Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Đánh giá quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán và xác lập mức trọng yếu tại công ty tnhh toán mỹ chi nhánh miền tây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 106 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

VŨ THỊ ANH THƢ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kế toán – Kiểm toán
Mã số ngành: 62340301

Tháng 11 - Năm 2013


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

VŨ THỊ ANH THƢ
MSSV: 4104322

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KẾ TOÁN KIỂM TOÁN
Mã số ngành: 62340301

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
TRẦN QUẾ ANH

Tháng 11 – Năm 2013


LỜI CẢM TẠ

Qua khoảng thời gian học tập tại Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh,


Đại học Cần Thơ, và thời gian thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán Mỹ - chi
nhánh miền Tây, dƣới sự giảng dạy của các thầy cô và sự giúp đỡ của các anh
chị trong công ty, em đã đƣợc học rất nhiều kiến thức và cách vận dụng trong
thực tế công việc.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Kinh tế - Quản trị kinh
doanh đã tận tình giảng dạy em trong suốt quá trình học tập tại nhà trƣờng.
Em cũng chân thành cảm ơn Cô ThS. Trần Quế Anh đã trực tiếp hƣớng
dẫn và tận tình giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo và các anh chị
kiểm toán viên công ty TNHH Kiểm toán Mỹ - chi nhánh miền Tây đã tạo
điều kiện thuận lợi cho em đƣợc tiếp cận thực tế và nhiệt tình giúp đỡ em hoàn
thành luận văn tốt nghiệp của mình.
Cuối cùng, em xin kính chúc quý Thầy Cô tràn đầy sức khỏe, tinh thần,
niềm tin để tiếp tục sự nghiệp giáo dục, tiếp tục truyền đạt tri thức của mình
cho các thế hệ sau và chúc Ban lãnh đạo công ty TNHH Kiểm toán Mỹ - chi
nhánh miền Tây cùng các anh chị kiểm toán viên luôn dồi dào sức khỏe, hạnh
phúc, gặt hái đƣợc nhiều thành công trên con đƣờng sự nghiệp của mình.

Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm …..
Ngƣời thực hiện

Vũ Thị Anh Thƣ

i


TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.


Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm …..
Ngƣời thực hiện

Vũ Thị Anh Thƣ

ii


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................

iii



MỤC LỤC

Trang
CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU ............................................................................. 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ........................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu tổng quát ............................................................................ 2
1.2.2Mục tiêu cụ thể .................................................................................. 2
1.3 GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU ..................................................................... 2
1.3.1 Giới hạn thời gian ............................................................................. 2
1.3.2 Giới hạn không gian ......................................................................... 3
1.3.2 Giới hạn nội dung nghiên cứu .......................................................... 3
CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 4
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................... 4
2.1.1 Rủi ro kiểm toán ............................................................................... 4
2.1.2 Trọng yếu .......................................................................................... 9
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................... 17
2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu ......................................................... 17
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu ........................................................ 17
CHƢƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN CÔNG TY TNHH KIỂM
TOÁN MỸ - CHI NHÁNH MIỀN TÂY ...................................................... 18
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH ...................................................................... 18
3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC .............................................................................. 19
3.3 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH .......................................................... 21
3.3.1 Kiểm toán và thẩm định .................................................................. 21
3.3.2 Tƣ vấn Quản lý – Đầu tƣ – Tài chính – Kế toán và Thuế .............. 22
3.3.3 Các dịch vụ kinh doanh quốc tế ...................................................... 23
3.4 TỔNG QUAN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH .................. 23
3.5 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN, ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN .............. 27
3.5.1 Thuận lợi ......................................................................................... 27

3.5.2. Khó khăn ........................................................................................ 28
3.5.3 Định hƣớng phát triển ..................................................................... 28

iv


CHƢƠNG 4 ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁRỦI RO KIỂM
TOÁN VÀ XÁC LẬP MỨC TRỌNG YẾUÁP DỤNG TẠI CÔNG TY
KHÁCH HÀNG ............................................................................................. 30
4.1 KHÁI QUÁT VỀ HAI CÔNG TY KHÁCH HÀNG ............................ 30
4.2 QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN VÀ XÁC LẬP MỨC
TRỌNG YẾU ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ABC...................... 31
4.2.1 Quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán................................................ 31
4.2.2 Quy trình xác lập mức trọng yếu .................................................... 51
4.3 QUY TRÌNH XÁC LẬP MỨC TRỌNG YẾU VÀ ĐÁNH GIÁRỦI RO
KIỂM TOÁN ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XYZ ...................... 55
4.3.1 Quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán................................................ 55
4.3.1 Quy trình xác lập mức trọng yếu .................................................... 64
4.4 ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN VÀ
XÁC LẬP MỨC TRỌNG YẾU .................................................................. 67
4.4.1 Ƣu điểm .......................................................................................... 67
4.4.2 Nhƣợc điểm .................................................................................... 70
CHƢƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO QUY TRÌNHĐÁNH GIÁ RỦI
RO KIỂM TOÁN VÀXÁC LẬP MỨC TRỌNG YẾUCỦA CÔNG TY
TNHH KIỂM TOÁN MỸ- CHI NHÁNH MIỀN TÂY .............................. 72
5.1 TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN .......................................................... 72
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HƠN QUY TRÌNH ... 72
5.2.1 Quy trình đánh giá rủi ro ................................................................ 72
5.2.2 Quy trình xác lập mức trọng yếu .................................................... 75
CHƢƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................. 77

