Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

ĐT “nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật cho học sinh trường THCS trung hội”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.14 KB, 27 trang )

Lý ThÞ Thu H¬ng

THCS Trung Héi
LỜI CẢM ƠN !

Qua ba tháng tham gia lớp Bồi dưỡng cán bộ quản lý tại TTGDTX tỉnh
Thái Nguyên, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Ban Giám đốc trung tâm,
Phòng Đào tạo - Bồi dưỡng cán bộ, các thầy cô giáo của TTGDTX, tôi xin
cảm ơn Ban giám hiệu và các bạn đồng nghiệp trường THCS Trung Hội, Định
Hoá, Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ để tôi hoàn thành thành khoá học.
Tôi xin đặc biệt cảm ơn thầy giáo Đào Chí Dân- Trưởng phòng đào tạo
- TTGDTX, đã tận tình hướng dẫn để tôi hoàn thành tiểu luận cuối khoá học
BDCBQL.
Đây là đề tài nghiên cứu tập dượt cho công tác nghiên cứu khoa học sau
một thời gian tham gia lớp bồi dưỡng. Trong quá trình nghiên cứu mặc dù bản
than tôi dã có nhiều cố gắng song do điều kiện thời gian còn hạn chế, bản thân
tôi cũng mới làm nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý, chắc
rằng sẽ còn có nhiều điều thiếu xót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp chân
thành của các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp và độc giả để đề tài được
hoàn thiện hơn.
Thái Nguyên, ngày 24 tháng 12 năm 2009
Người thực hiện.

Lý Thị Thu Hương

1


Lý ThÞ Thu H¬ng

THCS Trung Héi



PHẦN A. MỞ ĐẦU
1 . Lý do chọn đề tài.
Đất nước đang bước trong thời kỳ đổi mới mạnh mẽ, trong đó có sự đổi
mới của ngành giáo dục, với các cuộc vân động để nâng cao chất lượng giáo
dục trong đó có cuộc vận động hai không với bốn nội dung của Bộ trưởng Bộ
GD&ĐT.
Chúng ta đều biết rằng Giáo dục là quốc sách hàng đầu, có vai trò vô
cùng quan trọng của mỗi quốc gia. Đảng và Nhà nước Việt Nam cũng đã xác
định việc phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục là yếu tố quan trọng hàng
đầu, quyết định sự phát triển đi lên của đất nước.
Bởi vậy để đáp ứng yêu cầu của thời đại trong thời kì đổi mới, Bộ giáo
dục và đạo tạo đã xác định mục tiêu của giáo dục THCS là: “ Giúp học sinh
phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản
nhằm hình thành nhân cách con người, xây dựng tư cách và trách nhiệm
công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên bậc THPT hoặc đi vào
cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
(Trích Điều 23 - Luật giáo dục)

Trọng trách lớn lao của ngành giáo dục là giáo dục con người Việt Nam
phát triển toàn diện, trong đó có việc hình thành ý thức pháp luật. Giáo dục
pháp luật cho học sinh trong nhà trường là một trong những yếu tố góp phần
quan trọng để giáo dục nhân cách toàn diện cho những chủ nhân tương lai của
đất nước.
Vì vậy, để thực hiện tốt mục tiêu mà Bộ GD&ĐT đã đề ra thì một
trong những trọng trách mà ngành giáo dục cần làm tốt là tăng cường giáo dục
ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh trong nhà trường.

2



Lý ThÞ Thu H¬ng

THCS Trung Héi

Trang bị cho các em những kiến thức, những hiểu biết cơ bản về pháp luật, từ
đó có ý thức điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực đạo
đức xã hội và pháp luật.
Trong xu thế chung của nhân loại, nền kinh tế thị trường với cơ chế mở
cửa có những mặt trái tiêu cực ảnh hưởng không nhỏ đến lứa tuổi học sinh
nói chung và học sinh THCS nói riêng. Mặt khác do trình độ nhận thức của
dân trí chưa cao cùng với những khó khăn đặc thù trong công tác tuyên
truyền pháp luật của một xã miền núi như Định Hoá, nên việc thực hiện và
chấp hành pháp luật còn nhiều hạn chế. Thực tế này có ảnh hưởng trực tiếp
đến mọi thành viên trong gia đình, nhất là học sinh lứa tuổi mới lớn -THCSđang học hỏi những kỹ năng sống từ những người thân yêu, gần gũi.
Trước thực trạng cấp thiết đó, tôi quyết định chọn đề tài “Nâng cao chất
lượng giáo dục pháp luật cho học sinh trường THCS Trung Hội” để tự đúc rút
kinh nghiệm cho bản thân và làm tiểu luận kết thúc khoá học.
2. Phạm vi nghiên cứu.
Đề tài được nghiên cứu từ thực trạng công tác giáo dục pháp luật cho
học sinh Trường THCS Trung Hội, Huyện Định Hoá, Tỉnh Thái Nguyên trong
năm học 2008 – 2009.
3. Mục đích nghiên cứu.
Qua nghiên cứu thực trạng giáo dục pháp luật cho học sinh ở Trường
THCS Trung Hội, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên tôi rút ra một số kinh
nghiệm nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật cho học sinh và hướng tới
mục tiêu của nhà trường là giáo dục cho học sinh phát triển toàn diện, có ý
thức chấp hành tốt pháp luật.
Tập dượt nghiên cứu đề tài quản lý giáo dục.


