Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Tác động của rào cản kĩ thuật hoa kì đối với mặt hàng thủy sản xuất khẩu việt nam thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (515.96 KB, 42 trang )

1
LỜI MỞ ĐẦU

Hoa Kì là một trong những đối tác thương mại lớn của Việt Nam trong đó thủy sản
là một trong những nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam. Trong thời gian qua sự
gia tăng trong kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam có sự đóng góp không
nhỏ của thị trường Hoa Kì vì đây là nhóm hàng chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kì.
Tuy nhiên, những mặt hàng thủy sản có lợi thế của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa
Kì cũng chính là những mặt hàng mà nhiều nước trên khu vực và trên thế giới đặc biệt là
các nước trong Asean, Trung Quốc có điều kiện thuận lợi để xuất khẩu sang thị trường
Hoa Kì. Đồng thời đây cũng là một trong những thị trường có chính sách quản lí hàng hóa
nhập khẩu phức tạp nhất. Mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam cũng gặp nhiều rào
cản khi thâm nhập thị trường Hoa Kì do chưa đáp ứng các yêu cầu về an toàn thực phẩm
cũng như các tiêu chuẩn kĩ thuật khắt khe khác của Hoa Kì.
Trước bối cảnh hiện nay thì cạnh tranh xuất khẩu ngày càng gay gắt và đặc biệt là
những yêu cầu khắt khe về hàng rào kĩ thuật thương mại đối với hàng thủy sản nhập khẩu
vào Hoa Kì. Xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường này trong thời gian
qua tuy có nhiều thành tựu nhưng cũng bộc lộ nhiều hạn chế và yếu kém trong cạnh tranh,
chưa đáp ứng một cách đầy đủ các yêu cầu của thị trường Hoa Kì, chưa phát huy hết
những lợi thế và khả năng của đất nước để duy trì và mở rộng thị phần trên thị trường
Hoa Kì. Mặt khác, Hoa Kì được coi như là thị trường truyền thống và luôn chiếm thị phần
lớn nhất trong việc nhập khẩu thủy sản của Việt Nam. Do đó việc duy trì chỗ đứng trên
thị trường Hoa Kì là một yêu cầu mang tính cấp thiết đối với hàng xuất khẩu thủy sản
Việt Nam. Vì vậy, em nghĩ rằng việc nghiên cứu đề tài “Tác động của rào cản kĩ thuật
Hoa Kì đối với mặt hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam. Thực trạng và giải pháp” là
hết sức cần thiết.
Bài viết là sự kế tiếp các công trình nghiên cứu trước đây trong việc phân tích thực
trạng hàng thủy sản Việt Nam, các rào cản kĩ thuật của Hoa Kì áp dụng đối với mặt hàng
thủy sản nói chung và Việt Nam nói riêng trong những năm gần đây, thêm vào đó bài viết
2


đi vào phân tích những rào cản kĩ thuật mà Việt Nam chưa vượt qua để đưa ra những giải
pháp thiết thực chủ yếu từ phía nhà nước để giúp đỡ các doanh nghiệp Việt Nam xuất
khẩu thủy sản sang Hoa Kì một cách thuận lợi trong thời kì khủng hoảng hiện nay.
Phương pháp được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài là phương pháp logic,
phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê và một số phương pháp khác …đồng thời
em còn kết hợp những thông tin thu thập từ sách báo, tạp chí các đề tài nghiên cứu có
liên quan cùng những kiến thức đã tích luỹ trong quá trình học tập để phân tích tình hình
thực tế nhằm rút ra những nhận xét mang tính chất khách quan từ đó đưa ra những
phương hướng giải quyết vấn đề đặt ra.
Kết cấu đề tài gồm 3 phần:
Phần I: Những vấn đề lý luận cơ bản về rào cản thương mại.
Phần II: Thực trạng về các loại rào cản thương mại đối với hàng thuỷ sản
của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
Phần III: Các giải pháp đầu tư vượt qua rào cản thương mại để xuất khẩu
thuỷ sản vào thị trường Mỹ.
Trước khi đi vào từng nội dung cụ thể em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn
nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn Thạc sĩ Đào Vũ Phương Linh đã giúp đỡ em hoàn
thành bài báo cáo đề án chuyên ngành của mình.
3
PHẦN I - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ RÀO CẢN THƯƠNG MẠI
1.1. Khái niệm và sự hình thành của rào cản thương mại.
1.1.1. Khái niệm về rào cản thương mại.
Rào cản thương mại là những quy định về thuế quan và phi thuế quan, quy định
về kĩ thuật nhằm hạn chế về di chuyển hàng hóa dịch giữa các quốc gia gây bóp méo
thương mại. Hay nói cách khác, rào cản thương mại có thể hiểu là biện pháp hay hành
động gây cản trở đối với thương mại quốc tế. Rào cản thương mại quốc tế rất đa dạng,
phức tạp và được quy định bởi cả hệ thống pháp luật quốc tế, cũng như luật pháp của
từng quốc gia.
1.1.2. Sự hình thành của rào cản thương mại.
Ban đầu, khi cung hàng hóa chưa đáp ứng đủ nhu cầu, thương mại quốc tế diễn ra

tự do, các rào cản hầu như không tồn tại. Tuy nhiên sau đó khi cuộc cách mạng công
nghiệp diễn ra thì cung hàng hóa lớn cầu hàng hóa và bắt đầu xuất hiện các rào cản
thương mại nhằm hạn chế nhập khẩu, bảo hộ sản xuất trong nước.
1.1.3. Nguyên nhân hình thành tác động của rào cản thương mại.
Các rào cản thương mại thực sự là một vấn đề mang tính toàn cầu. Mối quan hệ
giữa chính sách của một nước nhập khẩu và quyền lợi của các nhà sản xuất trong nước có
thể chứa đựng những yếu tố phức tạp và mâu thuẫn. Các nước phát triển trong đó có Hoa
Kì thường đặt ra các tiêu chuẩn kĩ thuật trong thương mại có liên quan tới thực trạng kinh
tế - chính trị của họ. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng các rào cản thương mại truyền thống
trong thương mại quốc tế đã bị dỡ bỏ bỡi các hiệp định thương mại song phương và các
thỏa ước quốc tế. Hoa Kỳ hiện nay dang đối mặt với sự cạnh tranh của luồng hàng hóa từ
các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam với giá thấp, lao động rẻ và kĩ thuật trung
bình so với hàng hóa của Hoa Kỳ. Kết quả là Hoa Kỳ đã phản ứng lại tình trạng này bằng
cách đặt ra nhiều yêu cầu chặt chẽ gây khó khăn cho các nhà xuất khẩu, đặc biệt là các
nước đang phát triển khi họ muốn xuất khẩu sản phẩm sang Hoa Kỳ.
1.2. Các loại rào cản thương mại.
1.2.1. Hàng rào thuế quan.
Thuế quan là thuế đánh vào mỗi một đơn vị hàng hóa xuất khẩu hay nhập khẩu của
mỗi quốc gia, là rào cản truyền thống và phổ biến nhất trong thương mại quốc tế. Tổ chức
thương mại thế giới (WTO) luôn hướng tới mục tiêu cắt giảm dần thuế quan, tăng các
biện pháp và mức độ ràng buộc thuế, yêu cầu các thành viên chỉ dùng thuế quan làm hàng
rào mậu dịch, không được tùy tiện nâng cao thuế quan. Có 3 loại thuế phổ biến, cụ thể:
4
- Thứ nhất : Thuế quan do chính phủ đánh vào hàng hóa xuất khẩu của mình được
gọi là thuế quan xuất khẩu.
- Thứ hai : Thuế quan mà chính phủ một nước đánh vào hàng hóa được chuyển qua
ngang lãnh thổ nước đó trước khi đến đích cuối cùng gọi là thuế quá cảnh.
- Thứ ba : Thuế quan mà chính phủ một nước áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu
vào nước đó gọi là thuế quan nhập khẩu.
1.2.2. Hàng rào phi thuế quan.

