Tải bản đầy đủ (.pdf) (242 trang)

Quản lý hoạt động đào tạo ở học viện trong bối cảnh hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.03 MB, 242 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO Ở
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY

Chuyên

ngành

:lý giáo
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2011

i


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO Ở
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC


Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 62.14.05.01

Chuyên

ngành

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. ĐẶNG QUỐC BẢO
2. PGS.TS. NGUYỄN CÚC

HÀ NỘI - 2011

ii


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt...................................................................................... vi
Danh mục sơ đồ - bảng ................................................................................ vii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 4
3. Câu hỏi nghiên cứu..................................................................................... 4
4. Giả thuyết khoa học .................................................................................... 4
5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ............................................................ 5
6. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 5
7. Phạm vi nghiên cứu của đề tài .................................................................... 5
8. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 6
9. Luận điểm bảo vệ ....................................................................................... 7

10. Những đóng góp mới của luận án ............................................................. 7
11. Cấu trúc của luận án ................................................................................. 8
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TẠI CÁC
TRƢỜNG ĐẠI HỌC, HỌC VIỆN ........................................................................................ 9

1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ......................................................................... 9
1.2. Một số khái niệm công cụ của đề tài .............................................................. 16
1.2.1. Nhà trường và các thiết chế mang tính nhà trường..................................... 16
1.2.2. Người học ................................................................................................... 17
1.2.3. Người dạy ................................................................................................... 20
1.2.4. Hoạt động dạy học/ giáo dục/ đào tạo ........................................................ 21
1.2.5. Quản lý hoạt động đào tạo .......................................................................... 27
1.3. Đặc trưng quản lý hoạt động đào tạo ............................................................. 32
1.3.1. Quản lý mục tiêu đào tạo ............................................................................ 32
1.3.2. Quản lý nội dung đào tạo............................................................................ 35
1.3.3. Quản lý phương thức đào tạo ..................................................................... 36
1.3.4. Quản lý giảng viên...................................................................................... 38
1.3.5. Quản lý học viên......................................................................................... 40
1.3.6. Quản lý cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ đào tạo ...................................... 42
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động đào tạo.................................... 44
1.4.1. Yếu tố kinh tế ............................................................................................. 44
1.4.2. Yếu tố chính trị, pháp luật .......................................................................... 44

v


1.4.3. Yếu tố văn hoá xã hội ................................................................................. 45
1.4.4. Yếu tố khoa học công nghệ ........................................................................ 46
1.4.5. Yếu tố cơ chế quản lý ................................................................................. 46
1.5.Yêu cầu đào tạo cán bộ lãnh đạo trong bối cảnh hiện nay .............................. 46

1.5.1. Quan niệm về cán bộ lãnh đạo ............................................................... 46
1.5.2. Đào tạo cán bộ lãnh đạo trong bối cảnh hiện nay ....................................... 52
Tiểu kết chương 1 ................................................................................................. 58
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO Ở HỌC VIỆN
CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VÀ KINH NGHIỆM
QUỐC TẾ.............................................................................................................. 60

2.1. Khái quát về Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh .......... 60
2.1.1. Lịch sử ra đời và các giai đoạn phát triển ................................................... 60
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Chính trị - Hành Chính
Quốc gia Hồ Chí Minh ......................................................................................... 63
2.1.3. Đặc điểm đào tạo ở HVCT-HCQGHCM ................................................... 65
2.2. Tổ chức khảo sát về công tác quản lý hoạt động đào tạo ở Học viện Chính trị Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh ....................................................................... 67
2.2.1. Đối tượng và địa bàn khảo sát .................................................................... 67
2.2.2. Mục tiêu khảo sát:....................................................................................... 68
2.2.3. Nội dung khảo sát: ...................................................................................... 68
2.2.4. Phương pháp khảo sát: ............................................................................... 69
2.3. Thực trạng về quản lý hoạt động đào tạo ở Học viện Chính trị - Hành chính
quốc gia Hồ Chí Minh .......................................................................................... 69
2.3.1. Quản lý mục tiêu đào tạo ............................................................................ 70
2.3.2. Quản lý nội dung đào tạo............................................................................ 72
2.3.3. Quản lý phương thức đào tạo ..................................................................... 77
2.3.4. Quản lý giảng viên...................................................................................... 86
2.3.5. Quản lý học viên......................................................................................... 95
2.3.6. Quản lý cơ sở vật chất phục vụ đào tạo ................................................... 102
2.4. Đánh giá về quản lý hoạt động đào tạo ở Học viện Chính trị - Hành chính
quốc gia Hồ Chí Minh ........................................................................................ 105
2.4.1. Những ưu điểm cơ bản ............................................................................. 107
2.4.2. Những bất cập hạn chế ............................................................................. 109
2.5. Kinh nghiệm quản lý hoạt động đào tạo cán bộ lãnh đạo của một số nước trên

thế giới ................................................................................................................ 118

vi


2.5.1. Hoa Kỳ ..................................................................................................... 118
2.5.2. Nhật Bản ................................................................................................... 122
2.5.3. Trung Quốc............................................................................................... 125
2.5.4. Các bài học rút ra cho Việt Nam từ kinh nghiệm quốc tế ........................ 131
Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 131
Chƣơng 3: CÁC GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO Ở
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRONG BỐI
CẢNH HIỆN NAY............................................................................................... 133

