Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

SKKN sử dụng bài tập trắc nghiệm trong kiểm tra đánh giá môn ngữ văn 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (759.12 KB, 25 trang )

---------------------------

Ng­êi viÕt :



1


Phần I: Lí do chọn đề tài
- Một vấn đề sôi động trong thực tiễn và lí luận sư phạm hiện nay là vấn
đề nghiên cứu ứng dụng các phương pháp đánh giá, kiểm tra quá trình và kết quả
dạy - học một cách khách quan, chính xác và nhanh chóng. Việc kiểm tra - đánh
giá không chỉ đơn thuần chú trọng vào kết quả học tập của học sinh mà còn có
vai trò to lớn hơn trong việc thúc đẩy động cơ, thái độ tích cực học tập của người
học, hoàn thiện quá trình dạy học và kiểm chứng chất lượng- hiệu quả giờ học
cũng như trình độ nghề nghiệp của giáo viên.
- Các hình thức kiểm tra truyền thống nặng về đánh giá khả năng ghi nhớ,
trình bày lại những nội dung là người thầy truyền thụ như kiểm tra vấn đáp bài
học cũ, kiểm tra viết trong thời gian ngắn hoặc dài theo chương, mục bài giảng...
đã và đang bộc lộ nhiều hạn chế trong việc nâng cao tính tích cực học tập và khả
năng vận dụng linh hoạt sáng tạo các kiến thức kĩ năng của người học trong
các tình huống đa dạng.
- Để khắc phục các hạn chế trên, song song với việc đổi mới SGK, đổi mới
phương pháp và phương tiện dạy học, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã đặt ra yêu cầu
đổi mới trong kiểm tra- đánh giá đặc biệt khuyến khích cách ra đề theo những
đổi mới về hình thức đánh giá như kiểu kiểm tra bằng trắc nghiệm khách quan,
mỗi đề kiểm tra bao gồm nhiều câu hỏi nhằm hướng vào nhiều mảng kiến thức
kĩ năng mà học sinh đã được học.
- Thực tế, trong một vài năm học gần đây, việc đưa bài tập trắc nghiệm
vào kiểm tra đánh giá trong nhà trường phổ thông đã và đang được giáo viên các


trường nhiệt tình hưởng ứng. Đặc biệt trong năm học này, việc đưa trắc nghiệm
khách quan vào các bài kiểm tra đánh giá đã mang tính chất bắt buộc. Với môn
Ngữ văn, lượng bài tập trắc nghiệm trong mỗi đề bài kiểm tra được quy định tối
thiểu là 30%- 40%.
- Kiểm tra đánh giá bằng hình thức trắc nghiệm có một số ưu điểm mà
đánh giá bằng tự luận không có được:
+ Thời gian kiểm tra ngắn (1, 2, 5 phút);
+ Đối tượng học sinh được đánh giá nhiều;
2


+ Nội dung kiểm tra đa dạng phong phú, yêu cầu học sinh hiểu và vận
dụng là chủ yếu, tạo cơ hội bộc lộ cá tính, sự sáng tạo chủ động cho học sinh;
+ Hình thức kiểm tra gọn nhẹ, dễ chấm;
+ Đặc biệt khách quan hoá được kết quả bài làm của học sinh, hạn chế
được tính chủ quan của người chấm.
- Trong quá trình giảng dạy môn Ngữ văn 6, tôi rất tâm đắc với việc sử
dụng bài tập trắc nghiệm trong kiểm tra - đánh giá học sinh. Theo tôi, đó là một
hình thức kiểm tra giúp học sinh nắm kiến thức toàn diện, chắc chắn tránh được
tình trạng học lệch, học tủ. Hình thức kiểm tra này cũng rèn cho học sinh kĩ năng
đọc - xử lí thông tin - lựa chọn phương án trả lời một cách nhanh chóng.

3


Phần II: Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

1. Các yêu cầu làm trắc nghiệm:
- Trắc nghiệm kiểm tra đánh giá là một bộ phận cấu thành nội dung của
quá trình đào tạo nói chung và bài giảng nói riêng.

- Trắc nghiệm kiểm tra đánh giá được thực hiện liên tục thường xuyên
trước, trong và kết thúc quá trình dạy- học hay bài giảng.
- Trắc nghiệm kiểm tra đánh giá mang tính tự thực hiện việc kiểm trađánh giá và tự điều chỉnh quá trình học tập của người học.
- Trắc nghiệm kiểm tra đánh giá hướng tới việc khuyến khích và giúp
người học củng cố, nắm vững nội dung học tập, tự đánh giá kết quả học tập.
- Trắc nghiệm kiểm tra đánh giá mang tính đơn mục tiêu. Mỗi một trắc
nghiệm kiểm tra đánh giá chỉ nhằm xác định được mức độ nhận thức (kiểu kiến
thức hoặc mức độ hình thành kỹ năng) với một nội dung cụ thể.
- Kết quả trắc nghiệm là nguồn thông tin phản hồi để đánh giá, nhận xét
điều chỉnh hoàn thiện hoạt động dạy học.
2. Các nguyên tắc và căn cứ để thiết kế trắc nghiệm:
- Việc lựa chọn kiểu, loại dạng trắc nghiệm và độ khó của nó phụ thuộc
vào mục tiêu học tập của từng bài học, phần học; vào quỹ thời gian để đánh giá;
vào tính chất, đặc điểm nội dung học tập vào trình độ và năng lực của chính giáo
viên và học sinh.
- Thiết kế trắc nghiệm để đánh giá mức độ đạt được của người học về kiến
thức, kỹ năng và thái độ có thể theo thang phân loại sau:
+ Biết
+ Hiểu
+ Vận dụng
+ Phân tích/ tổng hợp
+ Đánh giá
+ Sáng tạo
4


3. Quy trình thiết kế và thử nghiệm bài kiểm tra trắc nghiệm:

Lựa chọn loại trắc nghiệm Thiết kế câu hỏi trắc nghiệm


- Thiết kế cấu trúc và nội dung trắc nghiệm
- Xác định và phân bổ thang điểm đánh giá, thời gian
trắc nghiệm

Thử nghiệm và đánh giá sơ bộ giá trị tin cậy, độ khó của trắc nghiệm.

