Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Đồ án CNTT Báo động và điều khiển thiết bị qua đường dây điện thoại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (753.98 KB, 73 trang )

Đồ án tốt nghiệp

Báo động và điều khiển thiết bị qua đường dây điện thoại

CHƯƠNG I TÌM HIỂU SƠ LƯỢC VỀ MẠNG ĐIỆN THOẠI
I./ Các chức năng của hệ thống tổng đài.

Mặc dù các hệ thống tổng đài được nâng cấp rất nhiều từ khi nó được phát
minh ra, các chức năng cơ bản của nó như: xác đònh các cuộc gọi của thuê bao,
kết nối thuê bao gọi với thuê bao bò gọi và sau đó tiến hành phục hồi trạng thái
ban đầu khi cuộc gọi đã hoàn tất. Hệ thống tổng đài bằng nhân công tiến hành
q trình này bằng tay, trong khi hệ thống tổng đài tự động thực hiện các q trình
này bằng điện tử. Cụ thể các cuộc gọi được phát ra và hoàn thành thông qua tổng
đài gồm các bước sau:

Nhận dạng thuê bao gọi: Tổng đài nhận dạng thuê bao gọi khi thuê bao
nhấc ống nghe và sau đó thuê bao được nối với mạch điều khiển.

Tiếp nhận số được quay: Khi đã nối với mạch điều khiển, thuê bao chủ bắt
đầu nghe thấy tín hiệu mời quay số và sau đó chuyển số điện thoại của thuê bao
bò gọi đến tổng đài. Tổng đài tiếp nhận số thuê bao này.

Kết nối cuộc gọi: Khi thuê bao bò gọi đã được xác đònh, tổng đài sẽ chọn
một bộ phận các đường trung kế đến tổng đài thuê bao bò gọi và sau đó chọn một
đường rỗi trong số đó để kết nối. Khi thuê bao bò gọi nằm trong tổng đài nội hạt
thì cuộc gọi nội hạt được sử dụng.

Chuyểng thông tin điều khiển: Khi được nối với tổng đài của thuê bao bò
gọi hay tổng đài trung chuyển, cả hai tổng đài trao đổi với nhau các thông tin cần
thiết như số thuê bao bò gọi.


Kết nối trung chuyển: Trong trường hợp tổng đài được kết nối đến tổng
đài trung chuyển, hai bước trên được lặp lại để nối với trạm cuối và sau đó thông
tin được truyền đi.

Kết nối trạm cuối: Bộ điều khiển trạng thái máy bận của thuê bao bò gọi
được hoạt động (nếu máy bận) hay kết nối bằng một đường trung kế rỗi (nếu
máy không bận).

Truyền tín hiệu chuông: Để kết nối cuộc gọi, tín hiệu chuông được truyền
và chờ cho đến khi có trả lời từ thuê bao bò gọi. Khi có trả lời tín hiệu chuông bò
ngắt và thuê bao gọi được chuyển thành trạng thái bận.

Tính cước: Tổng đài chủ gọi tính toán giá trò cước theo khoảng cách và
theo thời gian. Truyền tín hiệu báo bận: Khi tất cả các đường trung kế đều đã bò
SVTH: PHẠM TUẤN ANH-TRẦN THANH SANG

Trang 5


Đồ án tốt nghiệp

Báo động và điều khiển thiết bị qua đường dây điện thoại

chiếm theo các bước trên dây hoặc thuê bao bò gọi bận thì tín hiệu báo bận được
truyền đến thuê bao chủ gọi.
Hồi phục hệ thống: Trạng thái này được xác đònh khi cuộc gọi được kết
thúc. Sau đó tất cả các đường nối đều được giải phóng.
Như vậy các bước cơ bản của hệ thống tổng đài để xử lý các cuộc gọi đã
được trình bày. Trong hệ thống tổng đài điện tử nhiều dòch vụ mới được thêm vào
cùng với các chức năng trên.

1/ Phương thức làm việc giữa các tổng đài và các thuê bao.
Nhận dạng thuê bao gọi nhấc máy: Tổng đài nhận dạng trạng thái của thuê
bao thông qua sự biến đổi tổng trở mạch vòng của đường dây. Khi thuê bao ở
trạng thái gác máy (on hook) thì tổng trở của đường dây vô cùng lớn (hở mạch).
Khi thuê bao nhất máy (off hook) điện trở mạch vòng khoảng từ 150 ohm đến
1500 ohm(thường là 600 ohm ). Tổng đài nhận biết được sự thay đổi này thông
qua bộ cảm biến trạng thái đường dây thuê bao. Khi thuê bao gọi nhấc máy thì
tổng đài sẽ cấp tính hiệu mời gọi (dial tone) trên đường dây dến thuê bao, chỉ khi
nhận tín hiệu này thì thuê bao mới quay số, số có thể quay dưới dạng pulse hoặc
tone.
Tổng đài nhận các số do thuê bao gởi đến và kiểm tra, nếu số đầu nằm
trong tập thể số thuê bao của tổng đài thì tổng đài thực hiện cuộc gọi nội đài.
Ngược lại thì nó thực hiện cuộc gọi liên đài thông qua trung kế giữ toàn bộ phần
đònh vò quay số tổng đài có thuê bao bò gọi. Nếu số đầu là mã thì chức năng đặc
biệt của tổng đài sẽ thực hiện các chức năng có thể thực hiện của thuê bao. Nếu
thuê bao bò gọi không thông thoại hoặc các đường dây kết nối bò bận thì tổng đài
cấp tín hiệu báo bận (Busy Tone) về cho thuê bao gọi. Ngược lại, tổng đài cấp tín
hiệu chuông cho thuê bao bò gọi và tín hiệu hồi âm chuông (Ring Back Tone) cho
thuê bao gọi.
Khi thuê bao bò gọi nhấc máy thì tổng đài biết tín hiệu này và cắt dòng
chuông kịp thời để tránh hư hao cho thuê bao, đồng thời cắt Ring Back Tone đến
thuê bao gọi và kết nối thông thoại cho hai thuê bao.
Khi hai thuê bao thông thoại, có một thuê bao gác máy, tổng đài cắt thông thoại
một thuê bao và cấp âm hiệu Busy Tone cho thuê bao còn lại, giải tỏa các thiết
bò phục vụ thông thoại. Khi thuê bao còn lại gác máy , tổng đài ngắt Busy Tone
và kết thúc chương trình phục vụ thuê bao

SVTH: PHẠM TUẤN ANH-TRẦN THANH SANG

Trang 6



Đồ án tốt nghiệp

Báo động và điều khiển thiết bị qua đường dây điện thoại

2/ Các tín hiệu báo hiệu của tổng đài.
• Tín hiệu chuông:
Tín hiệu chuông là tín hiệu xoay chiều hình sin thường có tần số 25Hz.
Tuy nhiên nó có thể cao đến 60 Hz hoặc thấp hơn 16 Hz. Diện áp của tín hiệu
chuông cũng thay đổi từ 40 VRMS đến 130 VRMS , thường là 90 VRMS. Tín
hiệu chuông được gởi đến theo dạng xung, thường là 1 giây có 2 giây không (như
hình vẽ). Hoặc có thể thay đổi tùy tổng đài.

