Tải bản đầy đủ (.doc) (180 trang)

Sử dụng di tích lịch sử cách mạng địa phương trong dạy học lịch sử việt nam giai đoạn 1954 1975 ở trường THPT thành phố hồ chí minh (chương trình chuẩn) luận văn thạc sĩ lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.93 MB, 180 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ THIÊN NGA

SỬ DỤNG DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG
TẠI ĐỊA PHƯƠNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1954-1975 Ở TRƯỜNG THPTTHÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN)

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

VINH - Năm 2012

1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ THIÊN NGA

Tên đề tài:
SỬ DỤNG DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG
TẠI ĐỊA PHƯƠNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1954-1975 Ở TRƯỜNG THPTTHÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN)

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Chuyên Ngành: Lý luận và Phương Pháp Dạy Học Lịch Sử

Mã Số: 60.14.10
Người hướng dẫn: GS. TS Nguyễn Thị Côi



VINH - Năm 2012

2


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, chưa được
cơng bố trong bất kỳ một cơng trình nào khác.

TpHCM, tháng 10 năm 2012
Tác giả

Nguyễn Thị Thiên Nga

3


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi xin chân thành cám ơn các Thầy, Cô giáo
trong khoa Lịch sử trường Đại học Vinh, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội,
đã truyền đạt những kiến thức, kỹ năng học tập và nghiên cứu khoa học cho
tơi trong suốt khóa học.
Xin chân thành cảm ơn thầy, cô và các bộ phận liên quan của trường Đại học
Sài Gòn đã tạo điều kiện vật chất thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Thị Côi,
người đã tận tìn hướng dẫn tơi hồn thành đề tài nghiên cứu khoa học này.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến bạn bè, đồng nghiệp những người
đã khích lệ, hỗ trợ tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.

Do hạn chế về nguồn tư liệu cũng như những kỹ năng nghiên cứu khoa học
của bản thân, nên đề tài khơng tránh khỏi những thiếu sót. Tơi mong được sự
góp ý của Thầy Cơ và bạn bè, đồng nghiệp để bổ sung và hoàn thiện hơn luận
văn này.
Chân thành cám ơn!
TpHCM, tháng 10 năm 2012
Tác giả
Nguyễn Thị Thiên Nga

4


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Viết tắt

Viết đầy đủ

CNXH

:

Chủ nghĩa xã hội

ĐHSP

:

Đại học sư phạm

GV


:

Giáo viên

GS-TS

:

Giáo sư- Tiến sĩ

HS

:

Học sinh

NXB

:

Nhà xuất bản

SGK

:

Sách giáo khoa

STT


:

Số thứ tự

THCS

:

Trung học cơ sở

THPT

:

Trung học phổ thơng

TP

:

Thành phố

TP.HCM

:

Thành phố Hồ Chí Minh

5



DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN
Bảng 1: Tổng hợp kết quả điều tra giáo viên các trường THPT-TP.HCM
Bảng 2: Tổng hợp kết quả điều tra học sinh các trường THPT-TP.HCM
Bảng 2.2.1 Những di tích lịch sử cách mạng địa phương có khả năng sử dụng
dạy học lịch sử Việt Nam từ 1954 – 1975 ở các trường THPT-TP.HCM.
Bảng 3.3.4 Kết quả thực nghiệm sư phạm gồm:
-Bảng thống kê truyền thống điểm số của học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối
chứng.
-Bảng phân phối tần số điểm tại các giá trị theo phương pháp thống kê toán
học của học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.

