Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn nguyễn khải sau 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (593.43 KB, 63 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
--------------------

VŨ THỊ ĐÀO

NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN KHẢI
SAU 1975
TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học
TS. LA NGUYỆT ANH

HÀ NỘI – 2015


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi có nhận được sự hướng dẫn của cô
giáo: TS. La Nguyệt Anh – giảng viên tổ Văn học Việt Nam, các thầy cô trong
tổ Văn học Việt Nam cùng các thầy cô trong khoa Ngữ văn, Trường ĐHSP
Hà Nội 2.
Khóa luận hoàn thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với các thầy cô và
các bạn sinh viên.
Do hạn chế về mặt thời gian, khả năng bước đầu nghiên cứu khoa học,
khóa luận sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và sai sót. Chúng tôi mong tiếp
tục nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để khóa luận
được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!


Hà Nội, tháng 5 năm 2015
Sinh viên

Vũ Thị Đào


LỜI CAM ĐOAN

Nghiên cứu khóa luận này, tôi xin cam đoan đề tài: “Ngôn ngữ nghệ
thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1975” là kết quả nghiên cứu của
bản thân tôi, không trùng với tác giả nào. Những kết quả thu được là hoàn
toàn chân thực và chưa có trong một đề tài nào khác.

Hà Nội, tháng 5 năm 2015
Sinh viên

Vũ Thị Đào


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................ 2
3. Mục đích nghiên cứu .............................................................................. 4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................. 4
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 5
6. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 5
7. Đóng góp của khóa luận ......................................................................... 5
8. Cấu trúc khóa luận .................................................................................. 5

NỘI DUNG ............................................................................................................6
Chương 1.GIỚI THUYẾT CHUNG VỀ NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT VÀ THỂ
LOẠI TRUYỆN NGẮN ........................................................................................6
1.1. Ngôn ngữ nghệ thuật ........................................................................... 6
1.1.1. Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật .................................................... 6
1.1.2. Đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật ..................................................... 7
1.2. Thể loại truyện ngắn ............................................................................ 9
1.2.1. Khái niệm truyện ngắn .................................................................. 9
1.2.2. Đặc điểm cơ bản của truyện ngắn............................................... 10
1.2.3. Truyện ngắn Việt Nam sau 1975 – Vị trí và thành tựu ................ 15
1.3. Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1975 ................................... 16
1.3.1. Vài nét về tác giả và quá trình sáng tác ...................................... 16
1.3.2. Một số đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1975 ................. 22
Chương 2. ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN
NGẮN NGUYỄN KHẢI SAU 1975...................................................................28


2.1. Ngôn ngữ kể chuyện .......................................................................... 29
2.1.1. Ngôn ngữ kể chuyện sắc sảo, tinh tế ........................................... 30
2.1.2. Ngôn ngữ kể chuyện khách quan lạnh lùng, tỉnh táo ................... 32
2.1.3. Ngôn ngữ kể chuyện vừa giàu chất trữ tình vừa đậm chất triết lí 35
2.2. Ngôn ngữ đối thoại ............................................................................ 40
2.2.1. Ngôn ngữ đối thoại thể hiện những căng thẳng, dồn nén ............ 40
2.2.2. Ngôn ngữ đối thoại thể hiện nỗi trăn trở, suy tư ......................... 44
2.2.3. Ngôn ngữ đối thoại thể hiện sự trải nghiệm ................................ 46
2.3. Ngôn ngữ độc thoại ........................................................................... 49
2.3.1. Ngôn ngữ độc thoại thể hiện sự tự nhận thức .............................. 50
2.3.2. Ngôn ngữ độc thoại thể hiện sự dằn vặt, day dứt ........................ 52
KẾT LUẬN ..........................................................................................................55
Tài liệu tham khảo



MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nguyễn Khải là một trong số những nhà văn hàng đầu trong nền văn
xuôi Việt Nam hiện đại, ông giữ một vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống
văn học dân tộc. Với hơn nửa thế kỉ cầm bút, lao động nghệ thuật miệt mài,
không ngừng nghỉ ông để lại những thành tựu nghệ thuật nổi bật, trong đó có
hơn năm mươi truyện ngắn, tám cuốn tiểu thuyết, trên sáu mươi tác phẩm kí
và tạp văn. Ở lĩnh vực nào sáng tác của ông cũng được đông đảo độc giả tiếp
nhận.
Từ những năm 1960, truyện ngắn Việt Nam phát triển mạnh, Nguyễn
Khải cũng góp cho nền văn học dân tộc một Mùa lạc với một phong cách
riêng, hấp dẫn người đọc ở nội dung tư tưởng cùng với một ngôn ngữ dí dỏm,
thông minh, sắc sảo. Trong thời kì đổi mới, nhiều cây bút mới nổi lên và để
lại những dấu ấn đáng kể như Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Lê Lựu…
Tuy nhiên, trong xu thế chung của thời đại, Nguyễn Khải vẫn và càng khẳng
định được vị trí của mình trong văn học dân tộc, đặc biệt là ở truyện ngắn. So
với những nhà văn cùng thời đó thì Nguyễn Khải được coi là người có bút
lực, sung sức và ngày càng chiếm được cảm tình của độc giả.
Bên cạnh những nét khá ổn định, nhất quán, phong cách văn xuôi
Nguyễn Khải không ngừng được điều chỉnh, làm mới và mỗi giai đoạn sáng
tác của ông đều có những nét đặc trưng riêng. Ở phương diện ngôn ngữ nghệ
thuật, Nguyễn Khải đã có những đóng góp lớn trong việc hiện đại hóa ngôn
ngữ văn học, đặc biệt trong ngôn ngữ nghệ thuật truyện ngắn Việt Nam giai
đoạn sau 1975.
Khảo sát trong chương trình học Trung học Phổ thông, Nguyễn Khải
được biết đến là một trong những nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam nửa

