Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty trách nhiệm hữu hạn kinh doanh chế biến thủy sản và xuất nhập khẩu quốc việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 103 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

VÕ ĐẠI NHƠN

Bản nháp 2

PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ
CHI PHÍ – KHỐI LƢỢNG – LỢI NHUẬN
TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
KINH DOANH CHẾ BIẾN THỦY SẢN VÀ
XUẤT NHẬP KHẨU QUỐC VIỆT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành kế toán tổng hợp
Mã số ngành: D340301

Tháng 11 – 2013
Tháng 11 – 2013


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

VÕ ĐẠI NHƠN
4104307

PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ
CHI PHÍ – KHỐI LƢỢNG – LỢI NHUẬN
TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
KINH DOANH CHẾ BIẾN THỦY SẢN VÀ


XUẤT NHẬP KHẨU QUỐC VIỆT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành kế toán tổng hợp
Mã số ngành: D340301

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
Ths. HỒ HỒNG LIÊN

Tháng 11 – 2013


LỜI CẢM TẠ
Trong suốt thời gian học tập tại trƣờng Đại học Cần Thơ, với chƣơng
trình đào tạo của trƣờng em đã đƣợc học tập các kiến thức vô cùng quý báu
với sự nhiệt tình của các Thầy Cô khoa Kinh tế- Quản trị kinh doanh, đặc biệt
là các Thầy Cô bộ môn Kế toán – Kiểm toán.
Sau thời gian thực tập tại Công ty TNHH kinh doanh chế biến thuỷ sản
và xuất nhập khẩu Quốc Việt, em đã nhận đƣợc sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình
của Ban lãnh đạo, các anh, chị phòng Kế toán của công ty để hoàn thành đề tài
luận văn tốt nghiệp của mình.
Em xin chân thành cảm ơn Cô Hồ Hồng Liên, ngƣời đã tận tình chỉnh
sửa và cung cấp những kiến thức cho em trong suốt quá trình thực hiện đề tài
này.
Quá trình làm luận văn do kiến thức em còn hạn hẹp nên phân tích chƣa
đƣợc sâu sắc, cám ơn Quý Thầy, Cô tham gia hội đồng phản biện đã dành thời
gian đọc qua và đóng góp ý kiến để đề tài đƣợc hoàn thiện hơn.
Cuối lời em xin kính chúc mọi ngƣời luôn dồi dào sức khoẻ và công tác
tốt.
Cần Thơ, ngày 22 tháng 11 năm 2013

Ngƣời thực hiện

Võ Đại Nhơn

Trang i


TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày 22 tháng 11 năm 2013
Ngƣời thực hiện

Võ Đại Nhơn

Trang ii


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................

..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
.....................................................................................................................
................, ngày

Trang iii

tháng
năm 2013
Thủ trƣởng đơn vị


MỤC LỤC
Trang
Chƣơng 1: GIỚI THIỆU ...................................................................................1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................................1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ......................................................................1
1.2.1 Mục tiêu chung .......................................................................................1
1.2.2 Mục tiêu cụ thể .......................................................................................2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................................2
1.3.1 Không gian ..............................................................................................2
1.3.2 Thời gian..................................................................................................2
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu .............................................................................2
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............3
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN .....................................................................................3
2.1.1 Khái niệm phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận ......3
2.1.2 Mục đích của phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận ..3
2.1.3 Báo cáo thu nhập dạng đảm phí ..............................................................3
2.1.4 Các chỉ tiêu trong phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi
nhuận .................................................................................................................4
2.1.5 Phân tích hòa vốn ....................................................................................9
2.1.6 Phân tích kết cấu hàng bán ....................................................................14
2.1.7 Hạn chế của mô hình phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi
nhuận ...............................................................................................................14
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................................................15
2.2.1 Phƣơng pháp thu thâ ̣p số liê ̣u ................................................................15
2.2.2 Phƣơng pháp phân tić h số liê ̣u ..............................................................15
Chƣơng 3 : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KINH
DOANH CHẾ BIẾN THỦY SẢN VÀ XUẤT NHẬP KHẨU QUỐC VIỆT
......................................................................................................................17

Trang iv


3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TNHH KINH
DOANH CHẾ BIẾN THỦY SẢN VÀ XUẤT NHẬP KHẨU QUỐC VIỆT ..

...................................................................................................................17
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty ....................................17
3.1.2 Tổng quan về công ty ..........................................................................17
3.1.3 Chế độ áp dụng tại công ty ...................................................................18
3.2 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, MỤC TIÊU VÀ PHƢƠNG HƢỚNG PHÁT
TRIỂN CỦA CÔNG TY ................................................................................19
3.2.1 Chức năng chính của công ty ...............................................................19
3.2.2 Nhiệm vụ chính của công ty ..................................................................19
3.2.3 Mục tiêu và phƣơng hƣớng phát triển của công ty trong thời gian tới......
...........................................................................................................20
3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY VÀ NHIỆM
VỤ CỦA CÁC PHÕNG BAN ........................................................................20
3.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty .........................................20
3.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban ..........................................23
3.4 TỔ CHỨC KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY..................................................24
3.4.1 Tổ chức công tác kế toán ......................................................................24
3.4.2 Tổ chức bộ máy kế toán ........................................................................26
3.5 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG
TY TRONG THỜI GIAN 3 NĂM 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM
2013 ................................................................................................................27
3.6 NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN HIỆN NAY VÀ PHƢƠNG
HƢỚNG HOẠT ĐỘNG TRONG THỜI GIAN SẮP TỚI CỦA CÔNG TY ....
...................................................................................................................33
3.6.1 Những thuận lợi ....................................................................................33
3.6.2 Những khó khăn ....................................................................................34
3.6.3 Phƣơng hƣớng hoạt động trong thời gian sắp tới của công ty ..............34
Chƣơng 4 : PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƢỢNG – LỢI
NHUẬN TẠI CÔNG TY TNHH KINH DOANH CHẾ BIẾN THỦY SẢN
VÀ XUẤT NHẬP KHẨU QUỐC VIỆT .......................................................36


