Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (489.26 KB, 66 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
  
NGUYỄN THỊ HIỀN
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC GẮN LIỀN VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC HIỆN NAY
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN TRIẾT HỌC
Huế, 05 - 2011
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
  
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC GẮN LIỀN VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC HIỆN NAY
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
Th.s. Phan Doãn Việt Nguyễn Thi Hiền
Triết K31
Huế, 05 - 2011
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 2
3. Mục đích và nhiệm vụ 4
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5


5. Đóng góp của đề tài 5
6. Kết cấu 5
CHƯƠNG 1
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC
GẮN LIỀN VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 6
1.1 Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền
với chủ nghĩa xã hội 6
1.1.1. Truyền thống văn hóa dân tộc 6
1.1.2. Tinh hoa văn hóa nhân loại 8
1.1.3. Chủ nghĩa Mác - Lênin 11
1.2 Vấn đề độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trong tư tưởng
Hồ Chí Minh 13
1.2.1. Nhận thức của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội 13
1.2.2. Mối quan hệ biện chứng giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội trong tư tưởng Hồ Chí Minh 17
1.2.3. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là hướng tới giải
phóng dân tộc, giai cấp và con người triệt để 24
CHƯƠNG 2
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ
MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC GẮN LIỀN VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC HIỆN NAY 27
2.1 Công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay 27
2.1.1 Khái quát công cuộc đổi mới ở Việt Nam 27
2.1.2 Đặc trưng của công cuộc đổi mới ở nước ta 30
2.1.3 Triển vọng của sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam 37
2.2 Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là sơ sở lý luận để giải
quyết đúng đắn mối quan hệ dân tộc và giai cấp 40
2.3 Nắm vững độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong hội nhập kinh tế
quốc tế 45

2.3.1 Độc lập về chính trị - kinh tế 45
2.3.3 Độc lập về văn hóa 50
2.3.4 Độc lập về đối ngoại 53
KẾT LUẬN 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cuộc đời cao đẹp và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Bác Hồ đã trở
thành “huyền thoại ngay từ khi Người còn sống” là niềm tự hào chung của
dân tộc ta và của nhân loại. Nhiều thập kỷ qua, đã có bao lời đành giá, ca ngợi
Người của các tổ chức quốc tế, của các chính khách và các nhà hoạt động
chính trị xã hội, của các nhà văn, các nhà báo, các nhà nghiên cứu…Ngoài ra,
cũng đã có nhiều cuộc Hội thảo khoa học quốc gia và quốc tế được tổ chức,
hàng chục công trình nghiên cứu đồ sộ được tiến hành, hàng trăm cuốn sách,
hàng nghìn bài viết của các nhà khoa học… nhằm tìm hiểu ngày một đầy đủ
hơn về một con người mà tên gọi và cuộc đời đã trở thành hình ảnh của dân
tộc, và sự nghiệp đã trở thành biểu tượng của thời đại. Song có lẽ tất cả những
điều ấy còn chưa đủ để trả lời cho câu hỏi của một nhà thơ: “Vì sao trái đất
nặng ân tình. Nhắc mãi tên người – Hồ Chí Minh”.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là hình mẫu tuyệt vời về sự vận dụng một
cách sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào hoàn cảnh đặc thù của Việt Nam.
Người đi từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa xã hội nhờ có sự giác ngộ
chủ nghĩa Mác – Lênin và nắm bắt được xu thế tất yếu của thời đại. Độc
lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tư tưởng
Hồ Chí Minh. Người đã khẳng định không phải một lần rằng, chỉ có chủ
nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới có thể giải quyết triệt để vấn đề
độc lập dân tộc, mới có thể mang lại tự do, hạnh phúc thực sự cho nhân
dân, mới xóa bỏ vĩnh viễn áp bức, bóc lột và nô dịch, mới giải quyết tận
gốc vấn đề giải phóng con người, giải phóng xã hội. Lựa chọn con đường
xã hội chủ nghĩa cho sự phát triển của Việt Nam, Hồ Chí Minh đã mở