5


4. Các dạng bài tập trắc nghiệm thường sử dụng:
- Dạng lựa chọn: chọn một đáp án đúng nhất trong các đáp án.
- Hình thức trắc nghiệm đúng sai.
- Đánh dấu vào các ô trống cần thiết.
- Nối các cụm từ, các phần trái phải với nhau tạo nên phương án đúng.
- Lựa chọn và điền thêm vào chỗ trống.
Trong đó hình thức trắc nghiệm lựa chọn đáp án đúng nhất trong các
phương án được sử dụng thường xuyên thông dụng nhất.
5. Những lưu ý khi viết câu trắc nghiệm:
- Diễn đạt câu hỏi càng sáng sủa càng tốt và chú ý đến cấu trúc ngữ pháp.
- Chọn từ có nghĩa chính xác.
- Dùng những câu đơn giản. Thử nhiều cách đặt câu hỏi và chọn câu đơn
giản nhất.
- Tránh cung cấp những đầu mối dẫn đến câu trả lời. Thói quen xây dựng
câu trả lời đúng dài hơn các câu nhiễu cũng sẽ bị phát hiện.
- Tránh nêu nhiều hơn một ý tưởng độc lập trong một câu dẫn.
- Tránh những câu dập khuôn hay những câu trích dẫn từ sách giáo khoa vì
điều này khuyến khích học sinh học vẹt để tìm được câu trả lời đúng.
- Tránh những câu hỏi mang tính chất đánh lừa hay gài bẫy.
6. Lưu ý khi sử dụng bài tập trắc nghiệm vào kiểm tra - đánh giá môn Ngữ
Văn 6:

- Để sử dụng có hiệu quả bài tập trắc nghiệm trong kiểm tra đánh giá học
sinh cần phải có sẵn bài kiểm tra đã được đánh máy (hoặc phiếu học tập phát đến
tay từng học sinh).
- Để tránh học sinh có thể nhìn bài trong trong quá trình kiểm tra, đặc biệt
là những bài kiểm tra 15', hoặc 1 tiết, giáo viên có thể soạn 2 đề chẵn, lẻ.
- Với đặc trưng môn Ngữ Văn, kiểm tra bằng bài tập trắc nghiệm có hạn
chế là khó đánh giá được khả năng cảm thụ nghệ thuật, kĩ năng viết văn, diễn
đạt. Bởi vậy, cần sử dụng bài tập trắc nghiệm linh hoạt và có sự phối hợp với bài
tập tự luận để đánh giá toàn diện kiến thức, kĩ năng của học sinh.
6


1. Sử dụng bài tập trắc nghiệm để đánh giá năng lực Đọc hiểu và
cảm thụ văn bản:
Năng lực đọc hiểu văn bản thể hiện trình độ tiếp nhận và cảm thụ văn
học của học sinh. Trọng tâm của chương trình Ngữ văn 6 là văn bản tự sự
với các thể loại như: truyện dân gian (truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện
cười, truyện ngụ ngôn), truyện trung đại, truyện hiện đại, kí hiện đại. Bởi
vậy, việc xây dựng bài tập trắc nghiệm để đánh giá học sinh cần hướng
vào các nội dung sau:
- Cảm nhận và hiểu được ý nghĩa khái quát của văn bản;
- Nhận ra được các phương thức biểu đạt khác nhau và đặc điểm thể loại
của văn bản;
- Biết nhận ra các câu, đoạn văn hay, có nội dung sâu sắc và các từ, câu
then chốt trong các đoạn văn đó;
- Hiểu được vai trò tác dụng của các biện pháp tu từ để qua đó biết bình
giá một chi tiết nghệ thuật trong bài văn hoặc thơ;
- Nhận ra được thái độ, tình cảm và tư tưởng của tác giả.
Căn cứ vào những mục tiêu, yêu cầu trên, trong quá trình dạy các văn bản
và khi ôn tập sau mỗi cụm bài, tôi thường xuyên sử dụng bài tập trắc

nghiệm để củng cố kiến thức cho học sinh, giúp đánh giá được việc nắm
bài của học sinh trên lớp và để học sinh tự đánh giá việc nắm kiến thức
của bản thân, từ đó có thái độ học tập tích cực hơn.
Ví dụ1: Khi dạy văn bản "Sự tích Hồ Gươm", để kiểm tra việc học sinh
nắm bài trên lớp tôi đưa ra một hệ thống bài tập trắc nghiệm như sau:
1. Phương thức biểu đạt chính của truyện "Sự tích Hồ Gươm" là phương thức
nào?
A. Miêu tả