Trang v


4.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH DOANH CÁC MẶT HÀNG CỦA
CÔNG TY TNHH KINH DOANH CHẾ BIẾN THỦY SẢN VÀ XUẤT
NHẬP KHẨU QUỐC VIỆT .........................................................................36
4.2 PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP CHI PHÍ THEO CĂN CỨ ỨNG XỬ CỦA
CHI PHÍ TẠI CÔNG TY TNHH KINH DOANH CHẾ BIẾN THỦY SẢN VÀ
XUẤT NHẬP KHẨU QUỐC VIỆT .............................................................41
4.2.1 Phân tích chi phí theo căn cứ ứng xử của chi phí .................................41
4.2.2 Tổng hợp chi phí....................................................................................50
4.3 BÁO CÁO THU NHẬP THEO SỐ DƢ ĐẢM PHÍ ...............................51
4.3.1 Số dƣ đảm phí .......................................................................................51
4.3.2 Tỷ lệ số dƣ đảm phí ...............................................................................52
4.3.3 Kết cấu chi phí .......................................................................................55
4.3.4 Đòn cân hoạt động (đòn bẩy kinh doanh) .............................................56
4.4 PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƢỢNG – LỢI NHUẬN
...................................................................................................................57
4.4.1 Phân tích điểm hòa vốn ........................................................................57
4.4.2 Đồ thị hòa vốn và đồ thị lợi nhuận ........................................................61
4.4.3 Ứng dụng phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận vào
lựa chọn phƣơng án kinh doanh ......................................................................66
4.4.4 Lựa chọn phƣơng án kinh doanh dựa trên kết quả phân tích mối quan hệ
chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận .....................................................................73
4.4.5 Mối quan hệ giữa điểm hòa vốn và giá bán ..........................................75
Chƣơng 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH KINH DOANH CHẾ BIẾN THỦY
SẢN VÀ XUẤT NHẬP KHẨU QUỐC VIỆT ..............................................77
5.1 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH
DOANH ..........................................................................................................77

5.1.1 Giải pháp về doanh thu ..........................................................................78
5.1.2 Giải pháp về chi phí ...............................................................................78
5.1.3 Giải pháp về thị trƣờng tiêu thụ.............................................................80
5.1.4 Giải pháp về con ngƣời .........................................................................80

Trang vi


5.2 GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN PHƢƠNG ÁN KINH DOANH SAU KHI
LỰA CHỌN TỪ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ....................................................81
Chƣơng 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................81
6.1 KẾT LUẬN ..............................................................................................82
6.2 KIẾN NGHỊ .............................................................................................82
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................84
PHỤ LỤC ......................................................................................................85

Trang vii


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Quốc Việt qua 3
năm 2010 – 2012 ...........................................................................................28
Bảng 3.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Quốc Việt 6
tháng đầu năm 2013 ........................................................................................32
Bảng 4.1 Doanh thu và sản lƣợng tiêu thụ các mặt hàng của công ty Quốc Việt
qua 3 năm 2010 – 2012 .................................................................................37
Bảng 4.2 Doanh thu và sản lƣợng tiêu thụ các mặt hàng của công ty Quốc Việt
6 tháng đầu năm 2013 .....................................................................................37
Bảng 4.3 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của công ty Quốc Việt 6 tháng đầu

năm 2013 ........................................................................................................42
Bảng 4.4 Chi phí nhân công trực tiếp của công ty Quốc Việt 6 tháng đầu năm
2013 ................................................................................................................43
Bảng 4.5 Chi phí sản xuất chung của công ty Quốc Việt 6 tháng đầu năm 2013
......................................................................................................................43
Bảng 4.6 Chi tiết định phí sản xuất chung của công ty Quốc Việt 6 tháng đầu
năm 2013 ........................................................................................................44
Bảng 4.7 Chi tiết định phí sản xuất chung đơn vị từng mặt hàng của công ty
Quốc Việt 6 tháng đầu năm 2013 ...................................................................45
Bảng 4.8 Chi tiết biến phí sản xuất chung của công ty Quốc Việt 6 tháng đầu
năm 2013.........................................................................................................45
Bảng 4.9 Chi tiết biến phí sản xuất chung đơn vị từng mặt hàng của công ty
Quốc Việt 6 tháng đầu năm 2013 ...................................................................46
Bảng 4.10 Chi phí bán hàng của công ty Quốc Việt 6 tháng đầu năm 2013 ......
......................................................................................................................46
Bảng 4.11 Chi tiết định phí bán hàng của công ty Quốc Việt 6 tháng đầu năm
2013 ................................................................................................................47
Bảng 4.12 Chi tiết định phí bán hàng đơn vị từng mặt hàng của công ty Quốc
Việt 6 tháng đầu năm 2013 .............................................................................47
Bảng 4.13 Chi tiết biến phí bán hàng của công ty Quốc Việt 6 tháng đầu năm
2013 ................................................................................................................47

