Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

lập kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp tư nhân nguyễn phú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (567.06 KB, 79 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
----------oOo----------

LÊ THỊ KIỀU OANH

LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
NGUYỄN PHÚ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kế toán tổng hợp
Mã số ngành: 52340301

Tháng 8 – Năm 2013

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
----------oOo----------

LÊ THỊ KIỀU OANH
MSSV: 4104310

LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
NGUYỄN PHÚ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


NGÀNH: Kế toán tổng hợp
Mã số ngành: 52340301

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
ĐÀM THỊ PHONG BA

Tháng 8 – Năm 2013

2


LỜI CẢM TẠ

Đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô trường Đại học Cần
Thơ, đặc biệt là quý thầy cô khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh, những
người đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt quãng thời
gian học tập và nghiên cứu tại trường.
Để hoàn thành được đề tài “Lập kế hoạch kinh doanh tại doanh nghiệp tư
nhân Nguyễn Phú”,ngoài những cố gắng của bản thân em, cô Đàm Thị Phong
Ba đã nhiệt tình giúp đỡ em rất nhiều từ những bước đầu tiên. Em xin gửi đến
cô một lời cảm ơn chân thành nhất, cảm ơn cô đã giúp em trong thời gian qua.
Em xin cảm ơn Ban Giám đốc và các anh chị trong doanh nghiệp tư nhân
Nguyễn Phú đã nhận và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong khoảng thời gian
thực tập vừa qua. Đặc biệt là Giám đốc Đinh Thị Xuân Mai và chị kế toán của
doanh nghiệp. Cảm ơn hai chị đã vui vẻ, hòa đồng, tận tình hướng dẫn, giải
thích những kiến thức thực tế rất hữu ích giúp em hoàn thành luận văn tốt
nghiệp.
Cuối cùng, em xin chúc quý thầy, cô dồi dào sức khỏe, thành công trong
công tác giảng dạy và nghiên cứu. Kính chúc các anh, chị làm việc tại doanh
nghiệp tư nhân Nguyễn Phú luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, tiếp sức cho doanh

nghiệp phát triển ngày càng mạnh hơn.
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013
Người thực hiện

Lê Thị Kiều Oanh

i


TRANG CAM KẾT

Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày ... tháng ... năm 2013
Người thực hiện

Lê Thị Kiều Oanh

ii


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
…………………………………………………
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013

iii


MỤC LỤC

Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU............................................................................. 1
1.1 Lý do chọn đề tài.................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 2
1.2.1 Mục tiêu chung.................................................................................. 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể.................................................................................. 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 2
1.3.1 Phạm vi về không gian ...................................................................... 2
1.3.2 Phạm vi về thời gian .......................................................................... 3

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 3
1.4 Lược khảo tài liệu................................................................................. 3
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 4
2.1 Cơ sở lý luận ........................................................................................ 4
2.1.1 Khái niệm, vai trò và ý nghĩa của việc lập kế hoạch kinh doanh ........ 4
2.1.2 Phân cấp và tác dụng của lập kế hoạch kinh doanh ............................ 5
2.1.3 Tiến trình lập kế hoạch kinh doanh .................................................... 5
2.1.4 Hệ thống kế hoạch kinh doanh........................................................... 5
2.2 Phương pháp nghiên cứu .....................................................................10
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu............................................................10
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu .........................................................10
Chương 3: GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN NGUYỄN
PHÚ .........................................................................................................12
3.1 Khái quát về doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Phú .................................12
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển........................................................12
3.1.2 Chức năng và nhiệm vụ ....................................................................12
3.1.3 Cơ cấu tổ chức..................................................................................13
3.1.4 Chế độ kế toán của doanh nghiệp .....................................................14

iv


3.2 Khái quát về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp .........................15
3.2.1 Các mặt hàng chủ yếu.......................................................................15
3.2.2 Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua 3 năm
(2010-2012) và 6 tháng đầu năm 2013 ......................................................15
3.2.3 Tình hình tài chính của doanh nghiệp qua 3 năm (2010-2012) và
6 tháng đầu năm 2013 ...............................................................................19
3.2.4 Tình hình tiêu thụ theo cơ cấu sản phẩm...........................................22
3.3 Phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.............................26

