TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
NGUYỄN THỊ THU
LỬA THIÊNG CỦA HUY CẬN
TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
HÀ NỘI - 2015
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
NGUYỄN THỊ THU
LỬA THIÊNG CỦA HUY CẬN
TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. LA NGUYỆT ANH
HÀ NỘI - 2015
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc đến TS. La
Nguyệt Anh - người trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian thực hiện khóa luận.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các thầy giáo, cô giáo trong khoa
Ngữ văn đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp này.
Khóa luận được hoàn thành, song không tránh khỏi những sai sót, hạn
chế, tôi rất mong nhận được những đóng góp ý kiến từ phía các thầy giáo, cô
giáo để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2015
Ngƣời thực hiện
Nguyễn Thị Thu
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả trong khóa luận là trung thực và chưa được ai công bố trong bất
kỳ công trình nào khác.
Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2015
Ngƣời thực hiện
Nguyễn Thị Thu
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề .............................................................................................. 2
3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 4
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 4
6. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................ 4
7. Đóng góp của khóa luận ............................................................................. 4
8. Bố cục của khóa luận .................................................................................. 5
NỘI DUNG....................................................................................................... 6
Chƣơng 1. GIỚI THUYẾT CHUNG............................................................. 6
1.1. Khái niệm văn hóa, văn học .................................................................... 6
1.1.1. Khái niệm văn hóa ................................................................................. 6
1.1.2. Khái niệm văn học.................................................................................. 7
1.1.3. Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học .................................................. 8
1.2. Huy Cận và quá trình kiến tạo những giá trị văn hóa ......................... 9
1.2.1. Tác giả Huy Cận và quá trính sáng tác ................................................ 9
1.2.2. Tập thơ Lửa thiêng nhìn từ không gian văn hóa thời đại ................. 11
Chƣơng 2. CẢM THỨC VĂN HÓA TRONG LỬA THIÊNG
CỦA HUY CẬN .............................................................................................. 14
2.1. Những trầm tích văn hóa trong Lửa thiêng ......................................... 14
2.2.1. Cảm thức làng ấp iu, nồng đượm mang hơi thở ca dao .................... 14
2.1.2. Cảm thức hoài cổ với hồn buồn Á Đông ............................................ 19
2.2. Văn hóa, thời đại trong Lửa thiêng ...................................................... 28
2.2.1. Nỗi sầu thời đại .................................................................................... 28
2.2.2. Tình yêu thiên nhiên, khát khao gắn bó với đời, với người............... 35
Chƣơng 3. NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN CẢM THỨC VĂN HÓA
TRONG TẬP THƠ LỬA THIÊNG CỦA HUY CẬN ................................ 42
3.1. Thời gian nghệ thuật .............................................................................. 42
3.1.1. Thời gian quá khứ................................................................................ 43
3.1.2. Thời gian hiện tại ................................................................................. 45
3.1.3. Thời gian tương lai .............................................................................. 47
3.2. Không gian nghệ thuật .......................................................................... 48
3.2.1. Không gian trần thế ............................................................................. 49
3.2.2. Không gian vũ trụ ................................................................................ 50
3.3. Ngôn từ và giọng điệu ............................................................................ 52
KẾT LUẬN .................................................................................................... 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Huy Cận là một trong những cây đại thụ của nền văn học Việt Nam
hiện đại. Ông là một nhà thơ lớn, một nhà văn hoá có nhiều đóng góp cho sự
nghiệp văn học. Nổi tiếng từ phong trào Thơ mới đến nay Huy Cận đã có gia
tài khá đồ sộ với 20 tập thơ. Thơ Huy Cận kết hợp hài hoà giữa hai nền văn
hoá Đông và Tây, thơ ông mang đậm sắc thái tinh thần văn hóa dân tộc. Thơ
Huy Cận luôn thu hút được sự chú ý của giới phê bình nghiên cứu và đông
đảo bạn đọc. Tiếp cận Lửa thiêng của Huy Cận từ góc nhìn văn hóa chúng
ta sẽ hiểu hơn, có cái nhìn toàn diện hơn về Thơ mới nói chung và thơ Huy
Cận nói riêng.
1.2. Huy Cận đến với thi đàn bằng tập thơ Lửa thiêng, đây là một trong
những tập thơ hay có giá trị trong sự nghiệp thi ca của ông. Bằng tập thơ này
Huy Cận đã có vị trí vững chắc trong phong trào Thơ mới. Mặc dầu Lửa
thiêng nói riêng, Thơ mới nói chung đã được xuất bản công khai, một số tác
phẩm đã được đưa vào giảng dạy trong nhà trường phổ thông, người ta đã
thừa nhận giá trị của nó nhưng vẫn còn một số ý kiến đánh giá chưa xác đáng.
