Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

ẢNH HƯỞNG của NHIỆT độ đến VÒNG đời sâu đục THÂN mía 4 VẠCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.15 KB, 6 trang )

Tạp chí Bảo vệ thực vật, số 2/2001, trang 3-7.

ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ ĐẾN VÒNG ĐỜI SÂU
ĐỤC THÂN MÍA 4 VẠCH
Đỗ Ngọc Diệp
Viện Nghiên cứu Mía Đường Bến Cát

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sâu đục thân mía 4 vạch (Chilo sacchariphagus Bojer (Pyralidea –
Leppidoptera) được W. Bojer phát hiện và định danh vào năm 1856 [2]. Ngoài tên gọi
trên nó còn có các tên gọi khác như Borer saccharellus Guenée (1862) [4]. Chilo
mauriciellus Warker (1863) [7], Diatrea striatalis Snellen (1890) [6], Proceras
venosatus Bojer (Kapur, 1950) [5]… phạm vi phân bố, gây hại của nó tập trung chủ
yếu mở các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Việt Nam, Malayxia…và các nước ở
khu vực Ấn Độ Dương như Mauritús, Madagasca, Rénion…[8]. Ở Việt Nam nó là một
trong 3 loài sâu hại mía chủ yếu [1]. Trong 2 năm 1999 và 2000, theo kết quả điều tra
của Viện Nghiên cứu mía đường Bến Cát, tỷ lệ cây bị đục do loài này gây nên ở các
tỉnh miền Đông Nam Bộ đã lên tới 11,51 % tổng số cây điều tra so với 22,74 tồng số
cây điều tra bị đục do nhóm sâu đục thân, tức chiếm hơn 50% tổng số cây bị đục do
nhóm sâu đục thân [1]. Điều này cho thấy cần thiết phải nghiên cứu sâu hơn nữa về
đặc điểm sinh học của loài sâu hại mía nguy hiểm này để có cơ sở vững chắc cho việc
đề xuất các biện pháp phòng trừ có hiệu quả cao hơn.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
Ngài trưởng thành sau khi vũ hóa được cho vào lồng ghép đôi giao phối có hình
khối vuông bao bằng lưới nhựa 0,1 mm, kích thước mỗi chiều là 0,8 m. lồng ghép đôi
giao phối được nối thông với một quạt gió có công suất thổi 0,5 m3/giây. Sau khi cho
ghép đôi giao phối, ngài cái được tách riêng ra cho vào ống đẻ trứng bằng nhựa hình
trụ tròn, bịt lưới 1 đầu, đầu còn lại bịt vải thưa, trong lòng ống có lót một miếng giấy
sáp mỏng cho ngài đẻ trứng. Sau khi ngài đẻ trứng lên tấm giấy sáp, tiến hành lấy ra,
cất riêng từng ổ nhiễm lên từng hộp thức ăn, theo dõi thời gian phát dục pha trứng ở 6
nhiệt độ là: 15, 17, 20, 25, 30 và 35oC. Thức ăn nhân tạo dùng để nuôi sâu được trộn


theo công thức sau:
- Nước cất:
1600 ml
- Agar agar:
20 g
- Bột ngô mịn:
90 g
- Bột thân cây mía:
90 g
- Men bia:
75 g
- Bột mầm lúa mì:
70 g
- Axít ascorbic:
25 g
- Methyl hydroxy-4 benzoate:
3g
- Axit sorbic:
2g
- Ampicilline:
0,5 g (viên nhộng)
Thức ăn sau khi trộn được cho vào các hộp nhựa hình trụ tròn có kích thước tăng
dần theo tuổi sâu non. Sâu non tuổi 1 mới nở được nuôi tập thể trong hộp nhựa có
đường kính 4 cm, cao 2 cm. sau khi sâu non lột xác sang tuổi 2 thì tiến hành tách riêng
96


từng con cho vào từng hộp có kích thước tương tự nhưng có thông khí với bên ngoài
thông qua một lỗ bịt lưới ở chính giữa nắp có đường kính khoảng 1 cm. Theo dõi hàng
ngày, ghi chép ngày và số lần lột xác sinh trưởng, ngày sâu non lột xác biến thái, ngày

