Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần mía đường sóc trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (910.05 KB, 93 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRẦN THỊ MỸ HẠNH

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
MÍA ĐƯỜNG SÓC TRĂNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kế Toán
Mã số ngành: 52340301

Tháng 11 Năm 2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRẦN THỊ MỸ HẠNH
MSSV: LT11296

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
MÍA ĐƯỜNG SÓC TRĂNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH : Kế Toán
Mã số ngành: 52340301

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN


TRƯƠNG THỊ BÍCH LIÊN

Tháng 11 Năm 2013


LỜI CẢM TẠ
Với thời gian thực tập ngắn tại Công ty Cổ phần Mía đường Sóc Trăng,
em đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm thực tế. Tuy còn nhiều bỡ ngỡ trong
những ngày đầu thực tập, nhưng với sự giúp đỡ tận tình của quý thầy cô khoa
Kinh Tế - Quản trị Kinh Doanh Trường Đại Học Cần Thơ, Ban lãnh đạo và
các cô chú, anh chị trong Công ty nên em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp
của mình. Thời gian thực tập tại Công ty cũng đã giúp em có được những kiến
thức thực tế về chuyên ngành, có cơ hội vận dụng những kiến thức đã học vào
thực tế. Nay em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô khoa Kinh Tế Quản trị Kinh Doanh Trường Đại Học Cần Thơ, Ban lãnh đạo và các cô chú,
anh chị trong Công ty Cổ phần Mía đường Sóc Trăng.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong khoa Kinh tế - Quản trị
kinh doanh đã giảng dạy, cung cấp cho em nhiều kiến thức tổng quát cũng như
chuyên ngành, giúp em có thể vận dụng vào thực tập và viết luận văn tốt
nghiệp. Đặc biệt là cô Trương Thị Bích Liên đã trực tiếp hướng dẫn em rất tận
tình, giúp em hoàn thành luận văn này. Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh
đạo công ty Cổ phần Mía đường Sóc Trăng, các cô chú và anh chị đã nhiệt
tình giúp đỡ em tiếp xúc công việc thực tế và cung cấp những số liệu cần thiết
để em hoàn thành luận văn của mình.
Do thời gian thực tập ngắn và kiến thức còn hạn hẹp nên không tránh
khỏi những thiếu sót và chưa hoàn chỉnh. Mong quý thầy cô và quý công ty
giúp đỡ góp ý để bài viết được hoàn chỉnh hơn.

Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm …..
Sinh viên thực hiện


Trần Thị Mỹ Hạnh

ii


LỜI CAM KẾT

Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm …..
Sinh viên thực hiện

Trần Thị Mỹ Hạnh

iii


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………..................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................

Ngày …. tháng …. năm 2013
Thủ trưởng đơn vị
(ký tên và đóng dấu)

iv


MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.................................. 1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu ......................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 2
1.2.1 Mục tiêu chung.................................................................................. 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể.................................................................................. 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 2

1.3.1 Phạm vi không gian ........................................................................... 2
1.3.2 Phạm vi thời gian............................................................................... 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 2
1.4 Lược khảo tài liệu................................................................................. 3
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU .......................................................................................................... 4
2.1 Phương pháp luận................................................................................. 4
2.1.1 Một số vấn đề chung về phân tích kết quả hoạt động kinh doanh....... 4
2.1.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh................................... 5
2.1.3 Các tỷ số đánh giá kết quả kinh doanh ............................................... 9
2.2 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 9
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu............................................................. 9
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ......................................................... 10
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
MÍA ĐƯỜNG SÓC TRĂNG .................................................................. 12
3.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển........................................... 12
3.1.1 Lịch sử hình thành ........................................................................... 12
3.1.2 Quá trình phát triển.......................................................................... 12
3.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng các phòng ban....................................... 13
3.2.1 Cơ cấu tổ chức................................................................................. 13
3.2.2 Chức năng các phòng ban ................................................................ 13

v


3.3 Chức năng, nhiệm vụ.......................................................................... 15
3.3.1 Chức năng ....................................................................................... 15
3.3.2 Nhiệm vụ......................................................................................... 15
3.4 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ Phần Mía
Đường Sóc Trăng từ năm 2010 – 2012 .................................................... 16