đường cho sự phát triển mới của nước ta, đặt cách mạng Việt Nam vào quỹ
đạo của cách mạng vô sản.
1
Từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta luôn khẳng định độc lập dân tộc
gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội 1991 của Đảng nêu rõ: “Nắm vững độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội, đó là bài học xuyên suốt quá trình cách mạng nước
ta. Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết thực hiện chủ nghĩa xã hội và
chủ nghĩa xã hội là cơ sở đảm bảo vững chắc cho độc lập dân tộc”.
Nhìn lại 20 năm đổi mới, trong Báo cáo Chính trị của Ban chấp
hành Trung ương tại Đại hội X, Đảng ta khẳng định rõ: “Trong quá trình
đổi mới phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên
nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đổi mới không
phải từ bỏ mục tiêu chủ nghĩa xã hội mà làm cho chủ nghĩa xã hội được
nhận thức đúng đắn hơn, và được xây dựng có hiệu quả hơn. Đổi mới
không phải xa rời mà là nhận thức đúng, vận dụng sáng tạo và phát triển
chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lấy đó làm nền tảng tư
tưởng của Đảng và kim chỉ nam cho hành động cách mạng”[7, 70]. Như
vậy, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là mục tiêu chính trị không thay
đổi, dù trong bất cứ giai đoạn nào, hoàn cảnh nào của cách mạng Việt Nam.
Trong công cuộc đổi mới đất nước, cả nước đang đi lên xây dựng
chủ nghĩa xã hội thì vấn đề độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
vẫn giữ nguyên tính cấp thiết của nó.
Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi chọn “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí
Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trong công cuộc
đổi mới đất nước hiện nay” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trong tư tưởng Hồ Chí
Minh là một vấn đề khá quen thuộc. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu
về tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội

với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Như công trình nghiên cứu của các tác
2
giả: Nguyễn Bá Linh (2005), Tư tưởng Hồ Chí Minh – độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Vũ Đình Hòe, Bùi Đình
Phong (đồng chủ biên) (2010), Hồ Chí Minh với sự nghiệp độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.
Nguyễn Bá Linh (2005), Tư tưởng Hồ Chí Minh – độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội đã làm rõ tư tưởng
độc lập dân tộc là ngọn cờ bách chiến, bách thắng của cách mạng Việt
Nam, thêm vào đó là những vận dụng sáng tạo của Hồ Chí Minh về lý luận
con đường đi lên chủ nghĩa xã hội Việt Nam
Gần đây nhất là công trình Hồ Chí Minh với sự nghiệp độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam thuộc chương trình khoa học cấp bộ
trọng điểm: Di sản Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay giai đoạn 2008 –
2009 của Vũ Đình Hòe và Bùi Đình Phong (đồng chủ biên) đã tập trung
làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng
dân tộc là cơ sở lý luận cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập tự do của
dân tộc Việt Nam. Quá trình hình thành hệ thống quan điểm của Hồ Chí
Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc bắt đầu hình
thành từ khi Người ra nước ngoài tìm đường cứu nước. Dưới ánh sáng của
chủ nghĩa Mác – Lênin gắn với quá trình hoạt động thực tiễn sôi nổi, phong
phú, tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc mang bản
chất cách mạng và khoa học, soi sáng con đường sự nghiệp đấu tranh giành
độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam, từ cách mạng tháng Tám năm
1945 qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống lại hai đế quốc to là Pháp
và Mỹ, tiến tới giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Tư tưởng xuyên
suốt như triết lý phát triển xã hội Việt Nam của Hồ Chí Minh là trong hoàn
cảnh nước thuộc địa thì nhiệm vụ trước tiên là đấu tranh giành cho kỳ được
độc lập dân tộc. Nhưng nếu nước độc lập mà dân không được hạnh phúc tự
do, thì độc lập cũng không có nghĩa lý gì. Đề tài tập trung phân tích hệ