* Khái niệm:
Hàng rào phi thuế quan là rào cản không dùng thuế quan mà sử dụng các biện pháp
hành chính hoặc các biện pháp kỹ thuật để phân biệt đối xử chống lại sự thâm nhập của
hàng hóa nước ngoài, bảo vệ hàng trong nước. Hệ thống phi thuế quan trong thương mại
đối với các nước công nghiệp phát triển thường đưa ra lý do nhằm bảo vệ người tiêu dùng
trong nước, lợi ích quốc gia, bảo hộ sản xuất trong nước để giảm thiểu lượng hàng hóa
nhập khẩu.
* Phân loại:
- Hạn ngạch: hay hạn chế số lượng là biện pháp quy định số lượng hàng hóa được
đưa vào hay đưa ra khỏi một nước trong một quãng thời gian nhất định.
- Hạn chế xuất khẩu tự nguyện: là một biện pháp mà hạn chế xuất khẩu theo đó một
quốc gia nhập khẩu đồi hỏi quốc gia xuất khẩu phải hạn chế bớt lượng hàng xuất khẩu
sang nước mình nếu không họ sẽ áp dụng biện pháp trả đùa kiến quyết. Hình thức này
thường áp dụng riêng với từng quốc gia có khối lượng xuất khẩu lớn ở một mặt hàng nào
đó.
- Những quy định về tiêu chuẩn kĩ thuật: đó là những quy định về tiêu chuẩn vệ sinh,
đo lường, an toàn lao động, bao bì đóng gói, đặc biệt là các tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm,
vệ sinh phòng dịch đối với động thực vật tươi sống, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường sinh
thái đối với các máy móc thiết bị và dây chuyền công nghệ…
- Trợ cấp xuất khẩu: Chính phủ có thế áp dụng biện pháp trợ cấp trực tiếp hoặc cho
vay với lãi suất thấp đối với các nhà xuất khẩu trong nước. Bên cạnh đó chính phủ còn có
thể thực hiện môt khoản vay ưu đãi với bạn hàng nước ngoài để họ có điều kiện mua các
sản phẩm của nước mình sản xuất ra. Đây chính là các khoản tín dụng viện trợ mà chính
phủ các nước công nghiệp phát triển áp dụng khi cho các nước phát triển vay (thường
kèm theo điều kiện).
- Ngoài ra còn có một số công cụ khác như :
+ Các loại thuế và phí trong nước
5
+ Các loại quy định và thủ tục hải quan
+ Các hạn chế trong việc tiếp cận thị trường lien quan đến cạnh tranh

+ Các thủ tục và quy trình hành chính (nói chung)
+ Các thực tiễn về mua sắm của chính phủ
+ Các hạn chế về đầu tư hoặc các yêu cầu
+ Quy định hoặc chi phí về vận chuyển
+ Các hạn chế về cung cấp dịch vụ (nói chung)
+ Các hạn chế về sự dịch chuyển của các thương nhân hoặc người lao động
+ Các công cụ bảo hộ thương mại (chống bán phá giá, thuế đối kháng, quyền tự vệ).
1.3. Các loại rào cản thương mại của Mỹ.
1.3.1 Rào cản thuế quan của thị trường Mỹ đối với hàng hóa nhập khẩu.
Biểu thuế nhập khẩu (hay biểu thuế quan) HTS hiện hành của Hoa Kì được ban hành
trong Luật Thương mại và Cạnh tranh Omnibus năm 1988 và có hiệu lực từ ngày 1 tháng
1 năm 1989. Hệ thống thuế quan( thuế nhập khẩu) của Hoa Kỳ được xây dựng trên cơ sở
hệ thống thuế quan (HS) của Hội đồng Hợp tác Hải quan, một tổ chức lien chính phủ có
trụ sở tại Bruxen. Mức thuế nhập khẩu của Hoa Kỳ có thể thay đổi và được công bố hàng
năm.
 Các loại thuế :
- Thuế theo trị giá: tính bằng một tỷ lệ phần trăm trị giá giao dịch của hàng hóa nhập
khẩu.
- Thuế theo trọng lượng hoặc khối lượng.
- Thuế gộp: một số loại hàng hóa phải chịu gộp cả hai loại thuế là thuế theo giá trị
và theo trọng lượng (khối lượng).
- Thuế theo hạn ngạch: Tức là hàng hóa nhập khẩu nằm trong phạm vi hạn ngạch thì
được hưởng mức thuế thấp hơn, trong khi đó vượt quá hạn ngạch phải chịu mức thuế cao
hơn nhiều và có hệ quả như cấm nhập khẩu.
- Thuế theo thời vụ.
- Thuế leo thang: tức là hàng nhập khẩu càng chế biến sâu thì thuế nhập khẩu càng
cao.
 Luật thuế:
- Luật thuế năm 1930: Ra đời nhằm điều tiết hàng hóa nhập khẩu vào Hoa Kỳ, bảo vệ
chống lại việc nhập khẩu hàng giả.

- Luật thương mại năm 1974: Luật này định hướng cho các hoạt động buôn bán. Luật
có nhiều điều khoản cho phép đền bù tổn thất cho các ngành công nghiệp Hoa Kỳ bị cạnh
tranh bởi hàng nhập khẩu.
6
- Hiệp định thương mại năm 1990: Bao gồm các điều khoản về sự bảo trợ của chính
phủ về các rào cản kỹ thuật trong buôn bán, các sửa đồi thuế bì trừ và thuế chống hàng
thừa, ế.
- Luật tổng hợp thương mại và Cạnh tranh năm 1988: Luật này thiết lập thủ tục đặc
biệt cho phép Hoa Kỳ áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với các quyết định không
chịu mở cửa cho hàng hóa Hoa Kỳ vào vi phạm Quyền sở hữu trí tuệ của Hoa Kỳ.
- Quy định mới của Hải quan Hoa Kỳ về việc đặt cọc tiền thuế đối với hàng nhập
khẩu bị đánh thuế chống bán phá giá khi xuất sang thị trường này.
- Tu chính an Byrd (luật đền bù phá giá và trợ giá tiếp diễn 2000).
- Luật ưu đãi thương mại Andean: Theo luật này, hầu hết các sản phẩm nhập khẩu từ
các nước Adean (Bolivia, Colombia, Ecuador, Peru) vào Hoa Kỳ được giảm hoặc miễn
thuế nhập khẩu.
- Luật hỗ trợ phát triển Châu Phi: Luật này cho phép gần như toàn bộ các hàng hóa
của 38 nước Châu Phi được nhập khẩu vào Hoa Kỳ miễn thuế và không bị hạn chế về số
lượng.
1.3.2. Rào cản phi thuế quan của thị trường Mỹ đối với hàng hóa nhập khẩu.
1.3.2.1 Rào cản kĩ thuật của thị trường Mỹ đối với hàng hóa nhập khẩu.
- Các quy định về dịch tễ vệ sinh an toàn.
- Các biện pháp đối với người tiêu dùng: Các biện pháp quy định về chất lượng và
an toàn thực phẩm bao gồm nhãn mác, đóng gói, dư lượng thuốc trừ sâu, hàm lượng dinh
dưỡng và tạp chất. Các quy định này có thể cho phép một quốc gia sử dụng các rào cản
nhằm đảm bảo hàng hóa an toàn.
* Các biện pháp thương mại:
Các biện pháp được thực hiện nhằm ngăn chặn gian lận thương mại bao gồm các chứng
từ vận chuyển và tài chính, các tiêu chuẩn nhận dạng và các tiêu chuẩn đo lường.
- Luật thực phẩm.

- Luật về nhãn hiệu hàng hóa.
- Các yêu cầu về dán nhãn hàng hóa.
- Các quy định về phụ gia thực phẩm.
- Luật thuế chống phá giá.
1.3.2.2. Sự cần thiết phải vượt qua các rào cản thương mại.
Hiện nay thương mại quốc tế phát triển mạnh mẽ, sự giao lưu trao đổi kinh tế đã
vượt ra khỏi biên giới quốc gia tạo nên sự phát triển kinh tế của các quốc gia cùng với đó
7
là sự phát triển của nền kinh tế thế giới. Có rất nhiều lý do để chính phủ một nước can
thiệp thương mại là bảo vệ ngành công nghiệp non trẻ hoặc theo đuổi chính sách thương
mại chiến lược.
Khi nền kinh tế của một quốc gia đã trở thành một bộ phận của nền kinh tế thế giới
khi quốc gia đó thực sự muốn phát triển hợp tác với các quốc gia khác thì không còn cách
nào khác là phải có những biện pháp thích hợp để vượt qua nó.
Vượt qua rào cản thương mại không chỉ giúp cho nền kinh tế của mỗi quốc gia tự
khẳng định được mình trong bước đường hội nhập mà nó còn là động lực để mỗi doanh
nghiệp tự nâng cao chất lượng sản phẩm của mình cho phù hợp với xu thế và đặc điểm
đòi hỏi của thị trường xuất khẩu, nâng cao uy tín bạn hàng, tránh được những rủi ro cho
doanh nghiệp ở thị trường quốc tế. Điều đó cũng chính là mỗi doanh nghiệp tự rèn cho
mình tính chuyên nghiệp trong kinh doanh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
1.4 Các loại rào cản thương mại của thị trường Châu Âu (EU).
EU là thị trường nhập khẩu lớn của Việt Nam, cụ thể EU là thị trường xuất khẩu
thứ hai của các mặt hàng Việt Nam (sau Hoa Kỳ) và là thị trường nhập khẩu lớn thứ sáu
của Việt Nam. EU cũng chính là nhà đầu tư lớn thứ hai trên phương diện nguồn vốn triển
khai. Việc gia nhập tổ chức Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) càng mở ra cho Việt
Nam nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Liên minh Châu Âu. Tuy nhiên, để có thể
thâm nhập thị trường này mọt cách bài bản, tìm kiếm được nhiều cơ hội xuất khẩu mà
không muốn gặp phải bất trắc như các vụ kiện chống bán phá giá hoặc hàng hóa không đủ
chất lượng, các doanh nghiệp cần hiểu rõ chính sách thương mại, các định chế, quy định
và các yêu cầu về hàng hóa của thị trường EU. Tất cả các nước thành viên EU áp dụng