3.3.1 Các yếu tố môi trường vĩ mô ............................................................26
3.3.2 Các yếu tố môi trường vi mô ............................................................29
3.4 Thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển của doanh nghiệp tư
nhân Nguyễn Phú trong 6 tháng đầu năm 2014..........................................30
3.4.1 Thuận lợi và khó khăn ......................................................................30
3.4.2 Định hướng phát triển của doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm 201431
Chương 4: LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO NỘI BỘ
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN NGUYỄN PHÚ VÀO SÁU THÁNG ĐẦU
NĂM 2014 ................................................................................................33
4.1 Mục tiêu kế hoạch kinh doanh 6 tháng đầu năm 2014..........................33
4.2 Dự báo sản lượng tiêu thụ hàng của doanh nghiệp ...............................33
4.2.1 Dự báo sản lượng tiêu thụ máy tính Casio 6 tháng đầu năm 2014 .....33
4.2.2 Dự báo tổng sản lượng tiêu thụ.........................................................38
4.3 Kế hoạch bán hàng và thu tiền bán hàng..............................................39
4.3.1 Kế hoạch bán hàng ...........................................................................39
4.3.2 Kế hoạch thu tiền bán hàng...............................................................41
4.4 Kế hoạch mua hàng và thanh toán tiền mua hàng ................................43
4.4.1 Kế hoạch mua hàng .........................................................................43
4.4.2 Kế hoạch thanh toán tiền mua hàng ..................................................44
4.5 Kế hoạch sử dụng chi phí ....................................................................45
4.5.1 Định mức chi phí quản lý và bán hàng..............................................45
4.5.2 Kế hoạch chi phí quản lý ..................................................................46
v


4.5.3 Kế hoạch chi phí bán hàng và tiếp thị ...............................................48
4.6 Kế hoạch tài chính...............................................................................50
4.6.1 Kế hoạch tiền mặt.............................................................................50
4.6.2 Dự toán kết quả hoạt động kinh doanh..............................................51
4.7 Đánh giá hiệu quả kế hoạch kinh doanh 6 tháng đầu năm 2014 ...........52

4.7.1 Đánh giá định lượng .........................................................................52
4.7.2 Đánh giá định tính ............................................................................53
Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP DOANH NGHIỆP ĐẠT ĐƯỢC
HIỆU QUẢ NHƯ KẾ HOẠCH.................................................................56
5.1 Giải pháp về kinh doanh ......................................................................56
5.2 Giải pháp về tài chính..........................................................................56
5.3 Các giải pháp khác ..............................................................................57
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................58
6.1 Kết luận...............................................................................................58
6.2 Kiến nghị.............................................................................................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................60
PHỤ LỤC .................................................................................................61
Phụ lục 1 ...................................................................................................61
Phụ lục 2 ...................................................................................................64
Phụ lục 3 ...................................................................................................65
Phụ lục 4 ...................................................................................................66

vi


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua 3 năm
(2010-2012) ..............................................................................................16
Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 6 tháng đầu năm
2012 -2013 ................................................................................................17
Bảng 3.3 Một vài tỷ số tài chính từ năm 2010 đến giữa năm 2013.............19
Bảng 3.4 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trong 3 năm
(2010 – 2012)............................................................................................23
Bảng 3.5 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp 6 tháng đầu năm

2012 – 2013 ..............................................................................................23
Bảng 4.1 Tính sản lượng từng quý của mặt hàng máy tính Casio
fx 570ES ...................................................................................................33
Bảng 4.2 Xác định phương trình hồi quy máy tính Casio fx 570ES PLUS.34
Bảng 4.3 Dự báo sản lượng tiêu thụ của máy tính Casio fx 570 ES PLUS
trong 6 quý tới...........................................................................................34
Bảng 4.4 Tính sản lượng từng quý của mặt hàng máy tính Casio
fx-570MS..................................................................................................35
Bảng 4.5 Xác định phương trình hồi quy của máy tính Casio fx-570MS ...36
Bảng 4.6 Dự báo sản lượng tiêu thụ của máy tính Casio fx - 570MS trong
6 quý tới....................................................................................................36
Bảng 4.7 Tính sản lượng từng quý của máy tính Casio fx-500MS .............37
Bảng 4.8 Xác định phương trình hồi quy của máy tính Casio fx-500MS ...37
Bảng 4.9 Dự báo sản lượng tiêu thụ của máy tính Casio fx – 500MS trong 6
quý tới.......................................................................................................38
Bảng 4.10 Dự báo tổng sản lượng tiêu thụ 3 loại máy tính Casio vào 6 tháng
đầu năm 2014 theo kế hoạch .....................................................................39
Bảng 4.11 Dự báo giá mới của mặt hàng 6 tháng đầu năm 2014................39
Bảng 4.12 Dự báo doanh số bán ra và thu tiền mặt 6 tháng đầu năm
2014 .........................................................................................................40
Bảng 4.13 Kế hoạch thu tiền bán hàng máy tính Casio fx 570ES PLUS vào
6 tháng đầu năm 2014 ...............................................................................41

vii


Bảng 4.14 Kế hoạch thu tiền bán hàng của máy tính Casio fx 570MS vào
6 tháng đầu năm 2014 ...............................................................................42
Bảng 4.15 Kế hoạch thu tiền bán hàng của máy tính Casio fx 500MS vào
6 tháng đầu năm 2014 ...............................................................................42

