Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

Vận dụng các phương pháp thống kê để phân tích chỉ tiêu GDP cảu Việt Nam thời kỳ 1990- 2001

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (503.3 KB, 89 trang )

Luận văn tốt nghiệp
Lê Viết Minh
Lời nói đầu
Trong công cuộc đổi mới đất nớc việc quản lý vĩ mô nền kinh tế một
cách đúng đắn có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển kinh tế bền vững. Để
hoạch định chính sách các nhà quản lý kinh tế cần phải sử dụng các mô hình
phân tích kinh tế vĩ mô. Trong các mô hình này chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội
(Gross Dometic Product - GDP) với vai trò trung tâm có tầm quan trọng đặc biệt
và đợc xem xét dới nhiều giác độ.
Đổi mới hoạt động nền sản xuất kinh tế Việt nam từ nền kinh tế bao cấp
chuyển sang nền kinh tế thị trờng theo định hớng xã hội chủ nghĩa cùng với
nhiều thành phần kinh tế bình đẳng tham gia vào nền sản xuất xã hội. Để hoà
nhập với cộng đồng các quốc gia trên thế giới về mọi phơng diện đòi hỏi chúng
ta phải đôỉ mới về mọi mặt. Một trong các mặt đó là phơng pháp mới về quản lý
điều hành vĩ mô nền kinh tế mà hầu hét các quốc gia trên thế giới đã sử dụng từ
rất lâu đó là tài khoản quốc gia (SNA) với hệ thống các chỉ tiêu kinh tế tổng
hợp: GDP, GNI, NI, NDI. Đối với mỗi quốc gia các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp
nhằm phản ánh kết quả hoạt động của nền sản xuất xã hội, quá trình phân phối
và sử dụng sản phẩm sản xuất ra quá trình tạo ra thu nhập phân phối và phân
phối lại thu nhập đó phản ánh mức sống thực tế, giá trị vốn đầu t cho tích luỹ tài
sản tái sản xuất mở rộng. GDP là một trong những chỉ tiêu đặc biệt quan trọng
trong những chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, nó phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt
động sản xuất của các ngành các thành phần kinh tế và toàn bộ nền kinh tế quốc
dân trong một thời kỳ nhất định (thờng là một năm). GDP là nguồn gốc của mọi
khoản thu nhập nguồn gốc sự giầu có và phồn vinh xã hội. Nó là chỉ tiêu phản
ánh hiệu quả hoạt động nền sản xuất, nó không chỉ biểu hiện hiệu quả của tái
sản xuất theo chiều sau mà cả hiệu quả của tái sản xuất theo chiều rộng và là
một trong những chỉ tiêu làm căn cứ để tính các chỉ tiêu khác. GDP là một trong
những căn cứ quan trọng để đánh giá sự tăng trởng kinh tế một quốc gia nghiên
cứu khả năng tích luỹ, khả năng huy động vốn cho sự phát triển sản xuất tính
toán các khoản thu nhập từ sản xuất và làm cơ sở cho việc xác định chỉ tiêu


đánh giá mức sống các tầng lớp dân c, các chỉ tiêu so sánh quốc tế và làm căn
Lớp: Thống kê 40B Trờng ĐHKTQD
1
Luận văn tốt nghiệp
Lê Viết Minh
cứ xác định trách nhiệm mức đóng góp của mỗi quốc gia vơí tổ chức quốc tế
(liên hợp quốc, UNICEP...) mặt khác để đề ra các chính sách và các chiến lợc
phát triển đất nớc trong tơng lai.
Nhận thức đợc tầm quan trọng của vấn đề này trong thời gian thực tập ở
Viện Khoa học Thống kê, với sự giúp đỡ của các bác, các cô, các chú trong
Viện em đã mạnh dạn chọn vấn đề Vận dụng các phơng pháp thống kê để
phân tích chỉ tiêu GDP của Việt nam thời kỳ 1990 đến 2001 làm luận văn
tốt nghiệp của mình.
Ngoài lời nói đầu và kết luận luận văn gồm các chơng sau:
Ch ơng I : Những lý luận cơ bản về chỉ tiêu GDP.
Ch ơng II : Đặc điểm vận dụng các phơng pháp thống kê để phân tích
GDP.
Ch ơng III : Lập và phân tích dãy số GDP ở Việt nam thời kỳ 1990 -2001.
Luận văn của em đợc hoàn thành dới sự hớng dẫn trực tiếp của TS. TRần
Ngọc Phác và sự giúp đỡ của các bác, các cô và các chú trong Viên Khoa học
Thống kê.
Tuy nhiên, với thời gian có hạn và những hạn chế nhất định về sự hiểu
biết về lý thuyết cũng nh về thực tiễn trong lĩnh vực mới mẻ và khó khăn này.
Nên luận văn của em không tránh khỏi những khiếm khuyết, do đó em rất mong
đợc sự đóng góp ý kiến của thầy, cô cung các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn TS. Trần Ngọc Phác và các bác, các cô trong
Viện Thống kê đã giúp em hoàn thành luận văn này.
ChơngI
Một số lý luận cơ bản về chỉ tiêu GDP
Lớp: Thống kê 40B Trờng ĐHKTQD

2
Luận văn tốt nghiệp
Lê Viết Minh
I. Lý luận chung về GDP.
1. Nội dung kinh tế của chỉ tiêu tổng hợp GDP.
Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product - GDP) là một chỉ tiêu
kinh tế tổng hợp cơ bản là chỉ tiêu gốc (Prime). Từ đó thiết lập các chỉ tiêu kinh
tế tổng hợp khác (NI, GNP, NDI...) trong nền kinh tế quốc dân GDP đợc thiết
lập nhằm phản ánh kết quả của mọi hoạt động sản xuất các ngành sản xuất (20
ngành cấp một) trên lãnh thổ kinh tế của một quốc gia (một địa phơng, một
vùng lãnh thổ...) trong một thời kỳ kế toán nhất định (thờng là một năm) nó là
thớc đo hiệu suất hoạt động của các ngành sản xuất trên lãnh thổ kinh tế của
một quốc gia (của một địa phơng, một lãnh thổ...) tạo thêm của cải cho xã hội
cùng các sản phẩm vật chất và dịch vụ phục vụ nhu cầu sử dụng và các mục
đích khác nhau của quốc gia đó trong một thời kỳ kế toán nhất định (thờng là
một năm). Chỉ tiêu GDP không chỉ biểu hiện hiệu quả của tài sản tái sản xuất
theo chiều sâu mà cả hiệu quả tái sản xuất xã hội theo chiều rộng. GDP với
những yếu tố cấu thành là một trong những cơ sở quan trọng để tính toán xác
định các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp khác. Bên cạnh đó GDP còn sử dụng để đánh
giá tăng trởng kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu của các ngành sản xuất của một
quốc gia thông qua tốc độ phát triển. Để nghiên cứu khả năng đâù t tích luỹ huy
động vốn cho sản xuất, tính toán các chỉ tiêu đánh giá mức sông dân c, so sánh
quốc tế, xác định trách nhiệm của một quốc gia đối với tổ chức quốc tế. Qua
GDP ta biết đợc khoản thu nhập đợc tạo ra của quốc gia đó trong quá trình hoạt
động của ngành sản xuất trong nền kinh tế của quốc gia mình.
GDP đợc xem xét trên các góc độ hiên vật (sản phẩm) và giá trị.
- Đứng ở góc độ xem xét về mặt hiện vật:
GDP bằng tổng mọi sản phẩm vật chất và dịch vụ thuộc các ngành sản
xuất (20 ngành cấp I) hoạt động trên lãnh thổ kinh tế của quốc gia sáng tạo
thêm trong một thời kỳ kế toán (một năm). Những sản phẩm đó đợc xã hội sử

dụng vào các mục đích khác nhau: phục vụ đời sống thờng nhật của xã hội( cá
Lớp: Thống kê 40B Trờng ĐHKTQD
3
Luận văn tốt nghiệp
Lê Viết Minh
nhân, dân c và cộng đồng) dự trữ tích luỹ cho nền sản xuất thời kỳ sau và cho
xuất khẩu.
- Đứng ở góc độ xem xét về mặt giá trị:
GDP bằng tổng các chi phí của chủ sản xuất tạo ra giá trị gia tăng của
sản phẩm (đợc ký hiệu là V* và M*)