6.1 KẾT LUẬN............................................................................................ 77
6.2 KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 77
6.2.1 Đối với các công ty đƣợc kiểm toán ............................................... 77
6.2.2 Đối với Nhà nƣớc ........................................................................... 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 79
PHỤ LỤC........................................................................................................ 80

v


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Mối liên hệ giữa các loại rủi ro ......................................................... 7
Bảng 3.1 Bảng kết quả hoạt động kinh doanh Công ty TNHH kiểm toán Mỹ chi nhánh miền Tây từ năm 2010 đến năm 2012............................................. 24
Bảng 3.2 Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH kiểm toán
Mỹ - chi nhánh miền Tây 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 .............................. 26
Bảng 4.1 Bảng phân tích biến động khoản mục tiền và các khoản tƣơng đƣơng
tiền công ty ABC ............................................................................................. 33
Bảng 4.2 Bảng phân tích biến động khoản mục nợ phải thu ngắn hạn công ty
ABC ................................................................................................................. 33
Bảng 4.3 Bảng phân tích biến động khoản mục hàng tồn kho công ty ABC .. 34
Bảng 4.4 Bảng phân tích biến động khoản mục tài sản cố định công ty ABC 35
Bảng 4.5 Bảng phân tích biến động khoản mục nợ phải trả công ty ABC...... 36
Bảng 4.6 Bảng phân tích biến động khoản mục vốn chủ sở hữu và các quỹ
công ty ABC .................................................................................................... 37
Bảng 4.7 Bảng phân tích biến động khoản mục doanh thu công ty ABC ....... 37
Bảng 4.8 Bảng phân tích biến động khoản mục chi phí công ty ABC ............ 38
Bảng 4.9 Bảng câu hỏi khảo sát hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty ABC ...
.......................................................................................................................... 46
Bảng 4.10 Bảng câu hỏi tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ các khoản mục

của công ty ABC .............................................................................................. 42
Bảng 4.11 Bảng đánh giá rủi ro phát hiện cho từng khoản mục công ty ABC 50
Bảng 4.12 Bảng xác định mức trọng yếu cho tổng thể của công ty ABC ....... 51
Bảng 4.13 Bảng các khoản mục đƣợc kiểm tra 100% của công ty ABC ........ 52
Bảng 4.14 Bảng phân bổ mức trọng yếu trên một số khoản mục của công ty
ABC ................................................................................................................. 54
Bảng 4.15 Bảng phân tích biến động khoản mục tiền và các khoản tƣơng
đƣơng tiền công ty XYZ .................................................................................. 56
Bảng 4.16 Bảng phân tích biến động khoản mục nợ phải thu ngắn hạn công ty
XYZ ................................................................................................................. 56
Bảng 4.17 Bảng phân tích biến động khoản mục hàng tồn kho công ty XYZ 56
Bảng 4.18 Bảng phân tích biến động khoản mục tài sản cố định công ty XYZ
.......................................................................................................................... 57
Bảng 4.19 Bảng phân tích biến động khoản mục nợ phải trả của công ty XYZ
.......................................................................................................................... 59

vi


Bảng 4.20 Bảng phân tích biến động khoản mục vốn chủ sở hữu và các quỹ
của công ty XYZ .............................................................................................. 60
Bảng 4.21 Bảng phân tích biến động khoản mục doanh thu công ty XYZ ..... 60
Bảng 4.22 Bảng phân tích biến động khoản mục chi phí của công ty XYZ ... 61
Bảng 4.23 Bảng đánh giá rủi ro phát hiện trên các khoản mục của công ty
XYZ ................................................................................................................. 63
Bảng 4.24 Bảng tính mức trọng yếu tổng thể đối với công ty XYZ ............... 64
Bảng 4.25 Bảng các khoản mục đƣợc kiểm tra 100% của công ty XYZ ........ 65
Bảng 4.26 Bảng phân bổ mức trọng yếu cho một số khoản mục của công ty
XYZ ................................................................................................................. 66


vii


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Rủi ro kiểm toán và các rủi ro cấu thành ............................................ 4
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức Công ty TNHH Kiểm toán Mỹ - chi nhánh miền Tây
.......................................................................................................................... 20

viii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
BCTC

:

Báo cáo tài chính

HTKSNB

:

Hệ thống kiểm soát nội bộ

KTV

:


Kiểm toán viên

KSNB

:

Kiểm soát nội bộ

TNHH

:

Trách nhiệm hữu hạn

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
PM (Planning Materiality):

Mức trọng yếu kế hoạch

TE (Tollerant Error):

Mức sai sót có thể bỏ qua

ix


CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Bên cạnh một hệ thống chính trị vững chắc, một nền kinh tế phát triển ổn
định chính là nền tảng phát triển cho một quốc gia. Trong nền kinh tế ấy
không chỉ có chính sách của các nhà lãnh đạo, sự can thiệp của chính phủ để
điều tiết thị trƣờng, mà còn có sự vận hành của hàng loạt các tổ chức kinh tế
lớn nhỏ. Thêm vào đó, là một nền kinh tế hội nhập thế giới với không ít cơ hội
và thách thức, yêu cầu về sự minh bạch hóa các thông tin tài chính của các tổ
chức kinh tế lại càng đƣợc quan tâm hơn bao giờ hết. Xuất phát từ yêu cầu
trên, nhà nƣớc ta và ngay cả bản thân các công ty đều chọn kiểm toán báo cáo
tài chính (BCTC) là phƣơng pháp gia tăng sự tin cậy của thông tin tài chính
đối với các đối tƣợng sử dụng BCTC.
Đứng trên phƣơng diện công ty kiểm toán, để đƣa ra ý kiến nhận xét về
báo cáo tài chính của công ty, kiểm toán viên (KTV) phải tìm hiểu tình hình
kinh doanh của công ty và thực hiện hàng loạt các thủ tục cần thiết. Trong
cuộc kiểm toán ấy, đánh giá rủi rovàxác lập mức trọng yếu chính là cơ sở để
xác định nội dung, phạm vi, lịch trình các thủ tục kiểm toán cần thiết trong
suốt quá trình kiểm toán. Việc đánh giá rủi ro không chỉ đƣợc thực hiện sau
khi hợp đồng kiểm toán đƣợc ký kết, mà đây còn là căn cứ quan trọng để công
ty kiểm toán chấp nhận khách hàng. Mức trọng yếu cũng là một căn cứ quan
trọng giúp kiểm toán viên đánh giá các sai sót trong giai đoạn thực hiện và
hoàn thành kiểm toán.
Công việc đánh giá rủi ro xem ra khá đơn giản vì kiểm toán viên đã có
sẵn công thức của rủi ro kiểm toán, việc còn lại chỉ là đƣa ra con số thích hợp
cho từng loại rủi ro thành phần. Tuy nhiên, để đánh giá các rủi ro thành phần
nhƣ rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, kiểm toán viên phải tìm hiểu hệ thống
kiểm soát nội bộ, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong năm tài
chính, phải có sự am hiểu về các nghiệp vụ kinh tế và các tài khoản liên quan.
Thêm vào đó, để ƣớc lƣợng hóa toàn bộ quá trình tìm hiểu đó thành một con
số cụ thể, kiểm toán viên phải dựa vào xét đoán nghề nghiệp của mình, nên
thực chất việc đánh giá rủi ro rất khó để hoàn toàn mang tính chất khách quan.
Bên cạnh đó, trong việc xác lập mức trọng yếu, việc lựa chọn chỉ tiêu và tỷ lệ