Trang viii


Bảng 4.14 Chi tiết biến phí bán hàng đơn vị từng mặt hàng của công ty Quốc
Việt 6 tháng đầu năm 2013 .............................................................................48
Bảng 4.15 Chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty Quốc Việt 6 tháng đầu
năm 2013.........................................................................................................48
Bảng 4.16 Chi tiết định phí quản lý doanh nghiệp của công ty Quốc Việt 6

tháng đầu năm 2013 ........................................................................................49
Bảng 4.17 Chi tiết định phí quản lý doanh nghiệp đơn vị từng mặt hàng của
công ty Quốc Việt 6 tháng đầu năm 2013 ......................................................49
Bảng 4.18 Chi tiết biến phí quản lý doanh nghiệp của công ty Quốc Việt 6
tháng đầu năm 2013 ........................................................................................49
Bảng 4.19 Chi tiết biến phí quản lý doanh nghiệp đơn vị từng mặt hàng của
công ty Quốc Việt 6 tháng đầu năm 2013 ......................................................50
Bảng 4.20 Tổng hợp chi phí của công ty Quốc Việt 6 tháng đầu năm 2013 .....
......................................................................................................................50
Bảng 4.21 Báo cáo thu nhập dạng đảm phí của công ty Quốc Việt 6 tháng đầu
năm 2013 ........................................................................................................51
Bảng 4.22 Báo cáo thu nhập dạng đảm phí chi tiết đơn vị của công ty Quốc
Việt 6 tháng đầu năm 2013 .............................................................................51
Bảng 4.23 Tỷ lệ số dƣ đảm phí các mặt hàng của công ty Quốc Việt 6 tháng
đầu năm 2013 .................................................................................................52
Bảng 4.24 Báo cáo thu nhập dạng đảm phí theo dự kiến mặt hàng tôm sú của
công ty Quốc Việt 6 tháng cuối năm 2013 .....................................................54
Bảng 4.25 Báo cáo thu nhập dạng đảm phí theo dự kiến mặt hàng tôm thẻ của
công ty Quốc Việt 6 tháng cuối năm 2013 .....................................................54
Bảng 4.26 Báo cáo thu nhập dạng đảm phí theo dự kiến mặt hàng tôm sắt của
công ty Quốc Việt 6 tháng cuối năm 2013 .....................................................54
Bảng 4.27 Cơ cấu chi phí các mặt hàng của công ty Quốc Việt 6 tháng đầu
năm 2013 ........................................................................................................55
Bảng 4.28 Đòn bẩy kinh doanh các mặt hàng của công ty Quốc Việt 6 tháng
đầu năm 2013 .................................................................................................56
Bảng 4.29 Sản lƣợng hòa vốn các mặt hàng của công ty Quốc Việt 6 tháng đầu
năm 2013.........................................................................................................57

Trang ix



Bảng 4.30 Doanh thu hòa vốn các mặt hàng của công ty Quốc Việt 6 tháng
đầu năm 2013 .................................................................................................58
Bảng 4.31 Thời gian hòa vốn các mặt hàng của công ty Quốc Việt 6 tháng đầu
năm 2013.........................................................................................................58
Bảng 4.32 Tỷ lệ hòa vốn các mặt hàng của công ty Quốc Việt 6 tháng đầu
năm 2013.........................................................................................................59
Bảng 4.33 Số dƣ an toàn các mặt hàng của công ty Quốc Việt 6 tháng đầu năm
2013 ................................................................................................................60
Bảng 4.34 Tỷ lệ số dƣ an toàn các mặt hàng của công ty Quốc Việt 6 tháng
đầu năm ...........................................................................................................60
Bảng 4.35 Báo cáo thu nhập dạng đảm phí, kết quả phân tích hòa vốn các mặt
hàng của công ty Quốc Việt 6 tháng đầu năm 2013 .......................................61
Bảng 4.36 Lợi nhuận tăng thêm khi thực hiện phƣơng án 1 .........................67
Bảng 4.37 Lợi nhuận tăng thêm khi thực hiện phƣơng án 2 ..........................68
Bảng 4.38 Lợi nhuận tăng thêm khi thực hiện phƣơng án 3 ..........................69
Bảng 4.39 Lợi nhuận tăng thêm khi thực hiện phƣơng án 4 ..........................70
Bảng 4.40 Lợi nhuận tăng thêm khi thực hiện phƣơng án 5 ..........................71
Bảng 4.41 Báo cáo thu nhập của công ty Quốc Việt 6 tháng đầu năm 2013 ....
......................................................................................................................71
Bảng 4.42 Phân tích kết cấu hàng bán trƣờng hợp 1 ......................................72
Bảng 4.43 Phân tích kết cấu hàng bán trƣởng hợp 2 ......................................72
Bảng 4.44 Báo cáo thu nhập khi thay đổi kết cấu hàng bán của công ty Quốc
Việt................................................................................................................. 72
Bảng 4.45 Phân tích các chỉ tiêu để đạt đƣợc mục tiêu lợi nhuận ................. 73
Bảng 4.46 Mối quan hệ giữa giá bán và điểm hòa vốn ..................................75

Trang x



DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 3.1 Thƣơng hiệu của công ty Quốc Việt ............................................... 18
Hình 3.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty Quốc Việt ........22
Hình 3.3 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính ....25
Hình 3.4 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty Quốc Việt ...................26
Hình 4.1 Doanh thu các mặt hàng của công ty Quốc Việt qua 3 năm 2010 –
2012 ................................................................................................................38
Hình 4.2 Sản lƣợng các mặt hàng của công ty Quốc Việt qua 3 năm 2010 –
2012 ................................................................................................................39
Hình 4.3 Doanh thu các mặt hàng của công ty Quốc Việt 6 tháng đầu năm
2013 ...............................................................................................................40
Hình 4.4 Sản lƣợng các mặt hàng của công ty Quốc Việt 6 tháng đầu năm
2013 ................................................................................................................40
Hình 4.5 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất tôm tƣơi đông Block, IQF, SEMI
IQF của công ty Quốc Việt ............................................................................41
Hình 4.6 Tỷ lệ số dƣ đảm phí các mặt hàng của công ty Quốc Việt 6 tháng đầu
năm 2013 ........................................................................................................53
Hình 4.7 Cơ cấu chi phí các mặt hàng của công ty Quốc Việt 6 tháng đầu năm
2013 ..............................................................................................................55
Hình 4.8 Tỷ lệ hòa vốn các mặt hàng của công ty Quốc Việt 6 tháng đầu năm
2013 ...............................................................................................................59
Hình 4.9 Đồ thị hòa vốn của mặt hàng tôm sú ..............................................62
Hình 4.10 Đồ thị lợi nhuận của mặt hàng tôm sú ..........................................62
Hình 4.11 Đồ thị hòa vốn của mặt hàng tôm thẻ ............................................63
Hình 4.12 Đồ thị lợi nhuận của mặt hàng tôm thẻ ..........................................64
Hình 4.13 Đồ thị hòa vốn của mặt hàng tôm sắt ............................................65
Hình 4.14 Đồ thị lợi nhuận của mặt hàng tôm sắt ..........................................65