3.5 Thuận lợi, khó khăn, định hướng phát triển ........................................ 18
3.5.1 Thuận lợi ......................................................................................... 18
3.5.2 Khó khăn ......................................................................................... 18
3.5.3 Định hướng phát triển...................................................................... 19
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG SÓC TRĂNG TỪ NĂM
2010 – 2013 ............................................................................................. 20
4.1 Phân tích tình hình doanh thu ............................................................. 20
4.1.1 Phân tích doanh thu theo hoạt động năm 2010 – 2012 ..................... 20
4.1.2 Phân tích doanh thu theo hoạt động 6 tháng đầu năm từ năm
2011 – 2013 ............................................................................................. 28
4.2 Phân tích tình hình chi phí .................................................................. 30
4.2.1 Phân tích chi phí theo hoạt động từ năm 2010 - 2012....................... 30
4.2.2 Phân tích tình hình chi phí 6 tháng đầu năm từ năm 2011- 2013 ...... 41
4.3 Phân tích tình hình lợi nhuận .............................................................. 42
4.3.1 Phân tích lợi nhuận năm 2010 - 2012............................................... 43
4.3.2 Phân tích lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2010 - 2013............................ 48
4.3.3 Phân tích các nhân tố tác động đến lợi nhuận................................... 52
4.4 Tỷ số đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh ..................................... 54
4.4.1 Lợi nhuận theo sản phẩm................................................................. 54
4.4.2 Lợi nhuận theo kế hoạch.................................................................. 56
4.4.3 Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu ........................................................ 57
4.4.4 Tỷ số lợi nhuận trên chi phí ............................................................. 59
4.4.5 Tỷ số doanh thu trên chi phí ............................................................ 62

vi


4.4.6 Đánh giá tình hình sử dụng chi phí .................................................. 63
4.5 Một số giải pháp nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty

Cổ Phần Mía Đường Sóc Trăng................................................................ 64
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................ 70
5.1 Kết luận.............................................................................................. 70
5.2 Kiến nghị............................................................................................ 71
5.2.1 Đề xuất với Công ty......................................................................... 72
5.2.2 Kiến nghị với Nhà nước................................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 74
PHỤ LỤC ................................................................................................ 76

vii


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Doanh thu, chi phí, lợi nhuận của SOSUCO từ 2010 - 2012 ...... 16
Bảng 4.1 Doanh thu theo hoạt động của SOSUCO năm 2010 - 2012........ 20
Bảng 4.2 Doanh thu theo lĩnh vực hoạt động của SOSUCO năm
2010 - 2012 .............................................................................................. 22
Bảng 4.3 Các khoản giảm trừ doanh thu của SOSUCO năm 2010 - 2012
................................................................................................................. 26
Bảng 4.4 Doanh thu hoạt động tài chính của SOSUCO năm 2010 - 2012
................................................................................................................. 27
Bảng 4.5 Thu nhập khác của SOSUCO năm 2010 - 2012 ........................ 28
Bảng 4.6 Doanh thu theo hoạt động SOSUCO 6 tháng đầu năm
2011 - 2013 .............................................................................................. 29
Bảng 4.7 Giá vốn theo sản phẩm của SOSUCO năm 2010 - 2012 ............ 32
Bảng 4.8 Chi phí tài chính của SOSUCO từ năm 2010 - 2012 .................. 34
Bảng 4.9 Chi phí bán hàng của SOSUCO năm 2010 - 2012 ..................... 35
Bảng 4.10 Chi phí quản lý của SOSUCO năm 2010 - 2012 ...................... 38
Bảng 4.11 Chi phí khác của SOSUCO từ năm 2010 - 2012 ...................... 39

Bảng 4.12 Chi phí theo yếu tố của SOSUCO năm 2010 - 2012 ................ 40
Bảng 4.13 Chi phí của SOSUCO 6 tháng đầu năm 2011 - 2013................ 41
Bảng 4.14 Lợi nhuận gộp của SOSUCO năm 2010 - 2012 ....................... 43
Bảng 4.15 Lợi nhuận hoạt động kinh doanh của SOSUCO năm
2010 - 2012 .............................................................................................. 45
Bảng 4.16 Lợi nhuận hoạt động khác của SOSUCO năm 2010 - 2012...... 46
Bảng 4.17 Lợi nhuận sau thuế của SOSUCO năm 2010 - 2012 ................ 47
Bảng 4.18 Lợi nhuận gộp của SOSUCO 6 tháng đầu năm 2011 - 2013. ... 49
Bảng 4.19 Lợi nhuận kinh doanh của SOSUCO 6 tháng đầu năm
2011 - 2013 .............................................................................................. 50

viii


Bảng 4.20 Lợi nhuận khác của SOSUCO 6 tháng đầu năm 2011 - 2013
................................................................................................................. 51
Bảng 4.21 Lợi nhuận trước thuế của SOSUCO 6 tháng đầu năm 2011 - 2013
................................................................................................................. 52
Bảng 4.22 Lợi nhuận theo sản phẩm của SOSUCO từ năm 2010 - 2012
................................................................................................................. 54
Bảng 4.23 Lợi nhuận theo kỳ kế hoạch của SOSUCO từ năm 2010 - 2012
................................................................................................................. 56
Bảng 4.24 Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu của SOSUCO từ 2010 - 2012
................................................................................................................. 58
Bảng 4.25 Tỷ số lợi nhuận trên chi phí của SOSUCO từ năm 2010 - 2012
................................................................................................................. 60
Bảng 4.26 Tỷ số doanh thu trên chi phí của SOSUCO từ năm 2010 - 2012
................................................................................................................. 62
Bảng 4.27 Tổng chi phí và tổng doanh thu của SOSUCO năm 2010 - 2012
................................................................................................................. 64