3


Lý ThÞ Thu H¬ng

THCS Trung Héi

Hoàn chỉnh kiến thức khoa học sau lớp bồi dưỡng.
Cùng trao đổi để rút ra những kinh nghiệm nhằm tăng cường chất lượng
giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức cho học sinh THCS.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Nghiên cứu lý luận qua các văn bản, chỉ thị, các bài giảng của thầy, cô
của lớp BDCBQL-K45, thấy được vai trò, tầm quan trọng của giáo dục pháp
luật trong nhà trường.
Nghiên cứu thực tiễn ý thức, hành vi chấp hành pháp luật của học sinh,thực
trạng công tác giáo dục pháp luật cho học sinh ở trường THCS Trung Hội.
Tổng hợp, phân tích, đánh giá những ưu điểm, tồn tại .Tìm ra nguyên nhân
của những ưu, nhược điểm đó.
Nghiên cứu tìm ra các giải pháp, bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục pháp lụât cho học sinh của nhà trường trong giai đoạn hiện nay.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Các phương pháp sử dụng trong quá trình nghiên cứu :
Nghiên cứu lý thuyết qua một số tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý K45.
Các văn bản, chỉ thị của Nhà nước về giáo dục
Nghiên cứu thực tiễn qua điều tra, quan sát về giáo dục pháp luật và ý
thức, hành vi của học sinh Trường THCS Trung Hội trong việc chấp hành
pháp luật, nề nếp kỉ cương của Nhà trường để phân tích.
Kết cấu tiểu luận:
Tiểu luận gồm 3 phần: Mở đầu; Nội dung; kết luận.


4


Lý ThÞ Thu H¬ng

THCS Trung Héi

PHẦN B :NỘI DUNG
CHƯƠNG I
NHỮNG CƠ SỞ ĐỂ THỰC HIỆN VIỆC NGHIÊN CỨU.
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN.
1.1 Điều 2 luật giáo dục khẳng định mục tiêu của giáo dục là đào tạo con
người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm
mỹ, có ý thức chấp hành pháp luật, trung thành với lý tưởng cách mạng mà
Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn
1.2 Vai trò và yêu cầu của “pháp luật”, “giáo dục pháp luật” trong xã hội.
* Khái niệm Pháp luật: Là hệ thống những qui tắc sử sự mang tính bắt buộc
chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện
ý chí của giai cấp thống trị và là nhân tố điều chỉnh mọi quan hệ xã hội nhằm
tạo lập sự ổn định và trật tự trong xã hội .
* Khái niệm Gíáo dục pháp luật :Là hoạt động có định hướng, có tổ chức,
có chủ định của chủ thể giáo dục tác động lên đối tượng giáo dục một cách
có hệ thống và thường xuyên nhằm mục đích hành ở họ những tri thức pháp
luật, tình cảm pháp lý và hành vi phù hợp với pháp lệnh hình thiện hành .
1.3 Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 5 về việc tuyên truyền
pháp luật cho nhân dân, giáo dục pháp luật trong trường học, xây dựng ý
thức sống và làm việc theo pháp luật, tôn trọng pháp luật .
1.4 Chỉ thị số 32-CT/TW -2003 về việc tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật. Giáo dục pháp luật trong
nhà trường theo phương châm kết hợp lí luận với thực tiễn, học đi đôi với

hành.
1.5 Chương VI luật giáo dục về công tác xã hội hoá giáo dục, quy định
trách nhiệm to lớn của gia đình và xã hội trong việc giáo dục học sinh.

5


Lý Thị Thu Hơng

THCS Trung Hội

1.6 Chc nng, nhim v, quyn hn trong iu l trng THCS.
2. C S THC TIN.
2.1 c im, tỡnh hỡnh ca Trng THCS Trung Hi.
Nm hc 2008 2009 Trng THCS Trung Hi cú 10 Lp hc vi tng s
331 hc sinh
* Tng s cỏn b giỏo viờn cú : 27 ngi.
Trong ú: + Biờn ch
:
24 /c
+ H trong ngõn sỏch :
3 /c
+ Nam
:
08 /c
+ N
:
19 /c
+ ng viờn
:

15/c
(Trong ú: Nam: 07 /c ; N: 08 /c )
* Trỡnh :+ i hc
:
11 /c
+ Cao ng
:
13 /c
+ Trung cp
:
03 /c
Hiện đang có 6 GV ang đi học tại chức.
2.2 Thun li:
Trung Hi l mt xó nm trung tõm phớa nam ca huyn nh Húa, cú
tng din tớch t nhiờn l 1274 ha, vi tng dõn s l 45.000 ngi, gm cú 06
dõn tc anh em c chia thnh 19 xúm. C cu kinh t ca xó l nụng, lõm
nghip, dch v, tiu th cụng nghip v ngnh ngh, i sng nhõn dõn dn
i vo n nh.
Xó Trung Hi cú h thng giỏo dc hon chnh, s nghip giỏo dc luụn
luụn n nh v phỏt trin theo tng giai on, đang dần từng bớc ổn định cơ
sở vật chất để nhanh chóng đạt đợc trờng chuẩn quốc gia.
Trong nhng nm qua, trng THCS Trung Hi l mt trong nhng
trng c ỏnh giỏ cú cht lng cao trong s nghip giỏo dc ca huyn
nh Hoỏ.
Trỡnh CBGV u t cp v vt chun,cú trỏch nhim, cú n np
trong cỏc hot ng.