nhộng vũ hóa trưởng thành, thời gian từ lúc ngài vũ hoặc đến lúc ngài đẻ quả trứng đầu
tiên, tỷ lệ đực, cái, thời gian sống và trọng lượng của nhộng đực, cái,… Kết quả được xử
lý thống kê bằng phần mềm M-STAST.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.
Kết quả cho thấy thời gian phát dục pha trứng sâu đục thân 4 vạch có thể biến
động từ 6 – 27 ngày, trung bình từ 6,9 – 25,3 ngày tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường
(Bảng 1). Trong khoảng nhiệt độ tự 17 – 30oC, nhiệt độ càng tăng thì thời gian phát
dục pha trứng càng giảm. Tuy nhiên, ở nhiệt độ 35oC thời gian phát dục pha trứng có
tăng lên một ít so với nhiệt độ 30oC. Trong khi ở nhiệt độ 15oC trứng hầu như ngừng
phát dục (không nở)
Bảng 1. Thời gian phát dục pha trứng ở các nhiệt độ khác nhau
Ngưỡng
nhiệt độ
(oC)
35

Thời gian phát dục (ngày)
Phạm vi biến
Trung bình
động
7,5±0,3
6-9

Số lượng trứng thí
nghiệm (n)

Tỷ lệ trứng nở
(%)

1866


5,9

30

2431

70,3

6,9±0,8

6-8

25

2179

78,4

10,1±0,9

9-13

20

2192

20,6

17,6±0,6


16-20

17

1916

2,1

25,3±0,3

23-27

15

2690

0.0

Sâu non sâu đục thân mía nuôi bằng thức ăn nhân tạo có 7 tuổi. Dựa vào kích
thước mảnh đầu có thể dễ dàng phân biệt được tuổi sâu non sâu đục thân mía 4 vạch
trên đồng ruông khi điều tra (Bảng 2).
Bảng 2. Kích thước mảnh đầu các tuổi sâu non
Tuổi sâu non
Kích thước
mảnh đầu
(mm)
Tỷ lệ tăng
trưởng


Tuổi 1

Tuổi 2

Tuổi 3

Tuổi 4

Tuổi 5

Tuổi 6

0,46±0,
01

0,53±0,
01

1,01±0,
03

1,52±0,
02

1,69±0,
03

1,73±0, 2,10±0,
23
02


1,14

1,9

1,50

1,12

1,02

Tuổi 7

1,21

Nhìn chung trong khoảng nhiệt độ từ 17-30oC, khi nhiệt độ càng tăng thì thời
gian phát dục các tuổi sâu non càng giảm (Bảng 3). Tuy nhiên khi nhiệt độ tiếp tục
tăng lên đến 35oC thì quy luật này không còn đúng nữa (tương tự như ở pha trứng).
Thời gian phát dục các tuổi sâu non ở 35oC kéo dài hơn so với 30oC. Trong 7 tuổi sâu
97


non, sâu non tuổi 1, 2 có thời gian phát dục ngắn nhất, còn kéo dài nhất là sâu non
tuổi 6, 7.
Chúng tôi cũng đã tiến hành nuôi tập thể sâu non sâu đục thân mía 4 vạch bằng
thức ăn nhân tạo để xác định thời gian phát dục của toàn bộ pha sâu non. Kết quả được
trình bày trong Bảng 4.
Qua Bảng 4 chúng tôi nhận thấy trong khoảng nhiệt độ từ 17- 30oC, khi nhiệt
độ tăng lên thì tỷ lệ sâu sống cũng tăng dần từ 42 – 86% và thời gian phát dục giảm
dần từ trung bình 134,8 ngày xuống còn 33,3 ngày. Ngoài khoảng nhiệt độ trên tỷ lệ

chết của sâu non trong quá trình nuôi tăng lên rất cao, khi nuôi ở nhiệt độ 15oC tỷ lệ
sâu chết là 90% còn khi nuôi ở nhiệt độ 35oC thì tỷ lệ sâu chết là 86%.
Bảng 3. thời gian phát dục các tuổi sâu non ở các nhiệt độ khác nhau
Ngưỡng
nhiệt độ
(oC)

Thời gian phát dục các tuổi sâu non (ngày)
Tuổi 1

Tuổi 2

Tuổi 3

Tuổi 4

Tuổi 5

Tuổi 6

Tuổi 7

35

5,7±0,4

5,8±0,0

4,4±0,1


6,1±0,1

6,0±0,3

11,2±0,7

9,6±0,4

30

3,3±0,2

3,9±0,2

3,0±0,1

4,0±0,1

5,8±0,4

9,6±0,4

11,8±0,8

25

4,7±0,0

4,3±0,1


4,7±0,3

5,5±0,3

6,9±0,3

8,4±0,5

10,3±0,1

20

9,7±0,3

8,0±0,2

10,5±0,3 12,6±0,4 13,0±0,2 16,0±0,6 18,3±0,3

17

17,9±0,3 12,1±0,4 12,8±0,2 13,6±0,4 17,5±0,6 19,3±0,4 42,4±2,4
Bảng 4. Thời gian phát dục pha sâu non (nuôi tập thể)