Có người quá nhấn mạnh vào khía cạnh tiêu cực của Thơ mới, xem đó là
khuynh hướng lãng mạn và thoát li. Bên cạnh đó lại có một số ý kiến thừa
nhận Lửa thiêng và Thơ mới buồn nhưng đó không phải là “Cái buồn uỷ mị
dẫn đến bi quan, mất tin tưởng” mà thơ buồn, đau đời bởi yêu đời. Những ý
kiến này dù đúng hay sai đều không đánh giá đúng giá trị của Lửa thiêng nói
riêng và Thơ mới nói chung bởi họ chỉ đứng từ góc nhìn chính trị - xã hội. Để
khẳng định hơn những giá trị của tác phẩm cần phải đứng từ góc độ văn hóa
để xem xét, nhìn nhận. Tìm hiểu tập thơ Lửa thiêng từ góc nhìn văn hóa giúp
chúng ta thấy được giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật đích thực của tập thơ,
1
thấy được sự sáng tạo độc đáo của tác giả. Từ đó ta sẽ thấy rõ hơn nỗi buồn
trong Lửa thiêng không phải là nỗi buồn thê thiết uỷ mị, con người trong Lửa
thiêng không phải là con người thoát li hoàn toàn với cuộc sống nơi trời xa
cõi biếc. Huy Cận tìm đến quá khứ không phải là để chối bỏ hiện tại, tìm đến
vũ trụ không chỉ để thoát khỏi cuộc sống quẩn quanh bế tắc mà là để giữ tâm
hồn mình trong sạch trước bụi bẩn trần gian.
1.3. Thơ Huy Cận đã được đưa vào chương trình văn học ở trường phổ
thông. Việc nghiên cứu đề tài này còn mang ý nghĩa thực tiễn, giúp cho việc
giảng dạy thơ Huy Cận một cách tốt hơn, sâu sắc hơn. Nghiên cứu thơ Huy
Cận đã có những định hướng lớn về nội dung tư tưởng, về thế giới thơ, về
những nét lớn trong thi pháp thơ ông, nay chúng tôi xin đi vào vấn đề cụ thể
Lửa thiêng của Huy Cận từ góc nhìn văn hóa để thấy những giá trị nội
dung cũng như giá trị nghệ thuật to lớn của tập thơ. Đó cũng là lý do cơ bản
của chúng tôi khi khảo sát nghiên cứu để tài này.
2. Lịch sử vấn đề
Huy Cận là một trong những cây cổ thụ vĩ đại trong làn thi ca văn học
hiện đại. Hơn nửa thế kỷ cầm bút với 20 tập thơ, Huy Cận đã thu hút được
đông đảo các nhà phê bình nghiên cứu văn học. Đến nay đã có khá nhiều bài
tiểu luận viết về thơ Huy Cận từ nhiều góc độ khác nhau. Tiêu biểu trong đó
có tập thơ Lửa thiêng. Đây là tập thơ đầu tay nhưng đã để lại ấn tượng sâu
sắc trong lòng bạn đọc, và là đề tài để cho nhiều nhà phê bình nghiên cứu.
Tập thơ Lửa thiêng đã đưa Huy Cận trở thành ngôi sao sáng trong
phong trào Thơ mới, thu hút sự quan tâm của giới phê bình văn học. Trước
hết là lời giới thiệu đầy nhiệt tình của Xuân Diệu, người bạn thơ tri kỉ của nhà
thơ. Sau đó là những nhận xét tinh tế của Hoài Thanh trong cuốn Thi nhân
Việt Nam. “Buồn thương, sầu não là âm hưởng chính khiến Lửa Thiêng như
bản ngậm ngùi dài. Tập thơ dằng dặc một nỗi buồn nhân thế, một nỗi đau đời.
2
Nhà thơ đã gọi dậy cái hồn buồn của Ðông Á, người đã khơi lại cái mạch sầu
mấy nghìn năm vẫn ngấm ngầm trong cõi đất này” [19, tr.138]. Sáu mươi
năm qua, từ khi Lửa thiêng ra đời các nhà nghiên cứu càng thấy rõ những
giá trị nổi bật của tập thơ cho dù đôi lúc bị ràng buộc bởi cái nhìn có phần
khắt khe của một giai đoạn lịch sử. Trong chuyên luận Thơ mới những bước
thăng trầm Lê Đình Kỵ đã nhấn mạnh nguồn mạch truyền thống chảy dào
dạt trong những vần thơ Lửa thiêng. Nhà thơ Trinh Đường trong tiểu luận
Huy Cận và Lửa thiêng hay trong bài Huy Cận, lửa vẫn còn thiêng của Trần
Mạnh Hảo đã cảm nhận sâu sắc nỗi buồn thương của Huy Cận về quê hương
đất nước về kiếp người đau khổ và lòng yêu đời tha thiết của thi nhân. Các ý
kiến này đều chỉ ra được lòng yêu đời, tình yêu Tiếng Việt và vẻ đẹp trong
trẻo của hồn thơ Huy Cận. Hà Minh Đức có tiểu luận đánh giá lại toàn bộ
hành trình thơ Huy Cận và khẳng định đóng góp của ông cho nền thơ Việt
Nam: “Lửa thiêng đã đặt Huy Cận ở vị trí hàng đầu của phong trào Thơ Mới
với một phong cách lãng mạn và trầm sâu, nhân hậu, chan chứa tình đời,
tình người...” [11, tr.27]. Ngoài ra khi nghiên cứu về tập thơ còn có những
bài viết hoặc tiểu luận nghiên cứu của Nguyễn Xuân Nam, Nguyễn Hoành
Khung, Nguyễn Đăng Mạnh, Mã Giang Lân…, một số chuyên luận của các
tác giả Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức…
Nhìn chung, các nhà nghiên cứu, nhà phê bình đều ít nhiều chỉ ra
những nét đặc sắc của tập thơ ở phương diện nội dung hay hình thức, nhưng
chưa có công trình nào đi sâu tìm hiểu về Lửa thiêng từ góc nhìn văn hóa.