1



sau thế kỉ XX. Cùng với tiểu thuyết, truyện ngắn là một thể loại tiêu biểu
trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Khải, đặc biệt là những sáng tác sau
1975. Sách giáo khoa Ngữ văn Trung học Phổ thông có đưa vào chương trình
giảng dạy những sáng tác của Nguyễn Khải với Mùa lạc, Một người Hà Nội.
Vì vậy, nghiên cứu về ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải
sau 1975, người viết mong muốn kiến thức này sẽ là cơ sở góp phần vào quá
trình tiếp nhận các tác phẩm của Nguyễn Khải.
Là một sinh viên Sư phạm, một giáo viên trong tương lai, thông qua đề
tài này người viết mong muốn tích lũy được những kinh nghiệm quý báu để
phục vụ tốt cho công việc giảng dạy sau này.
2. Lịch sử vấn đề
Trong lịch sử Văn học Việt Nam, sáng tác của Nguyễn Khải luôn là đề
tài thách thức sự tìm hiểu, suy nghĩ, nghiên cứu đối với các nhà phê bình, các
nhà nghiên cứu văn học, trở thành đề tài nghiên cứu của nhiều luận án Tiến sĩ,
Thạc sĩ ở các Viện nghiên cứu, các trường Đại học. Nhìn chung cho đến nay,
các công trình nghiên cứu về Nguyễn Khải đi theo hai xu hướng chính:
Thứ nhất, xu hướng tìm hiểu những đặc điểm cơ bản của ngòi bút
Nguyễn Khải trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của ông. Tiêu biểu cho xu
hướng này có Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Hà Minh Đức, Phan Cự Đệ,
Nguyễn Văn Hạnh, Vương Trí Nhàn, Đoàn Trọng Huy…
Thứ hai, xu hướng nghiên cứu đặc điểm ngòi bút Nguyễn Khải qua
những tác phẩm cụ thể. Tiêu biểu cho xu hướng này có Nguyễn Đăng Mạnh,
Nguyễn Huệ Chi, Lại Nguyên Ân, Vũ Tú Nam…
Trong cuốn Nhà văn Việt Nam 1945-1975 (tập 2) nhà nghiên cứu Phan
Cự Đệ đã chỉ ra phong cách văn xuôi hiện thực tỉnh táo trong sáng tác của
Nguyễn Khải. Theo ông, sức hấp dẫn của truyện ngắn Nguyễn Khải là nhờ ở
những chi tiết tâm lý sâu sắc và chi tiết sự việc sống động: "Truyện ngắn và


2


truyện vừa có màu sắc trí tuệ của Nguyễn Khải vẫn tạo nên một sức hấp dẫn
đặc biệt nhờ ở tính thời sự nhạy bén của các sự kiện và ý nghĩa lâu dài của
các vấn đề đặt ra, nhờ ở những chi tiết tâm lý sâu sắc và chi tiết sự việc sống
động - những chi tiết đó lấp lánh rải rác trong các truyện của anh” [4, tr.51].
Như vậy, cái nhìn nghệ thuật thể hiện trong hệ thống chi tiết - một trong
những yếu tố đặc trưng của hình tượng tác giả đã được nhà nghiên cứu Phan
Cự Đệ khẳng định và coi như một dấu hiệu tạo nên sự hấp dẫn của truyện
ngắn Nguyễn Khải.
Theo Lại Nguyên Ân thì người đọc thích Nguyễn Khải bởi "chất văn
xuôi". Đó là tính hiện thực của tác phẩm Nguyễn Khải khi viết về "những con
người, những sự việc, những vấn đề của hôm nay", "đề tài nhằm thẳng vào
đời sống hiện tại”. Cái hiện tại, cái hôm nay luôn luôn là trung tâm chú ý của
nhà văn Nguyễn Khải.
Trần Đình Sử nhất trí với ý kiến đó và chỉ ra rằng: "Cái nhìn tỉnh táo"
của Nguyễn Khải giúp người đọc nhận thức cuộc sống và con người một cách
chân thực.
Tác giả Đoàn Trọng Huy với Vài đặc điểm phong cách nghệ thuật
Nguyễn Khải đã nhấn mạnh: “Từ lâu, Nguyễn Khải được chú ý vì cái độc đáo
của cá tính sáng tạo”. Cũng ở bài viết này, tác giả Đoàn Trọng Huy cũng
nhấn mạnh “ngôn ngữ của Nguyễn Khải giàu chất sống, chất văn xuôi và là
ngôn ngữ hiện thực”.
Tác giả Bích Thu cũng cho rằng: “Sáng tác của Nguyễn Khải từ những
năm 80 đến nay không chênh lệch khỏi quy luật tiếp nối và đứt đoạn của của
quá trình văn học. Một giọng điệu trần thuật chịu sức hút của chủ nghĩa tâm
lí, kết hợp tả kể, phân tích một cách linh hoạt, thông minh và sắc sảo. Lời văn
nghệ thuật Nguyễn Khải là lời nhiều giọng, được cá thể hóa mang tính đối
thoại của tự sự hiện đại” [23, tr.137].


3


Dồn khá nhiều tâm huyết vào việc nghiên cứu về con người và văn
chương Nguyễn Khải là nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn. Với bài Nguyễn
Khải trong sự vận động của văn học cách mạng từ sau năm 1945
nhà nghiên cứu đã giúp người đọc nhận ra nét căn bản trong sáng tác của
Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới là: "Cái nhìn sắc sảo vốn có từ sớm và khao
khát có mặt trong ngày hôm nay. Đối thoại với chính mình và tự phát hiện trở
lại - một phong cách vừa dân dã vừa hiện đại" [19, tr.114]. Trong bài viết,
nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng: "Những truyện ngắn của Nguyễn Khải viết
từ 1988 - 1999 đến thời gian gần đây, khơi vào hai cái mạch chính: Một là
cuộc sống hôm nay của những người chung quanh, bạn bè đồng nghiệp quen
biết,cùng tuổi tác và tâm sự. Hai là số phận của những người thân trong gia
đình họ hàng nội ngoại của tác giả, những ông cậu, bà mợ mà tâm tư tình
cảm của Nguyễn Khải còn nhiều quyến luyến" [19,tr.116].
Có thể thấy, các bài báo, công trình nghiên cứu về Nguyễn Khải đã xoay
quanh nhiều góc độ: cảm hứng, nhân vật, tư tưởng, giọng điệu… Tuy nhiên,
chưa chia tách thành một hệ thống độc lập mà chủ yếu đi khám phá, tìm hiểu đặc
sắc trong từng tác phẩm hoặc nhìn toàn bộ sáng tác của nhà văn. Trong khóa
luận này, chúng tôi đi sâu nghiên cứu yếu tố ngôn ngữ nghệ thuật để làm rõ
“ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1975”.
3. Mục đích nghiên cứu
Với việc nghiên cứu đề tài này, tôi nhằm mục đích:
Thứ nhất, chỉ ra những đặc trưng ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện
ngắn Nguyễn Khải sau 1975.
Thứ hai, khẳng định những sáng tạo và đóng góp của Nguyễn Khải trên
phương diện ngôn ngữ nghệ thuật qua truyện ngắn sau 1975 của ông.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu

Tìm hiểu chung về ngôn ngữ nghệ thuật và thể loại truyện ngắn.

