Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

phân tích tình hình quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn quận ninh kiều thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (733.5 KB, 92 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

VÕ VĂN MINH KHA

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ
THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NINH KIỀU
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Ngành kinh tế học
Mã số ngành: 523101

Tháng 12 - Năm 2013

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

VÕ VĂN MINH KHA
MSSV: 4104044

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ
THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NINH KIỀU
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


NGÀNH: Kinh tế học
Mã số ngành: 523101

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
HUỲNH THỊ KIM UYÊN

Tháng 12 - Năm 2013

2


LỜI CẢM TẠ
Qua 4 năm học tập và nghiên cứu tại trường Đại Học Cần Thơ và 3
tháng thực tập tại chi Cục thuế quận Ninh kiều Thành phố Cần Thơ, em đã
hoàn thành luân văn tốt nghiệp của mình. Em xin:
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
Quý Thầy, Cô Trường Đại học Cần Thơ; các Thầy, Cô Khoa Kinh tế
Quản Trị Kinh Doanh đã hết lòng dạy dỗ, dìu dắt, truyền đạt nhiều kiến
thức và kinh nghiệm vô cùng quý báo trong suốt thời gian vừa qua. Em xin
tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Huỳnh Thị Kim Uyên đã tận tình hướng dẫn
em trong suốt quá trình làm luận văn này.
Chân thành cảm ơn
Ban lãnh đạo cùng các anh chị đang công tác tại chi Cục thuế quận
Ninh kiều Thành phố Cần Thơ, đặc biệt là chị Hứa Hồng Diễm, chị Tống
Thị Thùy Dương và cùng các chị/anh trong Đội kiểm tra thuế đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành tốt
luận văn của mình.
Tuy nhiên, do kiến thức còn hạn hẹp nên đề tài luận văn khó tránh
được những thiếu sót. Em rất mong sự đóng góp ý kiến của các Thầy, các
Cô, Ban lãnh đạo và các anh chị trong đơn vị.

Cuối cùng em xin kính chúc quý Thầy, Cô cùng Ban lãnh đạo, các
anh chị được dồi dào sức khoẻ và đạt nhiều thành công tốt đẹp trong công
việc của mình. Em xin chân thành cảm ơn.

Ngày …. tháng …. năm …
Sinh viên thực hiện

Võ Văn Minh Kha

3


BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

-----

Họ và tên người hướng dẫn:.......................................................



Học vị:…………………………………………………………..



Chuyên ngành:…………………………………………………..



Cơ quan công tác:……………………………………………….




Tên học viên:……………………………………………………



Mã số sinh viên:………………………………………………...



Chuyên ngành:………………………………………………….



Tên đề tài:………………………………………………………

NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào
tạo:……………………………………………………………………
2. Về hình thức:…………………………………………………….....
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề
tài:..............……………………………………………………………
………………………………………………………………………...
4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn: ......................
…………………………………………………………………… ......
5. Nội dung và các kết quả đạt được (Mục tiêu nghiên
cứu):……….…………………………………………………………
…………….......................................................................................
6. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề
tài và các yêu cầu chỉnh sửa):………………………………………….

…………………………………………………………………………
Cần thơ, ngày….tháng….năm……
Giáo viên hướng dẫn
(Ký và ghi họ tên)

4


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

…………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
……………
Ngày …. tháng …. năm …..
Giáo viên phản biện

5


LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên: Võ Văn Minh Kha, MSSV: 4104044 xin cam đoan rằng đề
tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích
trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu
khoa học nào.

Ngày …. tháng …. năm …
Sinh viên thực hiện
(ký và ghi họ tên)

Võ Văn Minh Kha

6


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Ngày ..…. tháng …. năm ……

7


MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1 .............................................................................................. 1
GIỚI THIỆU ……... ................................................................................ 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU........................................................... 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU…………………………………............. 2
1.2.1 Mục tiêu chung............................................................................. 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể............................................................................. 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................................. 2
1.3.1 Phạm vi không gian ...................................................................... 2
1.3.2 Phạm vi thời gian ......................................................................... 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ................................................................... 3
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN..................................... 3
CHƯƠNG 2 .............................................................................................. 4
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................... 4
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN............................................................................... 4
2.1.1 Tổng quan về thuế........................................................................ 4
2.1.2 Tổng quan về thuế thu nhập doanh nghiệp ................................... 9
2.1.3 Cơ sở pháp lý............................................................................. 25
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................... 26
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu ..................................................... 26
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu ................................................... 26

CHƯƠNG 3 ....................................................................................27
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CHI CỤC THUẾ QUẬN NINH
KIỀU THÀNH PHỐ CẦN THƠ ...................................................27
3.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ ............ 27
3.1.1 Vị trí địa lý, diện tích và dân số thành phố Cần thơ .................... 27
3.1.2 Đặc điểm chung về quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ ............ 27

8


3.2 GIỚI THIỆU VỀ CHI CỤC THUẾ QUẬN NINH KIỀU THÀNH
PHỐ CẦN THƠ ..................................................................................... 28

