Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Tình hình xã hội sau chiến tranh chống quân xâm lược Mông - Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.37 KB, 1 trang )

Tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội là nông nô, nô tì. Họ bị lệ
thuộc và bị quý tộc bóc lột nặng nề hơn nông dân tá điền. Nhiều
quý tộc có tới hàng trăm nông nô, nô tì. Con cái của nô tì cũng là
nô tì của chủ. Nô tì được đưa vào sản xuất thì chuyển thành nông
nô.
Từ sau chiến tranh chống Mông - Nguyên, xã hội ngày càng phân hoá. Tầng lớp vương hầu, quý tộc Trần
ngày càng có nhiều ruộng đất (điền trang, thái ấp). Đó là tầng lớp có nhiều đặc quyền, đặc lợi, nắm giữ
các chức vụ chủ yếu trong bộ máy chính quyền ở triều đình và các địa phương.
Tầng lớp thứ hai là địa chủ, là những người giàu có trong xã hội, có nhiều ruộng đất tư cho nông dân cày
cấy để thu tô nhưng không thuộc tầng lớp quý tộc.
Nông dân cày ruộng công của nhà nước ỏ thế kỉ XIV, do nhiều năm bị mất mùa, đói kém, nông dân phải
bán ruộng đất, bởi vậy tầng lớp nông dân tá điền lĩnh canh ruộng đất và nộp tô cho địa chủ đông hơn
trước.
Tầng lớp thợ thủ công, thương nhân chiếm một tỉ lệ nhỏ trong cư dân, nhưng cũng ngày một đông hơn do
sự phát triển của các nghề thủ công và việc buôn bán được đẩy mạnh.
Tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội là nông nô, nô tì. Họ bị lệ thuộc và bị quý tộc bóc lột nặng nề hơn
nông dân tá điền. Nhiều quý tộc có tới hàng trăm nông nô, nô tì. Con cái của nô tì cũng là nô tì của chủ.
Nô tì được đưa vào sản xuất thì chuyển thành nông nô.



×