ix


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức Công ty Cổ Phần Mía Đường Sóc Trăng .............13
Hình 4.1 Cơ cấu doanh thu theo sản phẩm của SOSUCO năm 2010 - 2012
................................................................................................................. 25
Hình 4.2 Chi phí của SOSUCO qua 3 năm 2010 - 2012 ........................... 31
Hình 4.3 Cơ cấu giá vốn của SOSUCO năm 2010 - 2012 ......................... 33
Hình 4.4 Cơ cấu lợi nhuận trước thuế của SOSUCO năm 2010 - 2012 ..... 48
Hình 4.5 Cơ cấu lợi nhuận theo sản phẩm của SOSUCO năm 2010 - 2012
................................................................................................................. 55
Hình 4.6 Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu của SOSUCO năm 2010 - 2012
................................................................................................................. 59
Hình 4.7 Tỷ số lợi nhuận trên chi phí của SOSUCO năm 2010 - 2012...... 61
Hình 4.8 Tỷ số doanh thu trên chi phí của SOSUCO năm 2010 - 2012..... 63

x


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BHCCDV

: Bán hàng và cung cấp dịch vụ

CKGT


: Các khoản giảm trừ

CLTG

: Chênh lệch tỷ giá

CPBH

: Chi phí bán hàng

CPDP

: Chi phí dự phòng

CPHĐTC

: Chi phí hoạt động tài chính

CPK

: Chi phí khác

CPNC

: Chi phí nhân công

CPQLDN

: Chi phí quản lý doanh nghiệp


CPTCK

: Chi phí tài chính khác

Cty

: Công ty

ĐBSCL

: Đồng Bằng Sông Cửu Long

DCĐD

: Dụng cụ đồ dùng

ĐDVP

: Đồ dùng văn phòng

DTBH

: Doanh thu bán hàng

DTHĐTC

: Doanh thu hoạt động tài chính

DTHĐTCK


: Doanh thu hoạt động tài chính khác

DTTBH

: Doanh thuần thuần bán hàng

DVMN

: Dịch vụ mua ngoài

GVHB

: Giá vốn hàng bán

HHĐ

: Hàng hóa đường

KHTSCĐ

: Khấu hao Tài sản cố định

LNHĐKD

: Lợi nhuận hoạt động kinh doanh

LNK

: Lợi nhuận khác


LNKTTT

: Lợi nhuận kế toán trước thuế

NMĐ

: Nhà máy đường

NTK

: Nước tinh khiết

xi


NVBH

: Nhân viên bán hàng

NVL

: Nguyên vật liệu

NVQL

: Nhân viên quản lý

PHCVS

: Phân hữu cơ vi sinh


PL

: Phế liệu

SOSUCO

: Công ty Cổ Phần Mía Đường Sóc Trăng

TGNH

: Tiền gửi ngân hàng

TLTSCĐ

: Thanh lý tài sản cố định

TNDN

: Thu nhập doanh nghiệp

TNK

: Thu nhập khác

TPĐ

: Thành phẩm đường

TSTL


: Tài sản thanh lý

xii


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Một khi đã bước vào lĩnh vực kinh doanh, các nhà lãnh đạo hay các chủ
doanh nghiệp đều mong muốn doanh nghiệp mình được tồn tại trên thương
trường và không ngừng phát triển. Để đạt những mong muốn đó họ luôn luôn
đặt ra cho mình những mục tiêu ngày càng cao hơn và phải nổ lực, phấn đấu,
quyết tâm để đạt được những mục tiêu này. Đặc biệt trong xu thế toàn cầu hóa
nền kinh tế khu vực và thế giới. Ngày nay quy luật trên càng đúng hơn nữa để
các doanh nghiệp cạnh tranh nhau phát triển.
Thực tế đã đặt ra cho các nhà sản xuất kinh doanh đứng trước những cơ
hội và thách thức nên đòi hỏi các nhà sản xuất kinh doanh muốn thắng được
phải có đủ trình độ và khả năng tiếp thu để vận dụng một cách sáng tạo nhất,
có hiệu quả nhất. Điều đó cho thấy phân tích hoạt động kinh doanh là việc làm
hết sức cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thường xuyên
kiểm tra, đánh giá đầy đủ chính xác mọi diễn biến kết quả hoạt động kinh
doanh của mình, tìm ra những mặt mạnh để phát huy và những mặt còn yếu
kém để khắc phục, trong mối quan hệ với môi trường xung quanh để tìm ra
những biện pháp không ngừng nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của
mình. Ngoài ra, phân tích kinh doanh còn là những căn cứ quan trọng phục vụ
cho việc dự đoán, dự báo xu thế phát triển sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Từ đó, các nhà quản trị sẽ đưa ra những quyết định về chiến lược kinh
doanh có kết quả hơn.
Để đóng góp một phần làm tăng trưởng nền kinh tế tỉnh nhà nói riêng và