6


7


MỤC LỤC
MỤC LỤC........................................................................................................1
MỞ ĐẦU..........................................................................................................3
CHƯƠNG 1....................................................................................................14
VẤN ĐỀ SỬ DỤNG DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG TẠI ĐỊA
PHƯƠNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM Ở TRƯỜNG PHỔ
THÔNG -LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.........................................................14
1.1 Cơ sở lý luận:............................................................................................14
1.1.1 Khái niệm:..........................................................................................14
1.1.2 Xuất phát điểm của các vấn đề:..........................................................19
1.1.3 Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng di tích lịch sử cách mạng địa

phương trong dạy học lịch sử ở trường THPT nói chung, ở TPHCM
nói riêng.......................................................................................................24
1.2 Những yêu cầu đối với việc khai thác và sử dụng di tích lịch sửcách mạng trong dạy học lịch sử ở trường THPT..........................................32
1.3 Cơ sở thực tiễn:........................................................................................35
Chương 2
NỘI DUNG CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG
CẦN KHAI THÁC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 1954 – 1975 Ở CÁC TRƯỜNG THPT - TP. HỐ HỒ CHÍ MINH.
........................................................................................................................50
2.1 Vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của lịch sử Việt Nam giai đoạn
1954 -1975 ở lớp 12 – THPT (Chương trình chuẩn)......................................50
2.2 Nội dung các di tích lịch sử, cách mạng địa phương cần khai thác,
sử dụng trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 ở các
trường THPT-Thành Phố Hồ Chí Minh.........................................................60
2.2.1 Những di tích lịch sử cách mạng địa phương có khả năng sử dụng
dạy học lịch sử Việt Nam từ 1954 – 1975 ở các trường THPT-TP.HCM
........................................................................................................................60
2.2.2 Nội dung các di tích lịch sử cách mạng tiêu biểu ở TP.HCM...............64
Chương 3
CÁC BIỆN PHÁP SỬ DỤNG DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG TẠI
ĐỊA PHƯƠNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN
1954 – 1975 Ở TRƯỜNG THPT - TP. HỒ CHÍ MINH................................83
3.1 Những yêu cầu khi lựa chọn biện pháp sử dụng các di tích lịch sử
cách mạng địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 19541975................................................................................................................83
3.1.1 Biện pháp sử dụng phải đáp ứng mục tiêu môn học.............................83
3.1.2 Biện pháp lựa chọn phải giúp học sinh lĩnh hội được kiến thức cơ
bản..................................................................................................................84
3.1.3 Biện pháp lựa chọn phải phát huy tính chủ động, tích cực của học
sinh trong học tập lịch sử................................................................................85


8


3.2 Các biện pháp sử dụng di tích lịch sử cách mạng tại địa phương vào
dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954-1975 ở trường THPT
TP.HCM.........................................................................................................87
3.2.1 Bài nội khoá...........................................................................................87
3.2.1.1 Sử dụng tranh ảnh và các tư liệu về di tích lịch sử cách
mạng địa phương để cụ thể hóa kiến thức cơ bản của bài học...............87
3.2.1.2 Sử dụng các đoạn phim tư liệu, phim video về di tích
lịch sử cách mạng địa phương để tạo biểu tượng về các sự kiệnhiện tượng lịch sử cho bài học......................................................................90
3.2.1.3 Ra bài tập và hướng dẫn học sinh viết bài tìm hiểu về di
tích lịch sử cách mạng địa phương để hiểu sâu hơn bài học..................93
3.2.1.4 Tiến hành bài học lịch sử tại di tích lịch sử cách mạng ở
địa phương........................................................................................................95
3.2.2 Sử dụng di tích lịch sử cách mạng địa phương để tổ chức các hoạt
động ngoại khóa lịch sử................................................................................104
3.2.2.1 Tổ chức tham quan di tích lịch sử cách mạng trong hoạt
động ngoại khóa............................................................................................105
3.2.2.2 Sưu tầm tài liệu về di tích lịch sử cách mạng địa phương
để tổ chức triển lãm, ra báo học tập...........................................................108
3.2.2.3 Tổ chức dạ hội lịch sử cho học sinh tại di tích lịch sử
cách mạng địa phương.................................................................................110
3.2.2.4 Tổ chức cho học sinh tham gia công tác công ích xã hội
tại di tích lịch sử, cách mạng địa phương.................................................111
3.3 Thực nghiệm sư phạm............................................................................112
3.3.1 Mục đích thực nghiệm.........................................................................112
3.3.2 Nội dung thực nghiệm.........................................................................112
3.3.3 Phương pháp thực nghiệm...................................................................113
3.3.4 Kết quả thực nghiệm sư phạm.............................................................114

