Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

phát triển các tổ chức dân sự xã hội xã nghĩa bình huyện nghĩa đàn tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (433.88 KB, 79 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết chọn đề tài:
Trong công cuộc đổi mới đất nước, cùng với sự phát triển kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và dân chủ hoá đời sống xã hội đã mang
lại cho nông nghiệp – nông thôn một diện mạo mới; đời sống của người dân
từng bước được cải thiện, cơ cấu kinh tế nông nghiệp-nông thôn chuyển dịch
theo hướng ngày càng hoàn thiện, cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội được xây dựng
và bước đầu hoàn thiện.
Tuy nhiên, phát triển kinh tế thị trường tạo ra những bất cập rất lớn trên
tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và môi trường. Những
bất cập đó thể hiện rõ nét trên các lĩnh vực hoạt động của nông nghiệp – nông
thôn như: thu nhập thấp, người dân mất đất không có việc làm, khoảng cách
giàu nghèo gia tăng, nông dân bị hạn chế trong việc tiếp cận các dịch vụ giáo
dục, y tế, bảo hiểm xã hội; sản xuất không có tích lũy, ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng.
Để giải quyết những vấn đề trên, bên cạnh sự điều hành của Chính phủ
còn cần có sự đóng góp không nhỏ của xã hội dân sự mà nòng cốt là hệ thống
các tổ chức xã hội dân sự. Các tổ chức này được gắn kết bởi những nhu cầu,
lợi ích chung, các giá trị hoặc truyền thống chung để tiến hành nhiều hoạt
động khác nhau nhằm phối hợp với Nhà nước, bổ sung cho những khiếm
khuyết của Nhà nước, đảm bảo sự ổn định, cân bằng và phát triển bền vững
của xã hội.
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, em chọn đề tài : phát triển các
tổ chức dân sự xã hội xã nghĩa bình huyện nghĩa đàn tỉnh nghệ an
2. Mục đích nghiên cứu:
Đánh giá được vai trò cũng như hiện trạng phát triển của các tổ chức xã
hội dân sự ở xã Nghĩa Bình, đặc biệt là hội phụ nữ xã.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Đề xuất các giải pháp phát triển các tổ chức xã hội dân sự cũng như hội
phụ nữ xã hoạt động tốt hơn nhằm hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn.


3 . Phương pháp nghiên cứu:
- PP duy vật biện chứng.
- PP duy vật lịch sử.
- PP hệ thống.
- PP điều tra khảo sát.
- PP chuyên gia.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN CÁC TỔ CHỨC XÃ
HỘI DÂN SỰ NÓI CHUNG VÀ Ở NÔNG THÔN NÓI RIÊNG.
1.1. Bản chất, chức năng của các tổ chức XHDS
- Khái niệm
XHDS hiện đang là vấn đề được cả giới nghiên cứu khoa học lẫn các
nhà hoạch định chính sách quan tâm. Khái niệm “ xã hội dân sự” xuất hiện
khá sớm ở Châu Âu. Các định nghĩa phổ biến về “ xã hội dân sự” hiện nay
đều nhấn mạnh tới tinh thần tự nguyện của công dân trong viếc bảo vệ các
quyền lợi hợp pháp và giá trị của mình. Theo đó, xã hội dân sự được tạo lập
bởi các đoàn thể nhằm kết nối giữa những nhóm quyền lợi hiện đại và những
tổ chức truyền thong, giữa các tổ chức chính thức và phi chình thức. Ở Việt
Nam, ngoài các tổ chức xã hội truyền thong, nhiều tổ chức xã hội mới đã và
đang ra đời. Các tổ chức đó đang tích cực tham gia và đóng góp vào nhiều
hoạt động xã hội, góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội Việt Nam trong
điều kiện mới.
“ Xã hội dân sự” là khái niệm xuất hiện sớm nhất ở nước Anh (1594),
nó được hiểu là những con người sống trong cộng đồng. Sau đó, khái niệm
này có 2 nghĩa. Trong lý thuyết của các nhà triết học Scottish (thế kỷ XVIII),
xã hội dân sự có nghĩa là xã hội văn minh với một Nhà nước không độc đoán.
Đến thế kỷ XIX, ở nước Đức, trong các trước tác chính trị của Hegen, thuật
ngữ xã hội dân sự phân biệt với Nhà nước. Hegen mô tả xã hội dân sự như là

một phần của dời sống đạo đức, bao gồm ba yếu tố gia đình, xã hội dân sự và
Nhà nước, khái niệm hàm nghĩa lĩnh vực đời sống xã hội, trong đó các cá
nhân theo đuổi lợi ích riêng trong giới hạn đã được pháp luật thừa nhận. Nhà
triết học này thừa nhận rằng, một xã hội dân sự tự tổ chức cần phải do Nhà
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
nước cân nhắc và đặt trật tự cho nó, nếu không xã hội đó sẽ trở thành tư lợi và
không đóng góp gì cho lợi ích chung.
Xét về những điều kiện lịch sử của xã hội dân sự, nó có thể được coi là
một thành quả của sự phát triển lịch sử nhân loại.
- Bản chất:
Cần phải nhấn mạnh rằng, bản chất của xã hội dân sự là tính tự lập của
xã hội, tức là xã hội phải giải quyết các vấn đề của nó. Nhà nước là một bộ
phận của xã hội nhằm giải quyết những vấn đề có chất lượng chiến lược của
đời sống chứ không phải là người giải quyết tất cả các vấn đề của đời sống.
Xã hội dân sự là một xã hội tự quản lấy mình và đến một mức độ mà nó
không có khả năng để tự quản nữa thì phần còn lại đó rơi vào nhà nước
chuyên nghiệp. Hay nói cách khác, nhà nước chuyên nghiệp là bộ phận nối
dài của xã hội dân sự để giải quyết những công việc mà bản thân xã hội
không tự giải quyết được
Phải chăng XHDS chỉ là sản phẩm của nhà nước pháp quyền? Đúng
nhưng không đủ. XHDS ra đời trước hết là do kinh tế thị trường đòi hỏi quyền
tự do kinh doanh và được bảo vệ lợi ích của mình. Nhưng thị trường chỉ lo kinh
tế, lo lợi nhuận là chính, ít quan tâm và không lo được các vấn đề xã hội, lợi ích
dân sinh. Đồng thời, nhà nước cũng chỉ lo được những vấn đề lớn, nguồn lực,
năng lực cũng có hạn, nên các tổ chức xã hội do dân lập ra phải tự lo lấy và giải
quyết các vấn đề của mình. Xã hội tự nó cũng có nhu cầu tự tổ chức, tự thể
hiện và tự vệ. Hơn nữa nhờ có XHDS đó mà tránh được phần nào sự lạm
quyền từ cả kinh tế thị trường và nhà nước. Các tổ chức xã hội ở nước ta trước
đây, có khi xuất hiện còn do cảc nhu cầu vận động nhân dân chống ngoại xâm,