3.1. Định hướng và quan điểm đổi mới quản lý hoạt động đào tạo ở HVCTHCQGHCM trong bối cảnh hiện nay ................................................................ 132
3.1.1. Định hướng đổi mới quản lý hoạt động đào tạo ở HVCT-HCQGHCM........ 133
3.1.2. Quan điểm đổi mới quản lý hoạt động đào tạo ở HVCT-HCQG HCM... 134
3.2. Các giải pháp đổi mới quản lý hoạt động đào tạo ở Học viện Chính trị - Hành
chính quốc gia Hồ Chí Minh .............................................................................. 142
3.2.1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của đổi mới quản lý hoạt động đào
tạo ở HCCT-HCQG HCM ................................................................................. 143
3.2.2. Quản lý đổi mới chương trình đào tạo phù hợp với xu thế phát triển kinh tế
chính trị hiện nay ................................................................................................ 144
3.2.3. Phát triển và quản lý đội ngũ giảng viên theo kịp động thái phát triển của
Học viện ............................................................................................................. 154
3.2.4. Cải tiến quản lý tuyển sinh và theo dõi học viên sau khi ra trường .......... 159
3.2.5. Hoàn thiện cơ chế tổ chức điều phối đào tạo ............................................ 161
3.2.6. Tăng cường quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ hoạt động đào tạo ... 167
3.3. Kiểm chứng tính cấp thiết, tính khả thi của các giải pháp và thử nghiệm .... 170
3.3.1. Kiểm chứng ...................................................................................... 170

3.3.2. Thử nghiệm .............................................................................................. 180
Tiểu kết chương 3 ............................................................................................... 188
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................ 189
1. Kết luận..........................................................................................................188
2. Khuyến nghị ........................................................................................... 190
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ...................... 192
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 194
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 203

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BGĐ
CCLL
CCLLCT
CĐ,TC
CN
CNDVBC
CNXH
CNH, HĐH
CT-HC
CSVC-KT
ĐHQGHN
ĐVGD
ĐVHT
ENA
GDĐH
GD- ĐT
GV

GS
GS.TS
GS. TSKH
HV
HVCTQG HCM
HVCT-HC
HVCT-HCQG HCM
HCM
KS
KV
NCS
NCKH
NXB
TBCN
TS
Th.S
UNESCO
XHCN

Ban Giám đốc
Cao cấp lý luận
Cao cấp lý luận chính trị
Cao đẳng, Trung cấp
Cử nhân
Chủ nghĩa duy vật biện chứng
Chủ nghĩa xã hội
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Chính trị - Hành chính
Cơ sở vật chất kỹ thuật
Đại học Quốc gia Hà Nội

Đơn vị giảng dạy
Đơn vị học trình
Học viện Hành chính quốc gia
Giáo dục đại học
Giáo dục - Đào tạo
Giảng viên
Giáo sư
Giáo sư, Tiến sỹ
Giáo sư, Tiến sỹ khoa học
Học viện
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Học viện Chính trị- Hành chính
Học viện Chính trị- Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh
Kỹ sư
Khu vực
Nghiên cứu sinh
Nghiên cứu khoa học
Nhà xuất bản
Tư bản chủ nghĩa
Tiến sỹ
Thạc sỹ
Chương trình phát triển của Liên hợp quốc
Xã hội chủ nghĩa

viii


DANH MỤC SƠ ĐỒ - BẢNG
Trang

Sơ đồ : Mô hình CIPO .......................................................................................... 31
Bảng 1.1 : Các nội dung cơ bản và yêu cầu của quản lý hoạt động đào tạo.......... 43
Bảng 1.2: So sánh một số đặc trưng cơ bản giữa quản lý và lãnh đạo .................. 49
Bảng 2.1: Cơ cấu số người được hỏi theo độ tuổi ................................................. 67
Bảng 2.2: Cơ cấu người được hỏi theo lĩnh vực công tác ..................................... 68
Bảng 2.3: Mục tiêu đào tạo của chương trình Cao cấp lý luận chính trị ............... 71
Bảng 2.4: Cấu trúc chương trình đào tạo CCLLCT .............................................. 73
Bảng 2.5 Đánh giá chương trình đào tạo của Học viện........................................ 75
Bảng 2.6: Đánh giá mức độ đáp ứng của chương trình CCLLCT ........................ 75
Bảng 2.7: Đánh giá kết quả sử dụng phương pháp giảng dạy ở Học viện ............ 79
Bảng 2.8: Đánh giá về hoạt động nghiên cứu thực tế của Học viện...................... 80
Bảng 2.9: Đánh giá hình thức đào tạo hiệu quả .................................................... 82
Bảng 2.10: Trình độ cán bộ của các Học viện trực thuộc ..................................... 87
Bảng 2.11: Quy định thời gian cụ thể cho mỗi hoạt động của giảng viên theo từng
chức danh.............................................................................................................. 92
Bảng 2.12: Trình độ năng lực của học viên tại Học viện ...................................... 96
Bảng 2.13: Mức độ thành thạo các kỹ năng lãnh đạo, quản lý của học viên ........ 97
Bảng 2.14: Mức độ đáp ứng yêu cầu của các cơ quan Đảng và Nhà nước ........... 98
Bảng 2.15: Mức độ thích ứng công việc tại địa phương sau khi tốt nghiệp .......... 98
Bảng 2.16: Đánh giá mức độ hiệu quả của các biện pháp kiểm tra, đánh giá được
sử dụng trong Học viện....................................................................................... 101
Bảng 2.17: Đánh giá mức độ các biện pháp nâng cao quản lý hoạt động đào tạo
được sử dụng trong Học viện.............................................................................. 106
Bảng 3.1: Nhu cầu bổ sung, trang bị các kiến thức, kỹ năng ............................. 150
Bảng 3.2: Đánh giá mức độ các biện pháp phát triển giảng viên ........................ 156
Bảng 3.3: Các căn cứ và tiêu chí tuyển sinh của Học viện.................................. 160
Bảng 3.4: Tổng hợp ý kiến về tính cấp thiết của các giải pháp .......................... 171
Bảng 3.5: Tổng hợp ý kiến về tính khả thi của các giải pháp ............................. 174
Bảng 3.6: Kết quả học tập môn Triết học và Hành chính học............................. 181
Bảng 3.7: Thang đo kết quả khảo sát .................................................................. 185

Bảng 3.8: Tổng hợp kết quả phổ điểm và xếp loại đợt 1..................................... 186
Bảng 3.9: Tổng hợp kết quả phổ điểm và xếp loại đợt 2..................................... 187

ix


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1.