chính sách ngoại thương chung đối với ngoại khối. Chính sách này được xây dựng dựa
trên các nguyên tắc không phân biệt đối xử, minh bạch, có đi có lại và cạnh tranh công
bằng. Các biện pháp được áp dụng phổ biến trên chinh sách này là thuế quan, hạn ngạch,
hàng rào kỹ thuật, chống bán phá giá và trợ cấp xuất khẩu.
 Hàng rào thuế quan:
EU đang thực hiện chương trình mở rộng hàng hóa dưới hình thức đẩy mạnh tự do
hóa thương mại (giảm dần thuế quan đánh vào hàng hóa xuất nhập khẩu và tiến tới xóa bỏ
hạn ngạch). Hiện nay, 27 nước thành viên EU áp dụng một biểu thuế quan chung đối với
hàng hóa xuất nhập khẩu. Đối với hàng nhập khẩu, mức thuế trung bình đánh vào hàng
nông sản là 18%, hàng công nghiệp là 12%.
8
 Hàng rào phi thuế quan:
Hàng rào kỹ thuật:
Các tiêu chuẩn về sản phẩm: Châu Âu là thị trường có hàng rào tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ
sinh dịch tễ cao và nghiêm ngặt nhất thế giới. Các sản phẩm chỉ có thể được xuất vào thị
trường với điều kiện phải đảm bảo được tiêu chuẩn an toàn chung của EU. Việc đáp ứng
được các tiêu chuẩn của EU là một điều kiện quan trọng để có thể gia nhập thị trường
“khó tính” này. Rào cản kỹ thuật chính của EU là các quy chế nhập khẩu chung và các
biện pháp bảo vệ người tiêu dùng. Chúng được cụ thể hóa ở năm tiêu chuẩn của sản
phẩm: tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, tiêu chuẩn an toàn cho người
sử dụng, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường và tiêu chuẩn về lao động.
Các biện pháp tự vệ: EU áp dụng hai cơ chế tự vệ cho các sản phẩm nông nghiệp là cơ
chế tự vệ đặc biệt quy định trong Hiệp định nông nghiệp của WTO. Cơ chế này cho phép
EU áp dụng thuế bổ sung đối với các sản phẩm nhập khẩu nếu như giá của sản phẩm thấp
hơn trần hoặc số lượng nhập khẩu tăng quá mức cho phép gây nguy cơ cho hoạt động sản
xuất.
Có thể nói rằng, ISO 9000, ISO 14000, HACCP, SA 8000 chính là chìa khóa để
các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường EU, thị trường mà rào cản
kỹ thuật là các biện pháp chủ yếu để bảo vệ sản xuất và tiêu dùng nội địa do EU đang
giảm dần thuế nhập khẩu và bên cạnh đó là các nước đang phát triển được EU cho hưởng

thuế quan ưu đãi GSP. Vì vậy, yếu tố quyết định đến việc hàng hóa của Việt Nam có xuất
khẩu được vào thị trường EU hay không chính là hàng hóa của họ có vượt qua được rào
cản kỹ thuật của thị trường này hay không.
PHẦN II - THỰC TRẠNG RÀO CẢN THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI HÀNG THỦY
SẢN VIỆT NAM XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ.
2.1. Tổng quan về ngành thủy sản Việt Nam.
2.1.1. Tiềm năng của ngành thủy sản Việt Nam.
2.1.1.1. Vị trí địa lí.
Việt nam là dải đất cong hình chữ S, chạy dọc phía Đông bán đảo Đông Dương,
thuộc khu vực Đông Nam Á. Phía Đông, Nam và Tây Nam giáp biển Thái Bình Dương,
phía Tây và phía Bắc gắn liền với lục địa châu Á. Phần đất liền của Việt Nam trải dài từ
23
o
23

đến 08
o
02

vĩ độ Bắc và chiều ngang từ 102
o
08

đến 109
o
28

kinh độ Đông. Chiều
9
dài tính theo đường thẳng trong đất liền từ Bắc xuống Nam khoảng 1.650 km. Chiều

ngang từ Đông sang Tây nơi rộng nhất trên đát liền là 600km, nơi hẹp nhất 50km.
Nước ta có đường bờ biển dài 3260km với diện tích vùng biển đặc quyền kinh tế
hơn 1 triệu km
2
gấp 3 lần diện tích đất liền, bao gồm mặt nước trong vũng, vịnh ven bờ,
gần 3000 đảo và quần đảo. Nhiệt độ vùng biển tương đối ấm và ổn định quanh năm thích
hợp cho sự sinh trưởng của các loài thủy sản nước mặn, nước lợ. Với vị trí địa lý thuận lợi
của nước ta tạo ra nhiều tiềm năng để phát triển ngành thủy sản.
2.1.1.2. Lĩnh vực khai thác thủy sản ở nước ta.
 Phân bố ngư nghiệp:
Vùng phát triển ngư nghiệp mạnh nhất ở Việt Nam là vùng ven biển từ Bình Thuận
trở vào, trong đó mạnh nhất hơn cả là các tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Tiền Giang, Bến Tre,
Trà Vinh, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau với giá trị hàng năm trên 20 tỷ đồng.
Những vùng đánh cá biển mạnh nhất là Kiên Giang( trên 100 nghìn tấn/năm), tiếp đến là
Bà Rịa – Vũng Tàu và Bình Thuận (50-60 nghìn tấn/năm).
Nghề nuôi trồng và đánh bắt cá nước ngọt mạnh nhất là Bạc Liêu, Sóc Trăng,
Thành phố Hồ Chí Minh (từ 10-20 nghìn tấn/năm). Riêng tôm tập trung cao nhất ở Cà
Mau với sản lượng hàng năm trên 25 nghìn tấn, chiếm 70% sản lượng tôm cả nước. Các
vùng trọng điểm ngư nghiệp là Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Thuận, Vũng Tàu, Kiên Giang,
Cà Mau.
Nhìn chung, nghề khai thác hải sản Việt Nam là nghề cá nhỏ, hoạt động ven bờ là
chủ yếu. Do sự tăng trưởng quá lớn cường lực khai thác nên trữ lượng nguồn lợi ở vùng
ven biển ven bờ đã có dấu hiệu đe dọa, một số loài hải sản có giá trị kinh tế cao đã bị khai
thác quá mức. Vì vậy ngành Thủy sản Việt Nam chủ trương cơ cấu lại nghề khai thác để
giảm áp lực đối với nguồn lợi trong vùng biển này, bằng cách phát triển khai thác các
nguồn lợi còn chưa bị khai thác ở vùng biển xa bờ (khai thác hải sản xa bờ), đồng thời
chuyển một bộ phận ngư dân sang lĩnh vực hoạt động kinh tế khác như nuôi trồng, kinh
doanh, cung ứng dịch vụ hậu cần nghề cá, tham gia hoạt động phục vụ du lịch, giải trí,…
Là hoạt động khai thác hải sản tiến hành ở vùng biển có độ sâu từ 30m trở lên (đối với
vùng biền Bắc Bộ, Đông – Tây Nam Bộ, Vịnh Thái Lan), từ 50m trở lên (đối với vùng

biển miền Trung).
Biển Việt Nam có trữ lượng cá lớn và đặc sản biển phong phú: hàng chục nghìn ha
diện tích mặt nước trên đất liền (bao gồm 39000 hồ lớn, 54000 ha vùng ngập nước, 5700
ha ao hồ và 44000km sông và kênh rạch) có thể nuôi tôm, cá và các thủy hải sản khác. Do
10
đó ngành nuôi thủy sản của nước ta kể cả thủy sản nước mặn, nước lợ, nước ngọt có thể
trở thành ngành sản xuất chính.
Nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam rất phong phú và đa dạng. Theo điều tra sơ bộ của
ngành thủy sản, riêng cá nước ngọt có 544 loài, cá nước lợ và nước mặn có khoảng 186
loài. Trong đó có nhiều loại đặc sản có giá trị xuất khẩu cao được ưa chuộng trên thị
trường quốc tế. Phương thức nuôi trồng cũng rất đa dạng tạo cho sản phẩm thêm phong
phú.
Bảng 2.1: Số liệu khai thác nuôi trồng thủy sản.
Đvt: Nghìn tấn.
NĂM TỔNG SỐ
KHAI THÁC NUÔI TRỒNG
2003 22509 16609 5900
2004 24351 17248 7103
2005 26479 18026 8453
2006 28598 18561 10037
2007 16729 1940 14789
2008 36829 19879 16950
2009 41514
20266 21248
2010 45401
20745 24656
2011 47262
21364 25898
2012 51427
24144 27283