hay tự vệ. Hiến pháp năm 1946 cũng cho phép nhân dân tự lập Hội. Nhưng
ngày nay với nền kinh tế mới, nhà nước pháp quyền nên dân chủ của nhân dân,
thì dân tự do lập hội, để thể hiện và bảo vệ lợi ích chính đáng của mình. XHDS
vì vậy tạo nên một mạng lưới tổ chức rộng khắp và đa tầng.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Đúng là XHDS không chỉ bị chi phối bởi kinh tế thị trường, mà cả nhà
nước pháp quyền. Nhưng chưa đủ, mà nó còn bị chi phố khá mạnh về truyền
thống văn hóa nói chung và văn hóa chinh trị nói riêng, và phụ thuộc vào cả
sự tương quan lực lượng xã hội của nó.
- Đặc trưng (Tự nguyện, cộng đồng tự tổ chức, phi lợi nhuận, phi chính
phủ, không bị chi phối trực tiếp của đảng cầm quyền)
- Chức năng
• Là cầu nối, kênh truyền dẫn tiếng nói, nguyện vọng của người dân
đến với nhà nước hay nói cách khác, là xã hội hóa các cá nhân, nối cá nhân
với hệ thống xã hội.
• Tham gia hoạch định các chủ trương, chính sách của nhà nước, phối
hợp với nhà nước trong hoạch định, thực hiện và giám sát thực hiện các chính
sách, góp phần xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp lý.
• Tổ chức phản biện xã hội đối với các chủ trương, chính sách cũng như
việc thực hiện chính sách, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, kiểm
soát và giám sát phẩm chất, hành vi của đội ngũ công chức nhằm góp phần
chống quan liêu, tham nhũng, nâng cao hiệu lực và hiệu quả của nhà nước.
• Phát huy các nguồn lực và tính năng động, sáng kiến của các tầng lớp
dân cư, tham gia hoạt động cung cấp dịch vụ công như giáo dục, y tế, văn
hoá, khoa học, bảo vệ môi trường, xoá đói giảm nghèo,… tạo điều kiện nâng
cao chất lượng cuộc sống của mỗi người và của toàn xã hội.
Cả bốn chức năng trên đều quan trọng và có quan hệ chặt chẽ với nhau.
Việc xem nhẹ một trong các chức năng đó biểu hiện sự nhận thức không đúng
về vai trò, chức năng của xã hội dân sự và ảnh hưởng đến sự ổn định, phát

triển của xã hội.
Mục tiêu của xã hội dân sự hiện đại là phát triển và hoàn thiện con người,
coi đó là điều kiện để phát triển cộng đồng, xã hội và nhân loại. Sự phát triển của
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
xã hội dân sự hướng tới những giá trị tiến bộ chung của nhân loại; đồng thời,
phụ thuộc vào tính giai đoạn, đặc điểm lịch sử cụ thể của từng nước cũng như
hình thức, kiểu nhà nước và hệ thống chính trị của mỗi quốc gia.
Tuy nhiên, xã hội dân sự là một khu vực không thuần nhất, tính đồng
thuận không cao và thiếu tính nhất quán. Mặt khác, bản thân xã hội dân sự
cũng có những giới hạn và gặp phải một số thách thức nhất định, đó là khi các
hiệp hội, hội, tổ chức cộng đồng chỉ chăm lo đến lợi ích cục bộ của mình mà
không quan tâm đến lợi ích toàn xã hội. Khi đó, tính tự chủ, tự nguyện và tự
quản của xã hội dân sự sẽ có nguy cơ tạo ra các “lệ” riêng, cản trở việc thực
thi chính sách và pháp luật của Nhà nước, hạn chế sự phát triển chung của xã
hội. Vì vậy, các thể chế của xã hội dân sự cần phải được quản lý và định
hướng bằng pháp luật của nhà nước, nhằm tạo ra một môi trường dân chủ, lành
mạnh cho sự phát triển hài hoà của toàn xã hội. Nói cách khác, điều kiện để
hình thành một xã hội dân sự lành mạnh là phải có một nhà nước pháp quyền
vững mạnh, có hiệu lực và hiệu quả để xây dựng khung pháp luật, tạo môi
trường thuận lợi, bảo vệ và trợ giúp cho xã hội dân sự, phục vụ xã hội dân sự.
1.2. Vị trí của các tổ chức XHDS trong mối quan hệ Nhà nước–Khu vực
tư nhân–Các tổ chức XHDS
- Trong mối quan hệ với Nhà nước:
Như chúng ta đã nói, một trong những chức năng của xã hội dân sự là
cầu nối giữa cá nhân với nhà nước. Nhà nước pháp quyền trong xu thế phát
triển ngày càng có tính phổ biến của nền chính trị hiện đại đã thể hiện những
ưu thế, tính hiệu quả trong việc tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước, dân
chủ hóa xã hội. Nhưng, nhà nước cũng không phải là chìa khóa vạn năng để
giải quyết mọi vấn đề của sự phát triển xã hội. Bản thân nhà nước pháp quyền

cũng gặp phải những giới hạn và thách thức nhất định, như nguồn lực cần
thiết để tổ chức và vận hành khá lớn, phải có những điều kiện kinh tế, văn
hóa, xã hội nhất định và việc xây dựng nhà nước đó là một quá trình lâu dài,
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
khó khăn và phức tạp. Mâu thuẫn giữa tính bắt buộc, quy chuẩn có giới hạn
của pháp luật và sự phong phú, sinh động, đa dạng của nhu cầu mọi mặt của
cá nhân cũng như của xã hội bắt đầu xuất hiện. Pháp luật là tối thượng, nhưng
trong không ít trường hợp, khi đã nắm được quyền lực công, các tổ chức và cá
nhân được trao quyền trở nên quan liêu, tha hóa, tự đặt mình lên trên xã hội.
Thậm chí, những người cai trị "bảo đảm quyền này của họ bằng những đạo
luật đặc biệt, những đạo luật khiến cho họ trở thành đặc biệt thần thánh và đặc
biệt bất khả xâm phạm"(C.Mác và Ph.Ăngghen. Toàn tập, t.21. Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.254.). Trong tình huống này, tính tối thượng của
pháp luật có thể lại là mối nguy hiểm cho xã hội.
Quá trình phát triển của xã hội hiện đại cho thấy một thực tế hiển nhiên
là các cơ quan nhà nước và đội ngũ công chức nhà nước, dù hết sức tận tụy
cống hiến hay có tinh thần vì công chúng như thế nào đi chăng nữa, thì cũng
không thể dự kiến trước được tất cả các hàng hoá công cộng và dịch vụ mà
các công dân muốn có. Việc xuất hiện những biện pháp thay thế của các tổ
chức quần chúng, tổ chức phi chính phủ và tư nhân có thể giúp lấp đi những
khoảng trống trong việc cung cấp hàng hoá công cộng, cũng như cung cấp
những hàng hoá và dịch vụ công nào mà các cá nhân muốn trả bằng tiền của
riêng họ. Các đoàn thể nhân dân, các hội có thể vừa là những cộng sự, vừa là
những đối thủ cạnh tranh trong việc cung cấp các dịch vụ công.
Cuối cùng chúng ta phải khẳng định rằng: “Không thể có “xã hội dân
sự” nếu không có “Nhà nước pháp quyền”, ngược lại, “nhà nước pháp
quyền”không thể hoạt động tốt, nếu không có “xã hội dân sự”.
- Trong mối quan hệ với khu vực tư nhân
XHDS tại Việt Nam là một tổ chức có cấu trúc rất rộng nhưng không