-

,

. Tro
-

-

:
(Leadership),

(Management Study),

(Knowlege Study),

(Ecocnomics of Education)
.
, thế giới đương đại đang được tái cấu trúc từ chỗ phát


triển chủ yếu dựa vào nguồn lực hữu hình - phi nhân tạo sang chủ yếu dựa
1


vào nguồn lực vô hình - nhân tạo. Đặc trưng cơ bản của nền kinh tế mới này
ố quan trọng nhất quyết định chất lượng tăng trưởng

là tri thức trở

và phát triển so với các nguồn lực tài nguyên khoáng sản, đất đai, tài chính...
Thực tế cho thấy, quốc gia nào chuyển hóa được nguồn lực con người thành
vốn con người,


ững, kể cả



. Trong nguồn lực con người, cán

bộ lãnh đạo, quả
. Song ở Việt
ếu về số lượng, vừa hạn chế về chất

Nam hiện nay, nguồ
lượ

ấu. Một bộ phận không nhỏ cán bộ lãnh đạo, quản lý

ở Việ


ượ

ập trung, có năng lực và kinh nghiệm quản lý song ngày càng trở nên
chậm thích ứ
ộ phận cán bộ lãnh đạ

-

.
Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (HVCT-

HCQGHCM) là Trung tâm hàng đầu của quốc gia về đào tạo cán bộ lãnh đạo,
quản lý chủ chốt của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể
chính trị - xã hội; đồng thời là Trung tâm quốc gia về nghiên cứu khoa học lý
luận chính trị, khoa học hành chính, đóng góp tích cực vào quá trình hoạch
định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Trong những năm qua,
HVCT-HCQGHCM đã đào tạo cho đất nước hàng chục vạn cán bộ lãnh đạo,
quản lý trung, cao cấp, trong đó nhiều cán bộ đang giữ những cương vị quan
trọng trong các cơ quan Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội. Hầu

2


hết các học viên sau khi tốt nghiệp về các cơ quan trung ương và địa phương
công tác đã phát huy tốt trong công việ
. Đó là kết quả của việc tìm tòi nghiên cứu để nâng cao
chất lượng đào tạo như đổi mới nội dung chương trình, đổi mới phương thức
đào tạo, tăng cường đầu tư phương tiện dạy và học... Tuy nhiên, trong bối
cảnh hiện nay, trước đòi hỏi của việc nâng cao năng lực cán bộ lãnh đạo đáp ứng

nhu cầu CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế, những biến động khá phức tạp
của tình hình kinh tế, chính trị thế giới, cơ hội và thách thức đan xen đòi hỏi phải
nâng cao năng lực của cán bộ lãnh đạo để chủ động đáp ứng yêu cầu và thích nghi
với bối cảnh mới, trong đó phải đổi mới căn bản quản lý hoạt động đào tạo ở Học
viện Chính trị- Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh từ mục tiêu, nội dung, chương
trình, phương thức và cơ chế quản lý đào tạo.
-

-

-

3


.
hực hiện đề tài: “Quản lý hoạt động đào tạo ở Học
viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh trong bối cảnh hiện nay”


-

.

2. Mục đích nghiên cứu
Khái quát được luận cứ khoa học về hoạt động đào tạo, quản lý hoạt
động đào tạo, đề xuất được các giải pháp đổi mới, hoàn thiện quản lý hoạt
động đào tạo qua đó nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ lãnh đạo ở
HVCT-HCQGHCM.
3. Câu hỏi nghiên cứu

Đề tài cần trả lời những câu hỏi sau:
- Đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý nói chung ở HVCT-HCQGHCM nói
riêng bị chế ước, chi phối vào những cơ sở lý luận và thực tiễn nào?
- Thực trạng quản lý hoạt động đào tạo ở HVCT-HCQGHCM như thế nào?
- Muốn nâng cao hiệu quả đào tạo ở HVCT-HCQGHCM cần phải thực
hiện những giải pháp gì để đảm bảo tác động vào các yếu tố, các khâu của hoạt
động đào tạo và quản lý hoạt động đào tạo?
4. Giả thuyết khoa học
Hoạt động đào tạo ở bất kỳ loại hình nhà trường nào cũng là hoạt động
quan trọng nhất, trực tiếp quyết định chất lượng đào tạo.
Hoạt động đào tạo ở HVCT-HCQGHCM có tầm quan trọng đặc biệt vì
nhiều học viên được đào tạo ở đây là những cán bộ cấp cao có trách nhiệm
góp phần hoạch định và thực thi đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước,

4


họ phải có tầm nhìn, tư duy chiến lược, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, kỹ năng
liên nhân cách một cách hài hoà.
Nếu đề xuất được các giải pháp nhằm đổi mới, hoàn thiện quản lý hoạt
động đào tạo sẽ nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý ở
HVCT-HCQGHCM.
5. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
5.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động đào tạo ở các thiết chế trường học có tính
chất Học viện
5.2. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hoạt động đào tạo hệ CCLLCT ở Học
viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề gồm: Tổng quan nghiên cứu và các
khái niệm công cụ nghiên cứu của đề tài. Làm rõ nội dung của quản lý hoạt