3
thống quan điểm Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội, lấy đó làm cơ sở lý
luận xây dựng và hoàn thiện chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Dưới ánh sáng
tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội, cách mạng Việt Nam từ năm
1954 trở đi, trước hết là ở miền Bắc, đã từng bước giành được những thắng
lợi có ý nghĩa lịch sử. Từ năm 1954 đến năm 1964, sự nghiệp xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở miền Bắc dưới ánh sáng tư tưởng và sự chỉ đạo trực tiếp của
Hồ Chí Minh, đất nước, xã hội và con người đều đổi mới. Những thành tựu
to lớn của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đã khẳng định cách mạng
xã hội chủ nghĩa đóng vai trò quyết định nhất đối với sự nghiệp giải phóng
miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Thế giới đổi thay, nhưng tư tưởng Hồ Chí
Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội vẫn còn nguyên giá trị và
nóng hổi tính thời sự.
Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước,
chúng tôi tập trung nghiên cứu sự vận dụng của Đảng cộng sản Việt Nam
về tư tưởng “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội” của Hồ Chí
Minh trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, thể hiện rõ nhất đó là độc
lập về chính tri – kinh tế, về văn hóa, và về đối ngoại, đồng thời là cơ sở để
Đảng ta giải quyết đúng đắn mối quan hệ dân tộc và giai cấp hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ
* Mục đích: Làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội và sự vận dụng của Đảng ta trong công cuộc đổi mới ở
Việt Nam hiện nay.
* Nhiệm vụ:
- Phân tích nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội.
- Làm rõ sự vận dụng của Đảng cộng sản Việt Nam về tư tưởng độc
lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trong công cuộc đổi mới nước ta
hiện nay.
4

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của đề tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Về phương pháp nghiên cứu, đề tài có sử dụng nhất quán các phương
pháp cụ thể như phân tích, tổng hợp, lôgic và lịch sử, khái quát hóa, hệ
thống hóa, so sánh…
5. Đóng góp của đề tài
Đề tài góp phần nghiên cứu làm phong phú thêm tư liệu tư tưởng Hồ
Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội và đặc biệt là
làm rõ sự vận dụng của Đảng ta về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa
xã hội trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay. Đề tài có thể làm tài liệu
tham khảo cho những ai quan tâm đến vấn đề này.
6. Kết cấu
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, đề tài gồm có 2
chương, 5 tiết
5
CHƯƠNG 1
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC
GẮN LIỀN VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
1.1 Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền
với chủ nghĩa xã hội
1.1.1. Truyền thống văn hóa dân tộc
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của nhân dân Việt Nam, thật
hiếm có những thời kỳ hòa bình lâu dài mà đó là những cuộc đấu tranh liên
tiếp chống bọn xâm lược bên ngoài để bảo vệ nền độc lập của đất nước,
những cuộc nổi dậy của nông dân chống bọn phong kiến trong nước. Vì
vậy dân tộc Việt Nam luôn có ý thức giữ nước, luôn luôn sẵn sàng đấu
tranh bảo vệ Tổ quốc.
Những cố gắng lớn lao của nhân dân ta từ thể kỷ này sang thể kỷ