4


Tìm hiểu phương diện ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn
Khải sau 1975.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1975.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1975
6. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu…
7. Đóng góp của khóa luận
Khóa luận khái quát một số đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Khải sau
1975.
Khóa luận nêu được những sáng tạo độc đáo trong việc sử dụng ngôn
ngữ nghệ thuật vào sáng tác truyện ngắn của Nguyễn Khải.
8. Cấu trúc khóa luận
Chương 1. Những vấn đề chung về ngôn ngữ nghệ thuật và thể loại
truyện ngắn.
Chương 2. Đặc trưng ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn
Khải sau 1975.

5


NỘI DUNG

Chương 1

GIỚI THUYẾT CHUNG VỀ NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
VÀ THỂ LOẠI TRUYỆN NGẮN
1.1. Ngôn ngữ nghệ thuật
1.1.1. Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật
Ngôn ngữ có thể hiểu là một hệ thống quy tắc cú pháp, quy tắc từ pháp,
quy tắc dụng pháp, nó có tính ổn định nhưng cả hệ thống ấy cũng đang đổi
thay theo áp lực của đời sống và lịch sử. Còn nói đến văn học, rất rõ phương
thức tồn tại trực tiếp của văn học là văn bản, trong đó thì ngôn ngữ lại là
phương tiện khách quan để viết và hiểu được văn bản, là cái tạo nên lớp bề
mặt của văn bản. Macxim Gorki khẳng định: “Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất
của văn học là công cụ, chất liệu cơ bản của văn học nên nó được gọi là loại
hình nghệ thuật ngôn từ” [6, tr.215].
Từ đó đặt ra câu hỏi về ngôn ngữ nghệ thuật?
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: Ngôn ngữ văn học “là ngôn ngữ mang
tính nghệ thuật được dùng trong văn học, thuật ngữ này có ý nghĩa rộng hơn
nhằm chỉ một cách bao quát các hiện tượng ngôn ngữ được dùng một cách
chuẩn mực trong các văn bản nhà nước, trên báo chí, đài phát thanh, trong
văn học và khoa học” [6, tr.215].
Theo Trần Đình Sử trong cuốn Lí luận văn học: “Mọi tác phẩm văn
học đều được viết hoặc kể bằng lời: lời thơ, lời văn, lời tác giả,… gộp chung
gọi là lời văn. Nếu ngôn từ tức là lời nói, viết trong tất cả các tính chất thẩm
mĩ của nó là chất liệu của sáng tác văn học, thì lời văn là hình thức ngôn từ
nghệ thuật của tác phẩm văn học” [22, tr.49].

6


Quả đúng như vậy, khi tiếp cận tác phẩm văn học người đọc phải hiểu

từng câu, từng chữ mới cảm thụ được cái hay của tác phẩm, vì thế mà Cao
Bá Quát nói: “Sống ở đất này có thể bỏ được tiếng quốc ngữ không? Không
bỏ được. Đọc sách quốc ngữ có thể bỏ được “Hoa tiên” và “Kim Vân Kiều”
không? Không bỏ được. Kim Vân Kiều là tiếng nói hiểu đời. “Hoa tiên” là
tiếng nói răn đời vậy”.
Bởi vậy, khi nói đến văn học nghệ thuật là nói tới nghệ thuật ngôn từ.
Nói đến ngôn ngữ nghệ thuật tức là nói đến ngôn ngữ trong các tác phẩm
nghệ thuật, dùng để sáng tạo hình tượng nghệ thuật. Xét về chất liệu, khi sáng
tác văn học, nhà văn bắt buộc phải sử dụng ngôn ngữ như một chất liệu, biện
pháp. Nhà văn thông qua lăng kính ngôn ngữ mà cảm nhận cảm xúc của
mình, thể nghiệm sức sống phong phú đa dạng của muôn loài. Ngôn ngữ
trong văn học nghệ thuật thể hiện đặc điểm tư duy nghệ thuật và phong cách
nghệ thuật của nhà văn, vừa có tính trực giác vừa có tính cá thể, M. Gorki coi
“ ngôn ngữ là công cụ chủ yếu của văn học” (Bàn về văn học).
Các ý kiến trên đều mang ý nghĩa khẳng định ngôn ngữ là là công cụ
thứ yếu của văn học nghệ thuật, là công cụ giao tiếp trong đời sống xã hội góp
phần trực tiếp vào việc giao lưu và phát triển xã hội. Đặc biệt là ý kiến của
Cao Bá Quát đi sâu nhấn mạnh tầm quan trọng của ngôn ngữ dân tộc, vai trò
hàng đầu của ngôn ngữ văn học trong nền văn học nước nhà bởi ngôn ngữ
nghệ thuật chính là ngôn ngữ nhân dân, ngôn ngữ dân tộc được tác giả vận
dụng tổ chức trong tác phẩm để tạo ra hiệu quả và giá trị thẩm mĩ.
1.1.2. Đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật
1.1.2.1. Tính chính xác
Đây là yêu cầu đầu tiên của việc sử dụng ngôn ngữ văn học. Muốn
miêu tả một mảng hiện thực nào đó hay biểu hiện những cảm nghĩ của bản
thân về một sự vật và hiện tượng nào đấy, nhà văn nói theo Maiacôpxki:

7



“Phải từ hàng ngàn tấn quặng từ tinh luyện chọn ra một từ để câu thơ câu
văn đạt hiệu quả nghệ thuật cao nhất” hay M. Gorki cũng cho rằng: “Ngôn
ngữ của tác phẩm phải gẫy gọn, chính xác, từ ngữ phải được chọn lọc kĩ
càng. Chính các tác giả cổ điển viết bằng ngôn ngữ như vậy đã kế tục nhau
trau dồi nó từ thế kỉ này sang thế kỉ khác”.
Viết văn phải dùng từ chính xác mới tái hiện và tái tạo đúng sự vật hiện
tượng, miêu tả đúng cảnh vật, khắc hoạ đúng hình dáng, cá tính, tâm lí nhân
vật. Qua đó nghệ sĩ bộc lộ tư tưởng, tình cảm, thái độ và cả tài năng của mình.
1.1.2.2. Tính hình tượng
Trong nhận thức luận, khái niệm “hình tượng” chỉ những kết quả của
hoạt động nhận thức của con người, độc lập với hình thức của hình tượng.
Trong tâm lí học, người ta hiểu hình tượng trước hết là sự phản ánh thực tế
một cách cụ thể cảm tính. Trong nghiên cứu văn học, từ hình tượng được xét
theo ba nghĩa: hình tượng như là một chi tiết có màu sắc, hình ảnh, một ẩn dụ
hoặc một hình thức chuyển nghĩa khác gắn với nghĩa bóng; hình tượng như là
nhân vật văn học và hình tượng như là một kiểu đặc biệt của nhận thức và
phản ánh thế giới khách quan.
Còn bản thân hình tượng, ngôn từ đầu tiên có thể được xác định như là
mảnh đoạn của lời nói mang thông tin hình tượng. Chẳng hạn trong câu thơ
của Nguyễn Đình Thi:
“Ôi những cánh đồng quê chảy máu,
Dây thép gai đâm nát trời chiều”.
(Đất nước)
Từ ngữ “chảy máu”, “đâm nát” bên cạnh các nghĩa đen, nghĩa đầu tiên
còn mang nghĩa bổ sung nhằm xây dựng hình tượng văn học: phác họa hình
tượng Tổ quốc Việt Nam thân thương bị kẻ thù tàn phá, hủy diệt.

8



1.1.2.3. Tính biểu cảm
Tính biểu cảm của ngôn ngữ văn học gắn liền với chức năng biểu hiện
cảm xúc. Văn học trực tiếp bộc lộ cảm xúc của nhà văn qua ngôn ngữ văn
học. Người nghệ sĩ giàu cảm xúc nên ngôn ngữ văn học giàu tính biểu cảm,
bên cạnh đó bản chất của người nghệ sĩ cũng rất giàu cảm xúc, vì vậy mà tính
biểu cảm biểu hiện qua tác phẩm bằng hình tượng được bao quát ngay trong
những từ ngữ cụ thể, đặc biệt rõ khi nhà văn muốn nhấn mạnh đến cảm xúc
nội tâm. Tất nhiên, tính biểu cảm trong văn học có thể được biểu đạt dưới
nhiều dạng thức: trực tiếp, gián tiếp, có hình ảnh hoặc là ngôn từ thuần túy.
Chẳng hạn khi Nguyễn Trãi viết:
“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ dưới hầm tai vạ”
(Bình Ngô đại cáo)
thì từ “nướng” và “vùi” đã chất chứa cả tinh thần phẫn nộ của ông đối với
giặc Minh.
Tóm lại, nói đến đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật thì sẽ làm nảy ra “chỗ
mạnh”, “chỗ yếu”, song đây không hề là những ưu khuyết của chủ thể để có
thể phấn đấu khắc phục, mà là những thuộc tính tất yếu khách quan, nghĩa là
chúng có mối liên hệ biện chứng hữu cơ – chính vì nhờ chỗ yếu đó mới có
chỗ mạnh kia và ngược lại cũng vậy. Mặt khác, nói đặc trưng đặc điểm, chỗ
mạnh, chỗ yếu của hình thái, loại hình, và cả loại thể nữa là nói trên khả năng,
còn có biến thành hiện thực trong sản phẩm hay không thì lại phụ thuộc vào
vai trò chủ thể.
1.2. Thể loại truyện ngắn
1.2.1. Khái niệm truyện ngắn
Trong tiếng Việt thuật ngữ truyện chỉ các tác phẩm văn học là một bản
kể có miêu tả nhân vật, diễn biến sự kiện thú vị, như truyện cổ tích, truyện

9



thần thoại, truyện cười, truyện truyền kì, truyện Nôm, truyện thơ, truyện dài,
truyện vừa, truyện ngắn… Trong đó truyện ngắn là một thể loại có bề dày lịch
sử, vận động và phát triển qua các giai đoạn. Đặc biệt sau 1975 truyện ngắn
có nhiều đổi mới, phát triển mạnh mẽ và có xu hướng trở thành một thể lọai
chủ yếu.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì truyện ngắn có thể được định nghĩa
là “tác phẩm tự sự cỡ nhỏ. Nội dung của thể loại truyện ngắn bao trùm hầu
hết các phương diện của dời sống: đời tư, thế sự hay sử thi, nhưng cái đọc
đáo của nó là ngắn. Truyện ngắn được viết ra để tiếp thu liền một mạch, đọc
một hơi không nghỉ” [6, tr.370].
Trong Từ điển văn học truyện ngắn được hiểu như sau: “là thể loại tự
sự cỡ nhỏ… Khác với truyện vừa và truyện dài vốn là những thể tài mà quy
mô cho phép chiếm lĩnh đời sống trong toàn bộ sự toàn vẹn, đầy đặn của nó.
Truyện ngắn thường nhằm khắc họa một hiện tượng, phát hiện một đặc tính
trong quan hệ con người hay trong đời sống tâm hồn con người” [17, tr 370].
Đó là hai trong rất nhiều cách hiểu về truyện ngắn. Các định nghĩa trên
đã khái quát toàn bộ từ hình thức đến đặc trưng của thể loại này, Lucacs gọi
truyện ngắn là “nghệ thuật thuần túy nhất” [23, tr.315].
1.2.2. Đặc điểm cơ bản của truyện ngắn
Truyện ngắn được xem là thể loại chiếm lĩnh đời sống trong toàn bộ sự
đầy đặn và toàn vẹn của nó. Truyện ngắn thường hướng tới việc khắc họa một
hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống
tâm hồn của con người. Vì thế, khác với tiểu thuyết, trong truyện ngắn thường
có ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp, truyện ngắn thường không nhằm tới việc
khắc họa những tính cách điển hình đầy đặn, nhiều mặt trong tương quan với
hoàn cảnh. Vì vậy, khác với tiểu thuyết thì truyện ngắn có các đặc điểm cơ bản:
Đặc trưng cơ bản nhất của truyện ngắn là tính ngắn gọn