sao cho phù hợp với từng khách hàng cũng đòi hỏi kinh nghiệm và tính xét
đoán nghề nghiệp của KTV.

1


Ngoài ra, trong một nền kinh tế với không ít các công ty, tập đoàn có uy
tín trên thế giới đang từng bƣớc thâm nhập vào thị trƣờng Việt Nam, và cả
những đối thủ cạnh tranh trong nƣớc, các công ty càng phải tìm cách thu hút
các nhà đầu tƣ. Thông qua gian lận, thông đồng giữa một số cá nhân trong bộ
phận quản lý, kế toán, các thông tin tài chính của công ty trở nên đẹp hơn
trong mắt ngƣời sử dụng, nhƣng điều này càng khiến công việc kiểm toán gặp
nhiều khó khăn.
Xuất phát từ một số nguyên nhân chính nêu trên, em chọn đề tài nghiên
cứu luận văn của mình là “Đánh giá quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán và xác
lập mức trọng yếu tại Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Kiểm toán Mỹ Chi nhánh Miền Tây”.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1Mục tiêu tổng quát
Đánh giá quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán và xác lập mức trọng yếu
tại Công ty TNHH Kiểm toán Mỹ - Chi nhánh Miền Tây nhằm tìm ra ƣu điểm,
nhƣợc điểm của quy trình. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện
quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán và xác lập mức trọng yếu tại Công ty
TNHH Kiểm toán Mỹ - Chi nhánh Miền Tây.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Tìm hiểu và mô tả lại quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán và
xác lập mức trọng yếu của công ty TNHH Kiểm toán Mỹ - chi nhánh miền
Tây áp dụng tại hai công ty khách hàng.
Mục tiêu 2: Đánh giá việc thực hiện quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán
và xác lập mức trọng yếu của công ty TNHH kiểm toán Mỹ - chi nhánh Cần
Thơ.

Mục tiêu 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn quy trình
đánh giá rủi ro kiểm toán và xác lập mức trọng yếu của Công ty TNHH Kiểm
toán Mỹ - chi nhánh miền Tây.
1.3 GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
1.3.1 Giới hạn thời gian
Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 12/08/2013 đến ngày 18/11/2013.
Số liệu tài chính thuộc niên độ kế toán của công ty khách hàng từ ngày
01/01/2012 đến ngày 31/12/2012.

2


Số liệu về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH kiểm toán
Mỹ - chi nhánh miền Tây từ năm 2010 đến 2012 và sáu tháng đầu năm 2013.
1.3.2 Giới hạn không gian
Đề tài đƣợc thực hiện tại Công ty TNHH Kiểm toán Mỹ - chi nhánh
miền Tây.
1.3.2 Giới hạn nội dung nghiên cứu
Do giới hạn về thời gian nghiên cứu nên đề tài chỉ tập trung vào việc tìm
hiểu quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán và xác lập mức trọng yếucủa một số
khoản mục chính: tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền, nợ phải thu, hàng tồn
kho, tài sản cố định, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, và không tiến hành nghiên
cứu chi tiết trên các khoản mục nhỏ.
Việc đánh giá rủi ro kiểm toán và xác lập mức trọng yếuphụ thuộc vào
một vài yếu tố nhƣ quy mô công ty, lĩnh vực kinh doanh, năng lực, trách
nhiệm của nhà quản lý,… nên để có đƣợc nhận định khách quan về việc công
ty TNHH kiểm toán Mỹ áp dụng quy trình kiểm toán tại công ty khách hàng,
đề tài tiến hành nghiên cứu tại một công ty khách hàng kiểm toán năm đầu tiên
và một công ty khách hàng đã đƣợc công ty TNHH kiểm toán Mỹ - chi nhánh
miền Tây kiểm toán vào các năm 2010, 2011 và tiếp tục đƣợc kiểm toán trong

năm 2012.
Ngoài ra, do đặc thù của ngành kiểm toán là các cuộc kiểm toán BCTC
đƣợc thực hiện chủ yếu trong giai đoạn sáu tháng đầu năm và do đề tài nghiên
cứu đƣợc thực hiện trong thời gian công ty TNHH kiểm toán Mỹ - chi nhánh
miền Tây không tiến hành kiểm toán BCTC cho khách hàng, nên các dữ liệu
của đề tài đƣợc thu thập từ hồ sơ kiểm toán của cuộc kiểm toán năm 2012. Để
tuân thủ tính bảo mật thông tin, một số thông tin khách hàng đƣợc thay đổi
nhƣng vẫn đảm bảo nội dung nghiên cứu.

3


CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Rủi ro kiểm toán
2.1.1.1 Định nghĩa
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 của Bộ Tài chính (2001, đoạn
07) định nghĩa “Rủi ro kiểm toán: Là rủi ro do kiểm toán viên và công ty kiểm
toán đƣa ra ý kiến nhận xét không thích hợp khi báo cáo tài chính đã đƣợc
kiểm toán còn có những sai sót trọng yếu.”
2.1.1.2 Các bộ phận của rủi ro kiểm toán
Rủi ro kiểm toán đƣợc cấu thành từ rủi ro tiềm tàng (IR), rủi ro kiểm soát
(CR) và rủi ro phát hiện (DR).
Rủi ro kiểm toán và các bộ phận cấu thành đƣợc thể hiện trong hình vẽ
sau:

Có sai lầm cụ thể nào
hay không?


