Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

MỘT số BIỆN PHÁP để NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG học SINH yếu kém môn TIẾNG ANH KHỐI 6 TRƯỜNG THCS NGUYỄN KHUYẾN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.83 KB, 15 trang )

1

I/ TÊN ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC SINH YẾU –
KÉM MÔN TIẾNG ANH KHỐI 6 TRƯỜNG THCS NGUYỄN KHUYẾN
II/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
Nền kinh tế thị trường trong giai đoạn mới đang mở cửa, Tiếng Anh từ
lâu được coi là ngôn ngữ giao tiếp quan trọng, càng quan trọng hơn trong xu
hướng hội nhập kinh tế ngày nay bởi học sinh học tốt bộ môn này sẽ có điều
kiện sử dụng ngơn ngữ quốc tế để học tập, giao tiếp, trao đổi thông tin. Người
thầy giáo phải nắm vững phương pháp dạy học một cách vững chắc, vận dụng
linh hoạt các thao tác trong quá trình dạy học. “Mỗi thầy cơ giáo phải là tấm
gương sáng về đạo đức, tấm gương sáng về tự học và sáng tạo. Đặc biệt Tiếng
Anh là bộ môn đặc trưng mang những nét đặc thù riêng, học sinh đóng vai trò
rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, nhất là việc
giảm thiểu tỉ lệ học sinh yếu kém. Giáo viên Tiếng Anh phải nỗ lực như thế
nào đây để nâng cao chất lượng học sinh yếu kém, thực hiện tốt chuyên đề
“dạy học tích cực” trong công tác dạy học và nâng cao chất lương giáo dục
trong nhà trường năm học 2009-2010 này.
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn tiếng Anh, bản thân tôi đã
nhiều lần trăn trở làm sao để những học sinh thuộc diện yếu kém có thể biết
đọc, biết viết, biết giao tiếp bằng Tiếng Anh với những tình huống gần gũi
trong cuộc sống. Phải chăng những học sinh này là những học sinh yếu do
không được quan tâm một cách thích đáng, do hồn cảnh gia đình hay do các
em lêu lỏng dẫn đến mất căn bản, chán nản, khơng thích học ... Vì vậy trong
phạm vi của chuyên đề tôi xin đưa ra một vài kinh nghiệm của mình về “Một
số biện pháp để nâng cao chất lượng học sinh yếu - kém môn Tiếng Anh khối
6 trường THCS Nguyễn Khuyến”.
III/ CƠ SỞ LÝ LUẬN
Nghị quyết TW 2 khóa VIII tiếp tục khẳng định “Đổi mới phương pháp
giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền đạt một chiều, rèn luyện thành nếp tư




2

duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và
phương tiện dạy học hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời
gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”.
Ngành Giáo dục Thành phố Tam Kỳ đã và đang chỉ đạo một cách tích cực
hướng tới sự hồn thiện về đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện tốt cuộc
vận động dạy học tích cực của Ngành Giáo dục. Trong đó việc nâng cao chất
lượng giáo dục trong nhà trường đang là một vấn đề nóng bỏng và nan giải.
Với đối tượng học sinh yếu, đây quả là một bước đột phá đặc biệt hết sức
quan trọng mà người giáo viên cần phải chuẩn bị hết sức kỹ càng công việc của
mình, địi hỏi nỗ lực khơng ngừng của những người làm ngành Giáo dục và của
toàn xã hội.
Phương pháp nâng cao chất lượng cho học sinh yếu, kém lại là một vấn đề
hết sức thiết thực và quan trọng nhằm nâng cao chất lượng dạy học nói chung
và bộ mơn Tiếng Anh nói riêng ở bậc THCS.
IV/ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Tình hình thực tế học sinh.
Từ những năm qua, theo phương pháp đổi mới trong dạy và học, học sinh
được học chương trình, sách giáo khoa mới; nhưng đối tượng tiếp nhận vẫn chủ
yếu là học sinh khá giỏi. Đối tượng học sinh yếu không nắm chắc kiến thức,
nhiều em rất ngại thực hành nói ở trên lớp, sợ nói ra sẽ bị sai. Một số em chưa
đọc thơng viết thạo, thậm chí khơng biết cách ghi chép bài học ở trên lớp cũng
như không biết cách làm bài tập về nhà.
Ngồi ra mơn tiếng Anh địi hỏi người học phải chịu khó, đầu tư nhiều
thời gian, phải có phương pháp. Thế nhưng học sinh hầu như chỉ tập trung vào
học một số mơn thi chính, ít chú ý trau dồi mơn Ngoại ngữ . Bên cạnh đó, điều
kiện học tập của học sinh còn thiếu thốn, học sinh khơng có những phương tiện