Bảng 4.16 Kế hoạch mua máy tính Casio vào 6 tháng đầu năm 2014 ........43
Bảng 4.17 Kế hoạch thanh toán tiền mua máy tính Casio vào 6 tháng đầu
năm 2014 ..................................................................................................45
Bảng 4.18 Định mức của chi phí quản lý và chi phí bán hàng vào 6 tháng
đầu năm 2014............................................................................................46
Bảng 4.19 Dự toán chi phý quản lý trong kỳ trong 6 tháng đầu năm
2014 .........................................................................................................47
Bảng 4.20 Tổng hợp chi phí quản lý trong kỳ vào 6 tháng đầu năm
2014 .........................................................................................................48
Bảng 4.21 Dự toán chi phí bán hàng trong 6 tháng đầu năm 2014 .............49
Bảng 4.22: Tổng hợp chi phí bán hàng trong kỳ ........................................49
Bảng 4.23 Dự kiến lưu chuyển tiền tệ 6 tháng đầu năm 2014 ....................50
Bảng 4.24 Dự kiến kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2014 ..51
Bảng 4.25 Dự toán kết quả hoạt động kinh doanh dự kiến 6 tháng đầu năm
2014 so với 6 tháng đầu năm 2013 ............................................................52

viii


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Hệ thống kế hoạch kinh doanh tiêu biểu ...................................... 6
Hình 3.1 Bộ máy tổ chức của doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Phú..............13
Hình 3.2 Biểu đồ thể hiện cơ cấu sản phẩm của doanh nghiệp qua 3 năm
(2010-2012) và 6 tháng đầu năm 2013 ......................................................24

ix


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


BH

:

Bán hàng

CCDV

:

Cung cấp dịch vụ

TNDN

:

Thu nhập doanh nghiệp

QLDN

:

Quản lý doanh nghiệp

GTGT

:

Giá trị gia tăng


ĐVT

:

Đơn vị tính

VNĐ

:

Việt Nam Đồng

x


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, nền kinh tế chung của thế giới cũng như
nền kinh tế riêng của nước ta đang gặp phải những vấn đề khó khăn. Năm
2012, với hệ quả của các biện pháp giảm tổng cầu (chính sách tiền tệ và tài
khóa thắt chặt theo Nghị quyết 11 của Chính phủ) đã tác động kìm hãm sức
mua của thị trường và tốc độ tăng trưởng kinh tế. Số lượng doanh nghiệp
ngưng hoạt động, phá sản, giải thể có xu hướng tăng nhanh từ đầu năm. Hệ
thống ngân hàng thương mại lâm vào nguy cơ đổ vỡ dây chuyền do mất thanh
khoản của một nhóm ngân hàng thương mại yếu kém. Nợ xấu tăng nhanh, đặc
biệt các khoản tín dụng về bất động sản và cung cấp tín dụng tập trung thái
quá vào một nhóm tập đoàn kinh tế, kể cả khu vực tư nhân làm tăng tính rủi ro

của tín dụng và sự kém hiệu quả trong việc phân bố nguồn lực tài chính. Một
bức tranh kinh tế không mấy sáng sủa kèm theo nhiều lo lắng đã kéo dài cả
năm 2012. Bước sang năm 2013, tuy tình hình có cải thiện hơn, nhưng về cơ
bản nền kinh tế nước ta đang đối diện với những thách thức ngắn hạn như:
nguy cơ tái lạm phát cao kèm theo sự trì trệ của thị trường sẽ làm cho tình
hình khó khăn thêm; tình hình nợ xấu chưa được cải thiện, nên dòng tín dụng
vẫn bị tắc nghẽn, nền kinh tế không hấp thụ được vốn; khả năng kéo giảm lãi
suất cho vay không nhiều, khó đáp ứng sự mong đợi của doanh nghiệp, do
hoạt động kém hiệu quả của doanh nghiệp lẫn hệ thống ngân hàng thương mại;
những nỗ lực để làm “ấm” thị trường bất động sản chưa thể mang lại kết quả,
nên thanh khoản của thị trường này khó được cải thiện, v.v. Trước tình hình
kinh tế khó khăn đó, những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, trong đó có
doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Phú, cũng bị ảnh hưởng không ít.
Do đó, để tồn tại và phát triển, tìm ra định hướng kinh doanh thì mỗi
doanh nghiệp cần có một mỗi chiến lược sản xuất kinh doanh và tổ chức quản
lý sản xuất kinh doanh hợp lý. Và để có thể làm được điều đó, mỗi doanh
nghiệp cần có công cụ thích hợp, đó chính là bản kế hoạch kinh doanh. Kế
hoạch kinh doanh giúp doanh nghiệp xác định các mục tiêu, các chiến lược,
xác định khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nội lực của doanh nghiệp, đưa ra các
phương hướng kinh doanh và phương thức để thực hiện các mục tiêu, chiến
lược. Nó là trọng tâm của việc hoạch định kinh doanh, là thước đo của kết quả
kinh doanh, lập kế hoạch kinh doanh giúp doanh nghiệp có được tầm nhìn tốt

