Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

So sánh chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 600 và chuẩn mực kiểm toán quốc tế ISA 600

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.11 KB, 27 trang )

DANH MỤC TÊN, CHỮ VIẾT TẮT
IAASB : International Auditing & Assurance Standards Board
Ban chuẩn mực Kế toán và Kiểm toán quốc tế
VAA : Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam
VACPA : Vietnam association of certified public accountants
Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam
IFAC : International Federation of Accountants
Liên đoàn Kế toán Quốc tế
APB : Auditing Practices Board
Hiệp hội thực hành Kiểm toán
ISA : International Standards on Auditing
Chuẩn mực Kiểm toán quốc tế
GFSs : Group Financial Statements
VAS : Vietnam Standards on Auditing
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam
BCTC : Báo cáo tài chính
CMKTVN : Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam
CMKTQT : Chuẩn mực kiểm toán quốc tế
Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
Trong tiến trình hội nhập nền kinh tế thế giới của Việt Nam, cùng với
tốc độ phát triển như vũ bão của nền kinh tế thị trường, kiểm toán đã trở thành
một lĩnh vực đóng góp vai trò quan trọng trong sự phát triển nền kinh tế đất
nước từ đó đặt ra một nhu cầu cấp thiết trong việc xây dựng và hoàn thiện
một hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhằm nâng cao chất lượng hoạt động
kiểm toán. Đứng trước sự chuyển biến lớn trong nền kinh tế, sự thay đổi của
chuẩn mực kiểm toán Quốc tế, sự lạc hậu tương đối của chuẩn mực kiểm toán
Việt Nam đã dẫn đến nhu cầu bức thiết phải tiến hành sửa đổi CMKTVN phù
hợp với thực tế hiện tại.
Nằm trong chương trình đào tạo của Khoa Kế toán trường Đại học kinh tế
quốc dân, Đề án môn học tạo cơ hội cho sinh viên được nghiên cứu các vấn


đề lý luận nâng cao khả năng tư duy, phân tích, nhìn nhận vấn đề đồng thời
tạo điều kiện thực hiện tốt việc áp dụng thực tiễn hoàn thành chuyên đề báo
cáo tốt nghiệp sau này.
Sau hơn 3 tháng được sự hướng dẫn, định hướng, chỉ bảo tận tình của
cô giáo Thạc sỹ Bùi Thị Minh Hải cùng với sự tìm tòi nghiên cứu của bản
than cũng như sự nhận thức được tính thời sự của đề tài. Em đã hoàn thành đề
án với đề tài:
Đề tài: So sánh chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 600 “Sử dụng tư
liệu của kiểm toán viên khác” và chuẩn mực kiểm toán quốc tế ISA 600
“Special considerations – Audits of Group Financial Statements (Including
the Work of Component Auditor)”
Đề án của em gồm có 3 phần được trình bày theo bố cục như sau:

Website: Email : Tel : 0918.775.368
I_ Khái quát chung về chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 600 “ Sử dụng
tư liệu của kiểm toán viên khác” và chuẩn mực kiểm toán quốc tế ISA 600 “
Special considerations – Audits of Group Financial Statements (Including the
Work of Component Auditor)”
II_ So sánh giữa chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 500 và chuẩn mực
kiểm toán quốc tế ISA 500:
III_ Nhận xét và kiến nghị

Website: Email : Tel : 0918.775.368
I.Khái quát chung về chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 600 “ Sử dụng
tư liệu của kiểm toán viên khác” và chuẩn mực kiểm toán quốc tế ISA
600 “ Special considerations – Audits of Group Financial Statements
(Including the Work of Component Auditor)”
1. Chuẩn mực kiểm toán quốc tế ISA 600
1.1. Tổng quan về chuẩn mực kiểm toán quốc tế
_ Chuẩn mực kiểm toán quốc tế ISA có 2 bộ:

Chuẩn mực kiểm toán quốc tế cũ: ISAs (UK & Ireland) do Hiệp hội
thực hành kiểm toán(APB) ban hành áp dụng đối với các cuộc kiểm toán
báo cáo tài chính bắt đầu từ 15/12/2004 đến 15/12/2009
Chuẩn mực kiểm toán quốc tế mới: ISAs do liên đoàn kế toán quốc tế
ban hành (IFAC) được Ban chuẩn mực kế toán và kiểm toán quốc tế
(IAASB) thông qua áp dụng đối với các cuộc kiểm toán báo cáo tài chính
bắt đầu từ 15/12/2009.
Trong phạm vi so sánh với chuẩn mực Việt Nam của đề tài này chúng
ta sẽ sử dụng chuẩn mực kiểm toán quốc tế mới.
Chuẩn mực kiểm toán quốc tế được sửa đổi bao gồm 36 chuẩn mực
trong đó có một chuẩn mực mới ISA 265 liên quan đến việc trao đổi với
Ban Giám đốc về những thiếu sót của hệ thống kiểm soát nội bộ, 16 chuẩn
mực được sửa đổi và thêm các yêu cầu mới, 19 chuẩn mực đã được chỉnh
sửa để áp dụng các quy ước mới và phản ánh rõ ràng những vấn đề chung.
Tất cả các chuẩn mực được thống nhất theo hình thức, kết cấu mới thống
nhất cho toàn bộ chuẩn mực.
_ Kết cấu, nội dung, hình thức của toàn bộ chuẩn mực:
Website: Email : Tel : 0918.775.368
CMKTQT sau khi sửa đổi, đã gộp nhóm 1 nhóm chuẩn mực mở đầu và
nhóm 9 nhóm chuẩn mực các dịch vụ có liên quan, chỉ còn 7 nhóm chuẩn
mực:
• Nhóm chuẩn mực về Trách nhiệm: gồm 8 chuẩn mực từ 200 đến
265 trong đó có chuẩn mực 265 là chuẩn mực mới
• Nhóm chuẩn mực về Lập kế hoạch kiểm toán: bao gồm 4 chuẩn
mực ISA 300, 315, 320, 330 trong đó có ISA 315 Nhận biết và xác định rủi ro
kiểm toán thông qua việc hiểu về khách thể và môi trường kinh doanh của
khách thể là chuẩn mực Việt Nam chưa có
• Nhóm chuẩn mực về Kiểm soát nội bộ gồm có 2 chuẩn mực
• Nhóm chuẩn mực về Bằng chứng kiểm toán gồm có 11 chuẩn mực
• Nhóm chuẩn mực về Sử dụng kết quả của các chuyên gia khác gồm

3 chuẩn mực
• Nhóm chuẩn mực về Kết luận kiểm toán và Báo cáo kiểm toán gồm
5 chuẩn mực
• Nhóm chuẩn mực về Kiểm toán các lĩnh vực đặc biệt gồm 3 chuẩn
mực
Bố cục của mỗi chuẩn mực bao gồm có 5 phần với nội dung cơ bản như
sau:
• Giới thiệu: bao gồm các thông tin về mục đích, phạm vi, đối tượng của
từng chuẩn mực, thêm vào đó là trách nhiệm của kiểm toán viên và các đối
tượng liên quan trong bối cảnh áp dụng chuẩn mực.
• Mục tiêu: mỗi chuẩn mực đều đưa ra những tuyên bố rõ ràng về mục
tiêu của kiểm toán viên khi áp dụng chuẩn mực đó
• Giải thích các thuật ngữ: giải thích một số khái niệm quan trọng liên
quan đến chuẩn mực, giúp người đọc hiểu nội dung chuẩn mực một cách rõ
ràng hơn.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
• Các yêu cầu: được đặt ra một cách cụ thể nhằm hỗ trợ cho việc thực
hiện các mục tiêu của kiểm toán viên.
• Việc áp dụng các chuẩn mực và tài liệu giải thích khác: phần này nhằm
giải thích chính xác ý nghĩa của các yêu cầu và đưa ra ví dụ của các thủ tục có
thể được sử dụng trong các hoàn cảnh cụ thể.
1.2. Chuẩn mực kiểm toán quốc tế ISA 600
ISA 600 là một trong 3 chuẩn mực thuộc nhóm chuẩn mực “Sử dụng
ý kiến của các chuyên gia khác”, với nội dung kiểm toán báo cáo tài chính của
đơn vị bao gồm thông tin tài chính của đơn vị cấp dưới hoặc(và) đơn vị kinh
tế khác. Đứng trước thực trạng nền kinh tế ngày càng phát triển một cách
chóng mặt, sự lớn mạnh trong mô hình mẹ con, sự mở rộng mối quan hệ liên
doanh,liên kết… thêm vào đó sự thay đổi trong cách nhìn nhận vấn đề khiến
cho việc áp dụng đánh giá rủi ro và các tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng trở
nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Sau 3 lần chỉnh sửa và công bố bản thảo vào

