Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại PTI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (651.49 KB, 76 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
GIẢI THÍCH TỪ VIẾT TẮT
PTI: Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện
GTVT: Giao thông vận tải
TNGT: Tai nạn giao thông
TNDS: Trách nhiệm dân sự
DNBH: Doanh nghiệp bảo hiểm
Thuế TNDN: Thuế thu nhập doanh nghiệp
Sinh viên :Nguyễn Thị Lâm Lớp:Kinh tế bảo hiểm 49
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................ 5
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN
SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ 3......................6
1.1. khái niệm về trách nhiệm dân sự và bảo hiểm trách nhiệm dân sự
.......................................................................................................................6
1.1.1. Trách nhiệm dân sự......................................................................6
1.1.2 Các yếu tố làm phát sinh trách nhiệm dân sự.............................7
1.1.3 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự .......................................................8
1.2 Sự cần thiết triển khai nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của
chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 .............................................................9
1.2.1 Đặc điểm và tính năng động của xe cơ giới..................................9
1.2.2. Sự cần thiết phải triển khai nghiệp vụ bảo hểm trách nhiệm
dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 ................................11
1.2.3 Đặc điểm của bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người
thứ ba......................................................................................................12
1.2.4 Tác dụng của bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
đối với người thứ ba..............................................................................14
1.3 Nội dung cơ bản của nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của
chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 .....................................................16


1.3.1 Đối tượng bảo hiểm và phạm vi bảo hiểm.................................16
1.3.2 Hạn mức trách nhiệm và phí bảo hiểm......................................18
1.3.3 Hợp đồng bảo hiểm......................................................................19
1.3.4 Những quy định về trách nhiệm bồi thường của doanh nghiệp
bảo hiểm.................................................................................................24
Sinh viên :Nguyễn Thị Lâm Lớp:Kinh tế bảo hiểm 49
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO
HIỂM TNDS CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ 3
TẠI TỔNG CÔNG TY BẢO HIỂM BƯU ĐIỆN (PTI).....................25
2.1. Vài nét về Tổng công ty bảo hiểm bưu điện.....................................25
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty........................25
2.1.2 Nội dung hoạt động......................................................................27
2.1.3 Cơ cấu tổ chức..............................................................................33
2.1.4 Một số kết quả mà PTI đạt được từ khi thành lập....................34
2.2 Thực trạng triển khai bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ
giới đối với người thứ 2 tại PTI................................................................36
2.2.1 Thị trường bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới ở
Việt Nam................................................................................................36
2.2.2 Thực tế triển khai bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ
giới đối với người thứ 3 tại PTI............................................................38
2.2.3 Đánh giá tình hình kinh doanh nghiệp vụ giai đoạn 2005 - 2009
.................................................................................................................51
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM
TNDS CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA TẠI PTI
............................................................................................................... 54
3.1 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai nghiệp vụ
của PTI.......................................................................................................54
3.1.1 Những thuận lợi ...........................................................................56

3.1.2 Những khó khăn..........................................................................56
3.2 Mục tiêu và phương hướng trong thời gian tới................................59
3.2.1 Xác định vị thế của công ty..........................................................59
3.2.2 Mục tiêu về doanh thu, lợi nhuận và chi phí.............................60
3.2.3 Chiến lược kinh doanh.................................................................61
Sinh viên :Nguyễn Thị Lâm Lớp:Kinh tế bảo hiểm 49
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
3.3 Một số giải pháp phát triển nghiệp vụ Bảo hiểm trách nhiệm dân
sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại PTI.................................63
3.4 Một số đề xuất......................................................................................69
3.4.1 Đối với phòng giám định bồi thường:.........................................69
3.4.2 Đối với công ty bảo hiểm PTI:....................................................70
KẾT LUẬN...........................................................................................74
Sinh viên :Nguyễn Thị Lâm Lớp:Kinh tế bảo hiểm 49
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
MỞ ĐẦU
Trong quá trình thực tập tốt nghiệp ở phòng xe cơ giới tại Tổng công ty cổ phần
bảo hiểm bưu điện ( PTI ), em đã vận dụng các kiến thức đã học ở giảng đường để đi
vào thực tế bằng việc nghiên cứu, phân tích và đánh giá tổng hợp nhất thực trạng hoạt
động kinh doanh của công ty bảo hiểm PTI. Tìm hiểu các nghiệp vụ mà công ty đã
triển khai đặc biệt là nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ
ba, và em đã lựa chọn đề tài “Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm trách
nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại PTI ” để nghiên cứu. Qua
bài viết giúp em tăng cường và tích luỹ kiến thức thực tế về chuyên nghành Bảo
Hiểm mà mình đã học và rút ra cho mình bài học quý báu về cách nghiên cứu, tìm
hiểu vấn đề thực tế, đồng thời giúp nắm vững hơn về nghiệp vụ BH TNDS của chủ
xe cơ giới đối với người thứ ba tại PTI.
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA

CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ 3
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TNDS
CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ 3 TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM
BƯU ĐIỆN (PTI)
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ
NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TNDS CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ
3 TẠI PTI
KẾT LUẬN
Sinh viên :Nguyễn Thị Lâm Lớp:Kinh tế bảo hiểm 49
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA
CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ 3
1.1. khái niệm về trách nhiệm dân sự và bảo hiểm trách nhiệm dân sự
1.1.1. Trách nhiệm dân sự
1.1.1.1 Khái niệm
Trách nhiệm dân sự luôn được các luật gia Việt Nam hiện nay xem là một loại
trách nhiệm pháp lý – một vấn đề pháp lý quan trọng được nghiên cứu tổng quát
trong môn lý luận chung về nhà nước và pháp luật. Trách nhiệm pháp lý được cho là
việc một chủ thể phải gánh chịu những hậu quả bất lợi theo quy định của pháp luật do
có hành vi vi phạm pháp luật. Nghĩa vụ dân sự là một quan hệ pháp lý giữa trái chủ
và người thụ trái xác định, tại đó người thụ trái bị pháp luật cưỡng chế thực hiện
nghĩa vụ. Việc vi phạm nghĩa vụ được xem như vi phạm pháp luật, người vi phạm
nghĩa vụ phải gánh chịu hậu quả bất lợi gọi là trách nhiệm dân sự.
1.1.1.2 Đặc điểm
Từ khái niệm trách nhiệm dân sự trên, ta có thể rút ra được một số đặc điểm
của trách nhiệm dân sự như sau:
Trước hết, trách nhiệm dân sự là một loại trách nhiệm pháp lý, khác với trách
nhiệm đạo đức, mà ở đây trách nhiệm pháp lý có mục đích xác lập các chế tài cụ thể.
Thứ hai, trách nhiệm dân sự không phải là một sự trừng phạt mà là một biện pháp

