Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Dàn bài gợi ý phân tích đoạn trích mã giám sinh mua kiều truyện kiều nguyễn du

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.14 KB, 4 trang )

Tuần -Tiết:

MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU
(Trích “Truyện Kiều”)

* Nguyễn Du
ĐỀ VĂN:

Phân tích đoạn thơ “Mã Giám Sinh mua Kiều” (trích “Truyện Kiều”) để là sáng tỏ ý
nghóa hai câu thơ của Nguyễn Du:
“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
* Hướng dẫn làm bài:
1.Khái quát về số phận người phụ nữ trong văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII-nửa đầu thế kỷ
XIX; từ đó nêu xuất xứ hai câu thơ của Nguyễn Du và giới thiệu đoạn thơ “Mã Giám Sinh mua Kiều”:
- Văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII-nửa đầu thế kỷ XIX quan tâm nhiều đến số phận con người, đặc
biệt là người phụ nữ. Chỉ riêng “Truyện Kiều”, số phận người phụ nữ được Nguyễn Du thể hiện qua hàng loạt nhân
vật: Thúy Vân là người phụ nữ của lễ giáo, luôn biết cam chòu với những gì cuộc đời gán ghép cho mình; Thúy Kiều
là con người tài hoa nhưng bạc mệnh,… Vào một buổi chiều Thanh Minh trong tiết tháng ba, lúc ba chò em du xuân trở
về, đứng trước mộ Đạm Tiên-một kỹ nữ “nổi danh tài sắc một thì” mà bạc mệnh, Thúy Kiều xúc động thốt lên:
“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
- Đọc đoạn thơ “Mã Giám Sinh mua Kiều” (trích “Truyện Kiều”), ta sẽ cảm nhận được một đoạn đời đau khổ trong
tấn bi kòch đó của “phận đàn bà” qua nhân vật Thúy Kiều:
“Gần miền có một mụ nào
……………………………………………………….
Giờ lâu ngã giá vâng ngoài bốn trăm”
2. Giải thích ý nghóa hai câu thơ ở đề bài và phân tích đoạn thơ trích để minh họa :
2.1 Giải thích ý nghóa hai câu thơ và nêu vò trí của đoạn thơ trích:
- Hai câu thơ là lời Kiều khóc thương cho số phận “bạc mệnh” của Đạm Tiên, rộng hơn là Nguyễn Du thể hiện lòng đau
đớn mà dự cảm cho số phận bạc mệnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến thối nát, bất công, nhất là những


người phụ nữ tài hoa bạc mệnh; đồng thời, cũng là sự tự khóc cho đời mình mai sau của Thúy Kiều . Vì vậy, có thể hiểu
đây là lời Thúy Kiều khóc thương người hay cũng chính Nguyễn Du đã gửi lời thương khóc của mình qua nhân vật
Thúy Kiều mà ông yêu quý. Chỉ nghe nỗi lòng “đau đớn thay” của Nguyễn Du mà tưởng như chính ông cũng là người
trong cảnh “bạc mệnh cũng là lời chung”hoặc ít ra là một chứng nhân mới có sự xót xa, day dứt đến vậy.
-“Mã Giám Sinh mua Kiều” là đoạn thơ thuộc phần “Gia biến và lưu lạc” trong “Truyện Kiều”. Đây là đoạn mở đầu
kiếp đoạn trường của người con gái họ Vương: Đang trong cuộc sống “êm đềm trướng rũ màn che”, có mối tình đầu
đẹp đẽ với lời thề thủy chung cùng chàng Kim, thì tai họa ập tới bất ngờ: gia đình Kiều bò tên bán tơ vu vạ, Vương ông
và Vương Quan bò bắt giữ, bò đánh đập dã man; nhà cửa bò sai nha lục soát, vơ vét hết mọi của cải. Thúy Kiều quyết
đònh bán mình để lấy tiền cứu cha và em thoát khỏi tai họa. Được mụ mối mách bảo, Mã Giám Sinh tìm đến mua
Kiều. Từ đó, Thúy Kiều – một “phận đàn bà” tài hoa, nhưng cũng phải chòu cảnh “bạc mệnh cũng là lời chung”.
2.2 Phân tích đoạn thơ trích để làm rõ ý nghóa hai câu thơ ở đề bài :
“Mã Giám Sinh mua Kiều” là một đoạn thơ tự sự trữ tình thành công về việc tả người, tả tâm trạng nhân vật. Đây là
màn bi hài kòch vừa khắc họa rõ nét tính cách bỉ ổi, đê tiện của mã Giám Sinh, vừa gợi tả xúc động tâm trạng xót xa
đáng thương của Thúy Kiều:
a. Nhân vật Mã Giám Sinh:
Trước hết là nhân vật Mã Giám Sinh. Ngòi bút tài tình của Nguyễn Du đã tập trung những chi tiết, hình ảnh, từ ngữ tả
thực cụ thể về tuổi tác, ngoại hình, ngôn ngữ, cử chỉ, hành động làm hiện rõ nhân thân họ Mã trước mắt người đọc:
- Mã Giám Sinh hiện ra với gốc tích thật mập mờ . Chúng ta hãy nghe lời đối đáp cộc lốc của anh ta:
“Hỏi tên, rằng: “Mã Giám Sinh”
Hỏi quê, rằng: “Huyện Lâm Thanh cũng gần”
Hỏi đến tên tuổi, quê quán thì anh ta cũng đã trả lời, nhưng xem kỹ lại cũng như chưa trả lời gì cả . Người nghe chỉ biết
anh ta họ Mã, đang là sinh viên trường Quốc Tử Giám, một trường học lớn ở kinh đô thời xưa dành cho con em quan
lại, cho hoàng thân quốc thích hoặc cũng có thể anh ta mua chức giám sinh của triều đình, nhưng anh ta tên thật là gì?
Chẳng ai biết! Còn quê quán, ta cũng chỉ biết là ở “Huyện Lâm Thanh cũng gần”, nhưng anh ta ở ấp nào, xã nào, ở
trong huyện Lâm Thanh hay gần huyện Lâm Thanh? Thật là mờ ám! Bản chất lừa lọc, gian manh bước đầu đã hé ra
trong câu trả lời mập mờ gốc tích của anh ta . Tuy vậy, hai câu trả lời giống hai đòn tâm lý phần nào làm xiêu lòng
Kiều: một là, anh ta cũng thuộc dòng dõi thượng lưu cao quý và có học thức hẳn hoi; hai là, huyện Lâm Thanh cũng
gần nhà Kiều, nên nàng dù xuất giá cũng có điều kiện về thăm cha mẹ.