Trang xi



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
 Danh mục từ viết tắt tiếng Việt
TNHH

:

Trách nhiệm hữu hạn

TSCĐ

:

Tài sản cố định

GTGT

:

Giá trị gia tăng

BH & CCDC :

Bán hàng và cung cấp dịch vụ

HĐTC

:


Hoạt động tài chính

QLDN

:

Quản lý doanh nghiệp

HĐKD

:

Hoạt động kinh doanh

TNDN

:

Thu nhập doanh nghiệp

CP NVLTT :

Chi phí nguyện vật liệu trực tiếp

CP NCTT

:

Chi phí nhân công trực tiếp


CP SXC

:

Chi phí sản xuất chung

CP BH

:

Chi phí bán hàng

CP QLDN

:

Chi phí quản lý doanh nghiệp

 Danh mục từ viết tắt tiếng Anh
HACCP

:

Hazard Analysis And Critical Control Points
(Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn)

GMP

:


Good Manufacturing Practices
(Tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt)

SSOP

:

Sanitation Standard Operating Procedures
(Quy trình làm vệ sinh và thủ tục kiểm soát vệ sinh)

FOS

:

Friend of the Sea
(Chứng nhận bền vững độc lập)

BAP

:

Best Aquaculture Practices
(Chứng nhận nuôi trồng thủy sản tốt nhất)

BRC

:

British Retail Consortium
(Hiệp hội bán lẻ nƣớc Anh)


Trang xii


ISO

:

International Organization for Standardization
(Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa)

DOC

:

United States Department of Commerce
(Bộ Thƣơng mại Hoa Kỳ)

Trang xiii


CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Nền kinh tế thị trƣờng Việt Nam đã có những bƣớc tiến vƣợt bậc sau hai
thập kỷ đổi mới của Chính phủ. Biểu hiện của nó là việc chúng ta mở rộng
đƣợc thị trƣờng xuất khẩu, không chỉ các nƣớc trong trong khu vực, châu lục
mà còn là ở các nƣớc châu Mỹ, châu Âu,… Xuất khẩu thủy sản cũng là một
ngành chiến lƣợc của nƣớc ta trong thời gian vừa qua, sản lƣợng thủy sản của
nƣớc ta đƣợc đƣa đến các nƣớc trên không ngừng tăng.

Tuy nhiên, những năm trở lại đây nền kinh tế thế giới đang bị khủng hoảng
làm ảnh hƣởng đến nền kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam cũng không là
một ngoại lệ. Sự khủng hoảng này đã làm ảnh hƣởng đến sản lƣợng thủy sản
đem xuất khẩu kéo theo sự suy giảm về lợi nhuận, đƣa chúng ta vào một thách
thức. Đó là làm sao vực dậy đƣợc thị trƣờng xuất khẩu thủy sản, thử thách này
đã tạo áp lực không nhỏ cho các nhà quản trị doanh nghiệp trong việc lập kế
hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả để tồn tại và phát
triển trong nền kinh tế thị trƣờng đầy khắc nghiệt. Qua đó, thực hiện đƣợc mục
tiêu tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa lợi nhuận.
Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) kinh doanh chế biến thủy sản và
xuất nhập khẩu Quốc Việt là một doanh nghiệp có nhiều năm kinh nghiệm
trong việc chế biến và xuất khẩu thủy sản. Đối mặt với những khó khăn trên,
nhà quản trị của công ty đã có những động thái tích cực để xây dựng chiến
lƣợc và chính sách kinh doanh. Kế toán quản trị đã trở thành nội dụng quan
trọng và cần thiết cho các nhà quản trị. Trong đó phân tích mối quan hệ chi phí
– khối lƣợng – lợi nhuận đã tỏ ra là một công cụ hữu ích cho nhà quản trị khi
chọn lọc thông tin phù hợp trong quá trình ra quyết định, góp phần đƣa công
ty ngày càng phát triển. Để thấy rõ sự hữu ích đó, tôi đã quyết định chọn đề
tài: “ Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận tại Công ty
TNHH kinh doanh chế biến thủy sản và xuất nhập khẩu Quốc Việt”. Qua
đề tài này, tôi muốn vận dụng những kiến thức mình đã học đƣợc vào thực tiễn
để hoàn thiện kiến thức của bản thân, góp phần vào sự thành công trong công
việc cho bản thân và trong sự phát triển của công ty.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích mối quan hệ chi phí, khối lƣợng, lợi nhuận tại công ty
TNHH kinh doanh chế biến thủy sản và xuất nhập khẩu Quốc Việt, từ đó đề ra

