Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

phân tích biế n đông chi phí sản xuất công trình xây dựng trườ ng mầm non thi ̣trấn phong điền tai ̣ công ty cổ phần thiết kế xây dưn ̣g nền mo ́ng dfc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 93 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH


ĐINH CHÍ THÀ NH

PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ
SẢN XUẤT CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
TRƢỜNG MẦM NON THI ̣TRẤN PHONG
ĐIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT KẾ
XÂY DƢ̣NG NỀN MÓNG DFC

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kế Toán
Mã số ngành: 52340301

Tháng 12 – Năm 2013


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH


ĐINH CHÍ THÀ NH
MSSV: LT11347

PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ
SẢN XUẤT CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
TRƢỜNG MẦM NON THI ̣TRẤN PHONG
ĐIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT KẾ
XÂY DƢ̣NG NỀN MÓNG DFC


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KẾ TOÁN
Mã số ngành: 52340301

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
NGUYỄN HỒNG THOA

Tháng 12 – Năm 2013


LỜI CẢM TẠ
Trong thời gian học tập tại trƣờng Đại Học Cần Thơ, em luôn nhận đƣợc
sự chỉ bảo tận tình của quý Thầy Cô, đặc biệt là quý Thầy Cô của Khoa Kinh
Tế và Quản Trị Kinh Doanh đã truyền đạt những bài học về lý thuyết cũng
nhƣ các kỹ năng để sau khi tốt nghiệp có thể vận dụng vào thực tế công việc.
Và hơn ba tháng thực tập tại công ty Cổ Phầ n Thiế t Kế Xây Dƣ̣ng Nề n Móng
DFC, đã tạo cho em có điều kiện vận dụng những kiến thức đã học vào thực
tế, đƣợc tiếp cận cách làm việc trong môi trƣờng doanh nghiệp. Đến nay, em
đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình với đề tài “Phân tích biến động
chi phí sản xuất của công trình xây dựng Trường Mầ m Non Thi ̣ Trấ n Phong
Điề n tại công ty Cổ Phầ n Thiế t Kế Xây Dựng Nề n Móng DFC”.
Em xin chân thành cảm ơn sự giảng dạy của các thầy cô trƣờng Đại học
Cần Thơ, đặc biệt là thầy cô Khoa kinh Tế và Quản Trị Kinh Doanh đã cung
cấp nhiều kiến thức cho em trong suốt những năm học qua để em có thể hoàn
thành luận văn tốt nghiệp này. Và em đặc biệt cám ơn cô Nguyễn Hồ ng Thoa
đã tận tình hƣớng dẫn và bổ sung cho em nhiều kiến thức cần thiết trong quá
trình làm luận văn tốt nghiệp.
Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc, các Anh Chị tại công ty
Cổ Phầ n Thiế t Kế Xây Dƣ̣ng Nề n Móng DFC và đ ặc biệt là các Anh Chị tại
Phòng kế toán của công ty đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi nhất

cho em hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp của mình.
Tuy nhiên, vì kiến thức chuyên môn còn hạn chế và bản thân còn thiếu
kinh nghiệm thực tế nên nội dung đề tài không tránh khỏi những sai sót, hạn
chế nhất định. Vì vậy, em rất mong nhận đƣợc sự góp ý, chỉ bảo thêm của quý
Thầy Cô và các Anh Chị tại Phòng kế toán để bài luận văn tốt nghiệp đƣợc
hoàn thiện hơn.
Sau cùng, em xin kính chúc quý Thầy Cô trƣờng Đại Học Cần Thơ, Ban
Giám Đốc và các Anh Chị tại công ty Cổ Phầ n Thiế t Kế Xây Dƣ̣ng Nề n Móng
DFC dồi dào sức khỏe và luôn thành đạt. Chúc quý công ty đạt nhiều thành
công và ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày

tháng 12 năm 2013

Ngƣời thực hiện
Đinh Chí Thành

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày

tháng 12 năm 2013

Ngƣời thực hiện


Đinh Chí Thành

ii


NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Cần Thơ, ngày …… tháng 12 năm 2013
Thủ trƣởng đơn vị

iii



MỤC LỤC
Trang
CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU.................................................................................. 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................ 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................ 2
1.2.1 Mục tiêu chung .......................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể .......................................................................................... 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU............................................................................ 2
1.3.1 Phạm vi không gian ................................................................................... 2
1.3.2 Phạm vi thời gian ....................................................................................... 2
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................ 2
1.4 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU ............................................................................. 3
CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 4
2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN .............................................................................. 4
2.1.1 Những vấn đề chung về chi phí sản xuất ................................................... 4
2.1.2 Trình tự phân tích biến động chi phí sản xuất ........................................... 9
2.1.3 Định mức chi phí sản xuất ....................................................................... 10
2.1.4 Phân tích biến động chi phí sản xuất ....................................................... 12
2.1.5 Ý nghĩa của việc phân tích biến động chi phí sản xuất ........................... 19
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................. 19
2.2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu ................................................................. 19
2.2.2. Phƣơng pháp phân tích số liệu ................................................................ 19
CHƢƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT KẾ XÂY
DƢ̣NG NỀN MÓNG DFC ............................................................................... 21
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY ................ 21
3.2 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH ............................................................... 21
3.3 NĂNG LƢ̣C CÔNG TY ............................................................................. 22
3.3.1 Năng lực về tài chính ............................................................................... 22
3.3.2 Những công trình công ty đã và đang thực hiện ...................................... 22