3.2.1 Sơ lược về chi Cục thuế Quận Ninh Kiều Thành phố Cần Thơ... 28
3.2.2 Cơ cấu tổ chức và cơ cấu nhân sự của chi Cục Thuế Quận Ninh
Kiều Thành phố Cần Thơ......................................................................... 29
3.2.3 Chức năng nhiệm vụ của các đội thuế trong chi Cục Thuế Quận
Ninh Kiều Thành phố Cần Thơ ................................................................ 32
3.3 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG CÔNG TÁC
QUẢN LÝ THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP CỦA CHI
CỤC THUẾ QUẬN NINH KIỀU THÀNH PHỐ CẦN THƠ............... 44
3.3.1 Thuận lợi trong công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp
của Chi Cục Thuế Quận Ninh Kiều Thành phố Cần Thơ.......................... 44
3.3.2 Khó khăn trong công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp
của Chi Cục Thuế Quận Ninh Kiều Thành phố Cần Thơ.......................... 44

CHƯƠNG 4 ....................................................................................46
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ THU THUẾ THU NHẬP
DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NINH KIỀU THÀNH
PHỐ CẦN THƠ..............................................................................46
4.1 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN
NINH KIỀU THÀNH PHỐ CẦN THƠ ................................................ 46
4.1.1 Tình hình thu thuế theo từng loại sắc thuế qua 3 năm 2010, 2011,
2012 trên địa bàn Quận Ninh Kiều Thành phố Cần Thơ ........................... 46
4.1.2 Tình hình thu thuế theo từng loại sắc thuế của 6 tháng đầu năm
2012 và 6 tháng đầu năm 2013 trên địa bàn Quận Ninh Kiều Thành phố
Cần thơ .................................................................................................... 50
4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC TẾ TRONG CÔNG TÁC QUẢN
LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ
QUẬN NINH KIỀU THÀNH PHỐ CẦN THƠ TỪ NĂM 2010 CHO
ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 .......................................................... 51
4.2.1 Phân tích tổng nguồn thu thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn
quận Ninh Kiều Thành phố Cần Thơ qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6

tháng đầu năm 2013… ............................................................................. 51

9


4.2.2 Phân tích tình hình thực hiện thu thuế thu nhập doanh nghiệp so
với kế hoạch trên địa bàn Quận Ninh Kiều Thành phố Cần Thơ qua 3 năm
2010, 2011, 2012 ..................................................................................... 55
4.2.3 Phân tích tình hình thu thuế thu nhập doanh nghiệp theo loại hình
doanh nghiệp trên địa bàn quận Ninh Kiều Thành phố Cần Thơ từ năm
2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 ............................................................... 58
4.2.4 Công tác quản lý đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trên
địa bàn quận Ninh Kiều Thành phố Cần Thơ qua 3 năm 2010, 2011,
2012…. .................................................................................................... 61
4.2.5 Phân tích tình hình thanh tra, kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp
của chi Cục thuế quận Ninh Kiều Thành phố Cần Thơ từ năm 2010 đến 6
tháng đầu năm 2013 ................................................................................. 63
4.3 ĐÁNH GIÁ KIẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP
DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NINH KIỀU THÀNH
PHỐ CẦN THƠ ..................................................................................... 65
4.3.1 Đánh giá chung về kết quả thu thuế trên địa bàn quận Ninh Kiều
Thành phố Cần Thơ ................................................................................. 65
4.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế thu nhập
doanh nghiệp trên địa bàn quận Ninh Kiều Thành phố Cần Thơ .............. 66

CHƯƠNG 5 ....................................................................................68
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN
LÝ THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN NINH KIỀU THÀNH PHỐ CẦN THƠ ............................68

5.1 GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CHUYÊN MÔN CỦA CHI
CỤC THUẾ QUẬN NINH KIỀU THÀNH PHẦN CẦN THƠ ............ 68
5.1.1 Về công tác quản lý đối tượng thu nộp thuế ............................... 68
5.1.2 Về công tác kiểm tra, kê khai, quyết toán thuế ........................... 69
5.1.3 Về công tác tuyên truyền và hỗ trợ đối tượng nộp thuế .............. 71
5.2 GIẢI PHÁP VỀ NHÂN SỰ.............................................................. 72
5.3 GIẢI PHÁP VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT.............................................. 73

CHƯƠNG 6 ....................................................................................75
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................75

10


6.1 KẾT LUẬN....................................................................................... 75
6.2 KIẾN NGHỊ...................................................................................... 76
6.2.1 Đối với chi Cục thuế quận Ninh Kiều, Cục thuế thành phố Cần
Thơ và cơ quan chức năng ....................................................................... 76
6.2.2 Đối với Doanh nghiệp trên địa bàn quận Ninh Kiều .................. 77

TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................78

11


DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Tình hình nhân sự của Chi Cục Thuế Quận Ninh Kiều Thành phố
Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2013.............................................. 30
Bảng 3.2: Độ tuổi nhân sự của Chi Cục Thuế Quận Ninh Kiều Thành phố

Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2013.............................................. 32
Bảng 4.1: Tình hình thu theo nguồn thu tại Chi Cục Thuế Quận Ninh Kiều
Thành phố Cần Thơ qua 3 năm 2010, 2011, 2012 .................. 47
Bảng 4.2 Tình hình thu theo nguồn thu tại chi Cục thuế quận Ninh Kiều
Thành phố Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2012 va 6 tháng đầu năm
2013....................................................................................... 50
Bảng 4.3: Tổng hợp kết quả nguồn thu thuế thu nhập doanh nghiệp từ năm
2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 trên địa bàn quận Ninh Kiều
Thành phố Cần Thơ ............................................................... 52
Bảng 4.4: Tình hình thực hiện thu thuế thu nhập doanh nghiệp so với kế
hoạch trên địa bàn Quận Ninh Kiều Thành phố Cần Thơ qua
các năm 2010, 2011, 2012................................................... 55
Bảng 4.5: Tình hình thu thuế thu nhập doanh nghiệp theo loại hình doanh
nghiệp từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 trên địa bàn quận
Ninh Kiều Thành phố Cần Thơ .............................................. 59
Bảng 4.6: Tổng hợp đối tượng nộp thuế qua 3 năm 2010, 2011, 2012 trên
địa bàn quận Ninh Kiều Thành phố Cần Thơ ......................... 61
Bảng 4.7: Tình hình thanh tra, kiểm tra và quyết toán thuế từ năm 2010 đến
6 tháng đầu năm 2013 của Chi Cục Thuế quận Ninh Kiều …….
.............................................................................................. 64

12


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 4.1 Tình hình thu theo nguồn thu tại Chi Cục Thuế quận Ninh Kiều
Thành phố Cần Thơ qua 3 năm 2010, 2011, 2012 ................... 48
Hình 4.2 Biểu đồ thể hiện tình hình thu thuế thu nhập doanh nghiệp từ năm
2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 trên địa bàn quận Ninh Kiều

Thành phố Cần Thơ ............................................................... 52
Hình 4.3 Tình hình thu thuế TNDN theo loại hình doanh nghiệp từ năm
2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 trên địa bàn quận Ninh Kiều....
.............................................................................................. 61
Hình 4.4 Tổng hợp ĐTNT qua các năm 2010, 2011, 2012 trên địa bàn quận
Ninh Kiều Tp.Cần Thơ .......................................................... 63

13


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
CSKD
:
DN
:
DNTN
:
ĐTNT
:
GTGT
:
HĐND
:
HTX
:
KD
:
ND-CP
:

NSNN
:
NHNN
:
QĐ-BTC
:
SDĐNN
:
TNCN
:
TNDN
:
TNHH
:
Tp.Cần Thơ :
TT-BTC
:
UBND
:
Tiếng Anh
GDP
:
WTO
:

Cơ sở kinh doanh
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp tư nhân
Đối tượng nộp thuế
Giá trị gia tăng

Hội đồng nhân dân
Hợp tác xã
Kinh doanh
Nghị định-Chính phủ
Ngân sách nhà nước
Ngân hàng Nhà nước
Quyết định-Bộ Tài chính
Sử dụng đất nông nghiệp
Thu nhập cá nhân
Thu nhập Doanh nghiệp
Trách nhiệm hữu hạn
Thành phố Cần Thơ
Thông tư - Bộ Tài Chính
Ủy ban nhân dân
Gross Domestic Product
World Trade Organization

14


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Sau Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng Sản Việt Nam nền kinh tế
nước ta có nhiều biến đổi tích cực tiêu biểu: xóa bỏ nền kinh tế bao cấp,
thực hiện cơ chế kinh tế nhiều thành phần, đổi mới về cơ chế quản lý kinh
tế. Nhờ chủ trương đó mà các thành phần kinh tế có điều kiện tự do phát
triển trên cơ sở tôn trọng pháp luật và bình đẳng trước pháp luật.
Ngày nay nước ta đang chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành
phần phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự quản lý của nhà

nước và đang trong quá trình hội nhập với nền kinh tế của thế giới. Nước ta
đã gia nhập WTO đang thực hiện việc cắt giảm thuế quan. Vì vậy nền kinh
tế nước ta phải không ngừng phát triển vững mạnh về mọi mặt. Đồng thời
phải xây dựng đất nước ngày càng đẹp tiến lên con đường công nghiệp hóa
- hiện đại hóa đất nước với mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng
dân chủ văn minh.
Tuy nhiên để thực quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong nền
kinh tế nhiều thành phần, trong đó nguồn thu từ thuế đóng góp phần lớn số
thu trong tổng Ngân Sách Nhà Nước Việt Nam, nhiều vấn đề phức tạp đã
nảy sinh, trong đó có hành vi gian lận thuế và trốn thuế. Trong hệ thống
chính sách thuế hiện nay ở Việt Nam, thuế TNDN là một trong những sắc
thuế có vai trò quan trọng không chỉ là một công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh
tế của Nhà nước mà còn có ý nghĩa đóng góp số thu lớn cho NSNN. Do đó
Nhà nước chủ trương hoàn thiện thuế TNDN theo hướng giảm mức thuế
suất, miễn giảm thuế, thống nhất mức thuế ưu đãi giữa các thành phần kinh
tế để khuyến khích đầu tư và đảm bảo bình đẳng trong cạnh tranh. Với sự
thay đổi chính sách thu này thì tỷ trọng đóng góp vào NSNN của thuế
TNDN sẽ có xu hướng giảm. Đặc biệt trong giai đoạn gần đây, nhu cầu chi
tiêu cho các chương trình quốc gia lại có xu hướng tăng. Đây là một vấn đề
quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách. Vấn đề cải cách thuế cần
được kết hợp chặt chẽ và tương thích giữa chính sách thuế và quản lý thuế,
vì một hệ thống chính sách có tiên tiến đến đâu cũng không thể phát huy
được tác dụng nếu không phù hợp với trình độ quản lý và ngược lại cải cách
quản lý hành chính thuế cần được dựa trên một hệ thống chính sách thuế ổn
định và rõ ràng.
Vì vậy công tác quản lý thuế sao cho hiệu quả là vô cùng quan trọng,
không những đảm bảo nguồn thu ngân sách của quốc gia mà còn mang lại
15



