Tải bản đầy đủ (.pdf) (168 trang)

Đánh giá tình hình xói lở và bồi lắng các dòng sông trên hệ thống sông nam thạch hãn tỉnh quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.4 MB, 168 trang )

MỤC LỤC

MỤC LỤC.......................................................................................................................................... 1
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................................................... 3
DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BẢNG BIỂU ....................................................................................... 4
MỞ ĐẦU - GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ DỰ ÁN ........................................................................ 7
1. Tính cấp thiết của dự án ......................................................................................................... 7
2. Mục tiêu và nhiệm vụ ............................................................................................................. 9
3. Phạm vi dự án......................................................................................................................... 9
4. Cơ sở dữ liệu và phương pháp thực hiện dự án...................................................................... 9
5. Thời gian thực hiện, lực lượng cán bộ tham gia và tình hình hoạt động của dự án ............. 10
6. Các kết quả đạt được của dự án ........................................................................................... 11
7. Đánh giá chung .................................................................................................................... 12
Chương 1. CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ BỒI XÓI TRÊN
LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN ................................................................................................... 14
1.1. TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
DỰ ÁN ..................................................................................................................................... 14
1.2. PHƯƠNG PHÁP LUẬN - CÁC QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU ..................................... 19
1.2.1. Quan điểm hệ thống ................................................................................................... 19
1.2.2. Quan điểm tổng hợp ................................................................................................... 19
1.2.3. Quan điểm liên kết nghiên cứu lưu vực với cảnh quan và phát triển bền vững ......... 19
1.2.4. Quan điểm cân bằng động lực .................................................................................... 20
1.3. QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ BỒI XÓI LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN ......................... 20
Chương 2. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN
BỒI XÓI TRÊN LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN ........................................................................ 25
2.1. CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN ............................................................................................... 26
2.1.1. Nhóm yếu tố tạo nguồn vật chất cho xói mòn............................................................ 26
2.1.2. Nhóm yếu tố tạo dòng chảy vận chuyển vật chất ....................................................... 34
2.1.3. Nhóm yếu tố phân bố lại vật chất, dòng chảy và tạo không gian cho quá trình xói mòn
và bồi tụ................................................................................................................................ 40
2.1.4. Yếu tố thực vật - cản giữ vật chất .............................................................................. 45


2.2. CÁC YẾU TỐ KINH TẾ - XÃ HỘI ................................................................................. 47
2.2.1. Dân số và dân tộc ....................................................................................................... 47
2.2.2. Hiện trạng phát triển kinh tế....................................................................................... 48
Chương 3. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG BỒI XÓI TRÊN CÁC DÒNG SÔNG LƯU VỰC SÔNG
THẠCH HÃN .................................................................................................................................. 50
3.1. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG XÓI MÒN TRÊN CÁC LƯU VỰC SÔNG ........................ 50
3.1.1. Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ đánh giá xói mòn lưu vực....................................... 50
3.1.2 Mô hình đánh giá xói mòn lưu vực ............................................................................. 55
3.1.3 Tính toán hiện trạng xói mòn các lưu vực sông tỉnh Quảng Trị ................................. 57
3.2. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG XÓI LỞ VÀ BỒI LẮNG TRÊN CÁC DÒNG SÔNG HỆ
THỐNG SÔNG THẠCH HÃN ............................................................................................... 68
3.2.1 Hiện trạng xói lở bồi lắng trên hệ thống sông Thạch Hãn .......................................... 68
3.3. CÁC KHU VỰC XÓI LỞ TRỌNG ĐIỂM ....................................................................... 93
3.4. XÂY DỰNG BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG BỒI XÓI ............................................................ 98
Chương 4. DỰ BÁO DIỄN BIẾN BỒI XÓI CÁC DÒNG SÔNG THUỘC HỆ THỐNG SÔNG
THẠCH HÃN ĐẾN NĂM 2020 .................................................................................................... 100
4.1. LỰA CHỌN MÔ HÌNH DỰ BÁO BỒI LẮNG VÀ XÓI LỞ ........................................ 100
4.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT MÔ HÌNH 1D VÀ 2D DỰ BÁO BỒI XÓI................................. 100
4.2.1 Mô hình một chiều MIKE 11 .................................................................................... 100
4.2.2 Mô hình 2D ............................................................................................................... 107
4.3 XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU CHO MÔ HÌNH ........................................................... 111
4.3.1 Thiết lập mạng lưới tính ............................................................................................ 111

1


4.3.2 Thu thập và xử lý số liệu mặt cắt .............................................................................. 115
4.3.4 Thu thập xử lý và khảo sát bổ sung số liệu khí tượng thủy văn ................................ 116
4.3.3 Thu thập và xử lý mẫu nước và đất ........................................................................... 120
4.4 HIỆU CHỈNH VÀ KIỂM NGHIỆM MÔ HÌNH ............................................................. 123

4.1.1 Hiệu chỉnh và kiểm định mạng tính mô hình thủy lực 1 chiều ................................. 123
4.1.2 Hiệu chỉnh và kiểm định mô hình vận chuyển bùn cát ............................................. 129
4.5 ÁP DỤNG MÔ HÌNH 1D ĐỂ DỰ TÍNH XÓI LỞ VÀ BỒI LẮNG ĐẾN 2020 ............. 134
4.5.1. Xây dựng biên tính toán ........................................................................................... 134
4.5.2. Kết quả tính toán ...................................................................................................... 135
4.5.3. Nhận định và đánh giá.............................................................................................. 136
4.6 ÁP DỤNG MÔ HÌNH 2D ĐỂ DỰ BÁO XÓI LỞ VÀ BỒI LẮNG CÁC KHU VỰC
TRỌNG ĐIỂM ....................................................................................................................... 139
4.6.1. Cơ sở dự báo bồi xói các khu vực trọng điểm.......................................................... 139
4.6.2. Xây dựng biên đầu vào ............................................................................................ 139
4.6.3. Kết quả tính toán trường dòng chảy 2 chiều ............................................................ 142
4.7 NHẬN XÉT CHUNG ...................................................................................................... 153
Chương 5. CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU MỨC ĐỘ BỒI XÓI TRÊN CÁC SÔNG THUỘC HỆ
THỐNG SÔNG THẠCH HÃN ..................................................................................................... 155
5.1. QUAN ĐIỂM VÀ NỘI DUNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC DÒNG SÔNG ....... 155
5.2.1. Giải pháp phi công trình ........................................................................................... 156
5.2.1. Giải pháp Khoa học và Công nghệ........................................................................... 156
KẾT LUẬN .................................................................................................................................... 159
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................. 161

2


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn

BCH PCLB&TKCN

Khí tượng thủy văn


KTTV

Đại học Khoa học Tự nhiên

ĐH KHTN

Đại học Quốc gia Hà Nội

ĐHQG HN

Ủy ban nhân dân

UBND

Phó Giáo sư

PGS

Tiến sỹ

TS

Tiến sỹ Khoa học

TSKH

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở TN&MT


Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở NN&PTNT

Cơ sở dữ liệu

CSDL

Hệ thông tin địa lý

GIS

Mô hình số độ cao

DEM

3


DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BẢNG BIỂU

Hình 1.1. Xói lở sau tràn của đập Trấm trên sông Thạch Hãn (Ảnh chụp 2/4/2000) [63] .............. 18
Hình 1.2. Quy trình nghiên cứu, đánh giá tải lượng bồi xói lưu vực sông Thạch Hãn .................... 21
Hình 2.1. Sơ đồ lưu vực sông Thạch Hãn ........................................................................................ 25
Hình 3.1 Mô hình số độ cao địa hình lưu vực sông Thạch Hãn ....................................................... 51
Hình 3.2 Bản đồ hệ số lớp phủ lưu vực sông Thạch Hãn xây dựng từ tư liệu ảnh viễn thám ......... 51
Hình 3.3 Sơ đồ các trạm đo mưa trên lưu vực sông Thạch Hãn ...................................................... 53
Hình 3.4 Bản đồ phân vùng lượng mưa trên lưu vực sông Thạch Hãn............................................ 53
Hình 3.5 Bản đồ đất lưu vực sông Thạch Hãn ................................................................................. 54
Hình 3.6. Quy trình đánh giá xói mòn đất N-SPECT ...................................................................... 58