iv


3.3.3 Năng lực về con ngƣời ............................................................................. 22
3.3.4 Năng lực về thiết bị .................................................................................. 23
3.4 CƠ CẤU TỔ CHƢ́C ................................................................................... 23
3.4.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức ................................................................................ 23
3.4.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng bộ phận ............................ 24
3.5 HÌNH THỨC KẾ TOÁN ÁP DỤNG ......................................................... 25
3.5.1 Sơ đồ tổ chức, chƣ́c năng bộ máy kế toán ............................................... 25
3.5.1 Hình thức kế toán doanh nghiệp .............................................................. 27
3.6 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
TƢ̀ NĂM 2010 ĐẾN 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 ...................................... 28
3.7 NHƢ̃ NG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY TRONG
NHƢ̃ NG NĂM GẦN ĐÂY .............................................................................. 31
3.7.1 Thuận lợi .................................................................................................. 31
3.7.2 Khó khăn .................................................................................................. 31
3.8 PHÂN TÍCH SƠ BỘ VỀ CÔNG TRÌNH XÂY DƢ̣NG TRƢỜNG MẦM
NON THI ̣TRẤN PHONG ĐIỀN ..................................................................... 32
CHƢƠNG 4 PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ SẢN XUẤT CỦA CÔNG
TRÌNH XÂY DỰNG TRƢỜNG MẦM NON THI ̣TRẤN PHONG ĐIỀN TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT KẾ XÂY DƢ̣NG NỀN MÓNG DFC .............. 33
4.1 PHÂN TÍCH CHUNG TOÀN BỘ CHI PHÍ SẢN XUẤT CỦA CÔNG
TRÌNH XÂY DỰNG TRƢỜNG MẦM NON THỊ TRẤN PHONG ĐIỀN TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT KẾ XÂY DƢ̣NG NỀN MÓNG DFC .............. 33
4.1.1 Xây dựng định mức chi phí sản xuất ....................................................... 33
4.1.2 Chi phí sản xuất thực tế tại công ty ......................................................... 41
4.2 PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ TƢ̀NG KHOẢN MỤC CHI PHÍ .... 46
4.2.1 Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ............................. 46

4.2.2 Phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp ..................................... 55
4.2.3 Phân tích biến động chi phí sử dụng máy thi công .................................. 59
4.2.4 Phân tích biến động chi phí sản xuất chung ............................................ 61
4.2.5 Tổng biến động chi phí ............................................................................ 66

v


4.3 SO SÁNH KẾT CẤU CHI PHÍ SẢN XUẤT 02 CÔNG TRÌNH TRƢỜNG
MẦM NON THI ̣ TRẤN PHONG ĐIỀN VÀ TRƢỜNG TIỂU HỌC QUẬN
CÁI RĂNG ....................................................................................................... 67
4.4 PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ ....... 69
4.4.1 Tác động của nhân tố giá ......................................................................... 69
4.4.2 Ảnh hƣởng của nhân tố lƣợng ................................................................. 70
4.4.3 Ảnh hƣởng của chất lƣợng quản lý .......................................................... 70
4.5 PHÂN TÍCH HIÊ ̣U QUẢ SƢ̉ DỤNG CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN THIẾT KẾ XÂY DƢ̣NG NỀN MÓNG DFC .......................... 70
4.5.1 Phân tích tỷ suấ t chi phí sản xuấ t ............................................................. 71
4.5.2 Phân tích tỷ suất lợi nhuận gô ̣p ................................................................ 71
CHƢƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM KIỂM SOÁT CHI PHÍ SẢN
XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT KẾ XÂY DƢ̣NG NỀN MÓNG
DFC ................................................................................................................... 75
5.1 ĐÁNH GIÁ ƢU, NHƢỢC ĐIỂM .............................................................. 75
5.1.1 Ƣu điể m ................................................................................................... 75
5.1.2 Nhƣơ ̣c điể m ............................................................................................. 75
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIỂM SOÁ T CHI PHÍ SẢN XUẤT ...................... 75
5.2.1 Giải pháp đối với nguyên liệu đầu vào .................................................... 75
5.2.2 Giải pháp đối với hoạt động sản xuất kinh doanh ................................... 77
5.2.3 Giải pháp cho đầu ra của sản phẩm ......................................................... 78
CHƢƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 79

6.1 KẾT LUẬN................................................................................................. 79
6.2 KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 79
6.2.1 Đối với cơ quan thực tập.......................................................................... 80
6.2.2 Đối với các cơ quan chức năng ................................................................ 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 81

vi


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ Phầ n Thiế t Kế và
Xây Dƣ̣ng nề n móng DFC giai đoa ̣n tƣ̀ năm 2010 – 06 tháng đầu năm 2013 . 29
Bảng 4.1 Bảng tổng hợp định mức chi phí ngu yên vâ ̣t liê ̣u trƣ̣c tiế p công trình
xây dựng trƣờng Mầ m Non Thi Trấ
̣ n Phong Điề n ........................................... 36
Bảng 4.2 Bảng tổng hợp định mức chi phí chi phí nhân công trực tiếp công
trình xây dựng trƣờng Mầ m Non Thi Trấ
̣ n Phong Điề n ................................... 38
Bảng 4.3: Bảng tổng hợp đinh
̣ mƣ́c chi phí chi phí sƣ̉ du ̣ng máy thi công công
trình xây dựng trƣờng Mầ m Non Thi Trấ
̣ n Phong Điề n ................................... 38
Bảng 4.4 Bảng dự toán linh hoạt ở mức độ hoạt động bình thƣờng về chi phí
sản xuất chung công trình trƣờng Mầm Non Thị Trấn Phong Điề n ................. 40
Bảng 4.5 Bảng tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế tại công trình
xây dựng trƣờng Mầ m Non Thi Trấ
̣ n Phong Điề n ........................................... 42
Bảng 4.6 Bảng tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp thực tế tại công trình xây
dựng trƣờng Mầ m Non Thi Trấ

̣ n Phong Điề n .................................................. 44
Bảng 4.7 Bảng tổng hợp chi phí chi phí sử dụng máy thi công thực tế tại công
trình xây dựng trƣờng Mầ m Non Thi Trấ
̣ n Phong Điề n ................................... 45
Bảng 4.8 Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung thực tế tại công trình xây dựng
trƣờng Mầ m Non Thi Trấ
̣ n Phong Điề n ........................................................... 46
Bảng 4.9 Bảng phân tích biến động giá của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại
công trình xây dựng trƣờng Mầ m Non Thi Trấ
̣ n Phong Điề n .......................... 48
Bảng 4.10 Bảng phân tích biến động lƣợn g của chi phí nguyên vâ ̣t liê ̣u trƣ̣c
tiế p ta ̣i công trình xây dựng trƣờng Mầ m Non Thi Trấ
̣ n Phong Điề n .............. 52
Bảng 4.11 Bảng phân tích biến động giá của chi phí nhân công trực tiếp tại
công trình xây dựng trƣờng Mầ m Non Thi Trấ
̣ n Phong Điề n .......................... 56
Bảng 4.12 Bảng phân tích biến động năng suất của chi phí nhân công trực tiếp
tại công trình xây dựng trƣờng Mầ m Non Thi Trấ
̣ n Phong Điề n ..................... 57
Bảng 4.13 Bảng phân tích biến động giá của chi phí sử dụng máy thi công tại
công trình xây dựng trƣờng Mầ m Non Thi Trấ
̣ n Phong Điề n .......................... 59
Bảng 4.14 Bảng phân tích biến động năng suất của chi phí sử dụng máy thi
công ta ̣i công trình trƣờng Mầ m Non Thi Trấ
̣ n Phong Điề n ............................ 60