Hình 1: Tín hiệu chng
Tín hiệu báo bận (Busy Tone):
Tín hiệu báo bận là tín hiệu hình sin tần số f = 425Hz ± 25Hz, biên độ
khoảng 3V trên nền DC 4V ngắt quãng 0.5s có, 0,5s không.

Hình 2: Tín hiệu báo bận
Tín hiệu hồi âm chuông (Ring Back Tone):
Tín hiệu hồi âm chuông là tín hiệu hình sin tần số f = 425Hz ± 25Hz, biên
độ khoảng 3V trên nền DC 4V ngắt quãng 1s có, 2s không.

Hình 3: Tín hiệu hồi âm chng
SVTH: PHẠM TUẤN ANH-TRẦN THANH SANG

Trang 7



Đồ án tốt nghiệp

Báo động và điều khiển thiết bị qua đường dây điện thoại

Gọi sai số:
Nếu bạn gọi nhầm một số mà số đó không tồn tại thì bạn sẽ nhận được một
tín hiệu xung có chu kỳ 1Hz và tần số từ 200Hz đến 400Hz. Hoặc đối với các hệ
thống điện thoại ngày nay bạn sẽ nhận được câu thông báo bằng lời nói “ Số máy
qúy khách vừa gọi không có thực, mời qúy khách kiểm tra lại” .
•Các kiểu quay số
Khi đài cuối phát hiện trạng thái off hook, xung mời quay số (Dial Tone)
được phát đến vòng thuê bao, đồng thời tổng đài nhận các số của thuê bao được
gọi. Tín hiệu báo có thể dùng xung (Đóa quay số) hoặc mỗi số có thể mã hóa tần
số bằng cách sử dụng các cặp tần số hoặc xung đặc biệt. Phương pháp thích hợp
cho việc quay số bằng phím bấm là DTMF ( Dual Tone Multi Frequency ) quay
bằng xung tần số kép. Trong quay số bằng đóa quay, mạch vòng được đóng hoặc
ngắt bởi một chuyển mạch được nối với một cơ cấu quay số. Các chuỗi xung
đồng thời được tạo ra tương ứng với số được quay (hình 4). Thời gian của mỗi chu
kỳ thường là 100ms, trong đó 40% chu kỳ làm việc. Do điều khiển bằng tay nên
thời gian giữa các số liên tiếp có thể thay đổi từ 0.5 đến 1 giây.

Hình 4 : Xung quay số của số 2
Khi sử dụng DTMF để quay số, các số được mã hóa với từng cặp tần số
riêng biệt bược phát đồng thời với mỗi số. Mỗi cặp tần số xuất hiện tối thiểu
40ms, thời gian tối thiểu giữa các số là 60ms. Sai số cho phép của mỗi cặp tần số
là 1.5%. Quay số bằng phím bấm có thể nhanh hơn 10 lần so với quay bằng đóa
quay.

SVTH: PHẠM TUẤN ANH-TRẦN THANH SANG


Trang 8


Đồ án tốt nghiệp

Báo động và điều khiển thiết bị qua đường dây điện thoại

Hình 5: Các cặp tần số DTMF

II/ Khái quát chung về máy điện thọai.
1./ Nguyên Lý Thông Tin Điện Thoại
Thông tin điện thoại là quá trình tiếng nói từ nơi xa đến nơi khác, bằng
dòng điện qua máy điện thoại. Máy điện thoại là thiết bò đầu cuối của các mạng
thông tin điện thoại.
2./ Sơ Đồ Mạch Điện
Mạch điện thoại đơn giản gồm:
- Ống nói.
- Ống nghe.
- Nguồn điện.
- Đường dây.

Hình 6: Mơ hình điện thoại đơn giản
A / Nguyên lý hoạt động.
Khi ta nói trước ống nói của máy điện thoại, dao động âm thanh của tiếng
nói sẽ tác động vào màng rung của ống nói làm cho ống nói thay đổi, xuất hiện
dòng điện biến đổi tương ứng trong mạch. Dòng điện biến đổi này được truyền
qua đường dây tới ống nghe cuả máy bò gọi, làm cho màng rung của ống nghe
dao động, lớp không khí trước màng rung dao động theo phát ra âm thanh tác
động đến tai người nghe và quá trình truyền dẫn ngược lại cũng tương tự.


SVTH: PHẠM TUẤN ANH-TRẦN THANH SANG

Trang 9


Đồ án tốt nghiệp

Báo động và điều khiển thiết bị qua đường dây điện thoại

B / Những yêu cầu cơ bản về máy điện thoại.
Khi thu phát tín hiệu chuông thì bộ phận đàm thoại phải được tách rời
đường điện, tên đường dây chỉ có tín hiệu chuông.
Khi đàm thoại bộ phận phát và tiếp nhận tín hiệu chuông phải được tách
rời đường điện, tên đường dây chỉ có dòng điện thông thoại. Máy phải phát được
mã số thuê bao bò gọi tới tổng đài và phải nhận được tín hiệu chuông từ tổng đài
đưa tới.
Ở trạng thái nghỉ máy thường trực đóng nhận tín hiệu chuông từ tổng đài.
Ngoài ra máy cần phải chế tạo đơn giản, gọn nhẹ, bền đẹp, tiện lợi cho
người sử dụng
C / Những chức năng cơ bản của máy điện thoại.
1. Chức năng báo hiệu: báo cho người sử dụng biết tổng đài đã sẵn sàng
tiếp nhận hoặc chưa tiếp nhận cuộc gọi đó bằng các âm hiệu (tone mời quay số,
tone báo bận).
2. Phát mã số thuê của bao bò gọi vào tổng đài bằng cách thuê bao chủ gọi
ấn số hay quay số trên máy điện thoại.
3. Thông báo cho người sử dụng điện thoại biết tình trạng diễn biến việc
kết nối mạch bằng các âm hiệu chuông, âm hiệu báo bận.
4. Báo hiệu chuông kêu, tiếng nhạc, tiếng ve kêu, … cho thuê bao bò gọi
biết là có người đang gọi mình.
5. Biến âm thanh thành tín hiệu, phát sang máy đối phương và chuyển tín

hiệu điện từ máy đối phương tới thành âm thanh.
6. Báo hiệu cuộc gọi kết thúc.
7. Khử tạp âm, chống tiếng dội, tiếng clíck khi phát xung quay số.
8. Tự động điều chỉnh âm lượng và phối hợp trở kháng với đường dây.
Ngoài ra còn có một số chức năng khác như : Hệ thống vi xử lí, hệ thống
ghi âm, màn hình và các hệ thống hỗ trợ truyền dẫn làm cho máy có rất nhiều
dòch vụ rất tiện lợi. Cụ thể như:
Chuyển tín hiệu tính cước đến tổng đài.
Gọi rút ngắn đòa chỉ.
Nhớ số thuê bao đặc biệt.
Gọi lại …

SVTH: PHẠM TUẤN ANH-TRẦN THANH SANG

Trang 10


Đồ án tốt nghiệp

Báo động và điều khiển thiết bị qua đường dây điện thoại

CHƯƠNG II SƠ LƯỢC VỀ ĐIỀU KHIỂN TỪ XA VÀ Ý
TƯỞNG THIẾT KẾ
I./ Tầm quan trọng và ứng dụng của điều khiển từ xa.

