Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

phân tích thị hiếu và mức tiêu thụ của người tiêu dùng đối với mặt hàng thủy sản đông lạnh phổ biến ở tỉnh sóc trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (965.2 KB, 50 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THUỶ SẢN

BÙI MINH LUÂN

PHÂN TÍCH THỊ HIẾU VÀ MỨC TIÊU THỤ
CỦA NGƢỜI TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI MẶT HÀNG THỦY
SẢN ĐÔNG LẠNH PHỔ BIẾN Ở TỈNH SÓC TRĂNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ THỦY SẢN

2013

i


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THUỶ SẢN

BÙI MINH LUÂN

PHÂN TÍCH THỊ HIẾU VÀ MỨC TIÊU THỤ
CỦA NGƢỜI TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI MẶT HÀNG THỦY
SẢN ĐÔNG LẠNH PHỔ BIẾN Ở TỈNH SÓC TRĂNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ THỦY SẢN

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
Ts. TRƢƠNG HOÀNG MINH



2013

ii


LỜI CẢM TẠ
Trƣớc hết, em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trƣờng Đại học
Cần Thơ cùng quý thầy cô trong Khoa Thủy sản và Khoa Kinh tế - Quản trị
kinh doanh đã tận tình hƣớng dẫn, truyền đạt những kiến thức quý báu cho em
trong suốt thời gian học tập tại trƣờng.
Và đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn và gửi lời biết ơn sâu sắc đến
Thầy TS. Trƣơng Hoàng Minh luôn quan tâm, tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ và
đóng góp ý kiến cho em trong suốt thời gian qua để luận văn này đƣợc hoàn
thành tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn anh Tuân, anh Huỳnh và các bạn đã giúp đỡ
em trong thời gian qua.

Chân thành cảm ơn

Bùi Minh Luân

i


TÓM TẮT
Đề tài “Phân tích thị hiếu và mức tiêu thụ của ngƣời tiêu dùng một số
mặt hàng thủy sản đông lạnh phổ biến ở tỉnh Sóc Trăng” nhằm khái quát xu
hƣớng, hiện trạng tiêu dùng thủy sản đông lạnh của hộ gia đình ở các vùng
nông thôn và thành thị. Các thông tin đƣợc thu thập thông qua việc phỏng vấn

100 ngƣời tiêu dùng ở các huyện Trần Đề, Mỹ Xuyên và TP Sóc Trăng, tỉnh
Sóc Trăng từ tháng 8-12/2013. Phƣơng pháp nghiên cứu, thu thập số liệu sơ
cấp và thứ cấp. Số liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ các đề tài có liên quan, các
báo cáo khoa học…Số liệu sơ cấp đƣợc thu thập thông qua phỏng vấn 100 hộ
gia đình và đƣợc xử lý bằng các phần mềm thống kê. Kết quả nghiên cứu cho
thấy số nhân khẩu trung bình là 4,48 ngƣời trong đó tỷ lệ nữ trong gia đình
chiếm 51,7%. Trung bình thu nhập của hộ gia đình là 7.316.000 đồng, trong
đó thu nhập của ngƣời dân thành thị là 10.046.870 đồng và nông thôn là
6.031.230 đồng. Mức tiêu thụ thủy sản đông lạnh bình quân là 11,07
kg/ngƣời/năm. Trong đó mức tiêu dùng của ngƣời tiêu dùng ở nông thôn là
10,55 kg/ngƣời/năm và ngƣời tiêu dùng ở thành thị là 12,19 kg/ngƣời/năm.
Mức chi tiêu cho thủy sản đông lạnh là 528.240 đồng/ngƣời/năm. Trong đó
mức tiêu thụ thủy sản đông lạnh ở thành thi (611.050 đồng/ngƣời/năm) cao
hơn nông thôn với nông thôn (489.280 đồng/ngƣời/năm). Mức độ ƣa thích sản
phẩm thủy sản đông lạnh chủ yếu ở mức bình thƣờng (56%) và thích (32%).
Ngoài ra có 8% số ngƣời tiêu dùng rất thích và 4% số ngƣời tiêu dùng không
thích sản phẩm thủy đông lạnh. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết đinh mua sản
phẩm thủy sản đông lạnh là chất lƣợng, giá cả, sự tiện dụng, đảm bảo vệ sinh,
bao gói đẹp, bắt mắt, đƣợc biết thông tin sản phẩm,…Còn ngƣời tiêu dùng ƣa
thích thủy sản đông lạnh là do chất lƣợng sản phẩm tốt, đảm bảo vệ sinh, bao
gói đẹp, tiện lợi, thời gian nấu nƣớng nhanh, giá cả hợp lý,…Những thuận lợi
mà ngƣời tiêu dùng có đƣợc nhƣ: gần chợ, thuận tiện; dễ chế biến, gần nguồn
cung cấp, nhiều sản phẩm, làm dùm, giảm giá,.. Một số giải pháp đƣợc ngƣời
tiêu dùng đƣa ra nhƣ xây thêm chợ, nâng cao chất lƣợng, đa dạng sản phẩm,
giảm giá, quáng bá rộng rãi, điều chỉnh giá cả hợp lý.

ii


MỤC LỤC

Lời cảm tạ .................................................................................................... ...i
Tóm tắt ......................................................................................................... ..ii
Mục lục ........................................................................................................ .iii
Danh mục bảng ............................................................................................ .vi
Danh mục hình ............................................................................................. vii
Danh mục từ viết tắt....................................................................................... viii
Tựa đề trang