sấu, tức là người dân thường là thành viên của một tổ chức nào đó (phụ nữ,
thanh niên, hội nghề nghiêp…).
- Trong mối quan hệ với các tổ chức XHDS khác
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
1.3. Vai trò của các tổ chức XHDS
- Đối với phát triển kinh tế xã hội nói chung:
Ở nước ta, trong công cuộc đổi mới, cùng với sự phát triển nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và dân chủ hoá đời sống xã hội, Nhà
nước đã từng bước chuyển sang thực hiện chức năng định hướng, bảo trợ, tạo
lập môi trường và điều kiện thuận lợi cho người dân được tự do phát triển sản
xuất kinh doanh, tổ chức cuộc sống. Nhờ đó, khu vực xã hội dân sự ngày càng
có điều kiện phát triển, quan hệ xã hội của người dân được tự do, cởi mở hơn;
nhu cầu giao tiếp, liên hệ giữa các cá nhân có điều kiện được thoả mãn; tính
tích cực xã hội của người dân, của các đoàn thể nhân dân, các hội, tổ chức phi
chính phủ, các nhóm xã hội có tư cách pháp nhân và không có tư cách pháp
nhân được phát huy mạnh mẽ, góp phần vào sự phát triển của đất nước.
Mặt khác, xu thế đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng đa
phương hoá, đa dạng hoá trong quan hệ quốc tế đòi hỏi các quan hệ đối ngoại
không chỉ được thực hiện theo con đường của Nhà nước, mà còn bằng các
hình thức đối ngoại nhân dân thông qua các đoàn thể nhân dân, các hội, tổ
chức phi chính phủ.
Nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò của các đoàn thể nhân dân, các tổ
chức quần chúng, các hội trong sự nghiệp đổi mới đất nước, ngay từ năm
1990, trong Nghị quyết số 8B-NQ/ HNTW (khoá VI), Đảng ta đã chủ trương:
“Trong giai đoạn mới, cần thành lập các hội đáp ứng nhu cầu chính đáng về
nghề nghiệp và đời sống nhân dân hoạt động theo hướng ích nước, lợi nhà,
tương thân, tương ái. Các tổ chức hội quần chúng được thành lập theo nguyên
tắc tự nguyện, tự quản và tự trang trải về tài chính trong khuôn khổ pháp
luật”. Nghị quyết Đại hội IX của Đảng tiếp tục khẳng định: “Mở rộng và đa

dạng hoá các hình thức tập hợp nhân dân tham gia các đoàn thể nhân dân, các tổ
chức xã hội, các hội nghề nghiệp, văn hoá, hữu nghị, từ thiện - nhân đạo…”
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
( Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
IX. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001, tr.130 – 131.)
Hiện nay, ở nước ta, bên cạnh các đoàn thể nhân dân có truyền thống lịch
sử gắn với quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, các hội, tổ chức phi chính phủ
đã, đang được thành lập và hoạt động trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội
với nhiều mô hình rất đa dạng, phong phú. Tính đến tháng 6 – 2005, đã có 320
hội hoạt động trên phạm vi toàn quốc, hơn 2.150 hội có phạm vi hoạt động tại
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và hàng chục vạn hội, tổ chức cộng
đồng tự quản, tổ hoà giải có phạm vi hoạt động tại các quận, huyện, thị xã, thị
trấn, xã, thôn, làng, ấp, bản… Đồng thời, hiện có khoảng 600 tổ chức phi chính
phủ nước ngoài có quan hệ với Việt Nam, trong đó có gần 350 tổ chức có
chương trình, dự án đối tác với Việt Nam. Nhiều tổ chức đang đề nghị Chính
phủ Việt Nam cho lập các văn phòng đại diện, văn phòng dự án…
Ngoài các hội, tổ chức phi chính phủ được thành lập theo quy định của
pháp luật, có tư cách pháp nhân, còn có các hội quần chúng, tổ chức cộng
đồng có tính truyền thống hoặc do người dân tự nguyện thành lập, không có
tư cách pháp nhân (hay còn gọi là hội không chính thức), như tổ, nhóm tự
quản, hội đồng hương… và các câu lạc bộ.
Tuỳ tính chất và chức năng, nhiệm vụ của mỗi loại hình tổ chức, bên
cạnh việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các hội viên, thành viên, các
tổ chức này đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của đất nước trên nhiều
phương diện:
- Các tổ chức có tính chất chính trị - xã hội đã tập hợp, giáo dục và
phản ánh yêu cầu, nguyện vọng cũng như bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp
của quần chúng nhân dân, thực sự là cầu nối giữa nhân dân và nhà nước; tham
gia có hiệu quả vào việc xây dựng và thực hiện chủ trương, chính sách của

Đảng và Nhà nước, phát huy và thực hành dân chủ xã hội chủ nghĩa, giám sát
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
đối với các cơ quan nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức; tư vấn và phản
biện xã hội đối với các chủ trương, chính sách của Nhà nước.
Trong điều kiện hệ thống chính trị do một Đảng duy nhất lãnh đạo và
đóng vai trò hạt nhân, dễ xảy ra nguy cơ đội ngũ cầm quyền sẽ xa dân, quan
liêu, lạm quyền… Vì vậy, các tổ chức chính trị – xã hội là những thể chế thích
hợp để vừa đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, vừa tránh được mọi nguy cơ nói
trên, tức là thực hiện sự giám sát và phản biện xã hội đối với Đảng và Nhà
nước. Với ý nghĩa đó, các tổ chức chính trị – xã hội không chỉ có chức năng
tập hợp, động viên quần chúng, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên,
hội viên, mà còn có chức năng thực hành dân chủ, giám sát, phản biện xã hội
nhằm bảo đảm cho sự lãnh đạo và điều hành đất nước tránh được những sai
lầm, khuyết điểm do tình trạng quan liêu, chủ quan duy ý chí gây nên.
- Xã hội dân sự với vai trò phản biện và vai trò trọng tài:
Xã hội dân sự là một xã hội tự cân bằng. Chính sự tự cân bằng của xã
hội đã tạo ra chức năng và nội dung của hoạt động nhà nước. Ở mỗi một thời
đại, mỗi một thể chế chính trị hoặc mỗi một trình độ phát triển, nội dung của
xã hội dân sự khác nhau. Gần đây, khi nói đến xã hội dân sự người ta vẫn nói
đến các tổ chức độc lập với nhà nước, tức là các tổ chức phi chính phủ.
Xã hội dân sự là xã hội phi nhà nước. Xã hội dân sự tồn tại song song
với nhà nước. Nó có quy tắc văn hóa để hạn chế tất cả sự cực đoan, tất cả
những hành vi không phù hợp với lợi ích công cộng. Trong đời sống dân sự
hang ngày con người ít cần đến nhà nước, con người có những tổ chức phi
chính phủ để thể hiện những loại hình ý chí khác nhau của cộng đồng, họ
thương thảo với nhau và tạo ra sự đồng thuận xã hội.
Sẽ không thể có hoạt động phản biện xã hội nếu xã hội dân sự không
được tôn trọng hoặc không có được địa vị hợp pháp của nó. Bởi thứ nhất,
phản biện là một quyền tự nhiên, là tiếng nói của xã hội dân sự, xã hội không