Hình 3.7. Bản đồ hướng dòng chảy ................................................................................................. 59
Hình 3.8. Bản đồ độ dốc .................................................................................................................. 59
Hình 3.9. Bản đồ hệ số LS ............................................................................................................... 60
Hình 3.10 Bản đồ tích luỹ dòng chảy ............................................................................................... 60
Hình 3.11 Bản đồ tích luỹ trầm tích ................................................................................................. 60
Hình 3.12. Bản đồ đất và bảng phân loại hệ số K lưu vực sông Thạch Hãn.................................... 61
Hình 3.13. Bản đồ hệ số K lưu vực sông Thạch Hãn, Quảng Trị .................................................... 62
Hình 3.14 Bản đồ lớp phủ mặt đất lưu vực sông Thạch Hãn, Quảng Trị ........................................ 63
Hình 3.15 Bản đồ hệ số C lưu vực sông Thạch Hãn, tỉnh Quảng Trị .............................................. 65
Hình 3.16 Bản đồ xói mòn thực tế ................................................................................................... 67
Hình 3.17 Bản đồ tích tụ vật chất lưu vực sông Thạch Hãn, tỉnh Quảng Trị ................................... 68
Hình 3.18 Đoạn từ cầu Đakrông về đến Làng Cát – xã Mò Ó ......................................................... 71
Hình 3.19 Bờ phải tại Hà Vũng (xã Ba Lòng) có thành phần trầm tích chủ yếu là cát mịn lẫn bùn
màu đen, mới bồi trong trận lũ 11/2009 và dễ bị sạt lở dưới tác động ngoại sinh. .......................... 71
Hình 3.20 Xen kẽ với các khối bồi xuất hiện các đoạn lở nhẹ trên mặt bãi bằng phẳng ................. 71
Hình 3.21 Đoạn từ Làng Cát - Xuân Lâm và Xuân Lâm - Hải Quy (xã Ba Lòng) .......................... 72
Hình 3.22 Đoạn từ Hải Quy về đập Trấm ........................................................................................ 73
Hình 4.23 Cống An Tiêm phân nước từ sông Thạch Hãn qua sông Vĩnh Định nhìn từ phía sông
Vĩnh Định (ảnh chụp tháng 6/2009)................................................................................................. 73
Hình 3.26 Ảnh chụp khu vực sạt lở Tân Mỹ tháng 8/2010 .............................................................. 75
Hình 3.27 Toàn cảnh khu vực xói sạt lở Tân Mỹ............................................................................. 76
Hình 3.28 Đoạn bờ bồi phía bên phải phía sau đoạn xói Tân Mỹ.................................................... 76
Hình 3.29 Sơ đồ hiện trạng bồi xói đoạn TX Quảng Trị - ngã ba Gia Độ ....................................... 77
Hình 3.30 Sạt lở bờ phải sông Thạch Hãn tại thôn Tân Định xã Triệu Long, tháng 12/2006 ......... 78
Hình 3.31 Chân kè phía trước khu tưởng niệm cố Tổng Bí thư Lê Duẩn bị sạt lở và phải gia cố lại,
tháng 12/2006................................................................................................................................... 78
Hình 3.32 Kè Tân Định xã Triệu Long và lớp phù sa, lớp phủ thực vật trên bề mặt kè tháng
12/2010............................................................................................................................................. 79
Hình 3.33 Kè bờ phải sông Thạch Hãn phía trước khu tưởng niệm cố Tổng Bí thư Lê Duẩn
(12/2010) .......................................................................................................................................... 79

Hình 3.34 Đoạn đuôi kè Tân Định đã có dấu hiệu sạt lở (12/2010)................................................. 80
Hình 3.35 Sạt lờ chân kè Tân Định phía cuối đoạn cong thứ nhất (12/2010) .................................. 80
Hình 3.36 Bờ trái sông Thạch Hãn, đoạn từ Xuân An đến cầu An Mô ........................................... 81
Hình 3.37 Bờ trái phía thượng lưu cầu An Mô ................................................................................ 82
Hình 3.38 Bờ trái phía hạ lưu cầu An Mô, thôn Giang Hiến ........................................................... 82
Hình 3.39 Bồi nhẹ phía bờ phải sông Thạch Hãn đoạn thượng lưu cầu An Mô .............................. 83
Hình 3.40 Các điểm sạt lở nghiêm trọng trên bờ trái sông Thạch Hãn thuộc thôn Trà Liên Đông
(Triệu Giang) và Cồn (Triệu Long), tháng 12/2010......................................................................... 83
Hình 3.41 Xói lở phổ biến phía bờ trái sông Thạch Hãn đoạn đầu thôn Đại Áng (trái) và thượng lưu
cầu phao Lập Thạch (phải) - 12/2010 .............................................................................................. 84
Hình 3.42 Sơ đồ hiện trạng bồi xói đoạn ngã ba Vĩnh Phước – Gia Độ .......................................... 85
Hình 3.43 Xói lở phía mố cầu bờ trái, cầu phao Xuân An và thôn Xuân An (12/2010) .................. 86

4


Hình 3.44 Đoạn kè lát mái bờ trái sông Thạch Hãn, thôn Xuân An, phường Đông Lương (12/2010)
.......................................................................................................................................................... 86
Hình 3.45 Xói lở bờ phải sông Thạch Hãn phía trước thôn An Gia, Triệu Độ (12/2010) ............... 87
Hình 3.46 Bờ trái và phải đoạn trước cầu Cam Tuyền..................................................................... 87
Hình 3.47 Đoạn xói Lâm Lang ........................................................................................................ 88
Hình 3.48 Bờ trái đoạn từ phường Đông Thanh về đến thành phố Đông Hà .................................. 88
Hình 3.49 Sơ đồ hiện trạng bồi xói đoạn Cam Tuyền – Gia Độ ...................................................... 89
Hình 3.50 Kè bờ trái sông phía thượng lưu cầu Cửa Việt................................................................ 90
Hình 3.51 Kè phía ngoài khu vực nuôi trồng thủy sản Bắc Phước .................................................. 91
Hình 3.52 Sơ đồ hiện trạng bồi xói đoạn Gia Độ - cầu Cửa Việt .................................................... 91
Hình 3.53 Xói lở nhẹ phía đầu bãi bồi Mai Xá (12/2010) ............................................................... 92
Hình 3.54 Hình Xói lở bờ phải sông Thạch Hãn, ngay hạ lưu ngã ba Gia Độ (12/2010) ................ 92
Hình 3.55 Vách xói bờ phải sông Thạch Hãn, đoạn Tân Mỹ, Hải Lệ............................................. 94
Hình 3.56 Vách xói bờ phải sông Thạch Hãn, đoạn Tân Mỹ, Hải Lệ............................................. 94

Hình 3.57 Bờ trái sông Thạch Hãn đoạn hạ lưu đập Trấm (nhìn từ hạ lưu lên đập)....................... 95
Hình 3.58 Xói lở bờ phải sông Thạch Hãn, thôn Trà Liên Đông 2/2007 (Nguyễn Văn Cư và nnk,
2008) ................................................................................................................................................ 96
Hình 3.59 Sạt lở mạnh bờ phải sông Thạch Hãn khu vực thôn Trà Liên Đông (12/2010) .............. 96
Hình 3.60 Kè Trà Liên Đông bắt đầu được xây dựng (tháng 12/2010) ........................................... 96
Hình 3.61 Hiện tượng bồi tụ xảy ra trên bờ phải sông Thạch Hãn đoạn đối diện cửa sông Vĩnh
Phước (12/2010)............................................................................................................................... 97
Hình 3.62 Bãi bồi lớn phía bụng cong đoạn cong thứ hai, thôn Trà Liên Tây (12/2010) ................ 97
Hình 3.63 Xói lở bờ trái sông Thạch Hãn khu vực cửa sông Ái Tử ............................................... 98
Hình 3.64 Xói lở bờ trái sông Thạch Hãn khu vực cửa sông Vĩnh Phước....................................... 98
Hình 4.1. Các dạng bồi xói trong Mike 11 ..................................................................................... 104
Hình 4.2a. Sơ đồ sai phân hữu hạn 6 điểm ẩn Abbott .................................................................... 104
Hình 4.2b. Sơ đồ sai phân 6 điểm ẩn Abbott trong mặt phẳng x~t ................................................ 105
Hình 4.3a. Nhánh sông với các điểm lưới xen kẽ .......................................................................... 105
Hình 4.3b. Cấu trúc các điểm lưới xung quanh điểm nhập lưu...................................................... 105
Hình 4.3c. Cấu trúc các điểm lưới trong mạng vòng ..................................................................... 106
Hình 4.4 Sơ đồ tính toán thủy lực trên 3 lưu vực sông tỉnh Quảng Trị.......................................... 112
Hình 4.5 Giao diện phần mềm tạo lưới cấu trúc GENGRID ......................................................... 113
Hình 4.6. Ví dụ về lưới tính toán ................................................................................................... 114
Hình 4.7: Miền tính và lưới tính cho Khu vực 1 ............................................................................ 114
Hình 4.8 Miền tính và lưới tính cho Khu vực tính toán 2 ............................................................. 115
Hình 4.9: Sơ đồ các trạm khảo sát mực nước, lưu lượng và phù sa ............................................... 118
Hình 4.10: Các mẫu phù sa lơ lửng được lọc bằng giấy lọc tại chỗ............................................... 120
Hình 4.11 Quá trình mực nước tính toán và thực đo tại trạm Đông Hà ........................................ 124
Hình 4.12 Quá trình mực nước tính toán và thực đo tại trạm Hiền Lương .................................... 124
Hình 4.13 Quá trình mực nước tính toán và thực đo tại trạm Thạch Hãn ...................................... 125
Hình 4.14 Quá trình mực nước tính toán và thực đo tại cầu An Mô .............................................. 125
Hình 4.15 Quá trình lưu lượng tính toán và thực đo tại cầu An Mô .............................................. 126
Hình 4.16 Quá trình mực nước tính toán và thực đo tại trạm Đông Hà ......................................... 127
Hình 4.17 Quá trình mực nước tính toán và thực đo tại trạm Thạch Hãn ...................................... 127

Hình 4.18 Quá trình mực nước tính toán và thực đo tại trạm Hiền Lương .................................... 128
Hình 4.19 Quá trình mực nước tính toán và thực đo tại cầu An Mô .............................................. 128
Hình 4.20 Quá trình lưu lượng tính toán và thực đo tại cầu An Mô .............................................. 129
Hình 4.21 Sơ đồ mạng lưới sông mô phỏng tính toán bùn cát trong mô hình Mike 11 ................. 130
Hình 4.22: Đồ thị dạng logarit biểu diễn đường quan hệ lưu lượng nước-lưu lượng bùn cát tại vị trí
cầu An Mô (9/IX/2010 -15/IX/2010) ............................................................................................. 132
Hình 4.23 Đồ thị dạng logarit biểu diễn đường quan hệ lưu lượng nước-lưu lượng bùn cát tại vị trí
cầu An Mô (5/X/2010 -10/X/2010)................................................................................................ 133
Hình 4.24. Biên lưu lượng tại cầu Cam Tuyền (Sông Hiếu) trong 1 mùa lũ 2009 ........................ 135