C. Biểu cảm

B. Tự sự

D. Miêu tả và tự sự
7


2. Chọn phương thức biểu đạt trên cho truyện vì sao?
A. Truyện trình bày diễn biến sự việc Lê Lợi mượn và trả thanh gươm báu;
B. Truyện tái hiện cảnh mượn và trả gươm báu của vua Lê Lợi;
C. Truyện bày tỏ tình cảm của tác giả trước sự việc Lê Lợi mượn và trả
thanh gươm báu;
D. Truyện bàn luận, đánh giá về việc Lê Lợi mượn và trả thanh gươm báu.
3. Tại sao chúng ta khẳng định "Sự tích Hồ gươm" là một truyền thuyết?
A. Truyện ghi chép lại hiện thực lịch sử cuộc kháng chiến chống quân
Minh;
B. Truyện kể về người anh hùng Lê Lợi;
C. Truyện sáng tạo lại hiện thực lịch sử về Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa
chống quân Minh bằng trí tưởng tượng dân gian;
D. Truyện kể về hoạt động của Lê Lợi và nghĩa quân trong quá trình khởi

nghĩa.
4. Ai là người cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần?
A. Long vương;
B. Long nữ;
C. Long quân;
D. Cả ba nhân vật trên đều sai.
5. Cách cho mượn gươm trong truyền thuyết có ý nghĩa gì?
A. Thể hiện tinh thần đoàn kết dân tộc của cuộc kháng chiến;
B. Thể hiện sự vất vả của Lê Lợi trong việc tìm vũ khí chiến đấu;
C. Đề cao sự phát triển nhanh chóng và chiến thắng vĩ đại của nghĩa quân;
D. Đề cao vai trò của những người có công giúp Lê Lợi chiến thắng.
6. Việc Lê Lợi trả lại gươm có ý nghĩa gì?
A. Mong muốn cuộc sống thanh bình cho đất nước;
B. Không muốn nợ nần;
C. Không cần đến thanh gươm nữa;
D. Lê Lợi đã tìm được chủ nhân đích thực của thanh gươm thần.
7. Dòng nào thể hiện rõ nhất ý nghĩa của truyện?
8


A. Ca ngợi tính chất chính nghĩa của khởi nghĩa Lam Sơn;
B. Thể hiện khát vọng hoà bình;
C. Giải thích tên gọi Hồ Gươm;
D. Cả 3 ý nghĩa trên.
Mục đích của bài tập: Kiểm tra kiến thức và kĩ năng đọc hiểu văn
bản của học sinh, kết hợp tích hợp với kiến thức về thể loại truyền
thuyết đã học ở Bài 1.
Đáp án:
Câu


1

2

3

4

5

6

7

Đáp án

B

A

C

C

C

A

D


Lưu ý:
- Bài tập trắc nghiệm trên có thể sử dụng trong thời gian luyện tập,
hoặc kiểm tra bài cũ. (7')
- Bài tập có thể dùng chung cho học sinh cả lớp.
- Bài tập nên in vào phiếu học tập và phát cho từng học sinh.
Ví dụ 2: Khi dạy văn bản "Đêm nay bác không ngủ", tôi có sử dụng bài
tập trắc nghiệm như sau:
1. Bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" của tác giả nào?
A. Tố Hữu
B. Tế Hanh
C. Minh Huệ
D. Viễn Phương
2. Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?
A. Trước Cách mạng tháng Tám;
B. Trong thời kì chống Pháp;
C. Trong thời kì chống Mĩ;
D. Khi đất nước hoà bình.
3. Bài thơ dùng phương thức biểu đạt nào?
9


A. Miêu tả
B. Tự sự
C. Biểu cảm
D. Biểu cảm kết hợp với tự sự và miêu tả.
4. Nhân vật trung tâm trong bài thơ là ai?
A. Anh đội viên;
B. Đoàn dân công;
C. Anh đội viên và Bác Hồ;
D. Bác Hồ.

5. Lí do nào khiến Bác không ngủ được?
A. Bác có quá nhiều việc phải lo nghĩ
B. Trời quá lạnh mà lều tranh xơ xác;
C. Bác thương cho dân công chiến sĩ và lo cho chiến dịch ngày mai;
D. Bác vốn là người ít ngủ.
6. Khổ thơ:
Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Bóng bác cao lồng lộng
ấm hơn ngọn lửa hồng
đã sử dụng biện pháp tu từ nào?
A. Nhân hoá
B. So sánh
C. Hoán dụ
D. ẩn dụ.
7. Ba câu thơ kết bài có ý nghĩa gì?
A. Đêm nay chỉ là một trong rất nhiều đêm không ngủ của Bác;
B. Cả cuộc đời Bác dành trọn vẹn cho dân, cho nước;
C. Đó chính là lẽ sống "nâng niu tất cả chỉ quên mình"
D. Gồm cả 3 ý (A, B, C)
10


Mục đích của bài tập: đánh giá việc đọc- hiểu văn bản của học sinh
kết hợp tích hợp với phần Tiếng Việt (biện pháp tu từ).
Đáp án:

Câu

1


2

3

4

5

6

7

Đáp án

C

B

D

D

C

B

D

Lưu ý:

- Bài tập sử dụng trong thời gian luyện tập hay kiểm tra bài cũ (7')
- Phát phiếu học tập cho học sinh
- Bài tập dùng chung cho các đối tượng học sinh trong lớp.
Ví dụ 3: Khi dạy xong cụm bài về truyện cổ tích, tôi có sử dụng bài tập
trắc nghiệm sau để kiểm tra - đánh giá học sinh:
1. Cho các từ: cuộc đời, ước mơ, niềm tin, li kì, hoang đường, mong muốn, công
bằng, bất công hãy chọn và điền chúng vào các chỗ trống thích hợp trong
đoạn văn sau:
Truyện cổ tích là truyện dân gian kể về (...) của một số kiểu nhân vật.
Truyện thường có yếu tố (...), thể hiện (...) của nhân dân về chiến thắng cuối
cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự (...) đối với sự (...).
2. Điểm khác nhau giữa truyện "Sọ Dừa" và truyện "Thạch Sanh" là gì?
A. Phương thức biểu đạt;
B. Chi tiết hoang đường;
C. Kết thúc có hậu;
D. Kiểu nhân vật trung tâm.
3. Em bé trong truyện "Em bé thông minh" là kiểu nhân vật nào?
A. Người có tài năng kì lạ;
B. Người bất hạnh;
C. Người dũng sĩ;
D. Người thông minh.
11