10



Các nhà lí luận nước ngoài thì cho rằng việc xác định chính xác ranh
giới giữa truyện ngắn và truyện dài là một vấn đề phức tạp. Hiện nay thì
người ta cho rằng truyện ngắn được dùng cho các tác phẩm không dài quá
20,000 từ và không ngắn hơn 1000 từ. Các truyện ngắn hơn 1000 từ được gọi
là “tiểu thuyết cực ngắn” hay “truyện cực ngắn”. Thực tế sáng tác, ý kiến của
Lê Huy Bắc cho rằng: “dung lượng truyện ngắn kéo dài từ vài chục chữ đến
20,000 chữ”.
Tính ngắn gọn, cô đúc trong truyện ngắn yêu cầu nhà văn cần nắm chắc
kĩ thuật của thể loại qua những đặc trưng nghệ thuật biểu hiện riêng biệt như:
cốt truyện, kết cấu, chi tiết nghệ thuật, lời văn nghệ thuật…
Đặc trưng thứ hai của truyện ngắn là tính nhất quán ở các phương
thức biểu đạt
Cốt truyện là thành phần quan trọng, cốt yếu trong truyện ngắn. So với
tiểu thuyết, cốt truyện trong truyện ngắn thường diễn ra trong một thời gian,
không gian hạn chế, chức năng của nó nói chung là nhận ra một điều gì đó sâu
sắc về cuộc đời, về tình người”. Nếu tiểu thuyết là tác phẩm dài hơi, cấu trúc
phức tạp, đan xen nhiều chủ đề, cốt truyện, nhân vật, thì truyện ngắn chỉ là
một “lát cắt đời sống”. Vì thế khi sáng tác truyện ngắn, nhà văn phải tính đến
việc tìm, huy động và bố trí hợp lí chi tiết. Nhà văn Nguyên Ngọc nhấn mạnh:
“Truyện ngắn có thể có cốt truyện, thậm chí cốt truyện li kì, gay cấn, kể được.
Truyện ngắn cũng có thể chẳng có cốt truyện gì cả, không kể được nhưng
truyện ngắn không thể nghèo nàn chi tiết. Nó sẽ như nước lã” [5, tr.33]. Do
đó việc sáng tạo truyện ngắn yêu cầu nhà văn phải tìm ra được một tình
huống truyện.
Tình huống truyện là thời điểm một sự việc, một sự kiện xảy ra đối với
nhân vậ, đưa nhân vật vào tình thế phải đối đầu, phải bộc lộ tính cách à hành
động, tức là vấn đề chính của câu truyện được mở ra. Hegel trong công trình


11


Mĩ học đã xác định: “Nói chung tình huống là một trạng thái có tính chất
riêng biệt và trở thành được quy định (…). Ở thuộc tính này của nó, tình
huống góp phần biểu lộ nội dung là cái phần có được một sự tồn tại bên
ngoài bằng sự biểu hiện nghệ thuật. Theo quan điểm này, tình huống cấp cho
ta một thao trường rộng lớn để tìm hiểu, bởi vì từ lâu nhiệm vụ quan trọng
nhất của nghệ thuật vẫn là tìm những tình huống nào cho phép chúng ta bộc
lộ những hứng thú quan trọng và sâu sắc cũng như cái nội dung chân thực
của tâm hồn” [9, tr.33].
Kế cấu truyện ngắn cũng đa dạng và phong phú như chính cuộc sống
muôn màu trong thực tế. Truyện ngắn có thể được kết cấu sâu chuỗi theo trình
tự thời gian hoặc theo hành động sự kiện, kết cấu tâm lí, kết cấu lắp ghép
hoặc kết cấu dồng hiện. Nhìn chung thì các thủ pháp kết cấu trong truyện
ngắn thể hiện cá tính sáng tạo của nhà văn và quyết định sự thành công của
truyện ngắn.
Nhân vật chiếm một vị trí đáng kể trong truyện ngắn. Do nhà văn sáng
tạo ra nhưng có một đời sống riêng trong tác phẩm văn học, “nhân vật là hiện
thân cho một trạng thái quan hệ xã hội, ý thức xã hội hoặc trạng thái tồn tại
của con người”. Dù không trọn vẹn một cuộc đời nhưng qua vài cảnh đời,
những chốc lát trong cuộc đời nhân vật thì nhà văn vẫn đủ sức lôi cuốn bạn
đọc cùng suy ngẫm về cuộc đời.
Chi tiết là một nội dung trong truyện ngắn, góp phần cụ thể hóa cảnh
trí, không khí, tính cách, hành động và tâm tư nhân vật. Truyện ngắn luôn đòi
hỏi nhà văn phải không ngừng sáng tạo trong việc quan sát, tìm tòi, lựa chọn
và xây dựng chi tiết nghệ thuật. Chính chi tiết sẽ cụ thể hóa chủ đề chung mà
tác giả muốn diễn đạt.
Nói đến vai trò quan trọng của chi tiết, nhà văn Nguyễn Công Hoan đã
nhấn mạnh: “Truyện ngắn không phải là truyện mà là một vấn đề được xây


12


dựng bằn chi tiết với sự bố trí chặt chẽ và bằng thái độ với cách đặt câu,
dùng tiếng có cân nhắc…Muốn truyện ấy là truyện ngắn, chỉ nên lấy một
trong ngần ấy ý làm chính, làm chủ đề cho truyện… Những chi tiết trong
truyện chỉ nên xoay quanh chủ đề ấy thôi” [8, tr.303 – 306].
Ngôn ngữ cũng chính là một công trình sáng tạo độc đáo của nhà văn
để tạo nên tác phẩm. Ngôn ngữ nghệ thuật bắt nguồn từ ngôn ngữ toàn dân.
Nhưng cách sử dụng nó thì phụ thuộc vào nhãn quan ngôn ngữ của mỗi thời
đại, mỗi trào lưu văn học, gắn liền với bối cảnh văn hóa khu vực, dân tộc và
bị chi phối bởi đặc trưng thể loại.
Cả thơ và văn xuôi đều dùng ngôn ngữ nghệ thuật làm chất liệu chính
để xây dựng tác phẩm. Đối với thơ, thơ luôn đi sâu khai thác thế giới nội tâm
của con người, không miêu tả các biến cố, các hành động, các cách ứng xử,
các quan hệ qua lại. Thể loại này chỉ dùng một lượng hữu hạn các đơn vị
ngôn ngữ để biểu đạt cái vô hạn của cuộc sống, bao gồm cả những sự kiện tự
nhiên – xã hội cũng như những điều thầm kín trong tâm hồn con người.
Nói về đặc điểm ngôn ngữ thơ, bên cạnh những đặc trưng chung của
ngôn ngữ văn học là tính chính xác, tính hình tượng và tính biểu cảm thì ngôn
ngữ thơ còn là ngôn ngữ giàu nhạc tính, có tính hàm súc và tính truyền cảm.
Ngôn ngữ thơ không bao giờ chú trọng miêu tả cái khách quan như ngôn ngữ
trong tác phẩm tự sự. Nếu nhà văn dùng ngôn ngữ để thuyết minh, miêu tả,
nhắn nhủ, giải thích,… thì nhà thơ dùng ngôn ngữ để truyền cảm. Chẳng thế
mà khi Quang Dũng viết:
“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