buộc người có hành vi vi phạm pháp luật vào nghĩa vụ bồi thường cho người bị tổn
hại do hành vi đó gây ra. Trách nhiệm dân sự khác với trách nhiệm hình sự ở chỗ:
trách nhiệm hình sự tập trung sự chú ý vào hành vi; còn trách nhiệm dân sự tập trung
sự chú ý vào thiệt hại hay hậu quả của hành vi. Do đó, trong trách nhiệm dân sự, dù
có hành vi vi phạm nhưng không có sự thiệt hại, thì không dẫn tới nghĩa vụ bồi
thường. Tuy nhiên, trong trách nhiệm hình sự người ta cũng quan tâm tới hậu quả ở
mức độ nhất định. Và trong trách nhiệm dân sự đôi khi người ta (ở một số nền tài
phán) cũng chỉ chú ý tới hành vi trong một dạng trách nhiệm nhất định nào đó. Trách
nhiệm hình sự thể hiện sự phản ứng của xã hội đối với kẻ phạm tội trên cơ sở suy
diễn hành vi bị trừng phạt đó chống lại sự bình ổn chung của cộng đồng. Ngược lại,
trách nhiệm dân sự không phải là sự phản ứng của xã hội đối với người vi phạm mà
Sinh viên :Nguyễn Thị Lâm Lớp:Kinh tế bảo hiểm 49
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
là sự hỗ trợ của pháp luật đối với người bị thiệt hại do vi phạm gây ra để khôi phục
lại tình trạng tài chính như khi không có sự vi phạm. Vì vậy các chế tài dân sự mang
tính chất tư, chứ không mang tính chất công như chế tài hình sự. Dù sao cũng có
những vi phạm xảy ra làm phát sinh cả trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự và
trách nhiệm lương tâm.
Thứ ba, trách nhiệm dân sự được chia thành trách nhiệm hợp đồng và trách
nhiệm ngoài hợp đồng. Có tác giả chia trách nhiệm ngoài hợp đồng thành trách
nhiệm dân sự phạm và trách nhiệm chuẩn dân sự phạm (20). Trách nhiệm hợp đồng
phát sinh khi hợp đồng không được thực hiện gây thiệt hại cho bên bị vi phạm và bên
bị vi phạm đòi bồi thường. Trách nhiệm ngoài hợp đồng phát sinh khi một người có
lỗi gây thiệt hại cho một người khác và người bị thiệt hại đòi hỏi sự bồi thường.
Trách nhiệm hợp đồng hay trách nhiệm ngoài hợp đồng giống nhau ở chỗ đều phát
sinh từ việc vi phạm nghĩa vụ, nhưng được phân biệt bởi nghĩa vụ bị vi phạm phát
sinh từ hợp đồng hoặc từ pháp luật. Tuy nhiên sự phân biệt có ý nghĩa trong việc
chứng minh. ở đây, cần phân biệt thêm rằng, trách nhiệm hợp đồng là một nguồn gốc
phát sinh nghĩa vụ khác với hợp đồng. Nghĩa vụ hợp đồng phát sinh trên cơ sở sự

thống nhất ý chí của các đương sự hay hành vi pháp lý. Còn nghĩa vụ bồi thường phát
sinh ngoài ý chí của đương sự, có nghĩa là do luật định. Quan niệm này có thể còn
phải tranh luận, ví dụ trong hợp đồng có thể qui định về chế tài vi phạm hợp đồng, và
khi hợp đồng bị vi phạm, bên vi phạm tự nguyện thi hành. Nhưng cũng có ý kiến
phân tích: khi hợp đồng bị vi phạm thì người vi phạm không mong muốn phải gánh
chịu chế tài như vậy. Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng nếu các bên đặt ra các giải pháp
và tự thi hành trong việc vi phạm nghĩa vụ hợp đồng, thì không dẫn tới tranh chấp
pháp lý, do đó không cần thiết sự cưỡng chế thi hành. Nên đặt vấn đề nghĩa vụ trong
trường hợp này ít có ý nghĩa.
1.1.2 Các yếu tố làm phát sinh trách nhiệm dân sự.
Các yếu tố làm phát sinh nghĩa vụ dân sự chính là một số căn cứ làm phát sinh
quyền và nghĩa vụ dân sự được quy định tại điều 13 Bộ luật Dân sự 2005. Cụ thể các
yếu tố làm phát sinh nghĩa vụ gồm:
1. Giao dịch dân sự hợp pháp;
2. Quyết định của Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác;
3. Sự kiện pháp lý do pháp luật quy định;
6. Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật;
Sinh viên :Nguyễn Thị Lâm Lớp:Kinh tế bảo hiểm 49
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
7. Thực hiện công việc không có uỷ quyền;
8. Chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật;
9. Những căn cứ khác do pháp luật quy định.
1.1.3 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự
Trong cuộc sống, mỗi cá nhân cũng như mỗi tổ chức đều phải chịu trách nhiệm
trước pháp luật cho từng hành vi ứng xử của mình. Nhìn chung, khi một người nào
đó vì bất cẩn mà gây ra thiệt hại cho người khác thì phải chịu trách nhiệm đối với
những thiệt hại đó mà mình gây ra.
Trách nhiệm bồi thường cho người khác có thể phát sinh theo hợp đồng khi giữa
các bên có liên quan có mối quan hệ hợp đồng ( ví dụ như hợp đồng lao động giữa

người lao động và người sử dụng lao động: hợp đồng vận chuyển giữa hãng vận
chuyển và hành khách; hợp đồng mua bán giữa nhà sản xuất và khách hàng…) hoặc
phát sinh ngoài hợp đồng ( ví dụ trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với bên thứ
ba ). Cho dù phát sinh theo hợp đồng hay ngoài hợp đồng thì trách nhiệm bồi thường
theo luật đều khiến các cá nhân và các tổ chức ( thường là các doanh nghiệp ) có phát
sinh trách nhiệm phải chịu thiệt hại tài chính một cách gián tiếp. Tùy theo lỗi và thiệt
hại thực tế của bên thứ ba mà thiệt hại trách nhiệm phát sinh có thể là rất lớn hoặc
không đáng kể. Trong trường hợp phải bồi thường thiệt hại với một số tiền lớn, sự ổn
định tài chính của cá nhân hay tổ chức có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Bảo hiểm trách nhiệm ra đời một mặt giúp cho các cá nhân và tổ chức trong xã
hội có thể ổn định tài chính khi trách nhiệm pháp lý phát sinh, mặt khác đảm bảo khả
năng được bồi thường cho bên bị thiệt hại do lỗi của các cá nhân và tổ chức này. Có
rất nhiều nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm khác nhau, tuy nhiên có một cố nghiệp vj
bảo hiểm chủ yếu sau:
• BH TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba;
• BH TNDS của nhà vận chuyển trong ngành hành không dân dụng;
• BH TNDS của chủ sử dụng lao động đối với người lao động
• Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
• Bảo hiểm trách nhiệm công cộng
• Bảo hiểm trách nhiệm đối với tài sản
• BH TNDS của chỉ tàu biển
Sinh viên :Nguyễn Thị Lâm Lớp:Kinh tế bảo hiểm 49
8
Website: Email : Tel : 0918.775.368
1.2 Sự cần thiết triển khai nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ
xe cơ giới đối với người thứ 3
1.2.1 Đặc điểm và tính năng động của xe cơ giới
Trong nhịp độ phát triển không ngừng về kinh tế thì giao thông đóng vai trò quan
trọng trong mọi sự phát triển, là huyết mạch, là một ngành kinh tế kỹ thuật có vị then
chốt. Giao thông ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến các ngành kinh tế, kỹ thuật,