nhiều lợi ích xã hội. Từ những nhu cầu thực tiễn đó nên em đã chọn đề tài
“Phân tích tình hình quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa
bàn quận Ninh Kiều Thành phố Cần Thơ” để làm rõ vấn đề và với hy
vọng thông qua việc nghiên cứu, phân tích đề tài này để thấy rõ vấn đề và
đây sẽ là cơ hội để em nâng cao kiến thức và có thể sử dụng kiến thức đó
trong công tác sau này khi cần thiết.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đề tài tiến hành phân tích tình hình quản lý thu thuế TNDN và từ đó
đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế TNDN của chị Cục
thuế Quận Ninh Kiều Thành phố Cần Thơ.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu về những vấn đề cơ bản như:
Phân tích thực trạng quản lý thu thuế TNDN qua 3 năm 2010 - 2012
và 6 tháng đầu năm 2013 của Chi Cục Thuế Quận Ninh Kiều Thành phố
Cần Thơ.
Đánh giá tình hình quản lý thu thuế TNDN của Chi Cục thuế Quận
Ninh Kiều Thành phố Cần Thơ.
Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế TNDN của Chi
Cục thuế Quận Ninh Kiều Thành phố Cần Thơ.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi không gian
Đề tài nghiên cứu trong phạm vi Chi Cục Thuế quận Ninh Kiều Thành
phố Cần Thơ.
1.3.2 Phạm vi thời gian
Do thời gian, kiến thức giới hạn nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu
tình hình quản lý thu thuế TNDN và đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả quản
lý thu thuế TNDN của chi Cục thuế quận Ninh kiều Thành phố Cần Thơ
qua các năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.
Thời gian luận văn được thực hiện từ tháng …/8/2013 – …/12/2013.


1.3.3 Đối tượng nghiên cứu

16


Công tác quản lý thu thuế TNDN tại chi Cục thuế Quận Ninh Kiều
Thành phố Cần Thơ.
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN
 Nguyễn Văn Đạo, 2008. Thực trạng về công tác quản lý thu thuế
đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn quận Thốt Nốt. Đại Học Tây Đô.
Nội dung phân tích tình hình thu thuế hộ kinh doanh cá thể qua 3 năm 2005,
2006, 2007. Phân tích môi trường bên ngoài từ đó đưa ra những kiến nghị
nhằm hoàn thiện công tác quản lý và thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể
ở quận Thốt Nốt. Bài viết đã sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp,
các công cụ thống kê, phương pháp tỷ số nhằm xem xét các chỉ tiêu và kết
quả và hiệu quả hoạt động thu thuế hộ kinh doanh cá thể. Phương pháp đồ
thị, biểu đồ để miêu tả khái quát các chỉ tiêu phân tích một cách sinh động.
 Nguyễn Thanh Hùng, 2006. Phân tích tình hình quản lý thu thuế
GTGT tại Cục thuế tỉnh Trà Vinh. Đại Học Cần Thơ. Nội dung của đề tài là
khái quát kết quả thu thuế GTGT của Cục thuế tỉnh Trà Vinh từ năm 2003
đến năm 2005. Phân tích tình hình thu thuế qua 3 năm để thấy được sự tăng
giảm giữa các năm để từ đó tìm ra các yếu tố ảnh hưởng, những nguyên
nhân còn tồn tại và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
thu thuế GTGT tại Cục Thuế tỉnh Trà Vinh.
 Tô Minh Huệ, 2004. Đổi mới công tác quản lý thu thuế trên địa
bàn tỉnh Hà Giang. Nội dung của đề tài là phân tích, đánh giá kết quả thu
và quản lý thuế của tỉnh Hà Giang từ năm 1998 đến năm 2003 để từ đó thấy
được những yêu cầu mới đặt ra trong công tác quản lý thu thuế nhằm đề ra
những phương hướng đổi mới và nâng cao hiệu quản lý thu thuế trên địa

bàn tỉnh Hà Giang.