-Chàng giám sinh họ Mã kia lại có vẻ ngoài rất đỏm dáng, đàng điếm và hành động, cử chỉ rất thô lỗ của một kẻ vô
học:
“Quá niên trạc ngoại tứ tuần
Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao
Trước thầy sau tớ lao xao
Nhà băng đưa mối rước vào lầu trang
Ghế trên ngồi tót sổ sàng”
+Trước mắt mọi người, tên họ Mã kia có hình thức chải chuốt, đỏm dáng hoàn toàn không phù hợp với tuổi “quá
ngoài tứ tuần” của hắn: “Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao”. Hai từ láy “nhẵn nhụi”, “bảnh bao” vừa nói rõ điều
đó, vừa gợi lên bản chất không lương thiện của hắn.
+ Lại thêm cái đám đầy tớ đi theo sau hắn càng buồn cười hơn, chẳng có trật tự, ngôi thứ rõ ràng gì: “Trước thầy sau tớ
lao xao”. Đọc kỹ câu thơ, ta thấy đâu chỉ có tớ, mà còn cả thầy, tất cả bọn chúng đều “lao xao”. Từ láy “lao xao” gợi
rõ cái đám cả thầy và tớ đều láo nháo, ô hợp đó . Họ Mã kia càng che giấu nhân thân bao nhiêu thì bọn lâu la, đồ đệ
theo sau hắn càng bóc trần bản chất giả dối, lọc lừa của hắn bấy nhiêu.
+Riêng cái cử chỉ thô lỗ khi ngồi của kẻ vô học ở hắn thật là đáng ghét : “Ghế trên ngồi tót sỗ sàng”. Quả là Nguyễn
Du thật tài tình khi dùng từ ngữ để miêu tả nhân vật phản diện.Với từ “ngây” (Nghe càng đắm ngắm càng say, Lạ cho
mặt sắt cũng ngây vì tình), bản chất dâm ô của tên quan đứng đầu triều đình bò vạch trần. Với từ “lẻn”(Tường đông
lay động bóng cành, Rẽ song đã thấy Sở Khanh lẻn vào), bản chất lưu manh, trơ tráo của Sở Khanh bò lộ tẩy. Còn với
họ Mã này, chỉ một từ “tót”kết hợp từ láy “sỗ sàng”, Nguyễn Du đã đặc tả được thái độ lố bòch, vô giáo dục của hắn .
Bởi “ngồi tót sỗ sàng” là ngồi trên chiếc ghế cao nhất, ngồi một cách tròch thượng trong nhà Kiều. Đó đâu phải là chữ
“lễ” của một môn sinh trường Quốc Tử Giám thời phong kiến, cũng không phải tư cách của một “chàng rễ tương lai”?
Tư cách và lối sống văn hóa tối thiểu phải có ở người “viễn khách” họ Mã ngay phút đầu xuất hiện thật là đáng chê
trách, căm ghét và khinh bỉ.
-Bước vào lễ vấn danh, Mã Giám Sinh càng lộ rõ nguyên hình của một con buôn trá hình với những thủ đoạn sành sỏi
và tàn nhẫn. Trong lúc nước mắt Kiều tuôn lã chã theo từng bước chân lúc nàng ra mắt viễn khách ”Thềm hoa một
bước lệ hoa mấy hàng”, Mã Giám Sinh không có một lời hỏi han, an ủi cho có tình người; trái lại trong đầu hắn toàn
là những tính toán thiệt hơn một cách chi li:
“Đắn đo cân sắc cân tài
p cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ
Mặn nồng một vẻ một ưa