an ninh, quốc phòng...
1.2.1.1 Tình hình phát triển phương tiện cơ giới
Trong những năm gần đây, giao thông nước ta có sự phát triển vượt bậc với các
hình thức vận chuyển ngày càng phong phú, từ vận chuyển bằng phương tiện thô sơ
đến vận chuyển bằng phương tiện vận tải cơ giới. Do sự phát triển của cơ chế thị
trường, hàng loạt xe cơ giới các loại được tham gia lưu hành trong giao thông.
Đối với phần lớn các nước đang phát triển, sự "bùng nổ" phương tiện cơ giới
thường tạo ra bất cập về năng lực kết cấu hạ tầng, bất cập về nhận thức và ý thức
người tham gia giao thông, bất cập về năng lực quản lý, điều hành và tổ chức giao
thông của các cơ quan quản lý nhà nước. Ðó là nguyên nhân chính dẫn đến việc gia
tăng tai nạn và ùn tắc giao thông. Ở nước ta, sự "bùng nổ" nói trên diễn ra muộn hơn,
nhưng lại mang tính đột biến qua các giai đoạn.
Thời kỳ "ô-tô hóa": Ðến đầu những năm 90 thế kỷ trước, Việt Nam vẫn còn
trong "thời kỳ xe đạp" (lúc này cả nước có chừng 18 triệu xe đạp/70 triệu dân). Từ
giữa những năm 90, bắt đầu chuyển sang thời kỳ "mô-tô hóa" với tốc độ "chóng
mặt". Lấy Thủ đô Hà Nội làm thí dụ: giai đoạn 1975-1980, Hà Nội chỉ có khoảng từ
6.000 đến 8.000 mô-tô, xe máy (chủ yếu từ các nước XHCN trước đây); mười năm
sau, đến đầu những năm 90, số xe máy đã tăng lên 360 nghìn chiếc. Tiếp đó, năm
1995: 550 nghìn chiếc; năm 2000: 930 nghìn chiếc; năm 2005: 1.400 nghìn chiếc;
năm 2007, khoảng 1.800 nghìn chiếc và đến năm 2009, Hà Nội có gần ba triệu mô-tô,
xe máy. Ðối với TP Hồ Chí Minh, quá trình "mô-tô hóa" diễn ra sớm hơn. Năm 1975
có hơn một triệu xe/ba triệu dân, hiện tại đã có tới sáu triệu xe/tám triệu dân. Giai
đoạn 2009-2010, cả nước sẽ có khoảng hơn 27 triệu mô-tô, xe máy/90 triệu dân.
Những số liệu thống kê trên đây cho thấy, việc chuyển giai đoạn từ "thời kỳ xe
đạp" sang thời kỳ "mô-tô hóa" một cách đột biến và tự phát, thiếu định hướng, trong
lúc hạ tầng giao thông quá tải trầm trọng, công tác quy hoạch, đầu tư, phát triển
Sinh viên :Nguyễn Thị Lâm Lớp:Kinh tế bảo hiểm 49
9
Website: Email : Tel : 0918.775.368
phương tiện khách công cộng "dậm chân tại chỗ", là một trong những nguyên nhân

chính làm bùng phát tai nạn và ùn tắc giao thông từ thập kỷ 90 của thế kỷ trước đến
nay. Các số liệu phân tích, so sánh cho thấy: nếu "thời kỳ xe đạp", tính trên đầu
người, bình quân 12.500 người xảy ra một vụ TNGT, 22 nghìn người có một người
chết vì TNGT; thì ở giai đoạn "mô-tô hóa", tỷ lệ trên là 3.400 người/1 vụ TNGT và
6.700 người/1 người chết vì TNGT. Như vậy, mức độ trầm trọng về TNGT thời kỳ
"mô-tô hóa" tăng khoảng 300% so với "thời kỳ xe đạp".
Một điều cần được cảnh báo là: từ năm 2005 đến nay, Việt Nam bắt đầu bước
vào thời kỳ "ô-tô hóa" với số người sử dụng xe tăng vọt. Tính đến năm 2009, cả nước
đã có hơn một triệu ô-tô các loại (tăng hơn 700 nghìn xe so với đầu thập kỷ 90), trong
đó có đến 800 nghìn ô-tô cá nhân (Hà Nội gần 300 nghìn, TP Hồ Chí Minh gần 400
nghìn xe). Cần nhấn mạnh rằng, ô-tô cá nhân tập trung cao độ ở đô thị lớn với mức
chiếm dụng mặt đường và độ khí thải cao gấp từ 5 đến 10 lần so với xe máy, một khi
loại phương tiện này tràn ngập đường phố, thì tác hại do nó gây ra về tai nạn, ùn tắc
và ô nhiễm sẽ trầm trọng hơn gấp nhiều lần so với bước chuyển giai đoạn từ "thời kỳ
xe đạp" sang "mô-tô hóa". Phải chăng, bài học về việc chậm quy hoach để thích ứng,
đón đầu quá trình gia tăng tất yếu của phương tiện cơ giới, đang lặp lại ở mức cao
hơn và với hậu quả sẽ nặng nề hơn?
1.2.1.2 Tình hình tai nạn giao thông và nguyên nhân
Tai nạn giao thông là một vấn đề mang tính xã hội: Hầu hết các nước trên thế giới
đều phải đối mặt với tình trạng tai nạn giao thông gia tăng (dù ở các mức độ khác
nhau) cũng như đối mặt với các vấn đề xã hội khác. Theo số liệu thống kê của Liên
hiệp Quốc thì hàng năm trên thế giới có khoảng 250 ngàn người bị chết và khoảng 7
triệu người bị thương vì tai nạn giao thông do ôtô gây ra.
Tình hình tai nạn giao thông ở Việt Nam (số liệu thống kê tai nạn giao thông từ
năm 2005 đến năm 2009) cho thấy:
- Trong 10 năm lại đây, tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông đã giảm từ 14
người/10.000 phương tiện xuống còn 9 người/10.000 phương tiện. Tuy nhiên, số
người chết do tai nạn giao thông lại tăng từ 2.000 người lên 10.000 người/năm. Tai
nạn giao thông đường bộ chiếm đến 97% tổng số tai nạn giao thông. Tai nạn xe mô tô
chiếm 70,2% tổng số vụ. Mặc dù số người tử vong có phần giảm trong năm 2005 khi

chúng ta quyết liệt xử lý vi phạm, nhưng đến 2008, số tử vong tăng trở lại một chút.
Sinh viên :Nguyễn Thị Lâm Lớp:Kinh tế bảo hiểm 49
10
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Bên cạnh việc giảm các ca tai nạn giao thông qua việc thực hiện các biện pháp
giáo dục và bắt buộc người dân chấp hành tốt hơn luật giao thông, chúng ta sẽ phải
tính đến nâng cao chất lượng cấp cứu cho người gặp nạn. Theo thống kê, hiện chỉ có
khoảng 10% trường hợp tai nạn giao thông được vận chuyển cấp cứu kịp thời bằng
các phương tiện xe y tế, còn lại là các phương tiện xe máy, ô tô, xích lô... Sắp tới đây
sẽ tiếp tục xây dựng hệ thống trạm cấp cứu tai nạn giao thông quốc lộ, trong đó, ưu
tiên xây dựng trước những tuyến đường bộ có khả năng xảy ra nhiều tai nạn giao
thông.
- Tỷ lệ tại nạn giao thông:
* Quốc lộ: 47% số vụ tai nạn giao thông
* Tỉnh lộ: 15,5% số vụ tai nạn giao thông
* Nội thành, nội thị: 24,2% số vụ tai nạn giao thông
* Đường khác: 12,6% số vụ tai nạn giao thông
Như vậy tai nạn ôtô khách đang trở thành một vấn đề cần được quan tâm đặc
biệt, những vụ tai nạn này không chỉ làm chết người mà còn làm cho mọi người dân
thực sự lo ngại.
1.2.2. Sự cần thiết phải triển khai nghiệp vụ bảo hểm trách nhiệm dân sự
của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3
Lịch sử phát triển bao đời nay đã cho thấy những rủi ro bất ngờ luôn xảy ra
ngoài ý muốn của con người. Mà tính mạng con người là vô giá không thể tính toán
bằng tiền cụ thể, cũng khó có thể đánh giá được thiệt hại về sức khoẻ một cách chính
xác.
Công cuộc phát triển về giao thông vận tải đã đem lại sự phồn vinh cho toàn xã
hội song điều đó lại cũng chính là nguyên nhân gây ra tai nạn, làm thiệt hại đến tính
mạng sức khoẻ, tinh thần, tài sản của con người và của toàn xã hội, gây nên khó khăn
về kinh tế, tình cảm cho người bị nạn.