vii


Bảng 4.15 Bảng phân tích biến động giá biến phí sản xuấ t chung công trình

xây dựng trƣờng Mầ m Non Thi Trấ
̣ n Phong Điề n ........................................... 62
Bảng 4.16 Bảng tổng hợp biến động chi phí sản xuất công trình xây d
ựng
trƣờng Mầ m Non Thi Trấ
̣ n Phong Điề n ......................................................... 67
Bảng 4.17 Bảng so sánh kết cấu chi phí sản xuất 02 công trin
̀ h trƣờng Mầ m
Non Thi Trấ
̣ n Phong Điề n và trƣờng Tiểu Học Quận Cái Răng ....................... 68
Bảng 4.18 Bảng phân tích tỷ suất chi phí sản xuất của công ty Cổ Phần Thiết
Kế Xây Dƣ̣ng Nề n Móng DFC năm 2010 – 06 tháng đầu năm 2013 .............. 72
Bảng 4.19 Bảng so sánh tỷ suất lợi nhuận gộp của công ty Cổ Phần Thiết Kế
Xây Dƣ̣ng Nề n Móng DFC năm 2010-2012 .................................................... 74

viii


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Sơ đồ tóm tắ t phân loa ̣i chi phí theo chƣ́c năng hoa ̣t đô ̣ng .................. 6
Hình 2.2 Sơ đồ tóm tắ t phân loa ̣i chi phí theo cách ƣ́ng xƣ̉ ............................... 9
Hình 2.3 Mô hiǹ h tổ ng quát để phân tić h biế n phí ........................................... 13
Hình 2.4 Sơ đồ phân tić h biế n đô ̣ng chi phí nguyên vâ ̣t liê ̣u trƣ̣c tiế p ............. 15
Hình 2.5 Sơ đồ phân tić h biế n đô ̣ng chi phí nhân công trƣ̣c tiế p ..................... 16
Hình 2.6 Sơ đồ phân tić h biế n đô ̣ng chi phí sản xuấ t chung khả biế n .............. 18
Hình 2.7 Sơ đồ phân tić h biế n đô ̣ng chi phí sản xuấ t chung bấ t biế n ............... 19
Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấ u tổ chƣ́c .......................................................................... 23
Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán............................................................ 25
Hình 3.3 Sơ đồ kế toán má y ta ̣i doanh nghiê ̣p .................................................. 28

Hình 4.1 Sơ đồ phân tić h biế n đô ̣ng chi phí nguyên vâ ̣t liê ̣u trƣ̣c tiế p của công
trình trƣờng Mầ m Non Thi Trấ
̣ n Phong Điề n ................................................... 55
Hình 4.2 Sơ đồ phân tích biế n đô ̣ng chi phí nhân công trƣ̣c tiế p của công trình
trƣờng Mầm Non Thị Trấn Phong Điền ........................................................... 58
Hình 4.3 Sơ đồ phân tić h biế n đô ̣ng chi phí sƣ̉ du ̣ng máy thi công của công
trình trƣờng Mầ m Non Thi Trấ
̣ n Phong Điề n ................................................... 61
Hình 4.4 Sơ đồ phân tích biế n đô ̣ng chi phí sản xuấ t chung khả biế n của công
trình trƣờng Mầ m Non Thi Trấ
̣ n Phong Điề n ................................................... 64
Hình 4.5 Sơ đồ biế n đô ̣ng đinh
̣ phí sản xuấ t chung công trình xây dựng trƣờng
Mầ m Non Thi Trấ
̣ n Phong Điề n ....................................................................... 66

ix


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BHXH

:

Bảo hiểm xã hội.

BHYT

:


Bảo hiểm y tế.

KPCĐ

:

Kinh phí công đoàn.

BHTN

:

Bảo hiểm thất nghiệp.

DT BH&CCDV

:

Doanh thu bán hang và cung cấ p dich
̣ vu ̣

GVHB:

:

Giá vốn hàng bán

QLDA

:


Quản lý dự án

XDCB

:

Xây dựng cơ bản

HĐKD

:

Hoạt động kinh doanh

TSCĐ

:

Tài sản cố định

CP NVL TT

:

Chi phí nguyên vâ ̣t liệu trực tiếp

CP NC TT

:


Chi phí nhân công trƣ̣c tiế p

CP SD MTC

:

Chi phí sƣ̉ du ̣ng máy thi công

CP SXC

:

Chi phí sản xuấ t chung

x


CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiê ̣n nay , nền kinh tế Việt Nam đang từng bƣớc phát triển theo cơ chế
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hợp tác kinh tế quốc tế hóa. Do đó, viê ̣c thu hút
vốn đầu tƣ của nƣớc ngoài vào nƣớc ta là điều cần thiết. Thế nhƣng, để thu hút
đƣơ ̣c nguồn vốn đầu tƣ từ thế giới thì cơ sở hạ tầng cần phát triển và đổi mới.
Vì vậy, ngành xây dựng luôn là tâm điểm cho các chủ đầu tƣ bỏ tiền vào kinh
doanh, bởi thế mà hiện nay ngành xây dựng đang có chiều hƣớng phát triển và
cạnh tranh cao. Bên cạnh đó ngành xây dựng hiện nay đƣợc kinh doanh theo
hình thức đấu thầu. Công trình nào giá thành thấp nhƣng vẫn đảm bảo đƣợc
tính thẩm mỹ cũng nhƣ chất lƣợng cao thì công trình đó trúng thầu, bởi thế