1


hơn cho việc kinh doanh trong tương lai. Việc viết một kế hoạch kinh doanh là
một bước quan trọng trong việc tạo nên nền tảng cho quá trình thực hiện mục
tiêu có tính thực tế của doanh nghiệp.
Nhận thức được những tính quan trọng ở trên, em đã chọn đề tài “Lập kế

hoạch kinh doanh cho nội bộ doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Phú”, nhằm giúp
doanh nghiệp xác định và hoàn thành được những chiến lược kinh doanh cũng
như tổ chức quản lý kinh doanh hiệu quả hơn.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Lập kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Phú trong 6
tháng đầu năm 2014 đưa ra những dự toán cụ thể để giúp doanh nghiệp có
những đường lối, chiến lược kinh doanh rõ ràng, có hiệu quả hơn, nhằm đạt
được lợi nhuận cao hơn so với những năm trước. Bên cạnh đó còn đưa ra một
số giải pháp để cải thiện hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp, đạt được
những chỉ tiêu đã dự toán.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Đề tài hướng tới những mục tiêu cụ thể như sau:
- Xác định mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
- Phân tích tác động của môi trường kinh doanh nhằm tìm ra cơ hội và đe
dọa đối với công ty.
- Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vào 6 tháng đầu
năm 2014, cụ thể là kế hoạch bán hàng và thu tiền bán hàng, kế hoạch mua
hàng và thanh toán tiền mua hàng, kế hoạch sử dụng chi phí và kế hoạch tài
chính.
- Thông qua kế hoạch đã lập đánh giá chung tính khả thi của kế hoạch và
tìm ra một số giải pháp giúp doanh nghiệp đạt được những chỉ tiêu như trong
kế hoạch.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi về không gian
Đề tài được nghiên cứu tại doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Phú.
1.3.2 Phạm vi về thời gian
Đề tài sử dụng số liệu và thông tin được doanh nghiệp tư nhân Nguyễn
Phú thu thập và tổng hợp trong 3 năm 2010, 2011, 2012 và sáu tháng đầu năm
2013, được thực hiện từ ngày 12/08/2013 đến 02/12/2013.

2


1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về những bản kế hoạch kinh doanh cho sản phẩm máy
tính Casio tại doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Phú.
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1. Hồ Thị Bích Nguyệt. Lớp kế toán tổng hợp K31. Luận văn tốt
nghiệp: Lập kế hoạch kinh doanh cho công ty TNHH Huy Nam. Đề tài phân
tích các yếu tố tác động đến môi trường kinh doanh để đưa ra phương hướng
kinh doanh cho công ty. Từ đó tiến hành lập kế hoạch kinh doanh năm cho
công ty, chủ yếu là kế hoạch bán hàng, kế hoạch sản xuất, kế hoạch chi phí và
kế hoạch tài chính.
2. Nguyễn Thị Mỹ Linh. Lớp kế toán tổng hợp 2 K35. Luận văn
tốt nghiệp: Lập kế hoạch kinh doanh tại công ty TNHH MTV SX-TM-DV
Vạn Mỹ Trang. Nội dung đề tài nghiên cứu mức độ tác động của môi trường
kinh doanh đến công ty, đánh giá năng lực hiện tại của công ty để xây dựng kế
hoạch kinh doanh và đề ra các giải pháp để đạt được các chỉ tiêu như kế hoạch
đã lập.

3


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Khái niệm, vai trò và ý nghĩa của việc lập kế hoạch
kinh doanh
2.1.1.1 Khái niệm

Kế hoạch kinh doanh là bảng tổng hợp các nội dung chứa trong các
kếhoạch bộ phận bao gồm kế hoạch marketing, kế hoạch sản xuất, kế hoạch
nhân sự, kế hoạch tài chính mà doanh nghiệp dự kiến thực hiện trong ngắn hạn
(dưới 1 năm), trung hạn (1 – 5 năm) và dài hạn (5 năm trở lên). Nội dung kế
hoạch nhằm mô tả, phân tích hiện trạng hoạt động bên trong và bên ngoài
doanh nghiệp, trên cơ sở đó đưa ra các dự kiến cần thiết trong tương lai nhằm
đạt mục tiêu kế hoạch đề ra. Với các phân tích về nguồn lực của doanh nghiệp,
về môi trường kinh doanh, đối thủ cạnh tranh, kế hoạch kinh doanh sẽ đưa ra
chiến lược, kế hoạch thực hiện cùng các dự báo kết quả hoạt động trong
khoảng thời gian kế hoạch.
Hay nói cách khác, kế hoạch kinh doanh là tập hợp những nội dung tổng
thể và chi tiết được xây dựng theo các dự định dựa trên cơ sở nghiên cứu thị
trường hay dựa vào kinh nghiệm thực tế được sắp xếp theo hệ thống hoàn
chỉnh xuyên suốt quá trình sản xuất kinh doanh.
2.1.1.2 Vai trò và ý nghĩa
- Kế hoạch kinh doanh là công cụ đắc lực trong việc phối hợp nỗ lực của
các thành viên trong doanh nghiệp. Nó yêu cầu các thành viên chủ chốt trong
doanh nghiệp phải cùng nhau xem xét, đánh giá và đưa ra các phương án hoạt
động cho doanh nghiệp một cách khách quan, nghiêm túc và toàn diện.
- Giúp cho doanh nghiệp tập trung ý tưởng và đánh giá tính khả thi.
- Lập kế hoạch có tác dụng làm giảm tính bất ổn định của doanh nghiệp.
- Lập kế hoạch giảm được sự chồng chéo và những hoạt động lãng phí.
- Thiết lập nên những tiêu chuẩn tạo điều kiện cho công tác kiểm tra.
- Một bản kế hoạch kinh doanh sau khi hoàn tất còn là cơ sở cho công tác
hoạch định tài chính doanh nghiệp.