5


Hình 4.25. Biên mực nước tại Cửa Việt trong 1 mùa lũ năm 2009 ............................................... 135
Hình 4. 26. Thay đổi đường lạch sâu đoạn từ cầu Dakrông về đến Cửa Việt sau 10 năm. Hai đường
phía trên là cao trình bờ phải và bờ trái. Hai đường phía dưới là hai đường lạch sâu năm đầu tiên
và sau 10 năm mô phỏng................................................................................................................ 138
Hình 4.28. Đường quá trình lưu lượng, mực nước lấy từ MIKE 11 làm biên cho TREM tương ứng
với hai miền tính ............................................................................................................................ 140
Hình 4.29. Quan hệ Q~Qs tại vị trí sau đập Trấm và cầu An Mô .................................................. 140
Hình 4.30. Phân chia lưu vực gia nhập trên hệ thống sông tỉnh Quảng Trị ................................... 141
Hình 4.31. Kết quả tính toán trường tốc độ lớn nhất trận lũ tháng 10/2010 khu vực 1 ứng với cấp
lưu lượng 934 m3/s ......................................................................................................................... 143
Hình 4.32. Sơ họa vị trí mặt cắt trích số liệu vận tốc ..................................................................... 143
Hình 4.32. Phân bố tốc độ theo phương ngang tại khu vực sông cong Tân Xuân ......................... 144
Hình 4.33. Phân bố tốc độ theo phương ngang tại khu vực sông cong Như Lệ............................. 144
Hình 4.34. Phân bố tốc độ theo phương ngang tại mặt cắt 135 ..................................................... 145
Hình 4.35. Phân bố tốc độ theo phương ngang tại mặt cắt 155 ..................................................... 145
Hình 4.36. Phân bố tốc độ dòng chảy dọc bờ hữu, giữa dòng, bờ tả đoạn 1.................................. 146
Hình 4.37. Kết quả tính toán trường tốc độ lớn nhất trận lũ tháng 10/2010, Khu vực 2, ứng với cấp

lưu lượng 1276.6 m3/s .................................................................................................................... 147
Hình 4.38. Phân bố tốc độ theo phương ngang tại khu vực đầu khúc cong Trà Liên Đông .......... 148
Hình 4.39. Phân bố tốc độ theo phương ngang tại mặt cắt 112 ..................................................... 148
Hình 4.40. Phân bố tốc độ theo phương ngang tại mặt cắt 115 (đỉnh cong) .................................. 149
Hình 4.41. Phân bố tốc độ theo phương ngang tại khu vực xói trọng điểm-Trà Liên Đông.......... 149
Hình 4.42. Phân bố tốc độ theo phương ngang tại sau đoạn xói lở trọng điểm ............................. 150
Hình 4.43. Phân bố tốc độ dòng chảy dọc bờ hữu, giữa dòng, bờ tả, Đoạn 2 ................................ 150
Hình 4.44. Kết quả dự báo diễn biến lòng sông sau 6 giờ ứng với lưu lượng tạo lòng 1750m3/s . 151
Hình 4.45. Diễn biến bồi xói tại mặt cắt 116 – tại đỉnh cong ........................................................ 152
Hình 4.46. Diễn biến bồi xói tại mặt cắt 129 – sau đỉnh cong ....................................................... 153
Bảng 2.1. Trữ lượng nước hồ, đập trên lưu vực sông Thạch Hãn.................................................... 38
Bảng 3.1 Lượng mưa và số ngày mưa trung bình năm trạm KTTV trong và ngoài khu vực sông
Thạch Hãn, tỉnh Quảng Trị .............................................................................................................. 52
Bảng 3.2 Bảng phân loại nhóm đất .................................................................................................. 55
Bảng 3.4. Bảng phân loại chỉ số lớp phủ thực vật trong khu vực nghiên cứu.................................. 64
Bảng 3.5 Bảng tra hệ số P theo Hội khoa học đất quốc tế .............................................................. 65
Bảng 3.6 Thống kê diện tích các cấp xói mòn thực tế của lưu vực.................................................. 66
Bảng 4.1 Danh sách các trạm KTTV hiện có trên lưu vực và khu vực lân cận ............................. 116
Bảng 4.2 Các yếu tố quan trắc tại các trạm khảo sát ..................................................................... 118
Bảng 4.3 Số liệu khảo sát Q và H trạm cầu An Mô tháng 9/2010 ................................................. 118
Bảng 4.4 Minh họa cách tính Lưu lượng trung bình mặt cắt trạm An Mô lúc 1h ngày 9/9/2010 .. 121
Bảng 4.5 Bảng minh họa cách tính Lưu lượng bùn cát trạm đo cầu An Mô lúc 1h ngày 9/9/2010
........................................................................................................................................................ 122
Bảng 4.6 Ghi đo và tính tốc độ tại các thủy trực trạm An Mô lúc 1h ngày 9/9/2010 .................... 122
Bảng 4.7 Đánh giá sai số theo chỉ tiêu Nash ................................................................................. 123
Bảng 4.8 : Đánh giá sai số theo chỉ tiêu Nash ............................................................................... 126
Bảng 4.9 Danh sách các biên được dùng trong mô hình ............................................................... 130
Bảng 4.10 Kết quả tính toán mức độ sai số trong quá trình hiệu chỉnh ....................................... 131
Bảng 4.11 Kết quả tính toán mức độ sai số theo hai chỉ tiêu RMSE và RRMSE ........................ 132
Bảng 4.12. Cân bằng bùn cát và đánh giá xu hướng bồi xói trên từng đoạn sông giai đoạn 20102020................................................................................................................................................ 136


6


MỞ ĐẦU - GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ DỰ ÁN
1. Tính cấp thiết của dự án
Theo bản đồ Địa chất 1: 200.000 của Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, khu
vực nghiên cứu thuộc vào đới địa máng uốn nếp Bắc Trường Sơn và địa khối Kon Tum.
Về địa hình, Quảng Trị bao gồm đồi núi Đông Trường Sơn và đồng bằng duyên hải kế
cận, theo đặc điểm hình thái chia ra 4 phần khác nhau: núi, gò đ ồi trước núi, đồng bằng
duyên hải và cồn đụn cát. Với địa chất và địa hình như thế nên đặc điểm mạng lưới sông
ngòi khu vực này khác biệt. Hầu hết toàn bộ sông suối trên lãnh thổ nghiên cứu đều bắt
nguồn từ dãy Trường Sơn và đổ ra Biển Đông với mật độ 10 – 15 km có một cửa sông.
Sông ngòi đ ại bộ phận ngắn (10 – 100 km), lưu vực hẹp và được đặc trưng bởi hai bộ
phận thượng lưu và hạ lưu tương phản rõ rệt. Thượng lưu sông thường dốc, thung lũng
hẹp, lũ thường xuất hiện đột ngột v.v... Ngược lại, phía hạ lưu các sông, lòng sông được
mở rộng, uốn khúc quanh co, độ dốc thấp và hiện tượng tách dòng, phân nhánh rất phổ
biến và gây ra hiện tượng bồi xói phức tạp.
Trên lưu vực các sông ngòi Miền Trung, các đặc trưng bùn cát là các yếu tố ít
được quan trắc nhất. Số liệu thu thập được nói chung không đồng bộ và chỉ đại diện cho
thời đoạn ngắn. Trên các con sông thuộc tỉnh Quảng Trị, đặc trưng dòng chảy phù sa lơ
lửng bình quân năm đ ạt giá trị khoảng 90 – 95 g/m 3. Vào mùa mưa ũ,
l đ ộ đục trên các
sông có thể đạt tới 920 – 940 g/m3. Trái lại vào mùa khô cả trong những thời đoạn không
mưa hàm lượng phù sa tải đi rất thấp, biến động trong khoảng 1 – 10 g/m3.
Trong địa bàn Quảng Trị, xói lở sông điển hình diễn ra trên hệ thống sông Thạch
Hãn. Theo nghiên cứu của Nguyễn Viên Thọ, Đại học Huế (2001) [64] triển khai trên địa
bàn từ Đập Trấm về Cửa Việt trên sông Thạch Hãn và từ huyện Cam Lộ về ngã ba Gia
Độ (nơi hội lưu sông Hiếu với sông Thạch Hãn) cho thấy hoạt động xói lở, bồi lấp sông
xảy ra ngày càng mạnh mẽ trong những năm có ũl l ớn sau khi đập Trấm đi vào hoạt

động. Các nghiên cứu gần đây của Nguyễn Văn Cư và nnk, Viện Địa lý (2008) [8] cũng
cho thấy có nhiều diễn biến phức tạp của đoạn sông Thạch Hãn đoạn từ cầu Thạch Hãn
đến ngã ba Gia Độ và đoạn sông gần Cửa Việt.
Quá trình bồi, xói sông được phân tích bởi hàng loạt các nguyên nhân nhưng cơ
bản nhất vẫn là 3 quá trình: xâm thực, vận chuyển phù sa và lắng đọng trầm tích dọc theo
lòng dẫn của sông quyết định. Trong thực tế, các sơ đồ phân vùng sạt lở sông cho thấy
cường độ sạt lở bờ luôn biến động theo không gian và thời gian, chịu ảnh hưởng của
nhiều tác động tự nhiên và nhân tạo khác nhau.
Xét về điều kiện địa chất - một yếu tố ảnh hưởng nội sinh liên quan đến thành
phần thạch học, khả năng chống xói lở của đất đá, đặc điểm cấu trúc – kiến tạo và vận