2013 54329
25025 29304
Nguồn: Tổng cục thống kê .
2.1.1.3. Tiềm năng nuôi trồng và phát triển ngành thủy sản ở Việt Nam.
Đường bờ biển của Việt Nam kéo dài từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên
Giang), đi qua hơn 13 vĩ độ với nhiều vùng sinh thái khác nhau, nhìn ra Vịnh Bắc Bộ ở
phía Bắc, Thái Bình Dương ở miền trung và Vịnh Thái Lan ở miền Tây Nam Bộ. Diện
tích vùng nội thủy và lãnh hải rộng 226 km
2
, vùng biển Việt Nam thuộc phạm vi ngư
trường Trung Tây Thái Bình Dương, có nguồn lợi sinh vật phong phú đa dạng là một
trong những ngư trường có trữ lượng hàng đầu trong các vùng biển trên thế giới.
Hơn thế, thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, có
giá trị ngoại tệ xuất khẩu dứng hàng thứ tư trong các ngành kinh tế quốc dân (sau dầu,
gạo và hàng may mặc) trước năm 2001 và đã vươn lên hàng thứ 3 vào năm 2001.
11
Địa lý và điều kiện nuôi trồng: Trong 5 năm qua, Việt Nam liên tục đứng trong top
10 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu trên thế giới. Ngành thủy sản Việt Nam với điều
kiện tự nhiên về địa lý, khí hậu, các giống loài, thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản, có
thể nâng cao nhanh chóng sản lƣợng và đa dạng sản phẩm ưu thế như: tôm, cá tra, cá
ngừ, nhuyễn thể chân đầu, nhuyễn thể hai mảnh vỏ… cho nhu cầu trong nước và xuất
khẩu.
Giá thành rẻ: Giá nguyên liệu thấp và chi phí nhân công rẻ và các nhà máy chế
biến sử dụng công nghệ hiện đại là lợi thế cạnh tranh rất lớn về giá. Tuy Việt Nam chưa
có ưu thế về thị trường quốc tế do tham gia muộn, nhƣng lại có lợi thế hơn trong việc tiếp
thu những bài học kinh nghiệm định hình sản phẩm, lựa chọn phân khúc thị trường phù
hợp, tận dụng công nghệ mới, hiện đại hóa sản xuất và áp dụng các hệ thống quản lý tiên
tiến về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm
2.1.2. Vai trò và vị trí của ngành thủy sản trong nền kinh tế quốc dân.
Ngành Thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia. Theo số

liệu đã công bố của Tổng cục thống kê, GDP của ngành Thủy sản giai đoạn 2000 – 2013
tăng từ 21.800,9 tỷ dồng lên 60.524,7 tỷ đồng. Trong các hoạt động của ngành, khai thác
hải sản giữ vị trí rất quan trọng. Sản lượng khai thác hải sản trong 10 năm gần đây tăng
liên tục với tốc độ bình quân hàng năm 7% (giai đoạn 1996 -2003) và 5,6% (giai đoạn
2003 -2013). Nuôi trồng thủy sản đang ngày có vai trò quan trọng hơn khai thác hải sản
cả về sản lượng, chất lượng cũng như tính chủ động trong sản xuất. Điều này tất yếu dẫn
đến sự chuyển đổi về cơ cấu sản xuất – ưu tiên phát triển các hoạt động kinh tế mũi nhọn,
đem lại hiệu quả kinh tế cao.
 Vai trò của ngành thủy sản trong việc mở rộng quan hệ thương mại quốc tế:
Từ đầu những năm 1980, ngành thủy sản đã đi đầu trong cả nước về mở rộng quan
hệ thương mại sang những khu vực thị trường mới trên thế giới. Năm 1996, ngành thủy
sản mới chỉ có quan hệ thương mại với 30 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đến 2003,
quan hệ này đã mở rộng ra 75 nước và vùng lãnh thổ, hiện nay quan hệ nãy cũng đã mở
rộng với hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Đối với các nước và vùng lãnh thổ có quan hệ thương mại, ngành thủy sản đã tạo
dựng được uy tín lớn. Những nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Nhật và các nước
trong khối EU đã chấp nhận làm bạn hàng lớn và thường xuyên của ngành. Năm 2003,
xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào bốn thị trường chính là Mỹ, Nhật Bản, EU và Trung
12
Quốc chiếm trên 75% tổng giá trị kim ngạch, phần còn lại trải rộng ra gần 60 nước và
vùng lãnh thổ, cho đến nay kim ngạch xuất khẩu hải sản vẫn vận động theo xu hướng này.
Có thể nhận thấy rằng sự mở rộng mối quan hệ thương mại quốc tế của ngành thủy
sản đã góp phần mở ra những con đường mới và mang lại nhiều bài học kinh nghiệm để
nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào khu vực và thế giới.
2.1.3. Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
2.1.3.1 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Hoa Kỳ giai đoạn trước 2013.
Số liệu thống kê Hải quan cho thấy trong năm 2013, kim ngạch xuất khẩu thủy sản
của cả nước đạt 6,72 tỷ USD tăng 10,25% so với năm 2012. Trong đó, tôm đạt trên 3 tỷ
USD, tăng 39%; cá tra đạt 1,76 tỷ USD, tăng 1%; cá ngừ đạt 527 triệu USD, giảm 7,2%;
muawcj, bạch tuộc đạt 448 triệu USD, giảm 11%. Trong những năm qua, cùng với khủng

hoảng kinh tế, ngành thủy sản nước ta cũng như nhiều ngành khác đã gặp rất nhiều khó
khăn trong việc thu ngoại tệ.
Năm 2013, Ngành Thủy sản tiếp tục gặp những khó khăn do nguyên nhân khách
quan như kinh tế thế giới chưa hồi phục, nguyên liệu đầu vào tăng cao, ảnh hưởng của
thời tiết gây ra dịch bệnh.
Bảng 2.2: Tỷ trọng và thứ hạng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giữa
Việt Nam – Hoa Kỳ giai đoạn 2007 – 2013
Năm
Xuất Khẩu Nhập Khẩu
Thị phần(%) Thứ hạng Thị phần (%) Thứ hạng
2007 33,3% 1 12,60% 9
2008 32,6% 1 13,50% 7
2009 19,9% 1 4,30% 7
2010 19,7% 1 4,40% 7
2011 17,5% 1 4,30% 7
2012 17,2% 1 4% 7
2013 18,1% 1 4,00% 7
Nguồn: Tổng cục thống kê.
Có thể nhận thấy thị trường Hoa Kỳ luôn là một thị trường tiềm năng đối với hàng
xuất khẩu của nước ta, là thị trường dẫn đầu trong tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam trong
nhiều năm liền.
13
Biểu đồ 2.1: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam – Hoa Kỳ giai đoạn 2010
-2013
Nguồn: Tổng cục hải quan
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ có xu hướng tăng qua
các năm, năm 2010 đạt 14,2 tỷ USD đến năm 2011 tăng lên 16,9 tỷ USD, năm 2012 đạt
được 19,7 tỷ USD, năm 2013 với nhiều triển vọng Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt
23,9 tỷ USD mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu trong tương lai với thị trường Hoa Kỳ.
2.1.3.1. Các mặt hàng xuất khẩu thủy sản chủ yếu của Việt Nam.