động đào tạo và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý đào tạo.
6.2. Nghiên cứu, phân tích thực trạng, rút ra các nhận xét, đánh giá ưu nhược
điểm của hoạt động đào tạo và quản lý hoạt động đào tạo tại các cơ sở đào tạo
của HVCT-HCQGHCM.
6.3. Đề xuất các quan điểm và giải pháp đổi mới quản lý hoạt động đào tạo
nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ lãnh đạo ở HVCT-HCQGHCM.
6.4. Thử nghiệm một số giải pháp và phân tích kết quả.
7. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
7.1. Về nội dung: Ở HVCT-HCQGHCM có nhiều hệ đào tạo, cấp đào tạo,
nhưng đề tài chủ yếu nghiên cứu quản lý hoạt động đào tạo đối với hệ Cao
cấp lý luận chính trị (Hệ đào tạo cơ bản nhất của Học viện).
7.2. Về không gian: Tập trung nghiên cứu, đánh giá, khảo sát tại HVCTHCQGHCM. Tổ chức hiện nay của HV gồm có Trung tâm HV và 7 HV trực

5


thuộc, đề tài tập trung nghiên cứu nhiều hơn ở Trung tâm HV có dẫn luận các
đơn vị thành viên khác.
7.3. Về thời gian: Đề tài nghiên cứu tiến trình hoạt động đào tạo và quản lý
hoạt động đào tạo từ năm 2001-2010.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
Ngoài các phương pháp như logic và lịch sử, hệ thống và phân hệ, so
sánh... được sử dụng nhằm nghiên cứu chung hoặc trừu xuất, rút ra các nhận
xét, kết luận, kết cấu hóa, chức năng hóa,... còn các phương pháp sau đây
được sử dụng chủ yếu:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp, hay còn gọi là phương pháp
nghiên cứu tư liệu thứ cấp, được sử dụng nhằm phân tích các văn kiện, tài
liệu, số liệu, công trình nghiên cứu liên quan để phát hiện những vấn đề đã
được giải quyết, những khoảng trống cần khỏa lấp. Đặc biệt, phương pháp
này được sử dụng để nhận diện thực trạng và tổng kết kinh nghiệm trong

nước, quốc tế, rút ra nhận định, kết luận.
- Phương pháp nghiên cứu định lượng, được sử dụng nhằm thu thập tư
liệu sơ cấp, thực hiện bằng chọn mẫu điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến,
tiến hành với đối tượng đã và đang đào tạo cao cấp lý luận chính trị, các nhà
quản lý và các giảng viên. Hỗ trợ cho phương pháp nghiên cứu này là phần
mềm chuyên dụng xử lý số liệu điều tra xã hội học SSPS.
- Phương pháp phỏng vấn sâu, hay còn gọi là nghiên cứu định tính,
được sử dụng hỗ trợ cho nghiên cứu định lượng, thông qua tiến hành thảo
luận nhóm tập trung, kết hợp với quá trình điều tra bằng bảng hỏi. Các thông
tin định tính có ý nghĩa hỗ trợ cho các thông tin định lượng thu thập được
bằng điều tra chọn mẫu và xử lý trên phần mềm chuyên dụng máy vi tính.
- Phương pháp chuyên gia, được thực hiện thông qua tọa đàm, hội
thảo, phỏng vấn cá nhân, trao đổi trực tuyến, nhằm thu thập các ý kiến của

6


chuyên gia về các vấn đề chuyên sâu, những giả định và quan điểm của nhà
quản lý hoặc giảng viên trong và ngoài Học viện.
- Phương pháp mô hình hóa, được sử dụng trong các ý đồ xây dựng các
khuôn mẫu hoặc giả định khuôn mẫu về quản lý đào tạo tại Học viện Chính trị
- Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
- Phương pháp thử nghiệm sư phạm, được sử dụng để minh chứng cho
mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp.
9. Luận điểm bảo vệ
9.1. Cán bộ đảm nhận cương vị lãnh đạo các ngành, các cơ quan, tổ chức là
ết đị
ển của đất nước. Đào tạo, bồi dưỡng một cách có hệ thống
nhằm nâng cao nhận thức, năng lực và phẩm chất của cán bộ lãnh đạo là nhiệm
vụ chính trị có tầm chiến lược của Đảng, Nhà nước và ngành giáo dục và đào

tạo, trong đó có vai trò, nhiệm vụ của các Trường đại học, các HV.
9.2. Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, cương lĩnh, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước,
phát triển tư duy, tầm nhìn chiến lược, cập nhật kiến thức khoa học và kỹ
năng lãnh đạo, quản lý hiện đại là nhiệm vụ trọng tâm của HVCTHCQGHCM.
9.3. Đổi mới, hoàn thiện công tác quản lý hoạt động đào tạo trên cơ sở quán
triệt sâu sắc phương pháp luận của giáo dục học và quản lý giáo dục đối với
đối tượng đặc thù là người lớn có cương vị xã hội là một trong những yếu tố
quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của HVCT-HCQGHCM.\
10. Những đóng góp mới của luận án
10.1. Về lý luận
- Xác định đúng những yếu tố khách quan và chủ quan chi phối chế ước
hoạt động đào tạo và quản lý hoạt động đào tạo đối với thiết chế Học viện.

