Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Quá trình chuẩn bị đưa cách mạng miền nam tiến lên toàn thắng (1973 1975) luận văn thạc sĩ lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.39 MB, 134 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẦN THỊ LAN

QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ ĐƢA CÁCH MẠNG MIỀN NAM
TIẾN LÊN TOÀN THẮNG (1973-1975)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẦN THỊ LAN

QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ ĐƢA CÁCH MẠNG MIỀN NAM
TIẾN LÊN TOÀN THẮNG (1973-1975)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60 22 03 11

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Đình Lê

HÀ NỘI - 2014


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi được thực
hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Đình Lê. Các số liệu, kết quả
nghiên cứu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Luận văn có sự kế thừa các công trình nghiên cứu của những người đi
trước và có sự bổ sung thêm những tài liệu mới.
Hà Nội, tháng 12 năm 2014
Tác giả luận văn

Trần Thị Lan


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất
tới PGS.TS Nguyễn Đình Lê, người thầy đã gợi mở cho tôi từ những ý tưởng
ban đầu của luận văn cũng như đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn cho tôi trong
suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
Tôi cũng trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo tại Bộ môn Lịch sử Việt
Nam, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã chỉ
bảo, động viên khích lệ, tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình học tập của tôi tại
đây.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 12 năm 2014
Tác giả luận văn

Trần Thị Lan


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề....................................................................... 3
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................... 8
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................ 8
6. Nguồn tài liệu............................................................................................ 9
7. Đóng góp của Luận văn ........................................................................... 9
8. Kết cấu của Luận văn ............................................................................ 10
Chƣơng 1: KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CÁCH MẠNG MIỀN NAM
TRƢỚCHIỆP ĐỊNH PA-RI (1954-1973).................................................... 11
1.1. Tình hình cách mạng Việt Nam sau Hiệp định Giơ-ne-vơ ............. 11
1.2. Quá trình phát triển của cách mạng miền Nam trƣớc năm 1973 .. 17
TIỂU KẾT CHƢƠNG I ................................................................................ 31
Chƣơng 2: QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ GIẢI PHÓNG MIỀN NAM (19731975)................................................................................................................ 32
2.1. Chủ trƣơng chiến lƣợc của Đảng sau Hiệp định Pa-ri .................... 32
2.2. Chuẩn bị lực lƣợng cách mạng .......................................................... 38
2.3. Xây dựng hệ thống hậu cần và thiết kế chiến trƣờng ..................... 45
TIỂU KẾT CHƢƠNG II .............................................................................. 63
Chƣơng 3: QUÁ TRÌNH THĂM DÒ KHẢ NĂNG CỦA MỸ VÀ CHÍNH
QUYỀN SÀI GÒN SAU HIỆP ĐỊNH PA-RI ............................................. 64
3.1. Sự kiện Tống Lê Chân ........................................................................ 64
3.2. Sự kiện Watergate............................................................................... 69
3.3. Chiến dịch Phƣớc Long ...................................................................... 80
TIỂU KẾT CHƢƠNG III............................................................................. 96
KẾT LUẬN .................................................................................................... 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 101
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã kết thúc bằng
Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử vào mùa Xuân năm 1975. Đây là cuộc chiến
tranh yêu nước vĩ đại, cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc
tiêu biểu của nhân dân ta. Một cuộc chiến tranh kéo dài đến hơn hai thập niên
(từ tháng 7-1954 đến tháng 5-1975), dài hơn bất cứ cuộc chiến tranh nào
trong lịch sử và phải chống lại một đế quốc hùng mạnh nhất là đế quốc Mỹ.
“Thắng lợi của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước mãi
mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất,
một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng
và trí tuệ con người và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của
thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại
sâu sắc” [63; tr. 127].
Thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là kết quả của
một quá trình đấu tranh bền bỉ trong gian khó, không ngại hi sinh, mất mát
của toàn dân tộc. Ta đã biết mở đầu cuộc kháng chiến đúng lúc, biết tạo thế,
tạo lực, tạo thời cơ, nắm thời cơ để tổ chức tác chiến chiến lược, mở các cuộc
tổng tiến công, tạo ra các bước ngoặt chiến tranh có lợi cho ta, tiến lên giành
thắng lợi cuối cùng, kết thúc chiến tranh vào lúc có lợi nhất cho cách mạng
Việt Nam và thế giới.
Tháng 1-1973, Hiệp định Pa-ri được kí kết đã đánh dấu một bước ngoặt
quan trọng, mở ra thếvà lực mới cho cách mạng Việt Nam. Cục diện chiến
trường, so sánh lực lượng giữa ta và địch từng bước chuyển biến theo hướng
có lợi cho ta. Thực trạng diễn biến tình hình báo hiệu một thời cơ lớn đang tới
gần để quân và dân ta mở cuộc phản công chiến lược, giải phóng hoàn toàn
miền Nam, thống nhất đất nước.

