Out).

-

Sử dụng nguồn năng lượng thấp (3,5).
Trang 10


-


Pin cung cấp nguồn cho thiết bị có thể nạp lại năng lượng bằng bộ sạc.

-

Bàn phím bằng chất liệu Plastic có độ bền và tuổi thọ cao.

-

Kích thước nhỏ gọn có thể thao tác bằng một tay.

3.4 Thiết kế phần cứng

Hình : Mô hình thiết kế phần cứng.

• Mô tả các khối:
-

Phần 1: Là khối thiết bị kiểm soát phiếu giữ xe chính được sử dụng bởi người
bảo vệ bãi giữ xe. Khối này gồm các thành phần chính như sau:
 Khối 00. Vi điều khiển SG8V1 có chức năng là bộ xử lý trung tâm.
 Khối 01. Module RC522 cho phép đọc ghi dữ liệu thông tin xe và chủ
xe lên thẻ TAG ở khối 2.
 Khối 02. Màn hình LCD hiển thị các thông tin và trạng thái trong quá
trình thiết bị giao tiếp với thẻ TAG.
 Khối 03. Khối lập trình SG8V1
 Khối 04. Khối bàn phím ma trận 4x4 để người sử dụng nhập liệu và
điều khiển.

Trang 11



-

Phần 2: Là các thẻ TAG cho phép đọc ghi dữ liệu lên thẻ, thẻ được giữ bởi
người bảo vệ, được cấp cho Khách khi vào giữ xe và được thu hồi lại khi
khách ra khỏi bãi giữ xe.

3.5 Lập trình phần mềm

Hình : Lưu đồ thuật toán chính.

Mô tả:
Khi khởi động, thiết bị sẽ hoạt động ở chế độ đọc thẻ, nhân viên chỉ cần đặt
thẻ Tag lên thiết bị, thông tin trên thẻ Tag sẽ được hiển thị trên màn hình LCD.
Khi nhân viên muốn ghi thông tin xe của khách lên thẻ, nhân viên chỉ cần
bấm phím ghi trên bàn phím, chương trình ghi thẻ sẽ được gọi.

Trang 12


Hình : Lưu đồ thuật toán chương trình Ghi thẻ Tag.

Mô tả:
Khi chương trình ghi thẻ được gọi, thiết bị sẽ chờ nhân viên nhập thông tin xe
của khách bằng bàn phím.
Khi nhân viên nhấn phím kết thúc nhập, thiết bị sẽ chờ ghi thông tin lên thẻ Tag.
Nếu ghi thông tin lên thẻ thành công, màn hình sẽ hiển thị đã ghi thẻ thành công và
thoát khỏi chương trình ghi thẻ.
Nếu ghi thẻ thất bại, màn hình sẽ hiển thị ghi thẻ thất bại và chờ ghi lại.


Trang 13


Hình : Lưu đồ thuật toán chương trình Đọc thẻ Tag.

Mô tả:
Khi chương trình đọc thẻ được gọi và có thẻ được để gần thiết bị, chương
trình sẽ đọc dữ liệu từ thẻ, và hiển thị lên màn hình.
Nếu đọc thẻ thất bại, màn hình sẽ hiển thị đọc thẻ lỗi và đọc.

Trang 14


Hình : Lưu đồ thuật toán chương trình quét ma trận phím 4x4.

Mô tả:
Quét ma trận phím theo nguyên lý quét từng hàng, rồi kiểm tra từng cột. Nếu
có phím bấm thì trả về giá trị của phím bấm.

Trang 15


3.6 Mô tả hoạt động


Ở cổng vào:

Hình : Sơ đồ mô tả hoạt động ở cổng vào của bãi giữ xe.


Khách đưa xe vào bãi, vừa nhân viên giữ xe có thể hướng dẫn khách để xe
vào đúng vị trí quy định, vừa bấm thông tin xe vào thẻ Tag và đưa cho khách. Ở
những bãi giữ xe đông, khách có thể xếp xe theo hàng và nhân viên chỉ cần di
chuyển phía sau hàng xe và bấm thông tin xe vào thẻ Tag rồi giao cho khách, hình
thức này vừa nhanh chóng, lại tiện lợi, tránh ách tắc cũng như tránh để khách phải
chờ lâu mới được nhận phiếu xe.