đồng thời từ các chi phí đó tạo nên các
tổng thu nhập của mọi thành viên bất kể là hộ khẩu thờng trú của quốc gia hay
từ nớc ngoài, tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào quá trình sản xuất trên lãnh
thổ kinh tế của quốc gia sở tại trong một thời kỳ kế toán (một năm). Cụ thể hơn,
với giác độ xem xét về mặt giá trị song với địa vị của ngời chủ sản xuất, GDP
bằng tổng các chi phí trong hoạt động sản xuất tạo ra giá trị gia tăng về sản
phẩm (vật chất và dịch vụ) đợc sản xuất ra (V* + M*) trong một thời kỳ kế
toán. Các chi phí đó bao gồm:
+ Chi trả công lao động cho ngời sản xuất (chi phí tạo ra yếu tố V*kết
cấu giá trị sản phẩm ):
1. Tiền lơng chính, phụ.
2. Tiền, hiện vật trả công lao động.
3. Các khoản có tính chất lơng khác.
a. Tiền ăn ca, ăn tra.
b. Tiền giảng bài, nói chuyện.
c. Thởng sáng kiến đột xuất.
v.v...
+ Chi nộp thuế sản xuất cho Nhà nớc (không kể trợ cấp do Nhà nớc tài

trợ). Chi phí tạo ra yếu tố M*
1
trong M* kết cấu giá trị của sản phẩm :
1. Thuế doanh nghiệp.
2. Thuế hàng hoá.
3. Thuế nông nghiệp.
Lớp: Thống kê 40B Trờng ĐHKTQD
4
Luận văn tốt nghiệp
Lê Viết Minh
4. Thuế buôn chuyến.
5. Các loại thuế sản xuất khác (tính vào giá thành của sản phẩm ):
a. Phí giao thông đờng bộ, đờng thuỷ.
b. Phí qua cầu phà
c. Phí hộ chiếu,giấy tờ khác.
d. Các loại phí, lệ phí khác.
+ Chi phí hoàn vốn cố định tham gia vào sản xuất (bằng giá trị khấu hao
tài sản cố định) - Chi phí tạo ra yếu tố M*
2
trong M* kết cấu giá trị của sản
phẩm .
+ Chi trả lợi tức vốn cổ phần sản xuất Chi phí tạo ra yếu tố M*3 trong
M* kết cấu giá trị của sản phẩm .
+ Chi trả lợi tức kinh doanh Chi phí tạo ra yếu tố M*3 trong M* kết
cấu giá trị của sản phẩm.
+ Chi trả lãi tiền vay vốn (kể cả tiền nhận gửi tiết kiệm, tiền bán trái
phiếu, tín phiếu...) - Chi phí tạo ra yếu tố M*3 trong M* kết cấu giá trị của sản
phẩm .
+ Chi trả tiền thuê quyền sử dụng những tài nguyên đặc biệt (thuê vùng
trời, vùng biển, đất đai...) Chi phí tạo ra yếu tố M*3 trong M* kết cấu của

giá trị sản phẩm. Cùng với giác độ xem xét về mặt giá trị song với địa vị của
những ngời tham gia vào quá trình sản xuất với tiền, vốn, tài sản lao động của
mình sau này thờng gọi là nhân tố tham gia vào quá trình sản xuất mà ngời chủ
sản xuất (huy động) vào quá trình sản xuất của đơn vị mình, ngành mình để tạo
ra sản phẩm mới, GDP bằng tổng các thu nhập (hình thành từ các chi phí mà
chủ sản xuất thực hiện) của những ngời chủ sở hữu về tiền, vốn, tài sản, lao
động (là hộ khẩu thờng trú của quốc gia hay ở nớc ngoài) tham gia vào quá
trình sản xuất nhận đợc trong một thời kỳ kế toán (một năm).
Lớp: Thống kê 40B Trờng ĐHKTQD
5
Luận văn tốt nghiệp
Lê Viết Minh
+ Thu nhập về công lao động của ngời sản xuất Chi phí tạo ra yếu tố
V* kết cấu giá trị của sản phẩm.
+ Thu nhập của Nhà nớc về thuế sản xuất (không kể trợ cấp do Nhà nớc
tài trợ) chi phí tạo ra M*1 trong M* kết cấu giá trị của sản phẩm .
+Thu nhập hoàn vốn tài sản cố định tham gia vào quá trình sản xuất của
chủ sở hữu vốn tài sản cố định (bằng giá trị khấu hao tài sản cố định) Chi phí
tạo ra yếu tố M*2 trong M* kết cấu giá trị của sản phẩm.
+ Thu về lợi tức cổ phần sản xuất chi phí tạo ra yếu tố M*3 trong M* kết
cấu giá trị của sản phẩm .
+Thu về lợi tức kinh doanh Chi phí tạo ra yếu tố M*3 trong M* kết
cấu giá trị sản phẩm .
+ Thu về lãi tiền cho vay vốn (kể cả tiền gửi tiết kiệm, tiền mua trái
phiếu, tín phiếu...) chi phí tạo ra yếu tố M*3 trong M
*
kết cấu giá trị của sản
phẩm .
+Thu tiền về cho thuê quyền sử dụng các tài sản đặc biệt (thuê vùng trời,
vùng biển, đất đai...) Chi phí tạo ra yếu tố M*3 trong M* kết cấu giá trị của

sản phẩm .
Việc xem xét giác độ về giá trị đứng ở địa vị ngời chủ sở hữu ngời
chi và đứng ở địa vị ngời chủ sở hữu các nhân tố tham gia vào sản xuất ngời
thu, các khoản cấu thành GDP 7 khoản thu chi trên là trùng nhau. Cụ thể
hơn GDP bằng tổng các khoản chi phí mà ngời chủ sản xuất thực hiện trong
quá trình sản xuất tạo ra giá trị gia tăng của sản phẩm cũng bằng tổng các thu
nhập của những ngời tham gia (trực tiếp hoặc gián tiếp) vào sản xuất với tiền
vốn, tài sản, lao động của mình Chủ sở hữu các nhân tố tham gia vào quá
trình sản xuất .
2. Vị trí của chỉ tiêu GDP trong hệ thống tài khoản quốc gia SNA.
a. Khái quát về quá trình hình thành hệ thống tài khoản quốc gia.
Trớc đậy khi còn hệ thống các nớc xã hội chủ nghĩa Đông Âu và Liên xô
trên thế giới có hai hệ thống đo lờng nền kinh tế cùng song song tồn tại. Các n-
Lớp: Thống kê 40B Trờng ĐHKTQD
6
Luận văn tốt nghiệp
Lê Viết Minh
ớc xã hội chủ nghĩa theo mô hình kinh tế kế họach hoá tập trung sử dụnh hệ
thống các bảng cân đối vật chất hay đợc gọi là hệ thống sản phẩm vật chất .Nớc
ta là một nớc xã hội chũ nghĩa vì vậy sau khi chiến tranh kết thúc (năm1975) n-
ớc ta bắt đầu sử dụng MPS trong phạm vi cả nớc. MPS đợc xây dựng dựa trên cơ
sở học thuyết kinh tế Các Mác với luận điểm cơ bản cho rằng chỉ có hoạt động
sản xuất tạo của cải vật chất mới sáng tạo ra giá trị và giá trị sử dụng.
Đến năm 1993 để phù hợp với xu hớng chung của thế giới nớc ta chuyển
từ sử dụng MPS sang sử dụng SNA. Hệ thống tài khoản quốc gia ( asystem of
Nation Accounts viết tắt SNA). Một mô hình quản lý nền kinh tế vĩ mô mà
hiện nay hầu hết các nớc là thành viên của tổ chức Liên Hợp Quốc sử dụng, bao
gồm một hệ thống các chỉ tiêu kinh tế tỏng hợp, các bảng cân đối đợc xây dựng
trên nhiều điều khoản kinh tế nhằm mục đích phản ánh thực trạng hoạt động
nền sản xuất xã hội, kết quả của qúa trình sản xuất, quá trình sử dụng nguồn sản