Như vậy tai nạn giao thông là mối đe dọa từng ngày từng giờ đối với các chủ
phương tiện, mặc dù nhà nước ta đã có nhiều biện pháp ngăn ngừa, hạn chế tai nạn
một cách tích cực song vẫn không thể tránh khỏi. Khi tai nạn xảy ra thì việc giải
quyết hậu quả thường phức tạp, kéo dài, cho dù nhà nước có quy định rõ chủ phương
tiện phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng và tài sản do
việc lưu hành xe của mình gây ra theo nguyên tắc “gây thiệt hại bao nhiêu thì phải
bồi thường bấy nhiêu”.
Sinh viên :Nguyễn Thị Lâm Lớp:Kinh tế bảo hiểm 49
11
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Phần lớn các vụ tai nạn xảy ra đều được bồi thường theo thoả thuận giữa chủ
phương tiện và người bị hại nên dẫn đến nhiều khúc mắc trong việc bồi thường (hoặc
bồi thường không xứng đáng hoặc bồi thường không đúng thiệt hại thực tế), có
những vụ tai nạn chủ xe không có điều kiện để giải quyết bồi thường, nhiều trường
hợp lái xe bị chết trong vụ tai nạn đó cho nên việc giải quyết tai nạn trở nên khó khăn
hơn.
Nhằm đảm bảo lợi ích cho người bị hại và giảm bớt gánh nặng cho chủ xe
BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ra đời và đáp ứng kịp thời nhu cầu
của xã hội. Chính phủ đã ban hành NĐ30/HĐBT và hiện nay được thay bằng NĐ
115/CP/1997 “về chế độ thực hiện bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới”.
Như vậy càng khẳng định quyết tâm của Chính phủ thực hiện triệt để loại hình bảo
hiểm này. Đây là cơ sở pháp lý cao nhất để các công ty bảo hiểm đẩy mạnh công tác
bảo hiểm cho chủ xe cơ giới tại Việt Nam.
1.2.3 Đặc điểm của bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba
1.2.3.1 Nghiệp vụ được thực hiện dưới hình thức bắt buộc
Trên thế giới hiện nay, ở các nước có ngành bảo hiểm phát triển thì hầu hết các
nghiệp vụ BH TNDS nói chung và nghiệp vụ BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với
người thứ ba nói riêng đều được thực hiện dưới hình thức bắt buộc. Ở Việt Nam, theo
đó tại điều 308 bộ luật này có quy định các lỗi sau đây phát sinh trách nhiệm dân sự:
- Người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghiệp vụ dân sự thì phải

chịu TNDS khi có lỗi cố ý hoặc có lỗi vô ý, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc
pháp luật có quy định khác.
- Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ
gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc không mong
muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xẩy ra.
- Vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình
có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải bồi thường hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ
xẩy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có thể gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại
sẽ không xẩy ra hoặc có thể ngăn chặn được.
Trong trường hợp phát sinh TNDS gây thiệt hại cho bên thứ ba thì người gây ra
thiệt hại phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người thứ ba. Điều này được
quy định trong điều 307 Bộ Luật dân sự Việt Nam, cụ thể như sau:
Sinh viên :Nguyễn Thị Lâm Lớp:Kinh tế bảo hiểm 49
12
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về
vật chất, trách nhiệm bồi thường bù đắp tổn thất tinh thần.
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất vật
chất thực tế, tính được thành tiền cho bên vi phạm gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản,
chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất
hoặc bị giảm sút.
- Người gây thiệt hại về tinh thần cho người khác do xâm phạm đến tính mạng,
sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó thì ngoài việc chấm dứt hành vi
vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai còn phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp
tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại.
Trên tinh thần đó của luật sư, luật kinh doanh bảo hiểm ngày 22/2/2000 cũng có
những quy định cụ thể về từng loại hình BH TNDS theo đó tại khoản 2 điều 8 luật
kinh doanh bảo hiểm quy định:
Bảo hiểm bắt buộc bao gồm:
a) Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới, BH TNDS của người vận chuyển hàng

không đối với hành khách.
b) Bảo hiểm TNDS nghề nghiệp đối với hoạt động với hành khách.
c) Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
d) Bảo hiểm cháy nổ.
Như vậy, ở nước ta bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba
được thực hiện bắt buộc theo quy định của pháp luật. Việc thực hiện bắt buộc góp
phần đảm bảo tính công bằng trong xã hội và đảm bảo quyền lợi của mọi công dân.
Ngoài ra, thực hiện bắt buộc còn góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm và ý thức
chấp hành luật lệ an toàn giao thông của mọi người dân và đặc biệt là các chủ phương
tiện xe cơ giới.
1.2.3.2 Bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba thường áp dụng
giới hạn trách nhiệm.
Bảo hiểm trách nhiệm có đối tượng bảo hiểm mang tính trừu tượng, trách nhiệm
dân sự phát sinh không thể xác định tại thời điểm tham gia bảo hiểm mà tổn thất đó
có thể rất lớn. Do đó, để đảm bảo lợi ích của bên bảo hiểm và nâng cao trách nhiệm
của người tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm thường đưa ra giới hạn trách nhiệm,
đó là mức bồi thường tối đa của bên bảo hiểm hay số tiền bảo hiểm. Nếu thiệt hại
trách nhiệm dân sự là rất lớn thì công ty bảo hiểm sẽ không bồi thường toàn bộ thiệt
Sinh viên :Nguyễn Thị Lâm Lớp:Kinh tế bảo hiểm 49
13
Website: Email : Tel : 0918.775.368
hại đó mà chỉ bồi thường trong phạm vi số tiền bảo hiểm. Mặt khác, khi tham gia bảo
hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ngoài điểm tích cực là nâng cao ý
thức an toàn giao thông cho người dân, nếu các công ty bảo hiểm không có chế tài
quản lý hợp lý sẽ dấn đến trường hợp người tham gia dựa vào các nhà bảo hiểm mà
không có trách nhiệm trong việc bồi thường tổn thất cho bên thứ ba, do vậy họ thờ ơ
trước những tổn thất do lỗi của mình gây ra. Để đối phó với những lý do trên trong
nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba các nhà bảo hiểm
thường đặt ra hạn mức trách nhiệm của mình với một số tiền bảo hiểm nhất định.
1.2.3.3 Đối tượng bảo hiểm mang tính chất trừu tượng

Trong nghiệp vụ bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba, đối tượng
bảo hiểm được xác định là phần trách nhiệm hay nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại
của chủ xe cơ giới khi quã trình tham gia giao thông của họ gây tổn thất, thiệt hại cho
người khác. Do đó, đối tượng mang tính chất rất trừu tượng.
Đối với nghiệp vụ BH TNDS nói chung thì phần trách nhiệm thực tế phát sinh là
bao nhiêu được quy định bởi sự phán quyết của tòa án và phù hợp với điều kiện hoàn
cảnh của từng cá nhân tổ chức nhất định.
Ở Việt Nam hiện nay, chính vì đối tượng bảo hiểm trừu tượng của nghiệp vụ bảo
hiểm này cộng với ý thức và hiểu biết về pháp luật dân sự của người dân còn nhiều
hạn chế nên để triển khai nghiệp vụ bảo hiểm này thành công, các công ty bảo hiểm
và phía các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần phải tích cực tuyên truyền, phổ
biến để nâng cao hiểu biết của người dân về sự cần thiết và tác dụng của việc triển
khai nghiệp vụ BH TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba cũng như nâng cao ý
thức pháp luật của người dân.
1.2.4 Tác dụng của bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với
người thứ ba
1.2.4.1 Đối với chủ xe
BHTNDS của chủ xe cơ giới không chỉ đóng vai trò to lớn đối với người bị thiệt
hại mà còn đối với cả xã hội, nó là tấm lá chắn vững chắc cho các chủ xe khi tham
gia giao thông.
- Tạo tâm lý yên tâm, thoải mái, tự tin, khi điểu khiển các phương tiện tham gia
giao thông.
Sinh viên :Nguyễn Thị Lâm Lớp:Kinh tế bảo hiểm 49
14
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Bồi thường chủ động, kịp thời cho chủ xe khi phát sinh TNDS, trong đó có lỗi
của chủ xe thì công ty bảo hiểm nơi mả chủ xe tham gia ký kết bảo hiểm tiến hành
bồi thường nhanh chóng để các chủ xe phục hồi lại tinh thần, ổn định sản xuất., phát
huy quyền tự chủ về tài chính, tránh thiệt hại về kinh tế cho chủ xe.
- Có tác dụng giúp cho chủ xe có ý thức hơn trong việc đề ra các biện pháp hạn