6



Lý Thị Thu Hơng

THCS Trung Hội

Cú y vn bn ch o ca cỏc cp, cỏc ngnh.
Cú s lónh o, ch o sỏt sao ca phũng Giỏo dc nh Hoỏ, ca cp
u ng, chớnh quyn a phng, s quan tõm ca cỏc ban ngnh, on th,
nhõn dõn v ph huynh hc sinh xó Trung Hi. Công tác xã hội hoá giáo dục
đợc nhân dân hởng ứng.
Cú s on kt thng nht, s phn u khụng ngng ca tp th cỏn b,
giỏo viờn v hc sinh trong trng .
Một số gia đình đã có chuyển biến về nhận thức nên tạo mọi điều kiện để
con em theo học.
2.3 Khú khn:
i ng giỏo viờn t chun v s lng, song giỏo viờn chuyờn trỏch
mt s mụn cũn thiu nh th dc, giỏo dc cụng dõn. Vi mụn GDCD
ch yu l giỏo viờn Vn - S kiờm nhim nờn vic u t, nghiờn cu ti liu
phc v ging dy cha sõu.
Trng úng trung tõm phớa nam ca huyn l ni cú nhiu t nn xó
hi nh nghin hỳt, c bc mt phn hc sinh ham mờ chi game, in t.
Nhn thc ca mt s ph huynh cha y , cũn cú s phõn bit gia
mụn chớnh v mụn ph ( Toỏn, Lý, Hoỏvi GDCD, Th dc, Cụng ngh).
S quan tõm ti giỏo dc ca ph huynh v cng ng cha u.
C s vt cht cha ỏp ng c nhu cu dy v hc ca thy v trũ,
thiu phũng b mụn, sõn bói, trng ang xõy dng b bn n o phn no
nh hng n cht lng dy v hc ca nh trng.
HS hu ht l con em nụng dõn, cú nhiu em thuc din h nghốo ớt c
gia ỡnh to iu kin hc tp, cỏc em li thuc la tui lao ng nờn cha
dnh thi gian thớch ỏng cho vic hc.
Nn kinh t a phng cũn nhiu khú khn, vỡ vy vic huy ng vn

trong nhõn dõn cho cụng tỏc GD cũn nhiu khú khn.
7


Lý ThÞ Thu H¬ng

THCS Trung Héi
CHƯƠNG II .

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC
SINH Ở TRƯỜNG THCS TRUNG HỘI.
1. Thực trạng về việc giáo dục pháp luật cho HS và chấp hành pháp
luật của học sinh ở Trường THCS Trung Hội.
1.1. Vai trò của GD pháp luật ở trường THCS Trung Hội
a. Trong xu thế phát triển của xã hội hiện nay, hành vi vi phạm pháp
luật trong HS, SV đang là mối quan ngại cho gia đình và xã hội như:
bạo lực học đường, tụ tập băng nhóm, gian lận trong thi cử, cờ bạc, ma túy, vi
phạm giao thông, đua xe trái phép,… Số học sinh vi phạm pháp luật, và có
những hành vi lệch chuẩn khác về đạo đức như bất kính với thầy cô, cha mẹ
và người thân, nói tục, gây gổ đánh nhau, không trung thực, ích kỷ, ham chơi,
đua đòi... ngày càng nhiều. Một bộ phận học sinh có nhận thức về xã hội lệch
lạc, thiếu niềm tin và hoài nghi trong cuộc sống. Những hành vi lệch chuẩn đó
là kết quả của sự giáo dục không đồng bộ giữa gia đình và nhà trường ; giữa
nhà trường và xã hội.
Tôi cảm thấy chưa bao giờ công tác giáo dục đạo đức, pháp luật cho HS
khó khăn như hiện nay. Do đó, công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường
tuy không phải là mới song cần được sự quan tâm nhiều hơn nữa của ngành
giáo dục và các ngành chức năng.
Để khắc phục những bất cập hiện nay trong việc thực hiện giáo dục pháp
luật, giáo dục công dân và nâng cao chất lượng phổ biến giáo dục pháp luật

trong nhà trường, đòi hỏi mỗi người phải kịp thời trang bị cho mình những
kiến thức nhất định về pháp luật nhất là đối tượng học sinh, sinh viên và
những người làm công tác trồng người. Có làm được như vậy mới đáp ứng

8


Lý ThÞ Thu H¬ng

THCS Trung Héi

được yêu cầu phổ biến giáo dục pháp luật cho 23 triệu người học, gần 1 triệu
nhà giáo ở 46.000 cơ sở giáo dục hiện nay
Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
giảng dạy môn giáo dục công dân ; đưa các quy định của pháp luật kịp thời
đến với học sinh và đội ngũ những người làm công tác giảng dạy. Ý thức chấp
hành pháp luật của họ theo đó cũng được nâng lên. Hạn chế đến mức thấp
nhất hành vi vi phạm pháp luật của học sinh và những người làm công tác
giáo dục.
b. Lứa tuổi của HS THCS đang có nhiều thay đổi, có khả năng nhạy
bén, năng động trong học tập và có quyết tâm cao khi thực hiện một việc nào
đó. Ở lứa tuổi này các em cũng đã biết tích luỹ kinh nghiệm, vận dụng tri thức
để bước đầu phục vụ bản thân và XH. Mặc dù vậy nhưng các em cũng là đối
tượng chưa hoàn thiện về nhân cách, ý thức và sự hiểu biết về pháp luật chưa
thật sự đầy đủ. Vì vậy cần phải hình thành và bồi đắp từng bước trong quá
trình học tập cũng như sinh hoạt cộng đồng.
Bên cạnh đó các em học sinh Trường THCS Trung Hội nói riêng và học
sinh THCS nói chung cũng chưa được tham gia nhiều các hoạt động ngoài XH
nên còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn .
Những hiểu biết về giá trị của pháp luật còn hạn hẹp và thiếu chính

xác. Trong cư sử hàng ngày và một số hoạt động các em chưa thấy rõ hết vai
trò của pháp luật. Vì thế cần phải được làm rõ, được giáo dục qua môn học
GDCD và tích hợp với các môn học khác
Nhận thức các cấp ngành, đoàn thể về giáo dục pháp luật trong nhà
trường còn hạn chế. Đội ngũ giáo viên giảng dạy môn GDCD và pháp luật
hiện còn thiếu nhiều, tình trạng giáo viên dạy không đúng chuyên môn rất phổ
biến. Phần lớn giáo viên giáo dục công dân ở THCS và không ít giáo viên