Trang 1



các giải pháp để công ty quản lý tốt chi phí sản xuất kinh doanh và hoạt động
một cách có hiệu quả.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Tìm hiểu, đánh giá khái quát tình hình hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty TNHH kinh doanh chế biến thủy sản và xuất nhập
khẩu Quốc Việt.
Mục tiêu 2: Phân tích mối quan hệ chi phí, khối lƣợng, lợi nhuận, các
yếu tố ảnh hƣởng đến chi phí, lợi nhuận và ứng dụng vào lựa chọn phƣơng án
kinh doanh dựa trên kết quả phân tích.
Mục tiêu 3: Đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh và khắc phục các hạn chế còn tồn tại ở công ty TNHH kinh
doanh chế biến thủy sản và xuất nhập khẩu Quốc Việt.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Không gian
Đề tài đƣợc thực hiện tại Công ty TNHH kinh doanh chế biến thủy sản
và xuất nhập khẩu Quốc Việt.
1.3.2. Thời gian
Đề tài này đƣợc thực hiện từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2013.
Đề tài chủ yếu lấy số liệu kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
trong 3 năm 2010, 2011, 2012 và số liệu về chi phí sản xuất, phân tích mối
quan hệ chi phí, khối lƣợng, lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2013.
1.3.3. Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến mối quan hệ chi phí – khối
lƣợng – lợi nhuận tại công ty TNHH kinh doanh chế biến thủy sản và xuất
nhập khẩu Quốc Việt.

Trang 2



CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Khái niệm phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi
nhuận
Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận là sự nghiên cứu,
đi sâu vào phân tích các mối quan hệ của các yếu tố làm ảnh hƣởng đến tình
hình lợi nhuận của doanh nghiệp nhƣ giá bán sản phẩm, khối lƣợng sản phẩm
bán ra, các yếu tố chi phí khả biến, các yếu tố chi phí bất biến, kết cấu hàng
bán,…
Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận là công cụ hữu
ích và có ý nghĩa vô cùng quan trọng để khai thác tất cả tiềm năng của doanh
nghiệp, là cơ sở để các nhà quản trị doanh nghiệp ra các quyết định: chọn dây
chuyền sản xuất, định giá sản phẩm, chiến lƣợc kinh doanh của công ty,… (Lê
Phƣớc Hƣơng, 2011, trang 58)
2.1.2 Mục đích của phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi
nhuận
Mục đích của phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận là
phân tích cấu trúc chi phí của công ty hay nói cách khác là nhằm phân tích rủi
ro từ cơ cấu chi phí đã phân tích. Dựa trên những dự báo về khối lƣợng đạt
đƣợc, doanh nghiệp sẽ tiến hành đƣa ra cơ cấu chi phí phù hợp để thực hiện
mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp.
Vì vậy, để thực hiện phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi
nhuận kế toán viên cần nắm vững cách ứng xử của chi phí để tách chi phí của
doanh nghiệp thành chi phí khả biến, chi phí bất biến, bên cạnh đó nắm rõ báo
cáo thu nhập dạng đảm phí vì nó giúp nhà quản trị nhận biết các ảnh hƣởng
đến lợi nhuận từ việc thay đổi sản lƣợng bán ra, đồng thời nắm rõ các chỉ tiêu
trong khi phân tích mối quan hệ này. (Tập thể tác giả khoa Kế toán – Kiểm
toán, 2000, trang 70)
2.1.3 Báo cáo thu nhập dạng đảm phí

2.1.3.1 Báo cáo thu nhập dạng đảm phí
Báo cáo thu nhập dạng đảm phí là báo cáo mà trong đó chi phí sản xuất
kinh doanh đƣợc tách ra thành chi phí khả biến và chi phí bất biến đồng thời
tính chỉ tiêu số dƣ đảm phí đơn vị, nó đƣợc sử dụng làm kế hoạch nội bộ và
cũng nhƣ là một công cụ để các nhà quản trị doanh nghiệp ra quyết định.

Trang 3


Bảng 2.1: Báo cáo thu nhập theo số dƣ đảm phí dạng tổng quát
Doanh thu
xxxxxx
Chi phí khả biến
xxxxx
Số dƣ đảm phí
xxxx
Chi phí bất biến
xxx
Lợi nhuận
xx
2.1.3.2 So sánh báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí (kế toán quản
trị) với báo cáo thu nhập theo chức năng chi phí (kế toán tài chính)
Báo cáo theo số dƣ đảm phí Báo cáo theo chức năng chi phí
Doanh thu
xxxxx Doanh thu
xxxxx
Chi phí khả biến
xxxx Giá vốn hàng bán
xxxx
Số dƣ đảm phí

xxx Lãi gộp
xxx
Chi phí bất biến
xx Chi phí kinh doanh
xx
Lợi nhuận
x Lợi nhuận
x
Điểm khác nhau cơ bản giữa hai báo cáo trên đó là tên gọi và vị trí của
các loại chi phí. Báo cáo thu nhập theo số dƣ đảm phí cho chúng ta biết đƣợc
cách ứng xử của chi phí trong quá trình sản xuất sản phẩm, từ đó chúng ta có
thể phân tích mối quan hệ chi phí, khối lƣợng, lợi nhuận để xác định đƣợc đòn
bẩy hoạt động, xác định sự tác động lên lợi nhuận khi thay đổi sản lƣợng bán
ra và có chức năng là phục vụ cho nhà quản trị trong việc ra quyết định sản
xuất kinh doanh, cũng nhƣ việc có nên chấp nhận một đơn đặt hàng hay
không. Còn báo cáo thu nhập theo chức năng chi phí sẽ cho chúng ta biết đƣợc
kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm phục vụ cho các đối tƣợng bên
ngoài doanh nghiệp, nó không thể giúp nhà quản trị doanh nghiệp xác định
đƣợc điểm hòa vốn, giải quyết mối quan hệ chi phí, khối lƣợng, lợi nhuận.
2.1.4 Các chỉ tiêu trong phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng
lợi nhuận
2.1.4.1 Số dư đảm phí
Số dƣ đảm phí là một chỉ tiêu biểu hiện chênh lệch giữa thu nhập
(doanh thu) với biến phí hoạt động sản xuất kinh doanh. Số dƣ đảm phí trƣớc
hết dùng để bù đắp định phí và phần còn lại chính là lợi nhuận. Số dƣ đảm phí
có thể tính cho tất cả các loại sản phẩm, một loại sản phẩm và một đơn vị sản
phẩm. (Tập thể tác giả khoa Kế toán – Kiểm toán, 2000, trang 70)
(2.1)
Số dƣ đảm phí
Doanh

Biến phí
=

toàn bộ sản phẩm
thu
toàn bộ sản phẩm
Vậy phần đóng góp là phần còn lại của giá bán đơn vị sản phẩm sau khi trừ
cho biến phí đơn vị.