KẾT LUẬN..................................................................................................119
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................123
PHỤ LỤC.....................................................................................................129

9


10


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Giáo dục – đào tạo được xem là chiến lược lâu dài nhằm phát triển bền
vững và đem đến sự phồn thịnh cho mỗi quốc gia, dân tộc. “Nền giáo dục
Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa
học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền
tảng. Hoạt động giáo dục phải thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành,
giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo
dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” (Trích điều
3-chương I-Luật Giáo dục – đã được sửa đổi bổ sung năm 2010)
Ở nước ta, trong xu thế hội nhập quốc tế, khi cách mạng khoa học cơng nghệ phát triển mạnh mẽ thì giáo dục và đào tạo luôn được xem là quốc
sách hàng đầu, nhằm xây dựng nên những con người của một xã hội thơng
tin, mà trong đó kinh tế tri thức chiếm lĩnh xã hội. Mơn lịch sử với đặc trưng
của mình góp phần không nhỏ trong việc đáp ứng mục tiêu giáo dục, nhằm
“đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, trung thành với lý tưởng
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách,
phẩm chất và năng lực, đáp ứng yêu cầu của của sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ tổ quốc.” [50, tr.12]
Bộ mơn lịch sử có vai trị quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu đào
tạo. Dạy học lịch sử ở trường phổ thông không chỉ trang bị cho học sinh

những kiến thức cơ bản về lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc, qua đó giáo dục
cho các em những tư tưởng, tình cảm đúng đắn, mà cịn trên cơ sở đó phát
triển tồn diện các em. Song, muốn thực hiện chức năng, nhiệm vụ môn học,
cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học theo tinh thần “phát huy tính tích
cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng cho học sinh
năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”
[50, tr. 13]

11


Nhưng thực tế hiện nay, giáo viên dạy lịch sử ở các trường phổ thông
chỉ chú ý đến truyền thụ kiến thức lịch sử mà không quan tâm đến nhu cầu
tìm hiểu, khám phá lịch sử của học sinh, nên không tạo được hứng thú học tập
lịch sử cho học sinh, không chú trọng quan tâm đầu tư vào việc đổi mới
phương pháp dạy học lịch sử một cách đồng bộ và có hiệu quả, dẫn đến việc
học sinh khơng quan tâm học lịch sử, tâm lý nhàm chán, đối phó trong học
lịch sử xuất hiện. Hậu quả là các thế hệ học sinh Việt Nam không nắm được
kiến thức lịch sử cơ bản, mơ hồ về sự kiện, thường xuyên nhầm lẫn kiến thức
lịch sử, thể hiện rất rõ trong các kỳ thi tuyển sinh, tốt nghiệp cấp quốc gia
những năm gần đây.
Vậy vấn đề đặt ra là phải làm sao khôi phục được bức tranh lịch sử sinh
động trước mắt học sinh, làm thế nào để học sinh có những ấn tượng sâu sắc
về bài học lịch sử. Việc khai thác và sử dụng di tích lịch sử cách mạng tại địa
phương vào dạy học lịch sử ở các trường phổ thơng có một vai trị, ý nghĩa to
lớn, là một biện pháp thiết thực đổi mới phương pháp dạy học, góp phần nâng
cao hiệu quả dạy học bộ mơn. Bởi vì mỗi di tích gắn với sự kiện, với nhân vật
lịch sử, với quá trình phát triển của lịch sử dân tộc, đó là sự cụ thể hoá lịch sử
một cách sống động nhất, nhằm thực hiện chức năng giáo dưỡng, giáo dục, và
phát triển, góp phần tích cực trong việc gắn liền nhà trường với đời sống xã