4. Các nhân vật Sọ Dừa, Thạch Sanh, Ông lão đánh cá có đặc điểm nào
chung?
A. Có nhiều tài lạ;
B. Thông minh, tài trí;
C. Hiền hậu, vị tha;
D. Khoẻ mạnh, dũng cảm.

5. Vì sao nhân vật Thạch Sanh hấp dẫn người đọc?
A. Chàng là người có nhiều vật lạ: niêu cơm, chiếc đàn;
B. Chàng được lấy công chúa và được làm vua;
C. Chàng là người hiền hậu, dũng cảm, vị tha, hành động vì nghĩa;
D. Chàng là người khoẻ mạnh, vô tư.
6. Chi tiết nào làm nên kết thúc có hậu của truyện "Sọ Dừa"?
A. Hai vợ chồng Sọ Dừa được đoàn tụ;
B. Sọ Dừa thi đỗ quan trạng;
C. Hai cô chị bỏ đi biệt xứ;
D. Cả 3 chi tiết trên.
7. Dòng nào nói đúng nhất mục đích của truyện "Em bé thông minh"?
A. Ca ngợi một em bé thông minh;
B. Đề cao trí của nhân dân qua nhân vật em bé;
C. Đả kích bọn vua quan ngốc nghếch để gây cười;
D. Ca ngợi tài dùng người của nhà vua.
8. Truyện "Cây bút thần" là truyện cổ tích của nước nào?
A. Việt Nam

C. Lào

B. Trung Quốc

D. Nga

9. Nhận định nào đúng nhất trong các nhận định sau:
A. "Ông lão đánh cá và con cá vàng" là một truyện cổ dân gian Nga;
B. "Ông lão đánh cá và con cá vàng" là một truyện tưởng tượng sáng tạo
đặc sắc của nhà văn Pu- skin;
12



C. "Ông lão đánh cá và con cá vàng" là một truyện cổ dân gian Nga, trong
đó người kể chuyên là nhà văn Pu-skin;
D. "Ông lão đánh cá và con cá vàng" là một truyện cổ dân gian Nga được
nhà văn Pu-skin viết lại.
Mục đích bài tập: kiểm tra kiến thức đọc - hiểu văn bản của học
sinh có tính hệ thống qua một cụm văn bản. Đánh giá khả năng so
sánh liên hệ giữa các văn bản.
Đáp án và biểu điểm :
- Câu 1: 2 điểm
- Các câu còn lại: 1 điểm
Câu

2

3

4

5

6

7

8

9

Đáp án


D

D

C

C

A

B

B

D

+ Câu 1: chọn điền các từ lần lượt như sau: cuộc đời; hoang đường;
niềm tin; công bằng; bất công.
Lưu ý:
- Sử dụng bài tập để kiểm tra 15'
- Bài tập có tính chất phân loại học sinh (câu 1: dành cho HS khá)
Tuy nhiên, việc sử dụng bài tập trắc nghiệm có nhược điểm là khó đánh
giá khả năng cảm thụ chi tiết nghệ thuật trong các văn bản, khó đánh giá
kĩ năng viết văn diễn đạt của học sinh. Bởi vậy, với những bài kiểm tra 45'
hoặc thi học kì, giáo viên nên bố cục đề kiểm tra theo 2 phần : trắc nghiệm
và tự luận, với khoảng 40% dành cho trắc nghiệm khách quan. Sau đây là
một đề bài kiểm tra Văn 45' mà tôi đã sử dụng:

13



Kiểm tra văn (Tiết 28)
I. Trắc nghiệm: (Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng
nhất) 4 điểm
Câu 1: Nhận định nào đúng về truyện cổ tích?
A. Truyện cổ tích là truyện dân gian kể về một số loại nhân vật: bất hạnh,
dũng sĩ, thông minh gắn với các sự kiện lịch sử, thể hiện khát vọng về
sự công bằng.
B. Truyện cổ tích là truyện dân gian kể về một số loại nhân vật: bất hạnh,
dũng sĩ, thông minh, thường có các yếu tố tưởng tượng, kì ảo thể hiện ước
mơ về sự chiến thắng của cái thiện với cái ác và khát vọng về sự công
bằng.
Câu 2: Nhóm truyện nào sau đây không cùng thể loại?
A. Bánh chưng, bánh giầy; Sơn Tinh, Thuỷ Tinh; Thánh Gióng;
B. Thầy bói xem voi; ếch ngồi đáy giếng; Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng;
C. Cây bút thần; Sọ Dừa; ông lão đánh cá và con cá vàng;
D. Sự tích Hồ Gươm; Em bé thông minh; Đeo nhạc cho mèo.
Câu 3: Nhân vật nào không phải là nhân vật chính trong truyện cổ tích?
A. Người bất hạnh.
B. Các vị thiên thần, Bụt, Tiên.
C. Dũng sĩ, người kì tài, thông minh.
D. Người ngốc nghếch, người xấu xí, người mang lốt vật.
Câu 4: Vì sao Thạch Sanh được coi là nhân vật người dũng sĩ?
A. Vì chàng dám sống một mình giữa rừng xanh.
B. Vì chàng có cây đàn kì diệu.
C. Vì chàng có niêu cơm ăn hết lại đầy.
D. Vì chàng là người dũng cảm theo quan niệm của nhân dân.
Câu 5: Hình ảnh niêu cơm Thạch Sanh có ý nghĩa gì?
14