Đó là khoảng trống để chúng tôi đi sâu nghiên cứu đề tài này.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài này là tìm hiểu những nét đặc sắc về
tập thơ Lửa thiêng của Huy Cận dưới dóc nhìn văn hóa. Từ đó để thấy được
những đóng góp quý báu của ông đối với nền văn học nước nhà, đồng thời
3
khẳng định một hướng tiếp cận có hiệu quả trong nghiên cứu và thưởng thức
văn học.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu tập thơ Lửa thiêng của Huy Cận dưới góc nhìn văn hóa trên
cả phương diện nội dung và hình thức thể hiện.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận khảo sát tập thơ Lửa thiêng của tác giả Huy Cận. Nhà xuất
bản Đời nay, 1940.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu tập thơ Lửa thiêng của Huy Cận từ góc nhìn văn
hóa. Tuy nhiên trong khuôn khổ khóa luận chúng tôi chỉ đi vào khảo sát được
một số phương diện văn hóa cụ thể như: Những trầm tích văn hóa với cảm
thức làng ấp iu mang hơi thở ca dao và cảm thức hoài cổ với hồn buồn Á
Đông, mạng lưới văn hóa tinh thần thời đại với nỗi sầu nhân thế, tình yêu
thiên nhiên, khát khao gắn bó với đời, với người của nhà thơ… và một số
phương diện nghệ thuật đặc trưng.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, khóa luận vận dụng một số phương pháp chính
sau đây:
- Phương pháp hệ thống
- Phương pháp so sánh - đối chiếu
- Phương pháp phân tích - tổng hợp
- Phương pháp liên ngành
7. Đóng góp của khóa luận
Khóa luận là công trình khoa học tìm hiểu một cách hệ thống về tập thơ
Lửa thiêng. Từ đó, thấy được đóng góp và vị trí của nhà thơ trong nền thi ca
Việt Nam và trong quá trình sáng tạo văn hóa dân tộc.
4
8. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính
của khóa luận được triển khai thành ba chương:
Chương 1. Giới thuyết chung
Chương 2. Cảm thức văn hóa trong Lửa thiêng của Huy Cận
Chương 3. Nghệ thuật biểu hiện cảm thức văn hóa trong Lửa thiêng của
Huy Cận
5
NỘI DUNG
Chƣơng 1
GIỚI THUYẾT CHUNG
1.1. Khái niệm văn hóa, văn học
1.1.1. Khái niệm văn hóa
Văn hóa không phải là hiện tượng tĩnh tại, bất biến để chúng ta có thể
dễ dàng nắm bắt được bản chất của nó. Đó là đối tượng luôn vận động, đã có
quá trình chuyển hóa trong lịch sử lâu dài của mỗi dân tộc và quốc tế, đồng
thời nó đang tiếp tục quá trình chuyển hóa ấy trong hiện tại và tương lai.
Có thể nói, cho đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, hàng trăm định
nghĩa về văn hóa nhưng vẫn chưa chọn được một định nghĩa cuối cùng. Theo
UNESCO, hiện nay trên thế giới có khoảng hơn 400 định nghĩa khác nhau về
văn hóa. Điều đó cho thấy việc xây dựng một định nghĩa khoa học, đầy đủ về
văn hóa là vô cùng khó khăn. Từ những góc độ và những cơ sở lý lẽ khác nhau,
mỗi nhà văn đều cố gắng đưa ra cho mình một định nghĩa khả thể.
Tổ chức văn hóa - giáo dục - khoa học của Liên hợp quốc (UNESCO)
định nghĩa về văn hóa như sau: “Trong ý nghĩa rộng nhất, văn hóa hôm nay
có thể coi là nhưng nét riêng biệt về tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm
quyết định tính cách của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội. Văn
hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản
của con người, những hệ thống giá trị, phong tục và tín ngưỡng. Văn hóa đem
lại cho con người khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hóa đã làm cho
chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê
phán và dấn thân một cách có đạo lý. Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể
hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình và một phương án chưa hoàn
thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt
những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên nhưng công trình mới mẻ, những công
trình vượt trội bản thân”.
6
Ở Việt Nam, đã có rất nhiều định nghĩa về “văn hóa”. Theo Trần Ngọc
Thêm “Văn hóa là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con
người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương
tác giữa con người tự nhiên và xã hội” [21, tr.10].
Từ những định nghĩa trên, có thể nhận ra nội hàm của khái niệm “văn
hóa” bao gồm bốn nội dung quan trong sau:
1/ Tất cả hành động có ý thức của con người tác động vào thế giới vật
chất và tinh thần hướng tới sự “hoàn thiện văn hóa” nhờ sự nỗ lực trí tuệ, học
tập, kỹ năng, ý muốn.
2/ Tất cả vật chất và tinh thần con người đạt được thông qua sự tương
tác với thực tiễn.
3/ Những hành động và thành tựu đó phải mang thuộc tính giá trị.
4/ Những hành động, thành tựu và giá trị kết tinh thành bản sắc, qua đó
nhận biết được đâu là dân tộc và nhân loại.
Như vậy, “văn hóa” là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do
con người sáng tạo nên trong quá trình hình thành và phát triển. Thông
thường, văn hóa được nói đến ở hai bộ phận: Văn hóa vật thể (công trình kiến
trúc, đền, miếu…) và văn hóa phi vật thể (văn học, nghệ thuật, phong tục tập
quán, tín ngưỡng, tôn giáo…) hay văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần.