phẩm đợc sản xuất ra, quá trình tạo ra các khoản thu nhập và kết quả của quá
trình phân phối và phân phối lại thu nhập đó... nói một cách khác hệ thống tài
khoản quốc gia đợc thiết lập ở một quốc gia thể hiên ở mọi mối quan hệ kinh tế
của quốc gia đó. Các mối quan hệ đó không những nảy sinh ở nội bộ quốc gia
đó( mối quan hệ giữa các khu vực thể chế trong quốc gia) mà còn nảy sinh từ
quốc gia đó với các quốc gia khác, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính
phủ khác. Các mối quan hệ kinh tế đó là : Mua, bán sản phẩm (vật chất và dịch
vụ) ủng hộ, cho, biếu tặng (sản phẩm và tiền mặt, vàng bạc...) vay, mợn tiền
bạc, vốn sản xuất.
Một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất của MPS là thu nhập quốc dân,
của SNA là tổng sản phẩm quốc nội .
ở đây ta nghiên cứu chỉ tiêu GDP một chỉ tiêu quan trọng của SNA nên
trớc khi xem xét vị trí của GDP trong SNA ta khái quát qua về các tài khoản
chủ yếu của SNA.
b. Khái quát về các tài khoản chủ yếu trong SNA :
Hệ thống tài khoản quốc gia SNA tựu trung lại thể hiện trong các tài
khoản sau đây.
Lớp: Thống kê 40B Trờng ĐHKTQD
7
Luận văn tốt nghiệp
Lê Viết Minh
- Tài khoản I Tài khoản sản xuất (Domestic Product Account): Phản
ánh kết quả của một thời kỳ sản xuất và thực trạng sử dụng sản phẩm đợc sản
xuất ra vào các mục đích khác nhau phản ánh mối quan hệ mua, bán, chuyển
nhợng sản phẩm với bên ngoài (quốc gia khác, các tổ chức quốc tế, các tổ chức
phi chính phủ...).
- Tài khoản II Tài khoản thu nhập và chi tiêu (Income and Oulay
Account) : phản ánh tổng thu nhập hay thu nhập cuối cùng từ sản xuất và từ
ngoài sản xuất thực tế chi tiêu do tiêu dùng cuối cùng tiêu dùng các sản
phẩm vào đời sống xã hội, qua đó biết đợc mức sống của xã hội, giá trị tiết kiệm

để dành đợc của quốc gia qua tiêu dùng cuối cùng một nguồn vốn chủ yếu cho
đâù t sản xuất thời kỳ sau.
- Tài khoản III Tài khoản vốn tài sản tài chính (Capital Finnce
Account): phản ánh tổng nguồn vốn đợc tạo ra không những từ nội bộ nền kinh
tế (nguồn vốn tự có) mà còn từ bên ngoài (quốc gia khác, các tổ chức quốc tế,
các tổ chức phi chính phủ...) và thực tế đầu t vốn cho tích luỹ tài sản sản xuất
của thời kỳ tới (năm sau) và tích luỹ về tài sản tài chính quốc gia.
- Tài khoản IV Tài khoản quan hệ kinh tế với nớc ngoài (Account on
Rest of The World) phản ánh các mối quan hệ kinh tế mua, bán, chuyển nhợng,
vay mợn... của quốc gia với bên ngoài (các quốc gia khác, các tổ chức quốc tế,
các tổ chức phi chính phủ...) các mối quan hệ kinh tế có liên quan với 3 tài
khoản trên điều đó thể hiện ỏ các điều khoản đợc thiết lập.
- Bảng I - O : Là bảng cân đối liên ngành về sản xuất và sử dụng kết quả
sản xuất của từng ngành và toàn bộ nền kinh tế quốc dân từ đó xác định đợc
mối liên hệ của một số ngành lớn trong quá trình sản xuất và sử dụng sản
phẩm , dịch vụ... xét cho cùng bảng I O mô tả chi tiết hơn tài khoản sản xuất
trong SNA.
c. Vị trí cơ bản của chỉ tiêu GDP.
Lớp: Thống kê 40B Trờng ĐHKTQD
8
Luận văn tốt nghiệp
Lê Viết Minh
Tài khoản quốc gia SNA đợc thiết lập nhằm mục đích phản ánh kết quả
một quá trình sản xuất trên lãnh thổ kinh tế của một quốc gia trong một thời kỳ
nhất định (thờng là một năm); phản ánh quá trình phân phối lân đầu và phân
phối lại kết quả sản xuất đó tạo ra tỗng các thu nhập nguồn của cảI giàu có
của toàn xã hội và sử dụng các tổng thu nhập đó vào mục đích tiêu dùng thờng
nhật của đời sống xã hội, sử dụng vào đầu t tích luỹ sản xuất đồng thời phản
ánh các mối quan hệ kinh tế (làm ăn, buôn bán...) của quốc gia với bên ngoài .
mặt khác, tổng sản phẩm trong nớc (GDP) là một trong những chỉ tiêu quan

trọng nhất trong SNA, nó là chỉ tiêu gốc, với nội dung các yếu tố cấu thành, từ
đó giúp cho việc tính toán, thiét lập các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp khác trong nền
kinh tế quốc dân nh GNI, NI ,NDI..
II. các phong pháp xác định chỉ tiêu GDP
Có 3 phơng pháp tính GDP mà hầu hết các quốc gia là thành viên của tổ
chức Liên Hợp Quốc sử dụng, chúng ta lần lợt xem xét các phơng pháp tính
GDP :
1. Phơng pháp 1: Phơng pháp sản xuất (the production approach)
Nh trên đã trình bày, đứng ở giác độ xem xét về mặt kết cáu giá trị của GDP,
song với địa vị của ngờng chủ sản xuất, tức là địa vị của ngời phải chi phí trong
quá trình sản xuất để tạo ra các giá trị gia tăngcủa sản phẩm mới, ta có phơng
pháp sản xuất để tính GDP cụ thể:
Với các kí hiệu kết cấu giá trị sản phẩm (vật chất và dịch vụ): V*, M*,
C*. Ta có:
GDP = (V*
1
+ M*
1
) + (V*
2
+ M*
2
)+ .. .. + (V*
20
+ M*
20
)