9


Lý ThÞ Thu H¬ng

THCS Trung Héi

THPT chưa được đào tạo đúng ngành, giờ dạy chỉ truyền đạt kiên thức trong
SGK, vì thế chất lượng giờ học chưa cao.
Tài liệu phục vụ cho giảng dạy còn thiếu.
Về phía HS chưa có thái độ đúng mức, còn coi nhẹ bộ môn GDCD. Ý
thức sống và làm việc theo pháp luật của cộng đồng chưa cao cũng ảnh hưởng
đến các biểu hiện vi phạm pháp luật của HS.
Một số ít các em thờ ơ trong các hoạt động tập thể, dẫn đến chán học và có
thái độ tiêu cực trong lối sống. Sống buông thả bản thân, không tuân theo các
chuẩn mực đạo đức cũng như các chuẩn mực pháp luật.
Thường những em học kém, ý thức đạo đức còn chưa cao sẽ hay vi
phạm kỷ luật học tập, từ đó dẫn đến dễ xa ngã.
1.2. Xác định nội dung và tầm quan trọng của GD pháp luật đối
với bậc THCS
Giáo dục đạo đức, pháp luật trong nhà trường còn nặng về hình thức.
Cần giảm thiểu những vấn đề cao xa, lớn lao, thay vào đó nên kiên trì bồi đắp

lòng nhân ái, tính trung thực, lòng tự trọng, nếp nghĩ và lối sống lành mạnh,
trọng đạo lý, sống có kỷ luật cho các em.
Cần thay đổi cách đánh giá học sinh, thay cách đánh giá đơn thuần bằng
điểm số bằng những hình thức khác như đánh giá qua ý thức, việc làm, hành
động khi tham gia các hoạt động tập thể.
Đầu tư kinh phí mua sắm các thiết bị, tài liệu tham khảo phục vụ giờ
giảng.
Giáo viên phải tự tìm cho mình những phương pháp dạy học tốt nhất
nhằm giúp học sinh có kỹ năng ứng xử phù hợp với các chuẩn mực đạo đức,
pháp luật và các quy tắc xử sự trong xã hội.

10


Lý ThÞ Thu H¬ng

THCS Trung Héi

1.3. Hình thức giáo dục pháp luật của trường THCS Trung Hội.
Đầu năm học Nhà trường đã triển khai và thực hiện các chỉ thị, văn bản
của các cấp về nhiệm vụ năm học.
Xây dựng kế hoạch giáo dục pháp luật cụ thể cho học sinh theo tình
hình thực tế.
Kết hợp giữa các môn học xã hội và tự nhiên để bồi dưỡng, tâm hồn,
tình cảm của các em. Giáo dục lòng biết ơn, tự hào dân tộc. Ý thức được trách
nhiệm đối với quê hương, đất nước. Đồng thời hiểu rõ hơn các khái niệm cơ
bản về các phạm trù đạo đức, các hành vi ứng xử, các chuẩn mực pháp luật để
biết rõ hơn trách nhiệm, nghĩa vụ, lương tâm, đạo đức… chuẩn bị bước vào
cuộc sống mới.
Giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp quản lý học sinh , phải luôn gần

gũi , tìm hiểu tâm tư, hoàn cảnh của các em và nắm bắt tình hình học sinh. Kết
hợp với giáo viên bộ môn để việc giáo dục pháp luật đạt hiệu quả tích cực.
Việc đánh giá học sinh phải thật sự công bằng, tạo niềm tin cho các em phấn
đấu.
Kết hợp với các đoàn thể trong nhà trường, hội cha mẹ học sinh để có
được thông tin đa chiều, kịp thời uốn nắn, khắc phục .Trong quá trình giáo
dục đạo đức - pháp luật cho học sinh, nhất là học sinh cá biệt cấn có kế hoạch
theo dõi và giúp đỡ các em.
Có sự liên hệ chặt chẽ với chính quyền địa phương. Thông qua các cấp
của chính quyền địa phương để quản lý học sinh cùng với nhà trường và gia
đình .
Thực hiện tốt cam kết giữa học sinh – gia đình – nhà trường – xã hội.
Thực hiện tháng ATGT, các hoạt động tuyên truyền phòng chống MTHIV
Phân loại HS có những biểu hiện vi phạm đạo đức và ATGT ( qua danh
sách do giáo viên chủ nhiệm đưa lên ) để giáo dục.

11


Lý ThÞ Thu H¬ng

THCS Trung Héi

1.4. Vai trò của lãnh đạo trong công tác quản lý giáo dục pháp luật
của Nhà trường.
Ban giám hiệu có sự kết hợp thống nhất trong quá trình lập kế hoạch,
phân công, tổ chức thực hiện. Căn cứ vào tình hình thực tế của Trường - học
sinh, ngay từ đầu năm có sự bố trí, phân công giáo viên chủ nhiệm cũng như
giáo viên giảng dạy theo khối lớp cho phù hợp. Đặc biệt là khối lớp 9, đang có
khuynh hướng muốn làm người lớn, khẳng định cái ta nhiều hơn.

Nắm bắt nội dung chương trình cụ thể, có kế hoạch chỉ đạo chuyên
môn, các hoạt động thông qua giáo viên, Tổng phụ trách, Đoàn thanh niên…
nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường .
Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành nội quy trường học,
ATGT, của học sinh. Kịp thời nhắc nhở, uốn nắn qua các buổi chào cờ đầu
tuần. Các hoạt động tập thể ( HĐGDNGLL ) nên đánh giá ngay ý thức đạo
đức của học sinh. Việc làm thường xuyên của lãnh đạo nhà trường sẽ giúp
giáo viên và học sinh có ý thức hơn trong việc giáo dục và chấp hành pháp
luật.
Bản thân lãnh đạo và các giáo viên phải là những tấm gương mẫu mực
về đạo đức để học sinh noi theo.
Giữ mối liên hệ chặt chẽ với chính quyền địa phương, các trưởng thôn,
xóm, cùng giáo dục ý thức đạo đức và chấp hành pháp luật của học sinh.
2. Nguyên nhân của việc giáo dục pháp luật trong trường THCS
Trung Hội chưa đạt kết quả cao:
2.1. Đánh giá ưu và nhược điểm của công tác giáo dục pháp luật
Trường THCS Trung Hội.
a Qua thực tế công tác giáo dục pháp luật cho học sinh trường THCS
Trung Hội bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định. Học sinh nhìn
chung có ý thức hơn trong việc chấp hành nội quy, quy định của trường, lớp.
12


Lý ThÞ Thu H¬ng

THCS Trung Héi

Số học sinh vi phạm ATGT không còn, hiện tượng kết băng, nhóm, vi phạm
TNXH, bỏ giờ, trốn lớp đã giảm đáng kể. Để đạt được những kết quả trên có
sự cố gắng, đồng thuận của tập thể sư phạm nhà trường.