hội.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, cịn lưu giữ khơng ít di tích lịch sử liên
quan đến q trình đấu tranh giành độc lập dân tộc trong giai đoạn 19541975, một giai đoạn lịch sử hào hùng, chứa đựng nhiều yếu tố văn hoá đa
dạng, yếu tố lịch sử sinh động. Các di tích ấy hầu hết đã được nhà nước thống
kê, xếp hạng và trở thành những địa điểm tham quan, địa điểm tưởng niệm,
hay nhà bảo tàng. Một số di tích được sử dụng làm các cơ quan hành chính
nhà nước, trường học, cơng viên…v…v…Các di tích này gần như gắn bó
quen thuộc với đời sống của người dân thành phố như: dinh Độc Lập, Uỷ Ban
Nhân Dân TP.HCM, Sở Văn Hố -Thơng Tin TP.HCM, Bến Nhà Rồng…

12


Song hiện nay, việc sử dụng di tích lịch sử cách mạng tại địa phương
vào dạy học lịch sử Việt Nam nói chung và lịch sử lớp 12 giai đoạn 19541975 nói riêng chưa được chú trọng, quan tâm vì nhiều lý do,có thể thấy rất rõ
đó là các em học sinh khơng có thời gian tìm hiểu và tham quan di tích, tham
quan học tập, vì hầu hết thời gian của các em dành cho học văn hoá ở trường,
tham gia các kỳ thi, học thêm, học năng khiếu…v..v….Còn các nhà quản lý,
hiệu trưởng các trường học thì khơng quan tâm đến bộ mơn lịch sử, ít tạo điều
kiện cho giáo viên thực hiện khai thác tài liệu về di tích lịch sử cách mạng
vào dạy học hay tổ chức các bài học tại thực địa.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề “Sử dụng di
tích lịch sử cách mạng địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn
1954-1975 ở trường THPT-TPHCM (Chương trình chuẩn)” làm đề tài nghiên
cứu của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Vấn đề nghiên cứu về các di tích lịch sử cách mạng và việc khai thác, sử
dụng các di tích lịch sử cách mạng vào dạy học lịch sử được nhiều nhà nghiên
cứu giáo dục, giáo dục lịch sử quan tâm như:
2.1. Tài liệu viết về di tích lịch sử cách mạng ở Thành phố Hồ Chí

Minh
- Cuốn “Di tích lịch sử - văn hố ở Thành phố Hồ Chí Minh” của
Phạm Hữu Mý, Nguyễn Văn Đường - NXB Tổng Hợp là 100 câu hỏi đáp về
Gia Định - Sài Gịn TP-Hồ Chí Minh, [53] đã khái qt được các di tích lịch
sử, di tích văn hố, di tích cách mạng của Thành phố Hồ Chí Minh.
- Quyển “Địa chí văn hóa Thành Phố Hồ Chí Minh” tập 1 của tác giả
Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng [21] đã khái quát đầy đủ và có hệ thống diện
mạo của thành phố qua ba thế kỷ hình thành và phát triển.
- Cuốn “Địa lý Gia Định - Sài Gịn Thành phố Hồ Chí Minh” của tác
giả Nguyễn Đình Đầu – NXB Tổng Hợp [12] cũng là 100 câu hỏi đáp, đề cập

13


khái quát lịch sử hình thành, phát triển Gia Định - Sài Gịn Thành phố Hồ Chí
Minh.
- Quyển “Lịch sử đảng bộ đảng cộng sản Việt Nam thành phố Hồ Chí
Minh tập 2 (1954 – 1975) sơ thảo”, của Ban chấp hành Đảng bộ Đảng Cộng
sản Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh [3], quyển “Ký ức về Sài Gịn và các
vùng phụ cận” của Trương Vĩnh Ký [35], quyển Lịch sử địa phương Thành
Phố Hồ Chí Minh (Tài liệu sử dụng trong các trường THPT tại Thành Phố
Hồ Chí Minh), NXB Giáo dục Việt Nam do Trần Hồng Ngọc (chủ biên),
quyển Lịch sử Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định (1954-1975), NXB Thành phố Hồ
Chí Minh do Trần Hải Phụng (chủ biên), [60] đều đề cập đến các sự kiện lịch
sử Việt Nam, các di tích lịch sử có liên quan đặc biệt tới các sự kiện lịch sử ở
Thành Phố Hồ Chí Minh.
2.2 Tài liệu giáo dục học, giáo dục lịch sử liên quan đến đề tài
- Trong tác phẩm “Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào?” của tiến sĩ
N.Đ Đairi – nhà giáo dục lịch sử của Liên Xô trước đây, đã nêu lên quan niệm
về cách tổ chức nghiên cứu, dạy học nơi xảy ra sự kiện lịch sử là một trong