có địa vị hợp pháp thì có nghĩa là quyền ấy cũng không hợp pháp. Vậy làm
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
thế nào để xã hội thực hiện quyền phản biện? Thứ hai, xã hội cũng chính là
trọng tài của các cuộc phản biện, hay nói đúng hơn là trọng tài giữa các
khuynh hướng khác nhau tranh luận với nhau thông qua phản biện, Sự đánh
giá đúng sai được thể hiện bằng sự hoan hô của xã hội đối với từng loại ý
kiến, đối với từng mức độ chất lượng của ý kiến.Nếu xã hội không được tôn
trọng, xã hội không có địa vị hợp pháp thì liệu xã hội có thể tự do thể hiện sự
hoan hô của mình đối với những ý kiến có chất lượng không? Và khi đó phản
biện xã hội liệu có còn tác dụng? Cho nên, vấn đề ở đây là chúng ta cần phải
xác định rõ vai trò và địa vị của xã hội dân sự để có được quan niệm đúng đắn
về xã hội dân sự, dựa vào đó mà thức tỉnh xã hội về những quyền hợp pháp
của mình, đồng thời thức tỉnh nhà nước về việc tôn trọng địa vị hợp pháp của
xã hội dân sự.
- Các tổ chức xã hội - nghề nghiệp được thành lập nhằm mục đích phối
hợp sức mạnh sản xuất kinh doanh, tăng cường khả năng cạnh tranh, góp
phần xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, tư vấn thẩm định,
phản biện xã hội đối với các chính sách, công trình kinh tế của nhà nước, bảo
vệ hàng hoá, chất lượng sản phẩm; tìm hiểu và nắm bắt nhu cầu thị trường,
bảo vệ người tiêu dùng, thương lượng giải quyết các tranh chấp thương mại.
Vụ kiện áp đặt Luật chống bán phá giá cá Basa và cá da trơn, bán tôm vào thị
trường Hoa Kỳ… của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
(VASEP) là ví dụ điển hình. Đồng thời, nhiều tổ chức này đã bước đầu đảm
nhiệm tương đối có hiệu quả việc cung ứng một số dịch vụ công phục vụ xã
hội, góp phần thực hiện chủ trương xã hội hoá của Đảng và Nhà nước.
- Các hội, tổ chức phi chính phủ đã góp phần khai thác mọi nguồn lực
để phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội; vận động hội viên tích cực tham gia
vào nhiệm vụ xây dựng xã hội, phát triển kinh tế; phát huy tính năng động,
tính tích cực xã hội của mỗi công dân; góp phần cùng Nhà nước giải quyết

những khó khăn về kinh tế - xã hội do chiến tranh, do nền kinh tế chậm phát
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
triển cũng như do sự phân hoá giàu nghèo trong quá trình phát triển kinh tế thị
trường gây nên.
- Mặt khác, các tổ chức đó còn góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại
nhân dân, tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các quốc
gia trong việc giải quyết các vấn đề có tính chất toàn cầu, như bảo vệ môi
trường sinh thái, chống đói nghèo, giảm nhẹ hậu quả do thiên tai…
Tuy nhiên, hiện vẫn còn một số cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức
cũng như người dân chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng và tác dụng của
khu vực xã hội dân sự trong đời sống xã hội; có biểu hiện xem nhẹ vai trò, tác
dụng của các đoàn thể nhân dân, các hội; chậm ban hành, sửa đổi các văn bản
quy phạm pháp luật về tổ chức, hoạt động và quản lý hội cho phù hợp với tình
hình mới. Mặt khác, bản thân các đoàn thể nhân dân, các hội chưa phát huy
đầy đủ chức năng đại diện cho lợi ích của quần chúng nhân dân và hội viên
của mình. Một số tổ chức đoàn thể nhân dân, hội còn mang tính hình thức,
hoạt động kém hiệu quả, chưa đáp ứng được nguyện vọng và lợi ích của đoàn
viên, hội viên, hoặc có biểu hiện trông chờ vào sự tài trợ của nhà nước; “hành
chính hoá” về mặt tổ chức và hoạt động. Do đó, khả năng thu hút quần chúng
của các tổ chức này còn hạn chế; việc tham gia cung cấp dịch vụ công chưa
được triển khai đúng với tôn chỉ và mục đích, thậm chí có trường hợp chạy
theo lợi nhuận kinh tế đơn thuần.
- Đối với phát triển kinh tế xã hội nông thôn nói riêng:
Trước hết, tỷ lệ dân số sống ở nông thôn đã giảm đi, từ 75,8% năm
2000 xuống 73% năm 2005, tức giảm bình quân 0,7%/năm, trong khi tỷ lệ
dân số sống ở thành thị đã tăng lên, từ 24,2% năm 2000 lên 27% năm 2005.
theo tổng cục Thống kê, số liệu sơ bộ năm 2009 là tỷ lệ dân số trong nông
thôn là 70,40%.
Mặc dù tỷ lệ này có giảm nhưng giảm rất chậm và đang có hiện tượng