7


động tân kiến tạo. Tại khu vực dự án, bờ và đáy sông miền đồng bằng chủ yếu được cấu
tạo từ trầm tích Q, bao gồm sét, cát pha, bùn, đất hữu cơ, cát, cát cuội sỏi. Những thành
phần như cát pha, bùn và đất hữu cơ và những loại đất rất dễ bị xói lở, phân bố tại phần
thấp của cửa sông và chịu tác động trực tiếp của dòng chảy. Với tốc độ nước 0.2 – 0.3
m/s (ngay cả mùa kiệt) là đã gây nên hiện tượng xói và xuất hiện các “hàm ếch” theo bờ
sông tạo điều kiện cho hiện tượng diễn ra tiếp theo là sụt lở. Điều kiện địa chất không chỉ
hỗ trợ cho hoạt động xói ngang mà cả hoạt động xói sâu vào mùa lũ.
Về điều kiện địa hình địa mạo, khu vực có quan hệ chặt chẽ với địa hình khối tảng
– kiến tạo – bóc mòn, núi trung bình và núi thấp xen với đồng bằng tích tụ duyên hải với
núi sót bóc mòn và cồn đụn cát ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xói lở của sông suối.
Do sông ngắn, dốc, lưu vực hẹp, đồi núi nằm kề ngay đồng bằng thấp, quá thoải lại bị
đụn cát chắn ngang dòng chảy nên vào mùa mưa bão v ới lũ phát sinh cường suất cao,
vận tốc dòng chảy 5 – 6 m/s gây sạt lở bờ, bồi lấp sông và ngập lụt sâu, dài ngày. Do tác
động của bồi xói mạnh vùng duyên hải nên sông ngòi ở đây đều có độ uốn khúc lớn.
Ngoài hiện tượng xói lở, hiện tượng lấp cạn luồng lạch làm thay đổi trường vận
tốc dòng chảy cũng làm tăng quá trình xói b ờ, ngay cả những đoạn bờ lồi như ở đoạn

Triệu Đông – Triệu Độ. Bên cạnh các yếu tố địa chất, địa hình thì các đi ều kiện khí hậu,
thuỷ văn cũng có tác đ ộng mạnh mẽ đến quá trình bồi, xói. Đặc điểm tương phản đột
ngột giữa địa hình đồi núi và đồng bằng và chế độ mưa bão theo mùa đã chi phối và gây
biến động lớn tới các đặc trưng thuỷ văn cơ bản như mực nước, vận tốc dòng chảy, lưu
lượng nước và phù sa của sông. Không có gì đáng ng ạc nhiên khi nạn sa bồi – thuỷ phá
thường chỉ xảy ra vào mùa mưa lũ tại các đoạn sông vùng đồng bằng.
Có thể thấy rằng Quảng Trị vẫn là trọng điểm sạt lở mạnh và rất mạnh, trong các
năm gần đây với thời tiết bất thường, diễn biến quá trình sạt lở diễn ra rất phức tạp, xu
thế sạt lở tăng dần. Nghiên cứu năm 2001 của Nguyễn Viên Thọ cho thấy "từ ngã ba Gia
Độ sông Thạch Hãn đổ thẳng ra biển và hoạt động xói lở khu vực này diễn ra không đáng
kể". Tuy nhiên đến năm 2008 theo Nguyễn Văn Cư, Viện Địa lý, về hiện tượng bồi xói hạ
lưu sông Thạch Hãn phục vụ thoát lũ và thông luồng cảng Cửa Việt, cho thấy tốc độ và và
diện tích xói ngang ở khu vực hạ lưu hệ thống sông Thạch Hãn diễn ra trên quy mô lớn,
với cường độ mạnh, trong đó đáng chú ý àl đo ạn bờ trái thôn Đại Lộc, xã Gio Việt, Gio
Linh đã bị xói mạnh trong vòng 20 năm tr ở lại đây, tốc độ trung bình khoảng 4-5m/năm.
Trên sông Hiếu đoạn gần ngã ba GiaĐ ộ cũng có hiện tượng xói ở Làng Phước, Xóm
Sơn, thành phố Đông Hà. Điều này càng khẳng định thêm tính phức tạp và diễn biến
không mang tính xu thế của các hiện tượng bồi xói trên hệ thống sông Thạch Hãn.
Tuy nhiên, kể cả các nghiên cứu trên đây, hiện chưa có một công trình nào đánh

8


giá tổng thể các quá trình từ xói mòn trên bề mặt lưu vực tạo nguồn bùn cát, vận chuyển
trong lòng dẫn sông đến các hiện tượng xói lở và bồi lắng. Mặt khác, các nghiên cứu lại
chủ yếu tập trung vào đoạn hạ lưu từ sau đập Trấm của sông Thạch Hãn, vì thế chưa mô
tả được bức tranh tổng thể về các hiện tượng xói mòn và bồi lắng phía thượng lưu của
sông Thạch Hãn. Hạn chế đó đã ảnh hưởng đến khả năng quản lý, quy hoạch và khai
thác bền vững các dòng sông trong hệ thống sông Thạch Hãn cũng như dải đất ven sông
vốn là nơi có mật độ dân cư tập trung và có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế.

Chính vì vậy, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Trị kết hợp với đơn vị tư
vấn là Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội lập Dự án: "Đánh giá
tình hình xói lở và bồi lắng các dòng sông trên hệ thống sông Thạch Hãn tỉnh Quảng Trị"
nhằm xác lập các luận cứ khoa học cho việc đề ra các giải pháp bảo vệ, phòng chống sạt
lở, bồi xói nhằm bảo vệ và quy hoạch đất đai góp phần ổn định sinh hoạt của các cộng
đồng dân cư và các hoạt động kinh tế xã hội trên địa bàn lưu vực sông Thạch Hãn tỉnh
Quảng Trị.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ
Mục tiêu : Đánh giá và dự báo tình hình bồi xói các sông trên hệ thống sông
Thạch Hãn, tỉnh Quảng Trị phục vụ phát triển kinh tế xã hội và môi trường bền vững.
Nhiệm vụ : - Đánh giá hiện trạng và diễn biến bồi, xói trên bề mặt lưu vực và trong
lòng dẫn sông các sông thuộc hệ thống sông Thạch Hãn.
- Xây dựng mô hình dự tính diễn biến bồi xói các dòng sông đến năm 2020 và
- Đề xuất các giải pháp giảm thiểu

3. Phạm vi dự án
Toàn bộ lưu vực hệ thống sông Thạch Hãn với diện tích 2660km2

4. Cơ sở dữ liệu và phương pháp thực hiện dự án
Cơ sở dữ liệu thực hiện dự án bao gồm các cơ sở dữ liệu kế thừa từ các nghiên
cứu trước đây trên khu vực, các số liệu quan trắc về Khí tượng và Thủy văn thuộc hệ
thống quan trắc của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, các báo cáo tổng kết dự
án, niên giám thống kê, các nguồn ảnh vệ tinh, ảnh hàng không, các bản đồ chuyên đề đã
xây dựng… cũng như kết hợp điều tra, khảo sát, đo đạc trong quá trình thực hiện dự án.
Để đạt được mục tiêu và các nhiệm vụ đề ra, trong khuôn khổ dự án này đã sử
dụng kết hợp cả các phương pháp truyền thống và với các phương pháp hiện đại bao
gồm:
-


Phương pháp thống kê và phân tích hệ thống, kế thừa các tài liệu đã có đ ể

9


đánh giá hiện trạng và các tác nhân tự nhiên và kinh tế xã hội ảnh hưởng đến
bồi xói trên lưu vực hệ thống sông Thạch Hãn.
-

Phương pháp điều tra, khảo sát và đo đạc hiện trường theo các tuyến, các khu
vực trọng điểm bổ sung cơ sở dữ liệu cũng như ph ục vụ trực tiếp việc xây
dựng các mô hình tính toán và dự báo diễn biến bồi xói trên bề mặt lưu vực và
hệ thống sông.

-

Phương pháp viễn thám, bản đồ và hệ thông tin địa lý nhằm theo dõi, đánh giá
hiện trạng cũng như thể hiện một cách trực quan nhất các kết quả nghiên cứu
bồi xói trên bề mặt lưu vực và các lòng dẫn trên hệ thống sông Thạch Hãn.

-

Phương pháp mô phỏng bằng mô hình thủy thạch động lực (tích hợp cả mô
hình mô phỏng dòng chảy và vận chuyển trầm tích trong mô hình 1 chiều cho
hệ thống sông, lồng ghép mô hình 2 chiều tính toán cho khu vực xói lở trọng
điểm) nhằm tính toán diễn biến bồi xói lòng dẫn dòng chính sông Thạch Hãn
(từ cầu Đakrông đến Cửa Việt) và sông Hiếu (từ Cam Tuyền đến Gia Độ).

-


Phương pháp chuyên gia, thông qua các seminar, các hội thảo khoa học lấy ý
kiến các chuyên gia về các luận cứ khoa học, cách tiếp cận cũng như các vấn
đề có liên quan đến bồi xói trên lưu vực sông Thạch Hãn.