Nhà trường đã có sự quan tâm , tạo mọi điều kiện để giáo viên làm tốt
nhất công việc theo khả năng. Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, say mê với sự
nghiệp trồng người.
Cán bộ quản lý và giáo viên thật sự thương yêu và tôn trọng nhân cách
học sinh, không thờ ơ buông lỏng hay khoán trắng cho gia đình học sinh.
Các đoàn thể và chính quyền địa phương đã làm tốt công tác tổ chức
tuyên truyền phổ biến Bộ luật Hình sự, Bộ Luật Tố tụng hình sự, Luật Phòng,
chống ma túy; Luật Phòng, chống vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch
mắc phải ở người (HIV, AIDS) giúp các em xây dựng những thói quen lành
mạnh.
Đa số học sinh có ý thức tốt trong việc thực hiện nội quy của trường,
lớp, chấp hành tốt ATGT, hiện tượng học sinh nói tục chửi bậy, học sinh bỏ
học đi chơi điện tử đã giảm đi. Một số học sinh cá biệt có sự tiến bộ rõ rệt,
không những tự mình biết nhìn nhận lẽ phải, cái đúng mà còn là những nhân
tố tích cực giúp đỡ các bạn khác tiến bộ.
b. Mặc dù đã làm được rất nhiều song công tác giáo dục pháp luật cho
học sinh của nhà trường vẫn còn nhiều khó khăn.
Đội ngũ giáo viên chuyên trách môn giáo dục công dân còn thiếu, cơ sở
hạ tầng chưa đủ.
Cùng với những lí do trên thì việc hạn chế trong nhận thức vai trò giáo
dục đạo đức – pháp luật cho học sinh của một bộ phận cha mẹ học sinh, việc
chưa nhận thức đúng về vai trò của bộ môn, coi thường bộ môn phụ

( giáo

dục công dân) của một số học sinh, nên các em chưa có sự đầu tư thời gian
học cho các môn bị coi là ‘phụ” đó

13



Lý ThÞ Thu H¬ng

THCS Trung Héi

Sự phát triển của nền kinh tế thị trường với những mặt trái của nó : coi
trọng đồng tiền, coi thường tình cản con người, chạy theo lối sống thực dụng,
vị kỷ… đã ảnh hưởng không nhỏ đến một bộ phận các em thuộc lứa tuổi
THCS.
* Còn có rất nhiều nguyên nhân khác góp phần làm cho công tác giáo
dục pháp luật cho học sinh của trường chưa đạt được kết quả cao. Song có thể
kể đến những nguyên nhân cơ bản sau dẫn đến việc giáo dục pháp luật ở nhà
trường chưa cao như:
2.2 Nguyên nhân của việc giáo dục pháp luật trong trường THCS Trung
Hội chưa đạt kết quả cao.
a. Nguyên nhân từ học sinh.
Ở lứa tuổi của các em nhân cách chưa phát triển hoàn thiện. Do đặc
điểm tâm lý muốn làm người lớn, muốn được khẳng định bản thân song lại
chưa có vốn kinh nghiệm sống, chưa được trang bị kiến thức cuộc sống cũng
như về pháp luật một cách đầy đủ nên các em dễ bị kích động, lôi kéo, khó
kìm chế, kiểm soát được hành vi của bản thân.
Do tính tình ngang bướng, khó bảo, không có ý thức tự rèn luyện của
một số em học sinh được coi là ngang bướng, khó bảo.
Cùng với thời gian theo các bậc học, nếu những em này không được
giáo dục một cách tích cực đần sẽ trở thành những đặc điểm tính cách khó
giáo dục.
b. Nguyên nhân từ gia đình học sinh.
Học sinh chịu nhiều áp lực trong học tập, đời sống tinh thần lẫn vật
chất: không đủ sức khỏe để tiếp thu lượng kiến thức lớn ở lớp học, gia đình
hoàn cảnh, khó khăn không đảm bảo cho các em yên tâm học tập.

Do cha mẹ mải lo bươn chải với cuộc sống mà thiếu đi sự quan tâm
chăm sóc, chia sẻ với các em những buồn vui, các em không được trang bị
những kỹ năng tối thiểu cũng như cách ứng xử trong cuộc sống.
14