A. ước mơ về sự no ấm.
B. Khát vọng chung sống hoà bình.
C. Ngợi ca báu vật của Thạch Sanh.
D. Cả 3 ý trên.
Câu 6: Tác giả dân gian kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh trong mối
quan hệ giữa đời sống trần thế với thế giới thần thánh nhằm mục đích gì?
A. Thể hiện ước mơ về sức mạnh thần kì để chiến thắng thiên nhiên.
B. Thoả mãn ước mơ có sức mạnh thần kì để chiến thắng giặc ngoại xâm.
C. Thoả mãn trí tưởng tượng lãng mạn, bay bổng nhưng cũng hết sức thực tế
của nhân dân ta trong cuộc sống.
D. Ca ngợi phẩm chất, tài năng nhân vật cũng như của chính nhân dân lao
động.
Câu 7: Kết thúc có hậu của truyện Thạch Sanh thể hiện qua chi tiết nào?
A. Thạch Sanh giết được chằn tinh.
B. Thạch Sanh cứu được công chúa.
C. Tiếng đàn của Thạch Sanh buộc quân sĩ 18 nước chư hầu xin hàng.
D. Thạch Sanh lấy công chúa và được làm vua.
Câu 8: Truyện Sọ Dừa và Thạch Sanh có chung chủ đề nào?
A. Phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp giữa người giàu với người nghèo;
B. Phản ánh cuộc đấu tranh chống cái ác;
C. Phản ánh cuộc đấu tranh chống thiên nhiên;
D. Phản ánh cuộc đấu tranh chống các thế lực hắc ám.
II. Tự luận:
1. Trình bày nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết Thánh Gióng. (2 điểm)
2. Nêu cảm nhận của em về chi tiết cây đàn thần trong truyện cổ tích
Thạch Sanh (4 điểm)
(Viết thành đoạn văn khoảng 7 câu)


15


2. Sử dụng bài tập trắc nghiệm để đánh giá năng lực hiểu biết và vận dụng
từ ngữ, ngữ pháp:
Bên cạnh năng lực đọc- hiểu văn bản, ở chương trình Ngữ Văn 6 học sinh
còn được rèn năng lực hiểu biết và vận dụng từ ngữ, ngữ pháp. Năng lực này
được thể hiện cụ thể ở chỗ:
- Nhận ra và sử dụng đúng cấu tạo của từ, nghĩa của từ, hiện tượng chuyển
nghĩa của từ, các từ loại Tiếng Việt (danh từ, động từ, tính từ, cụm danh từ, cụm
động từ, cụm tính từ...)
- Nhận diện và phân tích được vai trò, tác dụng của các biện pháp tu từ: so
sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ...
- Nắm và vận dụng được các kiểu câu : câu trần thuật đơn, câu trần thuật
đơn có từ "là" và không có từ "là", những lỗi về chủ ngữ, vị ngữ...
- Hiểu và vận dụng đúng quy tắc chính tả, tránh các lỗi về dùng từ...
Dựa trên những mục tiêu cần đạt trên, khi xây dựng bài tập trắc nghiệm để
kiểm tra đánh giá, giáo viên cần chú trọng việc đánh giá kĩ năng vận dụng, thực
hành của học sinh trên cơ sở tích hợp với các văn bản đã và đang được học.
Trong hoạt động kiểm tra đánh giá hàng ngày (kiểm tra bài cũ; kiểm tra
đánh giá kết quả làm việc trên lớp); cũng như kiểm tra đánh giá định kì (kiểm tra
45'), tôi đều rất chú trọng sử dụng bài tập trắc nghiệm hướng đến những yêu cầu
nêu trên:
Ví dụ 1: Khi dạy bài Nhân hoá, sau nội dung bài dạy, tôi sử dụng bài tập trắc
nghiệm sau để đánh giá kết quả làm việc trên lớp của học sinh:
1. Nối thông tin ở cột A với một thông tin ở cột B để được khái niệm đúng nhất
về biện pháp nhân hoá:
A

B


Nhân hoá là

1. Đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc
khác có nét tương đồng.
2. Gọi hoặc tả con vật, cây cối... bằng những từ ngữ
vốn dùng để gọi hoặc tả con người.
3. Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện
tượng khác có nét tương đồng.
16


2. Hình ảnh nào sau đây không phải là nhân hoá?
A. Cây dừa sải tay bơi
B. Cỏ gà rung tai nghe
C. Kiến hành quân đầy đường
D. Bố em đi cày về
3. Phép nhân hoá trong câu sau được tạo ra bằng cách nào?
"Dọc sông những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước"
A. Dùng từ vốn gọi người để gọi vật
B. Dùng những từ vốn chỉ tính chất của người để chỉ tính chất của vật
C. Dùng những từ vốn chỉ hành động của người để chỉ hành động của vật
D. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.
4. Tác dụng của phép nhân hoá trong câu văn trên như thế nào?
A. Làm cho thiên nhiên trở nên gần gũi với con người.
B. Biểu thị tình cảm của con người với thiên nhiên.
C. Gợi tả thiên nhiên cụ thể hơn.
D. Cả A, B, C đều sai.
Mục đích của bài tập:
- Câu 1,2: Kiểm tra kiến thức khái niệm nhân hoá: học sinh nắm được

nhân hoá là cách gọi tên sự vật, hiện tượng... bằng những từ ngữ vốn dùng để gọi
tên người.
- Câu 3: Kiểm tra về kiến thức các kiểu nhân hoá: học sinh nắm được đặc
điểm của 3 kiểu nhân hoá.
- Câu 4: Kiểm tra kiến thức về tác dụng của nhân hoá và khả năng vận
dụng phân tích giá trị của phép tu từ này.
Đáp án :
- Câu 1: D
- Câu 2: C
- Câu 3: A
Lưu ý:
- Thời gian làm bài tập 5'.
17