đất nước nói chung, Công ty Cổ Phần Mía Đường Sóc Trăng đã nổ lực hết
mình và ngày càng phát triển, tạo được thế đứng cho mình, tích lũy mở rộng
kinh doanh đảm bảo cho người lao động. Để làm được điều đó Công ty đã hết
sức chú ý đến tình hình kinh doanh của mình. Nhận thấy được tầm quan trọng
của việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh nên tôi chọn đề tài: “ Phân
tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ Phần Mía Đường Sóc
Trăng” làm đề tài tốt nghiệp. Với mong muốn được tiếp xúc với hoạt động
kinh doanh thực tế nhằm bổ sung thêm kiến thức lý thuyết mà tôi đã được học.
Qua đó, giúp tôi hiểu biết hơn về hoạt động kinh doanh của Công ty cũng như
tôi sẽ đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của
công ty trong thời gian tới.

1


1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ Phần Mía Đường
Sóc Trăng từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013. Từ đó tìm ra các nhân tố
ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh và đề ra một số giải pháp nâng
cao lợi nhuận của Công ty thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích tình hình doanh thu theo doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác để đánh giá và tìm ra
nguyên nhân thay đổi doanh thu ba năm qua.
- Phân tích tình hình chi phí theo chi phí giá vốn hàng bán, chi phí bán
hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính, chi phí khác và chi phí
sàn xuất kinh doanh theo yếu tố để đánh gía việc sử dụng và kiểm soát chi phí
của Công ty trong ba năm.
- Phân tích tình hình lợi nhuận theo lợi nhuận gộp từ bán hàng, lợi nhuận

từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận khác để theo dõi sự tăng trưởng của
Công ty và tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh.
- Phân tích các tỷ số tài chính có liên quan tới các yếu tố doanh thu, chi
phí, lợi nhuận để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi không gian
Thông tin thu thập để hoàn thành đề tài từ nguồn số liệu xin được tại
Công ty Cổ phần Mía đường Sóc Trăng và các tài liệu khác lấy từ sách, báo và
thông tin từ những trang web có liên quan đến đề tài này.
1.3.2 Phạm vi thời gian
Nhằm đảm bảo đề tài mang tính thực tế khi phân tích, các số liệu được
lấy từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
- Phân tích thực trạng của Công ty Cổ Phần Mía Đường Sóc Trăng thông
qua phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.
- Đề xuất giải pháp để nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh.

2


1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi có tìm hiểu một số đề tài sau:
Đề tài do Lâm Vĩnh Chung thực hiện 2009, luận văn tốt nghiệp “Phân
tích hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản Út Xi” –
Trường Đại Học Cần Thơ. Đề tài trình bày thực trạng, năng lực và những tiềm
năng của Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản Út Xi về doanh thu và lợi
nhuận trong thời gian từ năm 2006 - 2008.
Đề tài do Nguyễn Thị Bích Dung thực hiện 2009, luận văn tốt nghiệp
“Phân tích kết quả kinh doanh và các giải pháp nâng cao kết quả hoạt động

kinh doanh của khách sạn Sa Đéc” - Trường Đại Học Cần Thơ. Đề tài phân
tích hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu doanh thu, chi phí,
lợi nhuận, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh cũng như
đề ra các giải pháp nâng cao kết quả kinh doanh của khách sạn.
Đề tài do Trương Thị Hương Lan thực hiện năm 2009, luận văn tốt
nghiệp “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Công ty xăng dầu Tây Nam
Bộ”- Trường Đại Học Cần Thơ. Đề tài phân tích thực trạng của công ty xăng
dầu Tây Nam Bộ thông qua doanh thu, chi phí lợi nhuận, phân tích những
nguyên nhân ảnh hưởng tới doanh thu và những nhân tố ảnh hưởng tới lợi
nhuận, đề xuấ một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh
của Công ty.
Đề tài này khác với các đề tài trên ở chỗ:
- Không gian: đề tài thực hiện tại Công ty Cổ Phần Mía Đường Sóc Trăng
- Thời gian: số liệu được thực hiện từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013.
- Nội dung: phân tích tình hình giá vốn hàng bán theo sản phẩm, chi phí sản
xuất kinh doanh theo yếu tố, lợi nhuận theo sản phẩm, so sánh tình hình lợi
nhuận giữa kỳ kế hoạch so với kỳ thực tế, đánh giá tình hình sử dụng chi phí,
tỷ số lợi nhuận trên chi phí, tỷ số doanh thu trên chi phí.