 Các mặt hàng xuất khẩu thủy sản chủ yếu của Việt Nam là:
- Cá biển: Cá nổi lớn, cá nổi nhỏ, cá đáy, cá rạn.
- Cá nước ngọt: cá tra, cá basa, cá nước ngọt khác.
- Giáp xác: tôm biển (tôm sú, tôm khác), Tôm nước ngọt ( tôm càng xanh), cua biển
- Nhuyễn thể chân đầu: mực nang, mực ống, bạch tuộc.
- Nhuyễn thể có vỏ: hai mảnh vỏ, nhuyễn thể có vỏ khác.
 Chế biến thủy sản xuất khẩu:
Hệ thống các nhà máy chế biến xuất khẩu năm 2010 là hơn 400 nhà máy với năng
lực thu hút nguyên liệu hơn 1 triệu tấn/năm. Trước những nguy cơ thách thức mới, các
doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu của Việt Nam đã không ngừng đổi mới phương
thức quản lý và tác phong làm việc, tích cực đầu tư máy móc và trang thiết bị hiện đại để
tiến hành quy trình tự động hóa sản xuất. Việt Nam đã áp dụng các công nghệ tiên tiến
trên thế giới như công nghệ bảo quản sau thu hoạch, công nghệ surimi…
2.1.3.2. Thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
14
Về cơ bản sản phẩm thủy sản Việt Nam đã có mặt tại hơn 150 quốc gia và vùng
lãnh thổ, đứng chân vững chắc trên các thị trường mới, Cơ cấu thị trường truyền thống và
dần trở nên quen thuộc trên các thị trường mới. Cơ cấu thị trường chuyển biến theo hướng
tích cực. Dẫn đầu vẫn là thị trường Hoa Kỳ (21,87%), kế đến là Nhật Bản (16,61%), Hàn
Quốc (12,25%), Trung Quốc, Đức.
Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam qua các thị trường năm
2013.
Nguồn: Hiệp hội chế biến và xuất khẩu Việt Nam.
2.1.3.3. Nhận xét về tiềm năng xuất khẩu của thủy sản Việt Nam.
 Ưu điểm:
Việt Nam có tiềm năng to lớn về nuôi trồng khai thác và chế biến thủy sản. Đường
bờ biển dài, diện tích mặt nước lớn thuận lợi cho nuôi trồng khai thác chế biến thủy, hải
sản. Hiện nay thủy sản được coi là ngành mũi nhọn của Việt Nam được đầu tư chú trọng
phát triển bằng nhiều biện pháp khác nhau, đầu tư về vốn, trang thiết bị đánh bắt xa bờ,
đầu tư khoa học kĩ thuật để có thể khai thác hết những tiềm năng sẵn có, phát triển nguồn

lực để thu được hiệu quả kinh tế cao. Tiềm năng sản xuất thuỷ sản trải rộng trên cả
nước, tham gia vào hoạt động xuất khẩu thuỷ sản ở nước ta hiện nay có 34 tỉnh và 3 tổng
công ty Nhà nước xuất khẩu thuỷ sản cùng với rất nhiều công ty hoạt động trong
lĩnh vực nuôi trồng, khai thác và chế biến thuỷ sản. Đồng thời cùng với yêu cầu của
thị trường thế giói Việt Nam đã tiến hành xây dựng các hệ thống tiêu chuẩn về vệ sinh
15
an toàn thú y và thuỷ sản các tiêu chuẩn kĩ thuật để đáp ứng đòi hỏi yêu cầu của thị
trường thế giới.
 Nhược điểm:
Bên cạnh những tiềm năng to lớn về xuất khẩu thuỷ, hải sản chúng ta vẫn đang gặp
rất nhiều khó khăn trở ngại trong vấn đề sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đồng thời
chúng ta vẫn chưa đủ vốn đầu tư những trang thiết bị hiện đại nhất để có thể khai thác
những tiềm năng đánh bắt xa bờ thu những nguồn lợi ngoài khơi xa. Thực trạng hiện nay
của ngành thuỷ sản Việt Nam đó là chưa coi trọng vấn đề bảo vệ tài nguyên biển một
cách hợp lý do đó môi trường sinh thái biển đang bị đe doạ nặng nề nên ảnh hưởng đến
sản lượng đánh bắt trong thời gian tới.
2.2. Rào cản thương mại của Mỹ đối với Việt Nam.
Biểu thuế nhập khẩu của Việt Nam được hợp lý hóa vào năm 1992 và đơn
giản hóa vào năm 1999 sau khi Việt Nam gia nhập Khu vực tự do mậu dịch ASEAN
(AFTA). Hiện nay, có ba loại thuế suất: thuế suất tối huệ quốc (MFN) áp dụng cho
khoảng 75% tổng lượng hàng hóa nhập khẩu từ khoảng 80 nước có hiệp định thương
mại song phương với Việt Nam, trong đó có Hoa Kỳ, thuế suất ưu đãi có hiệu lực
chung (CEPT) áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu từ các nước ASEAN, và thuế suất
chung (cao hơn thuế suất MFN là 50%) áp dụng cho tất cả các nước khác. Theo tinh
thần của Hiệp định Thương mại Hoa Kỳ - Việt Nam, Việt Nam có nghĩa vụ giảm đáng
kể các mức thuế suất, trung bình khoảng từ 1/3 đến 1/2 đối với một loạt các hàng hóa
nhập khẩu từ Hoa Kỳ trong khoảng thời gian là 3 năm.
Ngày 1/9/2003, Việt Nam áp dụng một hệ thống thuế quan mới dựa trên Hệ thống
hài hòa có tám mã số và theo đúng Biểu thuế hài hòa của ASEAN (AHTN). Hệ thống
thuế quan mới bao gồm 10.689 dòng thuế (nhiều hơn biểu thuế cũ là 4.200 dòng), trong

đó 5.300 dòng theo hệ từ bốn đến sáu mã số và 5.400 dòng theo hệ tám mã số. Hiện
nay, có 15 mức thuế suất (so với 20 mức trong biểu thuế cũ) và mức thuế suất trung
bình đã tăng từ 16,8% lên 18,2%. Để thực hiện hệ thống thuế quan mới, Chính phủ Việt
Nam đã tăng mức thuế suất đối với 195 mặt hàng và giảm mức thuế suất đối với 106
mặt hàng. Để bảo hộ 72 mặt hàng, trừ bột và hạt nhựa PVC và ống thép hàn, biện pháp
phụ thu chênh lệch giá đã được thay thế bằng thuế nhập khẩu. Mức thuế suất đối với
xăng dầu (mục 2709 và 2710) không được cụ thể hóa trong biểu thuế mới. Quốc hội giữ
thẩm quyền quyết định biên độ thuế đối với từng sản phẩm và Chính phủ được tự do
16
điều chỉnh các mức thuế suất trong biên độ xác định. Biểu thuế nhập khẩu không được
đưa lên mạng trực tuyến và thường rất khó khi muốn biết các mức thuế suất đã thay
đổi khi nào và bao nhiêu.
2.3. Các loại rào cản thương mại của Mỹ đối với hàng Thủy sản nhập khẩu vào thị
trường Mỹ.
2.3.1. Rào cản thuế quan đối với mặt hàng thủy sản nhập khẩu vào thị trường Mỹ.
Bảng 2.3: Biểu thuế đối với các mặt hàng thủy sản nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ

thuế
Mặt
hàng
Nằm trong
diện
hưởng quy
chế
quan hệ
thương
mại bình
thường
(NTR)
Không nằm

trong
diện hưởng quy
chế
quan hệ thương
mại
bình thường
(NonNTR)
0301
Cá tươi
sống 0% 0%
0302
Các bộ phận còn lại sau
khi
cắt
philê tươi hoặc đôn
g
lạnh
0%
2,2 – 4,4
cent/kg
0304
Philê cá, thịt cá đã lóc
xương
tươi
0%
Một số 0%, một số
5,5
0305
Cá khô, ướp muối, xông
khói 4-7%

25 –
30%
0305.13
Tôm các loại đông
lạnh 0% 0%
0305 (14-24)
Thịt cua đông
lạnh 7,5% 15%
0307
Các loại nghêu
sò 0% 0%
0307
60 Ốc 5% 20%
1601-
1604
Các loại thực phẩm chế biế
n
từ

0,9 – 6
cent/kg
6,6 – 22
cent/kg
1605-10.05
Cua chế biến
chin 10% 20%
1605-10.20
Thịt
cua 0% 22,5%
1605-30.05