Ví dụ 2: Sau khi dạy xong về các từ loại Danh từ, Động từ, Tính từ, tôi sử
dụng bài tập trắc nghiệm sau để đánh giá hiểu biết và kĩ năng vận dụng, thực
hành của học sinh:
1. Hãy nối thông tin ở cột A với thông tin thích hợp ở cột B để có những định
nghĩa đúng về Danh từ, Động từ, Tính từ:
A
1. Danh từ

B
a) là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí
của sự vật trong không gian hoặc thời gian.

2. Động từ

b) là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm...


3. Tính từ

c) là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật.
d) là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành
động, trạng thái.

2. Cách phân loại Danh từ như sau đúng hay sai?
Danh từ được chia thành các loại lớn như sau:
- Danh từ chỉ đơn vị
- Danh từ chỉ sự vật
- Danh từ chung và danh từ riêng
A. Đúng

B. Sai

3. Dòng nào sau đây không phù hợp với đặc điểm của động từ?
A. Thường làm vị ngữ trong câu
B. Có khả năng kết hợp với : đã, đang, sẽ, cũng, vẫn, chớ ;
C. Khi làm chủ ngữ mất khả năng kết hợp với: đã, đang, sẽ, cũng, vẫn,
chớ;
D. Thường làm thành phần phụ trong câu.
4. Điểm khác nhau giữa Động từ và Tính từ là gì?
A. Có thể làm vị ngữ trong câu;
B. Có thể kết hợp với đã, đang, sẽ, cũng, vẫn;
C. Có khả năng kết hợp với hãy, chớ, đừng;
D. Cả A, B, C đều sai.
18



5. Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Hổ đực mừng rỡ đùa giỡn với con, còn hổ cái thì nằm phục xuống, dáng
mệt mỏi lắm. Rồi hổ đực quỳ xuống bên một gốc cây, lấy tay đào lên một cục
bạc.
a) Các động từ quỳ xuống, đào lên là loại động từ nào?
A. Chỉ hành động

B. Chỉ trạng thái

b) Đoạn văn trên có mấy cụm động từ?
A. Hai cụm;
B. Ba cụm;
C. Bốn cụm;
D. Năm cụm.
c) Từ "cục" trong cụm từ "một cục bạc" là loại từ gì?
A. Danh từ chỉ sự vật

C. Danh từ chung

B. Danh từ chỉ đơn vị

D. Danh từ riêng

d) Cụm từ "đào lên một cục bạc" thuộc loại cụm từ gì?
A. Cụm động từ

C. Cụm tính từ

B. Cụm danh từ


D. Cụm chủ- vị

Mục đích của bài tập:
- Giáo viên đánh giá năng lực hiểu biết và vận dụng kiến thức của học sinh về
Danh từ, Động từ, Tính từ và về các cụm từ đã học.
- Học sinh tự đánh giá việc nắm bài trên lớp của mình để có sự điều chỉnh
phù hợp.
Đáp án:
Câu

1

Đáp án 1-b; 2-c; 3-d

2

3

4

5a

5b

5c

5d

B


D

C

B

C

B

A

Lưu ý:
- Đề bài được sử dụng trong kiểm tra 15'
- Đề bài có tính phân loại học sinh (câu 3, 4 dành cho học sinh khá, giỏi)

19


Để đánh giá toàn diện kĩ năng hiểu và vận dụng từ ngữ, ngữ pháp của học
sinh, theo tôi vẫn cần đánh giá năng lực diễn đạt của học sinh trong một đoạn
văn cụ thể. Vì vậy, với bài kiểm tra 1 tiết, giáo viên vẫn cần sử dụng phối hợp bài
tập trắc nghiêm và bài tự luận. Sau đây là đề bài kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt mà tôi
đã soạn và sử dụng ở học kì I:

Đề bài kiểm tra Tiếng Việt. (45) I. Trắc nghiệm: (5 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.
1. Xét ở đặc điểm cấu tạo, các từ ăn, ngủ, học, sách, bàn, ghế thuộc loại nào?
A. Từ đơn
C. Từ láy