5. Thời gian thực hiện, lực lượng cán bộ tham gia và tình hình hoạt động
của dự án
Dự án được thực hiện trong 8 tháng, từ tháng 5/2010 đến tháng 12/2010. Các
thành viên chính tham gia thực hiện dự án gồm :


TS. Trần Ngọc Anh – Chủ nhiệm dự án, trực tiếp phụ trách các vấn đề tổ chức
điều hành chung, đánh giá hiện trạng và diễn biến bồi xói



TS Nguyễn Tiền Giang – Thư ký khoa học và trực tiếp là trưởng nhóm xây dựng
mô hình toán gồm có:
o

TS Nguyễn Hiệu – Trưởng nhóm địa mạo, tính toán xói lở bề mặt lưu vực

o

PGS. TS. Nguyễn Thọ Sáo – Tham gia nhóm xây dựng mô hình toán và
đề xuất các giải pháp giảm thiểu



PGS. TS Nguyễn Thanh Sơn - Trưởng nhóm điều tra về điều kiện tự nhiên và
kinh tế xã hội khu vực dự án




ThS. Hoàng Thái Bình - Trưởng nhóm khảo sát địa hình đáy sông, chuyên gia
GIS, phụ trách thể hiện các sản phẩm bản đồ của dự án



ThS. Ngô Chí Tuấn - Thư ký đề tài, phụ trách công tác tài chính của dự án
Ngoài ra trong quá trình thực hiện dự án đã huy đ ộng một số lượng lớn các

10


chuyên gia cao cấp về Địa lý, Địa mạo cảnh quan từ trường Đại học Khoa học Tự nhiên,
ĐHQGHN; Viện Địa lý, chuyên gia mô hình thủy động lực từ Viện Khoa học KTTV và Môi
trường, các kỹ thuật viên quan trắc từ Đài KTTV Trung Trung Bộ, các học viên cao học tại
Bộ môn Thủy văn, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN cũng như một số các
chuyên gia khảo sát địa phương.

6. Các kết quả đạt được của dự án
a. Thu thập, xử lý và hệ thống hóa các số liệu, tài liệu có liên quan đến khu vực
nghiên cứu và chủ đề nghiên cứu của dự án
b. Triển khai điều tra và khảo sát tổng quan các lưu vực và lòng dẫn sông thượng
nguồn, điều tra và khảo sát chi tiết và đánh giá hiện trạng bồi lắng và xói lở dòng chính
sông Thạch Hãn từ cầu Đakrông (hợp lưu sông Đakrông với sông Rào Quán) đến đập
Trấm, từ đập Trấm đến cầu Cửa Việt và sông Cam Lộ từ cầu Cam Tuyền đến ngã ba Gia
Độ với sông Thạch Hãn :
-


Triển khai đo đạc các mặt cắt lòng dẫn hệ thống sông và các sông có liên
quan trong mạng lưới thủy lực, tỉnh Quảng Trị sử dụng máy định vị vệ tinh
hai tần số DGPS Magellan Z-Max của Pháp, máy đo sâu Sontek của Mỹ
kết nối với máy định vị vệ tinh Trimble của Đức

-

Triển khai đo đạc chi tiết địa hình lòng dẫn đáy sông phần dưới nước khu
vực xói lở trọng điểm thôn Tân Mỹ (Hải Lệ) và thôn Trà Liên Đông (Triệu
Giang) với hệ thống thiết bị nêu trên

-

Điều tra, khảo sát và đo các mặt cắt dọc các tuyến từ Đakrong đến Cửa
Việt

c. Triển khai 2 đợt đo đạc các yếu tố thủy văn và phù sa phục vụ xây dựng mô
hình toán trong khuôn khổ dự án cũng như có ý nghĩa quan trọng cho các nghiên cứu tiếp
theo. Các đợt khảo sát đã đư ợc thực hiện trong mùa lũ (tháng 9 và tháng 10 năm 2010)
nhằm thu thập số liệu với các cấp mực nước và lưu lượng khác nhau tại 3 trạm khống
chế các sông chính hệ thống sông Thạch Hãn (cầu Đakrông, cầu Cam Tuyền và Cửa
Việt) cùng với 1 trạm nằm trung tâm cung cấp số liệu cho các bước hiệu chỉnh, kiểm định
và nâng cao độ chính xác của bộ mô hình thủy thạch động lực sử dụng trong dự án:
-

Số liệu lưu lượng quan trắc tại Cửa Việt sử dụng máy ADCP

-

Số liệu lưu lượng quan trắc tại các trạm khác sử dụng lưu tốc kế đo tại các

thủy trực đo tốc độ

d. Công tác phân tích mẫu vật và xử lý tài liệu thực hiện trong phòng :

11


- Nồng độ bùn cát lơ lửng và phân tích cấp hạt bùn cát đáy sông được thực hiện
sấy, cân và sàng lọc trong phòng thí nghiệm
e. Xây dựng mô hình tính toán xói mòn bề mặt lưu vực
d. Xây dựng mô hình tính toán, đánh giá và dự báo diễn biến bồi xói các lòng sông
đến năm 2020 :
- Xây dựng mô hình 1 chiều cho hệ thống sông (mô hình Mike 11 HD-ST)
- Xây dựng mô hình 2 chiều cho các khu vực xói lở trọng điểm (TREM)
- Ứng dụng mô hình tính toán và dự báo diễn biến bồi xói đến 2020 với các điều
kiện ổn định hiện trạng
- Ứng dụng mô hình tính toán và dự báo diễn biến bồi xói đến 2020 với các kịch
bản về sử dụng đất và công trình
f. Xây dựng các bình đồ 2 khu vực xói lở trọng điểm, bản đồ chuyên đề về độ dốc
lưu vực, hiện trạng và nguy cơ bồi xói tỷ lệ 1/50.000 cùng một số các sản phẩm bản đồ
trung gian phục vụ công tác quản lý nhà nước của Sở TN&MT Quảng Trị
g. Đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế các tác động tiêu cực của hiện tượng bồi
xói trên lưu vực sông Thạch Hãn

7. Đánh giá chung
Công tác nghiên cứu xói lở, bồi lắng luôn là một đề tài khó khăn và thu hút nhiều
sự quan tâm của không chỉ các nhà nghiên cứu chuyên sâu mà cả với các nhà quản lý
cũng như dư luận và công chúng. Đã có nhiều những tổng quan và đánh giá cho thấy,
cho dù hiện tại đã có m ột số những tiến bộ nhất định về mặt tin học, toán học và thủy
thạch động lực, nhưng các kết quả nghiên cứu mới chỉ đáp ứng tốt về mặt định tính và

còn nhiều khó khăn để đạt đến yêu cầu chính xác về định lượng.
Dự án được thực hiện trong thời gian hạn hẹp nhưng đã huy đ ộng lực lượng
chuyên gia các chuyên ngành đông đảo và đã đáp ứng được các mục tiêu đề ra của dự
án cũng như đã đạt được các sản phẩm có khối lượng và yêu cầu khoa học theo yêu cầu
và có tiến độ đúng theo đề cương phê duyệt. Các cơ sở tài liệu, sản phẩm của dự án sẽ
là những công cụ quản lý chuyên ngành hữu hiệu của Sở TN&MT cũng như đã cung cấp
những số liệu cơ bản hết sức quý giá cho các nghiên cứu tiếp theo về chủ đề vận chuyển
trầm tích, nghiên cứu quy luật xói lở bồi lắng trên các dòng sông hệ thống sông Thạch
Hãn cũng như các dự án chỉnh trị sông ngòi trong khu vực nghiên cứu.
Báo cáo tổng kết của dự án được đúc rút từ những kết quả của các chuyên đề
nghiên cứu, cũng như tổng hợp các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các chuyên

12


gia và các ý kiến tư vấn của địa phương. Báo cáo tổng kết ngoài phần Mở đầu, Kết luận
và Tài liệu tham khảo gồm có 5 chương:
Chương 1. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp đánh giá bồi xói trên
lưu vực sông Thạch Hãn
Chương 2. Phân tích các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến bồi
xói trên lưu vực sông Thạch Hãn
Chương 3. Đánh giá hiện trạng bồi xói trên các dòng sông lưu vực sông
Thạch
Chương 4. Dự báo diễn biến bồi xói các dòng sông thuộc hệ thống sông
Thạch Hãn
Chương 5. Các giải pháp giảm thiểu mức độ bồi xói trên các sông thuộc hệ
thống sông Thạch Hãn
Trong quá trình thực hiện dự án, đơn vị tư vấn luôn nhận được sự hỗ trợ và giúp
đỡ nhiệt tình và tận tâm của Lãnh đ ạo Sở TN&MT Quảng Trị, các lãnh đ ạo và chuyên
viên Văn phòng UBND tỉnh, Lãnh đạo và các chuyên viên phòng Môi trư ờng, Sở TN&MT

Quảng Trị, các chuyên viên sở NN&PTNT Quảng Trị, Lãnh đ ạo và chuyên viên Chi cục
Thủy lợi và PCLB cùng với các ban ngành khác trong tỉnh Quảng Trị,… sự tham gia đóng
góp ý kiến của các nhà khoa học, các chuyên gia trong ngành, và đặc biệt là sự tin tưởng
và hỗ trợ của Ban giám hiệu, các phòng ban chức năng Trường ĐH KHTN, ĐHQG HN.
Nhân dịp này tập thể các tác giả tham gia thực hiện dự án xin bày tỏ lòng biết ơn
và trân trọng những giúp đỡ, hỗ trợ hết sức hiệu quả và chân thành đó. Trân trọng cám
ơn.