thiết yếu như từ điển, băng hình, đài cát xét, máy vi tính. Về chương trình
SGK, chương trình có sự tích hợp, liên thơng với các mơn văn hóa khác, địi
hỏi học sinh phải có một trình độ văn hóa nhất định mới đáp ứng được u cầu.
Vì vậy, nhiều học sinh khơng kham nổi chương trình, nhất là những học sinh


3

vùng nơng thơn, vùng khó khăn... Mặt khác, học sinh phải học q nhiều mơn,
rồi cịn học thêm, do vậy mà thời gian dành cho môn Ngoại ngữ càng bị san sẻ.
2. Thực tế của giáo viên trong cách hướng dẫn học sinh yếu, kém học
Tiếng Anh
Trong những năm thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa và
phương pháp dạy học bộ môn Tiếng Anh, giáo viên chỉ chú trọng đến việc đổi
mới trong tổ chức các hoạt động học tập của học sinh, hoàn thiện các bước dạy
theo hướng đổi mới chứ chưa thật sự chú trọng hướng dẫn cách học và thực
hành cho đối tượng học sinh yếu kém. Giáo viên chỉ dừng lại ở mức độ hướng
dẫn còn chung chung với tất cả các đối tượng học sinh. Qua thực tế giảng dạy
lớp 6 nhiều năm, tôi nhận thấy rằng, đối với học sinh lớp 6 chất lượng học sinh
yếu, kém rất cao. Các em không biết cách học cũng như việc chuẩn bị bài ở
nhà, thậm chí nhìn lên bảng các em viết lại vào vở cũng bị sai, chữ đan dính
vào nhau khơng phân biệt được...
Do lớp 6 không được khảo sát chất lượng môn Anh đầu năm, nên sau khi
dạy được 3 tuần tôi đã cho các em học sinh làm một bài khảo sát về những kiến
thức đơn giản và kết quả thu được như sau:
Lớp
6/1
6/2
6/3


Số HS
40
40
42

TB trở lên
17
18
20

42,5%
45%
48%

Từ đó ta thấy việc nâng cao chất lượng học sinh lớp 6 là mối quan tâm lớn
của mỗi giáo viên dạy Tiếng Anh, vì nó sẽ tạo được tiền đề cho các em ở các
năm học sau. Tóm lại bạn đã và đang giảng dạy vất vả để giúp đỡ học sinh yếu
kém vươn lên. Bạn là những người có ý tưởng về việc giúp đỡ học sinh yếu
kém. Chúng ta hãy cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm về vấn đề này.
V/ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Nắm đặc điểm tâm - sinh lý của học sinh.
Lứa tuổi học sinh THCS là lứa tuổi hết sức nhạy cảm thuộc vào giai đoạn
giữa trẻ em và người lớn, khơng cịn là trẻ em nhưng cũng chưa phải là người
lớn, mà các em thích làm người lớn nhưng xử sự như là trẻ con, thích làm theo