B. Từ phức
D. Từ ghép
2. Trong các câu sau, ở câu nào từ ănđược sử dụng với nghĩa gốc?
A. Mặt hàng này đang ăn khách
C. Cả nhà đang ăn cơm
B. Hai chiếc tàu lớn đang ăn than
D. Chị ấy rất ăn ảnh
3. Trong các từ sau, từ nào là từ thuần Việt?
A. Tập quán
C. Trang trại
B. Tục lệ
D. Thói quen
4. Câu nào sau đây mắc lỗi dùng lẫn lộn các từ gần âm?
A. Tiếng Việt có khả năng diễn đạt linh động mọi cung bậc tình cảm.
B. Đôi bàn tay của bác thợ dệt vải rất linh hoạt.
C. Giờ chơi, sân trường sôi động hẳn lên.
D. Chúng tôi đã thảo luận rất sôi nổi trong giờ học tiếng Việt.
5. Từ nào sau đây có thể điền vào chỗ trống trong câu: Bác ấy là một người
nói năng ( ) ?
A. Nhỏ nhoi
C. Nhỏ nhắn
B. Nhỏ nhen
D. Nhỏ nhẹ
6. Cụm DT nào có đủ cấu trúc ba phần?
A. Cậu Chân
C. Bọn chúng
B. Nhà lão Miệng
D. Tất cả các bộ phận của cơ thể
con người
7. Chọn các từ: chống trống; chẻ trẻ; dảnh rảnh điền vào các chỗ trống

dưới đây cho phù hợp:
A. tuổi (...)
B. (...) tre
20


C. (...) mạ
D. nhà (...)
8. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
"Mã Lương vẽ ngay một chiếc thuyền buồm lớn. Vua, hoàng hậu, công
chúa, hoàng tử và các quan đại thần kéo nhau xuống thuyền. Mã Lương đưa
thêm vài nét bút, gió thổi nhè nhẹ, mặt biển nổi sóng lăn tăn, thuyền từ từ ra
khơi."
a) Liệt kê các danh từ chỉ sự vật và các danh từ chỉ đơn vị có trong đoạn văn:
- Danh từ chỉ đơn vị:
- Danh từ chỉ sự vật:
b) Trong đoạn văn có bao nhiêu cụm danh từ ?
A. Hai cụm
B. Ba cụm
C. Bốn cụm
D. Năm cụm
c) Cụm từ "đưa thêm vài nét bút" thuộc loại cụm từ gì?
A. Cụm danh từ
B. Cụm động từ
C. Cụm tính từ
D. Cụm chủ- vị
II. Tự luận: (5 điểm)
Viết một đoạn văn khoảng (5-7 câu) nêu cảm nhận của em về một câu
chuyện ngụ ngôn mà em thấy thú vị nhất. Trong đoạn có sử dụng từ ghép, từ láy,
từ Hán Việt và một cụm danh từ (gạch chân chỉ rõ).


Đề bài kiểm tra Tiếng Việt. (45) I. Trắc nghiệm: (5 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.
1. Xét ở đặc điểm cấu tạo, các từ rừng rú, núi non, học hành, đi đứng thuộc
loại nào?
A. Từ đơn
C. Từ láy
B. Từ phức
D. Từ ghép
2. Trong các câu sau, ở câu nào từ đánhđược sử dụng với nghĩa gốc?
21


A. Bà tôi đánh con mèo lười
C. Kẻ mê bạo lực thường thích
bằng roi mây.
chuyện đánh đấm.
B. Hắn đánh chén một bữa no nê
D. Vì hoa nên phải đánh đường
rồi mới đi ngủ.
tìm hoa
(Truyện Kiều)
3. Trong các từ sau, từ nào là từ thuần Việt?
A. Sông núi
C. Sơn hà
B. Giang sơn
D. Sơn thuỷ
4. Câu nào sau đây mắc lỗi dùng từ không đúng nghĩa ?
A. Anh ta là một kẻ tính khí nhỏ nhoi.
B. Một cuốn sách nhỏ nhoi.

C. Chị ấy có thân hình nhỏ nhắn.
D. Bác ấy là người nói năng nhỏ nhẹ.
5. Từ nào sau đây có thể điền vào chỗ trống trong câu: Bác ấy là một người
nói năng ( ) ?
A. Nhỏ nhoi
C. Nhỏ nhắn
B. Nhỏ nhen
D. Nhỏ nhẹ
6. Dòng nào sau đây là cụm DT?
A. Đang nổi sóng mù mịt
C. Không muốn làm nữ hoàng
B. Một lâu đài to lớn
D. Lại nổi cơn thịnh nộ
7. Lựa chọn các phụ âm: d, gi, và điền vào chỗ trống thích hợp.
A. ...ây điện
B. ...ây phút
C. ...iết giặc
D. ...ẻ rách
8. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
"Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái
oăm để hỏi mọi người. Đã mất nhiều công tìm kiếm nhưng viên quan vẫn chưa
thấy có người nào thật lỗi lạc."
a) Liệt kê những động từ chỉ hành động có trong đoạn văn trên?
b) Đoạn văn có mấy cụm động từ?
A. Hai cụm
B. Ba cụm
C. Bốn cụm
D. Năm cụm
c) Cụm từ "những câu đố oái oăm" thuộc loại cụm từ gì?
A. Cụm danh từ

B. Cụm động từ
22


C. Cụm tính từ
D. Cụm chủ - vị
II. Tự luận: (5 điểm)
Viết một đoạn văn khoảng (5-7 câu) nêu cảm nhận của em về một câu
chuyện ngụ ngôn mà em thấy thú vị nhất. Trong đoạn có sử dụng từ ghép, từ láy,
từ Hán Việt và một cụm danh từ (gạch chân chỉ rõ).