13


Chương 1
CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ BỒI
XÓI TRÊN LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN
1.1. TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN DỰ ÁN
Tình hình bồi xói trên lưu vực liên quan đến rất nhiều các quá trình cả về nội sinh,
ngoại sinh và nhân sinh. Bên cạnh đó mục tiêu chính của dự án là đánh giá tình hìn h bồi
xói trên lưu vực sông Thạch Hãn phục vụ phát triển bền vững, do vậy liên quan đến khu
vực nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của dự án có rất nhiều các công trình trước
đây cần được kế thừa và phát huy, và về cơ bản có thể được phân thành các hướng như
sau: Quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên (tài nguyên ưn ớc và tài nguyên
đất); Nghiên cứu quy hoạch lãnh thổ; Nghiên cứu bảo vệ môi trường và phát triển bền
vững. Trong khuôn khổ dự án này đã thu th ập, phân tích, tổng hợp và kế thừa các công
trình đã và đang triển khai như sau:
- Quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên:
Việc sử dụng hợp lý tài nguyên có ý ngh
ĩa r ất quan trọng trong việc bảo vệ môi
trường. Theo hướng này, trên địa bàn có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu sau:
+ Ngô Đình Tuấn, 1993. Đánh giá tài nguyên nước vùng ven biển Miền Trung (từ

Quảng Bình đ ến Bình Thuận). Báo cáo đề tài nhánh thuộc Đề tài cấp Nhà nước KC.12.
03.
+ Ngô Đình Tu ấn, 1994. Nhu cầu nước tưới vùng ven biển Miền Trung. Báo cáo
đề tài nhánh thuộc Đề tài cấp Nhà nước KC.12. 03.
+ Ngô Đình Tuấn, 1994. Cân bằng nước hệ thống các lưu vực sông vùng ven biển
Miền Trung. Báo cáo đề tài nhánh thuộc Đề tài cấp Nhà nước KC.12. 03.
+ Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Trị, Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường, 1998.
Đặc điểm khí hậu và khí hậu nông nghiệp tỉnh Quảng Trị.
+ Trần Thanh Xuân, 2002. Đặc điểm thủy văn tỉnh Quảng Trị. Đề tài nhánh thuộc
thề tài: "Xây dựng cơ sở dữ liệu và đánh giá đặc điểm khí tượng thủy văn phục vụ phát
triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Trị", UBND tỉnh Quảng Trị, Sở KHCN&MT tỉnh Quảng Trị.

14


+ Trương Quang Học, 2003. Nghiên cứu những vấn đề kinh tế - xã hội- môi
trường vùng sinh thái đặc thù Quảng Bình - Quảng Trị. Báo cáo tổng hợp đề tài cấp Nhà
nước KC.08.07.
+ Nguyễn Văn Hợp, 2005. Hiện trạng chất lượng nước một số sông trên địa bàn
tỉnh Quảng Trị. Trường Đại học Khoa học Huế.
+ Nguyễn Thị Nga, Nguyễn Hiệu, Nguyễn Thanh Sơn, Ngô Chí Tuấn, 2006. Đánh
giá tiềm năng và hiện trạng sử dụng tài nguyên nước tỉnh Quảng Trị. Báo cáo chuyên đề
công trình "Quy hoạch tổng thể tài nguyên nước Quảng Trị năm 2010 có định hướng
2020".
+ Nguyễn Thanh Sơn, Trần Ngọc Anh và nnk, 2009. Điều tra, đánh giá chất lượng
nước sinh hoạt nông thôn tỉnh Quảng Trị. UBND tỉnh Quảng Trị, Sở TN&MT.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu này đã xác định được tiềm năng, số lượng
và trữ lượng tài nguyên hiện có cũng như kh ả năng khai thác đáp ứng nhu cầu của các
hoạt động công nghiệp và các họat động dân sinh. Các tài nguyên được phân theo quy
mô, chất lượng và trữ lượng một cách khá chi tiết, phục vụ tốt cho việc khai thác nhưng

hầu hết các công trình này chưa đề cập đến ảnh hưởng của các họat động này đối với sự
biến đổi môi trường tự nhiên, đặc biệt là tình hình xói lở và bồi lắng trên các lưu vực sông
thuộc lưu vực sông Thạch Hãn.
- Hướng nghiên cứu quy hoạch lãnh thổ:
Đây là một hướng nghiên cứu thu hút được nhiều quan tâm. Các công trình
nghiên cứu tiêu biểu bao gồm:
+ UBND tỉnh Quảng Trị, 1996. Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã
hội tỉnh Quảng Trị thời kỳ 1996-2010.
+ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 1999. Dự án quy hoạch phòng chống
bão lũ và lũ quét tỉnh Quảng Trị.
+ Viện quy hoạch thuỷ lợi, 1999. Quy hoạch thuỷ lợi lưu vực sông Ô Lâu, hạ du
Nam Thạch Hãn tỉnh Quảng trị và Thừa Thiên Huế.
+ Viện quy hoạch thuỷ lợi, 2000. Quy hoạch thuỷ lợi lưu vực sông Vĩnh Phư ớc Cam Lộ và sông Bến Hải.
+ Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Trị, 2000. Báo cáo bổ sung điều chỉnh quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Trị (đến 2010).
+ Viện quy hoạch thủy lợi, Bộ NN&PTNT, 2002. Chiến lược phát triển và quản lý
tài nguyên nước giai đoạn 2010-2020.

15


+ Nguyễn Văn Lâm, 2000. Báo cáo quy hoạch tổng thể cấp nước sạch và vệ sinh
môi trường nông thôn tỉnh Quảng Trị giai đoạn đến năm 2010.
+ Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Trị. Sở Thương mại và Du lịch tỉnh Quảng Trị,
2002. Báo cáo rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển ngành thương
mại Quảng Trị đến năm 2010.
+ Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, 2004. Báo cáo rà soát, điều chỉnh quy
hoạch nông – lâm nghiệp, thuỷ lợi tỉnh Quảng Trị.
+ Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Trị. Sở Công nghiệp tỉnh Quảng Trị, 2004. Quy
hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Trị đến năm 2010, có tính đến năm 2020.

+ Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Trị. Sở Thuỷ sản tỉnh Quảng Trị, 2004. Báo cáo
quy hoạch phát triển thuỷ sản tỉnh Quảng Trị đến năm 2010, có tính đến năm 2020.
+ Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Trị, 2004. Chiến lược phát triển lâm nghiệp tỉnh
Quảng Trị giai đoạn 2004 – 2010 và định hướng đến năm 2020.
+ Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Trị, 2004. Đề án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch
tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Trị đến năm 2010 và có tính đến 2020.
+ Trương Quang Hải và cộng sự, 2005. Báo cáo tổng kết đề tài Điều tra và đánh
giá tiềm năng lãnh thổ phục vụ quy hoạch phát triển du lịch sinh thái tỉnh Quảng Trị.
+ Công ty cổ phần tư vấn xây dựng VINACONEX, 2005. Dự án đầu tư hệ thống
cấp nước thị trấn Cam Lộ tỉnh Quảng Trị.
+ Nguyễn Thanh Sơn, Ngô Chí Tuấn, 2005. Nghiên cứu thuỷ văn phục vụ quy
hoạch phát triển du lịch sinh thái tỉnh Quảng Trị. Báo cáo đề mục của đề tài "Điều tra và
đánh giá tiềm năng lãnh thổ phục vụ quy hoạch phát triển du lịch sinh thái tỉnh Quảng Trị".
+ Nguyễn Thanh Sơn, Ngô Chí Tuấn, Nguyễn Tiền Giang, 2006. Dự báo nhu cầu
sử dụng và quy hoạch tài nguyên nước Quảng Trị năm 2010 và 2020, Báo cáo chuyên
đề công trình "Quy hoạch tổng thể tài nguyên nước Quảng Trị năm 2010 có định hướng
2020”.
+ UBND tỉnh Quảng Trị, 2006. Báo cáo tổng hợp điều chỉnh quy hoạch sử dụng
đất đến năm 2010 và lập kế hoạch sử dụng đất 2006/2010 tỉnh Quảng Trị. Đông Hà.
+ Nguyễn Thanh Sơn, Trần Ngọc Anh và nnk. 2008 Quy hoạch quản lý, khai thác
sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị. UBND tỉnh
Quảng Trị, Sở TN&MT.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu này đã đề cập đến tiềm lực phát triển kinh

16


tế - xã hội của khu vực; hiện trạng khai thác và sử dụng lãnh thổ, những tác động tích cực
và tiêu cực của các họat động này, trong đó có đề cập đến tác động của việc thực hiện đề
án quy hoạch tới chất lượng môi trường. Trên cơ sở đó kiến nghị định hướng sử dụng

hợp lý lãnh thổ và các giải pháp bảo vệ môi trường.
Kết quả nghiên cứu của các công trình nêu trên cho phép xácđ ịnh được hướng
phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực, các ngành kinh tế mũi nhọn, kế hoạch sử dụng
các tài nguyên, từ đó có thể dự báo được các tác động và nguồn chính gây ô nhiễm môi
trường. Tuy nhiên trong các công trình này vấn đề xói lở và bồi lắng do các hoạt động
kinh tế xã hội trên các lưu vực chưa được quan tâm thích đáng, các khuyến cáo còn
mang nặng tính chất định hướng chung.
- Hướng nghiên cứu bảo vệ môi trường
Tất cả các họat động dân sinh của con người ít nhiều đều có tác động đến môi
trường tự nhiên nhất là các hiện tượng bồi xói. Vì vậy, công tác bảo vệ môi trường
thường được tiến hành song song với các họat động phát triển kinh tế trên hầu hết ở tất
cả các lĩnh vực. Hiện nay, trên địa bàn nghiên cứu có nhiều công trình nghiên cứu, đánh
giá hiện trạng cũng như s ự biến đổi chất lượng môi trường. Các công trình nàyđư ợc
nghiên cứu theo 2 hướng: đánh giá tổng hợp hiện trạng và sự biến đổi chất lượng môi
trường và đánh giá tác động môi trường theo từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể, riêng biệt.
Các công trình nghiên cứu theo hướng bảo vệ môi trường tiêu biểu trong khu vực gồm:
+ Trần Văn Ý, 2001. Dự báo ngập lụt tỉnh Quảng Trị và giải pháp phòng tránh. Báo
cáo tổng kết đề tài. Lưu trữ tại Viện Địa lý.
+ Nguyễn Viễn Thọ (2001) Nghiên cứu, dự báo, phòng chống sạt lở bờ sông hệ
thống sông Miền Trung. Phần II: Hệ thống sông từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi. Báo cáo
tổng kết dự án.
+ Phạm Huy Tiến và nnk. (2001) Nghiên cứu, dự báo, phòng chống sạt lở bờ biển
Miền Trung (từ Thanh Hoá đến Bình Thuận). Báo cáo tổng kết đề án KHCN cấp Nhà
nước 5B.
+ Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Trị. Sở Khoa học Công nghệ, 2004. Nghiên cứu,
đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt trên cơ sở chỉ số chất lượng nước (WQI) ở một
số vùng trọng điểm của tỉnh Quảng Trị phục vụ quản lý nguồn nước và phát triển bền
vững, Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, Sở KH&CN tỉnh
Quảng Trị.
+ Nguyễn Văn Cư, 2006, Nghiên cứu giải pháp tổng thể bảo vệ môi trường,

chống bồi lấp, nhằm thoát lũ và thông luồng vào cảng Cửa Việt, Quảng Trị. Báo cáo tổng