4

ý mình. Tơi nắm bắt được điểm này ở các em đặc biệt là những em yếu - kém.
Do đó tôi đã thay đổi phương pháp học cho các em,vừa học vừa chơi, tạo cho

các em khơng khí nhẹ nhàng thoải mái khi hoạt động nhóm, hoạt động cặp.Với
những em có vẻ nhút nhát, chưa tự tin khi hoạt động tập thể , ngại nói tiếng
Anh, sợ nói ra bị sai, tôi hỏi học sinh bằng những câu hỏi dễ nhất để khuyến
khích và động viên các em.
Ví dụ:
- Gọi những học sinh này khi muốn kiểm tra nghĩa Tiếng Việt của từ đã học
- Nhắc lại từ, cụm từ hay câu mà các bạn hay cô giáo vừa mới nói xong.
- Gọi học sinh sửa những lỗi đơn giản.
Người giáo viên phải đặt cái “tâm” lên trên hết, bởi chỉ giỏi về chun
mơn thơi chưa đủ mà phải có đức như câu nói của Bác Hồ “Người có tài mà
khơng có đức là người vơ dụng”. Do đó người giáo viên lên lớp phải nắm được
đặc điểm tâm sinh lý của học sinh, hết sức nhẹ nhàng, bình tĩnh, coi học sinh
như là người con, người em trong gia đình, tơi ln dành tình cảm cho học sinh
đặc biệt là những học sinh có hồn cảnh khó khăn để các em hiểu rằng các em
được chia sẽ và cảm thông, giúp các em tránh xa sự mặc cảm từ đó khơng
ngừng phấn đấu vươn lên trong học tập.
2. Hướng dẫn học sinh yếu, kém cách học từ vựng
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến học sinh yếu kém. Người giáo viên phải
tìm hiểu hồn cảnh về mỗi học sinh của mình. Có em xuất thân từ gia đình
hạnh phúc được ba mẹ yêu thương, đầy đủ vật chất và tinh thần, có em xuất
thân từ gia đình khơng hạnh phúc, bố mẹ bất hồ, mỗi người một nơi, có em ở
với bố, có em ở với mẹ, thậm chí có em ở với ông bà nội , ngoại... Những em
này có phần thiệt thịi về bản thân nên việc học có phần hạn chế.Vì vậy việc
nghiên cứu hồ sơ , lý lịch của học sinh, việc trao đổi trực tiếp với học sinh... là
việc làm cần thiết để có những thơng tin về học sinh của mình để mà có những
kinh nghiệm, phương pháp giảng dạy ở lớp và những bí quyết giúp đỡ các em
học tập tốt hơn ở bộ mơn Anh này. Ngồi ra các em khơng biết cách học từ
vựng Tiếng Anh ở nhà, cách soạn bài cũng như viết bài vào vở học... Sau khi
tìm hiểu được một số nguyên nhân dẫn đến học sinh yếu, kém tôi đã từng bước



5

dần dần đưa học sinh vào nề nếp, thói quen và biết cách học Tiếng Anh ở nhà
cũng như ở trường.
Đối với việc học từ vựng tôi hướng cho các học sinh yếu kém học từ đồng
nghĩa (synonyms), vì nó giúp học sinh linh hoạt hơn khi dùng từ. Song song
với việc học từ đồng nghĩa, học sinh cũng nên học từ trái nghĩa (antonyms).
Cách học này giúp học sinh diễn đạt được suy nghĩ khi không chắc chắn về từ
này nhưng chắc chắn về từ trái nghĩa của nó
Ví dụ: Khi muốn nói: “cái áo này xấu” mà quên từ: “Ugly” thì có thể dùng
từ trái nghĩa của nó là “beautifull”: “This shirt is not beautifull”
Một số từ trái nghĩa thông dụng expensive – cheap; new – old; large –
small; long – short... Ngồi ra học sinh cũng có thể viết từ và nghĩa của chúng
hoặc câu vào một mảnh giấy, tấm bìa và dán chúng ở bất kỳ nơi nào mà các em
có thể nhìn thấy như tường nhà, cánh cửa, ở bếp... Như vậy các em có thể học
từ ở mọi lúc mọi nơi, và một số phương pháp học từ vựng khác. Ngay từ đầu
năm học sau khi nắm bắt về tình hình học sinh yếu, kém mơn Tiếng Anh ở khối
6 tơi đã tích cực theo dõi và hướng cho học sinh học theo nhiều cách để nâng
cao chất lượng bộ môn này. Bên cạnh đó tơi đã thống nhất mỗi lớp học các em
phải có một cuốn vở nháp để tập viết từ vựng Tiếng Anh và một cuốn vở soạn
bài mới ngoài các cuốn vở mà các em đã chuẩn bị. Và tôi bắt buộc học sinh
phải tập viết từ ngay trong vở nháp đó tối thiểu mỗi từ các em được viết là 4
dòng và soạn bài mới vào vở soạn của mình. Khi kiểm tra bài cũ tơi ln dành
thêm thời gian kiểm tra cuốn vở nháp đó, đồng thời kiểm tra số lượng từ vựng
mà các em đã thuộc được và sẽ trừ vào điểm miệng các em nếu như học sinh
khơng hồn thành, làm như vậy để học sinh có thói quen là tự học ở nhà. Ngồi
ra giáo viên cũng phải dành thời gian theo dõi việc học và chuẩn bị bài của học
sinh thường xuyên. Tôi đã giao nhiệm vụ cho mỗi cặp trên bàn kiểm tra chéo
với nhau và đặc biệt tôi phân công những em học sinh giỏi, khá mơn Anh có