4


- Lập kế hoạch cho biết phương hướng hoạt động, làm giảm sự tác động

của những thay đổi, tránh được sự lãng phí và dư thừa, và thiết lập nên những
tiêu chuẩn thuận tiện cho công tác kiểm tra.
2.1.2 Phân cấp và tác dụng của lập kế hoạch kinh doanh
- Kế hoạch bộ phận: Lập cho từng bộ phận, mỗi bộ phận cố gắng phấn
đấu đạt mục tiêu đề ra và hướng tới mục tiêu chung của doanh nghiệp.
- Kế hoạch tổng thể: Lập cho toàn doanh nghiệp, hài hòa giữa các bộ
phận, đảm bảo cho các bộ phận tiến hành phối hợp một cách nhịp nhàng để
sớm đạt mục tiêu chung.
2.1.3 Tiến trình lập kế hoạch kinh doanh
1. Mô tả chung về doanh nghiệp: giới thiệu công ty, tình trạng và
nhu cầu tài chính, mục tiêu và triển vọng của doanh nghiệp.
2. Mô tả sản phẩm / dịch vụ của doanh nghiệp: mô tả sản phẩm hoặc dịch
vụ, định vị sản phẩm/ dịch vụ, đánh giá tính cạnh tranh đồng thời phân tích về
lợi thế sản phẩm/ dịch vụ trong tương lai của doanh nghiệp.
3. Phân tích thị trường: trình bày về quy mô thị trường tổng thể, phân
khúc thị trường, phân tích các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp.
4. Dự báo bán hàng: Dựa vào những phương pháp dự báo sản lượng tiêu
thụ ta dự báo được sản lượng tiêu thụ trong năm kế hoạch.
5. Kế hoạch bán hàng: dựa trên cơ sở dự báo sản lượng tiêu thụ, đề ra kế
hoạch bán hàng trong năm kế hoạch.
6. Kế hoạch mua hàng: dựa trên số lượng hàng tồn kho và kế hoạch bán
hàng đề ra kế hoạch mua hàng cho phù hợp.
7. Kế hoạch tài chính: cung cấp các thông tin về tình hình tài chính của
doanh nghiệp ở hiện tài và tương lai trên các khía cạnh vốn, tài sản, chi phí,
doanh thu, lợi nhuận…. Qua đó thể hiện kế hoạch khả năng tài chính của
doanh nghiệp với hoạt động kinh doanh.
8. Đánh giá tính khả thi: đánh giá tính khả thi của kế hoạch đã được lập
ra và đưa ra giải pháp để đạt được kế hoạch.
2.1.4 Hệ thống kế hoạch kinh doanh
Bảng kế hoạch đầu tiên trong hệ thống kế hoạch kinh doanh bao giờ

cũng là kế hoạch bán hàng. Kế đến là kế hoạch sản xuất hay kế hoạch mua
hàng đảm bảo cung cấp đủ số lượng sản phẩm cần thiết cho bảng kế hoạch bán

5


hàng. Kế tiếp là các bảng sử dụng các yếu tố chi phí sản xuất và chi phí thời
kỳ. Sau cùng là bảng kế hoạch tài chính.
Kế hoạch bán hàng

Kế hoạch
chi phí thời
kỳ

Kế hoạch sản xuất

Kế
hoạch
chi phí
nguyên
vật liệu
trực
tiếp

Kế
hoạch
chi phí
nhân
công
trực

tiếp

Hệ thống
kế hoạch
sử dụng
các yếu tố
chi phí

Kế
hoạch
chi
phí
sản
xuất
chung
Kế hoạch tiền mặt

Kế hoạch lãi lỗ

Hệ thống
kế hoạch
tài chính

Kế hoạch tài sản
Nguồn: Võ Thành Danh, Bùi Văn Trịnh,La Xuân Đào. Giáo trình kế toán phân tích.2000