20
* *

1
( )
i i
i
GDP V M
=
= +

Trong đó:
* *i i
V M
+
: là giá trị gia tăng của ngành (có 20 ngành cấp 1).
Lớp: Thống kê 40B Trờng ĐHKTQD
9
Luận văn tốt nghiệp
Lê Viết Minh
Song thực tế hạch toán tại các đơn vị hạch toán của các đơn vị cơ sở cho
thấy phần chi phí sử dụng các sản phẩm vật chất và dịch vụ (C*
i
) tham gia vào
quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm mới đợc đảm bảo đầy đủ về chính xác hơn là
các tài khoản về chi phí khác (trả công, nộp thuế) vì lẽ đó các nhà kinh tế thế
giới đa ra công thức tính GDP theo phơng pháp gián tiếp nh sau:
1 *1 2 *2 20 *20
0 0
20
*
0
1

( ) ( ) ... ( )
( )
o
i i
i
GDP G C G C G C
GDP G C
=
= + + +
=

Trong đó:
0
i
G
là giá trị sản xuất của ngành i
*i
C
là chi phí trung gian của ngành i chi phí sử dụng các sản
phẩm vật chất và dịch vụ phục vụ cho quá trình sản
xuất tạo ra ra sản phẩm mới.
2. Phơng pháp thu thập (The income approach).
Nh trên đã trình bày đứng tren giác độ xem xét về mặt kết cấu giá trị
GDP, song với địa vị của ngời chủ sở hữu các nhân tố đợc tham gia vào quá
trình sản xuất (dù là hộ khẩu thờng trú quốc gia hay là ngời nớc ngoài) sau một
quá trình sản xuất đó nhận đợc những khoản thu nhập từ việc cho sử dụng các
nhân tố đó: vốn, tiền, tài sản, lao động mà ngời chủ sản xuất huy động vào
quá trình sản xuất của đơn vị mình ngành mình để tạo ra sản phẩm mới ta có
phơng pháp thu nhập để xác định GDP cụ thể nh sau:
GDP = Tổng thu nhập của chủ sở hữu về tiền, vốn, tài sản, lao động tham

gia vào quá trình sản xuất xã hội.
= Thu nhập bù đắp sức lao động tham gia vào sản xuất + Thu nhập
hoàn vốn cố định và lợi tức tham gia vào sản xuất.
= Thu nhập về công lao động của ngời sản xuất (1) + Thu nhập về
công quản lý quốc gia đảm bảo an toàn xã hội cho nền sản xuất hoạt động trong
môI trờng thuận lợi (2) + Thu nhập về công kinh doanh (quản trị điều hành xí
Lớp: Thống kê 40B Trờng ĐHKTQD
10
Luận văn tốt nghiệp
Lê Viết Minh
nghiệp) để đạt lợi nhuận cao nhất (3) + Thu nhập về hoàn vốn cố định tham gia
vào quá trình sản xuất (4) + Thu nhập về lợi tức (hoặc lãi) vốn tham gia vào quá
trình sản xuất (lợi tức cổ phần, lãi tiền cho vay, gửi tiết kiệm, mua trái phiếu, tín
phiếu..) (5) + Thu nhập về tiền cho thuê các tài sản đặc biệt ( vùng trời, vùng
biển, đất đai...) tham gia vào quá trình sản xuất (6).
Trong 6 khoản thu nhập trên:
- Khoản 1: Chính là toàn bộ chi phí chủ sản xuất trả công lao động cho
ngời sản xuất trực tiếp (yếu tố V*) trong kết cấu giá trị sản phẩm.
- Khoản 2: Chính là thuế sản xuất (trừ trợ cấp của Nhà nớc cho sản xuất)
mà ngân sách nhà nớc thu đợc từ chủ sản xuất phải nộp (yếu tố M*
1
trong M*
kết cấu giá trị sản phẩm).
- Khoản 4: Chính là phần trích khấu hao tài sản cố định (yếu tố M*
2
trong
M* kết cấu giá trị sản phẩm ).
- Khoản 3; 5 và 6 : Chính là thặng d sản xuất (Operating surplus) yếu tố
M*
3

trong M* kết cấu gía trị sản phẩm .
Từ bản chất của 6 khoản thu nhập trên, GDP tính theo phơng pháp thu
nhập đợc thể hiện nh sau:
GDP = Thu nhập công lao động của ngời sản xuất (V*) + Thuế sản xuất
(không kể trợ cấp của Nhà nớc cho sản xuất ) (M*
1
) + Khấu hao tài sản cố định
(M*
2
) + Thặng d sản xuất ( M*
3
).
Với các ký hiệu thể hiện các yếu tố cấu thành giá trị sản phẩm, ta có
công thức xác định GDP theo phơng pháp thu nhập nh sau:
GDP = V* + M*
1
+ M*
2
+ M*
3
.
3. Phơng pháp sử dụng sản phẩm (The expenditure approach).
Nh trên đã trình bày, đứng ở giác độ xem xét vè mặt hiện vật của
sản phẩm, GDP = Tổng giá trị của sản phẩm vật chất và dịch vụ gia tăng, do các
ngành sản xuất (20 ngành cấp 1) hoạt động trên lãnh thổ kinh tế của quốc gia
Lớp: Thống kê 40B Trờng ĐHKTQD
11
Luận văn tốt nghiệp
Lê Viết Minh
sản xuất trong một thời kỳ kế toán thờng là một năm) và những sản phẩm đó đ-

ợc sử dụng vào các mục đích khác nhau: tiêu dùng trong đời sống xã hội (cá
nhân và cộng đồng) đầu t tích luỹ tái sản xuất thời kỳ sau và xuất khẩu. Với ý
nghĩa nh vậy GDP đợc xác định theo một phơng pháp khác nữa ngoài 2 phơng
pháp đã nêu ở trên. Đó là phơng pháp sử dụng sản phẩm:
GDP = Tổng (giá trị) của sản phẩm vật chất và dịch vụ đợc sử dụng vào
tiêu dùng cuối cùng của xã hội (Cá nhân và cộng đồng) + Tổng (giá trị) sản
phẩm và dịch vụ sử dụng đầu t cho tích luỹ tái sản xuất thời kỳ sau (năm sau) +
Tổng (giá trị) sản phẩm vật chất và dịch vụ sử dụng xuất khẩu ra nớc ngoài.
Song, đó chỉ là công thức mang tính danh nghĩa.
Trong đời sống thực tế của một quốc gia, trong nền kinh tế thị trờng với
mối giao lu trong sản xuất và sử dụng sản phẩm đa quốc gia (kinh tế mở) trên
lãnh thổ kinh tế của một quốc gia, các sản phẩm nhất là sản phẩm dịch vụ đợc
nhập khẩu và sử dụng rộng rãi nó hoà chung trong các mục đích khác nhau
cùng với các loại sản phẩm đợc sản xuất từ nội địa. Từ ý nghĩa đó, các nhà kinh
tế thế giới đa ra công thức xác định GDP theo phơng pháp sử dụng sản phẩm
thực tế chuẩn xác nh sau:
GDP +
Giá trị sản
phẩm vật
chất và dịch
vụ nhập
khẩu
=
Giá trị sản Phẩm và
dịch vụ sử dụng
vào tiêu dùng cuối
cùng của xã hội (cá
nhân và cộng đồng)
+
Giá trị sản phẩm

vật chất và dịch
vụ là TSCĐ TSLĐ
tài sản quý hiếm
tích luỹ cho TSX
+
Giá trị các
sản phẩm
vật chất và
dịch vụ
xuất khẩu
Trong đó: TSCĐ (tài sản cố định)
TSLĐ (tài sản lu động)
TSX (tái sản xuất)
Với các kí hiệu dùng thống nhất trong các nớc thành viên của Liên Hợp
Quốc:
M: Nhập khẩu (import) các sản phẩm vật chất và dịch vụ.
X : Xuất khẩu (export) các sản phẩm vật chất và dịch vụ.
Lớp: Thống kê 40B Trờng ĐHKTQD
12
Luận văn tốt nghiệp
Lê Viết Minh
C : Tiêu dùng cuối cùng (Consunption) các sản phẩm vào đời sống xã
hội, với:
Cp : Tiêu dùng cuối cùng của cá nhân dân c
Cg : Tiêu dùng cuối cùng của Nhà nớc (chính phủ )
I: Đầu t (Investment) cho tích luỹ tài sản (TSCĐ) tài sản lu động và tài
sản quý hiếm cho tái sản xuất.
Ta có :
GDP + M = C + I + X
GDP = C + I + X - M