3


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Một số vấn đề chung phân tích kết quả hoạt động kinh doanh1
2.1.1.1 Khái niệm về phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh hiểu theo nghĩa chung nhất là
nghiên cứu quá trình kinh doanh của doanh nghiêp, bao gồm những hoạt động

cụ thể như: hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài
chính. Quá trình phân tích được tiến hành từ bước khảo sát thực tế đến tư duy
trừu tượng tức là sự việc quan sát thực tế, thu thập thông tin số liệu, xử lý phân
tích các thông tin số liệu, làm cơ sở quyết định hiện tại, những dự báo và
hoạch định chính sách tương lai. Cùng với kế toán và các khoa học kinh tế
khác, phân tích kết quả hoạt động kinh doanh được coi là một công cụ đắc lực
để quản lý và điều hành có hiệu quả các hoạt động của doanh nghiệp.
2.1.1.2 Vai trò của phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
- Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh là công cụ để phát hiện những
khả năng tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh mà còn là công cụ cải tiến cơ
chế quản lý trong kinh doanh.
- Trong bất cứ hoạt động kinh doanh trong các điều kiện hoạt động khác
nhau mà đặc biệt kinh doanh theo cơ chế kinh tế thị trường như hiện nay, môi
trường cạnh tranh luôn gay gắt. Những rủi ro tiềm ẩn cũng như những khả
năng tiềm tàng chưa được phát hiện, chỉ thông qua phân tích doanh nghiệp
mới có thể phát hiện được những nguyên nhân cùng với những mấu chốt cốt
lõi để xoáy sâu vào khai thác cùng với những giải pháp cụ thể để mang lại
hiệu quả kinh tế cao hơn.
- Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh cho phép các nhà doanh nghiệp
nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong
doanh nghiệp của mình. Chính trên cơ sở này các doanh nghiệp sẽ xác định
đúng đắn mục tiêu cùng các chiến lược kinh doanh có hiệu quả.
- Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh là cơ sở quan trọng để đề ra các
quyết định kinh doanh.

1

Trịnh Văn Sơn, 2005. Phân tích hoạt động kinh doanh. Đại học kinh tế Huế, trang 4,5.

4



- Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh là công cụ quan trọng trong
những chức năng quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp.
- Phân tích là quá trình nhận thức hoạt động kinh doanh, là cơ sở cho
việc ra quyết định đúng đắn trong chức năng quản lý, nhất là các chức năng
kiểm tra, đánh giá và điều hành hoạt động kinh doanh để đạt các mục tiêu kinh
doanh.
- Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để
phòng ngừa rủi ro.
Để kinh doanh đạt hiệu quả mong muốn, hạn chế rủi ro xảy ra. Doanh
nghiệp phải tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời dự
đoán các điều kiện kinh doanh trong thời gian tới, để vạch ra các chiến lược
kinh doanh cho phù hợp. Ngoài việc phân tích các điều kiện bên trong doanh
nghiệp về tài chính, lao động, vật tư… Doanh nghiệp còn phải quan tâm phân
tích các điều kiện tác động ở bên ngoài như thị trường, khách hàng, đối thủ
cạnh tranh… trên cơ sở phân tích trên, doanh nghiệp dự đoán các rủi ro có thể
xảy ra và có kế hoạch phòng ngừa trước khi xảy ra.
- Tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh không chỉ cần thiết cho
các nhà quản trị ở bên trong doanh nghiệp mà còn cần thiết cho các đối tượng
bên ngoài khác, khi họ có mối quan hệ về nguồn lợi với doanh nghiệp, vì
thông qua phân tích họ mới có thể có quyết định đúng đắn trong việc hợp tác
đầu tư, cho vay… với doanh nghiệp nữa hay không.
2.1.1.3 Đối tượng và mục tiêu phân tích hoạt động kinh doanh
Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh là kết quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp.
Mục tiêu của phân tích hoạt động kinh doanh là làm sao cho các con số
trên tài liệu phải chi tiết phải cụ thể để người sử dụng hiểu được các mục tiêu,
tình hình và kết quả hoạt động của doanh nghiệp
2.1.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh2

2.1.2.1 Nhân tố doanh thu
Doanh thu là chỉ tiêu tài chính quan trọng của doanh nghiệp, chỉ tiêu này
không những có ý nghĩa đối với bản thân doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa
quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân.
Doanh thu là thu nhập của doanh nghiệp, đó là toàn bộ số tiền thu được
khi doanh nghiệp đã nhận được toàn bộ số tiền bán hàng.