Trang

Chƣơng 1: GIỚI THIỆU.................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề .........................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................2
1.3 Nội dung nghiên cứu ..........................................................................2
1.4 Giới hạn phạm vi của đề tài ................................................................2
Chƣơng 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................. 3
2.1 Tổng quan ngành thủy sản Việt Nam hiện nay....................................3
2.2 Tổng quan ngành thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long .....................4
2.3 Tổng quan ngành thủy sản ở tỉnh Sóc Trăng .......................................7
2.4 Lý thuyết cung cầu .............................................................................8
2.4.1 Lý thuyết về cầu ..............................................................................8
2.4.1.1 Khái niệm cầu và hàm số cầu........................................................8
2.4.1.2 Các nhân tố ảnh hƣởng tới cầu ......................................................9
2.4.1.3 Thặng dƣ tiêu dùng ..................................................................... 10
2.4.2 Lý thuyết về cung .......................................................................... 10
2.4.2.1 Khái niệm cung và hàm số cung ................................................. 10
2.4.2.2 Các nhân tố ảnh hƣởng đến cung ................................................ 11
2.4.2.3 Thặng dƣ sản xuất ...................................................................... 12
2.5 Thị hiếu ngƣời tiêu dùng đối với mặt hàng thủy sản đông lạnh ......... 12


iii


2.5.1 Tỉ lệ ngƣời mua sản phẩm thủy sản đông lạnh khi đến quầy thủy sản
đông lạnh ............................................................................................... 12
2.5.2 Đánh giá mức độ ƣa thích của khách hàng đối với sản phẩm thủy
sản đông lạnh ......................................................................................... 12
2.5.3 Lý do ƣa thích sản phẩm thủy sản đông lạnh .................................13
2.5.4 Lý do không thích sản phẩm thủy sản đông lạnh............................ 13
2.5 Tình hình tiêu thụ thủy sản Đồng bằng sông Cửu Long .................... 14
Chƣơng 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 15
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..................................................... 15
3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................15
3.3 Phƣơng pháp phân tích số liệu .......................................................... 16
Chƣơng 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................... 17
4.1 Thông tin chung về hộ gia đình tiêu dùng thủy sản đông lạnh ở tỉnh
Sóc Trăng ............................................................................................... 17
4.1.1 Cơ cấu giới tính và trình độ văn hóa .............................................. 17
4.1.2 Cơ cấu nhân khẩu và lao động ....................................................... 18
4.1.3 Thu nhập và nghề nghiệp ............................................................... 18
4.1.4 Chi phí sinh hoạt bình quân của hộ gia đình ..................................19
4.2 Hiện trạng tiêu dùng thực phẩm của ngƣời tiêu dùng ........................ 20
4.2.1 Các loại thực phẩm tiêu dùng chủ yếu ........................................... 20
4.2.2 Lƣợng tiêu dùng các loại thực phẩm của hộ gia đình ..................... 21
4.2.3 Mức chi tiêu thực phẩm của ngƣời tiêu dùng .................................23
4.2.4 Những tháng nhu cầu tiêu dùng thủy sản đông lạnh tăng và tỷ lệ
tăng ........................................................................................................ 24
4.2.5 Mức độ ƣu tiên từng loại thực phẩm .............................................. 25
4.3 Thị hiếu ngƣời tiêu dùng về mặt hàng thủy sản đông lạnh và sản phẩm
giá trị gia tăng ........................................................................................ 25

4.3.1 Mức độ ƣa thích của ngƣời tiêu dùng đối với sản phẩm thủy sản
đông lạnh và giá trị gia tăng ................................................................... 25
4.3.2 Lý do ngƣời tiêu dùng ƣa thích thủy sản đông lạnh........................ 26

iv


4.3.3 Lý do ngƣời tiêu dùng không ƣa thích thủy sản đông lạnh ............. 26
4.3.4 Yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định mua sản phẩm thủy sản đông lạnh
............................................................................................................... 27
4.4 Các yếu tố và mức độ ƣu tiên khi chọn mua, sử dụng sản phẩm thủy
sản đông lạnh của ngƣời tiêu dùng ......................................................... 29
4.5 Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến mức tiêu thụ thủy sản đông lạnh
............................................................................................................... 30
4.6 Thuận lợi và khó khăn khi mua và sử dụng sản phẩm thủy sản đông
lạnh ........................................................................................................ 31
4.7 Một số giải pháp để sản phẩm thủy sản đông lạnh đƣợc tiêu thụ rộng
rãi........................................................................................................... 32
Chƣơng 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 34
5.1 Kết luận............................................................................................ 34
5.2 Kiến nghị.......................................................................................... 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 35

v


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1 Giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam từ 01/01/2013 đến
15/07/2013.........................................................................................................3
Bảng 3.1: Thông tin số mẫu khảo sát...............................................................16

Bảng 4.1: Thông tin về giới tính và trình độ văn hóa...................................... 17
Bảng 4.2: Cơ cấu nhân khẩu và lao động ........................................................18
Bảng 4.3: Thu nhập bình quân của hộ gia đình (TB±ĐLC) ............................18
Bảng 4.4 Chi tiêu bình quân/tháng (Đvt: „000 đồng) ......................................19
Bảng 4.5: Lƣợng tiêu dùng thủy sản đông lạnh/ngƣời/năm (TB±ĐLC) ........ 21
Bảng 4.6: Lƣợng tiêu dùng thủy sản tƣơi sống/ngƣời/năm (TB±ĐLC)...........22
Bảng 4.7: Lƣợng tiêu dùng thực phẩm (TB±ĐLC) ........................................ 23
Bảng 4.7: Lƣợng tiêu dùng thực phẩm (TB±ĐLC) ........................................ 24
Bảng 4.9: Những tháng có nhu cầu tiêu dùng thủy sản đông lạnh nhiều........ 25
Bảng 4.10 Mức độ ƣu tiên từng loại thực phẩm) ............................................25
Bảng 4.11: Sản phẩm thủy sản đông lạnh yêu thích) ......................................18
Bảng 4.12: Các yếu tố và mức độ ƣu tiên khi chọn mua, sử dụng sản phẩm
thủy sản đông lạnh của ngƣời tiêu dùng ) .......................................................30
Bảng 4.13: Kết quả phân tích hồi quy mức tiêu thụ thủy sản/ngƣời/năm).......31
Bảng 4.14 Thuận lợi khi mua thực phẩm thủy sản đông lạnh ........................ 32
Bảng 4.15 Khó khăn khi mua thực phẩm thủy sản đông lạnh........................ 33