Hình 2.1 Hệ thống kế hoạch kinh doanh tiêu biểu
Dựa trên hệ thống kế hoạch tiêu biểu trên, doanh nghiệp đã lập ra những
kế hoạch phù hợp hơn với quy mô và loại hình kinh doanh của doanh nghiệp,
cụ thể như sau:

a) Kế hoạch bán hàng và thu tiền bán hàng
- Kế hoạch bán hàng:
Là bước đầu tiên trong lập kế hoạch kinh doanh. Với phương pháp dự
báo nó sẽ cho ta biết được số lượng tiêu thụ kế hoạch hoặc số lượng sản phẩm
sản xuất hay mua vào bao nhiêu để giảm bớt chi phí như: chi phí tồn kho sản

6


phẩm, tồn kho nguyên vật liệu, chi phí nhân công… làm tăng lợi thế cạnh
tranh về giá thành sản phẩm.
- Kế hoạch thu tiền bán hàng:
Là xác định số tiền thu được từ bán hàng căn cứ vào các phương thức
bán hàng, các chính sách thu tiền bán hàng của doanh nghiệp và tình hình khả
năng thu tiền bán hàng trong thực tế.
b) Kế hoạch mua hàng và thanh toán tiền mua hàng
- Kế hoạch mua hàng:
Kế hoạch mua hàng được lập dựa trên cơ sở kế hoạch bán hàng. Nhưng
kế hoạch mua hàng có liên quan chặt chẽ với lượng hàng hóa tồn kho đầu kỳ
và dự toán hàng tồn kho cuối kì. Do vậy, dự toán mua hàng trong kỳ tới phải
xác định được số lượng hàng và doanh số cần phải mua để đáp ứng nhu cầu
bán ra và lượng hàng dự trữ tồn kho cần thiết, đảm bảo tính cân đối.
- Kế hoạch thanh toán tiền mua:
Căn cứ vào kế hoạch mua hàng và các phương thức thanh toán theo hợp
đồng hoặc đơn đặt hàng mà doanh nghiệp đã ký kết với người cung cấp để lập
kế hoạch thanh toán tiền mua hàng.
Kế hoạch thanh toán tiền mua hàng nhằm xác định số lượng tiền cần
thanh toán. Từ đó, xác định dự kiến chi cho mua hàng và số nợ phát sinh trong
kỳ tới nhằm có kế hoạch huy động các nguồn tiền đảm bảo thực hiện tốt kế
hoạch và tiến độ mua hàng.

c) Kế hoạch sử dụng chi phí
- Kế hoạch chi phí quản lý
Kế hoạch chi phí quản lý doanh nghiệp được lập trên định mức chi phí
quản lý. Cụ thể, chi phí quản lý doanh nghiệp là những chi phí phục vụ cho
việc quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và phục vụ chung khác liên quan
đến hoạt động của doanh nghiệp.
- Kế hoạch chi phí bán hàng và tiếp thị:
Kế hoạch chi phí bán hàng và tiếp thị trình bày các khoản chi phí dùng
cho hoạt động bán hàng và tiếp thị như: chi phí lương, chi phí khấu hao, chi
phí quảng cáo, khuyến mãi, dịch vụ mua ngoài… và các chi phí bằng tiền
khác.
d) Kế hoạch tài chính
- Dự toán tiền mặt
7


Kế hoạch tiền mặt là một trong những công cụ lập kế hoạch quan trọng
nhất mà doanh nghiệp có thể sử dụng. Nó cho thấy hiệu ứng tiền mặt của tất
cả các kế hoạch được lập trong kì.
- Dự toán kết quả hoạt động kinh doanh
Dự kết quả hoạt động kinh doanh hay kế hoạch lợi nhuận, trình bày các
khoản doanh thu, chi phí dự kiến trong kì kế hoạch, với giả định hoạt động sản
xuất kinh doanh sẽ xảy ra đúng kế hoạch.
2.1.5 Phân tích dự báo môi trường
2.1.5.1 Phân tích doanh nghiệp
- Phân tích doanh nghiệp là phân tích điểm mạnh, yếu của doanh nghiệp
qua một số điểm như:
+ Lĩnh vực tiêu thụ
+ Lĩnh vực tài chính
+ Lĩnh vực nhân sự

+ Lĩnh vực nghiên cứu và phát triển
- Lĩnh vực tài chính của doanh nghiệp được đánh giá qua các chỉ tiêu:
+ Các tỷ số về khả năng thanh toán:
*Tỷ số khả năng thanh toán hiện thời:
Tỷ số khả năng thanh toán hiện thời

=

Tổng tài sản lưu động

(2.1)