Hay : GDP = Cp + Cg + I + X - M
Lớp: Thống kê 40B Trờng ĐHKTQD
13
Luận văn tốt nghiệp
Lê Viết Minh
Chơng II
Đặc điểm vận dụng các phơng pháp thống
kê để phân tích chỉ tiêu GDP
I . Các loại dãy số thời gian về chỉ tiêu GDP và các đặc điểm
của nó.
1. Nhóm dãy số các chỉ tiêu tuyệt đối.
1.1. Dãy số GDP.
Để nghiên cứu mặt lợng của GDP biến động qua thời gian ngời ta dựa vào
giá trị của GDP theo giá hiện hành hoặc theo giá so sánh. Qua dãy số GDP biến
động qua thời gian ta có thể nghiên cứu biến động của GDP vạch rõ xu hớng và
tính quy luật của sự phát triển đồng thời dự đoán GDP trong tơng lai.
Căn cứ vào đặc điểm tồn tại và quy mô của hiện tợng qua thời gian ta có
thể thấy rằng GDP là chỉ tiêu thời kỳ biểu hiện quy mô của GDP qua từng
khoảng thời gian nhất định. Mặt khác, GDP là chỉ tiêu tuyệt đối vì vậy ta có thể
cộng GDP qua các năm để nghiên cứu biến động của hiện tợng trong một thời
kỳ dài hơn.
Từ các đặc điểm trên ta có thể vận dụng các chỉ tiêu tiêu phân tích dãy
GDP nh chỉ tiêu: mức độ bình quân theo thời gian, lợng tăng giảm tuyệt đối
(liên hoàn hoặc định gốc) tốc độ phát triển (liên hoàn hoặc định gốc)...
1.2. Các dãy số VA.
Tính GDP theo phơng pháp sản xuất ta tính VA các ngành hay các thành
phần kinh tế. Vì vậy khi phân tích GDP theo dãy số thời gian ta cần phải nghiên
cứu sự biến động cấu thành nên GDP để từ đó đề ra các chính sách và các chiến
lợc cụ thể và chính xác hơn.
VA là số tuyệt đối vì vậy khi nghiên cứu VA tơng tự nh GDP ta có thể

vận dụng các chỉ tiêu giống nh đối với các chỉ tiêu vận dụng cho GDP .
1.3. Các dãy số thu nhập.
Thu nhập là một trong những bộ phận cấu thành nên GDP theo phơng
pháp thu nhập, từ các yếu tố cấu thành đó ta có thể lập các dãy số thu nhập lần
đầu của ngời lao động, thu nhập lần đầu của các doanh nghiệp và thu nhập lần
Lớp: Thống kê 40B Trờng ĐHKTQD
14
Luận văn tốt nghiệp
Lê Viết Minh
đầu của Nhà nớc. Đây là các chỉ tiêu tuyệt đối thời kỳ vì vậy ta cũng có thể sử
dụng các chỉ tiêu phân tích dãy số GDP cho chỉ tiêu thu nhập.
1.4. Các dãy số chỉ tiêu.
Là các dãy số chỉ tiêu của hộ cho tiêu dùng cuối cùng chi tiêu của chính
phủ cho tiêu dùng cuối cùng, chi cho tiết kiệm, chi cho xuất nhập khẩu đó là
các bộ phận cấu thành nên GDP. Đây là chỉ tiêu tuyệt đối thời kỳ vì vậy nó
mang đặc điểm của chỉ tiêu GDP do đó, có thể sử dụng các chỉ tiêu phân tích
GDP để phân tích chỉ tiêu này.
1.5. Các dãy số chỉ tiêu sử dụng sản phẩm.
Là các dãy số tiêu dùng cuối cùng, dãy số sử dụng sản phẩm cho tích luỹ
số sử dụng sản phẩm do xuất khẩu và cũng là chỉ tiêu tuyệt đối thời kỳ nên ta
có thể sử dụng các chỉ tiêu dãy số thời gian để phân tích nh đối với GDP.
2. Nhóm chỉ tiêu tơng đối.
2.1. Dãy số cơ cấu GDP và các bộ phận cấu thành nên GDP.
Mỗi một phơng pháp ta có các bộ phận cấu thành khác nhau vì vậy để
xem xét bộ phận nào chiếm tỷ trọng lớn trong GDP ta cần lập các dãy số cơ
cấu GDP , dãy số cơ cấu GDP là chỉ tiêu tơng đối kết cấu nên để phân tích vai
trò của bộ phận cấu thành ta có thể sử dụng: chỉ tiêu lợng tăng giảm .
2.2. Dãy số về tốc độ phát triển của GDP và các bộ phận cấu thành GDP .
Để biết đợc qua các năm GDP tăng giảm nh thế nào và các bộ phận cấu
thành đóng vai trò nh thế naò. Ta thành lập dãy số tốc độ phát triển, dãy số tốc

độ phát triển là chỉ tiêu tơng đối cờng độ nên có thể vận dụng các chỉ tiêu nh :
tốc độ phát triển trung bình, tốc độ tăng (giảm) liên hoàn hoặc định gốc.
3. Nhóm chỉ tiêu bình quân.
3.1. Dãy số GDP bình quân đầu ngời.
GDP bình quan đầu ngời là thơng số giữa GDP và tổng dân số (S) của
một thời kỳ nhất định. GDP là chỉ tiêu thời kỳ còn dân số (S) là chỉ tiêu thời
điểm do đó khi tính GDP bình quân đầu ngời ta lấy GDP chia cho dân số bình
quân của thời kỳ đó. GDP bình quân đầu ngời là chỉ tiêu tơng đối cờng độ nên
Lớp: Thống kê 40B Trờng ĐHKTQD
15
Luận văn tốt nghiệp
Lê Viết Minh
ta sử dụng các chỉ tiêu: tốc độ phất triển (liên hoàn hoặc định gốc ); tốc độ phát
triển bình quân tốc đọ tăng (giảm ),liên hoàn .
3.2. Dãy số tiêu dùng bình quân đầu ngời .
Tiêu dùng cuối cùng là một phần của GDP đợc sử dụng cho chi tiêu dùng,
tích luỹ tài sải và xuất khẩu.Vì vậy tơng tự nh chỉ tiêu GDP bình quân đầu ngời,
tiêu dùng bình quân đầu ngời là chỉ tiêu tơng đối cờng độ vì vậy cũng thể sử
dụng các chỉ tiêu tốc độ phát triển liên hoàn hoặc định gốc ,tốc độ phát triển
bình quân ,tốc độ tăng (giảm) phát định gốc hoặc liên hoàn, tốc độ tăng trung
bình.
Đó là xem xét về mặt lợng của hịên tợng ta có dãy số nh vậy còn khi xem
xét về mặt thời gian GDP có các dãy số theo năm và dãy số theo quý mặc dù
dãy số theo quý đang đợc tính nhng nó là dãy số thời gian ngắn hơn sẽ thể hiện
rõ hơn sự biến động nhằm đa ra những chính sách cho kế hoạch này.
II. Các vấn đề cơ bản cần giảI quyết khi lập dãy số GDP.
1. Đồng nhất nội dung tính.
Nh chúng ta đã biết dãy số GDP, VA cơ cấu VA tốc độ phát triển là phản
ánh các hiện tợng biến động qua thời gian, mặt khác mỗi giai đoạn mỗi khoảng
thời gian khác nhau chúng ta có những nội dung khác nhau. Vì vậy khi lập một