các công ty ngày càng phải đối mặt với sức ép đó là sự cạnh tranh ngày càng
gay gắt. Vì vậy, đòi hỏi các nhà quản trị phải có một tầm nhìn chiến lƣợc cũng
nhƣ đƣờng lối, chính sách kinh doanh đúng đắn nhằm đảm bảo cho hƣớng
phát triển của công ty. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mục đích cuối
cùng của các công ty điều là lợi nhuận. Thật vậy, lợi nhuận luôn là mối quan
tâm hàng đầu, nó quyết định đến sự tồn tại và sống còn của một công ty. Lợi
nhuận càng cao, công ty sẽ càng vững mạnh về tài chính, có điều kiện mở rộng
về quy mô đồng thời tăng sức cạnh tranh trên thị trƣờng.
Trong lĩnh vực kế toán quản trị, xét về sự liên hệ giữa chi phí và lợi
nhuận thì giữa chúng có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau. Để có đƣợc lợi
nhuận cao doanh nghiệp cần tăng doanh thu hoặc giảm chi phí. Để tăng doanh
thu, doanh nghiệp phải tăng số lƣợng sản phẩm mà họ bán ra thị trƣờng, tăng
giá bán sản phẩm, nhƣng việc tăng giá bán là một việc đòi hỏi phải có sự
quyết định đúng đắn từ phía nhà quản trị. Vì vậy mà hiện nay các nhà quản trị
của công ty luôn kiểm soát chi phí để hạ giá thành, từ đó nắm đƣợc tình hình
biến động của chi phí, ảnh huởng của sự biến động chi phí đến kết quả hoạt
động, tìm hiểu nguyên nhân để đề ra biện pháp khắc phục kịp thời. Về thực tập
tại công ty Cổ Phầ n Thiế t Kế Xây Dƣ̣ng Nề n Móng DFC đƣợc sự giúp đỡ của
các phòng ban mà đặc biệt là phòng kế toán đã giúp tôi hiểu rõ lợi ích của việc
nắm đƣợc tình hình biến động chi phí và có cái nhìn tổng thể hơn về nguồn chi
phí mà doanh nghiệp bỏ ra sản xuất. Nên tôi đã quyết định chọn đề tài: “ Phân
tích biến động chi phí sản xuất của công trình xây dựng Trường Mầ m Non
Thị Trấn Phong Điền tại công ty Cổ Phần Thiết Kế Xây Dựng Nền Móng
DFC”, làm luận văn tốt nghiệp.

1


1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung

Phân tích tình hình biến động chi phí sản xuất của công trình dựng
Trƣờng Mầ m Non Thi Trấ
̣ n Phong Điề n ta ̣i công ty Cổ Phầ n Thiế t Kế Xây
Dƣ̣ng Nề n Móng DFC , từ đó đề ra một số giải pháp giúp nhà quản trị kiểm
soát chi phí sản xuất, tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh và tăng khả năng
cạnh tranh trên thị trƣờng xây dựng.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích thực trạng tình hình biến động chi phí sản xuất của công
trình xây dựng Trƣờng Mầ m Non Thi ̣ Trấ n Phong Điề n ta ̣i công ty Cổ Phầ n
Thiế t Kế X ây Dƣ̣ng Nề n Móng DFC , từ đó cho thấy đƣợc hiệu quả sử dụng
chi phí của công ty.
- Tổ ng hơ ̣p chi phí định mức, chí phí thực tế phát sinh trong quá trình
sản xuất. Từ đó giúp nhà sản xuất so sánh giữa chi phí định mức và chi phí sản
xuất thực tế, đánh giá quá trình lập kế hoạch chi phí sản xuất định mức.
- Đánh giá sự biến động của chi phí sản xuất giữa thực tế và định mức
nhằm tìm nguyên nhân các biến động chi phí về lƣợng và giá, từ đó đề ra
phƣơng hƣớng giải quyết.
- Đề ra một số giải pháp nhằm kiểm soát sự biến động chi phí, nhằm
mang lại hiệu quả kinh doanh và tăng khả năng cạnh tranh cho công ty.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi về không gian
- Đề tài đƣợc thực hiện tại công ty Cổ Phầ n Thiế t Kế Xây Dƣ̣ng Nề n
Móng DFC.
-

Số 22 Hòa Bình, P. An Cƣ, Q. Ninh Kiề u, TP. Cầ n Thơ.

1.3.2 Phạm vi về thời gian
Số liệu đƣợc sử dụng trong đề tài đƣợc lấy tại công ty Cổ Phầ n Thiế t Kế
Xây Dƣ̣ng Nề n Móng DFC tƣ̀ năm 2010 – 06 tháng đầu năm 2013.

Đề tài đƣợc thực hiện trong quá trình thực tập tại công ty Cổ Phầ n Thiế t
Kế Xây Dƣ̣ng Nề n Móng DFC từ 12/08/2013 đến 18/11/2013.
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu
Là chi phí sản xuất sản phẩm của công ty Cổ Phầ n Thiế t Kế Xây Dƣ̣ng
Nề n Móng DFC. Bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công
trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung của ba loại
công trình nhƣ nhà ở, trƣờng học và cầu đƣờng.

2


1.4 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
- Luận văn tốt nghiệp của Nguyễn Thị Phƣơng Oanh sinh viên Trƣờng
Đại học An Giang với đề tài “ Phân tích biến động chi phí sản xuất tại xí
nghiệp đông lạnh AFIEX” ở đề tài này tác giả sử dụng các phƣơng pháp thố ng
kê, tổ ng hơ ̣p, so sánh số liê ̣u thƣ̣c tế và đinh
̣ mƣ́c tƣ̀ đó đƣa ra kế t luâ ̣n . Qua đề
tài, tác giả xác định đƣợc định mức chi phí sản xuất , phân tích đƣơ ̣c biế n đô ̣ng
chi phí sản xuấ t , tổ ng hơ ̣p các mƣ́c biế n đô ̣ng và tin
́ h giá thành sản phẩ m . Đề
tài này chƣa nêu rõ phần dự toán linh hoạt của chi phí sản xuất chung, chƣa
tìm ra giải pháp nhằm kiểm soát chi phí một cách có hiệu quả và hợp lý.
- Luận văn tốt nghiệp của Nguyễn Thị Kim Đăng sinh viên Trƣờng Đại
học An Giang với đề tài “Phân tích biến động chi phí sản xuất kinh doanh tại
công ty TNHH Việt An” ở đề tài này tác giả sử dụng các phƣơng pháp nhƣ
tổ ng hơ ̣p số liê ̣u , so sánh và phân tić h tổ ng quát biế n đô ̣ng chi phí ta ̣i doanh
nghiê ̣p, đề ra giải pháp nhằm kiểm soát chi phí một cách có hiệu quả và hợp
lý. Tuy nhiên, đề tài chƣa nêu rõ đƣợc tình hình biến động của các chi phí
nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung giữa định mức và
thực tế, chƣa nói lên sự tăng giảm tỷ trọng chi phí.