1.1.2. Khái niệm văn học
Văn học là một loại hình sáng tác, tái hiện những vấn đề của đời
sống xã hội và con người. Phương thức sáng tạo của văn học được thông qua
sự hư cấu, cách thể hiện nội dung các đề tài được biểu hiện qua ngôn ngữ.
Khái niệm văn học đôi khi có nghĩa tương tự như khái niệm văn chương và
thường bị dùng lẫn lộn. Tuy nhiên, về mặt tổng quát, khái niệm văn học
thường có nghĩa rộng hơn khái niệm văn chương, văn chương thường chỉ
nhấn mạnh vào tính thẩm mĩ, sự sáng tạo của văn học về phương diện ngôn
7
ngữ, nghệ thuật ngôn từ. Văn chương dùng ngôn từ làm chất liệu để xây dựng
hình tượng, phản ánh và biểu hiện đời sống.
1.1.3. Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học
Văn học là sự ý thức văn hóa, “Văn học là nghệ thuật dùng ngôn ngữ
và hình tượng để thể hiện đời sống và xã hội con người” [21]. Bởi vậy, văn
học chẳng những là bộ phận của văn hóa, chịu sự chi phối ảnh hưởng trực tiếp
của văn hóa mà còn là một trong những phương tiện tồn tại và bảo lưu văn
hóa. Văn học chịu sự ảnh hưởng trực tiếp từ môi trường văn hóa thời đại và
truyền thống văn hóa độc đáo của một dân tộc, đồng thời thể hiện cả nội hàm
tâm lý độc đáo của một thời đại và một cộng đồng dân tộc.
Văn học, nghệ thuật cùng với triết học, chính trị, tôn giáo đạo đức,
phong tục… là những bộ phận hợp thành của toàn thể cấu trúc văn hóa. Nếu
văn hóa thể hiện quan niệm và cách ứng xử của con người trước thế giới, thì
văn học là hoạt động lưu trữ những thành quả đó một cách sinh động. Văn
học vừa thể hiện con đường tìm kiếm đó, vừa là nơi định hình những giá trị
nghệ thuật.
Xét trong mối quan hệ giữa văn học và văn hóa có thể thấy giữa văn
học và văn hóa là mối quan hệ hữu cơ, biện chứng. Điều đó được thể hiện khá
rõ ở trong các tác phẩm văn học, ta tìm thấy hình ảnh của văn hóa qua sự tiếp
nhận và tái hiện của nhà thơ. Đó là bức tranh văn hóa dân gian trong thơ Hồ
Xuân Hương (tục ngữ, câu đố, trò chơi…), là những vẻ đẹp văn hóa truyền
thống trong thơ của Tố Hữu, là những hình ảnh làng quê gần gũi trong thơ
của Nguyễn Đình Thi…
Đối với tác phẩm văn học, nội hàm văn hóa là một mặt bao hàm trong
những nhân tố của nội dung, mặt khác thể hiện một loại tiềm ẩn vô thức văn
hóa trong hình thức ngôn ngữ văn bản. Văn hóa tác động đến văn học không
chỉ ở đề tài mà nó còn chi phối đến cách thể hiện chủ đề, cách xây dựng nhân
8
vật, sử dụng thủ pháp nghệ thuật… trong quá trình sáng tác. Một nền văn hóa
cởi mở mới tạo điều kiện thuận lợi cho văn học phát triển.
Nếu văn hóa chi phối hoạt động và sự phát triển của văn học thì ngược
lại văn học cũng tác động đến sự phát triển văn hóa. Văn hóa không bao giờ
là hiện tương thuần nhất. Giữa văn học và văn hóa có mối quan hệ mật thiết
hữu cơ với nhau nên việc tìm hiểu văn học dưới góc nhìn văn hóa là một
hướng đi cần thiết và có triển vọng. Cùng với những cách tiếp nhận văn học
bằng xã hội học, mỹ học, thi pháp học… thì cách tiếp cận văn học dưới góc
nhìn văn hóa giúp chúng ta lý giải trọn vẹn hơn tác phẩm nghệ thuật với hệ
thống mã văn hóa được bao hàm bên trong nó. Những yếu tố văn hóa liên
quan đến thiên nhiên, địa lý, lịch sử, phong tục, tập quán… có thể được vận
dụng để cắt nghĩa những phương diện nội dung và hình thức của tác phẩm.
Nó cũng góp phần lý giải tâm lý sáng tác, thị hiếu độc giả và con đường phát
triển nói chung của dân tộc.
Cách tiếp cận văn hóa như vậy thực chất là đặt văn học trong không
gian văn hóa với những đặc trưng của nó để thâm nhập vào thế giới sáng tạo
của nhà văn. Có thể nói, nhà văn đích thực là nhà hoạt động văn hóa, tác
phẩm văn học là một sản phẩm văn hóa và người đọc là một người thụ hưởng
văn hóa.
1.2. Huy Cận và quá trình kiến tạo những giá trị văn hóa
1.2.1. Tác giả Huy Cận và quá trính sáng tác
Huy Cận tên đầy đủ là Cù Huy Cận sinh ngày 31/5/1919 tại làng Ân
Phú, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh (nay là huyện Ðức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh).
Phẩm chất thi sĩ của ông phần nào đã ươm mầm từ nhỏ. Quê hương và gia
đình đã trở thành môi trường thuận lợi nuôi dưỡng tình yêu và lòng đam mê
nghệ thuật của cậu bé. Nhà thơ kể: “Bố tôi rất mê văn chương, thuộc Kiều
kình khủng và hay bình Kiều. Ban đêm ông thường nằm nhà ngoài một mình
9
rồi đọc kiều sang sảng, rồi tự bình như giảng cho ai vậy. Hàng xóm đều lắng
tai nghe. Mẹ tôi cũng nghe…”; “Còn làng tôi thì yêu văn nghệ vô cùng…”.