một bộ phận dân cư không nhỏ tuy sống ở nông thôn nhưng không còn là
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
nông dân vì không còn đất canh tác do đất canh tác đã được giải tảo cho các
dự án khu công nghiệp, chế xuất, thậm chí không có việc làm. Theo tài liệu
của Hội nông dân Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 ha đất bị thu hồi,
kéo theo 1,5 triệu nông dân mất đất, mất việc làm, mất thu nhập.
Nông nghiệp là một ngành mà chúng ta phải duy trì và phát triển,
không phải vì lợi thế cạnh tranh nào cả, mà vì phát triển nông nghiệp là
chuyện bắt buộc phải làm, không là chết. Người ta tính đến năm 2050, thế
giới cần lương thực gấp đôi hiện nay, đến cuối thế kỷ thì nhu cầu tăng gấp ba.
Việt Nam có 86 triệu dân, con số không hề nhỏ. Phải xây dựng được nền
nông nghiệp ít nhất là đảm bảo an ninh lương thực của Nhà nước, còn nếu
biết làm tốt hơn thì càng có lợi về kinh tế.
Thu nhập thấp, mất đất, không có việc làm. Khoảng cách thu nhập,
chênh lệch mức sống giữa thành thị và nông thôn là rất lớn. Nông dân ở nông
thôn không được tiếp cận rộng rãi với giáo dục, y tế, bảo hiểm xã hội, không
có tích lũy. Nhà có người ốm đi viện một lần là của cải mất hết, trắng tay.
Thêm một đứa con đi học xa, học lên cao là cả nhà lao đao.
Việc làm cho nông dân là vấn đề nghiêm trọng đối với Việt Nam và
cũng là vấn đề lớn với thế giới. Nhìn chung, thế giới càng công nghiệp hóa
càng thừa lao động, bởi vì công nghiệp và dịch vụ sử dụng lao động ít hơn
nông nghiệp. Nói cách khác, công nghiệp và dịch vụ không thể “nuốt” hết số
lao động dôi dư. Thừa lao động nông nghiệp là một trong các kết quả của quá
trình phát triển.
Ở ta, nông thôn thừa khoảng 50% lao động, nhưng lại không phải là kết
quả của sự phát triển công nghiệp, mà do họ làm nông nghiệp thì không có
đất, không làm nông nghiệp thì chẳng biết dùng họ vào việc gì.
Như vậy, vấn đề quan trọng nhất của phát triển là phải có sự tham gia
của cộng đồng, của người dân. Các tổ chức phi chính phủ đến Việt Nam đều

nói rằng nông thôn Việt Nam không có cộng đồng. Ngày xưa, chúng ta đã có
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
cộng đồng làng xã, thôn xóm đấy thôi, mà đại diện là những lý trưởng, xã
trưởng. Bây giờ thì chỉ còn mấy ông bà cán bộ - ông bí thư, chủ tịch xã, chủ
tịch hợp tác xã, bà tổ trưởng phụ nữ… Người dân chẳng được tham gia gì cả.
Chúng ta cần phải hướng dẫn, phải tạo cơ chế để giúp nông dân tổ chức
lại được với nhau, xây dựng các doanh nghiệp xã hội (social entrepreneur).
Nhà nước không thu thuế đối với họ. Dĩ nhiên, họ cũng có một mức lãi nào
đó, nhưng về bản chất, họ là một hệ thống các tổ chức chăm lo phát triển xã
hội. Hệ thống đó là một phần của XHDS.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ VAI TRÒ HỖ TRỢ CỦA CÁC TỔ
CHỨC XÃ HỘI DÂN SỰ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP,
NÔNG THÔN XÃ NGHĨA BÌNH.
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã ảnh hưởng đến các tổ chức
dân sự xã hội.
Xã Nghĩa Bình được thành lập dựa trên cơ sở quy hoạch địa giới về
đất đai theo Nghị định 364/NĐ-CP của Chình phủ và dân số thuộc nông
trường 1-5 cũ, bao gồm cả Nông trường 22-12 ( nay thuộc xã Nghĩa Phú).
Đến ngày 25/11/1995, thực hiện Nghị định 83/NĐ-CP của Chính phủ, xã
Nghĩa Bình được thành lập và mang tên từ đó.
* ĐK tự nhiên:
- Vị trí địa lý:
Nghĩa Bình là xã nằm ở vị trí trung tâm vùng Đông Bắc huyện Nghĩa Đàn,
là cửa ngõ đi các xã Nghĩa Lợi, Nghĩa Phú, Nghĩa Hội, Nghĩa Lạc, Nghĩa
Thọ. Xã cách thị xã Thái Hòa (trung tâm huyện lỵ) khoảng 7km.
Giáp ranh của xã bao gồm:

+ Phía Bắc giáp xã Nghĩa Lâm và xã Nghĩa Lạc
+ Phía Tây Nam giáp xã Nghĩa Trung
+ Phía Đông Nam giáp xã Nghĩa Hội
+Phía Đông giáp xã Nghĩa Lợi.
- Thời tiết khí hậu:
Xã Nghĩa Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, phân thành 2 mùa rõ rệt:
+ Mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 10, lượng mưa chủ yếu tập trung vào
tháng 6,7,8 và tháng 9. Những tháng mưa nhiều thường tạo thành các dòng
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
chảy mạnh trên các sườn dốc làm cho lớp đất mặt bị xói mòn, đất bị thoái hóa
nhanh.
+ Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Các tháng cuối mùa khô là
các tháng khó khăn nhất cho cây trồng vì lượng dự trữ ẩm trong đất đã bị cạn
kiệt. Về mùa khô thường xuất hiện sương muối, rét đậm, rét hại gây ảnh
hưởng lớn đến mùa màng do bốc hơi, ở nơi đất xốp giữ nước kém những loại
cây trồng có bộ rễ ăn nông hầu như không sống nổi trong mùa khô.
Nhiệt độ bình quân hằng năm là 20 độ C, nhiệt độ trung bình tháng cao
nhất là 42,5 thấp nhất là 5,7.
• Chế độ gió: chia thành 2 loại gió rõ rệt.
- Gió mùa Đông Bắc: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, số ngày nhiệt độ
nhỏ hơn 15 trên 30 ngày kéo dài hơn vung đồng bằng 7 – 10 ngày, gây ảnh
hưởng đến quá trình phát triển và sinh trưởng của nhiều loại cây trồng làm
kéo dài thời gian nghỉ cạo mủ cao su.
Đối với vật nuôi, nhất là trâu bò vừa thiếu thức ăn, vừa dễ sinh bệnh tật.
- Gió Tây Nam: từ tháng 4 đến tháng 10, các tháng 6,7,8 có nhiều ngày
độ ẩm xuống thấp 60 – 65%, cùng với gió Tây Nam kết hợp với nhiệt độ cao
ảnh hưởng đến gieo trồng cây vụ thu, cây cam, cà phê thì giảm năng suất vì
đây là thời kỳ nuôi quả.
- Tài nguyên:

+ Tài nguyên nước:
Nguồn nước mặt: nguồn nước mặt có Sông Sào và song Đồng Trường
chảy qua với lưu lượng tương đối, ngoài ra còn một số hồ đập chứa nước…
Đây là nguồn nước chính phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất trong toàn xã.
Nguồn nước ngầm: Do chưa khảo sát cụ thể nên chưa đánh giá được
chính xác nguồn nước ngầm, tuy nhiên qua khảo sát việc cung cấp nước sinh
hoạt cho các bản hầu như dựa vào nguồn nước mặt ở các song suối, hợp
thủy.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
+ Thảm thực vật: Do tình trạng phá rừng làm nương rẫy trước đây nên tài
nguyên rừng của xã còn nghèo, chất lượng rừng bị suy giảm hiện nay chủ yếu
là rừng phục hồi, rừng nghèo và rừng hỗn giao trữ lượng thấp. Toàn xã hiện
nay có 61,96% ha, đất lâm nghiệp chiếm 2,73% tổng diện tích đất tự nhiên,
toàn bộ là rừng tự nhiên phòng hộ, phân bố trên các đồi núi cao xa các khu
dân cư, các loại gô quý hiếm như: Chò chỉ, Nghiến, Dổi… còn rất ít mà chủ
yếu là gỗ tạp và dây leo; cây nông nghiệp gồm các loại cây ăn quả, lúa, ngô,
sắn…
+ Tài nguyên khoáng sản: trên địa bàn xã hiện chưa có khảo sát về tài
nguyên khoáng sản trong lòng đất. Tuy nhiên trên địa bàn xã có vùng núi đá
vôi có thể khai thác để phục vụ cho các công trình xây dựng, sản xuất đá vôi.
+ Tài nguyên về nhân văn: là xã được tách ra từ một Nông trường quốc
doanh nên thành phần chủ yếu là công nhân về hưu và công nhân. Với truyền
thống của một nông trường anh hung, vì vậy dân cư xã chủ yếu là dân ở địa
phương khác di cư đến, phong tục tập quán đơn giản, mang tính chất của giai
cấp công nhân Việt Nam, có truyền thống anh hung trong chiến chăm chỉ cần
cù và có óc sang tạo trong lao động sản xuất, có tinh thần đoàn kết, tương
thân tương ái.
- Đất đai:
Hiện nay trên toàn xã có diện tích đất tự nhiên là 2.271 ha, trong đó: Đất

sản xuất nông nghiệp là 1571,39 ha; đất lâm nghiệp 61,96ha; đất chưa sử
dụng 2,56 ha.
Căn cứ nguồn gốc phát sinh tài nguyên đất của xã, đánh giá đặc tính thổ
nhưỡng và số liệu điều tra thì xã Nghĩa Bình có 4 loại đất chính sau:
+ Đất nâu vàng trên đá mácma trung tính (fu): diện tích khoảng 343 ha,
chiếm 15% tổng diện tích tự nhiên. Tầng đất khá sâu, độ phì khá, thích hợp
với loại cây trồng cạn, cây ăn quả và cây lâu năm khác.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
+ Đất đỏ vàng trên đá sét (Fs): diện tích khoảng 537,5 ha, chiếm 23,6%
tổng diện tích đất tự nhiên. Đây là loại đất tốt có diện tích đất lớn ở xã… Vì
vậy cần có biện pháp khai thác và bảo vệ hợp lý loại đất này để phát triển sản
xuất nông, lâm, nghiệp.
Đất có độ phì khá, thích hợp để phát triển nhiều loại cây trồng. Những
nơi có địa hình bằng, thoải thuận lợi về nguồn nước có thể khai thác làm
ruộng 1 vụ trồng lúa nước,ngô, lúa nương, đậu tương, sắn… Cần chú ý biện
pháp chống xói mòn, cải tạo nâng cao độ phì để có thể sản xuất lâu bền.
+ Đất mùn đỏ vàng trên đá sét (Hs): Diện tích khoảng 125,5 ha chiếm
5,5% diện tích đật tự nhiên. Đất hình thành trên vùng núi, độ dốc hầu hết trên
13 độ, thuộc các khu vực rừng đầu nguồn. Nên dành để phát triển sản xuất
lâm nghiệp: khoanh nuôi và trồng rừng phòng hộ.
+ Đất phù sa các loại (Fa): Diện tích khoảng 125,5 ha chiếm 5,5% diện
tích đất tự nhiên. Đất phù sa được bồi hằng năm, đất phù sa ngoài suối… Đây
là loại đất thích hợp cho cây lúa và cây hoa màu.
- Cảnh quan môi trường:
Cảnh quan môi trường của xã còn khá tốt, trong lành và giữ được nét đẹp
tự nhiên của vùng núi trung du phía Bắc trung bộ. Tuy nhiên, trong những
thập niên gần đây, ở nhiều nơi diện tích rừng bị khai thác quá mức, sản xuất
nông nghiệp như bóc lột đất, không có biện pháp cải tạo tu bổ đất làm giảm
độ phì của đất. Trên diện tích đất trồng núi trọc, thảm thực vật chủ yếu là cỏ,

cây bụi khả năng giữ nước thấp, hiện tượng xói mòn, rửa trôi xẩy ra khá phổ
biến làm giảm tầng dày và độ phì của đất đồng thời gây sạt lở, lũ quét.
Môi trường nước và không khí của xã ít bị ô nhiễm. Tuy nhiên, chăn
nuôi gia súc, gia cầm chưa được quy hoạch hợp lý, Hệ thống thoát nước thải
và thu gom rác thải chưa được đầu tư xây dựng đồng bộ nên ảnh hưởng không
nhỏ đến cảnh quan chung,
* ĐK kinh tế xã hội.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Ngay từ khi thành lập, Nghĩa Bình đã có những thuận lợi cơ bản dể phát
triển kinh tế - xã hội. Tiền thân là Thị trấn Nông trường 1/5 nên xã được kế
thừa các cơ sở vật chất và truyền thống của một đơn vị Anh hùng. Đại bộ phận
nhân dân là cán bộ, công nhân viên nên có thu nhập ổn định, dân trí cao, năng
động trong kinh tế thị trường. Nhờ vị trí địa lý thuận lợi, có công ty cây ăn quả
Nghệ An đóng trên địa bàn, là lợi thế để Nghĩa Bình mở rộng quy mô thương
mại – dịch vụ - tiểu thủ công nghiệp. Nghĩa Bình lại là vùng đất đỏ B azan,
thuận lợi để phát triển các loại cây công nghiệp, sản xuất nông sản hang hóa…
- Dân số và lao động:
Xã được phân chia thành 15 xóm, với tổng số hộ là 1.586 hộ, 6.119 nhân
khẩu. Mật độ dân cư tương đối thưa thớt, nhân dân sinh sống tập trung theo
xóm, chủ yếu phân bố ở các sườn đồi thấp, nằm ở phía Nam của xã. Bình
quân số khẩu/ hộ là từ 5 – 6 khẩu. Mật độ dân số trung bình là 254
người/km2. Trong những năm qua, do làm tốt công tác kế hoạch hóa gia đình
nên tốc độ tăng dân số tự nhiên giảm hơn những năm trước.
Lực lượng lao động chiếm tỷ lệ 58%. Trong đó lao động nông nghiệp
chiếm 67%, còn lại là lao động phi nông nghiệp. Điều này cho thấy lao động
chủ yếu của xã là lao động thuần nông, lao động trong các ngành nghề tiểu
thủ công nghiệp và dịch vụ còn chiếm một lượng ít khoảng 10% mà chủ yếu
là dịch vụ buôn bán nhỏ, lao động mang tính thời vụ. Trình độ của người lao
động chưa cao, tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 16,6%. Như vậy, việc áp