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Bản đồ Đồng bằng sông Cửu Long....................................................5
Hình 2.2 Các tỉnh nuôi thủy sản lớn..................................................................6
Hình 2.3 Tỉ lệ diện tích nuôi cá tra doanh nghiệp tự đầu tƣ tại một số tỉnh......6
Hình 2.4 Bản đồ hành chính tỉnh Sóc Trăng.....................................................7
Hình 2.5 Đồ thị hàm cầu...............................................................................….9
Hình 2.6 Đồ thị hàm cung...............................................................................11
Hình 3.1 Khu vực thu mẫu...............................................................................15
Hình 4.1: Cơ cấu tiêu dùng thực phẩm của hộ gia đình................................. 21
Hình 4.2: Lý do ngƣời tiêu dùng ƣa thích thủy sản đông lạnh....................... 26

Hình 4.3: Lý do ngƣời tiêu dùng không ƣa thích thủy sản đông lạnh. ...........27
Hình 4.4: Yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định mua sản phẩm thủy sản đông lạnh
.........................................................................................................................28

vii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL:

Đồng bằng sông Cửu Long

KTTS:

Khai thác thủy sản

NN&PTNT:

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

SLKT:

Sản lƣợng khai thác

SP:

Sản phẩm

TSĐL:


Thủy sản đông lạnh

TB±ĐLC

Trung bình ± độ lệch chuẩn

viii


ix


Chƣơng 1
GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
Thủy sản là một ngành kinh tế giữ vị trí, vai trò quan trọng trong nền
kinh tế quốc dân. Trong giai đoạn năm 2001-2011, đóng góp của thủy sản vào
GDP chung toàn quốc dao động từ 3,72%-3,1% (giá thực tế) và từ 2,55%2,6% (giá so sánh). Năm 2011 thủy sản đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu
chung toàn ngành nông nghiệp khoảng 24,44%, và 6,34% tổng kim ngạch
xuất khẩu toàn quốc. Năm 2011, tổng sản lƣợng thủy sản đạt trên 5,2 triệu tấn
(tăng gấp 5,1 lần so với năm 1990, bình quân tăng 8,49%/năm), trong đó sản
lƣợng nuôi trồng đạt 3 triệu tấn và sản lƣợng khai thác thủy sản là 2,2 triệu
tấn. Giai đoạn 2001-2011, bình quân thủy sản giải quyết công ăn việc làm cho
khoảng 150.000 lao động/năm. Bình quân hàng năm thủy sản đáp ứng khoảng
từ 39,31-42,86% tổng sản lƣợng thực phẩm, góp phần quan trọng trong việc
đảm bảo an ninh lƣơng thực quốc gia (Báo cáo quy hoạch và quản lý tổng hợp
ngành thủy sản, 2012).
Trong xu thế đô thị hóa, cuộc sống con ngƣời ngày càng bận rộn hơn,
thời gian để chế biến thực ăn cho các bữa cơm trong gia đình ngày càng ít, sử
dụng thực phẩm đông lạnh và chế biến sẵn đƣợc xem là một giải pháp tối ƣu

đối với những ngƣời nội trợ. Các mặt hàng thủy sản đông lạnh đã và đang góp
phần làm đa dạng thêm nguồn thực phẩm, cung cấp thêm nhiều sự lựa chọn
cho ngƣời tiêu dùng. Khi thị trƣờng xuất khẩu luôn ẩn chứa nhiều rủi ro và
bất ổn, với dân số hơn 86 triệu ngƣời (2011), thị trƣờng trong nƣớc vẫn là một
phân khúc thị trƣờng đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp chế biến thực phẩm
nói chung và doanh nghiệp chế biến thủy sản nói riêng. Tuy nhiên, trong
nhiều năm qua thị trƣờng nội địa với các mặt hàng đông lạnh chƣa đƣợc quan
tâm đúng mức và chƣa phát triển tƣơng ứng với tiềm năng sẵn có. Hiện nay,
khi nhu cầu thủy sản trong nƣớc ngày càng tăng, thị trƣờng nội địa ngày càng
đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển ngành kinh tế thủy sản.
Sóc Trăng là tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với dân
số đạt gần 1.303.700 ngƣời. Ngành thủy sản Sóc Trăng luôn luôn chú trọng
phát triển nuôi trồng thủy sản cũng nhƣ sản xuất ra những sản phẩm giá trị gia
tăng nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu thủy sản và tiêu thụ nội địa. Tuy nhiên,
thị trƣờng tiêu thụ nội địa chƣa đƣợc chú trọng trong phạm vi toàn ngành. Vì
vậy, đề tài “Phân tích thị hiếu và mức tiêu thụ của người tiêu dùng một số
mặt hàng thủy sản đông lạnh phổ biến ở tỉnh Sóc Trăng”đã đƣợc thực hiện.

1


1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu này đƣợc thực hiện nhằm góp phầ n dƣ̣ báo nhu cầ u tiêu
dùng các mặt hàng thủy sản đông lạnh ở tỉnh Sóc Trăng trong thời gian tới
đồng thời đề xuất biện pháp quả n lý sản phẩ m th ủy sản ở tỉnh Sóc Trăng một
cách hiệu quả.
1.3 Nội dung nghiên cứu
i.

Phân tích thực trạng tiêu thụ thủy sản đông lạnh của ngƣời tiêu dùng ở

tỉnh Sóc Trăng;

ii.

Đánh giá và dƣ̣ báo nhu cầ u mức tiêu thụ các mă ̣t hàng thủy sản đông
lạnh của ngƣời tiêu dùng ở tỉnh Sóc Trăng;

iii.

Xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến mức độ tiêu thụ sản phẩm thủy sản
đông lạnh ở tỉnh Sóc Trăng;

iv.

Đề xuất mô ̣t s ố giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện chuỗ i cung cầ u các
sản phẩm ở địa bàn nghiên cứu.

1.4 Giới hạn phạm vi của đề tài
Nghiên cứu này tập trung vào các sản phẩm đông lạnh kể cả sản phẩm
giá trị gia tăng và các loài tôm cá biển đông lạnh ở các siêu thị và chợ trong
tỉnh Sóc Trăng.