3. Sử dụng bài tập trắc nghiệm để kiểm tra đánh giá năng lực tạo lập văn
bản của học sinh:
Để đánh giá đầy đủ năng lực tạo lập văn bản của học sinh, thông
thường chúng ta phải sử dụng kiểu đề bài tự luận (viết đoạn văn hay
bài văn cụ thể). Song chúng ta cũng có thể sử dụng phối hợp kiểu
bài tập trắc nghiệm để đánh giá năng lực tạo lập văn bản dưới dạng
ngắn gọn. Cụ thể là đánh giá năng lực phân tích và tìm hiểu đề bài;
năng lực tìm ý và lập dàn ý; năng lực diễn đạt thành câu văn, đoạn
văn.
Khi dạy về văn miêu tả ở học kì II, tôi có sử dụng bài tập trắc
nghiệm để kiểm tra đánh giá như sau:
Đề bài: Hãy tả lại khu phố nơi em ở vào một ngày mùa đông mưa phùn, gió bấc.
1. Đề bài trên thuộc kiểu bài nào?
A. Tự sự

C. Biểu cảm

B. Miêu tả


D. Thuyết minh

2. Với đề bài trên, em có thể lựa chọn những ý nào sau đây để miêu tả? (đánh
dấu (+) vào ô trống tương ứng):
- Bầu trời âm u, xám xịt
- Gió thổi ù ù lạnh buốt
- Mưa rơi rào rào trên mái tôn
- Cây cối nghiêng ngả
- Khu phố đông vui tấp nập hơn mọi ngày
- Đường phố ướt át, lầy lội
23


- Mọi người co ro trong giá lạnh
- Những cửa sổ mở toang để đón gió
3. Hình ảnh so sánh liên tưởng nào không phù hợp với đề bài trên?
A. Bầu trời như sà xuống thấp hơn;
B. Ông mặt trời trốn biệt sau màn mây đục;
C. Mưa rơi như thác đổ;
D. Ngọn tre oằn mình như sắp gãy.
4. Câu nào dưới đây thích hợp nhất cho phần mở bài cho đề văn trên?
A. Khu phố em vào ngày mùa đông thường có mưa phùn, gió bấc;
B. Khu phố em vào ngày mùa đông rất vắng vẻ;
C. Em rất thích ngắm cảnh khu phố em ở vào những ngày mùa đông;
D. Khu phố em vào những ngày mùa đông mưa phùn, gió bấc nhưng vẫn
có nét đẹp riêng.
5. Câu nào dưới đây không thích hợp với phần kết bài cho đề văn trên?
A. Em mong những ngày đông lạnh giá mau qua để khu phố em lại được
đón một mùa xuân mới trở về;
B. Trong giá lạnh em vẫn cảm nhận được sự đầm ấm của khu phố em;

C. Mùa đông đã khoác cho khu phố của em một tấm áo sẫm màu;
D. Em rất yêu khu phố nhỏ của mình.

Phần 3: Kết quả thu được thông qua việc sử dụng bài tập trắc
nghiệm vào việc kiểm tra đánh giá môn Ngữ Văn 6:
- Việc sử dụng hình thức kiểm tra - đánh giá bằng bài tập trắc nghiệm
khách quan cho thấy đánh giá được nhiều học sinh trong một giờ học; nội dung
đánh giá của giáo viên đa dạng, phong phú, toàn diện. Điều đó góp phần giúp
giáo viên nắm bắt nhanh kết quả tiếp thu kiến thức của học sinh trong từng giờ
dạy. Đồng thời cũng giúp học sinh tự đánh giá kết quả học tập của bản thân, để
có sự củng cố kịp thời.
- Việc thay đổi hình thức kiểm tra đánh giá như trên cũng cho thấy học
sinh hứng thú hơn với việc học môn Ngữ Văn- một môn học mà các em vẫn
thường hay lo ngại. Học sinh có thái độ tích cực hơn khi được làm những bài
kiểm tra trắc nghiệm.

24


- Thực tế việc sử dụng bài tập trắc nghiệm vào việc kiểm tra đánh giá môn
văn ở lớp 6A do tôi dạy cho thấy: các em nắm chắc kiến thức hơn, khả năng vận
dụng kiến thức vào thực hành khá linh hoạt. Bởi vậy, kết quả các bài kiểm tra
thường xuyên cũng như định kì thường đạt kết quả cao (100% trên trung bình; số
lượng khá giỏi thường chiếm 70-80%)

Kết luận:
- Trong quá trình thực hiện đề tài trên, tôi nhận thấy việc đổi mới kiểm tra
đánh giá là điều hết sức cần thiết. Trong đó, việc đổi mới hình thức kiểm tra (đưa
bài tập trắc nghiệm vào kiểm tra đánh giá) là một khâu quan trọng. Tuy nhiên,
tôi không phủ định hình thức kiểm tra đánh giá truyền thống ( dùng bài tập tự

luận), bởi mỗi một hình thức có những ưu điểm và nhược điểm riêng.
- Là một giáo viên trẻ, kinh nghiệm chưa nhiều, tôi thấy việc soạn ra
những bài tập trắc nghiệm để kiểm tra đánh giá sao cho đúng, hay, sát với từng
nội dung bài dạy và phân loại được học sinh vẫn là công việc khó khăn và nhiều
trăn trở. Bởi vậy, tôi luôn học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, tham khảo những
đề kiểm tra của những đồng chí cùng nhóm, cùng tổ để rút kinh nghiệm cho bản
thân mình.
- Trong quá trình viết sáng kiến kinh nghiệm chắc chắn tôi không tránh
khỏi những sai sót. Rất mong được sự giúp đỡ, góp ý của các đồng chí trong tổ
Văn- Sử- Công dân, Ban giám hiệu trường THCS Yên Hoà, Phòng Giáo dục Đào
tạo Quận Cầu Giấy để tôi trưởng thành hơn trong công việc giảng dạy của mình,
đóng góp tốt hơn vào sự nghiệp trồng người của Yên Hoà nói riêng, của Thủ Đô
nói chung.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội ngày 15 tháng 3 năm 2006
Người viết

25


×