Tôm hùm chế
biến 10% 20%
Nguồn: Cục Hải Quan Hoa Kỳ
(Biểu thuế này có thể thay đổi và được công bố hàng năm)
2.3.2. Rào cản phi thuế quan đối với từng mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu vào thị
trường Mỹ.
17
2.3.2.1. Quy định của Hoa Kỳ về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Theo luật, tất cả các loại thực phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu đều phải
chịu sự điều tiết của các luật Liên bang như: Luật về Thực phẩm, Dược phẩm, Luật về
Bao bì và Nhãn hàng, và một số phần của luật về Dịch vụ y tế. Ngoài ra còn có các
quy định riêng của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, hoặc Cục Nghề cá biển quốc gia Hoa Kỳ.
Ngoài hệ thống pháp luật liên bang, mỗi bang hoặc khu hành chính đều có hệ thống
pháp luật riêng. Pháp luật bang và khu hành chính không được trái với Hiến pháp của
Liên bang.
Bất cứ hàng hoá nào khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ phải đảm bảo các tiêu chuẩn như là
các sản phẩm nội địa. Nhà xuất khẩu và chế biến đều phải tuân theo các quy định của
Hoa Kỳ, cụ thể là theo Bộ luật Liên bang Hoa Kỳ (CFR) để đảm bảo sản phẩm
không có độc tố, an toàn trong sử dụng và được sản xuất trong điều kiện vệ sinh.
Bộ luật liên bang Hoa Kỳ 21 CFR, quy định từ ngày 18/12/1997 chỉ có các doanh
nghiệp nước ngoài nào đã thực hiện kế hoạch HACCP có hiệu quả mới được đưa hàng
thuỷ sản vào Hoa Kỳ. Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn
(HACCP) là một kế hoạch quản lý chất lượng theo cách tiếp cận mang tính phòng
ngừa nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm và chất lượng thực phẩm thông qua việc
phân tích mối nguy và thực hiện các biện pháp kiểm soát tại các điểm kiểm soát tới
hạn. Kế hoạch HACCP nhấn mạnh vai trò của nhà sản xuất, thường xuyên ngăn ngừa
và xử lý kịp thời những mối nguy có thể xâm nhập vào sản phẩm từ khâu nguyên
liệu tới sản phẩm cuối cùng.
Quy định này yêu cầu phải phân tích, kiểm soát dây chuyền công nghệ sản xuất
tại các điểm kiểm soát trong suốt quá trình để đảm bảo sản phẩm an toàn, vệ sinh, thay

cho phương pháp kiểm soát sản phẩm cuối cùng đã được áp dụng trước đây.
 Quy định về kiểm soát dư lượng hoá chất trong các sản phẩm thuỷ sản:
Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (USFDA) cho biết ở Hoa Kỳ,
trừ những loại kháng sinh được phép sử dụng còn lại tất cả các loại kháng sinh khác đều
bị cấm. Ở nước này, hiện nay chỉ có 6 loại kháng sinh được phép sử dụng, bao gồm:
- Chorionic gonadotropin
- Formalin solution
- Tricaine methanesulfonate
- Oxytetracyline
18
- Sulfamerazine
- Hỗn hợp sulfadimethoxine/ ormetoprim.
Ngoài ra, FDA còn có một danh mục 18 loại khác không phải kháng sinh hiện
đang được phép sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản. Danh mục này gồm:
Bảng 2.4: Danh mục 18 loại không phải là kháng sinh được phép sử dụng
trong nuôi trồng thuỷ sản.
- acid acetic - Papain
- Calcium chloride - Potassium chloride
- Calcium oxide - Povidone iodine
- Carbon dioxide gas - Sodium bicarbonate
- Fuller’s earth - Sodium chloride
- Tỏi (cả củ) - Sodium sulfite
- Hydrogen peroxide - Thiamine hydrochloride
- Ice - Acid uric và tannic
- Hành (cả củ) - Magnesium sulfate
Nguồn: Tổng cục thuỷ sản
Nếu sản phẩm bị phát hiện là có dư lượng kháng sinh không được phép sử dụng
sẽ bị cấm bán ở các bang đã phát hiện ra và cấm nhập khẩu trong một thời gian. Tất cả
các hồ sơ và thông tin liên quan đến phân phối, mua bán thuỷ sản hoặc tất cả các loại
thực phẩm có chứa thủy sản nhập khẩu từ nước có sản phẩm liên quan phải được lưu giữ

trong 2 năm và sẵn sàng để kiểm tra.
Hàm lượng thuỷ ngân trong cá: Cơ quan bảo vệ môi trường sẽ kiểm tra sản
phẩm bán tại các bang để theo dõi hàm lượng thuỷ ngân trong cá ngừ, cá kiếm.
Các mức xử lý đối với thực phẩm có khuyết tật: FDA quy định bất kỳ sản
phẩm nào có thể gây hại cho người tiêu dùng, hoặc được sản xuất trong điều kiện vi
phạm các quy định của GMP đều sẽ bị xử lý, dù cho có vượt quá mức khiếm khuyết cho
phép hay không.
2.3.2.2. Quy định của Hoa Kỳ về kiểm dịch.
19
Quy định về phụ gia:
Theo luật FDA, bất kỳ chất nào được sử dụng trong sản xuất, chế tạo, đóng gói,
chế biến, xử lý, bao gói, vận chuyển, hoặc lưu giữ thực phẩm, đều có thể coi là phụ
gia thực phẩm, trừ các chất được các chuyên gia công nhận là an toàn, các chất được sử
dụng phù hợp với phê chuẩn trước đó của FDA theo Luật kiểm tra sản phẩm gia cầm và
Luật kiểm tra thịt.
Quy định về phẩm mầu thực phẩm:
Phẩm mầu thực phẩm có thể là thuốc nhuộm, chất nhuộm, hoặc các chất khác,
được sản xuất tổng hợp hay bào chế từ thực vật, động vật, khoáng sản, hoặc các nguồn
khác mà tạo ra màu khi được trộn vào hoặc phủ trên thực phẩm. Thực phẩm chứa các
chất phẩm màu chưa được xác nhận là an toàn đối với một mục đích sử dụng nhất định
theo các điều kiện của FDA thì bị coi là giả, kém phẩm chất theo Luật FDCA. Trừ
những trường hợp được phép đặc biệt, tất cả các loại phẩm mầu phải được FDA kiểm
tra và chứng nhận trước khi đưa vào chế biến thực phẩm. Việc chứng nhận của FDA
không giới hạn riêng đối với các nhà sản xuất Hoa Kỳ. FDA có thể xem xét chứng nhận
theo yêu cầu của nhà sản xuất nước ngoài, nếu có đơn yêu cầu chứng nhận của người sản
xuất nước ngoài hoặc của người đại diện tại Hoa Kỳ. Việc chứng nhận chất phẩm mầu
do một cơ quan nước ngoài tiến hành không được chấp nhận thay thế cho chứng nhận
của FDA.
2.3.2.3. Quy định của Hoa Kỳ về nhãn mác.
Luật pháp Hoa Kỳ quy định các nhãn hiệu hàng hoá phải được đăng ký tại Cục

Hải quan Hoa Kỳ. Đạo luật về nhãn hiệu năm 1946 cấm nhập khẩu những sản phẩm
làm nhái theo những thương hiệu đã được đăng ký tại Hoa Kỳ, hoặc tương tự đến mức
gây nhầm lẫn. Hàng hoá mang nhãn hiệu giả hoặc sao chép, bắt chước một nhãn hiệu
đã đăng ký bản quyền đều bị cấm nhập khẩu vào Hoa Kỳ.
Nếu nhãn hàng có ghi bằng tiếng nước ngoài, thì trên nhãn đó vẫn phải ghi
cả bằng tiếng Anh tất cả các thông tin theo quy định. Tất cả thực phẩm nhập khẩu
phải ghi bằng tiếng Anh tên nước xuất xứ.
Điều luật 21 CFR-101 quy định chi tiết về kích cỡ, thể loại, vị trí… của các
thông tin ghi trên nhãn hàng như:
- Tên và địa chỉ đầy đủ của người sản xuất, người đóng gói hoặc người phân
phối. Có thể không cần ghi địa chỉ nếu công ty đó có tên niêm yết trong thành phố đó,
20
hoặc có tên trong danh bạ điện thoại. Nếu thực phẩm không phải do người, công ty
có tên trên nhãn hàng sản xuất, thì tên công ty phải ghi thêm “manufactured for” sản
xuất cho, “distributed by” phân phối bởi, hoặc các chữ tương tự.
- Ghi chính xác số lượng thực phẩm bên trong. Khối lượng phải theo đơn vị
đo lường Anh- Hoa Kỳ là pound (1 pound =0,454kg), và ga lông Hoa Kỳ (1 ga lông =
3,79 lít). Hệ đo lường Mét có thể được ghi thêm cùng với hệ đo lường Anh- Hoa Kỳ.
Luật có các quy định cụ thể, chi tiết về vị trí, kích cỡ… và cách ghi trọng lượng tịnh.
- Tên thông thường của sản phẩm phải được ghi trên mặt chính, cùng với hình
dạng của sản phẩm ví dụ như: thái miếng, nguyên con, thái lát…
- Các thành phần ghi trên nhãn của một thực phẩm là các chất được dùng làm
nguyên liệu trộn vào khi chế biến sản phẩm đó.
Ngoài ra, nhãn hàng thực phẩm phải có thông tin về dinh dưỡng nhằm giúp cho
người tiêu dùng lựa chọn thực phẩm phù hợp và tốt cho sức khoẻ của mình. Điều luật
21 CFR -101 quy định rất cụ thể và đầy đủ các thông tin cần có trên nhãn hàng. Các
quy định về ghi thành phần dinh dưỡng đã được sửa đổi bổ sung đầy đủ hơn từ năm
1993. Những điều khoản và yêu cầu mới có hiệu lực từ 8/5/1994. Yêu cầu tối thiểu
được quy định trong điều luật 21.
CFR - 101.9 bao gồm các nội dung như sau:

- Liều lượng dùng và số lần dùng của mỗi đơn vị bao gói.
-Tổng lượng calo và lượng calo từ chất béo mỗi lần dùng.
-Tổng lượng chất béo và chất béo no (saturated) tính theo gam, tổng lượng
cholesterol và natri(miligram), tổng lượng carbohydrate, dietary fiber, đường và protein
tính bằng gam mỗi lần dùng.
- Phần trăm của tất cả các thành phần liệt kê tính theo tỷ lệ cần cho cơ thể trong
một ngày trên cơ sở lượng calo cần thiết hàng ngày là 2.000 calo.
- Tỷ lệ % trong mức khuyến cáo tiêu thụ hàng ngày của Hoa Kỳ của một số loại
vitamin và chất khoáng của một lần dùng.
- Ghi các trị giá cần hàng ngày, các trị giá kiến nghị tính bằng gam hoặc miligam
tuỳ theo từng thành phần như đối với chất béo, chất béo no, cholesterol, natri… cùng với
lượng calo trên gam đối với chất béo, carbohydrate và protein.
- Các chất dinh dưỡng khác được coi là thành phần cơ bản trong thức ăn của
người có thể được liệt kê nếu những chất này chiếm ít nhất 2% tỷ lệ khuyến cáo
21
tiêu thụ hàng ngày của Hoa Kỳ.
Quy định mới của Hoa Kỳ về nhãn hàng sản phẩm:
Kể từ ngày 1/1/2006, bất kỳ loại thực phẩm nào có chứa các thành phần trong đó
có protein trong cá và thủy sản có vỏ sẽ phải được ghi nhãn rõ ràng theo quy định mới
của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).
Theo quy định của Luật Ghi nhãn dị ứng thực phẩm và Bảo vệ người tiêu
dùng 2004 (FALCPA), các nhà sản xuất buộc phải ghi rõ bằng tiếng Anh tất cả các
thành phần có chứa prôtêin xuất xứ từ sữa, trứng, cá, thủy sản giáp xác, quả hạch, đậu
phộng, lúa mì và đậu nành trên nhãn sản phẩm. Tên của các nguồn gây dị ứng được
ghi đằng sau dòng chữ “contains” (có chứa) và đặt sau hoặc liền kề danh mục các thành
phần thực phẩm.
2.3.2.4. Quy định của Hoa Kỳ về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.
Quy định 21CFR 103-169 nêu chi tiết các tiêu chuẩn thực phẩm của FDA.
Tiêu chuẩn về nhận diện sản phẩm định nghĩa các loại thực phẩm, xác định tên gọi,
các thành phần và các yêu cầu về nhãn mác. Tiêu chuẩn về chất lượng là các tiêu

chuẩn tối thiểu về chất lượng trên mức yêu cầu theo luât FDCA.
Nếu nhập khẩu một loại thực phẩm đã có tiêu chuẩn nhận diện sản phẩm được
ban hành, thì phải tuân theo mọi quy cách nêu trong tiêu chuẩn đó. Nếu thực phẩm nhập
khẩu không đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng và tiêu chuẩn đổ đầy, bạn cần ghi trên nhãn
hàng là hàng tiêu chuẩn phụ. FDA không yêu cầu ghi phẩm cấp của USDA hoặc USDI
trên nhãn hàng thực phẩm, nhưng nếu trên nhãn hàng có ghi các phẩm cấp này thì sản
phẩm phải phù hợp với các quy cách của phẩm cấp đó. Điều kiện "Funcy" hoặc
"Grade A" chỉ được ghi trên nhãn hàng của các sản phẩm thoả mãn các quy cách của US
DA đối với phẩm cấp đó.
Quy định đối với thực phẩm đóng hộp: Các cơ sở sản xuất và xuất khẩu nước
ngoài nếu muốn xuất khẩu các loại thực phẩm đóng hộp có hàm lượng axit thấp và thực
phẩm axit hóa phải đăng ký và thông báo với FDA về qui trình sản xuất đối với từng
loại sản phẩm của mình trước khi giao hàng sang Hoa Kỳ, nếu không hàng đến cảng sẽ
không được phép nhập khẩu vào Hoa Kỳ.
2.3.2.5. Truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
Các biện pháp chống khủng bố được ban hành sau vụ 11/9/2001 cũng tạo thêm
những rào cản mới đối với xuất khẩu vào Hoa Kỳ, trong đó có hàng xuất khẩu từ Việt
22
Nam. Tất cả các cơ sở trong và ngoài nước sản xuất, chế biến, đóng gói hay bảo quản
thực phẩm để tiêu thụ tại Hoa Kỳ đều phải đăng ký với FDA chậm nhất là ngày
12/12/2003. Kể từ thời điểm 12/12/2003 FDA phải nhận được thông báo trước về mỗi
chuyến hàng thực phẩm nhập vào Hoa Kỳ, trong đó mô tả về sản phẩm, nhà sản xuất và
nhà vận chuyển, nước xuất xứ, hàng đưa lên tàu từ nước nào và dự kiến hàng nhập cảng
nào. FDA được phép thu giữ mặt hàng thực phẩm nếu có bằng chứng đáng tin cậy
hoặc có thông tin về việc thực phẩm đó có nguy cơ gây hậu quả nghiêm trọng đến sức
khoẻ và tính mạng của người và động vật.
2.3.2.6. Quy định của Hoa Kỳ về bảo vệ môi trường và nguồn lợi.
Dưới đây là quy định của một số luật chủ yếu nhằm bảo vệ môi trường có sử
dụng những biện pháp hạn chế nhập khẩu để ép các chính phủ nước ngoài áp dụng
những thông lệ bảo vệ các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng.

Luật bảo vệ động vật biển có vú 1972: Được ban hành năm 1972, cấm nhập khẩu
động vật biển có vú và các sản phẩm của loài động vật này, cấm nhập khẩu cá hoặc các
sản phẩm chế biến từ cá được đánh bắt bằng kỹ thuật dẫn đến làm chết hoặc bị thương
nghiêm trọng các loài động vật có vú ở đại dương vượt quá mức tiêu chuẩn của Hoa
Kỳ.
Luật bảo tồn cá heo quốc tế.
Đạo luật năm 1973 về các loài động vật có nguy cơ bị diệt chủng: Luật này cho
phép Bộ Nội vụ Hoa Kỳ được quyền cấm nhập khẩu một số loài hoặc họ động vật được
coi là có nguy cơ bị diệt chủng.
Luật bảo vệ động vật hoang dã.
Luật thực thi lệnh cấm đánh bắt ngoài khơi xa bằng lưới quét.
2.3.3. Quy định của Hoa Kỳ liên quan đến bình đẳng thương mại.
2.3.3.1. Chống bán phá giá.
Quy định những biện pháp trừng phạt đối với một quốc gia, hay một doanh nghiệp
đã bán sản phẩm của mình với giá thấp hơn giá thành của sản phẩm đó. Luật chống phá
giá còn cho phép các ngành của Hoa Kỳ được đệ trình khiếu nại về hoạt động bán phá
giá ở nước thứ ba.
Luật thuế chống phá giá được sử dụng rộng rãi hơn luật thuế chống trợ giá.
Thuế chống phá giá được áp dụng đối với hàng nhập khẩu khi nó được xác định là
hàng nước ngoài được bán “phá giá” vào Hoa Kỳ, hoặc sẽ bán phá giá ở Hoa Kỳ với giá
23
“thấp hơn giá trị thông thường”. Thấp hơn giá trị thông thường có nghĩa là giá xuất
khẩu vào Hoa Kỳ thấp hơn giá bán của hàng hóa đó ở nước xuất xứ hoặc ở nước thứ 3
thay thế thích hợp.
2.3.3.2 Chống cạnh tranh không bình đẳng.
Quy định về những “biện pháp cấp bách” mà một quốc gia nhập khẩu được phép
áp dụng để chống lại nước xuất khẩu, khi họ đã có những hành động hỗ trợ các nhà
sản xuất của mình về tiền vốn, thiết bị, hoặc trợ giá bán cho nhà sản xuất để sản phẩm
đó được xuất khẩu với giá thấp hơn giá thành thực tế của nó.
2.3.3.3. Chống vi phạm sở hữu trí tuệ, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, thương