12/2003, 3/2005, 3/2006 nhằm thu nhận ý kiến phản hồi, đóng góp cho
ISA600, IAASB đã nỗ lực đi đến những thống nhất cuối cùng để đưa ra một
chuẩn mực hoàn thiện đang áp dụng hiện nay vào tháng 7 năm 2007.
Kết cấu, nội dung ISA 600:
ISA 600 bao gồm 5 phần:
• Giới thiệu:
_Phạm vi của chuẩn mực
_Ngày có hiệu lực:
• Mục tiêu của chuẩn mực:
• Giải thích các thuật ngữ
• Các yêu cầu :
ISA 600 đưa ra yêu cầu về các vấn đề nhằm giúp KTV xác định được
phương thức thực hiện để đạt mục tiêu của mình :
Website: Email : Tel : 0918.775.368
_Trách nhiệm của Kiểm toán viên chính
_ Sự chấp nhận Hợp đồng kiểm toán
_ Lập kế hoạch kiểm toán
_ Tìm hiểu về đơn vị được kiểm toán, các đơn vị cấp dưới và đơn vị kinh
tế khác có thông tin tài chính liên quan đến BCTC của đơn vị, môi trường
hoạt động kinh doanh của đơn vị
_ Quá trình thực hiện công việc của KTV khác
_ Mức trọng yếu
_ Các biện pháp đối phó với rủi ro
_ Quá trình hợp nhất BCTC
_ Sự kiện phát sinh sau ngày ký Báo cáo kiểm toán
_ Trao đổi với KTV khác
_ Đánh giá tính đầy đủ và thích hợp của các Bằng chứng kiểm toán thu
được
_ Trao đổi với Ban Giám đốc công ty
• Việc áp dụng chuẩn mực và các tài liệu giải thích khác phần này

nhằm giải thích chính xác ý nghĩa của các yêu cầu và đưa ra ví dụ của các thủ
tục có thể được sử dụng trong các hoàn cảnh cụ thể.
ISA 600 đưa ra 5 bản phụ lục nhằm bổ sung cho , làm rõ cho một số nội
dung được đưa ra trong chuẩn mực, hỗ trợ cho KTV và các đối tượng sử dụng
tài liệu
Phụ lục 1: Ví dụ về Báo cáo kiểm toán với ý kiến chấp nhận từng phần
khi nhóm KTV không thể tìm Bằng chứng kiểm toán phù hợp để làm cơ sở
cho ý kiến kiểm toán của mình (Bổ sung cho đoạn A19 của chuẩn mực)
Phụ lục 2: Các vấn đề mà nhóm KTV cần hiểu (bao gồm hiểu biết về quá
trình hợp nhất thông tin tài chính, các hoạt động kiểm soát việc lập BCTC)
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Phụ lục 3: Các ví dụ về các sự kiện ảnh hưởng trọng yếu đến Báo cáo
kiểm toán của kiểm toán viên
Phụ lục 4 : Ví dụ về các xác nhận của KTV khác
Phụ lục 5: Các hướng dẫn, yêu cầu của KTV chính đối với việc lập kế
hoạch và thực hiện kiểm toán của KTV khác
Nằm trong hệ thống chuẩn mực kiểm toán quốc tế, ISA có hình thức, kết
cấu tuân thủ theo kết cấu, hình thức chung của toàn bộ chuẩn mực. Đồng thời
có mối liên hệ chặt chẽ với các chuẩn mực khác trong toàn bộ chuẩn mực đặc
biệt là các chuẩn mực như ISA315 Nhận biết và xác định rủi ro kiểm toán
thông qua việc hiểu về khách thể và môi trường kinh doanh của khách thể,
ISA 265 Trao đổi với ban giám đốc về những thiếu sót của hệ thống kiểm soát
nội bộ , ISA 320 Tính trọng yếu trong việc lập kế hoạch và thực hiện kiểm
toán, ISA 220 Kiểm soát chất lượng cho cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính,
ISA 260 Trao đổi các vấn đề quan trọng phát sinh khi kiểm toán với Ban
lãnh đạo đơn vị được kiểm toán… Mối liên hệ chặt chẽ giữa chuẩn mực 600
với các chuẩn mực khác sẽ được nói rõ trong phần sau.
2 . Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 600
2.1. Tổng quan về toàn bộ chuẩn mực Kiểm toán VN
Việc nghiên cứu, xây dựng Hệ thống CMKT Việt Nam được thực hiện