khác nhằm chinh phục thiên nhiên và chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược để
sống còn, để dựng nước và giữ nước, để đưa đất nước phát triển đã tôi
luyện nên những truyền thống yêu nước, ý chí kiên cường, đoàn kết và
thống nhất, độc lập và tự chủ, yêu lao động và sáng tạo, bền bỉ và lạc quan.
Bởi vậy, chủ nghĩa yêu nước là truyền thống quý báu của dân tộc Việt
Nam. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng
thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to
lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán
nước và lũ cướp nước” [35, 484 - 485].
Tới giữa thể kỷ XIX, xã hội Việt Nam trải qua những thay đổi lớn
lao. Để bảo vệ những quyền lợi ích kỷ của giai cấp mình, tập đoàn phong
kiến Việt Nam, mà đại biểu là triều đình nhà Nguyễn, đã đầu hàng và thừa
nhận sự đô hộ của thực dân Pháp. Có thể nói, giai cấp phong kiến Việt
Nam đã không dám đi cùng với nhân dân, phát động nhân dân kháng chiến
6
để bảo vệ độc lập và chủ quyền dân tộc. Thời kỳ đó, giai cấp phong kiến
Việt Nam càng bộc lộ rõ hơn sự thối nát và bản chất phản động của nó.
Từ một quốc gia độc lập, thống nhất, có chủ quyền, Việt Nam biến
thành một nước thuộc địa, bị chia cắt và tên gọi cũng bị xóa đi trên bản đồ
thế giới. Trong bài báo viết năm 1924 về Cách mạng Nga và các dân tộc
thuộc địa, Hồ Chí Minh đã viết rằng: “con đỉa thực dân Pháp” thò ra hai cái
vòi, vừa hút máu nhân dân lao động Pháp vừa hút máu nhân dân Việt Nam.
Dưới ách áp bức và bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp và bọn phong kiến
tay sai, nhân dân Việt Nam bị biến thành nô lệ của chủ nghĩa tư bản Pháp.
Triều đình nhà Nguyễn đã đầu hàng thực dân Pháp, mặc dù bị khủng
bố và đàn áp khốc liệt nhưng nhân dân Việt Nam vẫn tiếp tục cầm vũ khí tiến
hành cuộc chiến đấu anh dũng chống lại những kẻ cướp nước và những tên
bán nước. Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp lan rộng ra khắp cả
nước. Với ý chí nhất định không chịu làm nô lệ, không chịu khuất phục nhân
dân ta đã anh dũng đứng lên chống thực dân, phong kiến dành độc lập cho

dân tộc. Tuy nhiên, tất cả các phong trào yêu nước lúc bấy giờ đều thất bại.
Thiên tài của Nguyễn Ái Quốc chính là ở chỗ, vượt lên tầm nhìn bị
ràng buộc của ý thức hệ Nho giáo hay hệ tư tưởng cải lương tư sản của các
bậc sĩ phu, những nhà yêu nước đương thời, Người đã mang đến cho dân
tộc Việt Nam sự thức tỉnh mới mang tính thời đại. Là người yêu nước,
thương dân, Nguyễn Ái Quốc sớm nhận ra sự giả dối giữa lời nói và hành
động của những kẻ nhân danh văn minh để khai hóa cho dân tộc mình.
Người hướng tới việc tìm cho ra nguồn gốc của mọi nỗi đau của dân tộc từ
bản chất kẻ thù - chủ nghĩa thực dân xâm lược. Trong quá trình tìm đường
cứu nước, cứu dân, từ khảo nghiệm, đúc kết kinh nghiệm trong nước và thế
giới, Người đã thâu tóm lý luận thời đại để hình thành nên một chiến lược,
một đường hướng cách mạng có khả năng giải quyết những đòi hỏi khách
quan đang đặt ra lúc bấy giờ của dân tộc Việt Nam. Theo đó, Người khẳng
7
định rằng: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường
nào khác con đường cách mạng vô sản”, “chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ
nghĩa cộng sản mới giải phóng các dân tộc bị áp bức và những người lao
động trên thế giới khỏi ách nô lệ” [23, 314]. Đó là con đường đấu tranh lâu
dài, gian khổ và phức tạp, đòi hỏi tất cả mọi người phải kiên định: “Trong
cuộc đấu tranh một mất một còn giữa một bên là giai cấp công nhân, nhân
dân lao động và các dân tộc bị áp bức với một bên là bọn đế quốc cùng bè
lũ tay sai bán nước, bọn phong kiến địa chủ và tư sản phản động, nhân dân
các nước cần có tinh thần cách mạng triệt để, luôn luôn giương cao ngọn cờ
của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, không sợ gian khổ, hy sinh, kiên quyết
đấu tranh đến cùng vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Từ đó Người
xác định con đường phát triển của cách mạng nước ta gắn độc lập dân tộc
với chủ nghĩa xã hội mà trong Cương lĩnh chính trị, Người viết: “Làm cách
mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”.
1.1.2. Tinh hoa văn hóa nhân loại
Về phương diện thực tiễn – lịch sử, khẳng định của Hồ Chí Minh về