Lý ThÞ Thu H¬ng

THCS Trung Héi

Ở độ tuổi của các em là tuổi ước mơ và sống lý tưởng, nhưng hiện nay
các em không có “mẫu người” lý tưởng. Chính vì thế, những mối tình chớp
nhoáng, những nhân vật ăn chơi sành điệu, những sát thủ tàn bạo trong phim
ảnh đã trở thành “thần tượng” của các em. Các em được “buông thả”, tự do
dẫn đến dễ bị vi phạm pháp luật.
Trong gia đình bản thân người làm cha mẹ không gương mẫu chấp
hành chính sách, pháp luật của nhà nước hoặc chưa làm gương cho con cái
trong cách sống ( còn say xỉn, dính vào ma tuý, bạo lực gia đình...) khiến học
sinh dễ có hành vi vi phạm pháp luật.
c. Nguyên nhân từ xã hội.
Sự tác động của nền kinh tế thị trường, ít nhiều ảnh hưởng tới cách
sống, suy nghĩ của học sinh. Có không ít những con người để đạt được mục
đích đã sẵn sàng vi phạm pháp luật, chà đạp lên nhân phẩm của người khác.
Thậm chí có người còn coi thường cả những qui tắc, chuẩn mực đạo đức cơ
bản.
Sự phân hoá giàu nghèo của học sinh trong cùng một lớp học, coi trọng
đồng tiền hơn tình cảm bạn bè. Những sự việc hàng ngày ở đây đó cũng ít
nhiều ảnh hưởng đến các em.
Trong nền kinh tế thị trường, thực tế hình ảnh người thầy ít nhiều cũng
bị lu mờ. Đây cũng là một nguyên nhân khiến cho học sinh không biết lấy đâu

làm điểm tựa để phấn đấu. Một khi vai trò của người thầy không còn được đề
cao như trước thì việc giáo dục đạo đức, lối sống trong bộ phận học sinh hiện
nay cũng là vấn đề rất đáng được quan tâm..
Thời đại của CNTT bùng nổ, khi con người giao tiếp, tìm hiểu khoa học
công nghệ không còn đơn thuần là gặp trực tiếp hay qua thư tay. Chỉ cần qua
mạng có thể nắm bắt mọi thông tin ở mọi lĩnh vực... song chúng ta không thể

15


Lý ThÞ Thu H¬ng

THCS Trung Héi

kiểm soát được việc tra cứu thông tin của học sinh. Đây cũng là một nguyên
nhân dẫn đến các em dễ có hành vi vi phạm pháp luật.
d. Nguyên nhân từ phía Nhà trường
Phương pháp giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh còn mang nặng
tính giáo huấn, thiếu tính thực tế, chất lượng giáo dục đạo đức, pháp luật qua
môn GDCD và các bộ môn khác còn thấp.
Giáo viên chưa được qua đào tạo chính qui, phần lớn giảng dạy bộ môn
GDCD là giáo viên kiêm nhiệm .
Mặt khác do thiếu kinh phí nên ngành giáo dục rất khó khăn trong việc
triển khai giáo dục pháp luật theo đúng yêu cầu chương trình... Bên cạnh đó
tài liệu phục vụ giảng dạy còn thiếu về số lượng các văn bản, tài liệu tham
khảo.
Bản thân HS cũng như một bộ phận cán bộ giáo viên chưa nhận thấy
đầy đủ tầm quan trọng của việc giáo dục pháp luât qua bộ môn GDCD, các
môn học, các HĐNGLL khác. Có giáo viên còn có những lời nói xúc phạm
học sinh hoặc vô tình giữa lời nói và việc làm không nhất quán.

Đôi lúc giáo viên còn thiếu công bằng trong đánh giá, xếp loại hạnh
kiểm của học sinh..
CHƯƠNG III:
NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.
1. Các giải pháp nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho
học sinh trường THCS Trung Hội.
Từ thực trạng về việc vi phạm pháp luật của học sinh của nhà trường,
tôi thấy cần từng bước nâng cao chật lượng giáo dục pháp lụât với những giải
pháp sau đây:
16


Lý ThÞ Thu H¬ng

THCS Trung Héi

1.1. Tăng cường nhận thức đúng về vai trò của giáo dục pháp luật
trong Trường THCS
Tiếp tục quán triệt Chỉ thị số 32-CT/TW, các văn bản chỉ đạo của Đảng
và Nhà nước về công tác phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL), nâng cao
nhận thức và nhận thức đúng về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác
PBGDPL trong Nhà trường. Ban giám hiệu cần xác định công tác PBGDPL là
một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm
vụ thường xuyên của cán bộ giáo viên, đặt dưới sự lãnh đạo, sự chỉ đạo trực
tiếp của lãnh đạo cơ quan quản lý giáo dục và ban giám hiệu.
Mỗi cán bộ, nhà giáo, người học phải xác định rõ việc học tập, nghiên
cứu để hiểu biết pháp luật, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật là trách nhiệm
của mình. Đây là nhiệm vụ chính, quyết định sự thành công của mọi công việc
.
Xác định môn giáo dục pháp luật, giáo dục công dân có vai trò quan

trọng giáo dục ý thức pháp luật, trách nhiệm công dân cho học sinh, giúp
người học “rèn đức luyện tài” tôn trọng pháp luật, kỷ cương xã hội.
1.2. Tăng cường đưa nội dung giáo dục pháp luật vào các buổi
HĐNGLL .
Nhà trường nên thành lập ban chỉ đạo tuyên truyền phổ biến pháp luật
với thành phần theo quy định và chịu trách nhiệm tổ chức các hoạt động giáo
dục pháp luật trong năm học.
Tổ chức các câu lạc bộ pháp luật, tuyên truyền pháp luật bằng những
hình thức hấp dẫn các em tham gia như: thi đua giải quyết các tình huống
pháp luật có thưởng; trình bày tiểu phẩm về pháp luật; phiên tòa giả định, thi
văn nghệ, làm báo tường... với chủ đề về pháp luật.Lập hòm thư mật để phát
hiện, góp ý.

17


Lý ThÞ Thu H¬ng

THCS Trung Héi

Tổ chức phong trào giữ gìn ANTT thông qua các buổi sinh hoạt Đội,
Đoàn, sinh hoạt tập thể, cắm trại, ngoại khoá... Nghe nói chuyện, xem phim,
tiểu phẩm về chủ đề pháp luật.
Tổ chức tốt các phong trào của Đội như; “Công tác Trần Quốc Toản”,
“Áo ấm tặng bạn”, “ Xuân ấm tình thương”, “ Kế hoạch nhỏ”…có động
viên, khen thưởng cá nhân, tập thể kịp thời. Bên cạnh đó cũng khiển trách,
phê bình cá nhân vi phạm kỉ luật để kịp thời sửa chữa.
Từ đó giáo dục, ý thức các em tránh xa các tệ nạn xã hội, thực hiện
sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.
1.3. Xây dựng tập thể sư phạm vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ.