3


CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Những vấn đề chung về chi phí sản xuất
2.1.1.1 Khái niệm chi phí
Trong mọi hoạt động của các doanh nghiệp đều phát sinh các hao phí,
nhƣ nguyên liệu, tài sản cố định, sức lao động… Biểu hiện bằng tiền toàn bộ
hao phí phát sinh nói trên gọi là chi phí, nhƣ chi phí nguyên vật liệu, chi phí
khấu hao tài sản cố định, chi phí nhân công…
Chi phí là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao động sống và lao
động vật hóa phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp (Trầ n
Quố c Dũng, 2009, trang 43).
Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh phát sinh một cách khách quan,
nó luôn thay đổi trong quá trình tái sản xuất và gắn liền với sự đa dạng, phức
tạp của từng loại hình sản xuất kinh doanh và đƣợc xem là một trong những
chỉ tiêu để đánh giá quản lý hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
2.1.1.2 Phân loại chi phí
a. Phân loại chi phí theo tính chất, nội dung kinh tế của chi phí
Toàn bộ chi phí đƣợc phân loại nhƣ sau:
- Chi phí nguyên vật liệu: là toàn bộ giá trị nguyên vật liệu sử dụng cho
sản xuất kinh doanh trong kỳ.
- Chi phí nhân công: là tiền lƣơng chính, tiền lƣơng phụ, các khoản
trích theo lƣơng (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp , kinh
phí công đoàn) và các khoản phải trả khác cho công nhân viên chức trong kỳ.
- Chi phí khấu hao tài sản cố định: là phần giá trị hao mòn của tài sản
cố định chuyển dịch vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.

- Chi phí dịch vụ mua ngoài: các khoản tiền điện, tiền nƣớc, điện thoại,
thuê mặt bằng…
- Chi phí khác bằng tiền: là những chi phí sản xuất kinh doanh khác
chƣa đƣợc phản ảnh trong các chi phí trên nhƣng đã chi bằng tiền nhƣ chi tiếp
khách, hội nghị…
b. Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động: Cách phân loại này căn
cứ vào chức năng hoạt động mà chi phí phát sinh để phân loại. Toàn bộ chi phí
đƣợc phân thành hai loại: (1) Chi phí sản xuất, (2) Chi phí ngoài sản xuất.

4


(1) Chi phí sản xuất
Là toàn bộ chi phí liên quan đến việc chế tạo sản phẩm hoặc dịch vụ
trong một thời kỳ nhất định (Lê Phƣớc Hƣơng và cô ̣ng sƣ̣, 2011, trang 19-21).
Đối với doanh nghiệp sản xuất: Gồm ba loại:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là biểu hiện bằng tiền những
nguyên vật liệu chủ yếu tạo thành thực thể của sản phẩm và nguyên liệu có
tác dụng phụ thuộc, nó kết hợp với nguyên liệu chính để sản xuất ra sản phẩm
hay làm tăng chất lƣợng của sản phẩm.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Là tiền lƣơng chính, các khoản trích theo
lƣơng (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thấ t nghiê ̣p , kinh phí công
đoàn) và các khoản phải trả khác cho công nhân.
- Chi phí sản xuất chung: Là những chi phí để sản xuất ra sản phẩm
nhƣng không kể chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực
tiếp. Chi phí sản xuất chung bao gồm chi phí nguyên vật liệu gián tiếp, chi phí
nhân công gián tiếp, chi phí khấu hao tài sản cố định sử dụng trong sản xuất và
quản lý sản xuất, chi phí sửa chữa bảo trì, chi phí quản lý phân xƣởng…
 Đối với doanh nghiệp xây lắp: Gồm bốn loại
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là toàn bộ chi phí nguyên vật liệu

dùng để thi công xây lắp gồm nguyên vật liệu chính nhƣ : gỗ , gạch, đá, cát, sắ t,
xi măng,…, vật liệu phụ nhƣ: đinh, kẽm, dây buộc,…, nhiên liệu nhƣ: than,
củi, dầu lửa,…, vật kết trúc: bê tông đúc sẵn , vĩ kèo lắp sẵn,…, giá trị thiết bị
đi kèm với vật kiến trúc nhƣ: thiết bị vệ sinh, thông gió, chiếu sáng, truyền
dẫn,…
- Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lƣơng công nhân trực tiếp
tham gia xây dựng công trình trên công trƣờng và lắp đặc thiết bị, tiền công
nhúng gạch, tƣới nƣớc, tháo dỡ, lắp ghép ván khuôn đà giáo, vận chuyển,
khuân vác nguyên vật liệu máy móc trong lúc thi công…, các khoản phụ cấp
thêm giờ, phụ cấp trách nhiệm.
- Chi phí sử dụng máy thi công: Là chi phí công nhân trực tiếp điều
khiển máy thi công, chi phí khấu hao máy thi công, chi phí dịch vụ mua ngoài
nhƣ: thuê ngoài sửa chữa máy thi công, bảo hiểm xe máy thi công, chi phí điện
nƣớc, thuê máy, chi phí trả cho nhà thầu phụ.
- Chi phí sản xuất chung: Là toàn bộ chi phí tổ chức và phục vụ xây lắp
phát sinh trong phạm vi phân xƣởng nhƣ chi phí nhân viên xƣởng, tất cả các
khoản BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN của các nhân viên bao gồm của công
nhân trực tiếp xây lắp, lƣơng công nhân vận chuyển công trƣờng và của công
nhân trực tiếp điều khiển và phục vụ máy thi công, chi phí vật liệu nhƣ: vật
liệu, công cụ dụng cụ dùng để sửa chữa, bảo dƣỡng tài sản cố định, dùng cho

5


đội quản lý, chi phí lán trại tạm thời…, chi phí dịch vụ mua ngoài
Quang Giáp , 2009, trang 15-17).