5


Doanh thu bao gồm:
- Doanh thu bán hàng: là doanh thu về bán sản phẩm hàng hóa thuộc
những hoạt động sản xuất kinh doanh chính, doanh thu về cung cấp lao vụ,
dịch vụ cho khách hàng theo chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
Doanh thu bán hàng phản ánh khối lượng công tác của doanh nghiệp,
phản ánh quy mô của quá trình tái sản xuất và trình độ tổ chức chỉ đạo sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là chỉ tiêu tài chính chủ yếu để doanh
nghiệp dùng làm cơ sở tính toán các chỉ tiêu trong kế hoạch tài chính. Doanh
thu bán hàng là nguồn tài chính, nguồn vốn quan trọng để doanh nghiệp trang
trải các khoản chi phí trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thu
được những khoản lãi nhất định.
Thực hiện được doanh thu bán hàng có ý nghĩa là kết thúc được giai
đoạn cuối cùng của quá trình luân chuyển vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho quá
trình sản xuất sau. Nếu doanh nghiệp không thực hiện được doanh thu bán
hàng hoặc thực hiện chậm sẽ làm cho tình hình tài chính của doanh nghiệp gặp
khó khăn và ảnh hưởng không tốt đến quá trình sản xuất của doanh nghiệp.
- Doanh thu bán hàng thuần: Doanh thu bán hàng thuần bằng doanh thu
bán hàng trừ các khoản giảm trừ, các khoản thuế, chỉ tiêu này phản ánh thuần
giá trị hàng bán của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.

2.1.2.2 Nhân tố chi phí
Chi phí là một nhân tố rất cần thiết để tiến hành phân tích hoạt động kinh
doanh. Chi phí kinh doanh của một doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của
các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra
trong một thời gian nhất định (tháng, quý, năm). Thuộc chi phí kinh doanh bao
gồm nhiều loại, có vị trí, công dụng khác nhau trong kinh doanh. Bởi vậy, để
thuận lợi cho việc quản lý, sử dụng và hạch toán, chi phí kinh doanh thường
được phân loại theo nhiều hướng. Chi phí gồm giá vốn hàng bán, chi phí bán
hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính và chi phí khác.

2

Đặng Kim Cương, 2005. Phân tích hoạt động kinh doanh.Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản
Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, trang 13, 14.

6


2.1.2.3 Nhân tố lợi nhuận
Lợi nhuận là kết quả cuối cùng của doanh nghiệp, là chỉ tiêu chất lượng,
tổng hợp phản ánh kết quả kinh tế của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Lợi nhuận là biểu hiện bằng tiền khoản chênh lệch giữa doanh
thu thuần với giá thành tiêu thụ của toàn bộ số lượng hàng hóa.
Bất kì một tổ chức nào cũng có mục tiêu để hướng tới, mục tiêu sẽ khác
nhau giữa các tổ chức mang tính chất khác nhau. Mục tiêu của tổ chức phi lợi
nhuận là công tác hành chính, xã hội, là mục đích nhân đạo, không mang tính
chất kinh doanh. Mục tiêu của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường nói
đến cùng là lợi nhuận. Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều xoay quanh mục
tiêu lợi nhuận, hướng đến lợi nhuận và tất cả vì lợi nhuận.
a. Các bộ phận cấu thành lợi nhuận

* Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh
Là lợi nhuận thu được do tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ. Chỉ tiêu này phản
ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kì báo cáo. Chỉ tiêu
này được tính toán dựa trên cơ sở lợi nhuận gộp từ doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ trừ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ
cho hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp trong kì báo cáo. Trong đó:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ tiền bán sản phẩm,
hàng hóa, dịch vụ sau khi trừ đi các khoản chiết khấu thanh toán, giảm giá
hàng bán, hàng bán bị trả lại.
Lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung ứng dịch vụ được xác định:
Lợi nhuận = Doanh thu – GVHB – CPBH – CPQLDN
GVHB: Giá vốn hàng bán.
CPBH: Chi phí bán hàng.
CPQLDN: Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Lợi nhuận này thường chiếm tỷ trọng rất lớn trong lợi nhuận của doanh
nghiệp. Nó là điều kiện tiền đề cho việc tái sản xuất kinh doanh mở rộng.
Đồng thời cũng là điều kiện tiền đề để lập ra các quỹ của doanh nghiệp như:
quỹ dự phòng mất việc làm, quỹ khen thưởng hay phúc lợi…là điều kiện để
nâng cao đời sống công nhân viên.
* Lợi nhuận từ hoạt động khác
Lợi nhuận từ hoạt động khác là khoản chênh lệch giữa thu và chi từ các
hoạt động bất thường của doanh nghiệp, là những khoản lợi nhuận doanh

7


nghiệp không dự tính trước hoặc có dự tính trước nhưng ít có khả năng xảy ra.
Những khoản lợi nhuận khác có thể do chủ quan đơn vị hoặc do khách quan
đưa tới, bao gồm:
+ Thu từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định.