chế, ngăn ngừa tai nạn bằng cách thông qua bảo hiểm TNDS của chủ xe.
- Góp phần xoa dịu, làm giảm bớt căng thẳng giữa chủ xe và người bị nạn. Đây là
mục đích cao cả trong nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với người thứ ba.
1.2.4.2 Đối với người thứ ba
- Thay mặt người thứ ba bảo vệ quyền lợi chính đáng cho họ. Vì khi chủ xe gây
tai nạn thì công ty thay mặt của xe bồi thường những thiệt hại cho nạn nhân một cách
nhanh chóng, kịp thời mà không phụ thuộc vào tài chính của chủ xe.
- BHTNDS cũng giúp cho người thứ ba ổn định về mặt tài chính cũng như về mặt
tinh thần, tránh gây ra căng thẳng hay sự cố bất thường từ phía người nhà nạn nhân
(trong trường hợp người thứ ba bị chết).
1.2.4.3 Đối với xã hội
- Từ công tác giám định cũng như công tác bồi thường sau mỗi một vụ tai nạn,
công ty bảo hiểm sẽ thống kê được các rủi ro và nguyên nhân gây ra rủi ro để từ đó
đề ra biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất một cách hiệu quả nhất, giảm bớt những
đáng kể do hậu quả tai nạn giao thông gây ra cho mỗi người, giảm bớt thiệt hại cho
toàn xã hội. Đây là một hoạt động thể hiện phương châm "phòng bệnh hơn chữa
bệnh".
- BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba còn làm giảm nhẹ gánh nặng
cho ngân sách nhà nước, đồng thời làm tăng thu cho ngân sách cho nhà nước. Việc
đóng phí sẽ là nguồn chủ yếu để chi trả bồi thường cho người thứ ba.
Đây là mục đích chủ yếu của nghiệp vụ của nhà nước Việt Nam, nó thể hiện vai
trò trung gian hoà giải có tính chất pháp lý của công ty bảo hiểm.
Với tư cách là một nghiệp vụ bảo hiểm, BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với
người thứ ba vừa mang tính kinh tế vừa mang tính xã hội, thể hiện tính nhân đạo,
nhân văn cao cả trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Một lần nữa BHTNDS của chủ
xe cơ giới đối với người thứ ba lại khẳng định sự cần thiết khách quan cũng như tính
bắt buộc của nghiệp vụ BHTN dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba.
Sinh viên :Nguyễn Thị Lâm Lớp:Kinh tế bảo hiểm 49
15
Website: Email : Tel : 0918.775.368

1.3 Nội dung cơ bản của nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe
cơ giới đối với người thứ 3
1.3.1 Đối tượng bảo hiểm và phạm vi bảo hiểm
1.3.1.1 Đối tượng bảo hiểm
Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba là loại hình bảo hiểm
trách nhiệm pháp lý có đối tượng bảo hiểm là trách nhiệm dân sự phát sinh của chủ
xe gây ra thiệt hại cho người thứ ba trong quá trình lưu hành sử dụng xe. Người tham
gia bảo hiểm ( người được bảo hiểm ) thường là chủ xe, phần trách nhiệm dân sự của
chủ xe có thể phát sinh do chủ xe hoặc do lái xe gây ra thiệt hại. TNDS của chủ xe cơ
giới đối với người thứ ba là trách nhiệm hay nghĩa vụ bồi thường ngoài hợp đồng của
chủ xe hay lái xe cho người thứ ba khi xe lưu hành gây tai nạn.
TNDS ở đây bao gồm:
 Trách nhiệm liên quan quyền sở hữu tài sản. Do đặc điểm của chủ xe cơ giới
là sử dụng động cơ và chuyển động với vận tốc cao nên tự bản thân nó có thể gây ra
tai nạn và làm thiệt hại cho người thứ ba mà không phải do lỗi của chủ xe hay lái xe.
Tuy nhiên với tư cách là chủ sở hữu, chủ xe chịu trách nhiệm dân sự đối với những
thiệt hại đó.
 Trách nhiệm dân sự phát sinh từ trách nhiệm phải điều khiển xe an toàn,
không có những hành vi sơ suất gây thiệt hại cho người thứ ba.
Đối tượng được bảo hiểm không được xác định trước. Chỉ khi nào việc lưu hành
xe gây ra tai nạn có phát sinh trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với người thứ ba thì
đối tượng này mới được xác định cụ thể. Điều kiện phát sinh trách nhiệm dân sự của
chủ xe đối với người thứ ba bao gồm:
 Điều kiện thứ nhất: Có thiệt hại về tài sản, tính mạng hoặc sức khỏe của bên
thứ ba.
 Điều kiện thứ hai: Chủ xe ( lái xe ) phải có hành vi trái pháp luật. Có thể do
vô ý hay cố ý mà lái xe vi phạm luật giao thông đường bộ, hoặc vi phạm các quy định
khác của Nhà nước…
 Điều kiện thứ ba: phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật
của chủ xe ( lái xe ) với những thiệt hại của người thứ ba.

 Điều kiện thứ tư: Chủ xe ( lái xe ) phải có lỗi.
Sinh viên :Nguyễn Thị Lâm Lớp:Kinh tế bảo hiểm 49
16
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Bên thứ ba trong BH TNDS chủ xe cơ giới là những người trực tiếp bị thiệt hại
do hậu quả của vụ tai nạn nhưng loại trừ:
- Lái, phu xe, người làm công cho chủ xe;
- Những người lái xe phải nuôi dưỡng như cha, mẹ, vợ, chồng, con cái…
- Hành khách, những người có mặt trên xe;
- Tài sản, tư trang, hành lý của những người nêu trên;
Lý do loại trừ chủ yếu do những người ngồi trên xe cơ quan hệ lợi ích trực tiếp
với lãi xe. Lái xe, phụ xe, người làm công cho chủ xe là những người làm thuê cho
chủ xe để nhận công chính vì vậy theo quy định họ không được coi là những người
thứ ba. Cha mẹ, vợ, chồng, con cái… của lái xe họ là những người thân của chủ xe
nên không được coi là những người thứ ba. Hành khách, những người có mặt trên xe;
tài sản, tư trang, hành lý của những người nêu trên họ đều có hình thức bảo hiểm
riêng như bảo hiểm hành khách hay bảo hiểm tài sản chính vì vậy họ không phải
người thứ ba. Hơn nữa việc loại trừ này còn giúp cho công ty bảo hiểm có thể phòng
chống được trục lợi bảo hiểm do những người lãi xe dàn dựng.
1.3.1.2 Phạm vi bảo hiểm
Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba chịu trách nhiệm những
thiệt hại của người thứ ba bao gồm:
 Thiệt hại về con người: tính mạng, sức khoẻ
 Thiệt hại về tài sản
 Thiệt hại về kinh doanh do thiệt hại về tài sản gây nên, hoặc thiệt hại về thu
nhập do thiệt hại về người gây ra
 Ngoài ra, công ty bảo hiểm chịu trách nhiệm đối với những chi phí cần thiết
và hợp lý nhằm hạn chế tổn thất xảy ra thêm ( thiệt hại tính mạng, sức khoẻ những
người tham gia cứu chữa, chi phí ngăn ngừa tai nạn, cấp cứu và chăm sóc nạn nhân
… ) và những chi phí ra tòa trong trường hợp nếu cần.