con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của cách mạng Việt Nam, độc lập dân
tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội được đặt trên một nền hiểu biết sâu rộng
lịch sử của các cuộc cách mạng đã từng diễn ra trên thế giới. Trong tác
phẩm “Đường cách mệnh”, Hồ Chí Minh chia các cuộc cách mạng đó
thành ba loại: A. Tư bản cách mệnh (như cách mệnh Pháp năm 1789), B.
Dân tộc cách mệnh (như cách mệnh Ý 1859), C. Giai cấp cách mệnh (như
cách mệnh Nga 1917). Để đánh giá vị trí lịch sử và chức năng xã hội của
các cuộc cách mạng dân chủ tư sản, đặc biệt là cách mạng Pháp 1789 và
cách mạng Mỹ 1776, Hồ Chí Minh nhìn thấy và phát hiện rằng: Các cuộc
cách mạng đó đều là cách mạng tư sản và là những cuộc cách mạng không
triệt để, chẳng hạn “Mỹ tuy rằng cách mệnh thành công đã hơn 150 năm
nay, nhưng công nông vẫn cứ cực khổ, vẫn cứ lo tính cách mệnh lần thứ
8
hai”[21, 270]. Hoặc như cách mạng Pháp 1789 mặc dầu được xem là một
cuộc cách mạng tư sản điển hình, nhưng “cũng như cách mạng Mỹ, nghĩa
là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hòa dân chủ,
kỳ thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa.
Cách mệnh đã 4 lần rồi, mà nay công nông Pháp hẵng còn mưu cách mệnh
lần nữa mới hòng thoát khỏi vòng áp bức”[21, 280]
Trong quan niệm của Hồ chí Minh, tiêu chí hàng đầu để đánh giá tính
triệt để của một cuộc cách mạng không phải là những lý tưởng, khẩu hiệu
được nêu ra, mà là quy mô giải phóng quần chúng lao động bị áp bức. Cách
mạng dân chủ tư sản, do bản chất của nó, chỉ là sự thay thế một hình thức áp
bức, bóc lột khác, đại bộ phận người lao động vẫn sống kiếp ngựa trâu. Logíc
phát triển khách quan của lịch sử tất yếu dẫn đến một cuộc cách mạng khác
nhằm xóa bỏ sự thống trị của giai cấp tư sản, được quần chúng lao động từ địa
vị làm thuê thành người chủ chân chính thật sự của xã hội. Do những nhu cầu
nội tại khách quan, cách mạng Việt Nam không và sẽ không thể lặp lại những
vết lăn của cách mạng Mỹ 1776 và cách mạng Pháp 1789.
Qua quá trình tìm tòi và khảo nghiệm, Hồ Chí Minh đã chọn cách