2


Chƣơng 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tổng quan ngành thủy sản Việt Nam hiện nay
Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP,
2013), sản lƣợng khai thác thủy sản 7 tháng đầu năm 2013 đạt 1,528 triệu tấn,

tăng 5,2% so với cùng kỳ năm 2012, trong đó khai thác biển đạt 1,426 triệu
tấn, tăng 5,5%. Sản lƣợng thủy sản nuôi trồng tháng 7 ƣớt đạt 356.000 tấn,
tăng 3,4% so với cùng kỳ năm ngoái, đƣa tổng sản lƣợng nuôi thủy sản 7
tháng đầu năm lên khoảng 1,781 triệu tấn, tăng 0,4%.
Sản lƣợng thủy sản Việt Nam đã duy trì tăng trƣởng liên tục trong 17
năm qua với mức tăng bình quân là 9,07%/năm. Hoạt động nuôi trồng thủy
sản đã có những bƣớc phát triển mạnh, sản lƣợng liên tục tăng cao trong các
năm qua, bình quân đạt 12,77%/năm, đóng góp đáng kể vào tăng trƣởng tổng
sản lƣợng thủy sản của cả nƣớc. Trong khi đó, trƣớc sự cạn kiệt dần của
nguồn thủy sản tự nhiên và trình độ của hoạt động khai thác đánh bắt chƣa
đƣợc cải thiện, sản lƣợng thủy sản từ hoạt động khai thác tăng khá thấp trong
các năm qua, với mức tăng bình quân 6,42%/năm (Tổng cục thống kê, 2013).
Bảng 2.1 Giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam từ 01/01/2013 đến 15/07/2013
Sản Phẩm

Giá trị (Triệu USD)

So với cùng kỳ 2012(%)

Tổng số

3167,455

+1,3

Tôm

1229,387

+11


Cá tra

911,743

-0,2

Cá ngừ

313,348

+0,6

Các loại cá khác

418,831

-3,6

Nhuyễn thể

252,594

-18,5

41,517

-16,4

Cua, ghẹ

(Nguồn: VASEP, 2013)

Tổng giá trị xuất khẩu thủy sản từ 01/01/2013 đến 15/07/2013 của Việt
Nam đạt 3167,455 triệu USD, tăng 1,3% so với cùng kỳ năm trƣớc. Trong đó
mặt hàng tôm đông lạnh xuất khẩu tăng 11% so với cùng kỳ năm trƣớc, với

3


1229,387 triệu USD; giá trị xuất khẩu cá tra là 911,743 triệu USD, giảm 0,2%
so với năm 2012; cá ngừ 313,348 triệu USD, tăng 0,6%; các loại cá khác
418,831 triệu USD, giảm 3,6%; nhuyễn thể 252,594 USD, giảm 18,5%; cua
ngẹ 41,517 USD, giảm 16,4% so với cùng kỳ 2012 (Tổng cục thống kê,
2013).
Quý III/20113, xuất khẩu thủy sản của cả nƣớc tăng 17,4% đạt trên 1,9
tỷ USD. Trong đó, chỉ mặt hàng tôm tăng mạnh, chủ yếu là tôm chân trắng do
nguồn cung tôm thế giới giảm mạnh, giá tôm NK tăng. Các mặt hàng XK
khác đều chững lại hoặc giảm. 9 tháng đầu năm, Việt Nam XK thủy sản đi
156 thị trƣờng đạt 4,8 tỷ USD, tăng 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái. XK thủy
sản trong tháng 10 tiếp tục tăng trƣởng khả quan, ƣớc tính sẽ đạt khoảng 680
triệu USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái, đƣa tổng XK 10 tháng lên 5,5
tỷ USD, tăng 7,3%.
Xuất khẩu tôm sẽ tiếp tục tăng trƣởng mạnh tại các thị trƣờng chính
nhƣ Mỹ, EU, Nhật Bản và Trung Quốc. 9 tháng đầu năm XK tôm đã đạt trên
2 tỷ USD, ƣớc tính 10 tháng sẽ đạt 2,4 tỷ USD, tăng 30% so với cùng kỳ năm
ngoái. Với tiến độ này, dự kiến XK tôm năm nay sẽ đạt khoảng 2,8 tỷ USD,
tăng 27% so với năm 2012. Trong đó, tôm chân trắng ngày càng khẳng định
vị thế với tỷ trọng khoảng 48,7% tổng giá trị XK tôm và tăng 168% trong
tháng 10 đạt gần 200 triệu USD và tăng 95% trong 10 tháng đầu năm đạt 1,18
tỷ USD.

Cá tra đang có xu hƣớng sụt giảm, do nhu cầu tiêu thụ chƣa hồi phục.
XK cá tra 9 tháng đầu năm đạt 1,3 tỷ USD, giảm 1,4%, tháng 10 vẫn tiếp tục
giảm trên 6% và dự kiến 10 tháng đạt 1,43 tỷ USD, giảm gần 2% so với cùng
kỳ năm ngoái. XK các mặt hàng hải sản nhƣ cá ngừ, nhuyễn thể (mực, bạch
tuộc và nhuyễn thể hai mảnh vỏ), cua ghẹ tiếp tục giảm trong tháng 10 với giá
trị ƣớc đạt 99,6 triệu USD. Nhƣ vậy, tính chung 10 tháng đầu năm 2013 XK
thủy sản có thể đạt 5,48 tỷ USD.
2.2 Tổng quan ngành thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long
Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích tự nhiên khoảng 39.747 km2,
chiếm 12% diện tích cả nƣớc, chiếm 37% tổng diện tích vùng đặc quyền kinh
tế của cả nƣớc và hàng trăm đảo lớn nhỏ thuộc hai ngƣ trƣờng trọng điểm là
Đông và tây Nam bộ. Toàn vùng có khoảng 750km chiều dài bờ biển, chiếm
khoảng 23% tổng chiều dài bờ biển toàn quốc, với 22 cửa sông, cửa rạch và
hơn 800.000 ha bãi triều (Nguyễn Chu Hồi, 2009)

4


Hình 2.1 Bản đồ Đồng bằng sông Cửu Long
(www.ctu.edu.vn)

Với hệ thống sông ngòi dày đặc và có đƣờng biển dài, nên rất thuận lợi
phát triển hoạt động nuôi trồng thủy sản. Đối với cá tra là loài cá nƣớc ngọt
sống khắp lƣu vực sông Mekong, ở những nơi mà nƣớc sông không bị nhiểm
mặn từ biển. Với đặc tính này nên những tỉnh nằm dọc sông Tiền và sông Hậu
thƣờng rất thuận lợi cho việc nuôi cá tra, basa. Hiện các tỉnh có sản lƣợng cá
tra, basa lớn nhất là Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Bến Tre.
Sản lƣợng cá tra nguyên liệu năm 2012 đạt 1.190 nghìn tấn, trong đó có 5 tỉnh
vừa nêu cũng là những tỉnh có sản lƣợng cá tra lớn nhất (đều trên 100.000
tấn/năm), cung cấp trên 87% sản lƣợng cá tra chế biến của cả nƣớc.