Lần giở lại tiểu sử của Huy Cận, có thể thấy bên cạnh môi trường văn hóa,
thiên nhiên cũng có vai trò quan trọng liên quan đến thể tạng nhà thơ sau này.
Ấy là miền sơn cước âm u đất Hà Tĩnh và cái mênh mang tĩnh lặng của xứ
Huế, nơi Huy Cận theo học từ khi mới lên bảy cho đến tú tài toàn phần. Tất cả
ăn sâu vào tiềm thức nhà thơ, kết thành một ám ảnh sáng tạo trong thế giới
Huy Cận về sau. Cảm quan vũ trụ trong thơ Huy Cận chắc hẳn có dây mơ rễ
má với những yếu tố địa văn hóa này. Hướng về vũ trụ mà vẫn không nguôi
khắc khoải về cõi thế, không thôi suy tưởng về lẽ đời, ấy là cái mạch nguồn
thống nhất trong thế giới nghệ thuật của Huy Cận.
Có thể nói hồn thơ Huy Cận thành hình và được vun đắp bởi truyền
thống văn hóa của gia đình, quê hương.
Tôi sinh ra ở miền sơn cước,
Có núi làm xương cốt tháng ngày.
Ðất bãi tơi làm da thịt mát,
Gió sông như những mảnh hồn bay.
Học chữ Hán với bố và học đến lớp tư ở quê. Từ lớp năm đến hết tú tài
toàn phần: học ở Huế. Kết bạn với Xuân Diệu từ 1936. Năm 1939, ra Hà Nội
học Cao Ðẳng Nông Lâm. Từ 1941, vừa học vừa tham gia mặt trận Việt
Minh. Cách mạng tháng Tám thành công, giữ chức Bộ trưởng Canh Nông
trong chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Từ năm 1946
đến nay ông giữ nhiều chức vụ: Thứ trưởng Bộ Canh Nông, Thứ trưởng Bộ
Kinh Tế… Hiện nay, Huy Cận là Phó chủ tịch Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp
các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam.
Ngoài những hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa trong nước, Huy Cận
còn là nhà hoạt động quốc tế năng động với nhiều đóng góp lớn. Ông qua đời
ngày 19/02/2005.
10
Huy Cận bắt đầu sáng tác từ năm 1936 bằng những bài bình luận văn
học đăng trên các báo Tràng An, Sông Hương với bút danh Hán Quỳ. Từ
1938, Huy Cận có thơ trên báo Ngày nay. Trong suốt quá trình sáng tạo và
hoạt động cách mạng của mình, ông đã cho ra đời nhiều tác phẩm nổi tiếng nó
có giá trị văn hóa, văn học sâu sắc.
Trước 1945: Lửa thiêng (1940), Vũ trụ ca (1942), Kinh cầu tự
(văn xuôi triết lý, 1942).
Sau 1945: Trời mỗi ngày lại sáng (1958), Ðất nở hoa (1960), Bài thơ
cuộc đời (1963), Hai bàn tay em (1967), Những năm sáu mươi (1968), Cô gái
Mèo (1972), Chiến trường gần đến chiến trường xa (1973), Ngày hằng sống,
ngày hằng thơ (1975), Hạt lại gieo (1984), Tuyển tập (1986).
1.2.2. Tập thơ Lửa thiêng nhìn từ không gian văn hóa thời đại
Văn hóa là môi trường sống của con người về mặt tinh thần và vật chất.
Sức sống của một nền văn hóa trong thời đại ngày nay chính là ở chỗ nó đang
chấp nhận cộng sinh văn hóa, tiếp biến văn hóa. Sự cộng sinh tiếp biến văn
hóa để đi đến giao thoa, hội nhập theo xu hướng toàn cầu hóa. Văn học góp
phần bảo lưu và sáng tạo văn hóa. Thơ mới nói chung và tập Lửa thiêng nói
riêng có vị trí quan trọng trong quá trình hiện đại hóa nền văn học dân tộc.
Nghiên cứu tập Lửa thiêng dưới góc nhìn văn hóa làm giàu có thêm sự độc
đáo của nền văn hóa dân tộc.
Tập thơ đầu tay Lửa thiêng ra mắt độc giả vào tháng 11-1940, Ðây là
thời gian Huy Cận cùng sống với Xuân Diệu tại số 40 Hàng Than - Hà Nội.