CHƯƠNG 2

17


CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Tổng quan về thuế
2.1.1.1 Lịch sử hình thành thuế
Dưới chế độ Cộng sản nguyên thuỷ, con người sống chung, ăn chung,
làm chung với nhau, không có ai cai trị ai, cho nên mọi thành viên trong xã
hội lúc bấy giờ không có trách nhiệm đóng góp cho ai cái gì cả, ở thời điểm
này thuế chưa xuất hiện.
Cùng với sự phát triển của xã hội, giai cấp hình thành và Nhà nước ra
đời. Khi Nhà nước ra đời, kèm theo nó là bộ máy quản lý để thực hiện
quyền lực của mình. Bộ máy quản lý này không tự tạo ra nguồn vật chất để
tự nuôi sống mình mà nó chỉ dựa vào sự đóng góp của toàn thể dân chúng
phải nộp một phần tài sản của mình cho Nhà nước như là nghĩa vụ, đó
chính là thuế.
Như vậy đến đây, chúng ta có thể khẳng định rằng tiền đề cho sự ra
đời của thuế chính là sự ra đời và tồn tại của Nhà nước, bản chất của Nhà
nước quyết định bản chất của thuế.
Trải qua các chế độ xã hội khác nhau, Nhà nước bằng quyền lực của
mình đã quy định các khoản đóng góp bắt buộc đối với dân chúng và các chủ
thể khác trong xã hội. Các khoản đóng góp đó được thực hiện bằng nhiều
hình thức như: ngày công lao động, hiện vật, bằng tiền… Do đó có thể nói
thuế là công cụ quan trọng mà Nhà nước nào cũng sử dụng để thực hiện chức
năng của mình, thuế gắn liền với sự tồn tại và phát triển của Nhà nước.

2.1.1.2 Khái niệm, bản chất và vai trò của thuế
a) Khái niệm
Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc từ thể nhân và pháp nhân cho
Nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật qui định nhằm sử dụng
cho mục đích chung toàn xã hội.
b) Bản chất
Bản chất của thuế gắn liền với bản chất của Nhà nước. Nhà nước
mang bản chất nào thì thuế mang bản chất của giai cấp mà Nhà nước đó đại
diện. Trong xã hội phong kiến, Nhà nước vương quyền dùng thuế là
phương tiện bóc lột, vơ vét của nhân dân bị trị để phục vụ cho nhu cầu chi
tiêu theo ý chí riêng của giai cấp mình mà không quan tâm đến lợi ích nhân
dân. Đến xã hội tư bản, cũng là xã hội có giai cấp đối kháng là tư sản - vô

18


sản, thuế đã đóng vai trò to lớn trong nền kinh tế xã hội, thực hiện được
nhiều chức năng của nó nhưng xét về bản chất vẫn phục vụ cho giai cấp tư
sản - giai cấp thống trị. Nhà nước ta là Nhà nước của dân do dân và vì dân
nên thuế nước ta mục tiêu cuối cùng cũng phục vụ lợi ích nhân dân. Quan
điểm của Nhà nước ta về thuế là việc động viên vào ngân sách Nhà nước
phải vừa hài hòa về lợi ích kinh tế và xã hội, vừa đảm bảo nguồn thu tài
chính để Nhà nước thực hiện các chức năng điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế,
thực hiện các chính sách xã hội, bảo vệ an ninh quốc phòng.
 Bản chất kinh tế
Thuế là một bộ phận thu nhập của xã hội được tập trung để phục vụ
nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Kinh tế là cơ sở của thuế, thuế gắn chặt chẽ
với sản xuất, kinh doanh và kiểm soát thu nhập của mọi tổ chức và cá nhân
để động viên và điều hoà thu nhập, điều tiết kinh tế (điều tiết sản xuất và
tiêu dùng). Nguồn thu từ thuế cho ngân sách Nhà nước chỉ có thể tăng

nhiều và nhanh trên cơ sở kinh tế được phát triển và đạt hiệu quả cao.
 Tính cưỡng chế của thuế
Đây là một phạm trù độc đáo và có nét riêng. Tính cưỡng chế được
thể hiện thông qua các điều khoản pháp luật. Thuế không thể xây dựng và
dung hòa với tư tưởng tự nguyện, khoản thuế thu được không thể trông chờ
vào thiện chí hay nhiệt tình của dân chúng đối với Nhà nước. Thuế thể hiện
ý chí toàn dân chứ không riêng ai cả.
 Tính không hoàn trả trực tiếp
Nộp thuế cho Nhà nước không giống chi tiền mua một sản phẩm hay
dịch vụ nào đó để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng riêng tư. Nộp thuế là một
nghĩa vụ không thể thoái thác và khối lượng các lợi ích mà người nộp thuế
nhận được từ Nhà nước không liên quan gì đến khối lượng thuế đã chi trả.
Người nộp thuế không nhận lại được lợi ích tương xứng với khoản họ đóng
góp. Khoản tiền từ thuế sẽ được Nhà nước sử dụng vào những mục tiêu
chiến lược và lâu dài, nó quay lại phục vụ cho người dân thông qua các
chương trình phúc lợi công cộng như trường học, bệnh viện, công viên,
giao thông.