Trang 16




Ở cổng ra:

Hình : Sơ đồ mô tả hoạt động ở cổng ra bãi giữ xe.

Khách đưa xe ra cửa bãi và giao thẻ Tag cho nhân viên, chỉ với động tác đơn
giản là đặt thẻ Tag lên thiết bị, nhân viên có thể đọc được thông tin xe của khách
nhanh chóng. Nếu thông tin hiển thị trên màn hình LCD trùng với thông tin xe của
khách thì nhân viên sẽ thu hồi thẻ và cho phép khách rời bãi. Nếu thông tin trên thẻ
không chính xác, hoặc cách ghi thông tin không đúng với quy định của thiết bị thì
nhân viên có thể giữ khách lại để kiểm tra thêm về giấy tờ và thông tin xe.

Trang 17


CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THỰC HIỆN
Qua gần một tháng làm việc với chip SG8V1 nhóm em đã có được những kết quả
nhất định đối với đề tài:
-


Phần giao tiếp với bàn phím ( KEYPAD ) :

Module quét và xử lý phím dùng SG8V1 thông qua USART giao tiếp với khối
KEYPAD đã hoàn thành và có độ ổn định cao, cho phép nhận diện sự kiện bấm và
nhả phím chính xác và không bị nảy phím. Module hiện tại đã có sẵn ngõ ra RX, TX
để giao tiếp với SG8V1. Module sẽ được kết nối qua cable 2 dây vào header 2 chân
trên mạch chính; header này nối với 2 chân RX và TX trên SG8V1.
-

Phần hiển thị với LCD:

Hình : Hiển thị tên viết tắt tiếng Anh của thiết bị.

Khối màn hình LCD sử dụng LCD 16x2, hiển thị thông tin trạng thái, thiết lập
cũng như các chế độ hoạt động của thiết bị. LCD giao tiếp với SG8V1 ở chế độ 8bit,
đã hiển thị được tuy nhiên chưa hiển thị được ở dòng thứ 2 của LCD, vấn đề này
Trang 18


nhóm đã thử nhiều phương án nhưng vẫn chưa khắc phục được lỗi, phần hổ trợ của
ban tổ chức không hổ trợ kịp thời để nhóm có thể hoàn thành phần hiển thị một
cách tốt nhất.
-

Phần giao tiếp với chip thời gian thưc thông qua chuẩn I2C :

Phần này nhóm gặp khó khăn trong quá trình code. Một số lỗi nhóm vẫn chưa
giải quyết được mặc dù đã tham khảo trên trang hỏi đáp của ban tổ chức, mong ban
tổ chức xem lại về vấn đề I2C.

-

Phần giao tiếp với bộ nhớ ngoài SD/MMC :

Đây là phần mở rộng trong đề tài của nhóm và do thời gian quá gấp nhóm vẫn
chưa hoàn thành được. Trong phần này nhóm đã hoàn thành việc sử dụng chuẩn giao
tiếp SPI để truyền nhận, nhóm sẽ phát triển vấn đề này trong thời gian tới nếu có
điều kiện tiếp xúc với chip SG8V1.
-

Phần vỏ hộp của thiết bị:

Ban đầu đây là một trong những khó khăn của nhóm khi tiến hành lựa chọn giải
pháp thiết kế và chế tạo vỏ hộp cho thiết bị nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ, tiện lợi cho
người dùng và đặt biệt là khả năng bảo vệ cho các linh kiện bo mạch điện tử bên
trong. Giải pháp ban đầu là sử dụng vỏ hộp điện thoại bàn loại nhỏ, tuy nhiên sau
một thời gian tìm kiếm, nhóm đã đặt hàng gia công được vỏ hộp phù hợp hơn sử
dụng nhựa ABS và đảm bảo được các yêu cầu đưa ra ban đầu như hình đưới:

Hình : Mô hình sản phẩm thực tế.