Mặc dù tai nạn có phát sinh trách nhiệm dân sự nhưng công ty bảo hiểm không
chịu trách nhiệm bồi thường:
 Hành động cố ý của chủ xe, lái xe và người bị thiệt hại.
 Xe không đủ điều kiện kỹ thuật và thiệt hại an toàn để tham gia giao thông
theo quy định của bộ giao thông vận tải.
 Chủ xe vi phạm nghiêm trọng trật tự an toàn giao thông đường bộ.
 Thiệt hại do chiến tranh, bạo động.
Sinh viên :Nguyễn Thị Lâm Lớp:Kinh tế bảo hiểm 49
17
Website: Email : Tel : 0918.775.368
 Thiệt hại do gián tiếp do tai nạn.
 Thiệt hại đối với tài sản bị cướp, cắp trong tai nạn.
 Tai nạn xảy ra ngoài lãnh thổ quốc gia, trừ trường hợp có thoả thuận khác
giữa công ty bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm.
 Tài sản đặc biệt: Tiền, vàng bạc, đá quý, tranh ảnh quý, đồ cổ, thi hài, hài
cốt
1.3.2 Hạn mức trách nhiệm và phí bảo hiểm
Hạn mức trách nhiệm trong ngiệp vụ này thường được ấn định bằng một sớ tiền
bảo hiểm nhất định. Chẳng hạn, theo Quy định số 23/2007/QĐ_BTC năm 2007 của
Bộ Tài Chính thì hạn mức trách nhiệm là 50 triệu đồng/người/vụ và 50 triệu đồng/tài
sản/vụ. Hạn mức trách nhiệm là số tiền tối đa mà các DNBH phải trả cho những thiệt
hại về người và tài sản trong mỗi vụ tai nạn có phát sinh trách nhiệm dân sự.
Phí bảo hiểm được tính theo đầu phương tiện. Người tham gia bảo hiểm đóng phí
BH TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba theo số lượng đầu phương tiện của
mình. Mặt khác, các phương tiện khác nhau nên phí bảo hiểm được tính riêng cho
từng loại phương tiện ( hoặc nhóm phương tiện ).
Phí bảo hiểm thường tính theo năm:
P = f + d
Trong đó: P : Phí bảo hiểm/1xe
F : Phí thuần

D : Phụ phí ( tỷ lệ phần trăm nhất định so với tổng phí bảo hiểm )
Phí thuần được xác định theo công thức:
f =
Trong đó: S: Số vụ tai nạn có phát sinh TNDS của chủ xe
T: Số tiền bồi thường bình quân 1 vụ tai nạn trong năm i
C: Số lượng phương tiện cùng loại tham gia bảo hiểm trong năm i.
n: Số năm thống kê
Trên đây là cách tính phí trên cơ sở quy luật số đông. Đối với các phương tiện
không thông dụng, mức độ rủi ro lớn( xe tải hạng nặng, xe kéo ro mọc… ) thì tính
Sinh viên :Nguyễn Thị Lâm Lớp:Kinh tế bảo hiểm 49
18

=
n
i
TiSi
1
.

=
n
i
Ci
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
thêm tỷ lệ phu phí so với mức phí cơ bản. Việt Nam hiện nay thường cộng thêm 30%
phí cơ bản.
Phí đối với phương tiện hoạt động ngắn hạn ( tính tròn tháng ):

Phí ngắn hạn =

Hoặc : Phí ngắn hạn = Phí năm x Tỷ lệ phí ngắn hạn theo tháng
Cách tính tròn tháng ở đây được tính theo phương thức:
- Nếu thời điểm tính phí được tính từ ngày 15 trở đi thì phí tính cả tháng đó
- Nếu thời điểm tính phí được tính dưới ngày 15 trở lại thì phí không tính tháng
đó.
Khi chủ xe đã đóng phí cả năm mà tại thời điểm nào đó phương tiện ngừng hoạt
động hoặc chuyển quyền sở hữu không chuyển quyền bảo hiểm mà trước đó chủ xe
chưa có khiếu nại và được bảo hiểm bồi thường thì được hoàn phí. Số phí hoàn lại:
P hoàn lại =
Chủ xe có trách nhiệm phải nộp phí đầy đủ. Công ty bảo hiểm sẽ quy định thời
gian, số lần, mức phí tương ứng và tỷ lệ giảm phí tùy theo số lượng phương tiện tham
gia bảo hiểm và tỷ lệ tổn thất ( thông thường mức giảm tối đa là 20% ). Nếu không
thực hiện đúng quy định bị phạt tùy theo hợp đồng giữa công ty bảo hiểm và chủ xe.
1.3.3 Hợp đồng bảo hiểm
1.3.3.1 Khái niệm
Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự là hợp đồng về bảo hiểm trách nhiệm dân
sự hay chính là sự thoả thuận bằng văn bản giữa bên bảo hiểm (doanh nghiệp bảo
hiểm) với bên tham gia bảo hiểm (tổ chức, cá nhân), theo đó doanh nghiệp bảo hiểm
cam kết sẽ thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với người thứ ba thay cho
bên được bảo hiểm nếu sự kiện bảo hiểm xảy ra trong thời hạn có hiệu lực của hợp
đồng, còn bên tham gia bảo hiểm có nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm.
Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự mang những đặc điểm chung của hợp
đồng bảo hiểm, đồng thời có những đặc trưng riêng.
Sinh viên :Nguyễn Thị Lâm Lớp:Kinh tế bảo hiểm 49
19
Phí năm x Số tháng không hoạt động
12 tháng
P năm x Số tháng không hoạt động
12 tháng
Website: Email : Tel : 0918.775.368

1.3.3.2 Đặc trưng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ
giới
Đối tượng trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự là trách nhiệm về bồi
thường thiệt hại, là loại bảo hiểm không thể xác định được giá trị đối tượng bảo hiểm
tại thời điểm giao kết hợp đồng. “ Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân
sự là trách nhiệm dân sự của người tham gia bảo hiểm đối với bên thứ ba theo quy
định của pháp luật ”. (Điều 52 Luật kinh doanh bảo hiểm). Khác với hợp đồng bảo
hiểm tài sản có đối tượng là tài sản cụ thể, hợp đồng bảo hiểm con người là bảo hiểm
đối với một người cụ thể; đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự là
trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người tham gia bảo hiểm đối với bên thứ ba. Đó
là thiệt hại có thể xảy ra trong tương lai, trong phạm vi, giới hạn bảo hiểm và thuộc
trách nhiệm bồi thường của bên tham gia bảo hiểm. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
mang tính trừu tượng chúng ta không nhìn thấy, không cảm nhận được bằng các giác
quan và thực tế chúng không tồn tại hiện hữu trong không gian tại thời điểm giao kết
hợp đồng. Chỉ khi nào người tham gia bảo hiểm gây thiệt hại cho người khác và phải
bồi thường thì mới xác định được trách nhiệm bồi thường thiệt hại là bao nhiêu.
Thường đối với các hợp đồng bảo hiểm tài sản ta có thể xác định được mức tổn thất
tối đa của tài sản khi giao kết hợp đồng, còn với các hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm
dân sự thì không thể xác định được trách nhiệm bồi thường thiệt hại tối đa là bao
nhiêu. Mức trách nhiệm bồi thường được xác định theo thoả thuận của các bên và các
quy định của pháp luật, trên cơ sở mức độ lỗi của người gây thiệt hại và thiệt hại thực
tế của người thứ ba. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có các đi kiện
sau: có hành vi gây thiệt hại của người tham gia bảo hiểm đối với người thứ ba; có lỗi
của người gây thiệt hại; có thiệt hại thực tế đối với bên thứ ba; thiệt hại xảy ra là kết
quả tất yếu của hành vi gây thiệt hại và ngược lại hành vi là nguyên nhân trực tiếp
gây ra thiệt hại.
Trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự lỗi của người tham gia bảo hiểm
khi thực hiện hành vi gây thiệt hại là căn cứ để xác định trách nhiệm bồi thường của
người tham gia bảo hiểm, đồng thời cũng là căn cứ để xác định trách nhiệm của
doanh nghiệp bảo hiểm. Trên thực tế lỗi trong trách nhiệm dân sự là lỗi suy đoán, nên