 Thuế được dùng vào chi tiêu công

19


Đặc tính này giảm nhẹ ý niệm cưỡng bức của thuế. Ngày nay, quyền
lực công đã thuộc về toàn thể dân chúng, bộ máy Nhà nước do dân chúng
bầu ra nên việc nộp thuế và sử dụng tiền thu thuế cũng do dân chúng quyết
định. Ngoài một phần cung cấp cho quản lý hành chánh, đại bộ phận thuế
thu được chuyển giao lại cho người dân khi Nhà nước chi ngân sách cho
văn hoá, thông tin, thể dục thể thao, giáo dục, y tế, bảo trợ xã hội cho các
chương trình nghiên cứu khoa học, chống ô nhiễm môi trường, chống tệ

nạn xã hội.
 Tính vĩnh viễn
Xét về bản chất, thuế là một hình thức tái phân phối thu nhập xã hội
do các doanh nghiệp và dân chúng sáng tạo hình thành nên ngân sách Nhà
nước, nhằm tài trợ các nhu cầu chi tiêu công cộng. Xét về hiện tượng thuế
là quá trình chuyển dịch một chiều thu nhập xã hội từ khu vực tư vào khu
vực công cộng. Như vậy nộp thuế thực chất là quá trình chuyển dịch chi
tiêu tư thành chi tiêu vì lợi ích chung.
Tóm lại, thuế là một đặc quyền chỉ thuộc Nhà nước và thể hiện sức
mạnh của Nhà nước trong dời sống xã hội. Nhà nước dùng thuế để tái phân
phối thu nhập xã hội và điều chỉnh kinh tế vĩ mô.
c) Vai trò
Bất cứ nền kinh tế nào trên thế giới đều chịu sự quản lí của Nhà nước
ở quốc gia đó. Trong đó, thuế là một trong những công cụ đắc lực để Nhà
Nước kiểm soát chặt chẽ nền kinh tế của nước mình. Không thể phủ nhận
vai trò quan trọng của thuế đối với nền kinh tế vì thuế là nguồn thu chủ yếu
của ngân sách, góp phần điều chỉnh nền kinh tế và bảo đảm bình đẳng giữa
những thành phần kinh tế, tạo công bằng xã hội. Tùy theo từng phương thức
quản lí và điều hành của các quốc gia mà thuế sẽ mang bản chất và đặc
trưng của quốc gia đó. Cũng không ngoại trừ trường hợp các chính sách
thuế vẫn xảy ra những mâu thuẫn nội tại, chúng bị chi phối bởi các yếu tố
khác nhau trong nền kinh tế, đó là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên nếu
Nhà nước quản lí chặt chẽ và có những giải pháp điều chỉnh hợp lí sẽ có thể
hình thành nên một hệ thống thuế hoàn chỉnh và có hiệu quả.
Về mặt tài chính: Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước.
Tài chính một quốc gia mạnh và vững chắc phải dựa chủ yếu vào
nguồn thu từ nội bộ nền kinh tế quốc dân. Thuế là nguồn thu quan trọng
nhất để phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân. Đây là

20



một công cụ góp phần tích cực giảm bội chi ngân sách, giảm lạm phát góp
phần ổn định trật tự xã hội và phát triển kinh tế lâu dài.
Ở Việt Nam, thuế được xây dựng theo đường lối xã hội chủ nghĩa,
nguồn thu dựa trên thu nhập xã hội nên nền kinh tế phát triển ổn định,
không có biến động thì nguồn thu từ thuế sẽ ổn định. Với cơ cấu kinh tế
nhiều thành phần, hệ thống thuế phải bao quát hầu hết các hoạt động sản
xuất kinh doanh, các nguồn thu nhập, mọi tiêu dùng xã hội để đảm bảo thu
đầy đủ và hợp lí.
Về mặt kinh tế: Thuế là công cụ quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
Ngoài việc huy động nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, thuế còn có
vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh nền kinh tế. Chính sách thuế có ảnh
hưởng trực tiếp đến giá cả, đến quan hệ cung cầu đến cơ cấu đầu tư phát
triển hay suy thoái của nền kinh tế. Căn cứ vào tình huống cụ thể, Nhà nước
có thể chủ động điều tiết nền kinh tế bằng thuế. Khi nền kinh tế ở giai đọan
cực thịnh Nhà nước có thể tăng thuế để tăng nguồn thu cho ngân sách.
Trong giai đọan này việc tăng thuế thường không gây ra phản ứng ở người
nộp thuế bởi vì ở giai đọan này thu nhập của người dân rất cao và ổn định
nên việc tăng thuế sẽ không ảnh hưởng đến đời sống của họ. Số bội thu
ngân sách sẽ được thành lập quỹ dự trữ để đề phòng khi nền kinh tế chuyển
sang giai đoạn suy thoái. Việc tăng thuế trong giai đoạn này sẽ có tác dụng
ức chế sự tăng trưởng của tổng cầu, làm giảm bớt sự tăng trưởng của nền
kinh tế. Ngược lại khi nền khi tế chuyển sang giai đoạn suy thoái, việc giảm
thuế sẽ có tác dụng nâng cao tổng cầu, từ đó mà xúc tiến việc phục hưng
nền kinh tế.
Về mặt xã hội: Thuế là công cụ góp phần đảm bảo sự bình đẳng giữa
các thành phần kinh tế và thực hiện công bằng xã hội.
Trong nền kinh tế hàng hóa nói chung, đặc biệt là nền kinh tế thị
trường nếu không có sự can thiệp của Nhà nước, để thị trường tự do điều