Đất nước ta đang trên đà phát triển và hội nhập với nền kinh tế thế giới.
Một đất nước phát triển không thể dựa vào một ngành nông nghiệp, lâm nghiệp,
ngư nghiệp mà cần phải có một ngành công nghiệp phát triển mạnh. Một nền
công nghiệp phát triển mạnh luôn đi đôi với các thiết bò máy móc tinh vi hơn,
phức tạp hơn. Với nền công nghiệp phát triển như thế, điều khiển từ xa đóng vai

trò quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Trong công nghiệp, tại các lò phản ứng, các nhà máy, hay tại những nơi có
mức độ nguy hiểm cao mà con người không thể tiếp cận để điều khiển được. Ta
phải cần đến bộ điều khiển từ xa để điều khiển. Trong công cuộc nghiên cứu vũ
trụ, điều khiển từ xa được sử dụng trong các phi thuyền không người lái, các tàu
do thám không gian.
Điều khiển từ xa không những phục vụ cho công nghiệp, quân sự, hay
nghiên cứu khoa học, mà nó còn góp một phần không nhỏ vào phục vụ cho nhu
cầu cuộc sống hằng ngày của chúng ta.
Trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hoá đất nước. Con người phải
dành rất nhiều thời gian cho cơng việc, luôn ở cơ quan, xí nghiệp, hay tại công
trường nên ít có thời gian ở nhà. Vì vậy điều khiển từ xa giúp chúng ta không cần
phải về nhà mà cũng có thể điều đóng ngắt các thiết bò, hoặc tự động báo cho ta
biết khi ở nhà có sự cố.

II./ Các dạng điều khiển từ xa.
Dựa vào các ứng dụng thực tiễn của điều khiển từ xa ta có thể chia làm hai
dạng. Điều khiển từ xa bằng vô tuyến và điều khiển từ xa bằng hữu tuyến.

1./ Điều khiển từ xa bằng vô tuyến.

Ta có thể điều khiển từ xa bằng tia sáng hồng ngoại, hay sóng siêu âm.
Môi trường truyền là không khí.Với tia hồng ngoại ta chỉ có thể điều khiển các
thiết bò ở khoảng cách gần. Vì vậy nó được ứng dụng nhiều cho các thiết bò dân
dụng.

SVTH: PHẠM TUẤN ANH-TRẦN THANH SANG

Trang 11



Đồ án tốt nghiệp

Báo động và điều khiển thiết bị qua đường dây điện thoại

2./ Điều khiển từ xa bằng hữu tuyến.

Với dàng điều khiển này ta lợi dụng vào đường truyền của mạng điện thoại
để điều khiển các thiết bò từ xa. Có thể sử dụng dây song hành, cáp đồng trục,
cáp quang để truyền tải tín hiệu.

a./ Dây song hành.

Loại dây này chống ẩm, chống được nhiễu điện từ, Tuy nhiên khi sử dụng
dây này ở tần số cao sẽ bò suy hao. Sự suy hao này phụ thuộc vào chiều dài và
đường kính dây dẫn.

b./ Cáp đồng trục.
Cáp đồng trục có khả năng chống nhiễu cao. Tuy nhiên cáp đồng trục thì
khó ghép nối, khi nơi phát và nơi thu quá xa sẽ gây mất cân bằng về mass, làm
sinh ra dòng điện trên lưới ngoài, sẽ tác động đến làm nhiễu.

c./ Cáp quang.
Cáp quang có băng thông rất rộng (Từ vài chục MHz đến vài GHz). Cáp
quang cho phép truyền thông tin với tốc độ cao, độ suy hao thấp, không bò ảnh
hưởng của nhiễu trường điện từ, ít thay đổi đặc tính theo nhiệt độ, cách điện hoàn
toàn giữa phần thu và phần phát.
III/ Kĩ thuật gởi số bằng xung lưỡng âm đa tần (DUAL TONE MULTIFREQUENCY
DTMF ).


1. Hệ thống DTMF.
Hệ thống DTMF đang phát triển và đã trở thành phổ biến trong hệ thống
điện thoại hiện đại hiện nay. Hệ thống này còn gọi là hệ thống Touch-Tone, hệ
thống được hình thành vào năm 1960 nhưng mãi đến năm 1970 mới được phát
triển rộng rãi. Hệ thống DTMF giờ đây trở thành chuẩn thay thế cho hệ thống
xung kiểu cũ.
DTMF (dual tone multi frequency) là tổng hợp của hai âm thanh. Nhưng
điểm đặc biệt của hai âm này là không cùng âm nghóa là: tần số của hai âm
thanh này không có cùng ước số chung với âm thanh kia. Ví dụ như 750 và 500
thì có cùng ước số chung là 250 (750=250 x 3, 500= 250 x 2) vì vậy 750 và 500 là
hai thanh cùng âm không thể kết hợp thành tín hiệu DTMF.
Lợi điểm của việc sử dụng tín hiệu DTMF trong điện thoại là chống được
nhiễu tín hiệu do đó tổng đài có thể biết chính xác được phím nào đã được nhấn.
Ngoài ra nó còn giúp cho người ta sử dụng điện thoại thuận tiện hơn. Ngày nay
hầu hết các hệ thống điện thoại đều sử dụng tín hiệu DTMF. Bàn phím chuẩn
SVTH: PHẠM TUẤN ANH-TRẦN THANH SANG

Trang 12


Đồ án tốt nghiệp

Báo động và điều khiển thiết bị qua đường dây điện thoại

của loại điện thoại này có dạng ma trận chữ nhật gồm có 3 cột và 4 hàng tạo nên
tổng cộng là 12 phím nhấn: 10 phím cho chữ số (0-9), hai phím đặc biệt là ‘* ’ và
‘# ’. Mỗi một hàng trên bàn phím được gán cho một tần số tone thấp, mỗi cột
được gán cho tần số tone cao. Mỗi một phím sẽ có một tín hiệu DTMF riêng mà
được tổng hợp bởi hai tần số tương ứng với hàng và cột mà phím đó đang đứng.
Những tần số này đã được chọn lựa rất cẩn thận.


Hình 7: Bàn phím chuẩn 12 phím
Ngày nay để tăng khả năng sử dụng của điện thoại người ta phát triển thêm
một cột nữa cho bàn phím điện thoại chuẩn tạo nên bàn phím ma trận 4x4 như
hình.