những điều kiện của hoạt động dạy và học để hình thành tư duy độc lập của
học sinh, chính tính cụ thể, tính hình ảnh của sự kiện có giá trị lớn lao cho
phép hình dung lại q khứ.
- Các cơng trình nghiên cứu về giáo dục tâm lý học của Liên Xô (cũ)
như: của tác giả M. Alêxêep “Phát triển tư duy học sinh”, của M. Sác-đa-cốp
trong quyển “Tư duy học sinh”; “Những cơ sở lý luận dạy học” do B.P
Exipôp chủ biên…đã khẳng định cơ sở tâm lý của nhận thức trực quan sinh
động trong học tập lịch sử, có thể thực hiện việc tạo biểu tượng về các sự vật,
hiện tượng bằng cách tổ chức cho học sinh tri giác các di tích lịch sử và các di
sản văn hóa, cùng với nó phải tổ chức cho học sinh tham quan và học tập tại
di tích lịch sử, xem đây là một cơng tác quan trọng của nhà trường. Những
cơng trình nghiên cứu trên đã đi sâu vào tìm hiểu, phân tích các nguyên tắc,
biện pháp tiến hành học tập trên cơ sở các di tích. Đây có thể nói là cơ sở ban

14


đầu, là nền tảng bổ ích cho việc dạy học nói chung và việc xác định những
nguyên tắc, biện pháp học tập tại di tích lịch sử nói riêng.
- A.A Vaghin, nhà nghiên cứu phương pháp dạy học Liên Xô trước
đây, trong cuốn “Phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông” - NXB
Matxcova, 1972 (tài liệu dịch ĐHSP Hà Nội) đã đề cập đến các biện pháp
nâng cao chất lượng dạy học lịch sử như vai trò của đồ dùng trực quan, vị trí,
vai trị, cách sử dụng tài liệu địa phương trong khố trình lịch sử phổ thông.
- Trong “khuyến nghị” của Nghị viện Châu Âu năm 2001, chính phủ
các nước liên minh Châu Âu (EU) đề xuất việc mở rộng môi trường học tập
lịch sử cho học sinh, ngoài phạm vi nhà trường, học sinh cần phải học tập ở
các bảo tàng, nơi diễn ra các sự kiện lịch sử, nghiên cứu tài liệu về lịch sử địa
phương để làm phong phú kiến thức lịch sử, phát huy năng lực học tập và
nghiên cứu lịch sử.

- Ở Việt Nam cũng có nhiều tác giả nghiên cứu về các phương pháp, biện
pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn lịch sử như: cố giáo sư Phan
Ngọc Liên với các tác phẩm “Phương pháp dạy học lịch sử” tập 1, xuất bản
năm 1976, tập 2 xuất bản năm 1980, năm 1992 tái bản có sữa chữa bổ sung,
các năm 1998, 2000, 2001 có đề cập đến sử dụng di tích trong dạy học lịch
sử.
- Giáo trình “Phương pháp dạy học lịch sử” do GS. TS Phan Ngọc Liên (chủ
biên), Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Cơi – NXB Đại học Sư phạm 2002, tái
bản có sữa chữa bổ sung năm 2009… các tác giả đã nêu những hình thức,
phương pháp sử dụng di tích lịch sử có tính khả thi và đạt hiệu quả sư phạm
như tổ chức bài học tại thực địa, tham quan ngoại khóa, cơng tác cơng ích xã
hội tại di tích lịch sử…, cùng nhiều biện pháp dạy học khác. Các tác giả đã
chỉ rõ tầm quan trọng của việc sử dụng di tích trong dạy học lịch sử, coi đó là
những tài liệu, hiện vật, đồ dùng trực quan hàng đầu có ý nghĩa bổ sung, là
những hình ảnh cụ thể nhất, sinh động nhất, để giúp các em học sinh hiểu và