Mỗi cán bộ, nhà giáo, người học trong ngành phải xác định rõ việc học
tập, nghiên cứu để hiểu biết pháp luật, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật là
trách nhiệm của mình. Từ đó sẽ có một đội ngũ người thầy có chất
lượng giáo dục tốt, không còn thiếu và yếu chuyên môn luật, nghiệp vụ sư
phạm.
Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên giảng
dạy môn giáo dục công dân qua các chuyên đề.
Đưa các quy định của pháp luật kịp thời đến với học sinh, sinh viên và
đội ngũ những người làm công tác giảng dạy. Ý thức chấp hành pháp luật của
họ theo đó cũng được nâng lên. Hạn chế đến mức thấp nhất hành vi vi phạm
pháp luật của học sinh và những người làm công tác giáo dục.
1.4. Vai trò của lãnh đạo.
Ngay từ đầu năm phổ biến tới cán bộ giáo viên các văn bản, chỉ thị,
công văn một cách kịp thời. Tổ chức cho giáo viên học về điều lệ nhà trường,
nhiệm vụ năm học.
Chỉ đạo phân cấp đến các đoàn thể đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch đã
đề ra.
18


Lý ThÞ Thu H¬ng

THCS Trung Héi

Đôn đốc thường xuyên tới các GVCN, GV bộ môn, TPT và học sinh về
ý thức chầp hành các nội quy trường học, ý thức chấp hành pháp luật.
Xây dựng quy chế khen - phạt ngay từ đầu năm học.
Kiểm tra, đánh giá theo chu kì các đợt thi đua, để kịp thời điều chỉnh.
Kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong công tác giáo dục
học sinh trong năm học cũng như về hè.

1.5. Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương sáng về đạo đức .
Hơn bao giờ hết, các thầy cô giáo phải là những tấm gương sang về đạo
đức để học sinh noi theo. Có lối sống gương mẫu, ý thức kỷ luật cao để tạo
thành sức hút lớn nhất, mạnh mẽ nhất, cao quý nhất đối với học sinh của
mình. Mọi hành vi, cử chỉ của thầy cô trên lớp cũng như trong cuộc sống đời
thường sẽ có tác động trực tiếp hơn rất nhiều so với bài giảng lý thuyết trên
lớp.
Thái độ xử sự đúng pháp luật của thầy cô sẽ tạo được niềm tin cho học
sinh và quần chúng nhân dân.
Tóm lại để tạo nên nhân cách người học, trước hết thầy phải là người có
nhân cách, người thầy phải biết thuyết phụcọc sinh bằng chính nhân cách của
mình.
1.6. Thực hiện phối hợp giáo dục Gia đình - Nhà trường - Xã hội.
Ban giám hiệu xây dựng kế hoạch theo tuần tháng, có kiểm tra thường
xuyên việc thực hiện kế hoạch từ đó kịp thời rút kinh nghiệm, bổ xung, sửa
đổi, chỉ đạo kịp thời việc giáo dục pháp luật.
Theo dõi sát sao những hành vi vi phạm pháp luật của học sinh. Tìm ra
giải pháp hữu hiệu để nhắc nhở, giúp đỡ, giáo dục các em tiến bộ.
Giáo dục pháp luật nói chung và giáo dục pháp luật trong nhà trư ờng
nói riêng không chỉ là trách nhiệm của riêng ngành giáo dục. Môi trường

19


Lý ThÞ Thu H¬ng

THCS Trung Héi

giáo dục có lành mạnh , an toàn hay không thì vai trò của xã hội là vô cùng
lớn lao.

Để có những con người “vừa hồng, vừa chuyên” thì rất cần sự chung
tay góp sức của mọi ban ngành, đoàn thể trong xã hội ( Gia đình -Thôn xóm
- Đoàn thanh niên- chính quyền xã…)
Hàng năm nên mời các báo cáo viên đến trường để thuyết trình về kiến
thức pháp luật cho giáo viên. Chính từ các chuyên đề này sẽ giúp ích cho cán
bộ, giáo viên, nhân viên của trường nắm vững kiến thức pháp luật.
Kết hợp với phòng cảnh sát giao thông tổ chức các hoạt động tìm hiểu
luật ATGT, để có các kiến thức về trật tự giao thông, an toàn xã hội, biết tránh
xa các tệ nạn xã hội.
1.7. Xây dựng tủ sách pháp luật trong thư viện nhà trường
Để cán bộ giáo viên và học sinh có điều kiện thuận lợi tìm hiểu các kiến
thức về pháp luật, nhà trường cần sưu tầm các tài liệu liên quan như:
Các văn kiện, các nghị quyết của Đảng và Chính phủ
Các Hiến pháp, bộ luật của Quốc hội về gia đình, hình sự, lao động, hôn
nhân…
Sưu tầm các đầu sách về pháp luật như: “Sổ tay giáo dục pháp luật”,
“Câu chuyện và tình huống pháp luật”, “Biển báo hiệu giao thông” “Giáo dục
trật tự an toàn giao thông”.
1.8. Về thiết bị dạy học môn Giáo dục công dân:
Thực hiên nghị quyết số 40/200/ NQ 10 của Quốc hội về việc đổi mới
chương trình GDPT. Bộ GD&ĐT ban hành nhiều danh mục dạy học tối thiểu
trong đó có môn GDCD như:
+Ảnh về chủ đề bảo vệ môi trường, ATGT, Phòng chống ma tuý, gia đình…
+Mô hình giáo dục ATGT