5


Hậu Giang; 3%Tiền Giang;
Khác; 6%
4%
Vĩnh Long;
9,50%
Bến Tre;
10,50%

Đồng Tháp;
29,10%

Cần Thơ;
13,70%

An Giang;
24,70%

Hình 2.2 Các tỉnh nuôi thủy sản lớn
(Nguồn: VASEP, 2012)
Trong các năm qua, trƣớc sức ép tăng giá của con giống, thức ăn, trong
khi tín dụng từ ngân hàng bị hạn chế, đầu ra cá nguyên liệu bấp bênh, giá cá
tra giảm mạnh, các hộ nuôi độc lập đã thua lỗ nặng và gặp nhiều khó khăn
trong việc tiếp tục đầu tƣ thả nuôi mới. Trong khi đó, doanh nghiệp lại có nhu
cầu cao nguồn cá có chất lƣợng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và đạt
các tiêu chuẩn chất lƣợng để đƣợc chấp nhận của các nhà nhập khẩu. Điều
này dẫn tới xu hƣớng nhiều doanh nghiệp thực hiện nuôi liên kết với hộ nuôi

hoặc tự đầu tƣ vùng nuôi cho riêng mình nhằm đảm bảo sự ổn định và chất
lƣợng nguồn cá nguyên liệu. Theo ƣớc tính từ VASEP (2012), trong khoảng
1,2 triệu tấn cá tra nguyên liệu năm 2012, có khoảng 65% là từ đầu tƣ của các
doanh nghiệp.
100%

90%

90%
80%

61,90%

70%
60%
50%

65%

58%
46,50%

40%
30%

23%

20%
10%
0%


Bến Tre

Đồng Tháp An Giang Vĩnh Long Cần Thơ

ĐBSCL

Hình 2.3 Tỉ lệ diện tích nuôi cá tra doanh nghiệp tự đầu tƣ tại một số tỉnh
(VASEP,2012)

6


2.3 Tổng quan ngành thủy sản ở tỉnh Sóc Trăng
Sóc Trăng là tỉnh nằm ở phía nam cửa sông Hậu, với chiều dài bờ biển
72 km, trong đó có 03 cửa sông lớn (Trần Đề, Định An và Mỹ Thanh) và diện
tích mặt nƣớc sông là 21.655 hecta, mang theo nguồn lợi thủy hải sản phong
phú và đa dạng. Sóc Trăng có hệ thống kênh rạch chịu ảnh hƣởng của chế độ
bán nhật thủy triều, mực triều dao động trung bình từ 0,4 m đến 1 m, biển có
độ sâu thấp, độ dốc đáy biển không lớn, hƣớng dốc Tây Nam – Đông Bắc,
đƣờng đẳng sâu 50 m chạy cách bờ 100 – 110 hải lý. Cách cửa Trần Đề 48 hải
lý về phía Đông Nam là quần đảo Côn Sơn với nhiều vịnh là nơi trú gió và đặt
cơ sở dịch vụ hậu cần thủy sản tốt cho tàu thuyền khai thác. Đây là điều kiện
thuận lợi để Sóc Trăng phát triển ngành kinh tế biển (Sở Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn (NN&PTNT) Sóc Trăng, 2012).

Hình 2.4 Bản đồ hành chính tỉnh Sóc Trăng
()

7



Năm 2011, toàn tỉnh Sóc Trăng có 1.061 tàu thuyền khai thác thủy sản
(KTTS) với tổng công suất 113.345 CV, trong đó 833 tàu khai thác biển và
228 tàu khai thác nội đồng. Mặc dù sản lƣợng khai thác (SLKT) hải sản hàng
năm vẫn tiếp tục tăng, năm 2008 đạt 34.600 tấn đến năm 2011 tăng lên 41.952
tấn, nhƣng SLKT tăng là do số tàu khai thác xa bờ tăng từ 222 chiếc lên 256
chiếc và công suất tăng từ 93.320 CV lên 113.345 CV (Trịnh Kiều Nhiên và
Trần Đắc Định, 2012).
2.4 Lý thuyết cung cầu
2.4.1 Lý thuyết về cầu
2.4.1.1 Khái niệm cầu và hàm số cầu
Ngƣời tiêu dùng quyết định mua bao nhiêu hàng hóa và dịch vụ căn cứ
vào rất nhiều yếu tố nhƣ giá của hàng hóa hoặc dịch vụ đó, thị hiếu của họ,
giá của các hàng hóa hoặc dịch vụ liên quan, thu nhập, thông tin và các chính
sách của chính phủ… Để hiểu rõ hành vi của ngƣời tiêu dùng chúng ta sử
dụng một khái niệm cơ bản của kinh tế học đó là cầu.
Cầu là số lƣợng hàng hóa hoặc dịch vụ mà ngƣời tiêu dùng muốn mua
và có khả năng mua ở các mức giá khác nhau trong khoảng thời gian nhất
định. Nhƣ vậy cầu bao gồm hai yếu tố hợp thành đó là ý muốn mua và khả
năng mua. Cầu đối với hàng hóa hoặc dịch vụ chỉ tồn tại khi ngƣời tiêu dùng
vừa mong muốn mua hàng hóa đó và sẵn sàng chi trả tiền cho hàng hóa đó.
Cầu không phải là một số lƣợng cụ thể mà là một sự mô tả toàn diện về số
lƣợng hàng hóa mà ngƣời mua muốn mua ở mỗi mức giá cụ thể. Số lƣợng của
một loại hàng hóa nào đó mà ngƣời mua muốn mua ứng với một mức giá nhất
định đƣợc gọi là lƣợng cầu của hàng hóa đó tại mức giá đó. Nhƣ thế, lƣợng
cầu chỉ có ý nghĩa khi gắn với một mức giá cụ thể.
Hàm số biểu diễn mối quan hệ giữa số cầu đối với một hàng hóa nào
đó (QD) và giá của nó (P) đƣợc gọi là hàm số cầu. Để tiện phân tích các vấn đề
cơ bản của kinh tế học, các nhà kinh tế thƣờng dung hàm số bật nhất. Khi đó

hàm số cầu có dạng:
QD = a + bP hay P = c + dQD
Trong đó: QD là số cầu (hay lƣợng cầu) của ngƣời tiêu dùng đối với một loại
hàng hóa nào đó, P là giá của hàng hóa đó và a, b, c, d là các hằng số (Lê
Khƣơng Ninh, 2008)