1



Nhìn nhận được thời cơ đó, Đảng ta đã lãnh đạo toàn dân, toàn quân
tiến hành ngay công tác chuẩn bị mọi mặt cho trận quyết chiến chiến lược
cuối cùng. Thực tiễn chiến tranh và cách mạng cho thấy, trong những thời
điểm bước ngoặt có tính chất quyết định thì đòi hỏi phải huy động tối đa mọi
khả năng nhân tài, vật lực của đất nước - đây là quy luật tất yếu để giành
thắng lợi.
Tại sao cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 chỉ diễn ra
nhanh chóng trong 55 ngày đêm, thay vì 2 năm như kế hoạch trước đó đã đề
ra? Tại sao đến năm 1975, chúng ta đã có điều kiện cần và đủ để tiến hành
giải phóng miền Nam? Đó là do nó được tích lũy từ những ngày tháng gian
lao trong những năm 1954-1959, từ kết quả chiến đấu trong những năm 1965,
1968, 1972... Nhưng trực tiếp mà nói, chiến thắng mùa Xuân năm 1975 có
nguồn gốc trực tiếp từ sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt trong những năm
1973-1974. Quá trình chuẩn bị đó bao gồm sự thống nhất về tư tưởng, quyết
tâm; Thăm dò khả năng của đối phương; Chuẩn bị lực lượng; Xây dựng hệ
thống hậu cần và thiết kế chiến trường... Đây là giai đoạn động viên toàn lực
tạo tiền đề quyết định để trên cơ sở đó, Trung ương Đảng vạch phương án
giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Đây có thể được xem là những
năm tháng bản lề, những năm tháng quyết định trực tiếp dẫn đến thắng lợi của
Đại thắng mùa xuân năm 1975.
Việc nghiên cứu về Quá trình chuẩn bị giải phóng miền Nam không chỉ
tái hiện bức tranh về những năm tháng hào hùng “cả nước ra quân, cả dân tộc
ra trận” trong giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến tranh mà còn góp phần làm
sáng tỏ sự lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam. Thông qua đề tài
này, tác giả hi vọng góp phần bổ sung, cung cấp thêm tư liệu phục vụ cho
việc học tập, giảng dạy và nghiên cứu lịch sử, phục vụ công tác giáo dục
truyền thống cho thế hệ trẻ.

2



Xuất phát từ những lí do trên, vấn đề: “Quá trình chuẩn bị đưa cách
mạng miền Nam tiến lên toàn thắng (1973-1975)”được tác giả chọn làm
Luận văn Thạc sĩ.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Lịch sử kháng chiến chống Mỹ nói chung, giai đoạn 1973-1975, với
tầm vóc vĩ đại của nó trong tiến trình cách mạng Việt Nam đã để lại nhiều dấu
ấn lịch sử và được khai thác, nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau.
Trong nước, ngay sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kết
thúc, các vấn đề tổng kết cuộc kháng chiến được đặt ra, trong đó có đề cập
đến giai đoạn 1973-1975. Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh thuộc Bộ Chính
trị đã có những công trình: Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước,
Thắng lợi và bài học, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995; Chiến
tranh cách mạng Việt Nam 1945-1975, Thắng lợi và bài học, Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000…
Công trin
̀ hLịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954-1975của tập
thể tác giả Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, gồm 9 tập, tổng dung lượng gần
4.000 trang, do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật xuất bản. Đây là bộ
sách bản lề , đã cung cấ p cho tác giả cái nhìn chi ti

ết về cuộc kháng chiến

chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam giai đoạn 1954-1975. Công trình
làm nổi bật vai trò lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Trung ương Đảng, Bộ
Chính trị, Quân ủy Trung ương, cũng như sự hi sinh chiến đấu anh dũng, kiên
cường của quân và dân cả nước. Bên cạnh tái hiện cuộc kháng chiến, đánh giá
những thắng lợi, bộ sách cũng rút ra những kinh nghiệm trong lãnh đạo cuộc
kháng chiến. Các tập VI (Thắ ng Mỹ trên chiế n trường ba nước Đông Dương ),
tâ ̣p VII (Thắ ng lơ ̣i quyế t đinh

̣ ), tâ ̣p VIII (Toàn thắng), tâ ̣p IX (Nguyên nhân
thắ ng lơ ̣i, bài học lịch sử) đã tái hiện toàn bộ cuộc kháng chiến từ năm 19681975 tương đối tỉ mỉ , trong đó cố gắng làm nổi bật một số sự kiện trọng yếu,

3


đồng thời chú trọng phân tích làm rõ nguồn gốc, nguyên nhân cuộc chiến
tranh, sự đấu trí, đấu lực của hai bên tham chiến và rút ra nh ững bài học kinh
nghiệm.
Bô ̣ sách Lịch sử Nam Bộ kháng chiến (2 tâ ̣p) do Nhà xuấ t bản Chính trị
Quốc gia - Sự thật xuấ t bản chứa đựng nhi ều tư liệu lịch sử quý báu với sự
tham gia của nhiều nhà khoa học đầu ngành, cán bộ lãnh đạo qua các thời kỳ,
các cựu chiến binh, các nhân chứng lịch sử đã từng sống và chiến đấu tại
thành đồng Tổ quốc năm xưa. Trong những ngày tháng chia cắt đau thương
của dân tộc, Nam Bộ là biểu tượng của tinh thần quật khởi, “nơi đi trước về
sau”, “động thái của Nam Bộ kháng chiến không chỉ liên quan đến Nam Bộ,
mà mỗi động tĩnh của Nam Bộ đều dính đến động tĩnh chung của cả Việt
Nam”.
Các nhà nghiên cứu, học giả trong nước đã có nhiều công trình tái dựng
lại một số khía cạnh của quá trình chuẩn bị trong giai đoạn 1973-1975 như:
Nguyễn Đình Sắc, Công tác hậu cần chiến dịch Hồ Chí Minh xuân 1975,
Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1998; Hoàng Viên (ch.b), Cấn Hoàng Dụ,
Đặng Hương…, Lịch sử công binh 559 đường Trường Sơn, Nxb. Quân đội
nhân dân, Hà Nội, 1999; Phạm Huy Dương, Phạm Bá Toàn, Đại thắng mùa
xuân 1975 kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc Việt
Nam, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2005; Nguyễn Đình Sắc, Lịch sử hậu
cần Quân đội nhân dân Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1999;
Nguyễn Xuân Tú, Hậu phương miền Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước (1954-1975), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009; Hồ Sĩ Thanh,
Chiến dịch Hồ Chí Minh trận quyết chiến chiến lược cuối cùng, Nxb. Trẻ, Hồ

Chí Minh, 2005; Đại thắng mùa xuân năm 1975, sức mạnh của trí tuệ Việt
Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010; Trần Trọng Trung,Nhà
Trắng với cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà

4


Nội, 2005; Nhiều tác giả, Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhìn từ phía
bên kia, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2010… Các tạp chí nghiên cứu,
sách giáo khoa, giáo trình Lịch sử Việt Nam, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt
Nam trong các trường đại học, cao đẳng đều có những nội dung liên quan đến
giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh Việt Nam 1954-1975.
Qua những công trình này, tác giả nhận được nhiều tư liệu, sự kiện quý
báu từ tháng 1-1973 đến tháng 4-1975 phục vụ cho quá trình nghiên cứu, thực
hiện đề tài.
Tác giả Tr ần Mai Hạnh tiếp cận cuộc kháng chiến chống Mỹ dưới một
góc nhìn khác thông qua cuốn tiểu thuyết Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75,
Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thâ ̣t (2014). Toàn bộ cuộc kháng chiến kéo dài
20 năm, cả một chế độ bù nhìn sụp đổ từ gốc rễ và chiến thắng 30-4 lịch sử
với sự kiện chiếc xe tăng 390 húc đổ cổng Dinh Độc lập, đánh dấu giờ phút
toàn thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ, non sông thu về một mối được
tác giả trình bày trong gần 500 trang sách. Cuốn sách là dòng hồi ký chân
thực dựa trên những biên bản cuộc họp, tường trình về thất bại của điểm trấn
thủ mà tác giả thu lượm trên bàn các tướng lĩnh bại trận tháng 4-1975.
Các nhà lãnh đạo cao cấp, các tướng lĩnh trực tiếp chỉ đạo cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước trong các công trình, bài nói, bài viết, hồi ký của
mình đã đề cập nhiều vấn đề có liên quan đến quá trình chuẩn bị giải phóng
miền Nam giai đoạn 1973-1975 như: Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng,
Nguyễn Hà…, Chiến dịch Hồ Chí Minh qua hồi ức các tư lệnh và chính ủy,
Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2005; Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng

hành dinh trong mùa xuân toàn thắng, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
2005; Đại tướng Hoàng Văn Thái, Những năm tháng quyết định, Nxb. Quân
đội nhân dân, Hà Nội, 2001; Đại tướngHoàng Minh Thảo, Chiến dịch Tây
Nguyên đại thắng, Nxb.Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2004…Đây là những tài

5


liệu rất quý giá ghi lại những khoảnh khắc vàng của lịch sử dân tộc dưới góc
nhìn của người chỉ huy tối cao; là dòng hồi tưởng về những quyết sách chiến
lược của tập thể Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng tư lệnh - Bộ
thống soái tối cao - từ việc hoạch định chính sách đến việc chỉ đạo điều hành,
tổ chức thực hiện ở chiến trường và huy động sức mạnh của cả dân tộc để
nhanh chóng kết thúc chiến tranh một cách có lợi nhất.
Trên thế giới, có nhiều nhà nghiên cứu, nhiều tướng lĩnh viết về cuộc
chiến dài ngày nhất của nước Mỹ gây ra ở Việt Nam, tiêu biểu là công trình
của Henry Kissinger, Những năm tháng ở Nhà Trắng, 1980; Henbert Y.
Schandler, Sự nghiệp của một tổng thống bị đổ vỡ - Lyndon Johnson và Việt
Nam, 1982; Mc. Namara, Nhìn về quá khứ, Bi kịch và những bài học ở Việt
Nam, 1995; Sedgwick Tourison, Đội quân bí mật, cuộc chiến bí mật, Nxb
Công an nhân dân, 2005; James G. Zumwalt, Chân trần chí thép, Nxb. Tổng
hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2013; George C. Herring, Cuộc chiến dài ngày
của nước Mỹ và Việt Nam (1950-1975), 2004… Trong các tác phẩm này đã ít
nhiều đề cập đến vai trò của người Mỹ, các đời tổng thống Mỹ đã vật lộn như
thế nào với cuộc chiến tranh ở Việt Nam.
Cuốn sách Giải phẫu một cuộc chiến tranh của tác giả Gabriel Kolko
(người dịch: Nguyễn Tấn Cưu) do Nhà xuất bản Quân đội nhân dân xuất bản
năm 2003 đã làm nổi lên một số vấn đề rất cơ bản. Dựa vào những tài liệu
mới và sự khai thác những năm quan sát tại chỗ ở Oa-sinh-tơn, Pa-ri và những
chuyến thăm Việt Nam, Ga-bri-en Côn-cô đã phân tích chi tiết, sâu sắc các

đối tượng trong cuộc chiến tranh; đồng thời trình bày triển vọng của chiến
lược chiến tranh hạn chế của Mỹ trong thời đại của chúng ta và lập luận rằng
mọi sự can thiệp của Mỹ trong tương lai chắc chắn sẽ phải chịu kết quả tai hại
như ở Việt Nam. Đây là một công trình phong phú về tư liệu, “có thể trở