chỉnh thì việc phân phối của cải và thu nhập sẽ càng tập trung, tạo ra hai
cực đối lập nhau, một thiểu số người giàu sẽ giàu lên nhanh chóng và đa số
người nghèo cuộc sống không được cải thiện. Tình trạng trên chẳng những
liên quan đến vấn đề đạo đức, công bằng mà còn tạo nên sự đối lập giai cấp
làm mất đi ý nghĩa cao cả của sự phát triển kinh tế của một đất nước. Sự
phát triển của một quốc gia là kết quả nổ lực cộng đồng của toàn dân, mỗi
thành viên trong xã hội đều có những đóng góp nhất định của họ. Thành
quả của sự phát triển kinh tế nếu không chia sẽ cho mọi người cùng hưởng

21


thì rõ ràng mất đi sự công bằng. Bởi vì cần có sự can thiệp của Nhà nước
trong sự phân phối thu nhập trong xã hội, đặc biệt thông qua công cụ thuế.
Vai trò là công cụ điều hòa thu nhập, thực hiện công bằng xã hội của
thuế thể hiện rõ ràng trong thuế trực thu. Như thuế thu nhập cá nhân chỉ
đánh vào người có thu nhập cao. Như vậy ngoài việc tạo nguồn thu cho
Ngân sách Nhà nước, thuế còn đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện
công bằng xã hội. Vai trò này thể hiện rõ rệt khi sử dụng thuế suất lũy tiến .
Việc điều hòa thu nhập xã hội còn được thể hiện một phần thông qua
các sắc thuế gián thu như: thuế GTGT, thuế tiệu thụ đặc biệt…các lọai thuế
này thường đánh rất cao vào những mặt hàng, dịch vụ cao cấp nhằm điều
tiết thu nhập cá nhân có thu nhập tương đối cao so với mức bình quân của
xã hội.
2.1.1.3 Phân loại thuế
Số lượng các sắc thuế trong hệ thống thuế của các quốc gia là không
giống nhau, nó tùy thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội và mục tiêu
xậy dựng hệ thống thuế của mỗi quốc gia trong cùng một giai đoạn cụ thể.
Tuy vậy, để phân tích tác động của thuế tới các quá trình kinh tế - xã hội
nhằm xậy dựng, điều chỉnh hệ thống thuế một cách phù hợp và phục vụ cho

công tác quản lý thuế, người ta có thể lựa chọn nhiều tiêu thức khác nhau để
phân loại các sắc thuế.
a) Phân loại theo tính chất
Căn cứ vào tính chất tính thuế, thuế được chia thành hai loại:
- Thuế trực thu: Là loại thuế điều tiết trực tiếp vào thu nhập của người
nộp, trong trường hợp này người nộp thuế là người chịu thuế đồng nhất với
nhau. Thuế trực thu không được trừ khoản chi phí khi xác định thu nhập
chịu thuế.
ví dụ: Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân.
- Thuế gián thu: Là loại thuế cấu thành trong giá cả hàng hóa dịch vụ,
trường hợp này người nộp thuế là người kinh doanh, người chịu thuế là
người tiêu dùng, hay nói cách khác trong thuế gián thu thì người nộp thuế
và người chịu thuế là hai đối tượng hoàn toàn độc lập với nhau. Ưu điểm
của loại thuế này là không tạo ra cảm giác chịu thuế vì thuế gián thu đã
được tính vào giá của hàng hóa.
ví dụ: Thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu.

22


b) Phân loại theo đối tượng đánh thuế
Căn cứ vào đối tượng đánh thuế, thuế được chia thành bốn loại:
- Thuế đánh vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: Thuế GTGT.
- Thuế đánh vào hàng hóa, dịch vụ : Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu.
- Thuế đánh vào thu nhập như: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu
nhập đối với người có thu nhập cao.
- Thuế đánh vào việc sử dụng tài sản thuộc sở hữu của nhà nước như :
thuế tài nguyên, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất.
c) Phân loại theo cơ chế phân cấp quản lý ngân sách

- Thuế trung ương: Là loại thuế mà Ngân sách Trung ương hưởng
100% như: thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hoá nhập khẩu,
thuế GTGT hàng hóa nhập khẩu.
- Thuế địa phương: Là loại thuế mà ngân sách địa phương hưởng
100% như: thuế môn bài, thuế Nhà đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp,...
- Thuế điều tiết: Là loại thuế phân chia giữa cấp ngân sách trung ương
và cấp ngân sách địa phương theo tỷ lệ nhất định như: thuế GTGT ngoại trừ
thuế GTGTG hàng hoá xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hoá, dịch vụ
sản xuất trong nước ngoại trừ thuế GTGT từ hoạt động xổ số kiến thiết.
2.1.2 Tổng quan về thuế thu nhập doanh nghiệp
2.1.2.1 Khái niệm, đặc điểm, tác dụng của thuế thu nhập doanh nghiệp
a) Khái niệm
Thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế TNDN) là một loại thuế trực thu
đánh vào thu nhập chịu thuế của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng
hóa dịch vụ (gọi chung là cơ sở kinh doanh) có thu nhập chịu thuế.
b) Đặc điểm
Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu. Tính chất trực thu
của loại thuế này được sự biểu hiện đồng nhất giữa đối tượng nộp thuế và
đối tượng chịu thuế theo ý nghĩa kinh tế. Không có sự chuyển giao gánh
nặng về thuế từ người nộp thuế sang người chịu thuế.
Thuế thu nhập doanh nghiệp đánh vào thu nhập chịu thuế của các cơ
sở kinh doanh, bởi vậy mức động viên của ngân sách nhà nước đối với loại