(Tây tiến)

13


Cảnh đẹp như tranh nhưng lại khơi gợi trong ta nỗi nhớ thương mất
mát, nuối tiếc ngậm ngùi về những ngày tháng, những kỉ niệm, những ảo ảnh
đã tan biến trong cuộc đời… Quang Dũng gợi lên một trạng thái bằng cách
hồi sinh những gì đã mất, đồng thời phản ánh tâm trạng của chính mình.
Đối với văn xuôi, do nhà văn phải xây dựng nhân vật điển hình trong
những hoàn cảnh điển hình nên việc miêu tả ngoại hình, nội tâm nhân vật, bối
cảnh xã hội... thường phải cụ thể qua nhiều tình tiết, mâu thuẫn. Ở mỗi đoạn,
mỗi chương lại có sự phát triển tâm lý nhân vật một cách trực tiếp hay gián
tiếp. Số câu chữ có thể giãn ra hay co lại theo ý đồ tác giả.
Khi xét về tiểu thuyết, đây là một thể loại có dung lượng lớn, không chỉ
viết về một người mà còn viết về cả một gia tộc, cả thế hệ, thậm chí nhiều thế
hệ. Số lượng nhân vật trong tiểu thuyết có thể đạt tới 500 – 600 người như
trong Chiến tranh và hòa bình hay Hồng lâu mộng. Ngôn ngữ trong tiểu
thuyết cũng chính là một hiện tượng rất phong phú. Lời trần thuật luôn mang
tính đối thoại, nó có nhiều hình thức đa giọng, đa thanh như lời văn nhại, lời
mỉa mai, lời văn nửa trực tiếp… Trong tiểu thuyết, ngôn ngữ trở thành đối
tượng miêu tả của nhà văn. Nhà văn miêu tả ngôn ngữ nhân vật như những
sản phẩm cá thể hóa cao độ, phù hợp với đặc điểm cá nhân, ứng với nhu cầu
miêu tả cá tính của nhân vật.
Còn khi xét đến truyện ngắn, ngôn ngữ truyện ngắn sau 1975 tuy có
khác nhiều so với truyện ngắn giai đoạn 1945 - 1975 nhưng nó vẫn phát triển
trên cái nền của những thành tựu truyện ngắn 1945 - 1975 đã đạt được. Từ sự
đổi mới tư duy nghệ thuật và bút pháp là sự nổi lên của các cây bút Nguyễn
Khải, Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng… đã đem lại những khám phá
nghệ thuật và những hiệu ứng thẩm mĩ đáng kể, góp phần thu hút công chúng

trở lại với văn hóa đọc. Bên cạnh sự thay đổi về giọng điệu, từ giọng khẳng
định đến giọng điệu nước đôi, tự vấn đó là sự thay đổi về ngôn ngữ, từ ngôn

14


ngữ đơn thanh đến ngôn ngữ đa thanh, từ ngôn ngữ trang trọng, chuẩn mực
sang ngôn ngữ đời thường, đậm tính khẩu ngữ, thông tục. Cùng với đó, ngôn
ngữ truyện ngắn giai đoạn này cũng tăng cường tính tốc độ, thông tin và triết
luận giúp cho văn xuôi giai đoạn sau 1975 trở nên phong phú, có chiều sâu và
ám ảnh lòng người đọc.
Nhìn tổng thể, sự vận động của truyện ngắn sau 1975 đã diễn ra giống
như một cuộc nhận đường toàn diện và sâu sắc: từ ý thức nghệ thuật đến hành
vi sáng tạo, từ tư tưởng đến thi pháp. Sự vận động ấy hướng mạnh mẽ đến
những nỗ lực cách tân nhằm đổi mới thể loại. Về mặt hình thức, truyện ngắn
Việt Nam sau 1975 đổi mới rõ rệt nhất ở ba phương diện: dạng thức cấu trúc
cốt truyện, trần thuật và ngôn ngữ truyện. Những cách tân ở ba phương diện
ấy đã góp phần tạo nên diện mạo mới cho truyện ngắn Việt Nam, thể loại vốn
được xem là thể loại “cái” của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam.Từ đó thấy rõ
ràng truyện ngắn đem lại hiệu quả thẩm mĩ cao cho người thưởng thức và cả
người sáng tác, phù hợp nhất trong việc biểu hiện cuộc sống, ngày càng hấp
dẫn người đọc và thu hút người viết vì khả năng co giãn và thay đổi không
ngừng của thể loại.
1.2.3. Truyện ngắn Việt Nam sau 1975 – Vị trí và thành tựu
Sau 1975, thơ ca không tạo được sự lôi cuốn, hấp dẫn như giai đoạn
trước mà phải nhường bước phát triển cho văn xuôi. Tuy nhiên, so với tiểu
thuyết, truyện ngắn đã thực sự khởi sắc, các nhà văn đã có những tìm tòi nghệ
thuật làm cho thể loại “nhỏ” có sức nén, hay nói cách khác là nó có khả năng
khái quát hóa nghệ thuật đời sống theo chiều sâu. Đáng nói hơn cả là cũng
chính giai đoạn này đã khẳng định được nhiều phong cách truyện ngắn, tiêu

biểu như Nguyễn Khải, Nguyễn Kiên, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy
Thiệp, Lê Minh Khuê… Với phương châm nhìn thẳng vào hiện thực văn xuôi
thực sự khởi sắc với những tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao như: Chiếc