Tổng nợ ngắn hạn

Tỷ số này cho biết tỷ lệ các khoản nợ ngắn hạn của công ty được trả
bằng các tài sản tương đương với thời hạn của các khoản nợ đó.
* Tỷ số khả năng thanh toán nhanh
Tỷ số khả năng
=
thanh toán nhanh

Tổng tài sản lưu động – giá trị hàng tồn kho
Tổng số nợ ngắn hạn

(2.2)

Tỷ số này đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng các
loại tài sản lưu động có tính thanh khoản cao.
+ Các tỷ số hoạt động
* Tỷ số vòng quay hàng tồn kho


8


Giá vốn hàng bán
Hàng tồn kho bình quân

Tỷ số vòng quay hàng tồn kho =

(2.3)

Tỷ số này phản ánh hiệu quả quản lý hàng tồn kho của một công ty. Tỷ
số này càng lớn đồng nghĩa với hiệu quả quản lý hàng tồn kho càng cao. Vì
hàng tồn kho quay vòng nhanh sẽ giúp công ty giảm được chi phí bảo quản,
hao hụt và vốn tồn đọng ở hàng tồn kho.
*Kỳ thu tiền bình quân
Kỳ thu tiền bình quân =

Các khoản phải thu bình quân
Doanh thu bình quân một ngày

(2.4)

Tỷ số này cho biết bình quân phải mất bao nhiêu ngày để thu hồi một
khoản thu, để đo lường hiệu quả quản lý các khoản phải thu của một công ty.
Doanh thu hàng năm

Doanh thu bình quân một ngày =

360


(2.5)

*Vòng quay tài sản
Vòng quay tài sản

Doanh thu thuần
Tổng giá trị tài sản

=

(2.6)

Tỷ số vòng quay tổng tài sản cho biết hiệu quả sự dụng toàn bộ tài sản
trong một công ty.
+ Tỷ số lợi nhuận
*Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA):
ROA =

Lợi nhuận ròng
Tổng tài sản bình quân

(2.7)

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lợi của một đồng tài sản được đầu
tư. Nó cho biết trong kỳ một đồng tài sản tạo ra được bao nhiêu đồng doanh
thu.
*Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE):
ROE =


Lợi nhuận ròng
Vốn chủ sở hữu bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lợi của vốn tự có hay chính xác
hơn là đo lường mức doanh lợi trên vốn đầu tư.
*Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS)

9

(2.8)


ROS =

Lợi nhuận ròng
Doanh thu thuần

(2.9)

Chỉ tiêu này phân tích cứ một động doanh thu tiêu thụ thì thu lại bao
nhiêu đồng lợi nhuận ròng thu được từ hoạt động kinh doanh.
2.1.5.2 Phân tích môi trường doanh nghiệp
Phân tích môi trường doanh nghiệp là phân tích các yếu tố bên trong lẫn
bên ngoài doanh nghiệp, ảnh hưởng đến hoạt động thành công hay thất bại của
doanh nghiệp.
- Môi trường vĩ mô
+ Môi trường kinh tế
+ Môi trường văn hóa – xã hội
+ Môi trường chính trị và pháp luật
+ Các nhân tố liên quan đến thị trường

- Môi trường vi mô
+ Nhà cung cấp
+ Khách hàng
+ Đối thủ cạnh tranh
+ Sản phẩm thay thế
Phân tích môi trường kinh doanh là cơ sở để xác định các cơ hội và rủi
ro, cho phép các nhà quản trị quyết định đúng đắn, hạn chế rủi ro.
2.1.5.3 Dự báo trong kinh doanh
Dự báo là dự đoán những kết quả trong tương lai. Căn cứ cho dự báo là
những kết quả nghiên cứu môi trường. Những yếu tố của môi trường chung và
môi trường riêng của doanh nghiệp đều được dự báo.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu thứ cấp chủ yếu thông qua các báo cáo, sổ sách của công
ty như: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, sổ chi tiết
mua hàng – bán hàng,….
Ngoài ra, đề tài còn thu thập một số số liệu trên các bài báo, internet và
các phương tiện thông tin đại chúng khác.

10


2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
2.2.2.1 Phương pháp so sánh
* Khái niệm:
Là phương pháp xem xét chỉ tiêu phân tích dựa trên việc so sánh với một
chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc) nhằm xác định xu hướng và mức độ biến động của
các chỉ tiêu. Đây là phương pháp đơn giản và được sử dụng nhiều nhất trong
phân tích hoạt động kinh tế.
* Phương pháp so sánh cụ thể:

- So sánh bằng số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa trị số kỳ sau so
với kỳ trước của các chỉ tiêu kinh tế. Số tuyệt đối là một chỉ tiêu tổng hợp
nhằm phản ánh quy mô, khối lượng của sự kiện.
So sánh bằng số tuyệt đối = Chỉ tiêu kỳ sau - Chỉ tiêu kỳ trước

(2.10)