(Trầ n

(2) Chi phí ngoài sản xuất

Là những chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm và quản lý
chung toàn doanh nghiệp (Lê Phƣớc Hƣơng và cô ̣ng sƣ̣, 2011, trang 21).
Bao gồm:
- Chi phí bán hàng: là toàn bộ những chi phí phát sinh cần thiết để tiêu
thụ sản phẩm, hàng hóa; gồm các khoản chi phí nhƣ vận chuyển, bốc vác, bao
bì, lƣơng nhân viên bán hàng, hoa hồng bán hàng, khấu hao tài sản cố định và
những chi phí liên quan đến dự trữ, bảo quản sản phẩm, hàng hóa,…
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: là toàn bộ những chi phí chi ra cho
việc tổ chức và quản lý trong toàn doanh nghiệp. Đó là những chi phí hành
chính, kế toán, quản lý chung… Hình 2.1 sẽ trình bày tổng quan về quan cách
phân loại chi phí theo chức năng hoạt động.
Tổng chi phí

Chi phí ngoài sản xuất

Chi phí sản xuất

Chi phí
NVL
trực
tiếp

Chi phí
NC trực
tiếp

Chi phí
bán hàng

Chi phí

sản
xuất
chung

Chi phí
quản lý
doanh
nghiệp

Hình 2.1 Sơ đồ tóm tắ t phân loa ̣i chi phí theo chƣ́c năng hoa ̣t đô ̣ng
c. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với thời kỳ xác định kết quả kinh
doanh
- Chi phí sản phẩm: là những chi phí liên quan trực tiếp đến việc sản
xuất sản phẩm hoặc mua hàng hóa. Đối với các sản phẩm sản xuất công
nghiệp thì các chi phí này gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân
công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Đối với sản phẩm xây lắp thì chi phí
sản phẩm bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực
tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung.
Chi phí thời kỳ: là những chi phí phát sinh trong một thời kỳ và đƣợc tính
hết thành phí tổn trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh; bao gồm chi phí

6


bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp có chu
kỳ sản xuất kinh doanh dài và trong kỳ không có hoặc ít có doanh thu thì
chúng đƣợc tính thành phí tồn của kỳ sau để xác định kết quả kinh doanh (Lê
Phƣớc Hƣơng và cô ̣ng sƣ̣, 2011, trang 21)..
d. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí
- Chi phí trực tiếp: Là những chi phí liên quan trực tiếp đến đối tƣợng

chịu chi phí và đƣợc hạch toán vào đối tƣợng có liên quan. Thông thƣờng chi
phí trực tiếp là những chi phí đơn giản nhất cấu tạo bởi một yếu tố nhƣ chi phí
nguyên vật liệu, chi phí tiền lƣơng,…
- Chi phí gián tiếp: Là những chi phí liên quan đến nhiều đối tƣợng
chịu chi phí, do đó nó đƣợc phân bổ vào các đối tƣợng có liên quan theo tiêu
thức nhất định. Chi phí gián tiếp thƣờng là những chi phí tổng hợp của nhiều
chi phí đơn nhất (Lƣơng Thi ̣Cẩ m Tú, 2012, trang 9).
e. Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí
Gồm ba loại: (1) Biến phí, (2) Định phí, (3) Chi phí hỗn hợp.
(1) Biến phí (chi phí khả biến): Là chi phí mà tổng số của nó sẽ biến
động khi mức độ hoạt động thay đổi trong phạm vi phù hợp. Thông thƣờng
biến phí của một đơn vị hoạt động thì không đổi. Biến phí chỉ phát sinh khi có
hoạt động kinh doanh. Biến phí có phƣơng trình biểu diễn nhƣ sau:
(2.1)

y = ax

Với

y: Tổng biến phí
a: Biến phí đơn vị
x: Mức hoạt động
Biến phí đƣợc chia thành hai loại:
- Biến phí tỷ lệ (biến phí thực thụ): Là những biến phí có sự biến động
cùng tỷ lệ với mức độ hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Biến phí cấp bậc: là những loại chi phí không biến động liên tục so
với sự biến động liên tục của mức độ hoạt động. Sự hoạt động phải đạt đến
một mức độ nào đó mới dẫn đến sự biến động về chi phí.
(2) Định phí (chi phí bất biến): Là những chi phí mà tổng số của nó
không thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi trong phạm vi phù hợp. Định

phí có thể biểu diễn bằng phƣơng trình sau:
y=b

(2.2)

Với

y: Tổng định phí
b: Hằng số
Định phí có thể chia làm hai loại:

7


- Định phí bắt buộc: Là những chi phí có liên quan đến máy móc, thiết
bị, nhà xƣởng, cơ sở hạ tầng, quản lý… Những định phí này có hai đặc điểm:
có bản chất lâu dài, không thể cắt giảm đến không cho dù mức độ hoạt động
giảm xuống hoặc khi hoạt động sản xuất bị gián đoạn. Thuộc loại này gồm chi
phí khấu hao tài sản cố định, tiền lƣơng nhân viên quản lý,…
- Định phí tùy ý (định phí không bắt buộc): Là những chi phí có thể
thay đổi trong từng kỳ kế hoạch do nhà quản trị quyết định. Những định phí
này có hai đặc điểm: có bản chất ngắn hạn, trong những trƣờng hợp cần thiết
ngƣời ta có thể cắt giảm chúng đi. Thuộc loại này gồm chi phí quảng cáo, chi
phí đào tạo, nghiên cứu,…
(3) Chi phí hỗn hợp: Là chi phí bao gồm cả yếu tố biến phí và định phí.
Ở mức độ hoạt động căn bản, chi phí hỗn hợp thƣờng thể hiện các đặc điểm
của định phí. Thông thƣờng ở mức độ hoạt động vƣợt quá căn bản, nó thể hiện
đặc điểm của biến phí (Lê Phƣớc Hƣơng và cô ̣ng sƣ̣, 2011, trang 42-45).
Đặc điểm chi phí hỗn hợp:
- Phần định phí của chi phí hỗn hợp thƣờng phản ánh chi phí căn bản,

tối thiểu để duy trì phục vụ và để giữ dịch vụ đó luôn luôn ở tình trạng sẵn
sàng phục vụ.
- Phần biến phí thƣờng phản ảnh chi phí thực tế hoặc chi phí sử dụng
vƣợt định mức.
Phƣơng trình của chi phí hỗn hợp:
y = ax + b

(2.3)

Với

y: Chi phí hỗn hợp
a: Biến phí đơn vị
b: Tổng định phí cho mức hoạt động trong kỳ
x: Số lƣợng đơn vị hoạt động
Phân tích chi phí hỗn hợp là phải xác định đƣợc a và b, đƣợc thực hiện
bằng ba phƣơng pháp sau:
- Phƣơng pháp cực đại, cực tiểu.
- Phƣơng pháp bình phƣơng bé nhất.
- Phƣơng pháp đồ thị phân tán.
Và sau đây là đồ thị biểu hiện mối quan hệ chi phí theo cách ứng xử :