6


thành một điểm then chốt để bắt đầu tất cả các cuộc thảo luận tương lai về
chiến tranh Việt Nam” (Điểm sách Cơ-cốt, Niu Yoóc).
Các công trình nghiên cứu và các tài liệu trên đây đã đề cập tới vấn đề
quá trình chuẩn bị, quá trình thăm dò khả năng của Mỹ và chính quyền Sài
Gòn để làm cơ sở đưa cách mạng miền Nam tiến lên toàn thắng trong giai
đoạn 1973-1975 ở nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có
một công trình nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống về quá trình chuẩn bị
toàn diện và chu đáo này.
Mặc dù vậy, những tài liệu đã được công bố nói trên là những tài liệu
quan trọng giúp tác giả tiếp tục đi sâu nghiên cứu và hoàn thành Luận văn
“Quá trình chuẩn bị đưa cách mạng miền Nam tiến lên toàn thắng (19731975)”.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu các sự kiện,
diễn biến quan trọng dẫn đến sự thay đổi tương quan lực lượng giữa ta và địch
cũng như sự chuẩn bị lực lượng chu đáo, đầy đủ của cách mạng miền Nam
trong giai đoạn 1973-1975.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn có mốc mở đầu nghiên cứu từ tháng 11973 (thời gian sau khi Hiệp định Pa-ri được ký kết) và mốc kết thúc nghiên
cứu là trước tháng 4-1975 (trước thời gian diễn ra chiến dịch giải phóng Sài
Gòn, hoàn thành sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ ). Đây là thời gian có tính
chất bản lề của Đại thắng mùa xuân năm 1975. Tuy nhiên, để làm rõ tính hệ
thống, sự kế thừa, phát triển trong quá trình lãnh đạo xây dựng, phát huy sức
mạnh hậu phương của Đảng, Luận văn mở rộng thời gian nghiên cứu về trước

năm 1973 ở mức độ nhất định.

7


4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: Thông qua việc trình bày một cách tương đối đầy đủ, có hệ
thống quá trình chuẩn bị toàn diện, chu đáo, khoa học trên tất cả các mặt; quá
trình thăm dò khả năng của Mỹ và chính quyền Sài Gòn sau Hiệp định Pa-ri;
Luận văn khẳng định vị trí, vai trò to lớn, trực tiếp của những năm tháng bản
lề 1973-1975 trong giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Đồng thời, thông qua các con số, sự kiện cụ thể, Luận văn góp phần tìm
hiểu cuộc chiến đấu anh dũng, tinh thần đoàn kết của nhân dân hai miền Bắc Nam trong giai đoạn 1973-1975. Qua đó, góp phần khẳng định vai trò lãnh
đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn cuối của cuộc
chiến tranh.
Nhiệm vụ:
- Khái quát tình hình và đặc điểm Việt Nam sau 1954-1973, về nhiệm
vụ chiến lược của cách mạng sau khi Hiệp định Pa-ri được ký kết.
- Phân tích quá trình chuẩn bị chu đáo về mọi mặt của cách mạng Việt
Nam sau Hiệp định Pa-ri: chuẩn bị về lực lượng, hậu cần, thiết kế chiến
trường.
- Làm rõ quá trình thăm dò khả năng của Mỹ và chính quyền Sài Gòn
trong những năm 1973-1975, qua đó khẳng định khả năng quay trở lại miền
Nam Việt Nam của Hoa Kỳ, khả năng tiếp tục cuộc chiến của chính quyền,
quân đội Sài Gòn.
- Đánh giá vai trò của giai đoạn 1973-1975 có tác động trực tiếp, là cơ
sở thực tiễn để Trung ương Đảng vạch kế hoạch giải phóng miền Nam Việt
Nam, thống nhất đất nước.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp

lịch sử kết hợp với phương pháp logic, trong đó phương pháp lịch sử là để

8


trình bày và lý giải các vấn đề mà Luận văn đưa ra. Ngoài ra, tác giả còn vận
dụng phương pháp so sánh, thống kê để làm nổi bật và đảm bảo tính chính
xác, khoa học các nội dung của đề tài.
6. Nguồn tài liệu
Để thực hiện đề tài này, tác giả Luận văn đã khai thác và sử dụng các
nguồn tài liệu sau:
Các văn kiện, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước, bài viết của
các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các tướng lĩnh đã trực tiếp chỉ đạo
hoặc tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước nói chung và giai đoạn
1973-1975 nói riêng.
Các báo cáo tổng kết, đánh giá về tình hình cách mạng miền Nam sau
Hiệp định Pa-ri, chế độ chính quyền, quân đội Sài Gòn từ 1973-1975 cung
cấp cho tác giả những số liệu, sự kiện cụ thể, những căn cứ để có thể bổ sung
vào Luận văn.
Các công trình nghiên cứu, biên soạn đã được công bố của các học giả
trong và ngoài nước về lịch sử kháng chiến chống Mỹ nói chung, giai đoạn
1973-1975 nói riêng. Đây là nguồn tư liệu rất phong phú không chỉ cung cấp
cho tác giả nhiều số liệu, sự kiện mà cả những cách nhìn, cách đánh giá khác
nhau về mối quan hệ giữa các số liệu, sự kiện.
Hồi ký của một số nhà hoạt động chính trị, xã hội và các nhà lãnh đạo
trong giai đoạn 1973-1975.
Các bài viết, luận án, đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan đến nội
dung Luận văn đề cập.
7. Đóng góp của Luận văn
Tập hợp, hệ thống hóa tài liệu về quá trình chuẩn bị toàn diện của Đảng

trong giai đoạn 1973-1975, thăm dò khả năng của Mỹvà chính quyền Sài Gòn
cho trận quyết chiến chiến lược cuối cùng, giải phóng hoàn toàn miền Nam,

9


thống nhất đất nước. Trên cơ sở đó, Luận văn phục dựng một cách sinh động
sự phát triển của cuộc kháng chiến chống Mỹ, nêu rõ vịtrí, vai trò của những
năm 1973-1975 đối với thắng lợi cuối cùng giải phóng miền Nam.
- Dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác giảng dạy, học tập
trong các nhà trường và phục vụ công tác giáo dục truyền thống cách mạng.
8. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận văn
được chia làm 3 chương:
Chương I: Khái quát tình hình cách mạng miền Nam trước Hiệp định
Pa-ri (1954-1973).
Chương II: Quá trình chuẩn bị giải phóng miền Nam (1973-1975).
Chương III: Quá trình thăm dò khả năng của Mỹvà chính quyền Sài
Gòn sau Hiệp định Pa-ri.