người gây thiệt hại bị suy đoán là có lỗi khi thực hiện hành vi gây thiệt hại, trừ
trường hợp họ chứng minh được thiệt hại xảy ra trong trường hợp phòng vệ chính
đáng, tình thế cấp thiết, sự kiện bất ngờ hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại.
Sinh viên :Nguyễn Thị Lâm Lớp:Kinh tế bảo hiểm 49
20
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Căn cứ vào mức độ lỗi để xác định người gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ, một
phần hoặc liên đới bồi thường, từ đó doanh nghiệp bảo hiểm xác định trách nhiệm
bồi thường của mình.
Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ phải thực hiện nghĩa vụ bảo hiểm khi có yêu cầu bồi
thường của người thứ ba.
Nếu đã phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhưng người thứ ba không đòi
người tham gia bảo hiểm phải bồi thường, thì doanh nghiệp bảo hiểm cũng không
phải chịu trách nhiệm đối với người tham gia bảo hiểm. Việc bồi thường thiệt hại có
thể là bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cũng có thể là bồi thường thiệt hại theo
hợp đồng. Đối với việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì người thứ ba có thể là
bất kì tổ chức hoặc cá nhân nào bị thiệt hại. Còn bồi thường thiệt hại theo hợp đồng
thì người thứ ba được xác định cụ thể là người có một quan hệ hợp đồng đối với
người tham gia bảo hiểm và bị thiệt hại từ hợp đồng đó do hành vi của người tham
gia bảo hiểm gây ra. Hợp đồng bảo hiểm chỉ tồn tại giữa người tham gia bảo hiểm và
doanh nghiệp bảo hiểm, người thứ ba không có quyền trực tiếp yêu cầu doanh nghiệp
trả tiền bồi thường, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Nếu pháp luật không
có quy định khác thì người thứ ba chỉ có quyền đòi bồi thường đối với người tham
gia bảo hiểm, trên cơ sở đó doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bồi thường cho người
tham gia bảo hiểm và trách nhiệm bồi thường cho người thứ ba thuộc về người tham
gia bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm có thể thoả thuận
về việc doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bồi thường trực tiếp cho người thứ ba bị thiệt hại.
Trong một số trường hợp, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt
hại; khắc phục kịp thời thiệt hại vật chất góp phần bình ổn tài chính đối với người bị
thiệt hại, pháp luật quy định người thứ ba có thể trực tiếp khiếu nại đến doanh nghiệp

bảo hiểm để yêu cầu bồi thường.
Trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự có thể giới hạn trách nhiệm bảo
hiểm hoặc không giới hạn trách nhiệm bảo hiểm. Để đảm bảo lợi ích kinh doanh của
doanh nghiệp bảo hiểm, đồng thời nâng cao ý thức của người tham gia bảo hiểm, các
danh nghiệp bảo hiểm thường đưa ra các giới hạn trách nhiệm xác định mức bồi
thường tối đa của doanh nghiệp bảo hiểm đối với những hợp đồng bảo hiểm trách
nhiệm dân sự cụ thể. Khi gây thiệt hại, mức trách nhiệm bồi thường của người tham
gia bảo hiểm có thể là rất lớn, song mức trách nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo
hiểm chỉ trong phạm vi số tiền bảo hiểm mà các bên đã thoả thuận. Trong bảo hiểm
trách nhiệm dân sự có một số nghiệp vụ bảo hiểm không xác định số tiền bảo hiểm
Sinh viên :Nguyễn Thị Lâm Lớp:Kinh tế bảo hiểm 49
21
Website: Email : Tel : 0918.775.368
mà trách nhiệm dân sự phát sinh bao nhiêu doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bồi thường bấy
nhiêu. Trường hợp này số tiền bảo hiểm được hiểu là toàn bộ thiệt hại xảy ra. Điều
khoản số tiền bảo hiểm được đặt ra nhằm mục đích giới hạn phạm vi trách nhiệm của
doanh nghiệp bảo hiểm, để đảm bảo kinh doanh có lãi thì doanh nghiệp bảo hiểm
phải tính toán để giới hạn phạm vi trách nhiệm của mình trong hợp đồng bảo hiểm
trách nhiệm dân sự cụ thể. Đối với một số trường hợp ngoại lệ, khi doanh nghiệp bảo
hiểm ký hợp đồng với người tham gia bảo hiểm, trong hợp đồng không xác định số
tiền bảo hiểm cụ thể thì khi rủi ro xảy ra doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ bảo
hiểm đối với toàn bộ thiệt hại.
1.3.3.3 Chủ thể của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
Chủ thể tham gia hợp đồng bảo hiểm gồm: Bên nhận bảo hiểm (bên bán bảo
hiểm) và bên tham gia bảo hiểm (bên mua bảo hiểm).
Bên nhận bảo hiểm.
Bên nhận bảo hiểm là bên đã nhận phí bảo hiểm của người tham gia bảo hiểm và
cam kết nhận rủi ro bảo hiểm về phía mình. Theo quy định của pháp luật về kinh
doanh bảo hiểm thì bên nhận bảo hiểm chỉ có thể là một tổ chức có tư cách pháp nhân
và được phép hoạt động kinh doanh bảo hiểm, được gọi là doanh nghiệp bảo hiểm.

Bên tham gia bảo hiểm.
Bên tham gia bảo hiểm là bên đã nộp cho bên nhận bảo hiểm một khoản tiền là
phí bảo hiểm. Khác với bên nhận bảo hiểm, bên tham gia bảo hiểm là bất kỳ tổ chức,
cá nhân nào khi có nhu cầu bảo hiểm về một đối tượng bảo hiểm nhất định hoặc
trong trường hợp pháp luật buộc phải tham gia bảo hiểm về một trách nhiệm dân sự
nhất định. Nếu bên tham gia bảo hiểm là cá nhân thì phải có đủ năng lực hành vi dân
sự. Năng lực hành vi dân sự là khả năng tự có của chủ thể trong việc thực hiện kiểm
soát và làm chủ hành vi của mình. Chủ thể tham gia hợp đồng bảo hiểm bao gồm: cá
nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình…
1.3.3.4 Hình thức của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ
giới
Theo quy định của pháp luật thì hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản,
văn bản hợp đồng bảo hiểm được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau. Hợp đồng bảo
hiểm trách nhiệm dân sự là một trong ba loại hợp đồng bảo hiểm, do đó cũng tuân
theo các quy định pháp luật về hình thức hợp đồng. Hiện nay, đa phần các hợp đồng
bảo hiểm được thể hiện dưới hai dạng là giấy chứng nhận bảo hiểm và đơn bảo hiểm.
Sinh viên :Nguyễn Thị Lâm Lớp:Kinh tế bảo hiểm 49
22
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Giấy chứng nhận bảo hiểm.
Trong trường hợp mà việc tham gia bảo hiểm là bắt buộc theo quy định của pháp
luật thì người tham gia bảo hiểm thường phải chứng minh với người thứ ba rằng họ
đã tham gia bảo hiểm và hợp đồng đó đang có hiệu lực pháp luật . Nghĩa là họ luôn
phải mang theo bên mình một bằng chứng chứng minh hợp đồng bảo hiểm đang có
hiệu lực. Vì vậy hình thức của hợp đồng bảo hiểm này thường được thiết kế dưới
dạng giấy chứng nhận bảo hiểm.
Ví dụ: Khi điều khiển xe cơ giới nếu không có bằng chứng về hợp đồng bảo hiểm
trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới để xuất trình trước cơ quan nhà nước có thẩm
quyền thì việc cho xe đó lưu hành là vi phạm.
Đơn bảo hiểm.