nhiệm vụ kiểm tra, truy bài vào 15 phút đầu giờ các em học sinh yếu, kém,
ngồi việc kiểm tra thói quen học tập viết từ vựng, các em còn giúp đỡ bạn biết
cách phát âm cho đúng những từ mà cô đã dạy trên lớp, em nào không tập viết
từ vựng hoặc tập viết cịn sơ sài thì tơi trừ điểm thi đua lớp đó, hoặc trừ điểm


6

thi đua cá nhân, và nhiều lần vi phạm tôi sẽ mời phụ huynh nhắc nhở động
viên để các em phải hình thành được thói quen học tập tốt ở nhà. Và cũng phối
kết hợp với tất cả giáo viên chủ nhiệm thường xuyên đôn đốc các em học tập
tốt hơn bộ môn này. Kết quả tôi rất phấn khởi là hầu hết các em đều biết cách
học Tiếng Anh, vốn từ vựng cũng tăng lên đáng kể, đặc biệt hầu hết là 100%
học sinh đều có riêng cho mình cuốn vở nháp Tiếng Anh.
3. Hưóng dẫn cách viết bài vào vở học
Ngay từ đầu năm tôi boăn khoăn là làm sao cho học sinh lớp 6 được viết
đúng bài môn Tiếng Anh vào vở . Đa số các em đều không biết viết, mỗi khi
tôi kiểm tra bài hay xuống lớp nhìn các em viết là tơi đọc khơng được từ vựng
hay cấu trúc câu, vì các em viết đan xen dính vào nhau hoặc lại tách ra quá xa.
Ví dụ: Từ “walk” thì các em lại viết là “w a l k”
Câu “ I stay at home” thì các em lại viết là “Istay athome”
Hầu hết các học sinh yếu kém trường tôi đều chưa biết cách ghi bài vào vở
ở đầu năm học. Vì vậy hơn ai hết người giáo viên trực tiếp giảng dạy phải biết
được điều này mà kịp thời hướng dẫn cho các em cách viết bài. Trong q trình
dạy trên lớp tơi đã hết sức cẩn thận khi viết từ hoặc câu tiếng Anh trên bảng
thật rõ ràng, chính xác và trong khi viết tôi luôn luôn nhấn mạnh và lặp lại
cho các em học sinh yếu, kém phải tập trung kỹ khi viết vào vở, thậm chí tơi
cịn gạch chân vào một số từ vựng nhiều vần như: “expensive”,
“dangerous” ... mục đích để cho các em tập trung viết vào vở cho chính xác,
có như vậy các em mới học từ cho đúng được. Tuy nhiên đến đầu học kỳ II học

sinh tôi cũng đã biết cách viết bài Tiếng Anh đúng vào vở hầu hết được 98%,
điều này làm tôi rất phấn khởi, còn lại một số học sinh quá kém tôi đang theo
dõi khắc phục dần dần.
4. Phân chỗ ngồi cho học sinh yếu kém:
Chỗ ngồi của học sinh yếu - kém cũng là một vấn đề quan trọng ảnh
hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của các em. Bởi lẽ khi đến lớp các em
không những chỉ học ở thầy cơ, mà cịn phải học ở bạn rất nhiều, bạn bè chính
là nơi để các em luyện tập, giao tiếp, trao đổi thông tin và cả những kiến thức
đã lĩnh hội được từ thầy cơ. Do đó bạn giao tiếp theo nhóm hay theo cặp phải là