10


Chƣơng 1
KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CÁCH MẠNG MIỀN NAM TRƢỚC
HIỆP ĐỊNH PA-RI (1954-1973)
1.1. Tình hình cách mạng Việt Nam sau Hiệp định Giơ-ne-vơ
Ngày 7-5-1954, chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi.
Ngày 21-7-1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa
bình ở Đông Dương đựơc kí kết. Vĩ tuyến 17 trở thành giới tuyến quân sự tạm

thời giữa hai miền Nam - Bắc.
Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, cách mạng Việt Nam có nhiều thuận lợi mới
nhưng cũng phải đối phó với nhiều thử thách phức tạp. Về thuận lợi, sau
Chiến tranh thế giới thứ hai, đặc biệt là những năm đầu của thập kỷ 50 (XX),
hệ thống xã hội chủ nghĩa được thành lập, nối liền từ châu Âu sang châu Á và
ngày càng lớn mạnh cả về kinh tế, quân sự, khoa học - kỹ thuật, trở thành hệ
thống thế giới. Bên cạnh đó, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc phát triển
mạnh ở châu Phi, châu MỹLatinh, làm tan rã từng mảng hệ thống thuộc địa,
đưa nhiều quốc gia bước vào thời kỳ độc lập về chính trị, thoát khỏi tình trạng
lệ thuộc về kinh tế. Phong trào hòa bình dân chủ lên cao ở các nước tư bản là
những nhân tố quốc tế hết sức thuận lợi đối với sự nghiệp chống Mỹ, cứu
nước của nhân dân Việt Nam.
Ở trong nước,miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, làm căn cứ địa
chung cho cách mạng cả nước; thế và lực của cách mạng Việt Nam đã lớn
mạnh hơn sau 9 năm kháng chiến chống Pháp; ý chí độc lập thống nhất Tổ
quốc của nhân dân từ Bắc chí Nam được củng cố, tăng cường.Nhân dân ta có
một Đảng vững mạnh, có kinh nghiệm lãnh đạo, với đội ngũ đảng viên, đoàn

11


viên hơn một triệu người, lại được nhân dân tiến bộ trên thế giới đồng tình,
ủng hộ.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng gặp không ít những khó khăn, thử thách.
Đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị - xã hội
khác nhau. Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng và sau khi quân đội Pháp rút
đi, nhân dân ta phải tập trung hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh
tế, bảo đảm đời sống. Ở miền Nam, đế quốc Mỹ“thẳng tay hất cẳng Pháp,
dựng nên chính quyền tay sai, lập ra một quân đội đánh thuê do Mỹ điều
khiển, dìm phong trào yêu nước của nhân dân ta trong máu lửa” [6;tr. 85]. Mỹ

đã lộ rõ nguyên hình “diều hâu”: thay chân Pháp, xúi giục chính quyền Diệm
phá hoại Hiệp định - không thực hiện tổng tuyển cử, thi hành chính sách thực
dân mới ở miền Nam nhằm chia cắt lâu dài đất nước ta như là một “mắt xích”
trong chiến lược “Ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản” ở châu Á. Có trong tay sức
mạnh về kinh tế, quân sự và bộ máy quân đội, chính quyền lớn mạnh, kẻ thù
thẳng tay đàn áp, khủng bố các phong trào đấu tranh của nhân dân, tàn sát cán
bộ, đảng viên, ráo riết đánh phá các cơ sở cách mạng, gây cho chúng ta nhiều
tổn thất nặng nề.
Âm mưu thâm độc của Mỹ đã được Bác Hồ dự liệu từ trước. Ngày 8-51954, trong “Thư khen ngợi bộ đội, dân công, thanh niên xung phong và đồng
bào Tây Bắc đã chiến thắng vẻ vang ở Điện Biên Phủ”, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã nhắc nhở: “Thắng lợi tuy lớn nhưng mới là bắt đầu. Chúng ta không nên vì
thắng mà kiêu, không nên chủ quan khinh địch” [91; tr. 272]. Còn về công tác
tư tưởng, Người đã chỉ đạo đồng chí Tố Hữu: “Chiến thắng Pháp rồi, phải
nhớ trước mắt ta còn có kẻ địch hùng mạnh hơn, hung ác hơn, đó là đế quốc
Mỹ ” [20; tr. 557].
Bên cạnh đó, một Đảng lãnh đạo hai cuộc cách mạng khác nhau ở hai
miền đất nước có chế độ chính trị khác nhau là đặc điểm lớn nhất của cách

12


mạng Việt Nam sau tháng 7-1954. Đặc điểm trên cùng những thuận lợi, khó
khăn chính là cơ sở để Đảng ta phân tích, hoạch định đường lối chiến lược
chung cho cách mạng cả nước trong giai đoạn mới.
Tình thế mới của đất nước đòi hỏi sự lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng phải
tỉnh táo, sáng suốt, nhạy bén, chủ động, linh hoạt và vững vàng, đặc biệt phải
nhanh chóng đưa ra được đường lối chống Mỹ, cứu nước phù hợp, hiệu quả.
Phát huy cao độ sức mạnh nội lực, tranh thủ được sự ủng hộ quốc tế, kết hợp
sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, đánh bại ý chí xâm lược của đế quốc
Mỹ, hoàn thành nhiệm vụ đấu tranh giành độc lập, tự do, thống nhất nước

nhà.
Trước âm mưu và thủ đoạn xâm lược của đế quốc Mỹ, tại Hội nghị lần
thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn
mạnh “Hiện nay, đế quốc Mỹ là kẻ thù chính của nhân dân thế giới và nó
đang trở thành kẻ thù chính và trực tiếp của nhân dân Đông Dương, cho nên
mọi việc của ta đều nhằm chống đế quốc Mỹ” [91; tr. 319].
Tháng 9-1954, Bộ Chính trị ra Nghị quyết về tình hình mới, nhiệm vụ
mới và chính sách mới của Đảng. Nghị quyết khẳng định: “Nhiệm vụ đấu
tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta chưa phải đã hoàn thành, cuộc đấu
tranh ái quốc không vì đình chiến mà kết thúc, cuộc đấu tranh đó còn đang
tiếp tục, nhưng phương thức đấu tranh cần phải thay đổi. Chúng ta cần hoàn
thành sự nghiệp giải phóng dân tộc trong hình thức đấu tranh mới” [39; tr.
287].
Trong tình hình đất nước tạm thời bị chia cắt thành hai miền, Đảng và
Chính phủ đề ra cho cách mạng mỗi miền những nhiệm vụ chiến lược phù
hợp với đặc điểm tình hình và yêu cầu của cách mạng từng miền, nhằm chấm
dứt tình trạng đất nước bị chia cắt. Ở miền Bắc, sau khi kháng chiến chống
Pháp kết thúc, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân căn bản hoàn thành,