+ Thu tiền phạt vi phạm hợp đồng.
+ Thu từ các khoản nợ khó đòi đã xử lý, xóa sổ.
+ Thu các khoản nợ không xác định được chủ.
+ Các khoản thu nhập kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót hay
lãng quên ghi sổ kế toán năm nay mới phát hiện ra…
Các khoản thu trên sau khi trừ đi các khoản chi như: chi về thanh lý hợp
đồng, chi về việc vi phạm hợp đồng …..sẽ là lợi nhuận khác của doanh
nghiệp.
b. Ý nghĩa của việc phân tích lợi nhuận
- Lợi nhuận là biểu hiện bằng tiền của sản phẩm thặng dư do kết quả lao
động của công nhân mang lại.
- Lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế quan trọng có tác dụng khuyến khích
doanh nghiệp ngày càng phát huy tinh thần trách nhiệm và ý thức làm chủ của
doanh nghiệp, góp phần động viên mọi người lao động trong doanh nghiệp
phát huy sáng kiến, cải thiện kỹ thuật nâng cao sức lao động để không ngừng
phát triển sản xuất kinh doanh trên cơ sở của các chính sách phân phối đúng
đắn.
- Lợi nhuận là nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất, đầu tư mở rộng nền
kinh tế quốc dân của đơn vị.
- Lợi nhuận là nguồn thu điều tiết quan trọng của ngân sách Nhà nước,
giúp Nhà nước thực hiện các chương trình kinh tế, các hoạt động hỗ trợ xã hội,
phát triển đất nước.
- Lợi nhuận được giữ lại được đưa vào các quỹ tạo điều kiện mở rộng
quy mô sản xuất, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên.
- Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp của quá trình sản xuất kinh doanh. Nó
phản ánh đầy đủ các mặt số lượng, chất lượng hoạt động của đơn vị kinh
doanh, phản ánh kết quả của việc sử dụng các yếu tố cơ bản sản xuất, kết quả
của các chính sách, biện pháp hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.

8



2.1.3 Các tỷ số đánh giá kết quả kinh doanh3
2.1.3.1 Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu được tạo ra trong kỳ. Nói một cách khác,
tỷ số này cho chúng ta biết một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi
nhuận. Chỉ tiêu này càng cao kết quả sản xuất kinh doanh càng lớn.
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu được xác định như sau:
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu = 100% x

Lợi nhuận
Doanh thu

2.1.3.2 Tỷ số lợi nhuận trên chi phí
Chỉ tiêu này phản ánh cứ bỏ ra 100 đồng chi phí thì Công ty thu về được
bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu được tính bởi công thức sau:
Tỷ số lợi nhuận trên chi phí = 100% x

Lợi nhuận
Chi phí

2.1.3.3 Tỷ số doanh thu trên chi phí
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng chi phí bỏ ra thì thu được bao nhiêu
đồng doanh thu, chỉ tiêu này càng lớn thì chứng tỏ với một mức chi phí thấp
cũng cho phép mang lại doanh thu cao cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tỷ số doanh thu trên chi phí được xác định như sau:
Tỷ số doanh thu trên chi phí = 100% x

Doanh thu
Chi phí


2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu phục vụ cho việc phân tích các chỉ tiêu tài chính, phân
tích tình hình chi phí, doanh thu và lợi nhuận đạt được thông qua những số
liệu có thể thu thập ở Công ty như những báo cáo có liên quan phục vụ cho
quá trình phân tích trong thời gian từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013.
Ngoài ra thu thập thông tin thông qua tìm hiểu tình hình của Công ty để có thể
định hướng những giải pháp cũng như những phương hướng phát triển trong
thời gian tới. Đồng thời thu thập nguồn thông tin từ một số trang Web, từ sách
có liên quan đến nội dung phân tích.
3

Nguyễn Minh Kiều, 2009. Tài chính doanh nghiệp căn bản. Hồ Chí Minh: Nhà xuất
bản Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, trang 82.

9


2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu4
2.2.2.1 Phương pháp so sánh giữa chi phí, doanh thu, lợi nhuận qua
lại giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc
Phương pháp so sánh: đây là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân
tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc).
Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu
hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Mục tiêu so sánh trong phân
tích kinh doanh là xác định xem chỉ tiêu phân tích biến động như thế nào?
+ Phương pháp so sánh số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số
của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.
∆F = Ft - F0

Trong đó: Ft là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ phân tích
F0 là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ gốc
+ Phương pháp so sánh số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số
kì phân tích so với kì gốc của các chỉ tiêu kinh tế.
∆F = Ft/ F0
2.2.2.2 Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn đối với phân tích
nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận
Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp mà ở đó các nhân tố
được thay thế theo một trình tự nhất định chính xác nhằm xác định các nhân tố
ảnh hưởng đến lợi nhuận. Các nhân tố đó tác động tích cực hay tiêu cực đến
kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị kinh doanh. Từ đó xem xét để có
biện pháp nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh, gồm 4 bước:
- Bước 1: Xác định đối tượng phân tích là mức chênh lệch chỉ têu phân
tích so với kỳ gốc
Gọi: Q1 là chỉ tiêu kỳ phân tích
Q0 là chỉ tiêu kỳ gốc
Đối tượng phân tích được xác định là:
- Bước 2: Thiết lập mối quan hệ của các nhân tố với chỉ tiêu phân tích và
sắp xếp các nhân tố theo trình tự nhất định. Từ nhân tố lượng đến nhân tố chất.
∆Q = Q1 – Q0
4