7

những đối tượng nhằm hỗ trợ hoạt động của các em,các em cùng thi đua với
nhau theo từng nhóm hay cặp; hay là các em trở thành những đôi bạn cùng tiến,
nhóm bạn cùng tiến.
Ví dụ: Với đối tượng học sinh trung bình - yếu, các em sẽ được ngồi cạnh
những học sinh giỏi của lớp; đối tượng học sinh yếu ngồi cạnh những em khá giỏi, đối tượng học sinh kém được ngồi cạnh những em khá.
Tuy nhiên, cũng theo đặc điểm tình hình học sinh yếu kém của từng lớp
mà bố trí chỗ ngồi cho các em phù hợp với khả năng của từng em; tránh sự mặc
cảm, tự ti về trình độ; nắm chắc vị trí chỗ ngồi của từng học sinh yếu - kém;
thường xuyên kiểm tra, theo dõi sự tiến bộ của các em.Phân công học sinh khá,
giỏi giúp đỡ bạn ở trường, ở nhà. Tạo ra các nhóm học tập, thi đua trong các
nhóm có học sinh yếu.
5. Dành sự quan tâm thích đáng đối với học sinh yếu kém ở trên lớp:
Đây là một hoạt động khá quan trọng và hết sức cần thiết nhằm nâng cao
chất lượng bộ môn cho học sinh yếu kém. Từ trước đến nay mỗi một giáo viên
khi lên lớp đều mong muốn được hướng dẫn hết những kiến thức cơ bản của
bài học trong phạm vi của một tiết dạy nên phần lớn đều tập trung cho tất cả
các đối tượng mà chưa dành sự quan tâm thích đáng đến đối tượng học sinh

yếu kém. Bởi lẽ đối tượng này sẽ làm “ cháy” giáo án nếu chúng ta không biết
vận dụng linh hoạt và sáng tạo các phương pháp tổ chức hoạt động trong lớp
cho các em.
Trong khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu kiến thức bài học, ngoài việc kết
hợp nhuần nhuyễn các đối tượng học sinh tơi cịn đặc biệt chú ý đến sự tiếp thu
của đối tượng học sinh yếu kém bằng cách nhấn mạnh, nói chậm rãi hay
nhắc lại kiến thức cần lưu ý để các em này dễ hiểu bài hơn.
Khi sử dụng đồ dùng dạy học, tôi dùng tranh trái cây, đồ vật, con vật… để
học sinh đọc lên từ tiếng Anh. Ngồi tranh ảnh, cards, posters, băng, ... tơi còn
hướng dẫn cho các em làm một bảng phụ cá nhân. Chỉ bằng một tờ lịch hay
một tấm bìa cũ có bao giấy trong ở ngồi, bài học sẽ trở nên rất hứng thú thơng
qua các trị chơi như “Bingo”, “Guessing”; hoặc tôi tổ chức cho các em làm bài
tập trắc nghiệm qua trị chơi “Rung chng vàng” mà các em thường hay xem


8

ở trên truyền hình. Bằng cách đó sẽ lơi cuốn được tất cả các đối tượng học sinh,
đặc biệt là những em hằng ngày thường tỏ ra nhút nhát cũng tham gia rất sơi
nổi. Nói chung trong tiết dạy học bình thường giáo viên soạn bài nhất thiết phải
có kế hoạch dạy học cho những học sinh yếu, kém.
6. Nâng cao ý thức, hứng thú cho học sinh yếu kém:
Tôi nghĩ rằng, để cho học sinh học tốt hơn nữa, điều quan trọng là các
em phải có ý thức, hứng thú trong học tập, để cho các em cảm thấy rằng: “Mỗi
ngày đến trường là một ngày vui”. Chính vì vậy, ngay từ đầu tôi đã nghĩ đến
việc xây dựng cho các em có hứng thú học tập cũng như ý thức được việc học
tập của mình.
Trước hết, qua bộ mơn mình giảng dạy, phần nào tơi đã tạo được hứng
thú học tập cho các em. Trong các tiết học tơi ln tạo khơng khí cởi mở, vui
vẽ để xố đi khoảng cách giữa giáo viên và học sinh chỉ cịn lại tình cảm “cơ,