Tập thơ gồm 50 bài, một số đã đăng báo, Lửa thiêng nhanh chóng được độc
giả đón nhận. Chính ngọn lửa thiêng thắm đượm tình người, tình đời đã giúp
Huy Cận có được vị trí tiêu biểu trong làng Thơ mới khi đang ở giai đoạn cực
thịnh của nó. Thơ mới nói chung và tập Lửa thiêng nói riêng xuất hiện trong
hoàn cảnh đặc biệt của dân tộc, và phát triển như một hiện tượng lạ. Đây là
11
minh chứng cho sự phát triển văn hóa dân tộc. Vậy hiện tượng này được lý
giải như thế nào? Phải chăng đó chính là sức sống của một nền văn hóa dân
tộc tiềm ẩn trước đó đã đến lúc phải vươn dậy để khẳng định mình. Đất nước
như đang cựa mình, muốn khoác cho mình một chiếc áo mới. Sức sống mới
về mặt tinh thần, văn hóa dân tộc như đang trỗi dậy. Dân tộc đã làm nên
những cuộc cải cách mới: phong trào duy tân hội, phong trào chấn hưng văn
hóa. Mọi người dân thực hiện việc học chữ quốc ngữ, thay đổi cách ăn, thay
đổi đầu tóc, cuộc sống, tâm trạng của họ cũng biến chuyển. Đây chính là quá
trình phục hồi và phát triển những giá trị văn hóa truyền thống. Những giá trị
mới ra đời trên tất cả các lĩnh vực. Trong đó, văn học nghệ thuật đã thực sự
bước vào quá trình hiện đại hóa. Đó là sự khẳng định sức sống của văn hóa
dân tộc. Thơ Huy Cận cũng không nằm ngoài sự giao thoa Đông - Tây, góp
phần khẳng định truyền thống vững bền và sức sống mới của dân tộc đang
hòa nhập vào nhau tạo nên một dáng vẻ mới cho xã hội.
Khi nghiên cứu thơ Huy Cận, không phải chỉ nói đến các yếu tố như
kết cấu, thể loại, ngôn từ, giọng điệu, không gian nghệ thuật một cách thuần
túy mà cần xem xét nó như là một biểu hiện phong phú và đa dạng của nền
văn hóa dân tộc. Bởi trong văn hóa Việt Nam có cả văn hóa nhân loại. Đó là
triết học cổ Trung Hoa, Phật giáo Ấn Độ, tinh thần lịch lãm của văn hóa
Pháp… Thơ Huy Cận thấm đẫm tinh thần nhân văn của văn hóa Việt Nam.
Tập thơ Lửa thiêng trước hết là tiếng lòng của một thanh niên (21 tuổi)
đang thể hiện niềm vui, nỗi buồn của chính mình. Như đa số Thơ mới, tập thơ
lấy tuổi trẻ và tình yêu làm đề tài chủ yếu. Nhưng giữa lúc độc giả đã quá
quen thuộc với giọng nỉ non, sầu não trong Thơ mới thì những cung bậc tình
yêu dễ thương ở lứa tuổi học trò, lứa tuổi còn nhiều e ấp vẩn vơ, chưa nhuốm
mùi nhục cảm - có sức hấp dẫn mới lạ. Tình yêu thiên nhiên, sự khát khao
giao cảm với đời, với người hay những vẻ đẹp văn hóa dân tộc có sức lôi
12
cuốn bạn đọc một cách mạnh mẽ. Dù nói ở những góc độ, những khía cạnh
nào thì giá trị nội dung văn hóa trong văn học và những giá trị tinh thần văn
hóa của tập thơ vẫn không bị mất đi mà ngược lại nó càng làm thêm nét nổi
bật trong thơ ông.
13
Chƣơng 2
CẢM THỨC VĂN HÓA TRONG LỬA THIÊNG CỦA HUY CẬN
2.1. Những trầm tích văn hóa trong Lửa thiêng
2.2.1. Cảm thức làng ấp iu, nồng đượm mang hơi thở ca dao
Vẻ đẹp văn hóa được thể hiện từ những hình ảnh làng quê, những con
sông, những con đường ngõ xóm, nỗi nhớ về cội nguồn dân tộc hay những nét
sinh hoạt cổ xưa. Tất cả điều đó đã được nhiều tác giả từ cổ đến kim đưa vào
những trang thơ văn của mình. Ngay từ thủa mới khai sinh, ca dao Việt Nam
đã mang đượm những truyền thống, những phong tục tập quán với sắc thái
văn hóa của dân tộc Việt.
Đêm khuya thiếp mới hỏi chàng
Cau xanh ăn với trầu vàng xứng chăng?
Trầu vàng nhá với cau xanh
Duyên em sánh với tình anh tuyệt vời.
(Ca dao)
Thể thơ lục bát đặc trưng cho thể thơ truyền thống dân tộc Việt Nam,
cùng với những hình ảnh “trầu - cau”, cách xưng hô quen thuộc trong ca dao
“chàng - thiếp”, ngôn ngữ gần gũi, giống với lời ăn tiếng nói hàng ngày.
Trong ca dao hình ảnh làng quê thân thuộc hiện lên một cách thấp
thoáng, hữu tình qua những vần thơ dân dã, mộc mạc đáng yêu. Con người
Việt Nam, người dân cần cù lao động, tự hào và yêu tha thiết làng quê yêu
dấu. Suốt một đời gắn bó với quê hương. Họ đã nghĩ về nơi chôn rau cắt rốn
của mình bằng những vần thơ đẹp nhất:
Làng ta phong cảnh hữu tình
Dân cư giang khúc như hình con long.
Nhờ trời hạ kế sang đông,
Làm nghề cày cấy vun trồng tốt tươi.
(Làng ta phong cảnh hữu tình)
14
Hai tiếng “làng ta” cất lên nghe tha thiết và bồi hồi, phong cảnh làng ta
“hữu tình” nên thơ. Làng ta có giếng nước, sân đình, có mái trường, con
đường đi học và tình bạn tuổi thơ. Niềm vui, nỗi buồn, tình thương nỗi nhớ
của mỗi chúng ta đều gắn bó với làng quê yêu dấu với những con người cần
cù chịu thương chịu khó.
Hình ảnh làng quê với với lời ăn tiếng nói gần gũi, giản dị cũng được
nhiều tác giả trung đại nhắc đến trong các thi phẩm của mình.