- So sánh bằng số tương đối:
Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ sau so với kỳ trước của các
chỉ tiêu kinh tế.
Có các loại số tương đối:
Chỉ tiêu thực tế

độ hoàn
kế hoạch =
+Mức
Số tương
đốithành
kế hoạch

Chỉ tiêu kế hoạch

(2.11)

+ Số tương đối hoàn thành kế hoạch

2.2.2.2 Phương pháp hồi quy tuyến tính
Dùng để dự báo sản lượng tiêu thụ của sản phẩm trong năm 2014, từ đó
lập kế hoạch kinh doanh.
Phương trình dự báo: Yc = ax + b


(2.12)

Trong đó:
Yc: Lượng nhu cầu dự báo
x: Biến độc lập (nhân tố ảnh hưởng đến Yc)
a,b – Các hệ số của phương trình
Các hệ số được tính như sau:
a=

n∑ XY − ∑ X ∑ Y
n∑ X 2 − (∑ X ) 2

2

; b=

∑ X ∑ Y − ∑ X ∑ XY
n∑ X − ( ∑ X )
2

11

2

(2.13)


CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN NGUYỄN PHÚ


3.1 KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN NGUYỄN PHÚ
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Thị trường bán lẻ hàng hóa cung cấp hàng hóa trực tiếp đến khách hàng
và người tiêu dùng. Nó đã có từ rất lâu và ngày càng phát triển đa dạng. Vì thế
nhu cầu có những công ty, doanh nghiệp chuyên phân phối hàng hóa ra thị
trường là tất yếu. Năm 2012, việc phân phối hàng hóa bắt đầu khởi sắc và phát
triển tốt, nên công ty, doanh nghiệp phân phối hàng hóa được thành lập, trong
thời gian đó do Sở Kế Hoạch Đầu Tư tỉnh Cần Thơ cấp phép thành lập ngày
23/11/2001.
Giấy phép kinh doanh số: 5701000200. Doanh nghiệp chính thức hoạt
động từ ngày 01/01/2002 với vốn điều lệ là: 200.000.000 đồng.
Mã số thuế: 18000400954.
Trụ sở đặt tại: 190/8D Đường 30/4, P. Hưng Lợi, Q.Ninh Kiều, TP.
Cần Thơ.
Do bà: Đinh Thị Xuân Mai làm Giám đốc.
Ngành nghề kinh doanh: bách hóa mỹ phẩm, văn phòng phẩm, hàng
may mặc,…
3.1.2 Chức năng và nhiệm vụ
3.1.2.1 Chức năng
Doanh nghiệp chịu trách nhiệm về tất cả các hoạt động và phân phối sỉ lẻ
tất cả các mặt hàng mà doanh nghiệp nhận phân phối. Lĩnh vực kinh doanh
của doanh nghiệp nhận phân phối. Lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp bao
gồm các sản phẩm thuộc ngành may mặc, văn phòng phẩm, mỹ phẩm, hàng
tiêu dùng.
3.1.2.2 Nhiệm vụ
Căn cứ vào năng lực của doanh nghiệp nhu cầu của thị trường, chủ
trương của nhà nước doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, kế toán
tài chính và thực hiện tốt các kế hoạch đã đề ra.


12


Thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách đối với người lao động hiện hành,
hoàn thành nghĩa vụ đối với nhà nước, tự chịu trách nhiệm trước kết quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp.
Không ngừng phát triển kinh doanh để chiếm lĩnh thị trường và nâng
cao chất lượng phục vụ khách hàng, tiết kiệm chi phí. Quản lý và sử dụng có
hiệu quả lực lượng lao động, tiền vốn, tài sản của doanh nghiệp, chăm lo đời
sống vật chất, tinh thần cho nhân viên.
3.1.3 Cơ cấu tổ chức
3.1.3.1 Sơ đồ tổ chức
Giám đốc

Phòng kế toán

Phòng kinh doanh

Nguồn: Phòng kế toán của doanh nghiệp, 2013

Hình 3.1 Bộ máy tổ chức của doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Phú
Bộ máy tổ chức của doanh nghiệp đơn giản, gồm có giám đốc, phòng kế
toán và phòng kinh doanh.
3.1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
* Giám đốc:
Trong doanh nghiệp giám đốc là người có quyền lực cao nhất, đứng ra
điều hành chỉ đạo và giao nhiệm vụ cho các phòng ban, đồng thời là người
chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
* Phòng kinh doanh:
Giám sát bán hàng là người phụ trách phòng kinh doanh, chịu trách

nhiệm trước giám độc về hoạt động kinh doanh của bộ phận kinh doanh, vạch
ra kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp với mục đích đạt doanh thu cao
nhất.
Tổ chức quan sát cơ chế bán hàng, quản lý nhân viên bán hàng.
Hỗ trợ kế hoạch lập bảng báo giá bán ra trên thị trường.

13


×