7


- Góp phần hoàn thiện hệ thống khái niệm và nội dung cơ bản của hoạt
động đào tạo, quản lý hoạt động đào tạo.
10.2. Về thực tiễn
- Luận án phân tích toàn diện thực trạng quản lý hoạt động đào tạo của
HVCT-HCQGHCM, chỉ ra những ưu điểm và những hạn chế cần khắc phục
làm cơ sở cho việc đổi mới quản lý hoạt động đào tạo.
- Nêu được 6 quan điểm có tính chất định hướng cho đổi mới quản lý
hoạt động đào tạo của HV và đề xuất 6 giải pháp mang tính cấp thiết và có
tính khả thi nhằm hoàn thiện quản lý hoạt động đào tạo qua đó nâng cao chất
lượng đào tạo tại HVCT-HCQGHCM.
- Kết quả nghiên cứu của luận án có giá trị tham khảo cho HV trong
việc thực thi các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ lãnh đạo của HV, đồng thời là tài liệu có giá trị tham khảo cho công tác

nghiên cứu và giảng dạy về các chủ đề có liên quan.
11. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục các công trình
đã công bố của tác giả, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được trình bày
trong 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động đào tạo tại các Trường đại
học, Học viện
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý hoạt động đào tạo ở HVCT - HCQGHCM và
kinh nghiệm quốc tế.
Chƣơng 3: Các giải pháp đổi mới quản lý hoạt động đào tạo ở HVCTHCQGHCM trong bối cảnh hiện nay

8


Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
ĐÀO TẠO TẠI CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC, HỌC VIỆN
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

:
:

.
Quản lý đào tạo là hoạt động thiết yếu và có ý nghĩa rất quan trọng nhằm
đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo trong các cơ sở giáo dục đào tạo nói
chung và trong các Trường đại học, HV nói riêng. Quản lý đào tạo cũng giống
như quản lý các hoạt động khác đều phải tuân theo những nguyên lý chung,
chẳng hạn đều phải thực hiện các chức năng chung của quản lý như: lập kế
hoạch, tổ chức thực hiện; điều hành phối hợp và kiểm tra, kiểm soát. Việc
nghiên cứu các nguyên lý quản lý nói chung đã có rất nhiều các công trình
nghiên cứu khác nhau cả trong và ngoài nước, có thể kể đến các công trình tiêu

biểu như: “Những vấn đề cốt yếu của quản lý” của Harold Koontz (1992),
Cyril Donnell va Heinz Weihrich; “Lý luận đại cương về quản lý” của Nguyễn
Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996). Những công trình trên chủ yếu
nghiên cứu những vấn đề cơ bản của quản lý nói chung, trong đó đặc biệt đi
sâu nghiên cứu các chức năng quản lý [28; 8]. Trong số các công trình về quản
lý, đáng chú ý là tác phẩm: “Những thách thức của quản lý trong thế kỷ XXI”
của tác giả PETER F. DRUCKER (2003). Cuốn sách bàn đến những vấn đề
như: Những mô hình đổi mới, tầm quan trọng của xây dựng chiến lược, người

9


dẫn đầu sự thay đổi, những thách thức của thông tin, năng suất lao động của tri
thức và tự quản lý bản thân. Đây là những vấn đề nóng bỏng, thách thức của
công tác quản lý trong tương lai [74].
ản lý đào tạ

:

ọng tâm của quản lý nhà trường, của các cơ sở giáo dục - đào tạo.
Những công trình nghiên cứu về lĩnh vực này có thể kể đến như: Đặng
Quốc Bảo (2007): “Cẩm nang nâng cao năng lực quản lý nhà trường”. Cuốn
sách bàn về vai trò của nhà trường trong việc thực hiện sứ mệnh của nền giáo
dục trong đời sống kinh tế - xã hội; nội dung quản lý nhà trường theo Luật
Giáo dục; tư tưởng của HCM về nhà trường Việt Nam; kế hoạch phát triển
của nhà trường; quản lý giáo viên và xây dựng đội ngũ giáo viên trong nhà
trường; quản lý tài chính, quản lý cơ sở vật chất trong nhà trường; công tác
thanh tra, kiểm tra trong nhà trường; thông tin trong quản lý nhà trường; hiệu quả
đào tạo trong nhà trường; vai trò của hiệu trưởng trong quản lý nhà trường [2].
Nguyễn Kiên Trường và nhóm dịch giả (2004) đã dịch tác phẩm: “Phương

pháp lãnh đạo và quản lý nhà trường hiệu quả”. Cuốn sách được biên soạn
công phu từ nguồn tài liệu nghiên cứu của các giáo sư, tiến sĩ, nhà nghiên cứu
giáo dục ở các Trường đại học, các Học viện nổi tiếng trên thế giới. Cuốn sách
đã cung cấp nhiều giải pháp khoa học, tiên tiến về nhiều lĩnh vực, vấn đề đang
là đề tài thời sự về công tác tổ chức điều hành trong các tổ chức giáo dục đào
tạo như: Hiệu quả hoạt động của nhà trường; quản lý sự thay đổi, phát triển tính
chuyên nghiệp, lãnh đạo và quản lý nhà trường hiệu quả [13].
Nhóm thứ ba: Các công trình nghiên cứu tiếp cận quản lý giáo dục từ
chiều cạnh chất lượng đào tạo
Thuộc nhóm này có các công trình tiêu biểu như: Phạm Thành Nghị
(2000) với tác phẩm: “Quản lý chất lượng giáo dục đại học”. Cuốn sách đã
cung cấp những thông tin rất thiết thực về các vấn đề liên quan đến quản lý