Trang 4


Số dƣ đảm phí
đơn vị

Giá bán
=

đơn vị

Biến phí



(2.2)

đơn vị

Nếu đặt: x là sản lƣợng đã tiêu thụ
g là giá bán đơn vị


a là biến phí đơn vị
b là tổng chi phí bất biến
P là lợi nhuận
Ta có báo cáo thu nhập theo số dƣ đảm phí nhƣ sau:
Bảng 2.2: Báo cáo thu nhập dạng đảm phí chi tiết cho đơn vị
Chỉ tiêu
Tổng số
Tính cho đơn vị
gx
g
Doanh thu
Chi phí khả biến
a
ax
g
a
( g  a) x
Số dƣ đảm phí
Chi phí bất biến
b
g a
( g  a) x  b
Lợi nhuận
Từ báo cáo thu nhập tổng quát trên ta xét các trƣờng hợp sau:
 Khi không hoạt động, x  0 , lợi nhuận doanh nghiệp đạt đƣợc:
P  b , điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp lỗ bằng với khoản chi phí
bất biến.
 Khi hoạt động tại sản lƣợng mà ở đó số dƣ đảm phí bằng chi phí bất
biến, nói cách khác đó là sản lƣợng tại điểm hòa vốn x , lợi nhuận doanh

hv

nghiệp đạt đƣợc: P  0 , điều này nghĩa là doanh nghiệp đã hòa vốn:
( g  a) x  b
hv

x 
hv

b
g a

Vậy:
Sản lƣợng hòa vốn

(2.3)

Chi phí bất biến



Số dƣ đảm phí đơn vị

x  x , lợi nhuận doanh nghiệp đạt đƣợc:

 Tại sản lƣợng

1

hv


P1  ( g  a) x1  b , điều này có nghĩa doanh nghiệp đã có lợi nhuận.
 Tại sản lƣợng x  x  x , lợi nhuận doanh nghiệp lúc này là:
2

1

hv

P2  ( g  a) x2  b .
Nhƣ vậy khi sản lƣợng tăng một lƣợng: x  x  x
2

Thì lợi nhuận tăng một lƣợng là: P  P  P
2

Trang 5

1

1


 P  ( g  a)( x  x )
2

1

Vậy: P  ( g  a)( x  x )
2


1

Kết luận: Thông qua khái niệm số dƣ đảm phí ta thấy đƣợc mối quan
hệ giữa sản lƣợng và lợi nhuận. Mối quan hệ đó là nếu sản lƣợng tăng một
lƣợng thì lợi nhuận tăng lên một lƣợng bằng sản lƣợng tăng lên nhân cho số
dƣ đảm phí đơn vị (khi doanh nghiệp đã vƣợt qua điểm hòa vốn).
Số dƣ đảm phí có nhƣợc điểm là chƣa cung cấp cho ngƣời quản lý có cái
nhìn tổng quát ở góc độ toàn bộ tổ chức khi kinh doanh nhiều loại sản phẩm
hay dịch vụ, bởi vì sản lƣợng của từng sản phẩm hay dịch vụ không thể tổng
hợp ở toàn doanh nghiệp. Vì thế đôi khi làm cho ngƣời quản lý dễ nhầm lẫn
trong việc ra quyết định, bởi tƣởng rằng doanh thu của những sản phẩm có số
dƣ đảm phí lớn thì lợi nhuận tăng lên, nhƣng điều này có khi hoàn toàn ngƣợc
lại. Để khắc phục những nhƣợc điểm trên của số dƣ đảm phí, ta kết hợp sử
dụng khái niệm tỷ lệ số dƣ đảm phí.
2.1.4.2 Tỷ lệ số dư đảm phí
Tỷ lệ số dƣ đảm phí là một chỉ tiêu biểu hiện mối quan hệ tỷ lệ giữa số
dƣ đảm phí với doanh thu. Chỉ tiêu này có thể tính cho tất cả các loại sản
phẩm, một loại sản phẩm (cũng bằng một đơn vị sản phẩm).
(2.4)
g a
Tỷ lệ số dư đảm phí 
100 %
g
Từ những dữ kiện đã nêu trong báo cáo thu nhập ở phần trên, ta có:
 Tại sản lƣợng x , ta có doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp lần
1

lƣợt là gx và P1  ( g  a) x1  b .
1


 Tại sản lƣợng x , ta có doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp lần
2

lƣợt là gx và P2  ( g  a) x2  b
2

Nhƣ vậy, doanh thu tăng 1 lƣợng   gx  gx thì lợi nhuận của doanh
2

1

nghiệp là:

P  P  P
2

1

 P  ( g  a)( x2  x1 )
Vậy:  P 

( g  a)( x  x )
2

g

1

g


Kết luận: Thông qua khái niệm tỷ lệ số dƣ đảm phí ta thấy đƣợc mối
quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận, mối quan hệ đó là: nếu doanh thu tăng
một lƣợng thì lợi nhuận tăng một lƣợng bằng doanh thu tăng lên nhân cho tỷ lệ
số dƣ đảm phí.
Trang 6