dụng khoa học kỹ thuật sẽ gặp nhiều khó khăn.
Trong những năm gần đây, đời sống của người dân đã được cải thiện, thu
nhập bình quân đầu người tăng lên và chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, trong
đó trồng trọt chiếm 71%, chăn nuôi chiếm 29%. Thu nhập từ lâm nghiệp chưa
thể hiện được vai trò và phát huy thế mạnh của vùng.
- Hạ tầng kỹ thuật, xã hội:
+ Giao thông:
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Xã Nghĩa Bình có vị trí cách thị xã Thái Hòa 7km, hệ thống giao thông
tương đối đa dạngvà hoàn chỉnh nên việc giao lưu trao đổi đi lại thuận tiện.
Hệ thống gia thông gồm những tuyến chính sau:
Tuyến đường Hồ Chí Minh dài 3km, rộng 9m.
Tỉnh lộ 598 dài 7km, rộng 7m.
Tuyến huyện lộ đi Thài Hòa dài 7km, rộng 6m.
Đường liên xã Nghĩa Lâm dài 5km, rộng 5m
Đường liên xã Nghĩa Hội dài 2km, rộng 5m
Đường liên xã Nghĩa Phú dài 4km, rộng 5m
Đường liên xã Nghĩa Lạc dài 5km, rộng 5m.
Tuyến đường liên bản dài 44,2km. Những năm trước đây đều là những
con đường mòn, nhưng bây giờ đây được sự quan tâm của chính quyền hầu
hêt tuyến đường này được bê tông hóa, thuận tiện hơn cho việc đi lại, nhất là
trong mùa mưa.
Trong 5 năm qua (2005 – 2010) toàn xã đã xây dựng được 0,3 km
đường bê tông, 8km đường các loại cần được nâng cấp.
+ Thủy lợi.
Trên địa bàn xã có 5 tuyến mương đã được kiên cố (cứng hóa) với tổng
chiều dài là 2,6km.
Tuyến mương bê tông cấp III dài 1,2km, rộng 0,6m
Tuyến mương đất dài 1,5km rộng 0,4m

Tuyến kênh sông sào cấp I dài 6,5km rộng 4,5m
Tuyến kênh sông sào cấp II dài 3,2km rộng 2,2m
Tuyến kênh sông sào cấp III dài 3,0 km rộng 1,2m
Ngoài các tuyến mương cứng hóa xã còn có 1 hệ thống đập kiên cố, chụ thể
Đập Bình Hồng dài 0,4km rộng 4m
Đập Bình Lâm dài 0,4km rộng 6m
Đập Bình Thái dài 0,6km rộng 6m
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Đập Bình Nghĩa dài 0,5km rộng 6m
Đập Bình Hải dài 0,7km rộng 8m
+ Điện:
Trên toàn xã, 100% các hộ gia đình đều có điện, sử dụng mạng điện lưới
quốc gia. Có ban quản lý chi nhánh điện trên địa bàn.
+ Viễn thông:
Thông tin liên lạc khá phổ biến và rộng khắp toàn xã. Trên địa bàn hiện
nay có 1 bưu điện cụm xã( Nghĩa Bình, Nghĩa Hội, Nghĩa Lợi, Nghĩa Lạc,
Nghĩa Phú, Nghĩa Thọ), 1 bưu điện xã. Hai bưu điện này hoạt động rất hiệu
quả. Riêng bưu điện xã có 1 phòng đọc sách với nhiều loại sách báo và người
dân được tự do vào đọc nhưng không được mượn về. Hầu như các hộ gia đình
đều lắp đặt máy điện thoại cố định.
Khoa học công nghệ được đưa về xã khá nhanh. Trên địa bàn xã hiện nay
đã có 2 cột ăngten bắt sóng của Vina Phone và của Viettel, hiện nay Vina
Phone cũng đã cung cấp và phủ sóng dịch vụ 3G. Điện thoại di động được sử
dụng khá phổ biến.
+ Giáo dục – y tế:
Giáo dục đào tạo: Công tác giáo dục được đầu tư quan tâm và có nhiều
chuyển biến tích cực trên nhiều mặt. Ổn định mạng lưới trường lớp( kể cả
trường chính, phân hiệu và lớp bán lẻ); chất lượng giáo dục đại trà và mũi
nhọn được nâng lên một bước; chất lượng toàn diện được quan tâm, tỷ lệ tốt

nghiệp ở các trường đều tăng, tỷ lệ học sinh giỏi các cấp và học sinh đỗ đại
học, cao đẳng hằng năm tăng. Phong trào giải toán trên mạng cũng được các
em học sinh chú ý, vào năm 2010 đã có một em đạt huy chương Bạc giải toàn
mạng cấp quốc gia. Đội ngũ giáo viên được chuẩn hóa để đáp ứng với yêu
cầu. Năm 2009 xã được công nhận phổ cập giáo dục đúng độ tuổi và hoàn
thành cơ bản công tác phổ cập THCS. Hiện nay xã có 2 trường đạt chuẩn
quốc gia. Cả 3 trường ( Mầm non, tiểu học, THCS) đều được công nhận là
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
đơn vị văn hóa và nhiều năm liền đạt trường tiên tiến cấp Tỉnh. Phấn đấu hết
năm học 2011 – 2012 cả 3 trường đều đạt chuẩn quốc gia. Tính đến thời điểm
này cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học hầu như đã đáp
ứng được yêu cầu đề ra.
Trong những năm qua, được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo 12 phòng
học và 3 phòng chức năng cho trường THCS, 15 phòng học cho Trường Mầm
non, 2 lớp mẫu giáo bán lẻ ở xóm Bình Nghĩa và Bình Thái.
Y tế: Công tác này đã có nhiều tiến bộ trong những năm gần đây. Mạng
lưới y tế cơ sở ( kể cả trạm y tế và y tá thôn bản) được tăng cường, thực hiện
tốt các chương trình y tế quốc gia, công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức
khỏe cho người dân được quan tâm ( năm 2005 có 7.071 lượt người đến khám
bệnh tại trạm, đến năm 2009 là 9.086 lượt người). Trong những năm qua trên
địa bàn xã không có dịch bệnh lớn xẩy ra. Đến nay, trạm y tế xã đã được công
nhận là đạt chuẩn quốc gia về y tế, có 1 bác sỹ (năm 2009) và 15/15 xóm đều
có y tá thôn bản. Đã xây dựng mới 1 phòng khám đa khoa khu vực.
+ Xây dựng khác:
Tranh thủ sự ủng hộ của Tỉnh và Huyện, Đảng ủy – UBND xã đã tiếp
cận nguồn vốn của cấp trên để xây dựng được một trung tâm giao dịch một
cửavà nhà làm việc 2 tầng trụ sở UBND xã.
Với nguồn kinh phí của xã và sự đóng góp của người dân, xã đã xây mới
được thêm 5 hội quán xóm để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của người dân.