8


Tổng chi phí

Biến phí

Biến phí

tỷ lệ

Định phí

Chi phí hỗn hợp

Biến phí
cấp bậc

Phân tích CP
hỗn hợp

Định phí
bắt buộc

Hình 2.2 Sơ đồ tóm tắ t phân loa ̣i chi phí theo cách ƣ́ng xƣ̉

Định
phí tùy
ý

2.1.2 Trình tự phân tích biến động chi phí sản xuất
2.1.2.1 Xác lập chỉ tiêu phân tích biến động
Xác định chỉ tiêu phân tích là xác định rõ nội dung chi phí cần phân tích
và biểu diễn chi phí bằng một biểu thức toán học chịu sự tác động của nhiều
nhân tố, các nhân tố có mối quan hệ với nhau.
Các chỉ tiêu đƣợc sử dụng phân tích là định mức chi phí và chi phí sản
xuất thực tế phát sinh trong kỳ nhƣ: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí
nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
2.1.2.2 Xác định đối tượng phân tích biến động

Đối tƣợng phân tích là chênh lệch của chỉ tiêu chi phí cần phân tích giữa
kỳ thực tế so với định mức.
Mức độ chênh
lệch chi phí

=

Chi phí thực tế -

Chi phí định mức

(2.4)

Chi phí định mức điều chỉnh là chi phí định mức đƣợc điều chỉnh theo
mức độ hoạt động thực tế, theo phƣơng pháp lập định mức. Xét trên tổng thể
thì định mức chi phí chính là dự toán chi phí của kỳ kế hoạch
2.1.2.3 Tính toán mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động
của chi phí sản xuất kinh doanh
Bằng các phƣơng pháp nghiệp vụ kỹ thuật thích hợp, nhƣ phƣơng pháp
so sánh, phƣơng pháp thay thế liên hoàn, … xác định mức độ ảnh hƣởng của
từng nhân tố đến sự biến động của chi phí sản xuất kinh doanh. Chúng ta có
thể thiết lập các bảng biểu phân tích thích hợp để hệ thống thông tin về sự tác
động của các nhân tố, để thuận lợi hơn cho quá trình đánh giá.

9


2.1.2.4 Xác định nguyên nhân và giải pháp
Quá trình tính toán, phân tích cần phải chỉ ra mức độ ảnh hƣởng của các
nhân tố đến sự biến động của chi phí sản xuất kinh doanh theo chiều hƣớng

thuận lợi hay bất lợi, các nguyên nhân chủ quan hay khách quan tác động đến
chi phí, các nguyên nhân làm tiết kiệm hay lãng phí. Đồng thời phải chỉ rõ
ngƣời có trách nhiệm giải thích nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch chi phí đó.
Thông qua đó, đề ra các giải pháp thích hợp để quản lý và khai thác các khả
năng tiềm tàng phát hiện đƣợc trong quá trình phân tích.
2.1.3 Định mức chi phí sản xuất
2.1.3.1 Khái niệm định mức chi phí
Định mức chi phí là một thang điểm để đo lƣờng việc thực hiện chi phí
trong thực tế sản xuất kinh doanh. Vì vậy nó đƣợc xây dựng cụ thể cho từng
loại sản phẩm đƣợc sản xuất trong kỳ.
Định mức chi phí đƣợc các nhà quản lý xây dựng cho các khoản mục cấu
tạo nên giá thành sản phẩm. Vì thế nó đƣợc xây dựng theo hai tiêu thức cơ
bản:
- Giá định mức: Là đơn giá của các khoản mục chi phí đƣợc sử dụng là
bao nhiêu nhƣ đơn giá nguyên liệu, đơn giá bình quân một giờ lao động…
- Lƣợng định mức: Cho thấy có bao nhiêu số lƣợng của loại chi phí
nhƣ số lƣợng nguyên liệu tiêu hao hoặc số giờ lao động trực tiếp đƣợc sử dụng
để chế tạo ra một đơn vị sản phẩm (Lƣơng Thi ̣Cẩ m Tú, 2012, trang 16).
2.1.3.2 Phân loại định mức
a) Định mức lý tưởng
Là những định mức đƣợc xây dựng trong những điều kiện giả định tối
ƣu. Nó không cho phép bất kỳ một hƣ hỏng nào của máy móc thiết bị hoặc sự
gián đoạn nào trong sản xuất. Nó đòi hỏi một trình độ cao của công nhân sản
xuất và sự cố gắng tối đa trong suốt thời gian làm việc. Vì thế định mức này
chỉ đƣợc xem là hƣớng phấn đấu để đạt đến. Nếu đem các chi phí thực tế phát
sinh với định mức loại này thì các chênh lệch còn lại sẽ không còn ý nghĩa để
nhận xét tình hình sử dụng chi phí vì các chi phí trong định mức này sẽ rất
thấp.
b) Định mức thực tế
Là những định mức “cao nhƣng có thể đạt đƣợc”. Nó cho phép có thời

gian ngừng nghỉ hợp lý của máy móc thiết bị và công nhân sản xuất. Nó đòi
hỏi công nhân một trình độ trung bình nhƣng có sự cố gắng cao. Những biến
động tìm đƣợc khi so sánh chi phí sản xuất chung thực tế và định mức sẽ là
những thông tin hết hữu ích vì nó phản ánh những sự chênh lệch ra khỏi dự
kiến của nhà quản lý. Nó còn có thể giúp ƣớc tính đƣợc sự di chuyển của đồng

10


tiền và giúp ƣớc tính về tồn kho nguyên vật liệu (Lƣơng Thi ̣Cẩ m Tú , 2012,
trang 17).
c) Các định mức chi phí sản xuất
Định mức chi phí sản xuất bao gồm: (1) Định mức chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp, (2) Định mức nhân công trực tiếp, (3) Định mức chi phí sản xuất
chung.
(1) Định mức chi phí nguyên liệu trực tiếp
Định mức đƣợc xây dựng riêng biệt theo giá và lƣợng cho các yếu tố đầu
vào. Định mức nguyên liệu trực tiếp là sự tổng hợp của định mức giá và lƣợng
của nguyên liệu trực tiếp:
- Định mức giá cho một đơn vị nguyên liệu trực tiếp phản ánh giá cuối
cùng của một đơn vị nguyên liệu trực tiếp sau khi đã trừ đi mọi khoản chiết
khấu.
- Định mức lƣợng cho một đơn vị sản phẩm về nguyên liệu trực tiếp
phản ánh số lƣợng nguyên liệu tiêu hao trong một đơn vị thành phẩm, có cho
phép những hao hụt bình thƣờng.
Định mức chi phí một sản phẩm đƣợc tổng hợp từ định mức giá và lƣợng
nguyên liệu trực tiếp, đƣợc xác định bằng công thức sau:
Định mức chi phí
nguyên liệu trực tiếp


