Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Tìm hiểu về danh mục sản phẩm của các ngân hàng thương mại Việt Nam và đánh mức độ thoả mãn nhu cầu của khách hàng trên cơ sở so sánh với danh mục sản phẩm của các ngân hàng thương mại khá.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.89 KB, 8 trang )

Nhóm 3X
Thái Sơn
Tống Trần Hiếu
Vũ Mạnh Linh
Seminar 3: Tìm hiểu về danh mục sản phẩm của các NHTM Việt Nam và đánh mức độ
thoả mãn nhu cầu của khách hàng trên cơ sở so sánh với danh mục sản phẩm của các
NHTM khác trên Thế giới
Hiện nay tại Việt Nam các sản phẩm dịch vụ tài chính của ngân hàng Việt Nam đã phần
nào đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng về nhiều mặt. Tuy nhiên trong giai đoạn Việt
Nam đang chuẩn bị gia nhập WTO như hiện nay thì cơ hội và thách thức đều là rất lớn vì vậy
chúng ta cần quan tâm đánh giá xem các ngân hàng Việt Nam đã thoả mãn được bao nhiêu %
nhu cầu của khách hàng để từ đó có cái nhìn chính xác về những gì đã làm được và những gì sẽ
phải làm trong tương lai.
Nhu cầu của khách hàng về các sản phẩm dịch vụ tài chính chia làm 6 loại chính như sau:
- Nhu cầu sinh lời
- Nhu cầu an toàn
- Nhu cầu di chuyển tiền tệ
- Nhu cầu về phương tiện thanh toán
- Nhu cầu tư vấn
- Nhu cầu về thông tin
Ở đây nhóm chúng tôi xin nghiên cứu về hai nhu cầu là Nhu cầu về di chuyển tiển tệ và Nhu
cầu về thông tin.
1. Nhu cầu về di chuyển tiền tệ hay nhu cầu thanh toán
a. Định nghĩa:
Nhu cầu di chuyển tiền tệ là nhu cầu chuyển tiền giữa chủ thể sở hữu hoặc nắm giữ này
sang chủ thể sở hữu hoặc nắm giữ khác.
b. Tình hình ở Việt Nam:
Các sản phẩm tài chính thoả mãn cho nhu cầu di chuyển tiền tệ của khách hàng ở Việt
Nam đã phát triển khá nhiều. Ở đây chúng ta chia khách hàng thành nhóm là khách hàng
doanh nghiệp và khách hàng cá nhân
 Khách hàng cá nhân:


Khách hàng cá nhân được cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính sau:
Dịch vụ tài khoản:
Hiện nay dịch vụ này đã được tất cả các ngân hàng ở Việt Nam cung cấp.Các tiện ích
chính mà dịch vụ này đem lại là:
- Việc gửi tiền của khách hàng được an toàn, bí mật, được các ngân hàng mua bảo
hiểm với Tổ chức bảo hiểm tiền gửi. Thủ tục mở tài khoản đơn giản, miễn phí, không thu
phí quản lý tài khoản nếu số dư trên tài khoản tiền gửi của khách hàng không thấp hơn số
dư tối thiểu. Cung cấp sổ phụ ngày, sao kê tháng theo yêu cầu.
- Thông qua tài khoản của mình, khách hàng có thể dễ dàng sử dụng các phương tiện
thanh toán không dùng tiền mặt như: Séc, Uỷ nhiệm thu, Uỷ nhiệm chi, thẻ...
- Khách hàng có nhu cầu rút tiền từ tài khoản tiền gửi có kỳ hạn trước thời hạn có thể
được hưởng lãi, mức lãi tuỳ thuộc vào thời gian đã gửi cụ thể.
- Thanh toán chuyển khoản trong hệ thống các ngân hàng được thực hiện qua mạng vi
tính với tốc độ nhanh, độ chính xác cao và được thực hiện miễn phí
- Dịch vụ trả tiền qua điện thoại sẽ dành cho khách hàng muốn rút tiền mặt từ tài
khoản tiền gửi bằng Đồng VN & ngoại tệ, khi số tiền rút đạt được mức mà Ngân hàng công
bố.
- Đối với những khách hàng có số dư tiền gửi lớn, có uy tín lâu năm sẽ được các ngân
hàng cấp dịch vụ đặc biệt như: Quản lý vốn tự động, Chuyển tiền tự động, E-bank ...
Dịch vụ Chuyển tiền
Với mạng lưới chi nhánh rộng khắp các ngân hàng Việt Nam có ưu thể trong việc
chuyển tiền trong nước. Việc chuyển tiền được diễn ra khá nhanh chóng và thuận tiện. Nếu
tiến hành chuyển tiền trong phạm vi của một ngân hàng thì chỉ cần khoảng nữa ngày. Nếu
là giữa các ngân hàng với nhau thì cần một khoảng thời gian là một ngày để số dư tăng lên
trong tài khoản. Các hình thức chuyển tiền có thể được áp dụng là chuyển tiền trực tiếp từ
tài khoản này sang tài khoản khác hoặc chuyển tiền mặt vào tài khoản.
Về dịch vụ chuyển tiền quốc tế nếu khách hàng không có tài khoản cá nhân có thể sử
dụng dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union có mặt ở hầu khắp các ngân hàng thương
mại nhà nước. Dịch vụ này có ưu điểm là nhanh, dễ sử dụng, không cần có tài khoản riêng
và có thể chuyển tiền đến khắp mọi nơi trên thế giới. Tuy nhiên nhược điểm của nó là chi