13


Đảng chủ trương chuyển sang xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trước khi bắt đầu
nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Bắc phải trải qua giai đoạn đấu
tranh đòi phía Pháp thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Giơ-ne-vơ, tiếp quản
vùng mới giải phóng, hoàn thành cải cách ruộng đất, hàn gắn vết thương
chiến tranh, khôi phục kinh tế. Trong quá trình này, Mỹ sẽ mở rộng hoạt động
ném bom bắn phá, nên miền Bắc phải kết hợp cả với cuộc chiến đấu chống
chiến tranh phá hoại, nhằm bảo vệ miền Bắc và phối hợp với cuộc chiến đấu
giải phóng miền Nam. Xây dựng chủ nghĩa xã hội còn nhằm xây dựng miền

Bắc thành căn cứ địa cách mạng của cả nước và là hậu phương cho cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của toàn dân tộc.
Ở miền Nam, do vẫn còn nằm dưới ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè
lũ tay sai, Đảng chủ trương tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân. Mở đầu thời kỳ ta đấu tranh đòi Mỹ - Diệm thi hành nghiêm chỉnh Hiệp
định Giơ-ne-vơ 1954 về Việt Nam. Trong quá trình diễn biến, cuộc cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân phát triển thành cuộc chiến tranh nhân dân,
chiến tranh giải phóng dân tộc chống cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới
của Mỹ, nhằm giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, phối hợp với cuộc
chiến đấu của nhân dân hai nước Lào và Cam-pu-chia... Hai miền đồng thời
thực hiện những nhiệm vụ, mục tiêu chung của cách mạng cả nước là đánh
Mỹ và bọn tay sai của chúng, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, hoàn
thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thống nhất đất
nước, tạo điều kiện để cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, góp phần bảo vệ hòa
bình ở Đông Nam Á và thế giới.
Trong việc thực hiện những nhiệm vụ, mục tiêu chung của cách mạng
cả nước, cách mạng mỗi miền có vị trí và vai trò khác nhau. Miền Bắc là hậu
phương nên có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách
mạng cả nước và sự nghiệp thống nhất đất nước. Miền Nam là tiền tuyến có

14


vai trò quyết định trực tiếp trong việc đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ
và tay sai, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Hậu phương và tiền tuyến, cách mạng hai miền Bắc-Nam, do đó, có
quan hệ gắn bó với nhau, phối hợp với nhau, tác động qua lại và thúc đẩy lẫn
nhau, tạo điều kiện cho nhau phát triển.
Tiếp đó, tại Hội nghị lần thứ 7 (3-1955) và Hội nghị lần thứ 8 (8-1955),
Trung ương Đảng nhận định: Muốn chống đế quốc Mỹ và tay sai, củng cố

hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ, điều cốt lõi là
phải ra sức củng cố miền Bắc, đồng thời giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu
tranh của nhân dân miền Nam.
Tháng 8-1956, đồng chí Lê Duẩn đã hoàn thành bản dự thảo “Đề cương
cách mạng miền Nam”. Với tư duy chiến lược vượt trội của “ngọn đèn 200
nến”, đồng chí đã sớm đi tới chân lý: “Nhân dân ta ở miền Nam chỉ có một
con đường là vùng lên chống Mỹ - Diệm, để cứu nước và tự cứu mình. Đó là
con đường cách mạng. Ngoài con đường đó, không còn con đường nào khác”
[137; tr. 221].
Tháng 12-1957, tại Hội nghị Trung ương lần thứ 13, đường lối tiến
hành đồng thời hai chiến lược cách mạng được xác định: “Mục tiêu và nhiệm
vụ cách mạng của toàn Đảng, toàn dân ta hiện nay là: Củng cố miền Bắc, đưa
miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội. Tiếp tục đấu tranh để thực hiện thống
nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ bằng phương pháp hòa bình”.
Tháng 1-1959, Hội nghị Trung ương lần thứ 15 họp bàn về cách mạng
miền Nam. Sau nhiều lần họp và thảo luận, Ban Chấp hành Trung ương đã ra
nghị quyết về cách mạng miền Nam, xác định “Con đường phát triển cơ bản
của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay
nhân dân. Theo tình hình cụ thể và yêu cầu hiện nay của cách mạng thì con
đường đó là lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của