Đơn bảo hiểm thường là hình thức của hợp đồng bảo hiểm tự nguyện, có thể có
các dạng khác nhau và thường bao gồm nhiều trang. Các thông tin ghi trên đơn chi
tiết, cụ thể tất cả các vấn đề liên quan đến hợp đồng bảo hiểm: tên, địa chỉ của chủ
doanh nghiệp bảo hiểm; bên mua bảo hiểm; đối tượng bảo hiểm; số tiền bảo hiểm;
phạm vi bảo hiểm; điều kiện bảo hiểm; điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm;
thời hạn bảo hiểm; mức phí và phương thức trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường; giải
quyết tranh chấp. Đơn bảo hiểm thường kèm theo các phụ lục để chi tiết hoá các
thông tin đặc điểm của từng khách hàng cụ thể, đồng thời giải thích thuật ngữ trong
đơn bảo hiểm. Nội dung đơn bảo hiểm gồm phần mở đầu; phần quy định về các điều
khoản chính; phần quy định về các điều khoản loại trừ; phần quy định về các điều
kiện; chữ ký, ghi rõ họ tên của người đại diện cho doanh nghiệp bảo hiểm.
1.3.3.5 Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ
giới
Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự hiểu theo nghĩa chung nhất
là trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người tham gia bảo hiểm. Điều bắt buộc đối
với một người trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại là việc người đó phải bằng tài
sản của mình gánh chịu việc bù đắp những thiệt hại về vật chất và tổn thất tinh thần
do hành vi của mình gây ra cho người khác. Một người chỉ phải chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại khi có đủ bốn yếu tố:
Có hành vi gây thiệt hại trái pháp luật.
Hành vi gây thiệt hại trái pháp luật là những hành vi xâm phạm tới tài sản, sức
khoẻ, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ
Sinh viên :Nguyễn Thị Lâm Lớp:Kinh tế bảo hiểm 49
23
Website: Email : Tel : 0918.775.368
thể khác được thực hiện không phù hợp với quy định của pháp luật. Những hành vi
có gây ra thiệt hại cho người khác nhưng được thực hiện phù hợp với quy định của
pháp luật thì người thực hiện những hành vi đó không phải bồi thường. Ví dụ: hành
vi gây thiệt hại trong các trường hợp trong giới hạn phòng vệ chính đáng, trong giới
hạn của tình thế cấp thiết, do sự kiện bất ngờ.

Có thiệt hại xảy ra.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được áp dụng nhằm mục đích khắc phục một
phần hoặc toàn bộ tổn thất tài chính cho người bị thiệt hại. Do đó, chỉ khi có thiệt hại
xảy ra thì mới phải bồi thường; vì vậy cần phải xác định xem có thiệt hại xảy ra hay
không và thiệt hại là bao nhiêu. Thiệt hại là những tổn thất xảy ra được tính thành
tiền , bao gồm: những mất mát, hư hỏng, huỷ hoại về tài sản, nguồn thu nhập bị mất,
chi phí nhằm ngăn chặn, khắc phục những hậu quả xấu về tài sản, sức khoẻ, tính
mạng, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tinh thần.
Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra.
Một người chỉ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi thiệt hại xảy ra là
hậu quả trực tiếp do hành vi trái pháp luật của họ gây ra, hay hành vi trái pháp luật là
nguyên nhân gây ra hậu quả đó.
* Có lỗi của người gây thiệt hại.
Thiệt hại xảy ra có thể do hành vi cố ý hoặc vô ý gây ra, cũng có thể do nguồn
nguy hiểm cao độ hoặc do cây cối, súc vật gây ra. Song với bản chất của bảo hiểm là
chỉ bảo hiểm rủi ro nên phạm vi bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm chỉ bao gồm các
thiệt hại do hành vi vô ý; do súc vật, cây cối, nhà cửa, công trình xây dựng gây ra;
không bảo hiểm với những thiệt hại do hành vi cố ý gây ra. Vậy đối tượng của hợp
đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự chỉ là trách nhiệm về bồi thường thiệt hại do hành
vi vô ý gây ra.
1.3.4 Những quy định về trách nhiệm bồi thường của doanh nghiệp bảo
hiểm.
Trách nhiệm bồi thường của bảo hiểm được xác định trên cơ sở mức TNDS thực
tế phát sinh
Mức TNDS = Thiệt hại thực tế x Mức độ lỗi
phát sinh của bên thứ ba của chủ xe (lái xe)
Sinh viên :Nguyễn Thị Lâm Lớp:Kinh tế bảo hiểm 49
24
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Mức độ lỗi của chủ xe chủ yếu được xác định giựa trên kết quả điều tra của cảnh

sát giao thông, của các giám định viên… và được tính theo phần trăm mức độ lỗi của
hai bên.
Vậy, mức TNDS phát sinh thông thường phụ thuộc vào thiệt hại thực tế của bên
thứ ba và mức độ lỗi của chủ xe, lái xe. Tuy nhiên, mức TNDS phụ thuộc vào phán
quyết cuối cùng của chủ xe, lái xe. Tuy nhiên, mức TNDS phụ thuộc vào phán quyết
cuối cùng của toà án hoặc do sự thoả thuận của 2 bên. Phán quyết này thường dựa
trên khả năng tài chính của chủ xe, hoặc hoàn cảnh gia đình, thu nhập của người thứ
ba, có thể do người thứ ba là trụ cột gia đình mà bị chết hoặc thương tật toàn bộ vĩnh
viễn thì mức trách nhiệm sẽ cao hơn dẫn đến số tiền bồi thường phải được trả tiền
trên tinh thần nhân đạo. Ví dụ trong trường hợp phán quyết của Toàn án dựa trên khả
năng tài chính của chủ xe : Tại mỹ, trong 1 vụ tai nạn giao thông, bên A và bên B
đâm vào C, C bị thương nặng, toà án yêu cầu bồi thường 15 triệu đôla. Xác định
trách nhiệm : lỗi của bên A là 20%, bên B là 80%, vậy bên A phải đền 3 triệu, bên B
đền 12 triệu cho bên C. Nhưng bên B là một chủ xe tải nếu bán hết chỉ được đến tổng
số tiền là 3,2 triệu đôla. Do đó, toà án phán quyết, bên B đến 0,2 triệu, còn lại bên A
đền hết, phán quyết đó được giải thích như sau: nếu không có 20% lỗi của bên A thì
C sẽ không bị thương nặng đến thế, hơn nữa, bên A là công ty lớn, có khả năng tài
chính lớn nên toà án yêu cầu bồi thường để bảo vệ quyền lợi người bị hại.
Ngoài ra, các công ty bảo hiểm thường giới hạn trách nhiệm theo một số tiền nhất
định gọi là số tiền bảo hiểm. Nếu TNDS phát sinh lớn hơn hạn mức trách nhiệm đó
thì phần lớn hơn chủ xe ( lái xe ) phải tự chịu.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TNDS
CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ 3 TẠI TỔNG CÔNG TY
BẢO HIỂM BƯU ĐIỆN (PTI)
2.1. Vài nét về Tổng công ty bảo hiểm bưu điện
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu Điện (tên tiếng Anh: Post - Telecommunication
Joint Stock Insuarance Company - viết tắt PTI) được Bộ Tài chính cấp Giấy chứng
nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm số 10TC/GCN ngày
Sinh viên :Nguyễn Thị Lâm Lớp:Kinh tế bảo hiểm 49

25

×