23


thuế này phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả kinh doanh cũng như qui mô lợi
nhuận của doanh nghệp.
c) Tác dụng
Là khoản thu quan trọng của ngân sách nhà nước.

Điều này được thể hiện ở phạm vi áp dụng thuế thu nhập doanh
nghiệp rất rộng, bao gồm mọi cơ sở sản xuất kinh doanh có thu nhập chịu
thuế. Mặt khác, cùng với xu hướng tăng trưởng kinh tế. Quy mô của các
hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng được mở rộng, hiệu quả kinh
doanh ngày càng cao sẽ tạo ra nguồn thu về thuế thu nhập doanh nghiệp
ngày càng lớn cho ngân sách nhà nước.
Là công cụ quan trọng của nhà nước trong việc điều tiết vĩ mô các
hoạt động kinh doanh.
Thông qua hệ thống thuế suất ưu đãi, thuế thu nhập doanh nghiệp góp
phần định hướng cho các nhà kinh doanh đầu tư mà các lĩnh vực mà nhà
nước cần khuyến khích đầu tư nhằm đảm bảo cơ cấu kinh tế hợp lý. Thuế
thu nhập doanh nghiệp còn góp phần khuyến khích thúc đẩy sản xuất kinh
doanh phát triển thông qua miễn, giảm cho các cơ sở sản xuất kinh doanh
mới thành lập nhằm giúp doanh nghiệp giảm bớt những khó khăn ban đầu
khi khởi nghiệp. Góp phần thực hiện công bằng xã hội.
Luật thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng thống nhất cho mọi thành
phần kinh tế, cho mọi hình thức kinh doanh. Thuế được tính trên số thu
nhập còn lại sau khi đã trừ các khoản chi phí hợp lý, hợp lệ với thuế suất ổn
định cho nên những đơn vị có thu nhập cao phải nộp thuế nhiều. Ngược lại,
những doanh nghiệp có thu nhập thấp phải nộp thuế ít, thậm chí doanh
nghiệp không phải nộp thuế nếu không có thu nhập. Đã tạo ra sự bình đẳng
công bằng trong động viên đóng góp cho NSNN giữa các cơ sở sản xuất
kinh doanh.
2.1.2.2 Đối tương chịu thuế, đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
a) Đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp
Đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp là thu nhập chịu thuế (tính
theo năm dương lịch hoặc năm tài chính) bao gồm thu nhập từ hoạt động
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, kể cả thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ ở nước ngoài và thu nhập chịu thuế khác.


24


b) Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
Theo thông tư số 123/2012/TT-BTC, hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi
hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008, Nghị định số
122/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp theo đó đối tượng nộp
thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng
hoá, dịch vụ (gọi chung là cơ sở kinh doanh) có thu nhập chịu thuế phải nộp
thuế thu nhập doanh nghiệp gồm:
- Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật
Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo
hiểm, Luật Chứng khoán, Luật Dầu khí, Luật Thương mại và các văn bản
quy phạm pháp luật khác dưới các hình thức: Công ty cổ phần, Công ty
trách nhiệm hữu hạn, Công ty hợp danh, Doanh nghiệp tư nhân, Doanh
nghiệp Nhà nước, Văn phòng Luật sư, Văn phòng công chứng tư, Các bên
trong hợp đồng hợp tác kinh doanh, Các bên trong hợp đồng phân chia sản
phẩm dầu khí, Xí nghiệp liên doanh dầu khí, Công ty điều hành chung.
- Đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập có sản xuất kinh doanh
hàng hoá, dịch vụ có thu nhập trong tất cả các lĩnh vực.
- Tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã.
- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài
(sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú tại Việt Nam.
Cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài là cơ sở sản xuất, kinh
doanh mà thông qua cơ sở này, doanh nghiệp nước ngoài tiến hành một
phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mang lại thu
nhập, chủ yếu bao gồm:
+ Chi nhánh, văn phòng điều hành, nhà máy, công xưởng, phương

tiện vận tải, hầm mỏ, mỏ dầu, khí hoặc địa điểm khai thác tài nguyên thiên
nhiên khác tại Việt Nam.
+ Địa điểm xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp.
+ Cơ sở cung cấp dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ tư vấn thông qua
người làm công hay một tổ chức, cá nhân khác.
+ Đại lý cho doanh nghiệp nước ngoài.
+ Đại diện tại Việt Nam trong trường hợp là đại diện có thẩm
quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài hoặc đại diện

25


×