8


Hình 2.5 Đồ thị hàm cầu
(Nguồn: www.wikipedia.org)
2.4.1.2 Các nhân tố ảnh hƣởng tới cầu
Tác động của giá tới lượng cầu
Đƣờng cầu là đƣờng biểu diễn mối quan hệ giữa giá cả và lƣợng cầu
trên tọa độ trục tung là giá, trục hoành là lƣợng cầu. Đƣờng cầu minh họa tác
động của giá tới lƣợng cầu. Khi giá của thị trƣờng giảm xuống thì lƣợng cầu
tăng lên. Phản ứng của lƣợng cầu đối với sự thay đổi với sự thay đổi của giá
đƣợc minh họa trên đƣờng cầu D và các nhà kinh tế gọi đó là sự vận động dọc
theo đƣờng cầu. Luật cầu, với hàng hóa thông thƣờng khi giá cả tăng thì
lƣợng cầu giảm và ngƣợc lại (Lê Khƣơng Ninh, 2008).
Tác động của các yếu tố khác tới cầu
Thu nhập là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định mua gì
và bao nhiêu đối với ngƣời tiêu dùng vì thu nhập quyết định khả năng mua
của ngƣời tiêu dùng. Đối với hàng hóa và dịch vụ, khi thu nhập tăng lên thì
cầu đối với chúng tăng lên và ngƣợc lại. Các hàng hóa đó đƣợc gọi là các
hàng hóa thông thƣờng. Trong hàng hóa thông thƣờng lại có hàng hóa thiết
yếu và hàng hóa xa xỉ. Hàng hóa thiết yếu là các hàng hóa đƣợc cầu nhiều
hơn khi thu nhập tăng lên nhƣng sự tăng cầu là tƣơng đối nhỏ hoặc xấp xỉ nhƣ
sự tăng thu nhập. Đối với một số hàng hóa và dịch vụ, khi thu nhập tăng lên
ngƣời tiêu dùng mua ít đi và ngƣợc lại. Các hàng hóa đó có tên gọi là hàng

hóa cấp thấp.
Thị hiếu là ý thích của con ngƣời. Thị hiếu xác định chủng loại hàng
hóa mà ngƣời tiêu dùng muốn mua. Thị hiếu rất khó quan sát và các nhà kinh
tế thƣờng giả định là thị hiếu không phụ thuộc vào giá của hàng hóa và thu
nhập của ngƣời tiêu dùng. Thị hiếu phụ thuộc vào các nhân tố nhƣ tập quán
tiêu dùng, tâm lý lứa tuổi, giới tính, tôn giáo…Thị hiếu cũng có thể thay đổi
9


theo thời gian và chịu ảnh hƣởng lớn của quảng cáo. Ngƣời tiêu dùng thƣờng
sẵn sàng bỏ nhiều tiền để mua hàng hóa có nhãn mác nổi tiếng và đƣợc quảng
cáo nhiều.
Giá của hàng hóa liên quan cũng tác động đến quyết định mua của
ngƣời tiêu dùng. Mỗi hàng hóa có hai loại hàng hóa liên quan là hàng hóa
thay thế và hàng hóa bổ xung. Hàng hóa thay thế là những hàng hóa giống
hàng hóa đang xem xét hoặc có cùng giá trị sử dụng hay thỏa mãn cùng nhu
cầu. Hàng hóa bổ xung là các hàng hóa đƣợc sử dụng cùng nhau.
Số lƣợng ngƣời tiêu dùng là một nhân tố quan trọng xác định lƣợng
tiêu dùng tiềm năng. Thị trƣờng càng nhiều ngƣời tiêu dùng thì cầu tiềm năng
sẽ càng lớn.
Cơ chế chính sách của nhà nƣớc. Khi nhà nƣớc đƣa các chính sách
kinh tế vĩ mô sẽ ảnh hƣởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới hành vi của ngƣời tiêu
dùng do đó ảnh hƣởng tới cầu.
Cầu đối với hàng hóa hoặc dịch vụ sẽ thay đổi phụ thuộc vào các kỳ
vọng (sự mong đợi) của ngƣời tiêu dùng. Nếu ngƣời tiêu dùng kỳ vọng rằng
giá của hàng hóa sẽ tăng lên trong tƣơng lai thì họ sẽ mua nhiều hàng hóa đó.
Con ngƣời có các kỳ vọng về thu nhập, thị hiếu, số lƣợng ngƣời tiêu dùng. Tất
cả các kỳ vọng đó đều tác động đến cầu hàng hóa (Lê Khƣơng Ninh, 2008).
2.4.1.3 Thặng dƣ tiêu dùng
Thặng dƣ tiêu dùng là chênh lệch giữa giá mà ngƣời tiêu dùng sẵn lòng

trả để mua một hàng hóa nào đó và giá thực sự của hàng hóa đó. Nếu giá mà
ngƣời tiêu dùng sẵn lòng trả không đổi nhƣng giá thị trƣờng tăng lên thì thặng
dƣ tiêu dùng của ngƣời tiêu dùng sẽ giảm đi và ngƣợc lại. Khái niệm thặng dƣ
tiêu dùng có ứng dụng quan trọng trong marketing và các lĩnh vực nhấn mạnh
vai trò của chiến lƣợc kinh doanh nhƣ định giá theo giá trị và phân biệt giá
(Lê Khƣơng Ninh, 2008).
2.4.2 Lý thuyết về cung
2.4.2.1 Khái niệm cung và hàm số cung
Cung là số lƣợng hàng hóa dịch vụ mà ngƣời sản xuất muốn bán và có
khả năng bán ở mức giá khác nhau trong khoảng thời gian nhất định. Cũng
giống nhƣ trong khái niệm cầu, cung bao gồm hai yếu tố đó là sự muốn bán
và khả năng bán của nhà sản xuất. Ý muốn bán thƣờng gắn với lợi nhuận có
thể thu đƣợc còn khả năng bán lại phụ thuộc vào năng lực sản xuất. Lƣợng
cung là số lƣợng hàng hóa mà các hang muốn bán tại một mức giá đã cho với

10


các yếu tố khác không đổi. Chúng ta có thể thấy là cung biểu diễn mối quan
hệ giữa giá và lƣợng cung.