Từ kết luận trên, ta rút ra hệ quả sau:
 “Nếu tăng cùng một lƣợng doanh thu ở tất cả những sản phẩm, những
lĩnh vực, những bộ phận, những xí nghiệp,…thì những xí nghiệp, những bộ
phận nào có tỷ lệ số dƣ đảm phí lớn thì lợi nhuận tăng lên càng nhiều trong
ngắn hạn.
 Quan hệ giữa mức tăng lợi nhuận với tỷ lệ số dƣ đảm phí và mức tăng
doanh thu chỉ ra cho nhà quản trị những lựa chọn thích hợp về những sản
phẩm, bộ phận khi chỉ có khả năng gia tăng doanh thu ở một mức giới hạn.
 Tuy nhiên, mối quan hệ này cũng chỉ ra một xu hƣớng tiêu cực mà
chúng ta cần phải thận trọng là để tăng lợi nhuận trong điều kiện giới hạn về
khả năng tăng doanh thu hay những ƣu thế của những sản phẩm, bộ phận có tỷ
lệ số dƣ đảm phí lớn các nhà quản trị thƣờng chỉ chú trọng đầu tƣ vào những
sản phẩm, bộ phận có số dƣ đảm phí lớn vì vậy rất dễ bỏ qua những cơ hội
kinh doanh làm suy giảm năng lực cạnh tranh trong tƣơng lai.” (Huỳnh Lợi,
2007, trang 231)
2.1.4.3 Kết cấu chi phí
Kết cấu chi phí là một chỉ tiêu thể hiện tỷ trọng từng loại chi phí (biến
phí, định phí) trong tổng chi phí.
“Kết cấu chi phí vừa thể hiện vị trí từng bộ phận chi phí của doanh
nghiệp, vừa là kết quả của một quá trình đầu tƣ và sử dụng ngắn hạn, dài hạn
về cơ sở vật chất, trình độ quản lý doanh nghiệp”. (Huỳnh Lợi, 2007, trang
232)

Các doanh nghiệp thƣờng hoạt động theo dạng kết cấu sau đây:
+ Những doanh nghiệp có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng lớn thì chi phí
khả biến chiếm tỷ trọng nhỏ, từ đây kéo theo tỷ lệ số dƣ đảm phí lớn; Nếu
tăng, giảm doanh thu thì lợi nhuận tăng, giảm nhiều hơn. Những doanh nghiệp
sử dụng kết cấu chi phí này thƣờng là doanh nghiệp có mức đầu tƣ lớn, vì vậy
nếu gặp thuận lợi sẽ phát triển với tốc độ nhanh, và nếu gặp rủi ro trong kinh
doanh thì doanh thu giảm thì lợi nhuận cũng giảm nhanh, nghiêm trọng hơn
sản phẩm không tiêu thụ đƣợc sẽ dẫn đến phá sản.
+ Ngƣợc lại, những doanh nghiệp còn lại thì có chi phí khả biến chiếm
tỷ trọng lớn thì chi phí bất biến chiếm tỷ trọng nhỏ, điều này làm tỷ lệ số dƣ
đảm phí nhỏ; Nếu tăng, giảm doanh thu thì lợi nhuận tăng, giảm ít hơn. Kết
cấu chi phí này phù hợp với doanh nghiệp có mức đầu tƣ thấp vì vậy tốc độ
phát triển chậm, nhƣng gặp rủi ro và sản phẩm tiêu thụ đƣợc ít, hoặc không
tiêu thụ đƣợc thì không có nhiều thiệt hại.
Qua hai dạng kết cấu trên, chúng ta thấy đƣợc rằng không một kết cấu
chi phí nào là tối ƣu cho tất cả các doanh nghiệp. Bởi vì, trong điều kiện sản

Trang 7


lƣợng tiêu thụ tăng trƣởng thì doanh nghiệp sử dụng chi phí bất biến nhiều
hơn sẽ có khả năng tạo ra lợi nhuận nhiều hơn, có ƣu thế cạnh tranh về chi phí
và trong điều kiện ngƣợc lại thì sẽ có khả năng chống đỡ tổn thất tốt hơn. Vì
vậy, các nhà quản trị cần quan tâm là phải biết kết hợp những tiềm lực của
doanh nghiệp, tình hình kinh tế để lựa chọn và xây dựng một kết cấu chi phí
thích hợp, linh hoạt theo từng thời kỳ. (Lê Phƣớc Hƣơng, 2011, trang 69)
2.1.4.4 Đòn cân hoạt động (hay đòn bẩy kinh doanh)
Đòn cân hoạt động hay đòn bẩy kinh doanh là khái niệm phản ánh mối
quan hệ giữa tốc độ tăng lợi nhuận và tốc độ tăng doanh thu, sản lƣợng bán ra
và tốc độ tăng lợi nhuận bao giờ cũng lớn hơn tốc độ tăng doanh thu. Vì vậy,

đòn cân hoạt động cho chúng ta thấy với một tốc độ tăng nhỏ của doanh thu,
sản lƣợng bán ra sẽ tạo ra một tốc độ tăng lớn về lợi nhuận. (Bùi Văn Trƣờng,
2008, trang 51)
(2.5)
Tốc độ tăng lợi nhuận
Đòn bẩy kinh doanh 
>1
Tốc độ tăng doanh thu (sản lƣợng)
Áp dụng điều này vào hai doanh nghiệp có cùng doanh thu và lợi nhuận,
chỉ khác nhau về kết cấu chi phí nhƣ đã đề cập ở phần trên. Khi tăng cùng một
lƣợng doanh thu, doanh nghiệp có kết cấu chi phí là chi phí bất biến chiếm tỷ
trọng lớn, tỷ lệ số dƣ đảm phí lớn thì lợi nhuận tăng lên càng nhiều và đòn bẩy
hoạt động sẽ lớn hơn.
Với những dữ kiện đã cho trong bảng báo cáo thu nhập dạng đảm phí ở
trên, ta có:
 Khi doanh nghiệp hoạt động đạt sản lƣợng x1 , ta có doanh thu và lợi
nhuận của doanh nghiệp lần lƣợt là: gx và P1  ( g  a) x1  b .
1