Trang 19


ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA THIẾT BỊ
Ưu điểm
Thiết bị kiểm soát phiếu giữ xe điện tử cầm tay có thể đưa vào sử dụng tại các
bãi giữ xe tầm vừa như cơ quan, trường học, bệnh viện, khu công nghiệp, thiết bị có
thể ứng dụng cho cả xe máy và ô tô. Những nơi này không cần thiết phải triển khai
một hệ thống lớn gồm đầy đủ camera an ninh, trạm kiểm soát ra vào, barrie, hệ

thống máy tính phức tạp,… vì chi phí quá lớn.
Thiết bị này có thể khắc phục được những nhược điểm trên vì thiết bị mang
tính cơ động cao cho phép nhân viên bảo vệ kiêm giữ xe có thể cầm trên tay, di
chuyển linh hoạt trong khu vực bãi đổ xe, dể dàng xử lý trong mọi tư thế ở những
nơi chật hẹp, hay lượng người ra vào lớn chen chúc. Vì phần lớn ở những nơi nói
trên nhân viên bảo vệ cần phải kiêm thêm chức năng hướng dẫn hoặc sắp xếp xe
giúp khách vì thế họ cẩn phải di chuyển liên tục trong một phạm vi rộng.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm để có thể ứng dụng vào cuộc sống trên thiết bị của
chúng tôi vẫn còn tồn tại một số nhược điểm và chúng tôi sẽ cố gắng khắc phục
những nhược điểm đó để thiết bị được hoàn hảo hơn giúp ích cho cuộc sống của
chúng ta và sớm đi vào cuộc sống.
-

Thông tin ghi trên thẻ chưa được mã hóa nên vẫn có rủi ro trong việc bảo mật

-

Thiết bị chưa thể ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các bãi giữ xe từ quy mô
nhỏ đến lớn do phần thiết kế hướng tới việc nhỏ gọn

KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG THỰC TẾ
Với những tính năng nổi trội và lợi thế về sự cơ động, giá thành thiết bị rẻ.
Thiết bị có thể dễ dàng triển khai tới nhiều đối tượng khách hàng muốn tăng cường
mức độ an toàn và tiền lợi đối với bãi giữ xe của mình. Thiết bị theo đánh giá của
nhóm là có thể triển khai thực tế tại các Chợ truyền thống hoặc bệnh viện ở tuyến
Huyện, Xã hoặc Thành phố nhỏ. Ngoài ra có thể sử dụng trong một số cơ quan hoặc
công ty không có nhiều diện tích để xây dựng bãi đỗ xe nhưng hàng ngày vẫn phải

Trang 20



đón tiếp một lượng khách khá lớn nhằm tạo dựng hình ảnh chuyên nghiệp đối với
khách đến làm việc.
HƯỚNG PHÁT TRIỂN MỞ RỘNG
Trong tương lai gần nhóm hướng tới việc sử dụng thiết bị trong một số vấn
đề khác để tăng tính ứng dụng cao cho thiết bị như:
-

Kết hợp giữ xe và chấm công nhân viên trong công ty.

-

Quản lý hàng hóa trong nhà kho quy mô lớn.

-

Quản lý sách trong thư viện.

-

Hệ thống bảo mật với thẻ Tag là thẻ nhân viên cho phép vào ra các khu vực
an ninh.

Trang 21


KẾT LUẬN
Sau gần 1 tháng thực tập, tìm hiểu về Vi điều khiển SG8-V1 cũng như thực
hiện đề tài tham gia cuộc thi VMAC2013, dưới sự chỉ bảo giúp đỡ tận tình của Thầy

Trần Lê Thăng Đồng và Thầy Nguyễn Duy Hòa cũng như các Thầy, Cô trong
trung tâm, em đã có được những thành công nhất định.
Em hy vọng bản báo cáo này sẽ cung cấp một số thông tin hữu ích về Vi
điều khiển SG8-V1, Vi điều khiển đầu tiên do Việt Nam sản xuất. Mặc dù đã cố
gắng và nỗ lực nhưng chắc không tránh khỏi những thiếu sót, những cách giải
quyết vấn đề chưa thật tốt; vì vậy, em rất mong sẽ nhận được sự chỉ bảo, đóng
góp của các Thầy Cô và các bạn để báo cáo của em sẽ hoàn thiện và có ý nghĩa
hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.

Trang 22


ĐÁNH GIÁ CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Trong quá trình thực tập tại trung tâm Điện – Điện tử CEE, Trường Đại học Duy
Tân. Sinh viên Nguyễn Minh Thái Bảo – K16EVT đã:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................
Đà Nẵng, ngày…tháng…năm 2014
Giám đốc Trung tâm Điện – Điện tử CEE

Trang 23


Ths. Trần Lê Thăng Đồng

Trang 24



×