Hình 2.6 Đồ thị hàm cung
(Nguồn: www.wikipedia.org)

Hàm số cung bật nhất có dạng:
Qs = a + bP hay P = c + dP
Trong đó: Qs là số cung ; P là giá ; a, b, c, d là các hằng số (Lê Khƣơng Ninh,
2008)
2.4.2.2 Các nhân tố ảnh hƣởng đến cung
Công nghệ sản xuất có ảnh hƣởng trực tiếp đến số lƣợng hàng hóa sản

xuất ra. Công nghệ sản xuất tiên tiến sẽ làm tăng năng suất và do đó nhiều
hàng hóa đƣợc sản xuất ra.
Giá của các yếu tố đầu vào tác động trực tiếp đến chi phí sản xuất và
do đó ảnh hƣởng đến lƣợng hàng hóa mà các nhà sản xuất muốn bán. Nếu
nhƣ giá của các yếu tố đầu vào giảm, chi phí sản xuất sẽ giảm và do đó nhà
sản xuất sẽ muốn cung nhiều hàng hóa với các yếu tố khác không đổi.
Chính sách thuế là công cụ điều tiết của nhà nƣớc. Đối với các nhà sản
xuất thuế là chi phí do vậy chính sách giảm thuế, miễn thuế hoặc trợ cấp có
thể khuyến khích sản xuất làm tăng cung hay là chính sách thuế cao có thể
hạn chế sản xuất và làm giảm cung.
Số lƣợng ngƣời sản xuất có ảnh hƣởng trực tiếp đến số lƣợng hàng hóa
đƣợc bán ra trên thị trƣờng. Càng nhiều ngƣời sản xuất thì lƣợng hàng hóa
càng nhiều và ngƣợc lại.

11


Mọi mong đợi về sự thay đổi giá của hàng hóa, giá của các yếu tố sản
xuất, chính sách thuế đều có ảnh hƣởng đến cung hàng hóa. Nếu các kỳ vọng
thuận lợi đối với sản xuất thì cung sẽ mở rộng và ngƣợc lại.
Số lƣợng ngƣời lao động, chất lƣợng lao động trong doanh nghiệp thay
đổi thì khả năng sản xuất của doanh nghiệp cũng thay đổi, cung sản phẩm
thay đổi (Lê Khƣơng Ninh, 2008).
2.4.2.3 Thặng dƣ sản xuất
Thặng dƣ sản xuất là thƣớc đo tƣơng tự nhƣ thặng dƣ tiêu dùng nhƣng dành
riêng cho nhà sản xuất. Thặng dƣ sản xuất là số tiền vƣợt quá số tiền cần thiết để sản
xuất ra sản phẩm mà nhà sản xuất nhận đƣợc. Thặng dƣ kinh tế còn đƣợc gọi là tô
kinh tế do nó thặng dƣ sản xuất đo lƣờng tổng lợi ích ròng của ngƣời sản xuất. Vì
vậy, ta có thể đo lƣờng phần lợi và thiệt hại đối với ngƣời sản xuất do sự can thiệp
của chính phủ bằng cách đo lƣờng sự thay đổi của thặng dƣ sản xuất (Lê Khƣơng

Ninh, 2008).

2.5 Thị hiếu ngƣời tiêu dùng đối với mặt hàng thủy sản đông lạnh
2.5.1 Tỉ lệ ngƣời mua sản phẩm thủy sản đông lạnh khi đến quầy thủy
sản đông lạnh
So sánh giữa hai thời gian mua sắm bận rộn nhất trong ngày, buổi sáng
từ 9 giờ đến 12 giờ và buổi chiều tối từ 17 giờ đến 20 giờ, số lƣợng thủy sản
đông lạnh vào buổi chiều tối nhiều hơn buổi sáng. Nguyên nhân do khoảng
thời gian buổi tối là khoảng thời gian tan giờ làm về và cũng là giờ cao điểm
mua sắm tại các siêu thị. Vào buổi chiều, siêu thị thƣờng đông khách hàng
hơn. Tuy nhiên, với thời gian rảnh rỗi hơn sau giờ làm việc, ngoài động cơ
chức năng (mua sắm), một số khách hàng còn vào siêu thị với mục đích tiêu
khiển (Phạm Thiên Phú và Nguyễn Thị Mai Trang, 2009).
2.5.2 Đánh giá mức độ ƣa thích của khách hàng đối với sản phẩm thủy
sản đông lạnh
Mức độ ƣa thích của khách hàng sẽ hình thành thái độ của họ với sản
phẩm và góp phần vào quá trình hình thành quyết định mua hay không mua
sản phẩm đó (Kotler và ctv, 2003). Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ khách
hàng chọn mức độ thích là 38,3%, 52,2% và 59,3% tƣơng ứng cho các siêu thị
MaxiMark 3-2, Sài Gòn và CoopMart. Tỷ lệ khách hàng chọn ở mức không
thích (12,2%; 7,8%; 18,6%) cũng ở mức đáng kể cho thấy các doanh nghiệp
chế biến thủy sản đông lạnh còn phải nỗ lực hơn rất nhiều để có thể phát triển
thị trƣờng nội địa cho các sản phẩm chế biến của mình trong thời kỳ hội nhập
toàn cầu với những cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Giải thích cho sự ƣa