15


thuyền ngoài xa,Cỏ lau của Nguyễn Minh Châu, Một người Hà Nội của
Nguyễn Khải, Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp…
Giới phê bình cùng độc giả đương thời mến mộ truyện ngắn – một thể
loại thực sự có khả năng tạo dựng không khí đời sống hiện đại, thâm nhập vào
thế giới nội tâm của con người và tạo nên những khoái cảm thẩm mĩ. Người
ta đã dành những lời ca ngợi đẹp đẽ cho truyện ngắn: có sức sống, thăng hoa,
lên ngôi... Về hình thức, truyện ngắn sau 1975 trở nên đa dạng hơn so với giai
đoạn trước. Đã tái xuất loại “truyện ngắn kì ảo” trong đó yếu tố huyễn tưởng
đã nâng cao trí tưởng tượng của nhà văn, từ đó giúp bạn đọc khám phá sâu
hơn thực tại. Thời đại của thẩn thoại, cổ tích tuy đã qua nhưng nhà văn vẫn có
thể viết loại truyện “giả cổ tích” như Nguyễn Huy Thiệp với Những ngọn gió
Hua Tát (10 truyện). Có nhà văn tìm tòi kiểu truyện – dòng ý thức như Phạm
Thị Hoài, Ngô Tự Lập,… Phải nhắc tới nhà văn Bùi Hiển, tác giả của Nằm
vạ, Ma đậu năm xưa, rất cổ điển, bây giờ như hiện đại hơn với Tâm tưởng,
Cái bóng cọc trong đó yếu tố dòng ý thức và tượng trưng nổi lên rất rõ. Cái
mới mẻ của truyện ngắn sau 1975 chính là ở cách nhìn nhận, cách tiếp cận
con người và hiện thực đời sống, khám phá con người trong những mối quan
hệ đa dạng và phức tạp. Mặt khác, truyện ngắn thời kì này mang tính chất
hướng nội, quan tâm nhiều hơn tới số phận cá nhân trong những hoàn cảnh
phức tạp, đời thường.
Nói một cách hình ảnh truyện ngắn Việt Nam sau 1975 giống như cô
gái có nhan sắc đến độ chín, đằm thắm và tròn đầy. Đứng ở cuối thế kỉ XX
nhìn lại thành tựu văn học dân tộc, sẽ thấy một phần tư thế kỉ cuối cùng, góp

vào những tác phẩm văn học có giá trị cho kho tàng văn hóa văn học có
truyện ngắn.
1.3. Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1975
1.3.1. Vài nét về tác giả và quá trình sáng tác
1.3.1.1. Vài nét về tác giả

16


Nguyễn Khải tên đầy đủ là Nguyễn Mạnh Khải, sinh ngày 3 -12 -1930
tại Hà Nội. Nguyễn Khải là con của vợ lẽ, sớm chịu thân phận bị “khinh miệt,
rẻ rúng” do quan niệm “vợ lẽ con thêm” và do tính cách lạnh lùng của người
cha. Suốt thời tuổi nhỏ Nguyễn Khải sống trong cảnh buồn tủi, lúc ở với mẹ
đẻ, khi ở với mẹ già, khi sống đậu nhà anh cả cùng cha khác mẹ. Nhiều lần bị
lăng nhục, bị đổ oan là ăn cắp tiền bạc.
Năm mười hai tuổi, Nguyễn Khải từ Hải Phòng lên Hà Nội trú trong
căn gác chật hẹp. Ba mẹ con sống chật vật, đã có lúc người mẹ nghĩ đến cái
chết với hai con cho thoát khổ. Mãi về sau này ông vẫn không sao quên được
cảm giác bị thương tổn và nỗi hờn giận đã gặm nhấm tâm hồn ông những năm
tháng đó: “Tưởng là con ông cháu cha hóa ra không phải, chỉ là con thêm
con thừa. Bao nhiêu mộng mơ của một thủa ngây thơ, phút chốc mất sạch.
Cái sự thật về thân phận qua mỗi tháng ngày lại tuột ra một lớp vỏ, rút lại cái
lõi của nó không đáng một xu. Chẳng là cái gì ở cõi đời này. Là một thằng ăn
cắp! Lại ghẻ lở, bẩn thỉu, bị căm ghét còn khá, bị khinh rẻ mới thật nhục”
[15, tr.200]. Nhưng chính hoàn cảnh cay đắng ấy đã làm bừng dậy ở ông ý
thức về nhân phẩm và ý chí sống để khẳng định mình: “Vậy thì phải sống.
Sống bằng cái nhẫn nhục, cái chịu thương chịu khó, không giây phút nào
được buông lơi, không giây phút nào được tự huyễn hoặc. Sống cho hết cái có
thể có của mình rồi đời sẽ giúp mình sau” [15, tr.201].
Cách mạng tháng Tám đến, ông tìm được niềm hạnh phúc lớn nhất của

đời mình, được trả lại tư cách làm người, được chọn con đường viết văn để
thực hiện một cách sống, tạo dựng uy tín, danh dự. Đây là con đường để ông
đền đáp cách mạng và rửa sạch nỗi nhục bị chính những người ruột thịt hắt
hủi, bạc đãi.
Đầu năm 1947, ông gia nhập đội tự vệ. Năm 1950 ông vào quân ngũ.
1951 làm công tác tuyên huấn ở Phòng chính trị Liên khu III. Năm 1952 làm

17


thư kí tòa soạn tờ Chiến sĩ của Liên khu III. Bước ngoặt quan trọng nhất đối
với ông xảy ra năm 1951, ông được Trung đoàn cử đi học một lớp nghiên cứu
văn nghệ ngắn hạn mà Nguyễn Khải từng nói: “đây là cái mốc quan trọng trên
chặng đường dẫn dến nghề văn của tôi” và cuối khóa học ông cho ra đời
truyện ngắn Ra ngoài được đăng báo.
Năm 1955, ông về Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Nhiều năm ông tham
gia Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam, từng được bầu là đại biểu Quốc hội
khóa VIII. Năm 1975, ông cùng gia đình chuyển vào sống ở thành phố Hồ
Chí Minh.
Ngày 15 -1 - 2008, ông mất tại bệnh viện thành phố Hồ Chí Minh vì
bệnh tim.
Theo giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh:“cái lí lịch đặc biệt của anh khiến
anh hình như có hai con người trong một con người, có hai vùng thẩm mĩ
trong một thế giới nghệ thuật. Trong ông có sự pha trộn giữa hai dòng máu:
“dòng máu của lớp cùng dân từng bị giày xéo, lăng nhục” sẽ in vào những
lời văn “khi thì uất hận, khi thì xót xa – một thứ văn như thể giải oan, như để
đòi nợ, như để trả thù”. Còn dòng máu của tầng lớp thượng lưu lại sinh ra
một Nguyễn Khải: “thích nói chuyện sang, thích nói giọng sang, dùng văn
chương để phô bày cái hào hoa, lịch lãm”,“am hiểu và đồng cảm với giới
thượng lưu của Hà Nội xưa”, trân trọng nếp sống thanh lịch, bản lĩnh cá