từ năm 1996 dưới sự giúp đỡ của dự án EUROTAPVIET. Bộ Tài chính đã
thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập để nghiên cứu, soạn thảo và trình Bộ
trưởng ký Quyết định ban hành từng nhóm chuẩn mực (mỗi nhóm bao
gồm từ 4 đến 6 chuẩn mực).
CMKTVN được nghiên cứu và ban hành dựa trên CMKTQT cũ tuân
theo 3 nguyên tắc cơ bản:
• Dựa trên cơ sở các chuẩn mực quốc tế về kế toán và kiểm toán của
IFAC
Website: Email : Tel : 0918.775.368
• Phù hợp với điều kiện phát triển ở Việt Nam
• Đơn giản, rõ ràng và tuân thủ các quy định về thể thức ban hành văn
bản pháp luật
_ Kết cấu, nội dung của mỗi chuẩn mực
Mỗi CMKTVN có kết cấu bao gồm 2 phần với bố cục như sau:
• Phần 1 : Những quy định chung bao gồm có mục tiêu, phạm vi ứng
dụng và giải thích một số thuật ngữ của chuẩn mực
• Phần 2 : Nội dung chuẩn mực
2.2 . Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 600
2.2.1. Giới thiệu chung
Chuẩn mực kiểm toán số 600 là một trong năm chuẩn mực kiểm toán
Việt Nam đợt 4 được ban hành kèm theo quyết định số 28/2003 QĐ-BTC
ngày 14/03/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Chuẩn mực kiểm toán số 600
được ban hành dựa trên việc nghiên cứu , sửa đổi chuẩn mực kiểm toán quốc
tế ISA600
2.2.2. Kết cấu, nội dung của chuẩn mực 600:
Tuân thủ sự phù hợp về kết cấu, hình thức của toàn bộ chuẩn mực như đã
nêu trên CMKTVN số 600 bao gồm 2 phần:
• Phần 1: Những quy định chung bao gồm:
_Mục tiêu : chuẩn mực 600 quy định các nguyên tắc, thủ tục cơ bản và
hướng dẫn các thể thức áp dụng các nguyên tắc trong việc sử dụng tư liệu của

kiểm toán viên khác về các thông tin tài chính của một hoặc nhiều đơn vị khi
kiểm toán báo cáo tài chính của một đơn vị, trong đó bao gồm cả thông tin tài
chính của đơn vị cấp dưới hoặc đơn vị kinh tế khác.
_ Phạm vi áp dụng: Chuẩn mực này áp dụng cho kiểm toán Báo cáo tài
chính của một đơn vị trong đó có gộp thông tin tài chính của một hoặc nhiều
đơn vị cấp dưới hoặc đơn vị kinh tế khác.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chuẩn mực không áp dụng cho các trường hợp trong đó có hai hoặc
nhiều KTV được bổ nhiệm cùng kiểm toán cho cùng một đơn vị và cũng
không đề cập đến mối quan hệ giữa KTV năm nay và KTV năm trước.
Trường hợp KTV chính kết luận BCTC của đơn vị cấp dưới và đơn vị kinh tế
khác ảnh hưởng không trọng yếu thì không áp dụng chuẩn mực này, trừ khi
ảnh hưởng của nhiều đơn vị không trọng yếu là trọng yếu thì cần xem xét có
áp dụng chuẩn mực này hay không.
_ Giải thích một số thuật ngữ quan trọng liên quan đến chuẩn mực như:
kiểm toán viên chính, kiểm toán viên khác, đơn vị cấp dưới, đơn vị kinh tế
khác
• Phần 2 : Nội dung chính của chuẩn mực bao gồm:
_Chấp nhận là kiểm toán viên chính : nêu lên các vấn đề KTV chính cần
xem xét khi ký Hợp đồng kiểm toán
_Các thủ tục kiểm toán do kiểm toán viên chính thực hiện : bao gồm
một số thủ tục cơ bản như :
Khi lập kế hoạch kiểm toán trong đó có sử dụng tư liệu của KTV khác,
KTV chính phải xem xét năng lực chuyên môn của KTV khác trong bối cảnh
công việc thực tế.
KTV chính cần phải thực hiện các thủ tục cần thiết để thu thập những
bằng chứng kiểm toán thích hợp chứng minh rằng công việc do KTV khác
thực hiện là phù hợp với công việc kiểm toán và mục đích của KTV chính
trong cuộc kiểm toán cụ thể.
KTV chính phải xem xét những phát hiện quan trọng của KTV khác.

_ Phối hợp giữa các kiểm toán viên
_ Kết luận và lập báo cáo kiểm toán
_ Trách nhiệm của kiểm toán viên chính
Website: Email : Tel : 0918.775.368

×