dãy số GDP chúng ta phải lập theo một nội dung nhất định cụ thể để hiểu rõ ta
đi xem xét nội dung từng giai đoạn trớc và sau năm 1993.
- Theo sản xuất :
Trớc năm 1993 nớc ta sử dụng hệ thống cân đối kinh tế quốc dân MPS
trong đó các ngành sản xuất chỉ bao gồm các ngành sản xuất ra sản phẩm vật
chất nh: công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp, lâm nghiệp và các ngành sản xuất
vật chất khác, các ngành dịch vụ phục vụ phân phối và tiêu dùng sản phẩm vật
chất (giao thông vận tải, bu điện thông tin liên lạc, thơng nghiệp cung ứng vật t
và thu mua). Các ngành dịch vụ khác thì không đợc coi là ngành sản xuất.
Lớp: Thống kê 40B Trờng ĐHKTQD
16
Luận văn tốt nghiệp
Lê Viết Minh
Sau năm 1993 Việt nam chuyển từ MPS sang SNA với quan niệm mới về
sản xuất của Liên Hợp Quốc thì hầu hết các hoạt động tạo ra sản phẩm vật chất
và dịch vụ đều đợc coi là các ngành sản xuất (20 ngành cấp 1).
Dựa vào phạm vi hoạt động và nguyên tắc phân ngành sản xuất của quốc
tế và áp dụng vào Việt nam theo Nghị định của Chính phủ số 75/CP ngày
27/10/1993 bao gồm các ngành sau:
1. Nông nghiệp và Lâm nghiệp.
2. Thuỷ sản.
3. Công nghiệp khai thác mỏ.
4. Công nghiệp chế biến.
5. Sản xuất và cung ứng điện khí đốt và nớc.
6. Xây dựng.
7. Thơng nghiệp sửa chữa xe động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng
cá nhân và gia đình.
8. Khách sạn nhà hàng.
9. Vận tải kho bãi và thông tin liên lạc.
10. Tài chính tín dụng.

11. Hoạt động khoa học và công nghệ.
12. Các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ
t vấn.
13. Quản lý Nhà nớc an ning quốc phòng và bảo hiểm xã hội
bắt buộc.
14. Giáo dục và đào tạo.
15. Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội.
16. Hoạt động văn hoá và thể thao.
17. Các hoạt động Đảng, đoàn thể.
Lớp: Thống kê 40B Trờng ĐHKTQD
17
Luận văn tốt nghiệp
Lê Viết Minh
18. Hoạt động cá nhân cộng đồng.
19. Hoạt động làm thuê cho các hộ gia đình trong các hộ t
nhân.
20. Hoạt động của tổ chức và đoàn thể quốc tế.
- Theo phân ngành kinh tế .
Chuyển sang nền kinh tế thị trờng Việt nam chúng ta mở cửa thu hút vốn
đầu t nớc ngoài làm cho nền kinh tế Việt nam với các thành phần kinh tế phong
phú và đa dạng với 5 thành phần kinh tế cơ bản sau:
+ Kinh tế Nhà nớc.
+ Kinh tế tập thể.
+ Kinh tế t nhân.
+ Kinh tế cá thể.
+ Kinh tế khu vực thuộc vốn đầu t nớc ngoài.
Việc phân chia GDP theo ngành và thành phần kinh tế giúp ta nắm vững
đợc sự phát triển và chuyển đổi cơ cấu của các ngành, các thành phần kinh tế.
- Theo khu vực thể chế :
Phân tổ theo khu vực thể chế là phân chia nền kinh tế quốc dân thành các

tổ chức khác nhau (gọi là khu vực thể chế) dựa vào các đặc điểm về nguồn vốn,
mục đích và lĩnh vực hoạt động của chúng.
Đối tợng phân chia (tổng thể đợc xem xét) ở đây cũng là nền kinh tế quốc
dân.
Kết quả phân chia là hình thành các khu vực thể chế là tập hợp các đơn vị
kinh tế cơ sở có t cách pháp nhân có quyền ra các quyết định về kinh tế và tài
chính có nguồn vốn hoạt động, mục đích hoạt động và lĩnh vực hoạt động giống
nhau.
Các nguyên tắc phân tổ theo khu vực thể chế:
Lớp: Thống kê 40B Trờng ĐHKTQD
18
Luận văn tốt nghiệp
Lê Viết Minh
+ Các đơn vị kinh tế cơ sở phải có t cách pháp nhân.
+ Phải xem xét nguồn kinh phí hoặc nguồn thu nhập để chi tiêu
của đơn vị kinh tế lấy từ đâu?.
Căn cứ vào các nguyên tắc cơ bản trên nền kinh tế quốc dân của mỗi quốc
gia đợc phân chia theo 5 khu vực thể chế sau:
Khu vực Nhà nớc:
Bao gồm các đơn vị các tổ chức có chức năng điều hành quản lý hành
pháp và luật pháp quản lý Nhà nớc, đảm bảo an ning quốc phòng... nguồn kinh
phí để chi cho các đơn vị này do ngân sách nhà nớc cấp phát.
Khu vực tài chính:
Bao gồm các đơn vị tổ chức có chức năng kinh doanh tiền tệ và bảo hiểm
nh ngân hàng, công ty tài chính, công ty buôn bán cổ phần, tín phiếu, kho bạc,
công ty xổ số... nguồn kinh phí chủ yếu để chi tiêu cho các đơn vị này dựa và
kết quả kinh doanh.
Khu vực phi tài chính:
Gồm các đơn vị là các công ty (hay doanh nghiệp) thuộc các thành phần
kinh tế . các công ty trách nhiệm hữu hạn... có chức năng sản xuất , kinh doanh