Bằng lòng khách mới tùy cơ dặt dìu”
Và:
“Cò kè bớt một thêm hai
Giờ lâu ngã giá vâng ngoài bốn trăm”
Dù có cố dùng những lời lẽ hoa mỹ như: vấn danh, sính nghi, … họ Mã kia cũng không thể che đậy chân tướng xấu
xa, bỉ ổi của hắn qua ngòi bút Nguyễn Du. Nhà thơ lật ngửa con bài trá hình mua bán, giả danh cưới xin ấy bằng cách
nhẹ tay kéo nhẹ chiếc mặt nạ “giám sinh” của họ Mã: Nào ai đến coi mắt để xin cưới vợ mà lại: đắn đo, cân, ép, thử,
bớt, thêm, … ? Bản chất con buôn bất nhân, vì tiền của hắn đã được Nguyễn Du miêu tả rõ nét ở cảnh mua bán Thúy
Kiều, qua một loạt động từ giàu sức gợi ấy . Thúy Kiều-một người con gái sắc-tài-tình vẹn toàn chỉ vì nuốn làm tròn
chữ hiếu, bỗng chốc bò biến thành món hàng hóa giản đơn để rồi bán vội bán vàng, bán tống bán tháo cho một con
buôn. Món hàng-người con gái ấy “đáng giá nghìn vàng” lại còn bò “cò kè bớt một thêm hai” để rồi nhận lấy cái giá
“ngoài bốn trăm” không hơn không kém. Rõ ràng, họ Mã đã coi Kiều khác gì một món hàng giữa chợ?/ Giá trò của
nhan sắc, của tài hoa và nhân phẩm con người, đặc biệt là người phụ nữ ở thời phong kiến sao mà tàn tệ, rẻ rúng vậy?
Đúng là “Đau đớn thay phận đàn bà, Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”!
b. Nhân vật Thúy Kiều:
Sau cùng là Thúy Kiều. Thúy Kiều, nhân vật điển hình cho những kẻ “hồng nhan”đã làm người đọc nhiều thế hệ
“đau đớn thay” chỉ vì nàng phải chòu số phận “bạc mệnh cũng là lời chung” của người phụ nữ trong xã hội phong
kiến bất nhân, tàn ác. Thúy Kiều trong cảnh mua bán này thật là “đau đớn thay”, vì nàng là một món hàng đem bán và
càng tội nghiệp hơn là khi nàng lại ý thức được nhân phẩm của mình:
- Đang là người con gái trong trắng, sống cuộc đời bình yên trong một gia đình trung lưu, nền nếp “Êm đềm trướng rũ
màn che”, bỗng chốc Kiều rơi vào nghòch cảnh. Bò xem là món hàng để bọn con buôn mặc cả trả giá, Kiều vô cùng đau
đớn, tủi nhục:
- Tính từ lúc mụ mối đưa tên viễn khách họ Mã tìm vào “vấn danh”, hắn trả lời các câu hỏi về tên tuổi, quê quán, rồi
cùng bọn tôi tớ của hắn “lao xao” vào nhà, tiếp đến là cảnh Mã Giám Sinh “ghế trên ngồi tót sỗ sàng” trong nhà là
một khoảng thời gian trôi qua khá lâu, nhưng Kiều vẫn chưa xuất hiện. Sự vắng mặt khá lâu của Kiều cho ta hiểu nàng


có tâm trạng đau đớn với những ngổn ngang, rối bời vì nàng phải chủ tâm làm cái việc chẳng đặng đừng là bán mình
để cứu cha và em .Thế nhưng, vì tự nguyện bán mình, nên khi mụ mối “đã giục” (tức giục rồi và tiếp tục giục nữa),
Kiều phải cam chòu bước chân ra “Buồng trong mối đã giục nàng kíp ra”.