Hình 8: Bàn phím chuẩn 16 phím
SVTH: PHẠM TUẤN ANH-TRẦN THANH SANG

Trang 13


Đồ án tốt nghiệp

Báo động và điều khiển thiết bị qua đường dây điện thoại

2. Tiếp nhận âm hiệu DTMF.
Tần số DTMF được chọn kỹ để ở tổng đài có lẫn với những âm hiệu khác có
thể xuất hiện trên đường dây. Bộ thu có những mạch lọc rất tốt chỉ để tiếp nhận
các tần số DTMF và có những mạch đo thời gian để đảm bảo âm hiệu xuất hiện
trong thời gian ít nhất là 50ms trước khi nhận lại âm hiệu DTMF.
Sau khi được nối thông đến người gọi, bộ thu đã được tách ra khỏi đường dây
và thuê bao có thể dùng bằng nút ấn để chỉnh tín hiệu DTMF đến người bò gọi
như là mạch truyền đưa số liệu tốc độ thấp.
3. So sánh thời gian gửi số.
Gửi số bằng lưỡng âm đa tần DTMF nhanh hơn cách quay số rất nhiều về
mặt nguyên tắccũng như trên thực tế. Với DTMF thời gian nhận được một số là
50ms và thời gian nghỉ giữa hai số là 50ms, tổng cộng là 100ms cho mỗi số. Giả
sử gởi đi 10 số:
Với DTMF mất: 100 ms x 10 = 1s.

Với đóa quay số : 5x10x100ms + 9x700ms = 11,3 s.
Ngoài ưu điểm sử dụng dễ dàng, nhẹ, DTMF giảm thời gian chiếm dụng bộ thu
số rất nhiều, giảm bởi số lượng bộ thu số dẫn tới giảm giá thành tổng đài.
4. Yêu cầu đối với bộ phát âm hiệu DTMF.
Để kết nối tốt đối với đường dây là:
- Điện áp nguồn nuôi một chiều (DC) và mạch vòng phải được giữ ở mức ổn
đònh dù máy ở xa hay ở gần tổng đài.
- Âm hiệu phải có mức điện ổn đònh.
- Bộ phát âm hiệu DTMF phải hòa hợp tổng trở tốt đối với đường dây.
Vấn đề nguồn nuôi đặt ra cho hai trường hợp đặc biệt: đường dây xa và đường
dây gần. Đường dây xa làm giảm dòng và điện áp đến máy để nuôi bộ tạo dao
động, do đó máy này cần hoạt động ở điện áp thấp đến 3V. Đối với đường dây
gần, máy phải có khả năng nuốt bởi điện áp và dòng nếu tổng đài không có khả
năng trang bò khả năng này.

SVTH: PHẠM TUẤN ANH-TRẦN THANH SANG

Trang 14


Đồ án tốt nghiệp

Báo động và điều khiển thiết bị qua đường dây điện thoại

IV./ Ý tưởng thiết kế và nguyên lý hoạt động.
Ngun tắc của điều khiển thiết bị là: tùy vào mã đã được qui định người điều
khiển sẽ nhấn số tương ứng với mục đích điều khiển của mình. Mạch điều khiển
thiết bị sẽ dựa vào những số của tổng đài gửi về giải mã từ dạng DTMF sang dạng
nhị phân nhờ IC thu DTMF MT8870, số dưới dạng nhị phân từ IC MT8870 đưa về
sẽ được so sánh với số lưu sẵn trong vi điều khiển và xuất ra lệnh điều khiển đã được

qui định cụ thể với từng số.
Người điều
khiển

Tổng đài

DTMF

Vi xử lí

IC
MT8870

DTMF

Số nhị phân

Thiết bị

Lệnh điều khiển

Ngun tắc của báo động là: khi nhận tín hiệu báo động từ cảm biến bên
ngồi, vi điều khiển sẽ tự động xuất ra số (đã được lưu từ trước) dưới dạng nhị phân
qua IC phát DTMF MT8880 (IC MT8880 làm nhiệm vụ chuyển đổi số từ dạng nhị
phân sang cặp tần số DTMF và xuất lên đường truyền điện thoại đưa tới tổng đài )
Cảm
biến

Vi xử lí


Tín hiệu báo động

Tổng đài

IC
MT8880

Số nhị phân

DTMF

Điện thoại
Chủ nhà

DTMF

Dựa vào đường truyền của mạng điện thoại, ta thiết kế hệ thống điều khiển
từ xa qua đường dây điện thoại. Hệ thống này thiết kế để điều khiển đóng ngắt
các thiết bò từ xa với sự giúp đỡ của vi điều khiển 89c51. Hệ thống được thiết kế
trên mô hình đóng ngắt 4 thiết bò và phản hồi kết quả bằng giọng nói được lưu trữ
trong chip ISD 1420. Mạch điều khiển từ xa được mắc song với đường dây thoại.
Khi có cuộc gọi vào số thuê bao. Sau những hồi chuông nhất đònh (Số lần đổ
chuông do ta đặt). Bộ xử lý trung tâm kích hoạt mạch tạo tải giả hoạt động để kết
nối thuê bao. Sau khi hai thuê bao đã kết nối. Mạch điều khiển sẽ phát ra câu
thông báo: “ nhập password “. Khi đó người điều khiển sẽ nhập password
(password ở đây là 3, 4, 5). Nếu nhập đúng, mạch sẽ phát ra câu thơng báo “đăng
nhập thành cơng, nhấn phím chức năng”. Nếu nhập sai password nào thì mạch sẽ
phát ra thông báo: “sai, nhập lại”. Liên tiếp nhập sai ba lần thì mạch tự động điều
khiển kết thúc và ngắt tải giả, trở về trạng thái ban đầu kiểm tra báo động trộm,
SVTH: PHẠM TUẤN ANH-TRẦN THANH SANG


Trang 15


Đồ án tốt nghiệp

Báo động và điều khiển thiết bị qua đường dây điện thoại

báo động cháy và kiểm tra chng. Khi nhập đúng mật mã, người điều khiển có
thể tắt thiết bị, mở thiết bị, tắt hết thiết bị hoặc kiểm tra trạng thái các thiết bò khi
điều khiển xong có thể nhấn phím thốt để trả lại mạch về trạng thái ban đầu. Nếu
người điều khiển muốn kiểm tra tất cả các trạng thái của thiết bò trước khi điều
khiển thì nhấn số 9 ( Số 9 được quy đònh là mã kiểm tra trạng thái tất cả các thiết
bò ). Sau khi nhấn số 9 người điều khiển sẽ được nghe thông báo về trạng thái
của thiết bò. Ví dụ: khi thiết bị 1 mở, thiết bị 2 tắt, thiết bị 3 mở, thiết bị 4 tắt, mạch
sẽ phát ra thơng báo lần lượt như sau: “ thiết bị đã mở, thiết bị đã tắt, thiết bị đã mở,
thiết bị đã tắt.
Bây giờ người điều khiển có thể tắt hay mở thiết bò. Nếu muốn tắt thiết bò
thì bấm phím “6” (Số “6” được quy đònh là mã tắt thiết bò). Nếu muốn bật thiết
bò thì bấm phím “7” (Số “7” được quy đònh là mã mở thiết bò). Nếu muốn tắt hết
nhấn phím “8” ( Số “8” được qui định là mã tắt hết thiết bị) . Còn muốn tắt hoặc mở
thiết bò nào thì tùy thuộc vào mã thiết bò.
Trong hệ thống này các số được quy đònh cho các thiết bò như sau:
Số 1 tương ứng cho thiết bò 1