15


tiếp cận nhanh, sâu sắc lịch sử, nhằm dựng lại bức tranh lịch sử một cách
chính xác nhất.
- Tác giả Phan Khanh trong Bảo tàng-di tích-lễ hội, (1992), NXB Thơng
tin, Hà Nội, [33], chỉ rõ: “Lịch sử đã trôi qua, nhưng sự tích anh hùng của
thế hệ đó cịn lưu mãi, vang vọng mãi trong tâm hồn bao thế hệ và niềm tự
hào dân tộc. Di tích nhắc nhở chúng ta điều đó…Như vậy, di tích là tấm
gương lịch sử, để mỗi người đến chiêm ngưỡng, dù một mình cũng phải soi
bóng mình và tự vấn mình là đang làm gì để góp phần đóng góp cho sự
trường tồn, phát triển thịnh vượng của non nước này”
- Đỗ Hồng Thái (1989) Sử dụng di tích cách mạng trong dạy học lịch sử ở
trường phổ thông” trong quyển “Đổi mới dạy học lịch sử” “lấy học sinh làm

trung tâm”- NXB ĐHQG Hà Nội đề cập đến tầm quan trọng của việc đổi mới
phương pháp giảng dạy, nhấn mạnh vai trò sử dụng di tích cách mạng trong
dạy học lịch sử ở trường phổ thông.
- Trong quyển “Đổi mới nghiên cứu và giảng dạy lịch sử” của Liên Hiệp
các hội khoa học và kỹ thuật Thành Phố Hồ Chí Minh – Hội Khoa học lịch sử
Thành Phố Hồ Chí Minh (2008), [37], là tập hợp các bài viết, ý kiến của các
hội viên của Hội thông qua các hội thảo, diễn đàn về vấn đề trên, nhằm tăng
cường sự quan tâm, hiểu biết về lịch sử dân tộc cho nhân dân thành phố.
- Trên tạp chí nghiên cứu Đơng Nam Á số 24, tháng 3/1996 có chuyên đề
“Sử dụng và khai thác di tích” thì các tác giả Nguyễn Quốc Hùng với “Đặc
điểm địa lý lịch sử Việt Nam trong mối quan hệ với di tích” [31], Trần Kháng
với “Đặc điểm di tích cách mạng Việt Nam” (giai đoạn cận hiện đại) [32] đã
nêu bật ý nghĩa nhiều mặt, đặc điểm, thực trạng nghiên cứu, sử dụng di tích
lịch sử hiện nay ở nước ta.
- Tác giả Hoàng Thanh Hải (1999) với đề tài “Sử dụng di tích lịch sử trong
dạy học lịch sử dân tộc ở trường THCS” - Luận án Tiến sĩ khoa học giáo dục
trường Đại học Quốc gia, Hà Nội [24] đã trình bày nội dung, ý nghĩa và cơ sở
khoa học của việc sử dụng di tích lịch sử trong dạy học lịch sử ở trường trung

16


học cơ sở nhằm nâng cao hiệu quả môn học, đồng thời, đề ra các hình thức,
biện pháp sử dụng di tích lịch sử vào dạy học chương trình lịch sử dân tộc,
lịch sử địa phương ở các lớp 6,7,8,9 trong nội khóa và hoạt động ngoại khóa.
- Trong khóa luận tốt nghiệp của tác giả Phạm Tú Linh (2009) - Đại học Sư
phạm Hà Nội, đã trình bày đề tài “Sử dụng di tích lịch sử-cách mạng trên địa
bàn Hà Nội trong dạy học phần lịch sử Việt Nam 1945-1954 ở lớp 12 THPT
(chương trình chuẩn)”,[48], qua đó, tác giả đã khẳng định tính cần thiết và
tính khả thi của việc sử dụng di tích lịch sử-cách mạng trong dạy học lịch sử