15


quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ quyền
thống trị của đế quốc và phong kiến, dựng lên chính quyền cách mạng của
nhân dân”[40; tr. 82].Nghị quyết chủ trương lấy sức mạnh bạo lực cách mạng
của quần chúng để đánh đổ ách thống trị của đế quốc và phong kiến, thành lập
chính quyền cách mạng nhân dân; khẳng định cuộc khởi nghĩa của nhân dân
miền Nam có khả năng chuyển thành cuộc chiến tranh cách mạng lâu dài,

nhưng thắng lợi cuối cùng nhất định về ta.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 15 (mở rộng) Ban Chấp hành
Trung ương khóa II là một Nghị quyết lịch sử rất quan trọng tạo nên bước
chuyển biến lớn đối với sự nghiệp cách mạng của nước ta, đáp ứng nguyện
vọng tha thiết của đồng bào hai miền Nam, Bắc là: giải phóng miền Nam, bảo
vệ miền Bắc, thống nhất nước nhà. Nghị quyết không chỉ mở đường cho cách
mạng miền Nam tiến lên, mà còn thể hiện rõ bản lĩnh độc lập tự chủ, sáng tạo
của Đảng ta trong những năm tháng khó khăn của cách mạng. “Nghị quyết 15
của Trung ương khóa II là sản phẩm trí tuệ của toàn Đảng, của tập thể Ban
Chấp hành Trung ương Đảng và Bộ Chính trị khóa II, xuất phát từ những định
hướng chiến lược đầu tiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ tháng 7-1954 khi hòa
bình vừa mới lập lại trên một nửa đất nước, có sự trực tiếp chỉ đạo công phu
của đồng chí Lê Duẩn, quyền Tổng Bí thư lúc bấy giờ, cùng một số đồng chí
trong Bộ Chính trị và trong Trung ương. Nghị quyết phản ánh đúng nguyện
vọng của đồng bào, đồng chí ở miền Nam nước ta lúc đó” [20; tr. 485].
Với Nghị quyết 15- bó đuốc soi đường, cách mạng miền Nam đã có một
bước chuyển căn bản về chất. Dưới ánh sáng của Nghị quyết, ngọn lửa cách
mạng âm ỉ suốt nhiều năm đã bùng lên thành phong trào Đồng khởi trên quy
mô rộng lớn, tạo nên một bước chuyển mới có tính chất nhảy vọt của cách
mạng miền Nam.Ngay sau khi Hội nghị, Trung ương Đảng, Chính phủ đã cho

16


lập Đoàn vận tải quân sự Trường Sơn (Đoàn 559), bắt đầu chi viện người và
vũ khí cho miền Nam.
Đại hội lần thứ III của Đảng họp tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 5 đến ngày
10-9-1960 đã hoàn chỉnh đường lối chiến lược chung của cách mạng Việt
Nam. Trên cơ sở phân tích thái độ các giai cấp ở miền Nam, Nghị quyết đã
xác định nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam ở miền Nam như sau: “Nhiệm

vụ cơ bản là giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong
kiến, thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng, hoàn thành cách mạng
dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, xây dựng một nước Việt Nam hòa
bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.
Nhiệm vụ trước mắt là đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh chống
đế quốc Mỹ xâm lược và gây chiến, đánh đổ tập đoàn thống trị độc tài Ngô
Đình Diệm, tay sai của đế quốc Mỹ, thành lập một chính quyền liên hợp dân
tộc dân chủ ở miền Nam, thực hiện độc lập dân tộc và các quyền tự do dân
chủ, cải thiện đời sống của nhân dân, giữ vững hòa bình, thực hiện thống nhất
nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, tích cực góp phần bảo vệ hòa bình ở
Đông Nam Á và thế giới” [4; tr. 46].
Nghị quyết 15 và tiếp đó là Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứIII của Đảng (9-1960) đã hoàn chỉnh đường lối cách mạng Việt Nam ở
miền Nam. Với đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn, Đảng ta đã
chỉ đạo nhân dân miền Nam đứng lên tiến hành cuộc Đồng khởi vĩ đại, đánh
một đòn chí tử vào hình thức thống trị thực dân mới của đế quốc Mỹ, tạo
ngoặt đi lên cho cách mạng miền Nam.
1.2. Quá trình phát triển của cách mạng miền Nam trƣớc năm 1973
Dưới ánh sáng nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 15, năm 19591960 các cuộc khởi nghĩa từng phần liên tiếp nổ ra ở vùng núi miền Trung và
đồng bằng Nam Bộ, giành quyền làm chủ về tay nhân dân ở hàng nghìn xã,

17


ấp, đẩy địch vào thế bị động, khủng hoảng. Cuối năm 1959 - đầu năm 1960,
một phong trào “Đồng Khởi” nổi dậy khởi nghĩa diệt tề điệp ác ôn, giải tán
chính quyền cơ sở, diệt đồn, phá ách kìm kẹp của địch nổ ra rộng khắp các
tỉnh Nam Bộ và vùng rừng núi Trung Trung Bộ. Cách mạng đã làm chủ được
một vùng căn cứ rộng lớn, có ý nghĩa chiến lược, nối từ Tây Nguyên xuống
miền Đông, miền Tây Nam Bộ và các tỉnh đồng bằng Khu V; đồng thời, đã

thúc đẩy quần chúng ở các đô thị, đặc biệt là Sài Gòn - Gia Định, đứng lên
đấu tranh mạnh mẽ.Đặc biệt, trận tiến công Tua Hai - căn cứ quân sự cấp
trung đoàn của quân đội Sài Gòn do cố vấn Mỹ chỉ huy vào rạng sáng ngày
21-1-1960, lực lượng vũ trang ta đã đánh thiệt hại và làm tan rã ba tiểu đoàn
địch; bắt sống, diệt và làm tan rã hai tiểu đoàn; bắt, giáo dục, thả tại chỗ 500
tù binh, thu hơn 1.200 súng các loại và nhiều đạn, phá hủy nhiều vũ khí và
phương tiện chiến tranh.Đây là một trong những trận đánh tiêu diệt lớn đầu
tiên của lực lượng vũ trang miền Nam.Chiến thắng Tua Hai đã mở đường để
cho quân dân Tây Ninh và các tỉnh miền Đông kết hợp nổi dậy và tiến công,
góp phần to lớn trong việc tạo ra thế mới và lực mới để quân dân miền Nam
tiếp tục giữ vững và phát triển thế tiến công chiến lược.
Phong trào “Đồng Khởi” đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách
mạng miền Nam, từ thế giữ gìn lực lượng chuyển sang thế tiến công, từ hình
thức đấu tranh chính trị là chính có lực lượng vũ trang hỗ trợ, chuyển sang kết
hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh quân sự, đưa đấu tranh quân sự từng
bước lên ngang hàng đấu tranh chính trị.
Qua cao trào đồng khởi của nhân dân, lực lượng vũ trang cách mạng
miền Nam phát triển nhanh chóng; Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam ra
đời (ngày 20-11-1960) đã chủ trương đoàn kết toàn dân, đấu tranh chống đế
quốc Mỹ xâm lược và chính quyền Ngô Đình Diệm, thành lập chính quyền
cách mạng dưới hình thức những ủy ban nhân dân tự quản. Từ miền Bắc,