trị”. Trong lớp tơi ln động viên nhắc nhỡ các em phải cố gắng học, có ý thức
tự học, tự rèn luyện, bởi vì khơng ai có thể giúp đỡ các em học tập tốt hơn bằng
chính các em., và chỉ có thể học tốt nếu các em có ý thức tốt. Đối với những em
học sinh yếu, kém tơi ln tìm mọi cách giúp đỡ em tiến bộ và cảm thấy ham
thích mơn học. Chẳng hạn tôi luôn đặt ra những câu hỏi dễ để các em có thể
phát biểu xây dựng bài, ln động viên các em cố gắng phát biểu, không sợ
phát biểu sai. Để khích lệ các em kiểm tra bài cũ, tơi ln dành cho các em câu
hỏi gọi là “tình thương” để các em có thể trả lời. Vì vậy trong tiết học của tôi,
các em học rất sôi nổi, không những học sinh khá, giỏi mà các học sinh yếu ,
kém cũng phát hiểu xây dựng bài, học bài đầy đủ.
7. Củng cố và hướng dẫn phương pháp làm bài tập về nhà cho học sinh
yếu kém:
Đây là một hoạt động rất quan trọng và cần thiết bởi sau một tiết học các
em cần biết mình đã học được những gì. phải học và vận dụng những kiến thức
cơ bản nào vào bài tập, cách làm bài tập trong sách bài tập như thế nào. Đối với
học sinh yếu kém hoạt động này địi hỏi phải có sự cụ thể và kiên nhẫn hơn.


9

Ví dụ: Yêu cầu học sinh mở SBT English 6 (trang 76 - 77), đọc và nêu yêu
cầu của bài tập, giáo viên hướng dẫn cách làm bài tập với hình thức so sánh
hơn và nhất của những tính từ trong ngoặc. Gợi ý làm mẫu từ 1 đến 2 câu.
Bài tập (a): Fruit is ................ candy. (good)
Đối tượng làm bài là HS yếu kém cho nên với câu bài tập trên tôi thêm từ
“than” vào,
Fruit is ............. than candy. (good);
? Điểm ngữ pháp của bài tập này là gì.
- Hình thức so sánh hơn.


(có em nói là hình thức so sánh hơn nhất.)

? Tại sao em biết đó là hình thức so sánh hơn.
- Có sử dụng “than” ở trong câu.
? Thế thì hình thức so sánh nhất có đúng không
- Không đúng.
GV khẳng định điểm ngữ pháp của câu trên là so sánh hơn nhờ có “than”
ở trong câu.
Em hãy nói cấu tạo hình thức so sánh hơn “good” - “better”.
Đáp án của câu trên sẽ là:

Fruit is better than candy.

* Những bài dạy minh họa
Với mỗi dạng bài tập tơi hướng dẫn học sinh làm bài trình tự theo các
bước:
* Ví dụ:
- Tơi ra dạng bài tập: Multiple choice.
1. This is..........new classmate.

( a. we

b. us

c. our)

2. .........name is Hoa.

(a. she


b. her

c. hers)

3. We are.........class 7a.

(a. on

b. in

c. at)

4. Hoa is ......Hue.

(a. from

b. of

c. on)

b. living

c. live)

b. lots

c. lot)

5. Her parents still.........there.


(a. lives

6. Hoa has .........of friends in Hue. (a. some

Tôi hướng dẫn các em đọc đáp án và tập trung vào từ loại mà đáp án đề
cập đến.
+ Câu 1, 2 đều có đáp án là đại từ chủ ngữ. đại từ túc từ. tính từ và đại từ sỡ hữu.