Số 2 tương ứng cho thiết bò 2

Số 3 tương ứng cho thiết bò 3

Số 4 tương ứng cho thiết bò 4

Trong khi điều khiển, người điều khiển đã chọn phím tắt hoặc phím mở nhưng
lại khơng nhập đúng mã của từng thiết bị thì sau khi nhập sai 3 lần mạch sẽ tự động
thốt.
Khi điều khiển xong, muốn kiểm tra lại trạng thái các thiết bò thì bấm lại
mã số 9. Sau khi điều khiển xong, mạch sẽ tự động kiểm tra xem có điều khiển tiếp
hay khơng và sau khoảng thời gian nhất định (khoảng 10s) mạch sẽ tự động ngắt tải
giả, quay về trạng thái ban đầu và kiểm tra có tín hiệu báo động hay tín hiệu chng
khơng, người điều khiển cũng có thể nhấn phím 5 để thốt ngay và trả lại mạch về
trạng thái ban đầu.

SVTH: PHẠM TUẤN ANH-TRẦN THANH SANG

Trang 16


Đồ án tốt nghiệp

Báo động và điều khiển thiết bị qua đường dây điện thoại

CHƯƠNG III TÌM HIỂU VỀ CÁC IC SỬ DỤNG TRONG
ĐỀ TÀI

IC AT89C51
I. GIỚI THIỆU PHẦN CỨNG HỌ MCS –51(89C51).
1. Giới thiệu IC họ MCS- 51.
Là họ IC vi điều khiển do hãng Intel sản xuất. Các IC tiêu biểu cho họ là
8031và 8051,8951... các sản phẩm họ MCS-51 thích hợp cho những ứng dụng
điều khiển.
Các đặc điểm IC 8951 được tóm tắt như sau:
• 4KB Rom nội, có thể lập trình lại nhanh và có thể chòu được hơn 1000

chu kì ghi/xóa.
• Tần số hoạt động từ: 0Hz đến 24 MHz.
• 2 Bộ đònh thời 16 bit.
• 128byte ram nội.
• 4 Port xuất/nhập I/O 8 bit.
• Giao tiếp nối tiếp.
• 64 KB vùng nhớ mã ngoài.
• 64 KB vùng nhớ dữ liệu ngoài.
• Xử lý Boolean (hoạt động trên bit đơn).
• 210 vò trí nhớ có thể đònh vò bit.
• 4 µs cho hoạt động nhân hoặc chia.

SVTH: PHẠM TUẤN ANH-TRẦN THANH SANG

Trang 17


Đồ án tốt nghiệp

Báo động và điều khiển thiết bị qua đường dây điện thoại

2.Sô ñoà khoái cuûa AT89C51

Hình 9: Sơ đồ khối của AT89c51

SVTH: PHẠM TUẤN ANH-TRẦN THANH SANG

Trang 18



Đồ án tốt nghiệp

Báo động và điều khiển thiết bị qua đường dây điện thoại

II. KHẢO SÁT SƠ ĐỒ CHÂN 89C51– CHỨC NĂNG CỦA TỪNG CHÂN.
1. Sơ đồ chân 89C51.

Hình 10: Sơ đồ chân của 89c51
2. Chức năng của các chân 8951.
• Port 0: là port có 2 chức năng ở các chân 32 –> 39 của IC 8951.Trong các
thiết kế cỡ nhỏ không dùng bộ nhớ mở rộng nó có chức năng như các
đường I/O. Đối với các thiết kế cỡ lớn có bộ nhớ mở rộng, nó được kết hợp
giữa bus đòa chỉ và bus dữ liệu.
• Port 1: là port I/O trên các chân 1-8. Các chân được ký hiệu P1.0, P1.1,
P1.2, … có thể dùng cho giao tiếp với các thiết bò ngoài nếu cần.
• Port 2: là 1 port có tác dụng kép trên các chân 21- 28 được dùng như các
đường xuất nhập hoặc là byte cao của bus đòa chỉ đối với các thiết bò dùng
bộ nhớ mở rộng.
• Port 3:là port có tác dụng kép trên các chân 10-17. Các chân của port này
có nhiều chức năng.

SVTH: PHẠM TUẤN ANH-TRẦN THANH SANG

Trang 19


Đồ án tốt nghiệp
Bit
P3.0
P3.1

P3.2
P3.3
P3.4
P3.5
P3.6
P3.7

Báo động và điều khiển thiết bị qua đường dây điện thoại
Tên
RXD
TXD
INT0\
INT1\
T0
T1
WR\
RD\

Chức năng chuyển đổi
Ngõ vào dữ liệu nối tiếp.
Ngõ xuất dữ liệu nối tiếp.
Ngõ vào ngắt cứng thứ 0.
Ngõ vào ngắt cứng thư 1.
Ngõ vào của TIMER/COUNTER thứ 0.
Ngõ vào của TIMER/COUNTER thứ 1.
Tín hiệu ghi dữ liệu lên bộ nhớ ngoài.
Tín hiệu đọc bộ nhớ dữ liệu ngoài.

Hình 11: Chức năng từng chân port 3
3. Các ngõ tín hiệu điều khiển .

• Ngõ tín hiệu PSEN (Program store enable) : là tín hiệu ngõ ra ở chân 29
có tác dụng cho phép đọc bộ nhớ chương trình mở rộng thường được nói
đến chân 0E\ (output enable) của Eprom cho phép đọc các byte mã lệnh.
• Ngõ tín hiệu điều khiển ALE (Address Latch Enable): Tín hiệu ra ALE
ở chân thứ 30 dùng làm tín hiệu điều khiển để giải đa hợp các đường đòa
chỉ và dữ liệu khi kết nối chúng với IC chốt. Tín hiệu ra ở chân ALE là một
xung.
• Các xung tín hiệu ALE có tốc độ bằng 1/6 lần tần số dao động trên chip và
có thể được dùng làm tín hiệu clock cho các phần khác của hệ thống.
• Ngõ tín hiệu EA\(External Access) : Tín hiệu vào EA\ ở chân 31 thường
được lên mức 1 hoặc mức 0. Nếu ở mức 1, 8951 thi hành chương trình từ
ROM nội trong khoảng đòa chỉ thấp 8 Kbyte. Nếu ở mức 0, 8951 sẽ thi
hành chương trình từ bộ nhớ mở rộng. Chân EA\ được lấy làm chân cấp
nguồn 21V khi lập trình cho Eprom trong 8951.
• Ngõ tín hiệu RST (Reset) : Ngõ vào RST ở chân 9 là ngõ vào Reset của
8951. Khi ngõ vào tín hiệu này đưa lên cao ít nhất là 2 chu kỳ máy, các
thanh ghi bên trong được nạp những giá trò thích hợp để khởi động hệ
thống. Khi cấp điện mạch tự động Reset.
• Các ngõ vào bộ dao động X1,X2 : Bộ dao động được tích hợp bên trong
8951 khi sử dụng 8951 người thiết kế chỉ cần kết nối thêm thạch anh và
các tụ. Tần số thạch anh thường sử dụng cho 8951 là 12Mhz