10


chất lượng trong giáo dục đại học thế giới và đưa ra các khuyến nghị áp dụng
hệ thống đảm bảo chất lượng vào giáo dục đại học ở Việt Nam [71]. Công
trình của Nguyễn Đức Chính (2002) về “Kiểm định chất lượng trong giáo dục
đại học”. Cuốn sách được biên soạn trên cơ sở kết quả công trình nghiên cứu
cấp nhà nước. Công trình đã tập trung phân tích cơ sở lý luận khoa học về
đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục đại học. Cuốn sách giới thiệu bộ
tiêu chí đánh giá chất lượng và điều kiện đảm bảo chất lượng trong các
Trường đại học; cách thức tiến hành và quy trình kiểm định chất lượng của
các nước có nền giáo dục đại học tiên tiến [10]. Công trình: “Giáo dục đại
học - Chất lượng và đánh giá” của nhiều tác giả do Trung tâm đảm bảo chất
lượng đào tạo và nghiên cứu phát triển giáo dục của ĐHQGHN biên tập
(2005) đã tập hợp các bài viết của các nhà nghiên cứu và quản lý giáo dục về
những điều kiện của chất lượng giáo dục đại học, như giảng viên, quản lý,
phương pháp đào tạo, cơ sở vật chất. Các tác giả Vũ Ngọc Hải, Đặng Bá Lãm,

Trần Khánh Đức (2007) với công trình: “Giáo dục Việt Nam- đổi mới và phát
triển hiện đại hóa” thu thập và phân tích các tài liệu về giáo dục của Việt
Nam trong giai đoạn 1986 - 2004, những điều kiện của chất lượng và hiệu quả
giáo dục Việt Nam, trong đó có giáo dục đại học [30].
Nhóm thứ tư: Các nghiên cứu về nguồn nhân lực và phát triển đào tạo
nguồn nhân lực
Ở nhóm này phải kể đến công trình về đào tạo phát triển nguồn nhân
lực chất lượng cao, nguồn nhân lực tài năng được công bố trong nước như
công trình của Trịnh Ngọc Thạch (2008): “Hoàn thiện mô hình quản lý đào
tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các Trường đại học ở Việt Nam”.
Công trình đã làm rõ cơ sở lý luận và kinh nghiệm quản lý đào tạo nguồn
nhân lực chất lượng cao trong giáo dục đại học ở một số quốc gia; phân tích
một số mô hình đào tạo nguồn lực chất lượng cao ở Việt Nam, đề xuất các

11


giải pháp nhằm hoàn thiện mô hình quản lý đào tạo nguồn nhân lực chất
lượng cao trong các Trường đại học ở Việt Nam [79].
Các công trình nghiên cứu kinh nghiệm của thế giới về đào tạo phát
triển nguồn nhân lực đã làm rõ vai trò của nguồn nhân lực đối với phát triển
kinh tế - xã hội, đưa ra các mô hình giáo dục - đào tạo và rút ra những bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam về hoạch định các chính sách đầu tư cho giáo dục
như: “Phát triển nguồn nhân lực - Kinh nghiệm thế giới và thực tiễn Việt
Nam” của Trần Văn Tùng và Lê Thị Ái Lâm (1996); “Đào tạo công chức nhà
nước - kinh nghiệm Cộng hòa Pháp” của Nguyễn Văn Sáu (2001); “Công tác
đào tạo đội ngũ cán bộ Chính trị chủ chốt trong hệ thống trường Đảng ở
Trung Quốc hiện nay” của Nguyễn Hữu Cát (2002); “Phát triển nguồn nhân
lực thông qua GD-ĐT ở một số nước Đông Á: Kinh nghiệm đối với Việt
Nam” của Lê Thị Ái Lâm (2003); “ Nhân tài trong chiến lược phát triển quốc

gia” của Nguyễn Khắc Hưng và Phạm Xuân Dũng (2004); “Khảo lược về
kinh nghiệm phát hiện, đào tạo và sử dụng nhân tài trong lịch sử Việt Nam”
của Phạm Hồng Tung (2005). “Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân
lực tài năng - Kinh nghiệm của thế giới” của Trần Văn Tùng (2005);
Nhóm thứ năm: Các công trình đề cập trực tiếp đến đào tạo cán bộ
lãnh đạo, quản lý - một đối tượng đào tạo đặc thù
Vấn đề này đã có rất nhiều công trình nghiên cứu dưới các chiều cạnh,
lát cắt khác nhau. Có thể kể đến các công trình như: “Nâng cao hơn nữa chất
lượng các hệ đào tạo của Học viện” của Tô Huy Rứa (1999); “Chủ tịch Hồ
Chí Minh với công tác đào tạo huấn luyện cán bộ” của Nguyễn Văn Sáu
(1999); “Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh
đạo, quản lý đáp ứng yêu cầu cách mạng trong giai đoạn mới” của Vũ Nhật
Khải (1999); “Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý đào tạo
đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt” của Nguyễn Hữu Cát (1999); “Tư tưởng Hồ

12


Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đào tạo bồi dưỡng
cán bộ lãnh đạo" do Vụ Quản lý đào tạo, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh chủ trì (1999); “Hình thức, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh
đạo, quản lý - những bước tiến, vấn đề cần khắc phục và kiến nghị” của Tống
Trần Sinh (1999). “Về quy mô và hình thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh
đạo quản lý ở Học viện” của Phí Ngọc Tiếp (1999).
Về công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo tại Học viện
Chính trị - Hành Chính Quốc gia Hồ Chí Minh cũng có khá nhiều các công
trình nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau đã được công bố.
Đề tài “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh, thành phố trong
hệ thống Chính trị ở nước ta hiện nay”, do Lê Quang Thưởng (Ban Tổ chức
Trung ương) làm chủ nhiệm, thực hiện năm 2001. Đề tài đã tập trung phân

tích thực trạng trình độ cán bộ, nhu cầu đào tạo và công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh, thành phố hiện nay; đồng thời đưa ra phương
hướng, nhiệm vụ, giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh, thành phố giai đoạn 2001 – 2010 [82].
Đề tài “Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
lãnh đạo, quản lý trong hệ thống trường chính trị, trường đoàn thể ở Trung
ương hiện nay”, do Phạm Văn Thọ (Ban Tổ chức Trung ương) làm chủ
nhiệm, thực hiện năm 2003. Đề tài đã đề cập đến vấn đề nâng cao chất lượng
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Học viện Chính trị Quốc gia
Hồ Chí Minh, Học viện Hành Chính Quốc gia và ở các trường đào tạo cán bộ
của các đoàn thể ở Trung ương trong thời kỳ từ Đại hội Đảng VII đến Đại hội
Đảng IX, chủ yếu từ năm 1996 đến năm 2002 [81].
Đề tài: “Tổng kết phương thức đào tạo cán bộ lãnh đạo Chính trị chủ
chốt (hệ cử nhân Chính trị) của Trung tâm Học viện Chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh từ năm 1993 đến nay” do Nguyễn Hữu Cát làm chủ nhiệm (2001).