10

+ Câu 3, 4 đều có đáp án là giới từ.
+ Câu 5 đáp án liên quan đến dạng của động từ.
+ Câu 6 đáp án là các tính từ số lượng.
• Gợi ý để học sinh làm mẫu:
• câu 1: chổ trống này các em có cần chủ ngữ khơng? Khơng. Chủ ngữ
của câu là “This”
• Vậy trước một cụm danh từ là từ loại gì thường được dùng – Tính từ.
(sẽ có em trả lời là túc từ)
• Cơ giáo cần phải khẳng định ngay là dùng Tính từ.
Các em hãy xác định đáp án của câu.
- Giáo viên có thể nhận được là cả ba đáp án. Việc các em quên từ loại về
đại từ chủ từ, túc từ, và tính từ sở hữu là dễ nhận thấy. Vì vây tơi đã chuẩn bị
một Poster với các từ loại này và cấu trúc câu có sử dụng chúng.
S + V + O/ S + V + adj +N/ S + be + adj
Đại từ chủ ngữ
I
He
She
We

You
They
It

Đại từ túc từ
Me
Him
Her
Us
You
Them
It

Tính từ sở hữu
My
His
Her
Our
Your
Their
Its

- Bây giờ thì học sinh dễ dàng để đọc đáp án của mình trước lớp. Nhiều
buổi học và nhiều bài tập được sử dụng các từ loại tương tự sẽ làn cho các em
nhớ điểm ngữ pháp và hiểu bài hơn.
- Giáo viên tiếp tục hướng dẫn các em chọn đáp án theo cách làm trên để
các em tự tin và tiếp tục làm những câu còn lại của bài tập
- Học sinh tự làm theo nhóm hoặc cặp, tự phân tích và cùng nhau chọn đáp
án đúng.
- Khi kiểm tra và đánh giá, toi cho hoch sinh tự đánh giá bài làm của bạn

mình bằng cách chấm chéo bài với đáp án giáo viên đã chuẩn bị trước:
1c, 2b, 3b, 4a, 5c, 6b. Làm như thế học sinh không những hứng thú hơn
mỗi khi làm bài tập mà còn cảm thấy tự tin hơn khi được giáo viên giao nhiệm
vụ.


11

8. Kết hợp với phụ huynh học sinh
Trong hội nghị phụ huynh học sinh, chúng ta cũng cần thống nhất với phụ
huynh các biện pháp giáo dục học sinh ở trong và ngồi nhà trường. nói rõ cho
phụ huynh hiểu, thời gian học sinh ở trường chỉ khoảng 4 tiếng, thời gian chủ
yếu là ở nhà, vì vậy vần đề tự học là vô cùng quan trọng, . Cả gia đình, nhà
trường và xã hội phải chia sẻ trách nhiệm trong cơng tác khắc phục tình trạng
học sinh yếu kém.
VI/ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong quá trình thực hiện biện pháp này, tơi đã rất thành cơng vì đa số học
sinh ý thức được việc tự học, học sinh yếu, kém cũng tiến bộ một cách rõ rệt và
tôi đã thu được kết quả khả quan như sau:
* Trung bình học kỳ I:
Lớp
6/1
6/2
6/3