 Tƣơng tự nhƣ vậy, khi doanh nghiệp đạt sản lƣợng x 2 , thì doanh thu là

gx2 và lợi nhuận P2  ( g  a) x2  b
Ta tính đƣợc những chỉ tiêu sau:
P2  P1
Tốc độ tăng lợi

nhuận
P1

Tốc độ tăng doanh thu


100 %



Trang 8



g ( x2  x1 )

gx1

( g  a)( x2  x1 )

( g  a) x1  b

100 %


Suy ra:
Đòn bẩy kinh
doanh



( g  a)( x2  x1 )

( g  a) x1  b




g ( x2  x1 )

gx1



( g  a) x1
( g  a) x1  b

Vậy ta có công thức tính độ lớn đòn bẩy kinh doanh nhƣ sau:
Độ lớn đòn bẩy
kinh doanh

(2.6)

Số dƣ đảm phí



Lợi nhuận

Kết luận: Qua đây ta thấy rằng tại một mức doanh thu, sản lƣợng đạt
đƣợc cho sẵn ta sẽ xác định đƣợc đòn bẩy kinh doanh tại điểm đó và nếu
chúng ta dự kiến đƣợc việc tăng doanh thu sẽ dự kiến đƣợc tốc độ gia tăng của
lợi nhuận và ngƣợc lại. Và khi sản lƣợng tăng lên, doanh thu tăng lên, lợi
nhuận tăng lên và độ lớn đòn bẩy kinh doanh ngày càng giảm đi. Đòn bẩy kinh
doanh lớn nhất khi sản lƣợng vƣợt qua điểm hòa vốn.
Ta có:

( g  a) x1  b  b
( g  a) x1
b
Đòn bẩy
1



kinh doanh
( g  a) x1  b
( g  a) x1  b
( g  a) x1  b
Hay:
Đòn bẩy kinh doanh



Chi phí bất biến
Lợi nhuận

(2.7)

1

Nhìn vào biểu thức trên cho ta thấy đƣợc, nếu lợi nhuận tăng thì làm cho
tỷ số càng nhỏ và dẫn đến đòn bẩy kinh doanh nhỏ dần.
2.1.5 Phân tích hòa vốn
Phân tích hòa vốn là một nội dung quan trọng trong quá trình phân tích
mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận. Nó cung cấp cho nhà quản trị
doanh nghiệp dữ liệu xác định đƣợc sản lƣợng, doanh thu hòa vốn, thời gian

hòa vốn từ đó giúp xác định đƣợc vùng lỗ, vùng lãi của doanh nghiệp. Bên
cạnh đó, phân tích hòa vốn giúp cho nhà quản trị doanh chủ động và tích cực
trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, có những biện
pháp giúp cho công ty hoạt động có hiệu quả hơn.
Để phân tích hòa vốn, trƣớc tiên ta sẽ đi vào xem xét điểm hòa vốn.
2.1.5.1 Điểm hòa vốn
“Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó mức doanh thu đủ trang trải mọi phí
tổn, là điểm khởi đầu để quyết định quy mô sản xuất, tiêu thụ, quy mô vốn đầu
tƣ sản xuất kinh doanh để đạt đƣợc mức lãi mong muốn phù hợp với điều kiện
kinh doanh hiện hành cũng nhƣ đầu tƣ mới hoặc đầu tƣ bổ sung”. (Lê Phƣớc
Hƣơng, 2011, trang 63)

Trang 9


Để xác định đƣợc điểm hòa vốn các doanh nghiệp sẽ sử dụng một số chỉ
tiêu mà chúng ta sẽ tìm hiểu sau đây.
2.1.5.2 Các chỉ tiêu để xác định điểm hòa vốn
a) Thời gian hòa vốn
Thời gian hòa vốn là thời gian cần thiết để doanh nghiệp sản xuất và tiêu
thụ sản phẩm trên thị trƣờng để doanh thu bằng với tổng chi phí, tại đó doanh
nghiệp không bị lỗ và cũng không có lãi trong kỳ kinh doanh của doanh
nghiệp.
(2.8)
Doanh thu hòa vốn
Thời gian hòa vốn 
Doanh thu bình quân 1 ngày
Trong đó:
(2.9)
360

Doanh thu bình

quân 1 ngày
Doanh thu trong kỳ
b) Tỷ lệ hòa vốn
Tỷ lệ hòa vốn còn đƣợc gọi là tỷ suất hay công suất hòa vốn, là tỷ lệ giữa
khối lƣợng sản phẩm hòa vốn so với tổng doanh thu đạt đƣợc trong kỳ kinh
doanh (khi chúng ta giả định giá bán không đổi).

Tỷ lệ hòa vốn



Sản lƣợng hòa vốn
Sản lƣợng tiêu thụ trong kỳ

100 %

(2.10)

Cả tỷ lệ hòa vốn và thời gian hòa vốn đều cho chúng ta biết đƣợc chất
lƣợng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nó đƣợc hiểu nhƣ là thƣớc đo
rủi ro trong kinh doanh. Trong khi thời gian hòa vốn cần phải càng ngắn càng
tốt thì tỷ lệ hòa vốn càng thấp càng an toàn hơn.
c) Số dư an toàn
Số dƣ an toàn của một doanh nghiệp đƣợc xác định là phần chênh lệch
giữa doanh thu trong kỳ và doanh thu hòa vốn. Vì vậy, nó còn có tên gọi khác
là doanh thu an toàn.
(2.11)
Số dƣ

Doanh thu
Doanh thu
=

trong kỳ
an toàn
hòa vốn

Trang 10


×