Rủi ro tiềm tàng



HTKSNB có phát hiện
đƣợc không?

Rủi ro kiểm soát

Không

KTV phát hiện đƣợc
bằng các thủ tục kiểm
toán hay không?

Rủi ro phát hiện

Không
Ý kiến sai

Rủi ro kiểm toán

Hình 2.1 Rủi ro kiểm toán và các rủi ro cấu thành

4


a) Rủi ro tiềm tàng (Inherent Risk – IR)
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 của Bộ tài chính (2001, đoạn 04)
định nghĩa “Rủi ro tiềm tàng: Là rủi ro tiềm ẩn, vốn có do khả năng từng

nghiệp vụ, từng khoản mục trong báo cáo tài chính chứa đựng sai sót trọng
yếu khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp, mặc dù có hay không có hệ thống kiểm
soát nội bộ.”
Việc phân tích, đánh giá rủi ro tiềm tàng có ý nghĩa rất quan trọng trong
khi lập kế hoạch kiểm toán. Mức độ rủi ro tiềm tàng là cơ sở để lựa chọn các
thủ pháp kiểm toán, xác định khối lƣợng công việc, thời gian, biên chế và chi
phí cần thiết cho một cuộc kiểm toán.
Để thực hiện một cuộc phân tích, đánh giá rủi ro tiềm tàng, các thông tin
sau đây sẽ đƣợc thu thập và chứng từ hóa:
+ Bản chất kinh doanh của khách hàng: công việc sản xuất, kinh doanh
(bản chất các sản phẩm và dịch vụ, cơ cấu vốn, môi trƣờng kinh tế, địa điểm
hoạt động); các nhân tố ảnh hƣởng đến ngành nghề mà doanh nghiệp đang
hoạt động (các điều kiện kinh tế và cạnh tranh, những thay đổi công nghệ tác
động tới kinh doanh, chính sách tiếp thị và chiến lƣợc cạnh tranh then chốt…)
+ Bản chất các bộ phận, khoản mục đƣợc kiểm toán (các khoản mục và
loại nghiệp vụ kinh doanh, tính chủ quan của hệ thống kế toán đối với từng
loại nghiệp vụ, khoản mục của BCTC…)
+ Bản chất hệ thống kế toán và thông tin trong đơn vị (mức độ và phạm
vi điện toán hóa; bản chất các phƣơng pháp kế toán đang áp dụng…)
b) Rủi ro kiểm soát (Control Risk – CR)
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 của Bộ Tài chính (2001, đoạn
05) định nghĩa “Rủi ro kiểm soát: Là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng
nghiệp vụ, từng khoản mục trong báo cáo tài chính khi tính riêng rẽ hoặc tính
gộp mà hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ không ngăn ngừa hết
hoặc không phát hiện và sửa chữa kịp thời.”
Cũng nhƣ rủi ro tiềm tàng, việc đánh giá rủi ro kiểm soát sẽ ảnh hƣởng
đến nội dung, thời gian và phạm vi của các phƣơng pháp kiểm toán.
Đánh giá rủi ro kiểm soát thực chất là quá trình đánh giá tính hiệu quả
của hệ thống kiểm soát nội bộ (HTKSNB) đối với việc phát hiện và ngăn chặn
các gian lận và sai sót quan trọng trong BCTC. Sau khi tìm hiểu HTKSNB,

KTV cần đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát đối với các cơ sở dẫn liệu trong
BCTC. Các nhân tố ảnh hƣởng đến việc đánh giá rủi ro kiểm soát là:
+ Tính chất phức tạp và mới của các loại giao dịch.
+ Khối lƣợng và cƣờng độ các giao dịch.
5


+ Nhân lực (số lƣợng, chất lƣợng) của HTKSNB.
+ Các trình tự và các thủ tục kiểm soát nội bộ (KSNB).
+ Tính thích hợp và tính hiệu quả của HTKSNB;...
Kiểm toán viên thƣờng đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức độ cao đối với
một hay tất cả các cơ sở dẫn liệu, khi KTV tin rằng:
- Các thủ tục và các biện pháp kiểm soát của đợn vị đối với một hay tất
cả các cơ sở dẫn liệu đó là không có tác dụng.
- Hoặc khi KTV không có đầy đủ cơ sở đánh giá tác dụng của các thủ
tục và biện pháp kiểm soát của đơn vị.
Kiểm toán viên có thể đánh giá rủi ro kiểm soát là thấp chỉ khi:
- Xác định đƣợc các thủ tục và các biện pháp kiểm soát của đơn vị có
liên quan đến các cơ sở dẫn liệu là có tác dụng, có khả năng phát hiện và ngăn
chặn các gian lận và sai sót.
- Có điều kiện và có kế hoạch tiến hành các thử nghiệm để khẳng định
sự đánh giá của mình về HTKSNB.
c) Rủi ro phát hiện (Detection Risk)
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 của Bộ Tài chính (2001,
đoạn 06), “Rủi ro phát hiện: Là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng
nghiệp vụ, từng khoản mục trong báo cáo tài chính khi tính riêng rẽ hoặc tính
gộp mà trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên và công ty kiểm toán không
phát hiện đƣợc.”
Mức độ rủi ro phát hiện có quan hệ trực tiếp đến phạm vi kiểm toán và
các phƣơng pháp kiểm toán đã thực thi trong quá trình kiểm toán. Nói chung,