hiệu của hàng hoá.
Bao gồm các quy định thủ tục tiếp nhận đăng ký độc quyền về những phát
minh, sáng kiến, kiểu dáng công nghiệp, độc quyền về thương hiệu, nhẫn hiệu hàng hoá
của quốc gia hay của hãng sản xuất kèm theo những biện pháp trừng phạt đối với các
trường hợp vi phạm.
2.4. Đánh giá tác động của rào cản thương mại đối với xuất khẩu Thủy sản Việt
Nam.
2.4.1. Tình hình thị trường thủy sản Hoa Kỳ.
2.4.1.1. Thông tin chung về thị trường thủy sản Hoa Kỳ.
 Chủng loại và sản phẩm:
Hoa Kỳ sử dụng các nguyên liệu thuỷ sản trong nước và nhập khẩu để chế biến
các loại thực phẩm rất đa dạng. Công nghiệp chế biến thuỷ sản tập trung vào sản xuất ba
dạng mặt hàng chính là các sản phẩm tươi, đông lạnh và đồ hộp. Họ không chỉ chế biến
ra các sản phẩm thuỷ sản phục vụ người tiêu dùng, mà còn chế biến thức ăn cho động
vật nuôi, dầu cá và nhiều sản phẩm khác. Năm 1998, các cơ sở này xuất khẩu 740.000
tấn sản phẩm, trị giá 2,2 tỷ USD. Thị trường xuất khẩu lớn nhất là Nhật Bản, tiếp theo là
EU và Canađa. Năm 2000, riêng sản lượng thuỷ sản xuất khẩu có nguồn gốc trong
nước là 644 triệu pound đạt giá trị 126,2 triệu USD. Sản lượng dầu cá đạt 47,7 triệu
USD. Cá hồi được xem là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất, chiếm khoảng 25% tổng doanh
thu xuất khẩu. Các mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn khác là cua nước lạnh, trứng cá
minh thái và surimi. Các nhà nhập khẩu, tái chế hoặc các nhà phân phối thường tiến
hành tinh chế cá ngừ sơ chế nhập khẩu thành sản phẩm lườn cá ngừ sashimi chất
lượng cao và “saku bar” cung cấp cho lĩnh vực dịch vụ thực phẩm.
24
 Hệ thống tiêu thụ:
Hệ thống tiêu thụ thuỷ sản của Hoa Kỳ rất tiện lợi, trong đó có các hệ thống
cung ứng nhà hàng, hệ thống cung ứng cho các cơ sở ăn uống công cộng ở các
trường học, các chợ bán cá cho các hộ gia đình. Hệ thống phân phối hiện đại, sử dụng
kho lạnh đảm bảo việc cung ứng hải sản sản xuất trong nước và hải sản nhập khẩu vừa
đáp ứng về thời gian, vừa đảm bảo chất lượng cao. Hệ thống bán lẻ gồm các chuỗi siêu

thị, các cửa hàng bán lẻ, các chợ, cửa hàng, câu lạc bộ và các chợ cá. Hệ thống phân
phối đến các nhà hàng và cửa hàng bán lẻ trên cả nước thông qua khoảng 2.800 cơ sở
phân phối và các nhà buôn. Nhà nhập khẩu cũng có thể là các chủ tàu hoặc công ty
đánh bắt thuỷ sản ở trong nước cũng như ngoài nước. Họ có thể cũng là chủ nhà
máy sơ chế. Hệ thống trung gian gồm các công ty thương mại hoặc hệ thống bán lẻ có
nhu cầu gia công hàng tại các cơ sở chế biến. Nhà máy chế biến cũng có thể là nhà
phân phối.
 Xu hướng tiêu thụ:
Tôm đông lạnh nhập khẩu được người Mỹ ưa thích cả về hình thức và kích cỡ
phổ biến. Người tiêu dùng thường mua tôm với nhiều cỡ khác nhau, thông dụng nhất là
cỡ 26-30 con/pound và 36-40 con/pound. Ngoài ra tôm sú, tôm nâu, tôm hùm cũng là
mặt hàng tiêu thụ nhiều ở Hoa Kỳ. Cá ngừ đóng hộp cũng là một trong những sản
phẩm thuỷ sản ưa thích của người Mỹ, trong khi cá ngừ tươi mới chỉ chiếm một tỷ
trọng nhỏ trong danh sách thuỷ sản nhập khẩu của Hoa Kỳ. Sản phẩm cá ngừ đánh bắt
nội địa và nhập khẩu là philê, cắt lát, sashimi và sushi. Cùng với sự phát triển của thị
trường, nhập khẩu cá ngừ những năm qua cũng tăng trưởng ổn định. Ước tính tiêu thụ
cá ngừ tươi của Hoa Kỳ đạt 35.000 tấn/năm và nhập khẩu đáp ứng trên 70% nhu cầu
của người tiêu dùng. Loài nhập khẩu chủ yếu là cá ngừ vây xanh, cá ngừ mắt to, cá ngừ
vây vàng và cá ngừ vây dài. Cá hồi được tiêu thụ chủ yếu dưới dạng philê với nguồn
nhập chủ yếu từ Canada, Chilê, Na Uy và Anh.
Cá nheo và cá rô phi được đánh giá là có triển vọng về lượng tiêu thụ trong
tương lai do 2 loài này đang được nuôi ở Hoa Kỳ và người tiêu dùng đang ngày càng
hướng vào sản phẩm sản xuất nội địa.
 Mức tiêu thụ
Những năm qua, người tiêu dùng Hoa Kỳ ngày càng ưa chuộng sản phẩm tôm chế
biến và tôm đông lạnh. Trong thực đơn của nhiều nhà hàng, các món ăn chế biến từ tôm
25
ngày càng phổ biến. Mức chi tiêu cho thuỷ sản năm 2008 của người tiêu dùng đạt 68,2 tỷ
USD, giảm 10% so với năm 2007. Năm 2009, người tiêu dùng Hoa Kỳ chi khoảng 75,5
tỷ USD cho thuỷ sản. Mặc dù mức chi tiêu thủy sản giảm trong những năm gần đây do

khủng hoảng, nhưng thị trường Hoa Kỳ luôn là 1 trong những thị trường chủ lực mà bất
cứ doanh nghiệp thủy sản nào cũng muốn vươn tới.
2.4.1.2. Khối lượng và giá trị.
Đặc điểm quan trọng của ngoại thương thuỷ sản Hoa Kỳ là thâm hụt ngoại
thương ngày càng lớn.
Bảng 2.5: Giá trị thương mại thuỷ sản của Hoa Kỳ.
ĐVT: nghìn USD
Năm Nhập khẩu Xuất khẩu
2009 14.447.460 4.012.590
2010 15.190.460 4.038.890
2011 13.890.345 3.245.098
2012 12.958.504 3.681.023
2013 14.860.670 4.445.680
Nguồn : Thống kê nghề cá của FAO
2.4.1.3. Mặt hàng nhập khẩu.
Các mặt hàng Hoa Kỳ nhập khẩu chủ yếu là: Tôm, Cá hồi, Cá ngừ, Cá rô phi…
Tôm: Là mặt hàng ưa thích nhất tại Hoa Kỳ và được tiêu thụ với khối lượng rất
lớn. Mỗi năm Hoa Kỳ nhập khẩu tôm trị giá gần 4 tỷ USD chiếm khoảng 88% lượng
tôm tiêu thụ tại Hoa Kỳ và 37% giá trị nhập khẩu thuỷ sản. Chỉ tính riêng năm 2013,
giá trị nhập khẩu tôm tươi, đông lạnh và chế biến đạt 4,3 tỷ USD chiếm 28,9% tổng
giá trị nhập khẩu thủy sản. Hoa Kỳ nhập khẩu 19 loại sản phẩm tôm khác nhau, nhưng
chỉ có 3 sản phẩm cho giá trị lớn nhất là tôm bóc vỏ còn đuôi, tôm chế biến và tôm vỏ
bỏ đầu. Tiêu thụ tôm của người Mỹ năm 2012 đạt mức kỷ lục 3,9 pound/người, vượt cả
cá ngừ vốn là sản phẩm thuỷ sản có lượng tiêu thụ cao nhất trong nhiều năm liền (2,9
pound/người). Các nước cung cấp chính là Canada, Mehico, Braxzil, Australia…
Cá hồi: Nhập khẩu các sản phẩm cá hồi có giá trị lớn thứ tư và năm 2010
đạt 1,7 tỷ USD.Thái Lan là nhà cung cấp chính cá ngừ đóng hộp cho thị trường Hoa

×