sản phẩm (vật chất và dịch vụ) nguồn kinh phí chủ yếu để chi tiêu dựa vào kết
qủa sản xuất kinh doanh.
Khu vực hộ :
Hộ vừa là đơn vị tiêu dùng cuối cùng vừa là đơn vị sản xuất có chức năng
sản xuất ra các sản phẩm. Đợc xếp vào khu vực hộ toàn bộ các hộ với t cách là
đơn vị tiêu dùng và các hộ sản xuất cá thể. Nguồn kinh phí chủ yếu của hộ để
chi tiêu lấy từ kết quả sản xuất kinh doanh.
Khu vực vô vị lợi:
Gồm các đơn vị các tổ chức có chức năng hoạt đông sản xuất ra sản phẩm
dịch vụ không vì mục đích kinh doanh thu lợi nhuận mà chủ yếu nhằm mục
Lớp: Thống kê 40B Trờng ĐHKTQD
19
Luận văn tốt nghiệp
Lê Viết Minh
đích phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tín ngỡng, nhân đạo, từ thiện... của dân c.
Nguồn kinh phí chủ yếu để chi tiêu của các tổ chức này là dựa vào sự đóng góp
tự nguyện của các thành viên tham gia và sự quyên góp của dân c.
Phân tổ này đợc sử dụng khi lập bảng cân đối (tài khoản) thu nhập và chi
tiêu tài khoản vốn tài chính tài khoản quan hệ kinh tế với nớc ngoài và bảng
tổng hợp về sx phân phối lại và sử dụng cuối cùng GO và GDP của nền kinh tế
quốc dân.
2. Đồng nhất phơng pháp tính.
ở trên chúng ta đã xem xét 3 phơng pháp tính GDP đó là phơng pháp sản
xuất, phơng pháp thu nhập và phơng pháp sử dụng sản phẩm (sử dụng cuối
cùng) mỗi phơng pháp cho ta xem xét việc tính toán GDP ở các góc độ khác
nhau. Vì vậy khi lập một dãy GDP theo các năm ta cần phải xem xét GDP đợc
tính theo phơng pháp nào để từ đó đa ra những phơng pháp, những khái niệm cơ
bản nhằm tính GDP một cách chính xác. ở đây trong phạm vi cho phép ta lập
dãy số GDP theo phơng pháp sản xuất. Phơng pháp sản xuất là phơng pháp đo l-
ờng sự đóng góp của từng đơn vị sản xuất vào kết quả sản xuất chung bằng cách

lấy giá trị sản xuất trừ đi tiêu dùng trung gian hàng hoá và dịch vụ đơn vị đo
trong quá trình sản xuất .
Công thức tính :

20 20
* *
0
1 1
( ) ( )
i i i i
i i
GDP V M VA G C GO IC
= =
= + = = =

Tính GDP theo phơng pháp sản xuất nh trên đã bao hàm việc tính giá trị
tiêu dùng trung gian đã đợc dùng trong quá trình sản xuất taọ ra giá trị sản xuất
thao từng đơn vị sản xuất cơ sở .sau đó lấy giá trị sản xuất trừ đi giá trị trung
gian ta đợc giá trị tăng thêm .
Lớp: Thống kê 40B Trờng ĐHKTQD
20
Luận văn tốt nghiệp
Lê Viết Minh
Để phân tích chỉ tiêu GDP cần xác định cơ cấu GDP thao các tiêu thức
khác nhau, so sánh chung trong thời gian, không gian và mục tiêu cụ thể. Có thể
nghiên cứa GDP thao các tiêu thức yếu tố cấu thành giá trị theo ngành, thành
phần kinh tế, theo mục đích sử dụng.
3. Đồng nhất phạm vi tính toán.
a/Phạm vi địa lý:
Từ năm 1954-1975 đất nớc ta bị chia cắt thành hai miền nam bắc thuộc

hai chế độ chính trị khác nhau.ở miền bắc có sự giúp đỡ của các nớc xã hội chủ
nghĩa trong đó chủ yếu là Liên xô, cho nên nghành Thống kê của giai đoạn này
achịu ảnh hởng của các nớc trên.Cụ thể là nhành Thống kê Việt nam đã tiến
hành tính các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp nh sản phẩm xã hội,tiêu hao vật chất.
Trên cơ sở đó lập bảng cân đối sản xuất và sử dụng sản phẩm xã hội thu nhập
quốc dân và một số bảng cân đối khác thụôc hệ thống MPS trong phạm vi miền
bắc.
ở miền nam giai đoạn này Viện Thống kê thuộc chính quyền Miền nam
tiến hành tính một số chỉ tiêu kinh tế tổng hợp nh tổng sản phẩm quốc gia
( GNP) tổng sản phẩm trong nớc (GDP), tiêu dùng cuối cùng thu nhập quốc dan
sử dụng, giá trị sản xuất
Ngày 25/ 12/ 1992 Thủ tớng Chính phủ ra Quyết định 183/ TTG về việc
Việt nam chính thức áp dụng SNA vào tính các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp trong
phạm vi cả nớc thay cho MPS nh trớc đây. Có nghĩa là chỉ tiêu tổng sản phẩm
trong nớc đợc tính theo đơn vị thờng trú, lãnh thổ kinh tế.
Lãnh thổ kinh tế của một quốc gia là lãnh thổ địa lý của chính quốc gia
đó. Lãnh thổ này không bao gồm phần địa giới, sứ quán, lãnh sự quán các tổ
chức quốc tế quân sự, kinh tế và các tổ chức phi chính phủ của các quốc gia
khác đóng trên lãnh thổ địa lý quốc gia sở tại nhng lại đợc tính trên phần địa
giới của các tổ chức tơng ứng của nớc sở tại.
Đơn vị thờng trú: Một tổ chức hay cá nhân đợc gọi là đơn vị thờng trú
trên lãnh thổ kinh tế của một quốc gia nếu tổ chức cá nhân đó của quốc gia sở
Lớp: Thống kê 40B Trờng ĐHKTQD
21
Luận văn tốt nghiệp
Lê Viết Minh
tại hai nớc ngoài có kế hoạch cam kết các hoạt động lâu dài (lớn hơn 1 năm) và
chịu mọi sự kiểm soát về pháp luật của quốc gia đó. Theo khái niệm đó đơn vị
thờng trú của Việt nam gồm các đơn vị tổ chức sản xuất kinh doanh, các hoạt
động dịch vụ, các tổ chức xã hội khác (Nhà nớc, tập thể, cá nhân) của Việt nam

và nớc ngoài c trú tại Việt nam từ một năm trở lên. Các toà đại sứ, lãnh sự quán,
đại diện của Việt nam tại các tổ chức quốc tế, tổ chức quân sự của Việt nam ở
nớc ngoài, những ngời làm thuê hợp đồng ngắn hạn và dài hạn của các tổ chức
quốc tế ở Việt nam, những ngời Việt nam đi làm thuê có tính chất tạm thời,
những ngời đi công tác, học tập, buôn bán, du lịch, thăm viếng ngời thân ở nớc
ngoài thời gian lớn hơn một năm, những ngời ngoại quốc đợc chính phủ nớc
ngoài và các tổ chức quốc tế thuê làm việc tại Việt nam thuộc các chơng trình
viện trợ từ hơn 1 năm cũng đợc coi là đơn vị thờng trú của Việt nam.
Đơn vị không thờng trú: Một tổ chức hay cá nhân đợc coi là không thờng
trú trên lãnh thổ kinh tế của một quốc gia nếu tổ chức, cá nhân đó đến quốc gia
sở tại làm việc, học tập, nghiên cứu, tham quan với thời gian dới một năm.
Chúng ta nghiên cứu đơn vị thờng trú vì để tính GDP, GDP là kết quả sản
xuất tạo ra do các đơn vị thờng trú và khi lập dãy số GDP chúng ta phải xem xét
đúng phạm vi cần đợc tính.
Bên cạnh việc tính GDP theo phạm vi nhất định chúng ta khi xem xét dãy
số GDP và lập dãy số GDP cần phải tính toán cho một khoảng thời gian nhất
định bằng nhau. Hiện nay Tổng cục Thống kê nói chung và Vụ Hệ thống tài
khoản nói riêng mới tính đợc GDP theo năm và mới đây đang nghiên cứu tính
GDP theo quý nhằm đa thông tin kịp thời trong một khoảng thời gian ngắn
nhằm phát triển đất nớc theo kịp các nớc trong khu vực và trên thế giới.
b. Phạm vi sản xuất.
Trớc đây nớc ta sử dụng MPS thì quan niệm sản xuất theo quan điểm vật
chất là hoạt động có mục đích của con ngời nhằm tạo ra của cải vật chất thoả
mãn các nhu cầu tiêu dùng của dân c và xã hội, bù đắp lại những tiêu phí trong
Lớp: Thống kê 40B Trờng ĐHKTQD
22
Luận văn tốt nghiệp
Lê Viết Minh
quá trình sản xuất cho đầu t tích luỹ tái sản xuất mở rộng và xuất khẩu. Nh vậy
khái niệm sản xuất thể hiện ở các đặc trng sau:

- Hoạt động có mục đích của con ngời nhằm tạo ra sản phẩm vật chất và
dịch vụ.
- Phải là sản phẩm hữu ích đáp ứng yêu cầu cho sản xuất tiêu dùng cuối
cùng của các tầng lớp dân c và chung cho toàn xã hội.
- Quá trình sản xuất sản phẩm có thể đa ra thị trờng để trao đổi khi nó là
sản phẩm hàng hoá.
Khái niệm sản xuất trong SNA có phạm vi rộng và xuất hiện ở mọi
ngành, mọi thành phần kinh tế. Nó không nhất thiết phải thông qua công cụ lao
động và đối tợng lao động để tạo ra của cải vật chất. Tuy thế nhng khi tính toán
các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp nh GDP, GNP và lập tài khoản quốc gia vì lý do
hạch toán và không có thông tin nên vẫn phải loại trừ các hoạt động có tính chất
sau đây: Công việc nội trợ tự tiêu dùng, tự may vá
Là một trong những căn cứ để phân loại các hoạt động sản xuất theo
ngành kinh tế quốc dân.
Từ những đặc trng trên đây có thể hiểu phạm trù sản xuất theo một nghĩa
cô đọng nhất nh sau: Mọi hoạt động của con ngời (không kể những hoạt động
do bản năng tạo ra nh đi, đứng, ăn, nói,) mà tạo ra thu nhập thì đó là hoạt
động sản xuất.
4. Đồng nhất giá cả.
Nh ta đã biết giá trị sản xuất các loại hàng hoá thuần nhất đợc tính bằng
cách lấy đơn giá (p) nhân với lợng.
GDP thay đổi theo thời gian là do sự thay đổi của giá cả và sự thay đổi
về số lợng cùng với sự dịch chuyển của cơ cấu. Bỏ qua sự thay đổi do dịch
chuyển cơ cấu ta xét sự thay đổi do khối lợng và giá cả,
Lớp: Thống kê 40B Trờng ĐHKTQD
23
Luận văn tốt nghiệp
Lê Viết Minh
Ta chỉ có thể cộng các sản phẩm cùng loại với nhau không thể cộng các
sản phẩm khác loại với nhau mặc dù chúng cùng một đơn vị đo. Giá cả sản

phẩm đợc xác định là giá một đơn vị sản phẩm, giá thay đổi theo một đơn vị đo
số lợng, giá cũng nh số lợng không có tính chất cộng đối với các sản phẩm khác
loại, không thể lấy giá trị trung bình của các sản phẩm khác nhau để đo lờng sự
thay đổi về giá theo thời gian, trong khi đó giá trị đợc đo dới dạng tiền tệ có tính
chất cộng tính đối với các sản phẩm khác nhau và thay đổi đơn vị đo sản lợng.
Vì vậy, GDP phải đồng nhất về giá cả theo một trong hai loại giá sau đây:
- Giá hiện hành: Là giá phát sinh trong quá trình giao dịch của năm báo
cáo, giá hiện hành phản ánh sự vận động thống nhất của giá trị sản phẩm, hàng
hoá, dịch vụ trong sản xuất kinh doanh trong quá trình lu thông phân phối và sử
dụng cuối cùng với sự vận động của tài chính, tiền tệ, thanh toán qua đó rút ra
nhận thức đúng đắn thực tiễn khách quan về cơ cấu kinh tế, mối quan hệ tỉ lệ
giữa các ngành trong sản xuất, mối quan hệ phân phối thu nhập, mối quan hệ
giữa kết quả sản xuất với phần huy động vào ngân sách.
- Giá so sánh: Là giá lấy thực tế của một năm nào đó đợc chọn làm gốc
trên cơ sở đó tính đổi các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp của các năm khác nhau theo
giá năm gốc, nhằm loại trừ ảnh hởng của yếu tố giá trong năm để nghiên cứu sự
thay đổi thuần về khối lợng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ.
Tuỳ theo mục đích nghiên cứu, năm đợc chọn làm gốc để tính giá so sánh
có thể là năm trớc hoặc năm sau năm báo cáo. Trong thực tế, thờng chọn năm
trớc năm đầu của năm kế hoạch: ví dụ thời kỳ 1995- 2000 chọ giá thực tế năm
1994 làm gốc. Để dễ hình dung, chúng ta bắt đầu bằng ví dụ chỉ số khối lợng
của Laspeyres theo chuỗi thời gian. Theo năm gốc đợc chọn và các dãy giá trị
theo giá của năm gốc đợc chọn làm giá so sánh dãy số mới: P
o
Q
O
; P
0
Q
1

;
P
o
Q
2
P
o
Q
t
do giá tơng đối theo năm gốc ngày càng không sát thực tế trong
đo lờng khối lợng nên ngời ta buộc thay đổi và chọn lại năm gốc, từ đó cần
chuyển dãy số cũ về dãy số mới.
Lớp: Thống kê 40B Trờng ĐHKTQD
24
Luận văn tốt nghiệp
Lê Viết Minh
Đối với dãy số riêng biệt thì việc chuyển đổi về dãy số mới có thể thực
hiện các phép tính số học đơn giãn. Tuy nhiên, đối với các số tổng hợp thì
không thể một mặt giữ đợc quan hệ cơ cấu giữa các thành phần của số liệu tổng
hợp đồng thời giữa các quan hệ chuyển đổi riêng bịêt từng dãy số thành phần
cũng nh dãy số tổng hợp.
Có hai cách chuyển về giá năm gốc:
- Cách thứ 1: Dựa vào dãy số Laspeyres cách này đảm bảo đợc tính cộng
(giữ tỉ lệ về cơ cấu của chỉ tiêu tổng hợp nhng không đảm bảo tính chuyển đổi
giá riêng cho từng thành phần).
- Cách thứ 2: Có hai dạng chuyển đổi:
Dạng 1: chọn năm đầu tiên của dãy số làm năm gốc (ví dụ dãy số 1991-
2000chọn năm 1991 làm gốc).
Dạng 2: chọn năm giữa của dãy số làm năm gốc. Cách này đảm bảo
chuyển đổi giá riêng từng dãy số liệu thành phần nhng không đảm bảo đợc tính

chất cộng tính của số liệu.
5. Đồng nhất đơn vị tính:
Để thuận tiện cho việc so sánh quốc tế GDP của các quốc gia trên thế
giới, các nhà khoa học đã nghiên cứu và đa ra các phơng pháp khác nhau để
đồng nhất đơn vị tính.
- Phơng pháp tính GDP theo đồng ngoại tệ đợc tính theo công thức:
GDP Việt nam theo tiền quốc gia
GDP của Việt =
Nam theo USD Hệ số quy đổi giữa tiền quốc gia với
đồng USD
Vấn đề cần chú ý trong công thức trên là xác định hệ số quy đổi đồng tiền
nh thế nào là hợp lý.
Lớp: Thống kê 40B Trờng ĐHKTQD
25

×