20


Lý ThÞ Thu H¬ng


THCS Trung Héi

+Sơ đồ, cấu trúc bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam.
+Các loại bản đồ, tranh ảnh
2. Kết quả đạt được khi áp dụng những giải pháp trên trong học kì
I năm học 2008-2009 tại Trường THCS Trung Hội như sau:
Kỉ cương, nền nếp của nhà trường được tăng cường và giữ vững.
Học sinh phát huy tốt tinh thần đoàn kết, giúp đỡ bạn có hoàn cảnh khó
khăn. Tỉ lệ học sinh bỏ học giảm hẳn. Toàn trường duy trì tốt sĩ số học sinh.
Học sinh có thức thực hiện và chấp hành pháp luật. Phần đa học sinh ngoan, lễ
phép và có thái độ khiêm tốn hơn trong giao tiếp.
Các em có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan sư
phạm nhà trường xanh, sạch, đẹp.
Tập thể học sinh thực hiện tốt nội qui, kỉ luật của nhà trường, quyết tâm
cao xây dựng môi trường tập thể vững mạnh.
Đảm bảo không có học sinh vi phạm TNXH, đảm bảo thưc hiện tốt
ATGT .
Kết quả hai mặt giáo dục năm học 2008 – 2009:
Học lực
- Giỏi:
10
- Khá:
30
- Trung bình: 55
- Yếu:
5
- Kém:
0

Đạo đức

- Tốt:
65 %
- Khá:
30 %
- Trung bình:
5 %

%
%
%
%
%

- Học sinh đạt giải trường

:

18 em

=

6

%

- Học sinh đạt giải huyện

:

8 em


=

2,7 %

- Học sinh đạt giải tỉnh

:

2 em

=

0,7 %

Nhà trường đánh giá chung về việc giáo dục pháp luật cho học sinh có hiệu
quả tốt.

21


Lý ThÞ Thu H¬ng

THCS Trung Héi

Cán bộ giáo viên có nhiều nỗ lực, cố gắng trong việc tuyên truyền, giáo
dục pháp luật và ý thức chấp hành kỉ cương, nề nếp của học sinh.
Học sinh có sự tiến bộ rõ rệt, nhất là học sinh lớp 9.
Cán bộ thư viện đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng tuyên truyên
tủ sách pháp luật đên giáo viên và học sinh.

Tổng phụ trách và giáo viên chủ nhiệm có nhiều cố gắng trong các hoạt
động góp phần nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật cho học sinh trong nhà
trường.

22


Lý ThÞ Thu H¬ng

THCS Trung Héi

PHẦN C . KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận :
Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đòi hỏi con
người mới phải đủ đức, đủ tài để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
Giáo dục pháp luật cho học sinh THCS là một trong những nhiệm vụ
chiến lược hàng đầu được Đảng và Nhà nước quan tâm.
Việc giáo dục pháp luật cho học sinh không chỉ đơn thuần là dạy cho
các em hiểu biết về pháp luật, mà giúp các em có thái độ và hành động đúng
mực để thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của người công dân trong tương lai.
Giáo dục pháp luật cho học sinh còn giúp cho việc giáo dục nhân cách cho các
em khi bước vào bậc học THCS được hoàn thiện hơn. Giáo dục ý thức vươn
lên thích ứng với mọi hoàn cảnh.
Không có một đứa trẻ nào là không giáo dục được. Bằng các biện pháp nêu
trên Trường THCS Trung Hội kết hợp với các đoàn thể đã giáo dục thành
công những học sinh chậm tiến. Giúp các em lấy lại niềm tin, trở lại là những
con ngoan
Qua thực tế công tác, quá trình học tập, nghiên cứu có thể khẳng định tăng
cường giáo dục pháp luật trong nhà trường là một trong những nhân tố quan
trọng trong sự nghiệp phát triển giáo dục hiện nay của nước nhà.

2. Khuyến nghị:
Với Đảng bộ, chính quyền cần quan tâm nhiều hơn nữa, để góp phần làm
cho công tác giáo dục pháp luật cho học sinh ngày càng tốt hơn.
Với Nhà nước cần có sự đầu tư đồng bộ về cơ sở vật chất, ( nhân lực, vật
lực ) tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giáo dục, nhằm đáp ứng mục tiêu
giáo dục và yêu cầu thời đại.

23


Lý ThÞ Thu H¬ng

THCS Trung Héi

Các cấp, ngành cần có kế hoach trung hạn, dài hạn theo từng giai đoạn
nhằm đào tạo, bồi dưỡng giáo dục pháp luật cho cán bộ giáo viên nâng cao
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ .
Với nhà trường cần duy trì và phát huy những việc làm tốt trong công
tác giáo dục pháp luật, đảm bảo môi trường sư phạm lành mạnh tuỵêt đối. Tạo
niềm tin cho quần chúng nhân dân.

24


Lý ThÞ Thu H¬ng

THCS Trung Héi
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 - Luật Giáo dục năm 2005,

2 - Những vấn đề cơ bản về nhà nước, Pháp lệnh - pháp chế Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam.-Thầy Đào Chí Dân - TTGDTX Thái Nguyên,
3 - Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục – Ths. Hoàng Văn TiệpTTGDTX Thái Nguyên,
4 - Một số vấn đề về nhân cách phát triển nhân cách cho học sinh THCS
-Thầy Nguyễn Văn Khiêm – TTGDTX Thái Nguyên,
5 - Kinh nghiệm chỉ đạo, giáo dục học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn
luyện đạo đức trong trường THCS – Ths. Nguyễn Thị Linh Chi –
TTGDTX Thái Nguyên,
6 - Công tác phổ biến giáo dục pháp luật-BGD&ĐT, NXB 2007,
7 - Điều lệ trường THCS-NXBGD, 2009
8 - Nhiệm vụ năm học 2009 – 2010.
9 - Tài liệu gíảng dạy môn Giáo dục công dân bậc THCS,

25


×