13


Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã tập trung đánh giá thực trạng công tác
đào tạo hệ cử nhân chính trị tại Trung tâm Học viện trên các mặt nội dung,
chương trình, phương thức và công tác quản lý, đưa ra một số kiến nghị nhằm
nâng cao chất lượng đào tạo hệ cử nhân chính trị tại Trung tâm Học viện bao
gồm các vấn đề về công tác tuyển sinh; về giáo trình; về đội ngũ cán bộ giảng
dạy về công tác quản lý, công tác phục vụ đào tạo…[6].
Đề tài: “Tìm hiểu công tác quy hoạch sử dụng sau đào tạo đội ngũ cán bộ
lãnh đạo quản lý chủ chốt các tỉnh Bình Dương, Bình Thuận, Thành phố Hồ Chí
Minh, nhu cầu đào tạo giai đoạn tới và giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy
tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh” do Nguyễn Hữu Cát làm chủ
nhiệm đề tài. Đề tài tập trung đánh giá về thực trạng những học viên của ba tỉnh

thành đã và đang được đào tạo tại HV giai đoạn 1998 – 2003, tìm ra được một số
bất cập về nội dung chương trình giảng dạy của HV trong việc đào tạo, bồi dưỡng
các cán bộ lãnh đạo quản lý cho các tỉnh, thành thời kỳ CNH, HĐH đất nước [7].
Đề tài: “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở hệ thống Học
viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp phát triển”, đề
tài khoa học cấp Bộ năm 2004 - 2006 do Hà Lan làm chủ nhiệm. Đề tài đề cập
đến những vấn đề có liên quan đến việc đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ lãnh đạo, quản lý của Học viện. Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu
đạt được, xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn biến đổi của thời đại và thực tiễn
CNH, HĐH đất nước trong tình hình mới, đề tài đã đề xuất và luận chứng khoa
học về hệ quan điểm xuất phát - cơ sở phương pháp luận của quá trình đổi mới
công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý trung, cao cấp của hệ
thống chính trị, đề xuất một hệ thống giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất
lượng và hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ
chốt ở HVCT-HCQGHCM theo phân cấp của Bộ Chính trị [61].

14


Công trình: “Một số vấn đề về công tác đào tạo và quản lý đào tạo.
Thực tiễn và kinh nghiệm” (2009) của Vụ Quản lý đào tạo - Học viện Chính trị
- Hành Chính Quốc gia Hồ Chí Minh đã tập hợp những bài viết về ba vấn đề:
Đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý; Đào tạo sau đại học; Đổi mới phương pháp
dạy và học. Cuốn sách đã tổng kết những kinh nghiệm thực tiễn, những kết quả
quan trọng cũng như những hạn chế, bất cập trong công tác đào tạo và quản lý
hoạt động đào tạo ở Học viện Chính trị - Hành Chính Quốc gia Hồ Chí Minh
trong thời gian qua và đề xuất những giải pháp trong thời gian tới [40].
Nhìn chung, những đề tài, công trình nghiên cứu đã tập trung phân
tích tương đối sâu sắc theo nhiều khía cạnh khác nhau về quản lý, quản lý
đào tạo, quản lý đào tạo nguồn nhân lực nói chung, cán bộ lãnh đạo, quản

lý tại Học viện Chính trị - Hành Chính Quốc gia Hồ Chí Minh nói riêng.
Điều đáng ghi nhận của một số công trình là đã chỉ ra đặc thù của đào tạo
cán bộ lãnh đạo, quản lý tại Học viện Nguyễn Ái Quốc trước đây và Học
viện Chính trị - Hành Chính Quốc gia Hồ Chí Minh hôm nay. Những
nghiên cứu trên đây đã cung cấp một số tài liệu thứ cấp và cách tiếp cận
chuyên biệt cho quá trình thực hiện đề tài này theo quan điểm kế thừa và
phát triển.
Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu còn hạn chế để phục vụ cho
những đổi mới cơ bản, toàn diện và sâu sắc công tác quản lý đào tạo ở
Học viện Chính trị - Hành Chính Quốc gia Hồ Chí Minh. Đến nay vẫn
chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu, khảo sát, tổng kết một cách có
hệ thống và toàn diện thực trạng và đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động
đào tạo đối với khối học viên là cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính
trị được thực hiện tại Học viện Chính trị - Hành Chính Quốc gia Hồ Chí Minh
trên cơ sở phức hợp hóa hai bình diện Giáo dục học và Quản lý giáo dục. Kết
quả nghiên cứu của đề tài nhằm bổ khuyết khoảng trống này.