phạm vi kiểm toán càng rộng, càng thích hợp và chặt chẽ, công việc kiểm toán
càng đƣợc tuân thủ các chuẩn mực và nguyên tắc kiểm toán, thì mức độ rủi ro
phát hiện càng thấp và ngƣợc lại. Tuy nhiên một số rủi ro phát hiện vẫn
thƣờng xảy ra, cho dù có kiểm tra 100% số dƣ tài khoản hoặc loại nghiệp vụ,
vì KTV có thể đã lựa chọn và áp dụng các phƣơng pháp kiểm toán không phù
hợp, áp dụng sai các phƣơng pháp hoặc giải thích sai các kết quả kiểm toán.
2.1.1.3 Mối quan hệ giữa các loại rủi ro
Qua nghiên cứu các loại rủi ro, chúng ta thấy rằng, rủi ro tiềm tàng và rủi
ro kiểm soát khác rủi ro phát hiện ở chỗ các loại rủi ro này tồn tại độc lập,
khách quan đối với các thông tin tài chính. Rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát
nằm ngay trong chức năng hoạt động kinh doanh và môi trƣờng quản lý của
doanh nghiệp, cũng nhƣ trong bản chất của các số dƣ tài khoản và loại nghiệp
vụ. Rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát nằm ngoài phạm vi kiểm toán, chúng
6


tồn tại cho dù có hay không có công việc kiểm toán. Tuy nhiên, nếu KTV
đánh giá xác đáng các rủi ro này, và nếu công việc kiểm toán đƣợc tiến hành
tốt thì có thể hạn chế rủi ro phát hiện đến mức có thể chấp nhận đƣợc, và do
đó rủi ro kiểm toán cũng sẽ giảm đến mức có thể chấp nhận đƣợc.
Ma trận sau đây thể hiện mức độ thông thƣờng chấp nhận đƣợc của rủi ro
phát hiện trên cơ sở đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát.
Bảng 2.1: Mối liên hệ giữa các loại rủi ro
Đánh giá của kiểm toán viên về
rủi ro kiểm soát
Đánh giá của
kiểm toán
viên về
rủi ro tiềm
tàng


Cao

Trung bình

Thấp

Cao

Thấp nhất

Thấp

Trung bình

Trung
bình

Thấp

Trung bình

Cao

Thấp

Trung bình

Cao


Cao nhất

Nguồn: Phụ lục số 01 – Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400

Chú thích:
- Mỗi loại rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát đều đƣợc chia thành 3
mức: cao, trung bình, thấp.
- Vùng đƣợc tô đậm thể hiện mức độ rủi ro phát hiện.
- Loại rủi ro phát hiện đƣợc chia thành 5 mức: cao nhất, cao, trung bình,
thấp, thấp nhất.
Qua bảng, chúng ta thấy quan hệ giữa rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát
với rủi ro phát hiện là mối quan hệ tỷ lệ nghịch. Chẳng hạn, khi KTV tin rằng
rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát đều cao, thì kiểm toán viên phải dự kiến rủi
ro phát hiện ở mức độ thấp nhất có thể chấp nhận đƣợc. Ngƣợc lại, khi rủi ro
tiềm tàng và rủi ro kiểm soát đều ở mức độ thấp, thì KTV có thể dự kiến rủi ro
phát hiện ở mức cao nhất mà vẫn hạn chế rủi ro kiểm toán ở mức độ chấp
nhận đƣợc.
Trong thực tiễn công tác, để phục vụ cho việc đánh giá rủi ro trong giai
đoạn lập kế hoạch kiểm toán, ngƣời ta thƣờng biểu diễn mối quan hệ giữa rủi
ro kiểm toán và các bộ phận của nó bằng công thức sau:
AR = IR x CR x DR
(2.2)
hoặc
DR = AR / (IR x CR)
(2.3)
Trong đó:

AR: rủi ro kiểm toán
IR: rủi ro tiềm tàng
7



CR: rủi ro kiểm soát
DR: rủi ro phát hiện
Tuy nhiên, công thức trên có một vài điểm giới hạn gây ra một vài khó
khăn trong việc áp dụng vào thực tế:
- Rủi ro tiềm tàng rất khó đánh giá một cách chính thống.
- Rủi ro kiểm toán đƣợc xác định mang tính chủ quan.
- Công thức này thực hiện đánh giá với mỗi loại rủi ro cấu thành nhƣ là
một bộ phận riêng rẽ, độc lập nhƣng trên thực tế chúng lại không độc lập.
2.1.2.4 Phương pháp đánh giá rủi ro
Rủi ro kiểm toán đƣợc đánh giá ở hai mức độ là tổng thể báo cáo tài
chính và từng khoản mục
a) Ở mức độ tổng thể báo cáo tài chính
Việc đánh giá rủi ro kiểm toán đƣợc tiến hành dựa trên những thông tin
tài chính thu thập đƣợc về đặc điểm tình hình hoạt động kinh doanh, kinh
nghiệm kiểm toán, các nhân tố về rủi ro tiềm tàng ở mức độ báo cáo tài chính,
sự xuất hiện của các nhân tố làm gia tăng khả năng gian lận và sai sót cũng
nhƣ các hành vi không tuân thủ pháp luật và các quy định. Quá trình này
thƣờng dựa trên các bảng câu hỏi kiểm tra.
Kết quả đánh giá là cơ sở để kiểm toán viên xác định chiến lƣợc chung
của cuộc kiểm toán cũng nhƣ cân nhắc về mức rủi ro phát hiện chấp nhận
đƣợc ở mức độ khoản mục.
b) Ở mức độ khoản mục hay bộ phận
Việc đánh giá rủi ro trong khoản mục trƣớc hết chịu ảnh hƣởng của mức
rủi ro đã đƣợc đánh giá đối với toàn bộ báo cáo tài chính. Kiểm toán dựa trên
hiểu biết của mình về tình hình kinh doanh cũng nhƣ tính chất của khoản mục
để đánh giá rủi ro tiềm tàng của các khoản mục. Đồng thời, qua tìm hiểu và
thực hiện các thử nghiệm kiểm soát (nếu có), kiểm toán viên sẽ đánh giá lại
mức rủi ro kiểm soát.

Kết quả đánh giá hai loại rủi ro trên sẽ là cơ sở để kiểm toán viên thiết kế
các thử nghiệm cơ bản sao cho rủi ro phát hiện đƣợc duy trì ở mức phù hợp.
Khi đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát đối với khoản mục cần lƣu ý
các điểm sau:
- Có thể kết hợp đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát vì trên thực
tế hai loại rủi ro này có quan hệ mật thiết với nhau.