phí khá là đắt.
Nhìn chung dịch vụ chuyển tiền ở các ngân hàng Việt Nam đã đáp ứng được khá lớn
nhu cầu của khách hàng tuy nhiên vẫn có nhiều nhược điểm chẳng hạn như việc chuyển
tiền thường phải diễn ra tại các quầy giao dịch làm mất rất nhiều thời gian của khách hàng.
Các ngân hàng Việt Nam cần phải áp dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động thanh
toán để khách hàng có thể thực hiện việc chuyển tiền thông qua internet chứ không cần thiết
phải đến tận các quầy giao dịch hoặc các địa điểm đặt máy ATM.
Dịch vụ Thẻ :
Các ngân hàng Việt Nam đã có bước tiến khá lớn khi phát hành được cả hai loại thẻ
chính là thẻ ghi nợ nội địa và thẻ thanh toán quốc tế.
Chẳng hạn như Vietcombank là ngân hàng thương mại đầu tiên ở Việt Nam triển khai
dịch vụ thẻ. Hiện tại Vietcombank vẫn giữ vững vị trí hàng đầu về thị phần thanh toán và
cũng là đơn vị duy nhất chấp nhận thanh toán cả 5 loại thẻ ngân hàng thông dụng trên thế
giới: Visa, MasterCard, JCB, American Express, Diners Club.
Không chỉ là ngân hàng đại lý thanh toán lớn nhất cho các tổ chức thẻ quốc tế ở Việt
Nam, Vietcombank còn trực tiếp phát hành thẻ tín dụng quốc tế: Vietcombank MasterCard,
Vietcombank Visa và Vietcombank American Express. Trong đó, Vietcombank là ngân
hàng độc quyền phát hành thẻ American Express - một trong sản phẩm thẻ có uy tín và dịch
vụ tốt nhất trên thế giới - tại thị trường Việt Nam.
Ngoài thẻ tín dụng quốc tế, tháng 4/2002, Vietcombank lần đầu tiên ra mắt khách hàng
hàng thẻ ghi nợ nội địa Connect 24. Với thẻ Connect 24 của Vietcombank, khách hàng hàng
sẽ thực hiện các giao dịch tự động tại các máy ATM của Vietcombank trên toàn quốc, đồng
thời có thể thanh toán hàng hoá, dịch vụ tại các ĐVCNT của Vietcombank.
Hay như ACB cũng trực tiếp phát hành các loại thẻ như: thẻ tín dụng nội địa ACB Card,
thẻ tín dụng quốc tế ACB MasterCard/Visa, thẻ ACB citimart, thẻ ACB MasterCard
Electronic/Visa Electron….
Các ngân hàng thương mại cổ phần khác cũng có thẻ ghi nợ nội địa riêng như
Techcombank với Fastaccess, Ngân hàng Đông Nam Á với thẻ ghi nợ nội địa có thể sử
dụng cả ở Việt Nam và Trung Quốc.
Tuy nhiên so với dịch vụ thẻ ở nước ngoài thì Việt Nam vẫn còn nhiều điều chưa đáp