SVTH: PHẠM TUẤN ANH-TRẦN THANH SANG

Trang 20


Đồ án tốt nghiệp

Báo động và điều khiển thiết bị qua đường dây điện thoại


III. CẤU TRÚC BÊN TRONG VI ĐIỀU KHIỂN.
1. Tổ chức bộ nhớ.
FF

FFFF
ONCHIP
Memory

00

FFFF
CODE
Memory

DATA
Memory

Enable
via
PSEN

Enable
via
RD &
WR

0000

0000


Hình 12: Bảng tóm tắt các vùng nhớ 89c51

SVTH: PHẠM TUẤN ANH-TRẦN THANH SANG

Trang 21


ỏn tt nghip

Bỏo ng v iu khin thit b qua ng dõy in thoi

Baỷn ủo boọ nhụự Data treõn Chip nhử sau:

Hỡnh 13: Túm tt b nh d liu trờn chip
SVTH: PHM TUN ANH-TRN THANH SANG

Trang 22


Đồ án tốt nghiệp

Báo động và điều khiển thiết bị qua đường dây điện thoại

2. RAM và Các thanh ghi chức năng đặc biệt.
Bộ nhớ trong 8951 bao gồm EPROM và RAM. RAM trong 8951 bao gồm
nhiều thành phần: phần lưu trữ đa dụng, phần lưu trữ đòa chỉ hóa từng bit, các
bank thanh ghi và các thanh ghi chức năng đặc biệt.
IC 8951 có bộ nhớ theo cấu trúc Harvard: có những vùng bộ nhớ riêng biệt
cho chương trình và dữ liệu. Chương trình và dữ liệu có thể chứa bên trong 8951

nhưng 8951 vẫn có thể kết nối với 64K byte bộ nhớ chương trình và 64K byte dữ
liệu.
Hai đặc tính cần chú ý là:
• Các thanh ghi và các port xuất nhập đã được đònh vò (xác đònh) trong bộ
nhớ và có thể truy xuất trực tiếp.
• Ngăn xếp bên trong Ram nội nhỏ hơn so với Ram ngoại.
A. RAM
Bên trong 8951 được phân chia như sau:
• Các bank thanh ghi có đòa chỉ từ 00H đến 1FH.
• RAM đòa chỉ hóa từng bit có đòa chỉ từ 20H đến 2FH.
• RAM đa dụng từ 30H đến FFH.
• Các thanh ghi chức năng đặc biệt từ 80H đến FFH.
RAM đa dụng:
• Ta thấy 80 byte đa dụng chiếm các đòa chỉ từ 30H đến 7FH, 32 byte dưới từ
00H đến 1FH cũng có thể dùng với mục đích tương tự. Mọi đòa chỉ trong
vùng RAM đa dụng đều có thể truy xuất tự do dùng kiểu đòa chỉ trực tiếp
hoặc gián tiếp.
• RAM có thể truy xuất từng bit: 8951 chứa 210 bit được đòa chỉ hóa, trong
đó có 128 bit có chứa các byte có chứa các đòa chỉ từ 20F đến 2FH và các
bit còn lại chứa trong nhóm thanh ghi có chức năng đặc biệt. Ý tưởng truy
xuất từng bit bằng phần mềm là các đặc tính mạnh của Microcontroller xử
lý chung. Các bít có thể được đặt, xóa, AND, OR, …, với 1 lệnh đơn. Đa số
các Microcontroller xử lý đòi hỏi một chuỗi lệnh đọc– sửa- ghi để đạt được
mục đích tương tự. Ngoài ra các port cũng có thể truy xuất được từng bit.
• 128 bit truy xuất từng bit này cũng có thể truy xuất như các byte hoặc như
các bit phụ thuộc vào lệnh được dùng.

SVTH: PHẠM TUẤN ANH-TRẦN THANH SANG

Trang 23



Đồ án tốt nghiệp

Báo động và điều khiển thiết bị qua đường dây điện thoại

B.Các bank thanh ghi.
• 32 byte thấp của bộ nhớ nội được dành cho các bank thanh ghi. Bộ lệnh
8951 hỗ trợ 8 thanh ghi có tên là R0 đến R7 và theo mặc đònh sau khi reset
hệ thống, các thanh ghi này có các đòa chỉ từ 00H đến 07H.
• Các lệnh dùng các thanh ghi R0 đến R7 sẽ ngắn hơn và nhanh hơn so với
các lệnh có chức năng tương ứng dùng kiểu đòa chỉ trực tiếp. Các dữ liệu
được dùng thường xuyên nên dùng một trong các thanh ghi này.
• Do có 4 bank thanh ghi nên tại một thời điểm chỉ có một bank thanh ghi
được truy xuất bởi các thanh ghi R0 đến R7 đề chuyển đổi việc truy xuất
các bank thanh ghi ta phải thay đổi các bit chọn bank trong thanh ghi trạng
thái.
C. Các thanh ghi có chức năng đặc biệt.
Các thanh ghi nội của 8951 được truy xuất ngầm đònh bởi bộ lệnh.
Các thanh ghi trong 8951 được đònh dạng như một phần của RAM trên chip vì
vậy mỗi thanh ghi sẽ có một đòa chỉ (ngoại trừ thanh ghi bộ đếm chương trình và
thanh ghi lệnh vì các thanh ghi này hiếm khi bò tác động trực tiếp). Cũng như R0
đến R7, 8951 có 21 thanh ghi có chức năng đặc biệt (SFR: Special Function
Register) ở vùng trên của RAM nội từ đòa chỉ 80H đến FFH.
Chú ý: Tất cả 128 đòa chỉ từ 80H đến FFH không được đònh nghóa, chỉ có 21
thanh ghi có chức năng đặc biệt được đònh nghóa sẵn các đòa chỉ. Ngoại trừ thanh
ghi A có thể được truy xuất ngầm như đã nói, đa số các thanh ghi có chức năng
đặc biệt SFR có thể đòa chỉ hóa từng bit hoặc byte.
IV./ TẬP LỆNH CỦA 89C51
1./ Nhóm lệnh xử lí số học:

ADD A,Rn (1byte, 1 chu kỳ máy) : cộng nội dung thanh ghi Rn vào thanh ghi A.
ADD A,data
(2,1): Cộng trực tiếp 1 byte vào thanh ghi A.
ADD A,@Ri
(1,1): Cộng gián tiếp nội dung RAM chứa tại đòa chỉ
được khai báo trong Ri vào thanh ghi A.
ADD A,#data
(2,1):Cộng dữ liệu tức thời vào A.
ADD A,Rn
(1,1): Cộng thanh ghi và cờ nhớ vào A.
ADD A,data
(2,1): Cộng trực tiếp byte dữ liệu và cờ nhớ vào A.
ADDC A,@Ri
(1,1): Cộng gián tiếp nội dung RAM và cờ nhớ vào A.
ADDC A,#data
(2,1): Cộng dữ liệu tức thời và cờ nhớ vào A.
SVTH: PHẠM TUẤN ANH-TRẦN THANH SANG

Trang 24


Đồ án tốt nghiệp

Báo động và điều khiển thiết bị qua đường dây điện thoại

SUBB A,Rn

(1,1): Trừ nội dung thanh ghi A cho nội dung thanh ghi Rn và
cờ nhớ.
SUBB A,data

(2,1): Trừ trực tiếp A cho một số và cờ nhớ.
SUBB A,@Ri
(1,1): Trừ gián tiếp A cho một số và cờ nhớ.
SUBB A,#data
(2,1): Trừ nội dung A cho một số tức thời và cờ nhớ.
INC A
(1,1): Tăng nội dung thanh ghi A lên 1.
INC Rn
(1,1): Tăng nội dung thanh ghi Rn lên 1.
INC data
(2,1): Tăng dữ liệu trực tiếp lên 1.
INC @Ri
(1,1): Tăng gián tiếp nội dung vùng RAM lên 1.
DEC A
(1,1): Giảm nội dung thanh ghi A xuống 1.
DEC Rn
(1,1): Giảm nội dung thanh ghi Rn xuống 1.
DEC data
(2,1): Giảm dữ liệu trực tiếp xuống 1
DEC @Ri
(1,1): Giảm gián tiếp nội dung vùng RAM xuống 1
INC DPTR
(1,2): Tăng nội dng con trỏ dữ liệu lên 1.
MUL AB
(1,4): Nhân nội dung thanh ghi A với nội dung thanh ghi B.
DIV AB
(1,4): Chia nội dung thanh ghi A cho nội dung thanh ghi B.
DA A
(1,1,): hiệu chỉnh thập phân thanh ghi A.
2./ Nhóm lệnh logic:

ANL A,Rn
(1,1): AND nội dung thanh ghi A với nội dung thanh ghi Rn.
ANL A,data
(2,1): AND nội dung thanh ghi A với dữ liệu trực tiếp.
ANL A,@Ri
(1,1): AND nội dung thanh ghi A với dữ liệu gián tiếp trong
RAM.
ANL A,#data
(2,1): AND nội dung thanh ghi với dữ liệu tức thời.
ANL data,A
(2,1): AND một dữ liệu trực tiếp với A.
ANL data,#data (3,2): AND một dữ liệu trực tiếp với A một dữ liệu tức thời.
ANL C,bit
(2,2): AND cờ nhớ với 1 bit trực tiếp.
ANL C,/bit
(2,2): AND cờ nhớ với bù 1 bit trực tiếp.
ORL A,Rn
(1,1): OR thanh ghi A với thanh ghi Rn.
ORL A,data
(2,1): OR thanh ghi A với một dữ liệu trực tiếp.
ORL A,@Ri
(1,1): OR thanh ghi A với một dữ liệu gián tiếp.
ORL A,#data
(2,1): OR thanh ghi A với một dữ liệu tức thời.
ORL data,A
(2,1): OR một dữ liệu trực tiếp với thanh ghi A.
ORL data,#data (3,1) :OR một dữ liệu trực tiếp với một dữ liệu tức thời.
ORL C,bit
(2,2): OR cờ nhớ với một bit trực tiếp.
SVTH: PHẠM TUẤN ANH-TRẦN THANH SANG


Trang 25


Đồ án tốt nghiệp

Báo động và điều khiển thiết bị qua đường dây điện thoại

ORL C,/bit
(2,2): OR cờ nhớ với bù của một bit trực tiếp.
XRL A,Rn
(1,1): XOR thanh ghi A với thanh ghi Rn.
XRL A,data
(2,1): XOR thanh ghi A với mộ dữ liệu trực tiếp.
XRL A,@Ri
(1,1): XOR thanh ghi A với một dữ liệu gián tiếp.
XRL A,#data
(2,1): XOR thanh ghi A với mộ dữ liệu tức thời.
XRL data,A
(2,1): XOR một dữ liệu trực tiếp với thanh ghi A.
XRL dara,#data (3,1): XOR một dữ liệu trực tiếp với một dữ liệu tức thời.
SETB C
(1,1): Đặt cờ nhớ.
SETB bit
(2,1): Đặt một bit trực tiếp.
CLR A
(1,1): Xóa thanh ghi A.
CLR C
(1,1): Xóa cờ nhớ.
CPL A

(1,1): Bù nội dung thanh ghi A.
CPL C
(1,1): Bù cờ nhớ.
CPL bit
(2,1): Bù một bit trực tiếp.
RL A
(1,1): Quay trái nội dung thanh ghi A.
RLC A
(1,1): Quay trái nội dung thanh ghi A qua cờ nhớ.
RR A
(1,1): Quay phải nội dung thanh ghi A.
RRC A
(1,1): Quay phải nội dung thanh ghi A qua cờ nhớ.
SWAP
(1,1): Quay trái nội dung thanh ghi A 1 nibble (1/2byte).
3./ Nhóm lệnh di chuyển dữ liệu:
MOV A,Rn
(1,1):Chuyển nội dung thanh ghi Rn vào thanh ghi A.
MOV A,data
(2,1): Chuyển dữ liệu trực tiếp vào thanh ghi A.
MOV A,@Ri
(1,1): Chuyển dữ liệu gián tiếp vào thanh ghi A.
MOV A,#data
(2,1): Chuyển dữ liệu tức thời vào thanh ghi A.
MOV Rn,data
(2,2): Chuyển dữ liệu trực tiếp vào thanh ghi Rn.
MOV Rn,#data (2,1): Chuyển dữ liệu tức thời vào thanh ghi Rn.
MOV data,A
(2,1): Chuyển nội dung thanh ghi A vào một dữ liệu trực tiếp.
MOV data,Rn

(2,2): Chuyển nội dung thanh ghi Rn vào một dữ liệu trực tiếp.
MOV data,data (3,2): Chuyển một dữ liệu trực tiếp vào một dữ liệu trực tiếp.
MOV data,@Ri (2,2): Chuyển một dữ liệu gián tiếp vào một dữ liệu gián tiếp.
MOV data,#data (3,2): Chuyển một dữ liệu tức thời vào một dữ liệu trực tiếp.
MOV @Ri,A
(1,1): Chuyển nội dung thanh ghi A vào một dữ liệu gián tiếp.
MOV @Ri,data (2,2): Chuyển một dữ liệu trực tiếp vào một dữ liệu gián tiếp.
MOV @Ri,#data (2,1): Chuyển dữ liệu tức thời vào dữ liệu gián tiếp.
MOV DPTR,#data(3,2): Chuyển một hằng 16 bit vào thanh ghi con trỏ dữ liệu.
SVTH: PHẠM TUẤN ANH-TRẦN THANH SANG