dân tộc ở trường THPT trên địa bàn Hà Nội, nhằm tăng cường công tác giáo
dục truyền thống, yêu quê hương, đất nước cho học sinh.
- Trong báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ-trường Đại học
Hồng Đức, tỉnh Thanh Hóa của TS. Hồng Thanh Hải (tháng 6/2012) đã nói
về việc “Sử dụng các di tích lịch sử - văn hóa trong dạy học lịch sử ở trường
trung học phổ thông tỉnh Thanh Hóa”, [25], tác giả đã khẳng định các di tích
lịch sử-văn hóa là những di sản q báu của nhân loại. Trong dạy học lịch sử
ở trường THPT, các di tích lịch sử-văn hóa vừa là nguồn sử liệu gốc, vừa là
một loại phương tiện dạy học hiệu quả. Với gần 40.000 di tích, thắng cảnh đã
được xếp hạng khắp cả nước, thì đây là một lợi thế lớn đối với việc dạy học
lịch sử ở trường phổ thông, nhưng vì nhiều lý do khác nhau, lợi thế này chưa
được phát huy.
- Trên trang “Thời sự” của báo Tuổi trẻ ra ngày 1/8/2011, GS.NGND Đinh
Xuân Lâm-Phó chủ tịch Hội khoa học lịch sử Việt Nam nhận xét: “Các
ngành khoa học xã hội đặc biệt là môn lịch sử không được đánh giá đúng giá
trị của nó, khơng được đặt vào vị trí mà xã hội cho là cần thiết, vì có q ít
giá trị sử dụng thực tế. Về phía các nhà hoạch định chính sách và quản lý
giáo dục, môn lịch sử không được coi như một môn khoa học có tính giáo dục
tình cảm con người: lịng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, đạo đức của các
bậc tiền nhân…”, nên GS cho rằng, cần có một cuộc “cách mạng” về môn sử.

17


Các cơng trình trên là những gợi ý q báu cho chúng tôi về mặt lý
luận cũng như cách vận dụng khi nghiên cứu đề tài. Song chưa có tài liệu nào
đi sâu nghiên cứu về việc sử dụng di tích lịch sử cách mạng địa phương vào
dạy học lịch sử dân tộc giai đoạn 1954-1975 ở các trường THPT-Thành Phố
Hồ Chí Minh, nên các nguồn tài liệu trên là cơ sở lý luận quan trọng giúp
chúng tơi tìm hướng giải quyết các nhiệm vụ và làm sáng tỏ những vấn đề mà

đề tài đặt ra.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Quá trình sử dụng di tích lịch sử cách mạng địa phương trong dạy học
lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954-1975 ở trường THPT thành phố Hồ Chí
Minh (Chương trình chuẩn)
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài khơng đi sâu nghiên cứu về di tích lịch sử cách mạng, mà trên cơ
sở những di tích lịch sử cách mạng địa phương đã được xếp hạng, đề tài đi
vào khai thác nội dung các di tích lịch sử cách mạng chủ yếu phù hợp với giai
đoạn lịch sử 1954-1975 và đề xuất các biện pháp sử dụng vào hoạt động dạy
học lịch sử Việt Nam giai đoạn này ở trường THPT - TP.HCM
Phần điều tra, khảo sát thực tế được tiến hành ở một số trường THPT ở
một số quận như: quận 1, quận 3, quận 5, quận 10, quận 11.
Phần thực nghiệm sư phạm được tiến hành ở trường THPT Nguyễn Thị
Diệu và Trung tâm Giáo Dục Thường Xuyên Quận 3.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
4.1. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng di tích lịch sử
cách mạng địa phương trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông, đề tài đi vào
khai thác nội dung một số di tích lịch sử cách mạng chủ yếu tại địa phương
giai đoạn 1954-1975, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp sử dụng trong