ứng hết được các nhu cầu của khách hàng. Chẳng hạn các loại thẻ tín dụng ở nước ngoài
thường được cung cấp hạn mức tín dụng thông qua hệ thống điểm số mà không cần phải ký
quỹ hay cung cấp hạn mức thông qua hệ số tín nhiệm – đây là vấn đề còn hạn chế ở Việt
Nam, mặc dù đã có nhưng chưa phổ biến, đa phần chỉ áp dụng cho các chức danh như giám
đốc, phó giám đốc ở các ngân hàng thương mại cổ phần hoặc các doanh nghiệp nhà nước là
chính.
Ngoài ra các tổ chức phát hành thẻ ở nước ngoài còn có phát hành loại hình Gift Card
hay thẻ quà tặng. Thẻ này có thể được dùng để tặng cho bạn bè, người thân vào một dịp lễ
tết, sinh nhật với một hạn mức chi tiêu xác định trước. Người được nhận thẻ có thể dùng
thẻ đó để chi tiêu với hạn mức đó mà không cần làm thêm bất cứ thủ tục nào.
 Khách hàng doanh nghiệp:
Khách hàng doanh nghiệp được cung cấp các sản phẩm sau để thoả mãn nhu cầu thanh
toán, mà chủ yếu chúng tôi đề cập tới hình thức thanh toán XNK
o Nhờ thu:
- Nhờ thu nhập khẩu
- Nhờ thu xuẩt khẩu
- Nhờ thu D/A (Nhờ thu theo hình thức chấp nhận thanh toán giao chứng từ)
- Nhờ thu D/P (Nhờ thu theo hình thức thanh toán giao chứng từ)
- Nhờ thu D/OT (Nhờ thu giao chứng từ theo điều kiện khác)
o Thanh tóan bằng thư tín dụng
Là hình thức thanh toán phổ biến hiện nay,đây là hình thức mà NH thay mặt Người
nhập khẩu cam kết với Người xuất khẩu/Người cung cấp hàng hoá sẽ trả tiền trong thời gian
qui định khi Người xuất khẩu/Người cung cấp hàng hoá xuất trình những chứng từ phù hợp
với qui định trong L/C đã được NH mở theo yêu cầu của người nhập khẩu
Thông qua hình thức này, người nhập khẩu được tiếp cận với những chuẩn mực thanh
toán quốc tế (hiện hành là: UCP 500 - Các qui tắc và thực hành thống nhất về Tín dụng chứng
từ do Phòng thương mại quốc tế phát hành).
o Thanh tóan séc;
- Séc gửi đi thanh tóan bù trừ : gồm nhận séc để gửi đi bù trừ và thanh toán bù trừ séc
- Séc nhờ thu :gồm Séc nhờ thu gửi đi và séc nhờ thu nhận được, VCB thực hiện nhờ

thu với cả trong nước và nước ngoài
- Séc du lịch: Bán séc du lịch và thu đổi séc du lịch
o Bao thanh toán
Là thành viên của Factors Chain International,ACB cung cấp 2 loại hình bao thanh toán:
Bao thanh toán trong nước
Bao thanh toán xuất khẩu
Với dịch vụ Bao thanh toán, doanh nghiệp sẽ được ACB ứng trước một khoản tiền dựa
trên giá trị khoản phải thu.Đặc biệt, thông qua dịch vụ bao thanh toán xuất khẩu, những
khoảng cách về địa lý, khác biệt về ngôn ngữ cũng như quá ít thông tin về đối tác sẽ không
còn là trở ngại lớn cho nhà xuất khẩu trong việc mở rộng thị trường.
ACB còn giúp nhà xuất khẩu tiết kiệm thời gian và chi phí trong việc theo dõi và thu hộ
các khoản nợ từ nhà nhập khẩu.
Với dịch vụ bao thanh toán xuất khẩu, nhà xuất khẩu có thể chào hàng với các điều
khoản thanh toán trả chậm cho các đối tác của mình mà không phải lo lắng về dòng vốn lưu
động phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
2.Nhu cầu về thông tin
a. Định nghĩa:
Nhu cầu thông tin là nhu cầu được cung cấp những thông tin cần thiết cho hoạt động
kinh doanh của khách hàng như thông tin về giá cả, thị trường, đối tác làm ăn, tình hình tài
chính.
b. Tình hình ở Việt Nam:
Trước kia, việc tìm hiểu thông tin trong các ngân hàng, đối với khách hàng là hạn chế.
Khách hàng tiếp cận được với thông tin ngân hàng chỉ qua 1 kênh duy nhất – đó là phải
tới Hội sở chính, hoặc chi nhánh của ngân hàng. Khi có 1 chính sách, 1 sản phẩm nào mới,
NH thường không quảng bá 1 cách rộng rãi trên các phương tiện thông tin, hoặc chỉ trong 1
thời gian ngắn. Các chương trình quảng cáo, băng rôn của Ngân hàng thường nghèo nàn và
không được phổ biến rộng rãi, bởi họ không quan tâm và nhận thức 1 cách đúng mức tầm
quan trọng của nó. Đồng thời, ngay trong tư tưởng của NH, thì khách hàng cần mình hơn là
mình cần khách hàng. Bởi trong giai đoạn đó, chỉ tồn tại 1 số ít NH, mà chủ yếu là 5 NHTM
nhà nước. Điều này khiến cho, khi khách hàng muốn biết về tài khoản của mình,hay bất cứ

thông tin nào về sản phẩm dịch vụ ngân hàng, thì rất khó khăn, và họ phải tự tìm hiểu, để có
được nó.
Song hiện nay, do
- Quá trình cạnh tranh ngày càng gay gắt. Một loạt các NHTM CP ra đời, các chi
nhánh NH nước ngoài cũng đã tham gia vào thị trường tài chính. Thêm vào đó, tháng
11/2006 này, VN sẽ gia nhập vào WTO, môi trường kinh doanh sẽ ko còn bó hẹp trong
nước mà được mở rộng ra khắp TG, thì việc các TCTD nước ngoài nhảy vào VN là điều

×