Trịnh Văn Sơn (2005) Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh, Đại học kinh tế Huế, trang 33

10


Kỳ phân tích: Q1 = a1.b1.c1.d1
Kỳ gốc:


Q0 = a0.b0.c0.d0

- Bước 3: Lần lượt thay thế các nhân tố kỳ phân tích vào kỳ gốc theo
trình tự sắp xếp ở bước 2.
+ Thế lần 1: a1.b0.c0.d0
+ Thế lần 2: a1.b1.c0.d0
+ Thế lần 3: a1.b1.c1.d0
+ Thế lần 4: a1.b1.c1.d1
Thế lần cuối cùng chính là các nhân tố ở kỳ phân tích được thay thế toàn
bộ nhân tố kỳ gốc.
- Bước 4: Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng
phân tích bằng cách lấy kết quả thay thế lần sau so với kết quả thay thế lần
trước. Tổng đại số của các nhân tố được xác định bằng đối tượng phân tích.
* Xác định mức ảnh hưởng:
- Ảnh hưởng bởi nhân tố a: ∆a = a1.b0.c0.d0 – a0.b0.c0.d0
- Ảnh hưởng bởi nhân tố b: ∆b = a1.b1.c0.d0 – a1.b0.c0.d0
- Ảnh hưởng bởi nhân tố c: ∆c = a1.b1.c1.d0 – a1.b1.c0.d0
- Ảnh hưởng bởi nhân tố d: ∆d = a1.b1.c1.d1 – a1.b1.c1.d0
Tổng cộng các nhân tố ảnh hưởng:
∆a + ∆b + ∆c + ∆d = a1.b1.c1.d1 – a0.b0.c0.d0
+ Ưu điểm: đơn giản, dễ hiểu, dễ tính toán. Phương pháp này có thể chỉ
rõ mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, phản ánh được nội dung bên trong của
hiện tượng kinh tế.
+ Nhược điểm: khi xác định ảnh hưởng của nhân tố nào đó phải giả định
các nhân tố khác không thay đổi nhưng trong thực tế có trường hợp các nhân
tố đều cùng thay đổi.
Khi sắp xếp trình tự các nhân tố trong nhiều trường hợp để phân biệt
được nhân tố nào là lượng và chất là vấn đề không đơn giản. Nếu phân biệt sai
thì việc sắp xếp và kết quả tính toán các nhân tố cho ta kết quả không chính
xác.


11


CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG SÓC TRĂNG
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
3.1.1 Lịch sử hình thành
Công Ty Cổ Phần Mía Đường Sóc Trăng là một doanh nghiệp hoạt động
theo luật doanh nghiệp. Công ty được thành lập theo quyết định số
351/QĐ.HC.05 ngày 08 tháng 04 năm 2005 của Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Sóc
Trăng về việc phê duyệt phương án chuyển Công Ty Mía Đường Sóc Trăng từ
loại hình doanh nghiệp Nhà nước thành Công Ty Cổ Phần Mía Đường Sóc
Trăng và theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2200107515 của Sở Kế
Hoạch & Đầu Tư Tỉnh Sóc Trăng.
● Công Ty Cổ Phần Mía Đường Sóc Trăng với tên giao dịch là:
SOC TRANG SUGAR CORPORATION (SOSUCO).
● Trụ sở chính của Công ty đặt tại: Đường Phạm Hùng, Khóm 7,
Phường 8, Thành Phố Sóc Trăng, Tỉnh Sóc Trăng.
● ĐT: 079.3822825 –

Fax: 079.3822828

● Email:
● Về vốn: Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, vốn điều lệ
của Công ty là 40.000.000.000 đồng.
3.1.2 Quá trình phát triển
Cuối năm 1994 Chính phủ đã có chủ trương phát triển ngành mía
đường và đã hình thành chương trình mía đường quốc gia. Mục tiêu của
chương trình là đến năm 2000 sản xuất 1.000.000 tấn đường tinh luyện đáp

ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Thực hiện chủ trương đó tỉnh Sóc Trăng đã
đầu tư xây dựng nhà máy chế biến đường tinh luyện có quy mô công suất
1000 tấn mía cây/ngày, với tổng diện tích mặt bằng 90.000m2,với diện tích
xây dựng: 31.923,4 m2, phía Đông giáp với sông, phía Nam giáp với đường
Phạm Hùng, tuyến đường từ Sóc Trăng-Long Phú rất thuận lợi cho việc
chuyên chở nguyên vật liệu nông nghiệp đặc thù sông nước miền Tây và cũng
thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá đường bộ với tổng dự toán
141.721.541.241 đồng từ nguồn vốn vay, sau 2 năm xây dựng, dự án hoàn
thành vào cuối tháng 3 năm 1998.

12


×