=

Định mức giá
Định mức lƣợng
X
nguyên liệu
nguyên liệu

(2.5)

(2) Định mức chi phí nhân công trực tiếp
Định mức chi phí lao động trực tiếp cũng bao gồm định mức về giá của
một đơn vị thời gian lao động trực tiếp với định mức lƣợng thời gian cần thiết
để hoàn thành một đơn vị sản phẩm.
- Định mức giá của một giờ lao động trực tiếp bao gồm không chỉ mức
lƣơng căn bản mà còn gồm cả các khoản phụ cấp lƣơng và các khoản khác…
- Định mức lƣợng thời gian cho phép để hoàn thành một đơn vị sản
phẩm là loại định mức khó xác định nhất. Định mức này có thể đƣợc xác định
bằng cách đem chia công việc hoàn thành theo từng thao tác kỹ thuật, rồi kết
hợp với bảng thời gian tiêu chuẩn của những thao tác kỹ thuật này để định thời
gian tiêu chuẩn cho phép từng công việc hoặc xác định bằng cách theo dõi
bấm giờ. Tuy nhiên, dù theo cách nào, nội dung của thời gian cho phép từng
đơn vị sản phẩm cũng phải có thêm thời gian nghỉ ngơi, thời gian giải quyết
các nhu cầu cá nhân, thời gian lau chùi máy (làm vệ sinh máy) và thời gian
máy nghỉ.

11


- Định mức chi phí nhân công trực tiếp cho một sản phẩm đƣợc kết hợp

từ định mức giá và lƣợng thời gian lao động trực tiếp:
Định mức chi phí
nhân công trực tiếp

=

Định mức giá
nhân công
trực tiếp

Định mức lƣợng
x thời gian lao động
trực tiếp

(2.6)

(3) Định mức chi phí sản xuất chung
- Định mức biến phí sản xuất chung: cũng đƣợc xây dựng theo định
mức giá và định mức lƣợng thời gian cho phép. Định mức giá phản ánh biến
phí của đơn giá chi phí sản xuất chung phân bổ. Định mức thời gian phản ánh
số giờ của hoạt động đƣợc chọn làm căn cứ phân bổ chi phí sản xuất chung
cho một đơn vị sản phẩm.
- Định mức định phí sản xuất chung: cũng đƣợc xây dựng tƣơng tự nhƣ
phần biến phí, sở dĩ chúng đƣợc tách riêng ra là nhằm giúp cho các quá trình
phân tích chi phí sản xuất chung sau này. Do bản chất tác động của chi phí
khác nhau nên khi phân tích cũng khác nhau dù các phƣơng pháp xác định
biến phí và định phí sản xuất chung tƣơng tự nhau, đều dựa trên đơn giá sản
xuất chung phân bổ và số giờ đƣợc chọn làm căn cứ phân bổ chi phí sản xuất
chung.
- Tuy nhiên đối với ngành xây dựng thì vấn đề định mức chi phí sử

dụng máy thi công vẫn đƣợc quan tâm đối với nhà quản trị. Nó là một phần
chi phí mà công ty bỏ ra để tiến hành định giá một công trình có tác động quan
trọng đến các công trình xây dựng. Về vấn đề định phí thì chi phí sử dụng máy
thi công đƣợc tách ra làm hai loại đó là: định phí về giá và định phí về lƣợng,
đƣợc phụ thuộc vào số ca máy và đơn giá trên một ca máy.
- Tất cả các chi phí sản xuất phát sinh trong thực tế điều đƣợc so sánh
với định mức nói trên theo một các thức hợp lý để phân tích, đánh giá tình
hình sử dụng chi phí. Nên phân biệt định mức chi phí với chi phí dự toán.
Định mức chi phí là chi phí xây dựng cho một đơn vị sản phẩm trong khi đó
chi phí dự toán là tổng số chi phí định mức theo tổng số sản phẩm sản xuất dự
toán.
2.1.4 Phân tích biến động chi phí sản xuất
2.1.4.1 Mô hình chung
Phần lớn chi phí sản xuất điều là chi phí khả biến nhƣ chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và bộ phận chi phí sản xuất chung
khả biến. Tất cả những loại chi phí này đều bị ảnh hƣởng bởi hai nhân tố giá
và lƣợng, đƣợc phân tích theo một mô hình chung nhƣ sau:

12


Lƣợng thực tế
(x) Giá thực tế

Lƣợng thực tế (x)
Giá định mức
Biến động giá

Lƣợng định mức
(x) giá định mức

Biến động lƣợng

Tổng biến động
Hình 2.3 Mô hình tổ ng quát để phân tích biế n phí
Đối với từng khoản mục chi phí, tên gọi các biến động có thể thay đổi:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Biến động giá nguyên vật liệu:
(q1p1 - q1p0)
Biến động lƣợng nguyên liệu:
(q1p0 – q0p0)
- Chi phí nhân công trực tiếp:
Biến động giá lao động:
(h1r1 - h1r0)
Biến động năng suất:
(h1r0 – h0r0)
- Biến động chi phí sử dụng máy thi công:
Biến động chi phí:
(h1r1 - h1r0)
Biến động năng suất:
(h1r0 – h0r0)
- Chi phí sản xuất chung:
Biến động chi phí:
(h1r1 - h1r0)
Biến động năng suất:
(h1r0 – h0r0)
Trong đó:
q: Số lƣợng nguyên liệu.
p: Đơn giá nguyên liệu.
h: Số giờ lao động trực tiếp.
r: Đơn giá lao động hay đơn giá hạch toán để phân bổ chi phí sản xuất

chung.
1: Thực tế.
0: Định mức.
2.1.4.2 Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phân tích theo hai loại biến
động: Biến động giá nguyên vật liệu và biến động lƣợng nguyên vật liệu, cụ
thể nhƣ sau:

13


×