Ngưỡng
nhiệt độ
(oC)

Số lượng sâu non thí
nghiệm (n)


Số sâu
sống (n)

35

100

16

39,1±0,8

32-51

30

100

86

33,3±0,2

29-45

25

100

80

43,8±1,0


35-53

20

100

55

87,3±2,4

69-112

17

100

42

134,8±2,6

100-172

15

100

10

-


-

Thời gian phát dục (ngày)
Trung
Phạm vi biến động
bình

Như vậy qua 3 Bảng: 1, 3 và 4 chúng ta có nhận xét chung rằng khoảng nhiệt
độ từ 17 – 30oC là khoảng nhiệt độ thích hợp cho sâu đục thân 4 vạch phát triển, ngoài
khoảng nhiệt độ trên sâu sinh trưởng, phát triển kém và chết nhiều. Kết quả thí nghiệm
cũng cho ta tính toán được ngưỡng nhiệt độ khởi điểm phát dục và tổng tích ôn hữu
hiệu của từng pha phát triển (pha trứng và pha sâu non). Dựa vào kết quả này chúng ta
98


có thể dự tính dự báo được số sâu lý thuyết có thể có trong năm, thời gian bướm ra rộ,
thời gian sâu phá hại năng trong năm…từ đó đề xuất các biện pháp phòng trừ kịp thời,
hiệu quả.
Thời gian phát dục pha nhộng sâu đục thân 4 vạch nuôi bằng thức ăn nhân tạo ở
các nhiệt độ khác nhau được thể hiện trong Bảng 5.
Bảng 5. Thời gian phát dục pha nhộng
Thời gian phát dục (ngày)
Phạm vi biến
Trung bình
động

Ngưỡng
nhiệt độ
(oC)


Số lượng nhộng thí
nghiệm (n)

Tỷ lệ nhộng vũ
hóa (%)

35

100

0

-

-

30

100

73

10,6±0,9

8-13

25

100


84

14,0±0,5

11-16

20

100

27

29,4±0,5

28-33

17

100

20

35,1±1,2

29-45

15

100


0

-

-

Qua Bảng 5 chúng ta nhận thấy rằng khi nhiệt độ tăng dần từ 17-35oC, thời
gian phát dục trung bình pha nhộng giảm dần từ 35,1 ngày xuống còn 10,6 ngày. Ở 2
nhiệt độ 35oC và 15oC, nhộng sâu không thấy vũ hóa. Điều này cho thấy phản ứng của
pha nhộng sâu đục thân mía 4 vạch đối với yếu tố nhiệt độ chặt chẽ hơn so với pha
trứng và pha sâu non.
Bảng 6. Trọng lượng nhộng đực và cái.
Ngưỡng nhiệt
độ (oC)
30
25
20
17

Thời gian phát
dục nhộng đực
(ngày)
10,1±0,5
(n=61)
14,9±0,8
(n=45)
29,8±0,5
(n=37)
35,6±0,9

(n=26)

Trọng lượng
nhộng đực
(mg)
97,5±1,2a
(n=22)
98,5±1,2a
(n=40)
86,1±1,0b
(n=44)
73,7±1,8c
(n=32)

Thời gian phát
dục nhộng cái
(ngày)
9,6±0,3
(n=41)
13,3±0,9
(n=19)
29,3±1,3
(n=16)
33,6±1,6
(n=7)

Trọng lượng
nhộng cái (mg)
153,9±0,2a
(n=48)

152,1±1,1a
(n=35)
138,0±1,9b
(n=28)
111,6±1,0c
(n=27)