Đã bấy lâu nay bác tới nhà,
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu, nước cả khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà…
(Bạn đến chơi nhà - Nguyễn Khuyến)
Qua thơ Nguyễn Khuyến ta thấy rằng tuy cuộc sống nông thôn thiếu
thốn đủ bề nhưng sự đầm ấm, chân tình luôn chất đầy không bao giờ vơi cạn.
Hình ảnh trong thơ gần gũi, ngôn ngữ dùng từ ngữ đời thường, giản dị, dễ
học, dễ hiểu gần gũi với người dân lao động.
Đến với Thơ mới, họ cũng dành những tình cảm đáng trân trọng với
làng quê được viết lên bằng những vần thơ trong trẻo đến kì diệu. Thơ
Nguyễn Bính có cái vẻ mộc mạc của những câu hát đồng quê. Nguyễn Đình
Thư cũng chịu ảnh hưởng của ca dao, nhưng lại mượn ca dao ở cái vẻ tình
tứ… Bên cạnh đó, hình ảnh làng quê với con cò, dòng sông, giếng nước, gốc
đa, mái đình… được các nhà Thơ mới đưa vào các thi phẩm của mình một
cách gần gũi, nhẹ nhàng, tha thiết:
Hôm qua em đi tỉnh về
Đợi em ở mãi con đê đầu làng
Khăn nhung quần lính rộn ràng
Áo cài khuy bấm em làm khổ tôi!
(Chân quê - Nguyễn Bính)
15
Trong Chân quê, Nguyễn Bính - nhà thơ của hương đồng gió nội đã vẽ
lên một bức tranh quê chân thực, gần gũi với tình cảm đắm thắm của những
con người Việt Nam.
Thơ Nguyễn Bính thì vậy, với nhà thơ Huy Cận thì sao? Huy Cận được
coi là một hiện tượng lạ trong phong trào Thơ mới, hình ảnh làng quê hiện lên
trong tập thơ Lửa thiêng vừa mộc mạc, đơn sơ song cũng đầy thi vị.
Đường trong làng: hoa dại với mùi rơm…
Người cùng tôi đi dạo giữa đường thơm,
Lòng giắt sẵn ít hương hoa tưởng tương.
[…] Một buổi trưa không biết ở thời nào,
Như buổi trưa nhè nhẹ trong ca dao,
Có cu gáy, có bướm vàng nữa chứ,
[…] Cả không gian hồn hậu rất thơm tho;
Gió hương đưa mùi, dìu dịu phất phơ…
(Đi giữa đường thơm)
Mở đầu bài thơ, tác giả đã cho ta cảm nhận được hương vị với mùi thơm
của làng quê, hương đồng gió nội. Phải là người thực sự yêu quê hương đất
nước thì mới cảm nhận được mùi thơm của cỏ cây, rơm rạ. Những câu văn
trong bài thơ cho ta thấy rõ cảm thức làng ấp iu mang hơi thở ca dao trong thơ
ông, với hình ảnh “bóng tre”, “bóng phượng”, “khóm trúc” hay tiếng “cu gáy”,
“bướm vàng”. Đi giữa đường thơm, giữa lòng thời đại, nhưng bao trùm không
gian, thời gian được tắm trong sự hồn hậu, thơm tho tự thủa nào. Đến với thơ
Huy Cận dường như ta được trở về với làng quê, với tuổi thơ nhiều mơ mộng.
Bao trùm tập thơ Lửa thiêng là nỗi buồn sầu của nhà thơ trước hiện
thực đất nước, bên cạnh đó vẫn còn những vần thơ trong sáng viết về quê
hương một cách gần gũi, thân thương. Trong 50 bài thơ, có nhiều bài viết về
hình ảnh làng quê với mùi thơm kì lạ với hình ảnh con cò, khóm trúc, thuyền
16
và bến. Tập thơ là tiếng lòng của nhà thơ muốn gửi gắm vào đó những tâm tư
thầm kín, niềm vui, nỗi buồn và tình yêu quê hương sâu sắc.
Thơ của ông xuất hiện nhiều hình ảnh con thuyền - bến nước. Một vẻ
đẹp cổ điển mà hết sức bình dị thôn quê, vẫn toát lên được hình ảnh vẻ đẹp
làng quê, gợi nhớ nét đẹp cội nguồn dân tộc, những nét sinh hoạt cổ xưa.
Buồn gieo theo gió ven hồ,
Đèo cao quán chặt, bến đò lau thưa.
Đồn xa quằn quại bóng cờ,
Phất phơ buồn tự thủa xưa thổi về.
Ngàn năm sực tỉnh lê thê
Trên thành son nhạt - chiều tê cúi đầu…
(Chiều xưa)
Nhịp thơ chậm rãi, diễn tả được mạch sầu thiên cổ thổi về. Nét bút
chấm phá kiểu thi họa phương Đông của Huy Cận đã dựng lại được một chiều
xưa biên ải. Có đồn xa, bóng cờ. Những lũy thành xưa thật hiu hắt. Hai chữ
“sực tỉnh” thực ra là sự gắn nỗi hai khoảng không gian - thời gian xưa và nay.
Xưa đang quằn quại, nay quá lê thê. Đó là một trong những nét văn hóa dân
tộc ở thơ Huy Cận. Thơ ông chịu ảnh hưởng nhiều của thơ ca phương Tây,
đặc biệt là thơ ca Pháp, nhưng cội nguồn của nó vẫn là từ làng quê, đất nước
Việt Nam.