- Tình hình phát triển kinh tế:
+ Tốc độ tăng trưởng:
Trong 5 năm (2005 – 2010), kinh tế Nghĩa Bình có bước phát triển khá,
tốc độ tăng trưởng cao, bình quân đạt 20%.
Năm 2005 tổng giá trị sản xuất ( theo giá hiện hành) đạt 32,8 tỷ đồng;
năm 2009 là 70,4 tỷ đồng; tăng trưởng 21,45%, dự kiến năm 2010 đạt 93 tỷ
đồng (giá hiện hành) và mức tăng trưởng là 20,39%giá trih sản xuất bình quân
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
đầu người năm 2009 ( giá hiện hành) đạt 11,5 triệu đồng, dự kiến năm 2010 là
15 triệu đồng ( vượt chị tiêu Đại Hội 136,4%), so với năm 2005 ( đạt 5,75
triệu đồng), tăng 260,9%.
+ Cơ cấu kinh tế:
Biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế của xã Nghĩa Bình trong 3 năm 2005,
2009, 2010.
Năm 2005 Năm 2009
Năm 2010
Nhìn vào biểu đồ về cơ cấu kinh tế trên ta thấy được tỷ trọng ngành nông
nghiệp giảm dần, tỷ trọng ngành dịch vụ và ngành công nghiệp tăng dần. Tỷ
trọng ngành nông nghiệp giảm dần do quá trình đô thị hóa ở xã phát triển khá
nhanh. Và cũng theo chủ trương của Đảng và Chính phủ, giảm dần tỷ trọng
ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành thương mại và công nghiệp.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
+ Nông nghiệp nông thôn phát triển khá: Nhờ có lợi thế về tài nguyên đất
đai, cùng với Công ty cây ăn quả Nghệ An, người dân nơi đây đã tập trung sản
xuầt hàng hóa với các sản phẩm chủ yếu như: Mía, dứa, cam, sắn, cao su, cà phê,
cây lấy gỗ…. Theo cơ chế mới, các hộ nông dân không phải là công nhân Nông
trường 1/5 cũng được nhận đất khoán của Nông trường để tăng gia sản xuất. Giá
trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp tăng bình quân hang năm 13,7%( kế hoạch là

10,8) tổng giá trọ sản xuất năm 2005 là 16.4 tỷ đồng, năm 2009 là 32,38 tỷ đồng,
dự kiến năm 2010 đạt 35,7 tỷ đồng. Sản lượng lương thực đạt 5.100 tấn. Đã hình
thành và phát triển mạnh vùng xây công nghiệp, cây ăn quả, cây nguyên liệu tập
trung ( mía 319,1 ha; sản lượng 14.000 tấn/ năm; Cao su 247,37 ha; sản lượng
đạt 300 tấn mủ khô / năm…). Một số Công ty, doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn
từng bước đổi mới và vươn lên làm ăn khá.
Nghĩa Bình cũng đã chú trọng phát triển chăn nuôi, xem chăn nuôi là
một ngành mũi nhọn trong cơ cấu nông nghiệp. Xã có chủ trương phát triển
bò lai sind sinh sản, bò thịt, lợn siêu nạc và các loại gia cầm, thủy cầm. Chăn
nuôi phát triển khá, đang trở thành một ngành chính và chiếm tỷ trọng 19,5 %
trong tổng giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp của năm 2009. Riêng đàn trâu
tăng, năm 2005 là 585 con, năm 2009 là 654 con, đàn dê tăng nhanh, năm
2005 chưa có con nào nhưng đến năm 2009 là 403 con. Đàn gia cầm năm
2005 là 5.000 con, đến năm 2009 là 13.004 con. Nuôi trồng thủy sản đạt 40
tấn với 25,5 ha diện tích mặt nước.
Công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư được thực hiện tốt,
hiệu quả cao nhất là công việc đưa tiến bộ KHKT vào sản xuất và đời sống.
Đã xây dựng thí điểm và nhân rộng nhiều mô hình kinh tế tốt như: mô hình
chăn nuôi lợn thịt, mô hình VAC, mô hình trang trại lâm nghiệp…
+ Công nghiệp – xây dựng cơ bản có bước phát triển: Giá trị sản xuất
bình quân tăng, năm sau cao hơn năm trước; theo giá hiện hành, tổng giá trị
sản xuất năm 2005 đạt 5.9 tỷ đồng, đến năm 2009 đạt 14.08 tỷ đồng, dự kiến
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
năm 2010 đạt 20.4 tỷ đồng. Sản xuất vật lieu xây dựng vượt chỉ tiêu đề ra. Đã
có them một nhà máy gạch tuynel và 3 cơ sở sản xuất gạch taplo bằng máy, 2
cơ sở chế biến sắn, 1 công ty TNHH chế biến mủ cao su…
+ Thương mại, dịch vụ đáp ứng được nhu cầu phát triển của đời sống
nhân dân:
Tốc độ tăng trưởng bình quân hang năm là: 22,85%. Tổng giá trị sản

xuất ( theo giá hiện hành) năm 2005 là 10,5 tỷ đồng, đến năm 2009 đạt 20,93 tỷ
đồng, dự kiến năm 2010 đạt 36.89 tỷ đồng. Nhiều công ty, doanh nghiệp hình
thành và phát triển có hiệu quả( năm 2005 có 3 công ty, doanh nghiệp; đến năm
2009 có 9 công ty, doanh nghiệp). Số hộ kinh doanh tăng nhanh ( năm 2005 là
196 hộ, đến năm 2010 là 231 hộ). Dịch vụ vận tải phát triển mạnh.
+ Thu ngân sách hằng năm tăng, chi ngân sách đảm bảo các nhu cầu
thiết yếu và tiến bộ:
Thu ngân sách hằng năm tăng, năm 2005 thu 812.815 triệu đồng, năm
2009 thu 2,257 tỷ đồng, dự kiến năm 2010 thu 2,73 tỷ đồng. Chi cho ngân
sách đảm bảo cho hoạt động quản lý KT – XH, tăng chi cho đầu tư phát triển.
- Tình hình chính trị xã hội:
Công tác điều hành của Chính quyền xã luôn được sát sao. Duy trì thực
hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, công khai hoạt động của chính quyền, tăng
cường các biện pháp để phát huy tinh thần làm chủ của nhân dân. Xác định
cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” là
cuộc vận động lớn, có ý nghĩa giáo dục toàn diện đối với mỗi cán bộ Đảng
viên và nhân dân, vừa mang tính cấp bách, vừa mang tình lâu dài. Vì vậy
BCH Đảng bộ đã thành lập ban chỉ đạo thực hiện cuộc vận động và xây dựng
chương trình, kế hoạch cụ thể. Kết thúc bước một, Đảng ủy đã triển khai cuộc
thi kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đến các chi bộ, chi hội, chi
đoàn, các đoàn thể cấp xã và cuộc thi chung kết do Đảng bộ xã tổ chức. Cuộc
thi đã thu hút được đông đảo mọi tầng lớp nhân dân đồng tình hưởng ứng,
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368

×