Số HS
40
40
42


TB trở lên
35
34
36

87,5%
85%
85,7%

VII/ KẾT LUẬN
Việc học tập bộ mơn Tiếng Anh để rèn luyện kỹ năng nghe, nói, đọc, viết
là cơng việc lâu dài vất vả, khó nhọc đối với học sinh nhất là học sinh ở các lớp
đầu bậc học THCS. Do vậy người giáo viên ngoài nhiệm vụ truyền đạt kiến
thức cịn phải tìm cách làm cho giờ học trở nên hấp dẫn, thú vị nhằm thu hút
các em hứng thú hăng say học tập. Hướng dẫn cho học sinh phương pháp học ở
trên lớp và tự học ở nhà có hiệu quả là điều quan trọng nhất. Đặc biệt là
phương pháp học cho đối tượng học sinh yếu, kém trong thời điểm cả ngành
giáo dục đang thực hiện cuộc vận động nâng cao chất lượng học sinh trong nhà
trường. Giúp đỡ học sinh yếu là việc làm cần thiết, khơng nóng vội, có lộ trình
hợp lý, có biện pháp hiệu quả và kịp thời, có kế hoạch riêng cho mỗi học sinh.
Là một giáo viên đứng trên bục giảng tôi luôn mong muốn mang đến
cho học sinh của mình những giờ học thực sự hấp dẫn và lôi cuốn, tạo mọi
điều kiện cho các em học thật tốt từ đó nâng cao chất lượng học tập và kết quả
bộ môn ngày càng cao hơn. Trong q trình thực hiện đề tài này khơng thể


12

không tránh khỏi những hạn chế. Rất mong nhận được sự đóng góp chân thành
từ các đồng nghiệp để cho bộ môn tiếng Anh đạt được kết quả cao nhất.

VIII/ KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT
1. Phòng giáo dục tổ chức buổi hội thảo chuyên đề về «khắc phục học
sinh yếu, kém».
2. Phòng giáo dục cần tổ chức các câu lạc bộ giao tiếp Tiếng anh trong
học sinh, những cuộc thi kể chuyện bằng Tiếng anh để tất cả các trường được
tham gia.
3. Thư viện trường bổ sung thêm truyện tranh, truyện cười bằng Tiếng
Anh giúp các em giải trí, gây hứng thú hơn trong học tập.

IX/ TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Qua thực tiễn giảng dạy
- Học tập chuyên môn tại các trường, cụm do phịng tổ chức
- Tạp chí thế giới trong ta số 74-75 năm 2008 Hội khoa học tâm lý giáo
dục Việt nam.


13

- Lý luận giáo dục- Th.s Nguyễn Thị Cúc( Khoa sư phạm trường ĐH An
Giang năm 2008)

X/ MỤC LỤC
I. Tên đề tài..............................................................................................1
II. Đặt vấn đề............................................................................................1
III. Cơ sở lý luận.......................................................................................2
IV. Cơ sở thực tiễn....................................................................................2


14


V. Nội dung nghiên cứu............................................................................3
VI. Kết quả nghiên cứu.............................................................................11
VII. Kết luận.............................................................................................11
VIII. Kiến nghị.........................................................................................12
IX. Tài liệu tham khảo..............................................................................13
X. Mục lục................................................................................................14

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập -Tự do- Hạnh phúc

PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học 2009 – 2010
I. Đánh giá xếp loại của HĐKH Trường: THCS Nguyễn Khuyến


15

1. Tên đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG HỌC SINH YẾU KÉM MÔN TIẾNG ANH KHỐI 6 TRƯỜNG
THCS NGUYỄN KHUYẾN
2. Họ và tên tác giả: Mai Thị Phú Tuyết
3. Chức vụ: Giáo viên, tổ phó chuyên môn, tổ trưởng nữ công.
4. Nhận xét của Chủ tịch HĐKH về đề tài:
a. Ưu điểm:.....................................................................................................
..........................................................................................................................
b. Hạn chế:.....................................................................................................
..........................................................................................................................
5. Đánh giá, xếp loại: Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH
Trường: THCS Nguyễn Khuyến thống nhất xếp loại:........................
Những người thẩm định:

(Ký, ghi rõ họ tên)

Chủ tịch HĐKH
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

............................................

............................................

II. Đánh giá, xếp loại của HĐKH Phòng GD&ĐT Tam Kỳ
Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Phòng GD&ĐT Tam Kỳ thống
nhất xếp loại:.....................................................................
Những người thẩm định:
(Ký, ghi rõ họ tên)

Chủ tịch HĐKH
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

........................................

..............................................

III. Đánh giá, xếp loại của HĐKH Sở GD&ĐT Quảng Nam
Những người thẩm định:
(Ký, ghi rõ họ tên)
.....................................

Chủ tịch HĐKH
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
.....................................




×