Trong tập Lửa thiêng, tác giả đã nhắc đến rất nhiều hình ảnh gần gũi
với làng quê, xuất hiện nhiều trong ca dao dân ca. Hình ảnh “con cò” là một
hình ảnh biểu tượng, nếu trong ca dao, khi nhắc đến con cò là người ta thường
nhắc đến thân phận người phụ nữ bất hạnh: Con cò mà đi ăn đêm/ Đậu phải
cành mềm lộn cổ xuống ao… Nhưng với thơ Huy Cận lại khác, hình ảnh con
cò được xuất hiện nhiều trong thơ ông, vẫn là một hình ảnh quen thuộc trong
ca dao nhưng ở một không gian mới.
17
Này lúc bên đường bóng đứng trưa,
Thuyền em qua thác sóng xô lùa.
Sông êm, bãi cát con cò đứng:
Khỏi vực, lòng em hết sợ chưa?
(Em về nhà)
Những hình ảnh thuyền, sóng, sông, bãi cát, con cò… là những hình
ảnh quen thuộc khi viết về làng quê Việt Nam. Chỉ có ở những nơi vùng quê
đồng bằng chiêm trũng thì ta mới có thể cảm nhận được từng vẻ đẹp của hình
ảnh làng quê thân thương.
Bên cạnh hình ảnh làng quê với thuyền, sông, nước… ở thơ Huy Cận còn
xuất hiện một hình ảnh độc đáo và lạ. Đó là tiếng gà gáy ban trưa, tiếng gà gáy
sớm mai. Chỉ có ở quê, ta mới nghe thấy tiếng gà gáy như vậy. Điều đó chứng tỏ
nhà thơ là người rất yêu quê hương, luôn gắn bó với làng quê của mình.
Tỉnh dậy lòng ơi, ê chề hãy tỉnh!
Gà gáy mai đem sức lại cho đời.
(Vỗ về)
Hay:
Tới ngã ba sông, nước bốn bề.
Nửa chiều gà lạ gáy bên đê.
Làng xa lặng lẽ sau tre trúc;
Bến cũ thuyền em sắp ghé về.
(Em về nhà)
Dù đi đâu về đâu nhưng điểm cuối cùng ta trở về đó vẫn là làng quê,
nơi ta được sinh ra. Hình ảnh làng quê ấy được nhà văn miêu tả rất tỉ mỉ, làng
xa thấp thoáng sau những hàng tre trúc. Hình ảnh hàng tre, khóm trúc là hình
ảnh gần gũi với làng quê, biểu tượng cho sức mạnh, tinh thần đoàn kết của
người dân Việt Nam.
18
Như vậy, trong tập Lửa thiêng, bên cạnh những vần thơ ảo não, buồn,
cô đơn, ở đó xuất hiện nhiều hình ảnh làng quê hồn hậu, vui tươi, giản dị mà
gần gũi thân thương. Đó là những vẻ đẹp văn hóa dân tộc. Vẻ đẹp ấy được tác
giả khắc sâu trong nhiều bài thơ với những chi tiết gần gũi, thân thuộc gợi lên
nỗi nhớ về cội nguồn, những nét sinh hoạt cổ xưa của dân tộc.
2.1.2. Cảm thức hoài cổ với hồn buồn Á Đông
“Buồn” là một trạng tâm lý tình cảm của con người, đối lập với “vui”.
Nỗi buồn trong thơ Huy Cận cũng không nằm ngoài trạng thái tâm lý đó. Nhà
thơ buồn vì không gian, vì cảnh vật thiên nhiên, vì đất nước đang gặp hoàn
cảnh đặc biệt mà ở đó các thi nhân chưa tìm ra được lối thoát cho riêng mình.
Thơ mới xuất hiện trong hoàn cảnh đặc biệt của dân tộc, nó đã phát triển như
một hiện tượng lạ. Đây là một minh chứng cho sự phát triển của văn hóa dân
tộc. Vậy hiện tượng ấy được lý giải như thế nào? Phải chăng đó chính là sức
sống của một nền văn hóa dân tộc tiềm ần trước đó đã đến lúc phải vươn dậy
để khẳng định mình. Đất nước như đang cựa mình, muốn khoác cho mình một
chiếc áo mới. Sức sống mới về mặt tinh thần, văn hóa dân tộc như đang trỗi
dậy. Đây chính là quá trình phục hồi và thay đổi những giá trị văn hóa cũ.
Những giá trị văn hóa mới ra đời trên tất cả các lĩnh vực. Trong đó văn học
nghệ thuật thực sự bước vào quá trình hiện đại hóa. Đó là sự khẳng định sức
sống của văn hóa dân tộc. Thơ mới cũng không nằm ngoài sự giao thoa văn
hóa Đông Tây. Thơ mới là kết quả của sự kết hợp giữa văn hóa truyền thống
dân tộc và văn hóa phương Tây.
Xuất hiện trong hoàn cảnh như vậy nên Thơ mới đã kết tinh được
nhiều giá trị văn hóa truyền thống, tinh hoa văn hóa nhân loại. Bên cạnh việc
hấp thụ những giá trị văn hóa phương Tây, văn minh phương Đông cũng ăn
sâu vào tâm thức Việt Nam, “trong cái gen của họ, văn minh phương Đông đã
trở thành máu thịt, từ cha ông truyền lại” (Ngô Văn Phú) dễ hiểu vì sao Thơ
19