8


- Việc đánh giá hai loại rủi ro này cần tiến hành trên từng cơ sở dẫn liệu
của khoản mục.
2.1.2 Trọng yếu
2.1.2.1 Khái niệm trọng yếu
Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 320 của Bộ Tài chính (2003,
đoạn 04) “Trọng yếu: là thuật ngữ dùng để thể hiện tầm quan trọng của một
thông tin (một số liệu kế toán) trong báo cáo tài chính.
Thông tin đƣợc coi là trọng yếu có nghĩa là nếu thiếu thông tin đó hoặc
thiếu tính chính xác của thông tin đó sẽ ảnh hƣởng đến các quyết định của
ngƣời sử dụng báo cáo tài chính. Mức trọng yếu tuỳ thuộc vào tầm quan trọng
và tính chất của thông tin hay của sai sót đƣợc đánh giá trong hoàn cảnh cụ
thể. Mức trọng yếu là một ngƣỡng, một điểm chia cắt chứ không phải là nội
dung của thông tin cần phải có. Tính trọng yếu của thông tin phải xem xét cả
trên phƣơng diện định lƣợng và định tính.”
a) Về phương diện định lượng (hay quy mô)
Rất nhiều kiểm toán viên mong muốn có đƣợc một chỉ dẫn ban hành để
định hƣớng rõ cụ thể về mặt lƣợng đối với tính trọng yếu. Tuy nhiên, trong
kiểm toán khó có thể ấn định con số cụ thể về tầm cỡ cho những điểm cốt yếu
của nội dung kiểm toán, đặc biệt khi có yếu tố tiềm ẩn. Vì vậy, ranh giới của
quy mô khác nhau của đối tƣợng kiểm toán đƣợc xét chủ yếu trong quan hệ

với mức độ ảnh hƣởng của các khoản mục, các nghiệp vụ đến kết luận kiểm
toán, tới việc ra quyết định của ngƣời sử dụng thông tin đã đƣợc kiểm toán.
Cũng có khi KTV sử dụng con số tuyệt đối để đánh giá tính trọng yếu.
Một con số tuyệt đối là số thể hiện mức độ quan trọng mà không cần cân nhắc
thêm bất cứ một yếu tố nào khác. Chẳng hạn, một vài KTV cho rằng một triệu
USD hoặc một con số lớn hơn thì luôn là con số trọng yếu, không cần quan
tâm đến vấn đề nào khác. Song rất ít KTV chỉ sử dụng con số tuyệt đối nhƣ
một tiêu chuẩn để đánh giá tính trọng yếu vì với một con số cụ thể, ví dụ nhƣ
50.000 USD có thể là trọng yếu đối với công ty này nhƣng lại là quá nhỏ đối
với một công ty khác.
Thông thƣờng, KTV khi xem xét vấn đề quy mô của đối tƣợng kiểm toán
thì họ quan tâm đến quy mô tƣơng đối. Quy mô tƣơng đối là mối quan hệ
tƣơng quan giữa đối tƣợng cần đánh giá với một số gốc. Số gốc thƣờng khác
nhau trong mỗi tình huống. Chẳng hạn, với báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh, số gốc có thể là thu nhập ròng hoặc bình quân thu nhập của các năm
gần đây (phần đông KTV đồng ý rằng nếu tổng hợp các sai phạm mà có tỷ lệ
9


nhỏ hơn 5% so với giá trị thu nhập ròng thì đƣợc xem là không trọng yếu
nhƣng nếu lớn hơn 10% thì chắc chắn trọng yếu); với bảng cân đối kế toán, số
gốc có thể là tài sản lƣu động hoặc tổng tài sản; còn với bảng lƣu chuyển tiền
tệ, số gốc có thể là doanh thu thuần…
Ngoài ra khi xem xét về tính quy mô của trọng yếu còn cần phải cân
nhắc sự ảnh hƣởng lũy kế của đối tƣợng xem xét. Chẳng hạn, có nhiều sai
phạm khi xem xét chúng một cách cô lập thì chúng không đủ trọng yếu do quy
mô nhỏ. Song nếu KTV cộng dồn tất cả những sai phạm sẽ phát hiện thấy sự
liên quan và tính hệ thống của sai phạm và khi đó phát hiện tính trọng yếu của
chúng.
Qua đó, có thể thấy việc xác định tính trọng yếu qua quy mô không dễ

dàng. Vì vậy, để xác định đúng nội dung kiểm toán trên phƣơng diện này cần
quán triệt các quy tắc sau:
 Quy mô trọng yếu phải đƣợc xác định. Tùy đối tƣợng cụ thể (các bảng
báo cáo tài chính, toàn bộ tài liệu kế toán, hay thực trạng tài chính nói chung)
và khách thể kiểm toán (đơn vị kinh doanh công nghiệp, nông nghiệp, xây lắp,
thƣơng mại, sự nghiệp,…) và cần có sự am hiểu về tài chính kế toán của khách
thể kiểm toán.
 Quy mô của các khoản mục, nghiệp vụ không chỉ xem xét về quy mô
bằng con số tuyệt đối mà phải tƣơng quan với toàn bộ đối tƣợng kiểm toán. Về
lƣợng đó là những tỷ lệ của các khoản mục, nghiệp vụ so với một cơ sở để tính
toán nhƣ tổng số tài sản, tổng doanh thu, lợi tức chƣa tính thuế,… Tùy quan hệ
cụ thể với đối tƣợng cụ thể của kiểm toán có thể tính riêng biệt hay cộng dồn
các nghiệp vụ, các khoản mục cụ thể hay những sai sót có liên quan.
 Quy mô trọng yếu còn tùy thuộc vào từng cuộc kiểm toán có đối tƣợng
và mục tiêu khác nhau. Chẳng hạn, kiểm toán tài chính hay kiểm toán hiệu quả
với chức năng xác minh hay tƣ vấn,…
b) Về phương diện định tính
Khái niệm trọng yếu gắn với tính hệ trọng của vấn đề xem xét. Một yếu
tố định tính quan trọng cần xem xét đó là bản chất của khoản mục hay vấn đề
đang đƣợc đánh giá. Liên quan tới vấn đề này, tất cả các nghiệp vụ, khoản
mục đƣợc xem là trọng yếu thƣờng bao gồm:
- Các khoản mục, nghiệp vụ có gian lận hoặc chứa đựng khả năng gian
lận nhƣ:
 Các nghiệp vụ đấu thầu và giao thầu, giao dịch không hợp pháp;
 Các nghiệp vụ thanh lý tài sản;
 Các nghiệp vụ về tiền mặt;
10