17


kết đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, Sở KH&CN tỉnh Quảng Trị.
+ Trương Quang Học. 2007. Nghiên cứu những vấn đề kinh tế - xã hội - môi
trường vùng sinh thái đặc thù Quảng Bình - Quảng Trị. KC.08.07.
+ Nguyễn Tiền Giang, Trần Ngọc Anh, Nguyễn Thanh Sơn và nnk. 2007. Đánh giá
hiện trạng ô nhiễm nguồn nước do nuôi trồng thuỷ sản, vấn đề xâm nhập mặn tỉnh Quảng
Trị và đề xuất các giải pháp góp phần phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường. Báo
cáo tổng kết dự án, Sở TN&MT tỉnh Quảng Trị.
+ Nguyễn Thọ Sáo và cộng sự. 2010. Điều tra đánh giá xâm thực bãi tắm Cửa
Tùng, tỉnh Quảng Trị. Dự án đang triển khai thuộc Sở TN&MT tỉnh Quảng Trị.
Phần lớn các công trình ở trên đều đề cập đến các khía cạnh môi trường như ô
nhiễm nuôi trồng thủy sản, xâm nhập mặn, phòng tránh thiên tai lũ lụt và chất lượng nước
sông. Liên quan trực tiếp đến dự án này cần đề cập đến ở các công trình của Nguyễn
Viên Thọ (2001) [65], cho thấy : trong địa bàn nghiên cứu xói lở sông điển hình diễn ra
trên hệ thống sông Thạch Hãn, từ đập Trấm về Cửa Việt trên sông Thạch Hãn và từ
huyện Cam Lộ về ngã ba Gia Độ (nơi hội lưu sông Cam Lộ với sông Thạch Hãn), Nói
chung hoạt động xói lở, bồi lấp sông xảy ra ngày càng mạnh mẽ trong những năm có lũ
lớn sau khi đập Trấm đi vào hoạt động. Dòng chảy từ đập Trấm đến xã Triệu Đông có
hướng Nam Tây Nam – Bắc Đông Bắc cắt sâu vào đá gốc xen trầm tích Đệ Tứ được nén
chặt.

Hình 1.1. Xói lở sau tràn của đập Trấm trên sông Thạch Hãn (Ảnh chụp 2/4/2000) [63]

Phạm Huy Tiến (2001) [69] cũng đã có nhiều nghiên cứu về sạt lở đường bờ biển
và cửa sông vùng này. Nguyễn Văn Cư và nnk (2008) [8] đã tổ chức điều tra chi tiết, xây
dựng cơ sở dữ liệu cho việc nghiên cứu hiện tượng xói lở và bồi lấp lòng dẫn đoạn từ cầu


18


đường sắt trên sông Hiếu đến Gia Độ và đoạn từ cầu Thạch Hãn trên sông Thạch Hãn
đến Cửa Việt. Các dữ liệu được điều tra có hệ thống và xây dựng thành cơ sở dữ liệu
trên nền GIS và là tài liệu tham khảo rất tốt trong quá trình thực hiện dự án này. Tuy
nhiên, các số liệu đó mới được cập nhật đến năm 2007 và do vậy cần có những nghiên
cứu tiếp theo phản ánh tình hình hiện trạng phục vụ công tác quản lý nhà nư ớc của Sở
TN&MT, cũng như do mục tiêu ổn định luồng lạch cho cảng Cửa Việt nên Đề tài đã tập
trung chủ yếu vào phần lòng dẫn sông mà chưa nhắc đến hiện trạng xói lở bề mặt lưu
vực. Mặt khác cũng vì gi ới hạn của phạm vi nghiên cứu nên các mô phỏng diễn biến và
dự báo bồi xói chỉ được xây dựng cho khu vực lân cận cảng Cửa Việt mà chưa chú trọng
đến hệ thống lòng dẫn sông. Gần đây. Nguyễn Thọ Sáo (2010) [52] đang tiến hành
nghiên cứu điều tra nguyên nhân xâm thực bãi tắm Cửa Tùng, với cách tiệm cận hiện đại
trên cơ sở giải quyết bài toán qua các mô hình thủy động lực học rất đáng được quan tâm.

1.2. PHƯƠNG PHÁP LUẬN - CÁC QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU
1.2.1. Quan điểm hệ thống
Theo quan điểm này, lưu vực sông Thạch Hãn đư ợc xem như một hệ thống bao
gồm các yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội liên kết với nhau qua dòng trao đổi vật chất và
năng lượng.
Lưu vực sông Thạch Hãn như một địa hệ thống được thành tạo từ các hợp phần,
các yếu tố (đá mẹ, địa hình, thổ nhưỡng, thực vật, khí hậu) và các hoạt động kinh tế - xã
hội có tác động qua lại trong một mối quan hệ chặt chẽ. Áp dụng quan điểm hệ thống, đề
tài đánh giá độ nhạy cảm xói mòn của cảnh quan trên lưu vực, độ bồi lắng trong sông,
vịnh.
1.2.2. Quan điểm tổng hợp
Hiện nay, nghiên cứu đánh giá tổng hợp được sử dụng như một công cụ đắc lực
phục vụ cho việc quy hoạch lãnh thổ sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Quan điểm tổng hợp đòi hỏi nghiên cứu không phải một thành phần riêng lẻ, mà là toàn
bộ các hợp phần của môi trường trong mối quan hệ tương hỗ. Áp dụng quan điểm tổng
hợp, khi đánh giá mức độ bồi lắng của cảnh quan lưu vực sông Thạch Hãn, dự áni đã
xem xét đồng thời các yếu tố tự nhiên (đá, địa hình, mưa, đ ất, lớp phủ thực vật) và các
hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên và các hoạt động phát triển công nghiệp, đô thị
hoá, phát triển du lịch và giao thông vận tải...
1.2.3. Quan điểm liên kết nghiên cứu lưu vực với cảnh quan và phát triển bền vững
Lưu vực sông được coi như một hệ thống tự nhiên, tại đó có đặc trưng riêng về
các điều kiện về tự nhiên, các quá trình có ảnh hưởng đến kiểu quản lý và sử dụng đất

19


đai. Sự nghiên cứu, phân tích các điều kiện phân bố và đặc điểm của các quá trình đ ịa
mạo, điều kiện thuỷ văn, lớp phủ thực vật trong lưu vực sẽ cung cấp thông tin quan trọng
nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng đất đai và bảo vệ môi trường. Với lãnh thổ là đồi núi, các
quá trình di chuyển vật chất trên sườn mạnh có tác động trực tiếp đến việc sử dụng đất
và có ảnh hưởng trực tiếp tới bồi lắng và ô nhiễm môi trường nước trong lưu vực.
Theo quan điểm cảnh quan, các điều kiện tự nhiên cùng với dạng khai thác, sử
dụng đất tạo thành một địa hệ (cảnh quan). Nghiên cứu cảnh quan cho phép làm rõ
nguyên nhân gây xói mòn, bồi lắng và đề xuất biện pháp giảm thiểu theo không gian.
Nghiên cứu xói mòn đất theo lưu vực sẽ cho phép đánh giá đúng lượng đất bị mất
từ các sườn dốc và tích tụ ở các địa hình thấp trũng. Trong ph ạm vi lưu vực áp dụng
nghiên cứu quan điểm cảnh quan sẽ cho phép định hướng sử dụng đất hợp lý với điều
kiện thực tế nhằm giảm thiểu xói mòn đất liên quan đến hoạt động kinh tế.
Quan điểm phát triển bền vững đòi hỏi phát triển kinh tế - xã hội không được mâu
thuẫn với bảo vệ môi trường, và ngược lại, bảo vệ môi trường không được làm cản trở
sự phát triển kinh tế xã hội. Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của lưu vực sông
Thạch Hãn ngày càng bộc lộ rõ những mâu thuẫn giữa khai thác, sử dụng tài nguyên và
vấn đề bảo vệ môi trường. Vì vậy, khi đề xuất các phương án sử dụng tài nguyên của lưu

vực cần phải chú ý tới ảnh hưởng của chúng tới môi trường, ở trường hợp cụ thể này là
giảm thiểu bồi lắng và ô nhiễm môi trường nước trong sông suối.
1.2.4. Quan điểm cân bằng động lực
Trên thực tế, hiện tượng bồi lắng và xói lở phổ biến trong lòng dẫn chính là sản
phẩm của quá trình cân bằng tổng lượng bùn cát đến và đi khỏi đoạn sông đang xét. Tuy
nhiên, tại các vị trí cụ thể hiện tượng xói lở lại được quyết định bởi yếu tố động lực cục bộ
(đoạn sông cong, tác động của các công trình...). Quan điểm nghiên cứu của dự án chính
là tính toán cán cân bùn cát tổng cộng trong một khoảng thời gian dài nhằm đưa ra đánh
giá sơ bộ về bức tranh tổng quát hiện tượng bồi lắng và xói lở trên các đoạn sông và lưu
vực sông phục vụ các bước quy hoạch tổng thể cũng như quy hoạch phát triển bề mặt
lưu vực. Trên cơ sở đó, sử dụng các công cụ mô phỏng thủy động lực để đánh giá các
tác động cục bộ tại những khu vực nghiên cứu trọng điểm làm cơ sở cho việc đề xuất các
giải pháp cụ thể.