18


dạy học lịch sử dân tộc ở lớp 12-THPT (chương trình chuẩn) trong nội khố
và hoạt động ngoại khố.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để thực hiện mục đích trên, đề tài cần giải quyết các nhiệm vụ cụ thể:

- Tìm hiểu lý luận và phương pháp dạy học lịch sử, về sử dụng đồ dùng
trực quan nói chung, di tích lịch sử cách mạng nói riêng.
- Tiến hành điều tra thực tiễn tình hình sử dụng di tích lịch sử cách mạng
vào dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954-1975 hiện nay ở một số trường
trung học phổ thông TP.HCM.
- Tìm hiểu khố trình lịch sử Việt Nam lớp 12 ở trường THPT giai đoạn
1954-1975 (SGK hiện hành).
- Tìm hiểu và xác định các di tích lịch sử cách mạng ở TP.HCM giai
đoạn 1954-1975 cần sử dụng và đề xuất biện pháp sử dụng trong dạy học giai
đoạn lịch sử này.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm những biện pháp đã đề xuất ở trường
THPT.
5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu:
5.1. Cơ sở phương pháp luận:
Cơ sở phương pháp luận của luận văn là lý luận của chủ nghĩa MácLênin về nhận thức, các quan điểm của Đảng và nhà nước ta về giáo dục - đào
tạo, về đổi mới phương pháp dạy học, các công trình nghiên cứu của các nhà
lý luận giáo dục học, tâm lý học, phương pháp dạy học lịch sử.
5.2. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
- Nghiên cứu các tài liệu kinh điển, tài liệu giáo dục học, tâm lý học,
giáo dục lịch sử về vấn đề sử dụng đồ dùng trực quan nói chung, di tích lịch
sử cách mạng nói riêng trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông và các tài
liệu lịch sử liên quan tới đề tài.

19


- Nghiên cứu chương trình SGK lịch sử lớp 12 giai đoạn 1954-1975,
nghiên cứu tài liệu viết về nội dung di tích lịch sử cách mạng giai đoạn này và
đề xuất các biện pháp sử dụng trong dạy học giai đoạn lịch sử này.

- Phương pháp điều tra thực tế: Tiến hành khảo sát thực tế một
số trường THPT tại Thành Phố Hồ Chí Minh đối với giáo viên và học sinh về
việc sử dụng di tích lịch sử cách mạng địa phương vào dạy học lịch sử dân
tộc, thông qua các phiếu điều tra, phỏng vấn, dự giờ…
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Soạn bài và tiến hành thực
nghiệm sư phạm một bài lịch sử ở trường THPT để khẳng định tính khả thi
của các biện pháp đưa ra.
- Sử dụng phương pháp thống kê toán học: để xử lý kết quả thực
nghiệm sư phạm.
6. Giả thuyết khoa học:
Di tích lịch sử cách mạng ở Thành phố Hồ Chí Minh có rất nhiều nhưng
ít được sử dụng vào dạy học lịch sử dân tộc. Nếu vận dụng các biện pháp sư
phạm theo các yêu cầu mà luận văn đưa ra sẽ góp phần nâng cao chất lượng
dạy học lịch sử Việt Nam ở trường THPT thành phố Hồ Chí Minh nói chung
và lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954-1975 nói riêng.
7. Đóng góp của luận văn:
- Tiếp tục khẳng định rõ vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng di tích lịch sử
cách mạng địa phương trong dạy học lịch sử dân tộc ở trường phổ thông.
- Nêu được thực trạng của việc sử dụng di tích lịch sử cách mạng địa
phương vào dạy học lịch sử Việt Nam nói chung và lịch sử Việt Nam giai
đoạn 1954-1975 nói riêng.
- Đề xuất các biện pháp sư phạm nhằm sử dụng di tích lịch sử cách
mạng địa phương vào dạy học lịch sử dân tộc, góp phần nâng cao hiệu quả
dạy học lịch sử dân tộc.
8. Ý nghĩa luận văn:

20




×