Trang 26


Đồ án tốt nghiệp

Báo động và điều khiển thiết bị qua đường dây điện thoại

MOV C,bit
(2,1): Chuyển một bit trực tiếp vào cờ nhớ.
MOV bit,C
(2,2): Chuyển cờ nhớ vào một bit trực tiếp.
MOV A,@A+DPTR
(1,2): Chuyển byte bộ nhớ chương trình có đòa chỉ là
@A+DPRT vào thanh ghi A.
MOVC A,@A+PC
(1,2): Chuyển byte bộ nhớ chương trình có đòa chỉ là
@A+PC vào thanh ghi A.
MOVX A,@Ri
(1,2): Chuyển dữ liệu ngoài (8 bit đòa chỉ) vào thanh ghi A.

MOVX A,@DPTR(1,2): Chuyển dữ liệu ngoài (16 bit đòa chỉ) vào thanh ghi A.
MOVX @Ri,A
(1,2): Chuyển nội dung A ra dữ liệu ngoài (8 bit đòa chỉ).
MOVX @DPTR,A(1,2): Chuyển nội dung A ra dữ liệu bên ngoài (16 bit đòa chỉ).
PUSH data
(2,2): Chuyển dữ liệu trực tiếp vào ngăn xếp và tăng SP.
POP data
(2,2): Chuyển dữ liệu trực tiếp vào ngăn xếp và giảm SP.
XCH A,Rn
(1,1): Trao đổi dữ liệu giữa thanh ghi Rn v2 thanh ghi A.
XCH A,data
(2,1): Trao đổi giữa thanh ghi A và một dữ liệu trực tiếp.
XCH A,@Ri
(1,1): Trao đổi giữa thanh ghi A và một dữ liệu gián tiếp.
XCHD A,@R
(1,1): Trao đổi giữa nibble thấp (LSN) của thanh ghi A và LSN
của dữ liệu gián tiếp.
4./ Nhóm lệnh điều khiển rẽ nhánh:
ACALL addr11 (2,2): Gọi chương trình con dùng đòa chì tuyệt đối.
LCALL addr16 (3,2): Gọi chương trình con dùng đòa chỉ dài.
RET
(1,2): Trở về từ lệnh gọi chương trình con.
RET1
(1,2): Trở về từ lệnh gọi ngắt.
AJMP addr11
(2,2): Nhảy tuyệt đối.
LJMP addr16
(3,2): Nhảy dài.
SJMP rel
(2,2):Nhảy ngắn.

JMP @A+DPTR (1,2): Nhảy gián tiếp từ con trỏ dữ liệu.
JZ rel
(2,2): Nhảy nếu A=0.
JNZ rel
(2,2): Nhảy nếu A không bằng 0.
JC rel
(2,2): Nhảy nếu cờ nhớ được đặt.
JNC rel
(2,2): Nhảy nếu cờ nhớ không được đặt.
JB bit,rel
(3,2): Nhảy tương đối nếu bit trực tiếp được đặt.
JNB bit,rel
(3,2):Nhảy tương đối nếu bit trực tiếp không được đặt.
JBC bit,rel
(3,2): Nhảy tương đối nếu bit trực tiếp được đặt , rồi xóa bit.
CJNE A,data,rel (3,2): So sánh dữ liệu trực tiếp với A và nhảy nếu không bằng.
SVTH: PHẠM TUẤN ANH-TRẦN THANH SANG

Trang 27


Đồ án tốt nghiệp

Báo động và điều khiển thiết bị qua đường dây điện thoại

CJNE A,#data,rel (3,2): So sánh dữ liệu tức thời với A và nhảy nếu không bằng.
CJNE Rn,#data,rel
(3,2): So sánh dữ liệu tức thời với nội dung thanh ghi Rn
và nhảy nếu không bằng.
CJNE @Ri,#data,rel

(3,2): So sánh dữ liệu tức thời với dữ liệu gián tiếp và
nhảy nếu không bằng.
DJNZ Rn,rel
(2,2): Giản thanh ghi Rn và nhảy nếu không bằng.
DJNZ data,rel
(3,2): Giảm dữ liệu trực tiếp và nhảy nếu không bằng.

SVTH: PHẠM TUẤN ANH-TRẦN THANH SANG

Trang 28


Đồ án tốt nghiệp

Báo động và điều khiển thiết bị qua đường dây điện thoại

IC MT8870
MT8870 là một linh kiện ISO – CMOS bao gồm các mạch lọc và giải mã cho
sự ghi nhận một cặp tone (tần số chuẩn DTMF : Dual Tone Multi Frequency) với
đầu ra là mã 4 bit nhị phân. Nó thích hợp cho các ứng dụng ở các thiết bị điều khiển
từ xa, hệ thống điện thoại nhận số, tổng đài nội bộ PABX, hệ thống thẻ tín dụng,
máy tính cá nhân …

Hình 14: Sơ đồ chân MT8870
- PIN 1(IN+) : Non –Investing op-amp, ngõ vào không đảo.
- PIN 2 (IN-) : Investing op-amp, ngõ vào đảo.
- PIN 3 (GS) : Gain Select ,giúp truy xuất ngõ ra của bộ khuếch đại vi sai đầu cuối
qua điện trở hồi tiếp .
- PIN 4 (Vref) : Reference Voltage (ngõ ra) thông thường bằng VDD/2.
- PIN 5 (INH) : Inhibit (ngõ vào) khi chân này ở mức logic cao thì không nhận dạng

được ký tự A, B, C ở ngõ ra (undelected).
- PIN 6 (PWDN) : Power down (ngõ vào), tác động mức cao. Khi chân này tác động
thì sẽ cấm mạch dao động và IC 8870 họat động .
- PIN 7 (OSC 1) : Clock gõ vào MHz .
- PIN 8 (OSC 2) : Clock ngõ ra .
- Nối hai chân 7 và chân 8 với thạch anh 3,58 MHz để tạo một mạch dao động nội .
- PIN 9 (Vss) : điện áp mass.
- PIN 10 (TOE) : Three Stage Output Enable (ngõ vào), ngõ ra Q1 – Q4 hoạt động
khi TOE ở mức cao.
- PIN 11 14 : từ Q1 Q4 ngõ ra, khi TOE ở mức cao các chân này cung cấp mã
tương ứng với các cặp tone dò tìm được (theo bảng chức năng), khi TOE ở mức thấp
dữ liệu ngõ ra ở trạng thái trở kháng cao .
SVTH: PHẠM TUẤN ANH-TRẦN THANH SANG

Trang 29


×