-Và, dù rằng “Liều đem tấc cỏ quyết đền ba xuân”, nhưng nàng xuất hiện với thái độ hoàn toàn câm lặng, thụ động
như một cái máy theo sự điều khiển của mụ mối và họ Mã:
+ Kiều bước chân ra với tâm trạng vừa căm tức, vừa tủi hổ thật tội nghiệp:
“Nỗi mình thêm tức nỗi nhà
Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng”
Nghệ thuật lặp từ “nỗi” tăng tiến trong câu “Nỗi mình thêm tức nỗi nhà”, tác giả đã dựng lại đầy đủ những những
mối bi thương, sầu não, uất ức căm hờn vò xé tâm can Kiều : Tức”nỗi mình”, bởi mới hôm nào thôi, Kiều đã cùng Kim
Trọng thề nguyền “Tóc tơ căn vặn tấc lòng, Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương” và mới hôm nào trước khi về
quê chòu tang chú, chàng Kim còn dặn dò “Gìn vàng giữ ngọc cho hay, Cho đành lòng kẻ chân mây cuối trời”; thế mà
nay nàng đã trở thành kẻ phản bội, đem tấm thân tài sắc trao bán cho kẻ xa lạ . Còn tức “nỗi nhà”, vì chuyện không
đâu mà bọn sai nha “Người nách thước kẻ tay dao, Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi” xông vào nhà Kiều bắt bớ, đánh
đập cha và em trai, vơ vét “Sạch sành sanh cho đầy túi tham” khiến nàng phải lâm tình cảnh bán mình tội nghiệp này.
Cách dùng hình ảnh ước lệ kết hợp tiểu đối ở hai vế trong câu “Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng” cũng khắc họa
thật đúng, thật đầy đủ tâm trạng của Kiều . Dường như tâm trạng của nàng được đúc thành khối, giấu kín trong lòng
cho dù đau đớn, rối ren bao nhiêu cũng không thốt nên lời. Tất cả dồn tụ thành những hàng “lệ hoa” tuôn rơi lã chã
theo những bước chân trong tức giận thầm lặng, trong uất ức, tủi hờn và trong sự bất lực của một trái tim giàu lòng
thương cha mẹ, thương em và tha thiết, thủy chung với người yêu.
Phải thấu hiểu sâu sắc hoàn cảnh và tâm trạng Kiều lúc này, Nguyễn Du mới tả thật sâu sắc như vậy.
+ Kiều còn bước chân ra với tâm trạng nhục nhã ê chề thật đáng thương:
“Ngại ngùng dợn gió e sương
Ngừng hoa bóng thẹn trông gương mặt dày”
Những từ “ngại ngùng”, “dợn”, “e”, “ngừng”, thẹn” đã biểu lộ súc tích nỗi nhục nhã, ê chề đó của Kiều . Hình tượng
Kiều được Nguyễn Du xây dựng như là hiện thân sự đau khổ, thẹn thùng, bò sỉ nhục của một con người khuê các, có
giáo dục, có học thức trong gia đình nề nếp nay phải hạ thấp phẩm giá của mình để làm một việc trái với gia phong,
trái với lời thề chung thủy, đó là bò đưa ra mua bán như một món hàng. Bất dắc dó nàng phải soi gương, nàng cũng
cảm thấy gương mặt mình đã phải dày lên, chai lên “trông gương mặt dày” để chòu đựng lời phỉ nhổ của bất kỳ ai.
+Một lần nữa, ta thấy tác giả thể hiện tâm trạng Kiều không bằng lời nói, không bằng hành động, mà bằng tư thế rất
thụ động:
“Mối càng vén tóc bắt tay
Nét buồn như cúc điệu gầy như mai”

Mặc cho sự chăm sóc, trang điểm “vén tóc bắt tay” của mụ mối, Kiều càng thụ động. Kiều thụ động từ đầu đến cuối,
như con cừu non bò dồn đuổi đến đường cùng, chỉ còn lối thoát duy nhất là lấy thân mình làm vật hiến tế cho cuộc
sống những người khác. Câu thơ “nét buồn như cúc điệu gầy như mai” đã gợi dáng vẻ rũ rượi, nét bi ai của Kiều như
một loài hoa cúc hoa mai đẹp đẽ, tinh khiết biết mình sắp phải chấm dứt thời xuân thì . Từ đây, Kiều không biết cuộc
đời mình sẽ trôi giạt, lênh đênh tận góc bể chân trời nào.
3. Đánh giá chung:
Đoạn thơ không chỉ thành công trong cách tả nhân vật phản diện là Mã Giám Sinh, mà còn thành công trong cách tả
tâm trạng Thúy Kiều. Ngòi bút tả người của Nguyễn Du đạt đến trình đôï điêu luyện bậc thầy: tả nhân vật nào ra
nhân vật nấy. / Cuộc mua bán Thúy Kiều qua đoạn thơ góp phần thể hiện giá trò nhân đạo của “Truyện Kiều”: lên án
các thế lực áp bức, vùi dập con người, đồng thời biểu hiện nỗi đau xót sâu sắc của tác giả về những người con gái tài
hoa nhưng bất hạnh trong xã hội phong kiến: “Đau đớn thay phận đàn bà, Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”.




×