12


thích sản phẩm thủy sản đông lạnh là những yếu tố thuộc về chất lƣợng sản
phẩm, hình thức sản phẩm, giá cả, bao gói, khẩu vị ngƣời tiêu

dùng,…(Nguyễn Minh Đức và ctv, 2009).
2.5.3 Lý do ƣa thích sản phẩm thủy sản đông lạnh
Những lý do chính khiến cho ngƣời tiêu dùng ƣa thích và lựa chọn sản
phẩm thủy sản đông lạnh cho các bữa ăn gia đình chính là giảm thời gian nấu
ăn. Yếu tố kế tiếp khiến cho ngƣời tiêu dùng ƣa thích sản phẩm thủy sản đông
lạnh là việc đảm bảo vệ sinh của sản phẩm. Những yếu tố thuộc về marketing
cũng tạo đƣợc sự ƣa thích trong khách hàng. Các yếu tố đó bao gồm chất
lƣợng sản phẩm tốt, giá cả hợp lý, bao gói đẹp, tiện lợi, thông tin sản phẩm
đƣợc nêu rõ nhƣ: hàm lƣợng dinh dƣỡng, thành phần, cách sử dụng, công ty
sản xuất,…Tỷ lệ cao trong số khách hàng đƣợc phỏng vấn cho rằng thông tin
đầy đủ về sản phẩm tạo ra sự ƣa thích cho tầm quan trọng của việc phổ biến
thông tin chi tiết về sản phẩm trên bao bì. Trong quá trình cạnh tranh để phát
triển thị trƣờng nội địa, các doanh nghiệp thủy sản cần ghi nhận chi tiết này
(Nguyễn Minh Đức và ctv 2009).
Ngƣời tiêu dùng không chỉ đơn thuần sử dụng thủy sản nhƣ một loại
thực phẩm có giá trị dinh dƣỡng cao mà còn quan tâm nhiều đến chất lƣợng
dinh dƣỡng và vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong xu thế đô thị hóa,
cuộc sống con ngƣời ngày càng bận rộn hơn và phụ nữ cũng tham gia những
công việc ngoài gia đình nhiều hơn. Thời gian để chế biến thức ăn cho các
bửa ăn gia đình ngày càng ít đi, sử dụng thực phẩm đông lạnh và chế biến sẵn
đƣợc xem là một giải pháp tối ƣu đối với những ngƣời nội trợ ít thời gian. Do
đó,những sản phẩm thực phẩm có đầy đủ chất dinh dƣỡng, hợp khẩu vị, đảm
bảo vệ sinh thực phẩm, thời gian chế biến nhanh chóng sẽ đƣợc ngƣời tiêu
dùng thích hơn. (Clonts và Jolly, 2003; Engle và Quagrainie, 2006). Theo
những nghiên cứu trƣớc đây (Nguyễn Viết Đăng và Ruckes, 2003; Phan Thị
Giác Tâm và ctv, 2007), chợ là kênh phân phối thực phẩm chủ yếu ở nƣớc ta.
Tuy nhiên, việc quản lý chất lƣợng và vệ sinh an toàn thực phẩm ở các chợ
vẫn còn nhiều hạn chế với hình thức chợ từ phát, hệ thống quản lý nguồn gốc
thực phẩm không rõ ràng và chặt chẽ.
2.5.4 Lý do không thích sản phẩm thủy sản đông lạnh

Những điểm mà khách hàng không thích ở sản phẩm thủy sản đông
lạnh gồm: Không hợp khẩu vị, thông tin sản phẩm còn ít, sản phẩm không đa
dạng, chất lƣợng sản phẩm kém, thời gian rã đông dài, và sản phẩm thủy sản
đông lạnh không ngon bằng thủy sản tƣơi sống. Khi mua sản phẩm thủy sản
đông lạnh, ngoài nhu cầu để thƣởng thức, khách hàng còn quan tâm đến mẫu
13


mã, thông tin sản phẩm. Trong quá trình khảo sát, trao đổi với khách hàng nhà
nghiên cứu nhận thấy rằng họ chƣa hài lòng lắm về vấn đề này. Về bao gói
sản phẩm, khách hàng thích những sản phẩm có bao bì đẹp nhƣng phải thấy
đƣợc sản phẩm bên trong. Về thông tin sản phẩm, họ cho rằng thông tin sản
phẩm ít. Khách hàng cần thêm thông tin về loại cá dùng để chế biến sản
phẩm, giá trị dinh dƣỡng của sản phẩm. Thực tế, khi quan sát những sản phẩm
thủy sản đông lạnh đang đƣợc bày bán, nhà nghiên cứu nhận thấy một số sản
phẩm có thông tin về sản phẩm quá ít. Một số sản phẩm thì lại không ghi hàm
lƣợng dinh dƣỡng của sản phẩm (Nguyễn Minh Đức và ctv, 2009)
2.5 Tình hình tiêu thụ thủy sản Đồng bằng sông Cửu Long
Theo các ngành hữu quan, nhu cầu tiêu thụ thủy sản trong những tháng
cuối năm 2012 gia tăng cả nội địa lẫn xuất khẩu. Đây là điều kiện thuận lợi đế
nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản ở ĐBSCL cũng nhƣ cả nƣớc tăng
tốc, đáp ứng nhu cầu thị trƣờng trong và ngoài nƣớc.
Tình hình sản xuất của các doanh nghiệp xuất khẩu ở ĐBSCL và cả nƣớc
gặp nhiều khó khăn. Trong đó, nổi cộm nhất là tình trạng thiếu nguồn nguyên
liệu cho chế biến. Đối với con tôm, theo bộ NN&PTNT, mặt dù năm nay sản
lƣợng tôm xuất khẩu tăng ổn định, nhƣng do đơn hàng nhiều nên không đủ
đáp ứng cho thị trƣờng trong 10 tháng đầu năm 2013. Theo sở NN&PTNT
các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau, ngay cả vào thời điểm chính vụ,
nguồn tôm nguyên liệu chỉ đáp ứng tối đa 70 – 80% công suất chế biến...Đối
với cá tra, theo hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP), việc tiêu

thụ đang gặp một số khó khăn nhƣ: giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, giá
bán sản phẩm đang ở mức thấp và thị trƣờng tiêu thụ chƣa ổn định do mất giá
của đồng Euro so với USD đã khiến cho nhu cầu tiêu dùng phát triển chậm.

14


×