 Các nghiệp vụ mua bán và thanh toán;

 Các nghiệp vụ bất thƣờng;
 Các nghiệp vụ phân chia quyền lợi;
 Các nghiệp vụ cố ý bỏ ngoài sổ sách;
 Các nghiệp vụ xảy ra vào cuối kỳ quyết toán hoặc thuộc loại nghiệp vụ
mới phát sinh;
 Các khoản mục, chứng từ có sửa chữa.
- Các nghiệp vụ, khoản mục có sai sót hệ trọng:
 Các khoản mục, nghiệp vụ phát hiện có sai sót ở quy mô lớn hoặc có
chênh lệch lớn với các kỳ trƣớc hoặc giữa các nguồn thông tin có liên quan;
 Các nghiệp vụ vi phạm quy tắc kế toán và pháp lý nói chung;
 Các khoản mục, nghiệp vụ có sai sót lặp lại nhiều lần;
 Các khoản mục, nghiệp vụ có ảnh hƣởng nghiêm trọng đến kỳ sau;
 Các khoản mục, nghiệp vụ là đầu mối hoặc gây hậu quả liên quan đến
nhiều khoản mục, nghiệp vụ khác.
Tất cả khoản mục, nghiệp vụ thuộc về bản chất của đối tƣợng kiểm toán
đều liên quan trực tiếp đến nhận thức đúng đối tƣợng và đƣa ra ý kiến kiểm
toán. Vì vậy, về nguyên tắc, không đƣợc bỏ qua khoản mục hay nghiệp vụ
nào. Nhƣ vậy, khái niệm trọng yếu đã đặt ra yêu cầu xác định nội dung kiểm
toán với tính nguyên tắc là không đƣợc bỏ sót các nghiệp vụ, khoản mục có
quy mô lớn và có tính hệ trọng. Vi phạm nguyên tắc này cũng có nghĩa là tạo
rủi ro kiểm toán.
2.1.2.2 Vận dụng tính trọng yếu
Có 5 bƣớc trong vận dụng tính trọng yếu:
a) Ước lượng sơ bộ về tính trọng yếu
Sự ƣớc lƣợng ban đầu về tính trọng yếu là lƣợng tối đa mà KTV tin
tƣởng rằng ở mức đó các BCTC có thể bị sai nhƣng vẫn chƣa ảnh hƣởng đến
các quan điểm và các quyết định sai lầm của ngƣời sử dụng thông tin.
Việc xét đoán và ƣớc lƣợng sơ bộ về tính trọng yếu là công việc xét đoán
nghề nghiệp mang tính chủ quan của KTV và chịu ảnh hƣởng của yếu tố định
lƣợng và định tính của trọng yếu. Tuy nhiên, các tổ chức kiểm toán, các công

ty kiểm toán chuyên nghiệp thƣờng đề ra các đƣờng lối chỉ đạo tính trọng yếu
để chỉ đạo các KTV cũng nhƣ để thống nhất quan điểm đối với các đối tƣợng
của mình.

11


b) Phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho các bộ phận
Số ƣớc tính ban đầu về tính trọng yếu (ở mức độ BCTC) đƣợc phân bổ
cho từng bộ phận, khoản mục trên BCTC, hình thành mức độ trọng yếu của
từng khoản mục, bộ phận (gọi là sai sót có thể bỏ qua TE – Tolerable error).
Hầu hết các sai sót trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đều ảnh
hƣởng tƣơng tự nhƣ trên bảng cân đối kế toán, vì hệ thống bút toán ghi sổ kép.
Do đó, KTV có thể phân bổ ƣớc lƣợng ban đầu về tính trọng yếu cho các tài
khoản trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hoặc trên bảng cân đối kế
toán. Vì số lƣợng tài khoản trên bảng cân đối kế toán ít hơn số lƣợng tài khoản
trên báo cáo kết qua hoạt động kinh doanh trong hầu hết các cuộc kiểm toán,
và hầu hết các thể thức kiểm toán tập trung vào các tài khoản trên bảng cân đối
kế toán nên thích hợp hơn cả là phân bổ tính trọng yếu cho các tài khoản trên
bảng cân đối kế toán.
Việc phân bổ ƣớc lƣợng ban đầu về tính trọng yếu đƣợc tiến hành cho cả
2 phía sai sót: sai sót theo số lớn hơn (overstatements), tức là số liệu theo sổ
lớn hơn thực tế và sai số theo hƣớng nhỏ hơn (understatements) tức là số liệu
trên sổ nhỏ hơn thực tế. Cơ sở chủ yếu để tiến hành phân bổ là:
- Kinh nghiệm của KTV về sai sót của các khoản mục (có khoản mục
nhiều sai sót hơn các khoản mục khác).
- Chi phí kiểm toán đối với các khoản mục (có khoản mục kiểm tra tốn
nhiều thời gian công sức và chi phí hơn các khoản mục khác).
Đây là một quá trình mang nặng tính chủ quan và đòi hỏi nhiều sự xét
đoán nghề nghiệp của KTV.

c) Ước tính tổng sai sót trong từng bộ phận
Khi tiến hành kiểm toán từng khoản mục, bộ phận của BCTC, KTV dựa
trên những sai sót phát hiện đƣợc trong mẫu để ƣớc tính sai sót của toàn bộ
một khoản mục, bộ phận. Sai sót này gọi là sai sót dự kiến (projected error) và
đƣợc dùng để so sánh với sai sót có thể bỏ qua nhằm quyết định chấp nhận
hay không chấp nhận khoản mục đó hoặc phải tiến hành thêm các thủ tục kiểm
toán thích hợp.
d) Ước tính sai sót kết hợp của báo cáo tài chính
Trên cơ sở sai sót dự kiến của từng bộ phận, khoản mục, KTV tổng hợp
sai sót dự kiến của tất cả các khoản mục trên BCTC.