nhân, cốt cách tự do – những cái làm nên nét văn hóa đặc thù của đất đế đô
[15, tr.201-202]. Có lẽ cũng bởi thế mà thế giới ngôn ngữ nghệ thuật Nguyễn
Khải sau 1975 cũng rất đặc trưng.
1.3.1.2. Quá trình sáng tác của Nguyễn Khải
Nguyễn Khải là một nhà văn có quá trình vận động và biến đổi trong
quan niệm nghệ thuật cũng như phong cách sáng tạo. Trong một lần trả lời
phỏng vấn, ông thừa nhận: “Từ 1955 đến 1978 tôi sáng tác theo một cách, từ
1978 đến nay theo một cách khác” [15, tr.203]. Hành trình sáng tác của

18


Nguyễn Khải tiêu biểu cho quá trình vận động của văn học dân tộc hơn nửa
thế kỉ qua. Là nhà văn xông xáo, luôn bám sát thời sự, ông nổi bật ở khả năng
phát hiện vấn đề, phân tích tâm lí sắc sảo.
 Giai đoạn trước 1978
Nguyễn Khải từ viết báo, sau đó viết văn, qua quãng thời gian khá dài
loay hoay thử bút, năm 1957 tên tuổi Nguyễn Khải thực sự được công chúng
biết tới qua phần đầu của tiểu thuyết Xung đột. Tác giả thừa nhận: “Với Xung
đột, tôi bắt đầu ý thức về chức năng người cầm bút và thực sự bước vào con
đường viết truyện”. Mối quan tâm chung của nghệ thuật thời điểm này là các
vấn đề thời sự - chính trị. Và Nguyễn Khải đã hăm hở nhập cuộc trong tư
cách nhà văn – nhà hoạt động xã hội, dùng sáng tác để tham dự vào cuộc đấu
tranh xã hội. Các trang viết ông tập trung vào hai mảng đề tài: đề tài nông
thôn và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, đề tài chiến tranh cách mạng.
- Thứ nhất, mảng đề tài nông thôn và công cuộc xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở miền Bắc
Ngay từ buổi đầu cầm bút, Nguyễn Khải đã thể hiện rõ một bản lĩnh
nghệ thuật với một tinh thần chiến đấu bằng một tiếng nói sắc sảo. Điều này
thể hiện ngay từ Xung đột ra mắt lần đầu tiên trên Văn nghệ quân đội. Tác

phẩm là cuộc đấu tranh khẳng định con đường xã hội chủ nghĩa ở một vùng
nông thôn, các thế lực phản động đội lốt tôn giáo, lợi dụng lòng tin thơ ngây
của nhiều giáo dân, lôi kéo, kích động họ chống lại chính quyền cách mạng
bằng nhiều thủ đoạn. Nhan đề tác phẩm cũng là chủ đề chính: xung đột giữa
hai hệ tư tưởng “cách mạng – phản cách mạng”. Xung đột giàu tính chiến đấu,
là tiếng nói sắc sảo phê phán những mưu đồ phản cách mạng, cảnh tỉnh sự mê
muội của con người.
Năm 1960 với sự ra đời của tập truyện ngắn Mùa lạc, đây là sản phẩm
của chuyến đi thực tế ở nông trường Điện Biên, Nguyễn Khải nồng nhiệt

19


khẳng định vẻ đẹp của những người lao động kiểu mới, cuộc sống hồi sinh kì
diệu: vết thương chiến tranh trên da thịt đất đai được chữa lành, hạnh phúc
mỉm cười với các số phận bất hạnh, con người hướng đến tương lai bằng cảm
giác tin yêu, thanh thản giữa sự khích lệ, đùm bọc của tập thể. Nhà văn muốn
khái quát quá trình vận động tích cực của đời sống cách mạng, sự hình thành
nếp sống mới, đạo đức mới. Đồng thời thói háo danh, sự ích kỉ, dù ngụy trang
kĩ lưỡng đến đâu cũng bị ông vạch ra thật sắc sảo (Chuyện người tổ trưởng
máy kéo, Một cặp vợ chồng).
Từ đầu thập kỉ 60 trở đi, Nguyễn Khải soi chiếu vào các quan hệ cụ thể
giữa cá nhân với cộng đồng và nhanh chóng phát hiện ra nhiều điều bất ổn
như trong Tầm nhìn xa, Hãy đi xa hơn nữa, Chủ tịch huyện…
Nguyễn Khải vừa có ý thức miêu tả bộ mặt đầy sức sống của nông thôn
miền Bắc vừa tỏ thái độ không khoan nhượng với những biểu hiện tiêu cực
không mang tinh thần chủ nghĩa xã hội.
- Thứ hai, mảng đề tài chiến tranh cách mạng
Sản phẩm trực tiếp từ những chuyến đi hối hả ở các tuyến lửa, các vùng
trùng khơi là các tập kí sự: Họ sống và chiến đấu (1966), Tháng Ba ở Tây

Nguyên (1976), Ra đảo (1970), Đường trong mây (1970), Chiến sĩ (1973).
Đây là những tác phẩm nóng hổi tính thời sự, bám sát các sự kiện lớn trong
cuộc sống chiến đấu của dân tộc. Hiện thực khốc liệt được nhà văn dùng làm
phông nền để khắc họa nổi bật vẻ đẹp của con người việt Nam: lòng yêu
nước, tinh thần kỉ luật, niềm khát khao khẳng định phẩm giá trước kẻ thù, tỉnh
táo trong nhận thức, thông minh trong hành đọng và đúc kết tính kiên nhẫn,
khiêm nhường. Nhiệt hứng ngợi ca, khẳng định rõ ràng làm cho các trang viết
chiến tranh của Nguyễn Khải thiếu đi cái chân thực góc cạnh, cái dữ dội khốc
liệt của các số phận làm nên chiều sâu hiện thực đời sống. Chính yếu tố này
tạo cho nhân vật một vẻ đẹp sắc sảo, hấp dẫn vì nó giúp soi chiếu chân thực

20


×