18


tuyến đường huyết mạch Trường Sơn - Hồ Chí Minh, đường biển hình thành
và phát triển. Cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng chuyển sang thế
tiến công.
Thắng lợi của phong trào “Đồng Khởi” đã làm thất bại cuộc chiến
“chiến tranh một phía” của Eisenhower, đẩy chính quyền Ngô Đình Diệm vào

thời kỳ khủng hoảng triền miên. Trước nguy cơ sụp đổ của chính quyền tay
sai, Mỹ công bố học thuyết chiến tranh mới: Chiến lược “Chiến tranh đặc
biệt” và chọn miền Nam Việt Nam làm nơi thí điểm. Nội dung chủ yếu của
chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là: củng cố bộ máy chính quyền Sài Gòn,
tăng cường khả năng chiến đấu của quân đội Sài Gòn bằng chỉ huy, trang bị
vũ khí, yểm trợ kỹ thuật Mỹ, tăng cường phá hoại miền Bắc, chống miền Nam
thâm nhập, bình định, dồn dân vào “ấp chiến lược” để thực hiện “tát nước bắt
cá”, cô lập, đi đến tiêu diệt cách mạng miền Nam. Đây là hình thức chiến
tranh xâm lược mới của Mỹ được tiến hành bằng quân đội tay sai dưới sự chỉ
huy của hệ thống cố vấn quân sự Mỹ, dựa vào vũ khí, trang thiết bị kĩ thuật và
phương tiện chiến tranh hiện đại của Mỹ nhằm chống lại lực lượng cách mạng
và nhân dân ta.Dựa vào sự hỗ trợ và chỉ huy của cố vấn Mỹ, chính quyền Sài
Gòn liên tiếp mở nhiều cuộc hành quân càn quét nhằm tiêu diệt lực lượng
cách mạng; tiến hành nhiều hoạt động phá hoại miền Bắc, kiểm soát, phong
tỏa biên giới, vùng biển để ngăn chăn sự tiếp viện của miền Bắc vào miền
Nam.
Trên đà thắng lợi, cách mạng miền Nam tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh vũ
trang và đấu tranh chính trị, đưa dần đấu tranh vũ trang lên ngang hàng với
đấu tranh chính trị, giành và giữ thế chủ động, xây dựng lực lượng mọi mặt,
củng cố mở rộng căn cứ địa, phá “chương trình bình định” của Mỹ - Diệm,
đẩy cách mạng lên một bước mới. Ngày 15-2-1961, các lực lượng vũ trang
cách mạng đã thống nhất thành Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, có

19


chức năng là đội quân chiến đấu, công tác và sản xuất, bao gồm 3 thứ quân:
Bộ đội chủ lực; bộ đội địa phương và dân quân, du kích.
Cách mạng miền Nam từ khởi nghĩa từng phần phát triển thành chiến
tranh cách mạng, kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, đánh địch

bằng 3 mũi giáp công, trên 3 vùng chiến lược; đẩy mạnh chiến tranh du kích
tiêu hao, tiêu diệt địch, đánh bại các chiến thuật trực thăng vận, thiết xa vận
của Mỹ và quân đội Sài Gòn, hỗ trợ cho nhân dân đấu tranh chống càn quét
và phá ấp chiến lược.
Được sự chi viện ngày càng lớn của miền Bắc, Quân Giải phóng miền
Nam Việt Nam phát triển lớn mạnh. Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam và
các lực lượng vũ trang miền Nam đã tổ chức các trận đánh, chiến dịch lớn,
đánh bại chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” của Quân đội Sài Gòn và
Mỹ. Điển hình là trận Ấp Bắc (tháng 1-1963), trận Cái Nước-Đầm Dơi (tháng
8-1963), trận pháo kích Biên Hòa (tháng 10-1964); các chiến dịch: Bình Giã
(từ tháng 12-1964 đến tháng 1-1965), Đồng Xoài (từ tháng 5-1965 đến tháng
7-1965)... Thắng lợi về quân sự, đặc biệt là của các trận đánh, chiến dịch,
cùng với sự đấu tranh chính trị trên toàn miền Nam từ năm 1961-1965, ta đã
làm thất bại hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ.
Để chi viện cho miền Nam, Bộ Quốc phòng thành lập Đoàn vận tải biển
759. Trong thời gian từ năm 1961 đến tháng 1-1965, Đoàn 759 đã vận chuyển
hàng nghìn tấn vũ khí, đạn dược, hàng quân sự chi viện cho miền Nam; góp
phần bảo đảm vũ khí cho lực lượng vũ trang miền Nam mở các chiến dịch,
các trận đánh lớn. Trên tuyến vận tải bộ, Đoàn 559 được tăng quân số, thành
lập Đoàn 763 mở đường Trường Sơn ở Hạ Lào. Từ năm 1961, ta tổ chức các
đoàn cán bộ quân sự với số lượng mỗi đoàn hàng trăm người theo tuyến
đường Trường Sơn vào chiến trường Nam Bộ và Nam Trung Bộ tăng cường
cho Ban Quân sự Miền và các quân khu ở miền Nam.

20


×