12


e) So sánh ước tính sai sót tổng hợp với sai số ước lượng ban đầu (hoặc
ước lượng sai sót ban đầu đã được điều chỉnh)
Sai số ƣớc tính tổng hợp của toàn bộ BCTC sẽ đƣợc so sánh với sai số
ƣớc lƣợng ban đầu về tính trọng yếu của toàn bộ BCTC, hoặc so sánh sai số đã
đƣợc điều chỉnh trong quá trình kiểm toán. Việc so sánh này cho phép đánh
giá toàn bộ các sai sót trong các khoản mục có vƣợt qua mức trọng yếu chung
của toàn bộ BCTC hay không. Kết hợp với việc so sánh sai sót dự kiến và sai
sót có thể bỏ qua ở từng khoản mục, KTV sẽ quyết định lập báo cáo kiểm toán
“chấp nhận toàn bộ”, “chấp nhận từng phần” hoặc báo cáo kiểm toán “bác bỏ
toàn bộ” đối với thông tin và các BCTC đã đƣợc kiểm toán.
2.1.2.3 Phương pháp xác lập mức trọng yếu

 Phương pháp xác định mức trọng yếu đối với tổng thể BCTC
Mức trọng yếu của tổng thể BCTC đƣợc xác lập dựa vào công thức:
Mức trọng yếu = Tiêu chí x Tỷ lệ %


(2.1)

a) Xác định các tiêu chí lựa chọn:
Các tiêu chí phù hợp thông thƣờng đƣợc lựa chọn có thể là:
- Lợi nhuận trƣớc thuế,
- Tổng doanh thu,
- Lợi nhuận gộp
- Tổng chi phí,
- Tổng vốn chủ sở hữu
- Giá trị tài sản ròng.
Xác định tiêu chí phụ thuộc vào nhu cầu thông tin của đại bộ phận đối
tƣợng sử dụng thông tin tài chính (nhà đầu tƣ, ngân hàng, công chúng, nhà
nƣớc...). Ngoài ra, xác định tiêu chí còn ảnh hƣởng bởi các yếu tố nhƣ:
- Các yếu tố của BCTC (ví dụ: tài sản, các khoản nợ, nguồn vốn, doanh
thu, chi phí) và các thƣớc đo hoạt động theo các quy định chung về lập và
trình bày BCTC (ví dụ: tình hình tài chính, kết quả hoạt động, dòng tiền);
-Các khoản mục trên BCTC mà ngƣời sử dụng có xu hƣớng quan tâm.
-Đặc điểm hoạt động kinh doanh của đơn vị đƣợc kiểm toán, đặc điểm
ngành nghề mà đơn vị đang hoạt động.
-Cơ cấu vốn chủ sở hữu của đơn vị đƣợc kiểm toán và cách thức đơn vị
huy động vốn.
13


-Khả năng thay đổi tƣơng đối của tiêu chí đã đƣợc xác định: Thông
thƣờng KTV nên lựa chọn những tiêu chí mang tính tƣơng đối ổn định qua các
năm.
Khi xác định mức trọng yếu, KTV cần phải cân nhắc đến các số liệu về
kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của các kỳ trƣớc, các số
liệu về kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính lũy kế đến kỳ này,

và kế hoạch hay dự đoán cho kỳ hiện tại, đƣợc điều chỉnh khi có biến động lớn
theo từng trƣờng hợp của đơn vị đƣợc kiểm toán (ví dụ, một giao dịch hợp
nhất kinh doanh lớn; các khoản thu nhập, chi phí bất thƣờng; các khoản tiền
thƣởng cho Ban Giám đốc dựa trên lợi nhuận trƣớc thƣởng, v.v..) và những
thay đổi liên quan trong ngành nghề hay môi trƣờng kinh doanh mà đơn vị
đang hoạt động.
b) Xác định tỷ lệ % cho tiêu chí lựa chọn
KTV phải sử dụng xét đoán chuyên môn khi xác định tỷ lệ % áp dụng
cho tiêu chí đã lựa chọn. Tỷ lệ % và tiêu chí đƣợc lựa chọn thƣờng có mối liên
hệ với nhau, nhƣ tỷ lệ % áp dụng cho mức lợi nhuận trƣớc thuế từ hoạt động
kinh doanh liên tục thƣờng cao hơn tỷ lệ % áp dụng cho doanh thu do số tuyệt
đối của doanh thu là lợi nhuận trƣớc thuế thƣờng chênh lệch nhau đáng kể và
KTV có xu hƣớng cân bằng mức trọng yếu cho từng bộ phận trên BCTC dù áp
dụng bất kì tiêu chí nào.
Xác định tỷ lệ % cao hay thấp sẽ ảnh hƣởng đến khối lƣợng công việc
kiểm toán đƣợc thực hiện mà cụ thể số mẫu cần phải kiểm tra, phụ thuộc vào
đánh giá về rủi ro có sai sót trọng yếu của KTV.
Tỷ lệ % xác định tùy thuộc vào tiêu chí lựa chọn. Chuẩn mực kiểm toán
Việt Nam và Chuẩn mực kiểm toán quốc tế không đƣa ra quy định cụ thể. Tuy
nhiên, trên thế giới, dựa trên kinh nghiệm hoạt động kiểm toán BCTC hơn 100
năm, có những tỷ lệ % sau đây đƣợc thừa nhận chung trong ngành kiểm toán
trên thế giới, trên cơ sở các số liệu thống kê và quan điểm của đại bộ phận các
nhà đầu tƣ, những ngƣời trực tiếp sử dụng BCTC, và đƣợc áp dụng rộng rãi ở
các nƣớc:


5% đến 10% lợi nhuận trƣớc thuế,




1% đến 2% tổng tài sản,



1% đến 5% vốn chủ sở hữu,



0.5% đến 1% tổng doanh thu.

14


×