1.3. QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ BỒI XÓI LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN
Dưới đây trình bày quy trình chung, các quy trình chi ti ết liên quan đến đánh giá,
dự báo tải lượng bồi lắng, xói mòn sẽ được trình bày trong các mục thuộc chương 3,
chương 4 và chương 5.

20


Quy trình nghiên cứu, đánh giá tải lượng bồi lắng trên lưu sông Thạch Hãn gồm
10 bước chính (Hình 1.2):
Bước 1. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp đánh giá bồi xói trên
các dòng sông thuộc hệ thống sông Thạch Hãn
- Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tài nguyên nước và dân cư trên
lưu vực sông Thạch Hãn.
- Tổng quan các kết quả nghiên cứu bồi xói trên hệ thống sông Thạch Hãn
- Phương pháp đánh giá

- Xác lập quy trình đánh giá bồi xói trên các sông hệ thống sông Thạch Hãn
1. Xác định phương pháp luận và
phương pháp nghiên cứu

2. Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh
tế - xã hội ảnh hưởng đến bồi lắng và
xói lở lưu vực sông Thạch Hãn

3. Khảo sát, điều tra và đo đạc số liệu
địa hình, thủy văn, và các điểm sạt lở

4. Đánh giá hiện trạng xói lở và bồi
lắng trên các dòng sông

5. Thiết lập mô hình tính toán và dự
báo bồi lắng và xói lở

6. Đánh giá cân bằng bùn cát
trên các đoạn sông chính

7. Mô phỏng và đánh giá bồi xói
các khu vực trọng điểm

8.Xây dựng các bản đồ chuyên đề

9. Giải pháp giảm thiểu bồi xói
lưu vực s. Thạch Hãn

Hình 1.2. Quy trình nghiên cứu, đánh giá tải lượng bồi xói lưu vực sông Thạch Hãn


Bước 2. Phân tích các yếu tố tự nhiên và kinh tế xã hội ảnh hưởng đến tình
hình xói lở và bồi lắng các dòng sông trên hệ thống sông Thạch Hãn
- Các yếu tố tạo nguồn vật chất cho xói mòn (loại đất, cấu trúc đất đá)
- Các yếu tố khí hậu, thủy văn (vận chuyển vật chất : gió, dòng chảy)

21


- Các yếu tố ảnh hưởng đến phân bố vật chất xói mòn (địa hình, địa mạo, độ dốc)
- Các yếu tố thảm phủ ảnh hưởng đến bồi xói (rừng)
- Các yếu tố nhân sinh: dân cư và nguồn thải từ sinh hoạt; sử dụng đất; phát triển
đô thị và công nghiệp; phát triển nông – lâm – ngư nghiệp; hiện trạng khai thác tài
nguyên; phát triển du lịch, thương mại và dịch vụ
Bước 3. Thu thập, khảo sát, đo đạc và xử lý số liệu bổ sung phục vụ đánh
giá tình hình xói lở và bồi lắng các dòng sông trên hệ thống sông Thạch Hãn
- Thu thập và xử lý số liệu mặt cắt phục vụ tính toán thủy lực
- Thu thập, khôi phục và xử lý số liệu dòng chảy phục vụ tính toán thủy lực
- Thu thập và xử lý số liệu bùn cát
- Khảo sát tổng quan tình hình xói lở và bồi lắng các dòng sông trên hệ thống
sông Thạch Hãn tỉnh Quảng Trị (lấy mẫu đất và trầm tích sông, xác định vị trí trọng điểm
bồi xói phục vụ đo đạc và khảo sát bổ sung)
- Khảo sát chi tiết các khu vực bồi xói trọng yếu
- Đo đạc mới và bổ sung các mặt cắt lòng sông
- Đo độ sâu và xử lý tài liệu đo sâu, vẽ mặt cắt ngang
- Khảo sát và xử lý số liệu dòng chảy phục vụ hiệu chỉnh và kiểm định mô hình
tính toán : Đo lưu lượng, Đo mực nước và Xử lý số liệu lưu lượng, mực nước
- Khảo sát và xử lý số liệu bùn cát : Lấy mẫu bùn cát, phân tích mẫu (độ đục, cấp
phối hạt) và xử lý số liệu bùn cát
Bước 4. Đánh giá hiện trạng xói lở và bồi lắng trên các dòng sông, hệ thống
sông Thạch Hãn

- Xử lý và phân tích số liệu điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng xói lở và bồi
lắng trên các dòng sông, tập trung vào dòng chính sông Thạch Hãn đoạn từ Đakrông đến
cửa và sông Hiếu đoạn từ Cam Tuyền đến An Mô.
- Điều tra, phân tích và đánh giá xác định các khu vực xói lở trọng điểm
- Xây dựng bản đồ hiện trạng xói lở và bồi lắng lưu vực sông Thạch Hãn.
Bước 5. Thiết lập mô hình tính toán và dự báo bồi lắng và xói lở
- Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ đánh giá xói mòn lưu vực:


Cơ sở địa hình, địa mạo



Cơ sở khí hậu, thủy văn

22




Xử lý số liệu ảnh viễn thám và hàng không

- Xác lập mô hình và tính toán tải lượng, tiềm năng xói mòn bề mặt lưu vực
- Xác lập mô hình tính toán và dự báo bồi xói lòng dẫn


Tổng quan, phân tích và lựa chọn các mô hình tính toán




Cơ sở lý thuyết các mô hình lựa chọn (mô hình một chiều và hai chiều)



Thiết lập mạng lưới tính mô hình 1D



Thiết lập dữ liệu địa hình phục vụ mô hình 1D, 2D



Thiết lập điều kiện biên và điều kiện ban đầu mô hình 1D, 2D



Hiệu chỉnh và kiểm định các bộ thông số của mô hình 1D, 2D

Bước 6. Đánh giá cân bằng bùn cát trên các đoạn sông chính
- Ứng dụng mô hình xói mòn lưu vực và mô hình 1 chiều đã xây dựng ở bước 5
để tính toán và đánh giá cân bằng bùn cát trên các đoạn sông chính
- Đoạn dòng chính sông Thạch Hãn từ cầu Đakrông đến đập Trấm
- Đoạn dòng chính sông Thạch Hãn từ đập Trấm đến thị xã Quảng Trị
- Đoạn dòng chính sông Thạch Hãn từ thị xã Quảng Trị đến ngã ba Gia Độ
- Đoạn sông Hiếu từ Cam Tuyền về thành phố Đông Hà
- Đoạn sông Hiếu từ thành phố Đông Hà đến Gia Độ
Bước 7. Mô phỏng và đánh giá bồi xói khu vực xói lở trọng điểm
- Ứng dụng mô hình 2 chiều đã xây dựng ở bước 5 để tính toán trường thủy động
lực tại khu vực xói lở trọng điểm
- Đoạn Tân Mỹ (Hải Lệ) hạ lưu đập Trấm

- Đoạn Trà Liên Đông (Triệu Giang)
Bước 8. Xây dựng các bản đồ chuyên đề
- Bản đồ độ dốc lưu vực tỷ lệ 1 : 50.000
- Bản đồ hiện trạng bồi xói các dòng sông tỷ lệ 1 : 50.000
- Bản đồ cảnh báo nguy cơ bồi xói các dòng sông tỷ lệ 1 : 50.000
- Bình đồ các đoạn sông trọng điểm bồi xói tỷ lệ 1: 500
Bước 9. Các giải pháp giảm thiểu mức độ bồi xói trên các sông
- Quan điểm và nội dung phát triển bền vững các dòng sông

23


- Các kịch bản phát triển
- Các giải pháp giảm thiểu mức độ bồi xói
- Giải pháp Khoa học và Công nghệ
- Giải pháp Pháp lý - Giáo dục và Kinh tế

24


Chương 2
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI ẢNH
HƯỞNG ĐẾN BỒI XÓI TRÊN LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN
Lưu vực Sông Thạch Hãn nằm trong phạm vi từ 16 018 đến 16054’ vĩ độ Bắc và từ
106036’ đến 107018’ kinh độ Đông. Phía đông giáp Biển Đông, phía tây giáp lưu vực sông
SêPôn phía nam giáp lưu vực sông Ô Lâu và tỉnh Thừa Thiên Huế, phía bắc giáp lưu vực
sông Bến Hải.

Hình 2.1. Sơ đồ lưu vực sông Thạch Hãn


Sông Thạch Hãn bắt nguồn từ dãy Trường Sơn, có chiều dài 150km. Dòng chính
Thạch Hãn, đo ạn thượng nguồn (sông Đakrông) chảy quanh dãy núi Da Ban, khi về tới
Ba Lòng sông chuyển hướng Đông Bắc và đổ ra biển tại cửa Việt với diện tích lưu vực
2660km2 (hình 2.1). Đặc điểm các sông của tỉnh Quảng Trị nói chung và sông Thạch Hãn

25


×