15


1.2. Một số khái niệm công cụ của đề tài
1.2.1. Nhà trường và các thiết chế mang tính nhà trường
Nhà trường: Theo luật giáo dục, nhà trường là đơn vị có tư cách pháp
nhân đặt dưới quyền của một hiệu trưởng, nhằm đảm bảo việc giáo dục học
sinh, sinh viên và những hoạt động của học sinh, sinh viên, giáo viên và
những thành viên khác [86, tr. 301].
Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được tổ chức theo các
loại hình sau đây: Trường công lập do Nhà nước thành lập, được đầu tư cơ sở
vật chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên; Trường dân
lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất

đảm bảo kinh phí hoạt động; Trường tư thục do cá nhân hoặc các tổ chức xã
hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế thành lập, đầu tư xây dựng
cơ sở vật chất và đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên. Các loại nhà
trường nói trên đều chịu sự quản lý của Nhà nước, của các cơ quan quản lý
giáo dục theo sự phân công, phân cấp của Chính phủ.
Trường đại học: là cơ sở giáo dục thuộc bậc đại học, đào tạo trình độ
cao đẳng, đại học, có thể đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ khi được Thủ tướng
Chính phủ giao [86, tr. 439].
Ở nước ta hiện nay có các loại hình Trường đại học: đại học công lập,
đại học ngoài công lập, đại học đa ngành, đa lĩnh vực, đại học đơn ngành...
Các Trường đại học có nhiệm vụ:
- Đào tạo nhân lực có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có kiến thức và
năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ,
có năng lực thích ứng với việc làm trong xã hội, tự tạo việc làm cho mình và
cho những người khác, có khả năng hợp tác bình đẳng trong quan hệ quốc tế,
đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Tiến hành nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; kết hợp đào
tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất, dịch vụ khoa học và công nghệ.
16


- Giữ gìn và phát triển những di sản và bản sắc văn hoá dân tộc.
- Phát hiện và bồi dưỡng nhân tài trong người học và trong đội ngũ cán
bộ giảng viên của nhà trường [31, tr. 37].
Học viện: Theo từ điển giáo dục, HV là cơ sở giáo dục đại học lớn
thực hiện 3 chức năng là đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa
học, trong đó vị trí NCKH được ưu tiên hơn và có ảnh hưởng lớn trong
toàn ngành [86, tr. 203].
Về thiết chế HV: Thực tế hiện nay, ở nước ta có ba hình thức sau: có
loại Học viện chức năng không khác so với các Trường đại học như Học viện

Tài chính, Học viện Ngân hàng...; có loại Học viện chức năng đào tạo bồi
dưỡng cán bộ phục vụ nhu cầu trong ngành là nhiệm vụ trọng tâm như Học
viện quản lý giáo dục, Học viện quản lý xây dựng; có loại Học viện có chức
năng đặc biệt như Học viện Chính trị- Hành chính.
1.2.2. Người học
Người học là trung tâm của nhà trường, là đối tượng của hoạt động dạy
học cũng như của quá trình giáo dục đào tạo. Không thể có nhà trường, nếu
không có người học, cũng giống như doanh nghiệp sẽ không tồn tại nếu
không có khách hàng. Theo hệ thống giáo dục quốc dân hiện nay ở nước ta,
có thể chia người học thành ba nhóm:
a. Người học thông thường. Nhóm này bao gồm:
- Trẻ em của cơ sở giáo dục mầm non;
- Học sinh của các cơ sở giáo dục phổ thông, lớp dạy nghề, trung tâm
dạy nghề, trường trung cấp, trường dự bị đại học;
b. Người học là sinh viên, học viên đại học và sau đại học. Nhóm này bao
gồm:
- Sinh viên của Trường đại học, cao đẳng;
- Học viên của các cơ sở đào tạo thạc sĩ;
- Học viên của các chương trình giáo dục thường xuyên.
17


c. Người học đặc biệt. Với sự phát triển hiện nay có một loại đối tượng người
học có tính chất đặc biệt. Đó là những người trưởng thành có cương vị xã hội
nhất định. Họ được đào tạo để trở thành chính trị gia/chính khách - người
đảm nhiệm các trọng trách trong guồng máy kinh tế - xã hội.
Theo Từ điển Giáo dục học: Sư phạm người lớn (giáo dục người lớn) là
bộ môn khoa học giáo dục mà đối tượng là giáo dục người lớn. Sư phạm
người lớn hoặc giáo dục học người lớn là một khoa học nghiên cứu tất cả các
khía cạnh lý thuyết và thực tiễn của việc giảng dạy vận dụng vào người lớn.

Người lớn ở đây được hiểu là người đã rời nhà trường và cần có những biện
pháp bồi dưỡng tiếp tục về trình độ [86, tr. 348].
Trong “Thuật ngữ giáo dục người lớn”, UNESCO xuất bản năm 1979
đã dùng thuật ngữ "giáo dục căn cứ vào người học”, “giáo dục tập trung vào
người học” với định nghĩa là: sự giáo dục mà nội dung quá trình học tập và
giảng dạy được xác định bởi nhu cầu, mong muốn của người học và người
học tham gia tích cực vào việc hình thành và kiểm soát, sự giáo dục này huy
động những nguồn lực và kinh nghiệm của người học.
Như vậy nhóm người học đặc biệt thuộc đối tượng của sư phạm người
lớn, đối tượng này có các đặc điểm như sau:
- Người học thuộc đối tượng này đã rời trường học mà phần lớn đã tốt
nghiệp đại học trở lên nên nhu cầu trở lại trường học là để tiếp tục được bồi
dưỡng về kiến thức và trình độ.
- Người học thuộc đối tượng này đa số đã có một nghề nghiệp nhất
định. Họ có kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo thuộc một lĩnh vực chuyên môn nào
đó. Kiến thức, kỹ năng này đã được đào tạo trong các Trường đại học, cao
đẳng và được thử thách rèn luyện thông qua kinh nghiệm hoạt động thực tiễn
vì vậy nhu cầu đào tạo bồi dưỡng đối với họ chủ yếu là củng cố, bổ sung và
cập nhật các kiến thức mới đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công việc.

18


×