Về trọng lượng nhộng, chúng tôi đã tiến hành cân riêng rẽ từng loại nhộng và
thu được kết quả trình bày trong Bảng 6. Qua Bảng 6 chúng ta có thể nhận thấy rằng
trọng lượng của nhộng cái bao giờ cũng lớn hơn rất nhiều so với nhộng đực bất kể sâu
được nuôi ở nhiệt độ nào. Kết quả xử lý thống kê cho thấy không có sự khác biệt có ý
nghĩa về trọng lượng nhộng đực và cái khi nuôi ở nhiệt độ 25oC và 30oC nhưng lại có
99


sự khác biệt rõ rệt về trọng lượng nhộng đực và nhộng cái khi so sánh giữa nhiệt độ
25oC và các nhiệt độ 20oC và 17oC còn lại.
Vòng đời của sâu đục thân mía 4 vạch ngắn nhất khi nuôi ở điều kiện nhiệt độ
30oC là 56 ngày. Khi nhiệt độ giảm xuống thì vòng đời của sâu đục thân mía 4 vạch
kéo dài ra. Đặc biệt khi ở nhiệt độ 17oC vòng đời kéo dài tới 204 ngày (Bảng 7).
Bảng 7. Vòng đời của sâu dục thân mía 4 vạch
Thời gian phát dục các pha (ngày) (*)
Sâu non
Nhộng
Trưởng thành

Ngưỡng
nhiệt độ (oC)

Trứng


30

7

33

11

5

56

25

10

44

14

5

73

20

18

87


30

8

143

17

25

135

35

9

204

Vòng đời

(*) Số liệu được làm tròn đến phần nguyên

KẾT LUẬN
Nhiệt độ có ảnh hưởng rất rõ nét đến thời gian phát dục các pha và vòng đời của
sâu đục thân mía 4 vạch.
Khoảng nhiệt độ 17 – 30oC là khoảng nhiệt độ thích hợp cho sâu đục thân mía 4
vạch sinh trưởng và phát triển. Khi nhiệt độ tăng dần từ 17oC lên 30oC thì thời gian
phát dục các pha đều giảm và vòng đời sâu giảm từ 204 ngày xuống còn 56 ngày. Phù
hợp với quy luật phát triển chung của các loài côn trùng trong khoảng nhiệt độ thích

hợp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Ngọc Diệp, Nguyễn Đức Quang, Cao Anh Đương và Dương Công Thống (2001).
“Kết quả điều tra 2 năm định kỳ sâu đục thân hại mía ở Viện Nghiên cứu mía đường Bến
Cát”, Báo cáo kết quả nghiên cứu năm 2000 – 2001.
2. Bojer W. (1856). Report of committee on the “cane borer, Government Printer, Port luis,
Mauritius, 46 pp.
3. Caresche L. (1962). “Mass rearing of spotted borer of sugarcane Procelas sacchariphagus
(Bojer) on sorhgum”, Proceeding of International Society of Sugarcane Technologist, 11,
pp. 604-611.
4. Guenée M. A. (1862). “Annexe G”, Lepidopterès, In Maillard, L., Notes sur I’lle de la
Réunion, p. 70.
5. Kapur A. P. (1950). “The identity of some Crambinae assoctated with sugarcane in India
and certain spp., related to them”, Mem. Trans. R. ent. Soc., London, 101: 389 – 434.
6. Snellen P. C. T. (1890). Meded. Proefstn Suik Riet W., Java ‘Kagok’ 1890, p. 94
7. Walker F. (1863). List of the specimens of Lepidopterous insects in the collection of
Bristish Museum, Part. XXVII – Crambites and Tortricites. London, 286 pp.
8. William J. R., Metcalfe J. R., Mungomery R. W., Mathes R. (1969). Pests of
sugarcane, Published under the auspices of the International Society of sugarcane
Technologists, Elsevier Publishing Company, Amsterdam – London – Newyork. p. 18.
100


INFLUENCE OF TEMPERATURE ON LIFE CYCLE OF INTERNODE
BORER CHILO SACCARIPHAGUS BOJER
(Summary)
Do Ngoc Diep
Ben Cat Institute of Sugarcane Research

The sugarcane internode borer Chilo saccariphagus Bojer is the most

dangerous insect pest in the South Vietnam at Present. The incidence on stalk of it has
reached 11.51% for two years recently (comparison with the incidence of 22.74% due
to whole six sugarcane borer species occur in the South Vietnam). By artificial diet,
we have reared and observed its life cycle at 6 different grades of temperatures: 15oC,
17oC, 20oC, 25oC, 30oC and 35oC. The results of this experiment show that
temperatures ranging from 17oC – 30oC is suitable for the developing if internode
borer. The life cycle fluctuate from 56 days to 204 days when it was reared at 30oC to
17oC. in addition, we have also observed measurement of seven instars of it, weight of
pupae (male and female) etc…

101



×