mạng tháng Mười Nga, rằng chỉ có cách mạng Nga 1917 chỉ rõ con đường
đi tới của cách mạng Việt Nam. Trong cái nhìn của Hồ Chí Minh, cách
mạng tháng Mười Nga là một cuộc cách mạng giai cấp, nằm trong dòng
chảy liên tục của quá trình giải phóng con người. Xét về bản chất, cách
mạng tháng Mười như là một sự nổi trội, vượt xa và khác hẳn các cuộc
cách mạng từng diễn ra trong lịch sử trước đó. Đúng như nhận định của Hồ
Chí Minh: “Trong thế giới bấy giờ chỉ có cách mạng Nga là thành công và
thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc, tự do,
bình đẳng thật, không phải bình đẳng và giả dối như đế quốc Pháp khoe
khoang bên An Nam. Cách mệnh Nga đã đuổi được Vua, tư bản, địa chủ,
rồi lại ra sức cho công, nông các nước và dân bị áp bức các thuộc địa làm
9
nên cách mệnh để đập đổ tất cả đế quốc và tư bản trong thế giới” [21, 280].
Tính triệt để và nội dung nhân đạo của cách mạng tháng Mười sau này còn
được Hồ Chí Minh khẳng định lại. Nhờ cuộc cách mạng đó mà nhân dân
lao động đã làm chủ nước nhà, những dân tộc nhỏ yếu giành được độc lập,
ruộng đất trở về tay người cày.
Từ trong nội dung, cách mạng tháng Mười đồng thời giải quyết hàng
loạt các mâu thuẫn và thực hiện cùng một lúc sự nghiệp giải phóng giai cấp
và dân tộc, giải phóng lao động và con người – biến người nô lệ thành người
tự do. Nền dân chủ Xô viết với những thiết chế của mình đã vĩnh viễn xóa
bỏ những cơ sở kinh tế, đẻ ra tình trạng áp bức, bất công, bất bình đẳng xã
hội, thủ tiêu chế độ người bóc lột người. Từ đây con người được hoàn toàn
khẳng định với tư cách là chủ thể sáng tạo thực sự của lịch sử, các nhu cầu,
lợi ích của nó được thỏa mãn, phẩm giá được tôn trọng. Lý tưởng nhân đạo
“Vì con người, cho con người, do con người” được cách mạng tháng Mười
thực hiện một cách trọn vẹn trong đời sống thực tế và nâng lên một trình độ
mới: Chủ nghĩa nhân đạo hiện thực Cộng sản chủ nghĩa.
Sự so sánh về mặt lý luận và kinh nghiệm kiểm chứng lịch sử của
nhiều chế độ xã hội đương đại đã tạo cho sự lựa chọn con đường phát triển

cách mạng Việt Nam của Hồ Chí Minh có sức nặng thuyết phục, dễ đi vào
lòng người. Chính sự so sánh này đã dẫn Hồ Chí Minh đến một nhận thức
không thể khác được: cách mạng Việt Nam muốn thực hiện một cách triệt
để không có con đường nào khác con đường cách mạng tháng Mười. Chủ
trương “làm cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng để đi tới xã
hội cộng sản, là cả một quá trình nhận thức về lý luận và thực tiễn, suy
ngẫm và so sánh để rồi cuối cùng có một quyết định lựa chọn dứt khoát có
ảnh hưởng đến vận mệnh và tương lai của dân tộc.
10
1.1.3. Chủ nghĩa Mác - Lênin
Về phương diện lý luận, Hồ Chí Minh tìm thấy nhiều câu trả lời cho
tình thế cách mạng Việt Nam trong lý luận của Lênin, đặc biệt là những
vấn đề về dân tộc và thuộc địa, về khả năng và triển vọng tương lai của các
dân tộc phương Đông. Trong những điều kiện lịch sử mới, Lênin đã phát
triển tư tưởng cách mạng không ngừng của Mác, Ăngghen, luận chứng một
cách toàn diện khả năng đi tới chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển
tư bản chủ nghĩa của các dân tộc thuộc địa, có nền kinh tế lạc hậu, kém
phát triển. Trên nền lý luận chung đó, Hồ Chí Minh đã lĩnh hội những vấn
đề mấu chốt, cần thiết nhất cho nhân dân mình, dân tộc mình.
Xuất phát từ đặc điểm một nước thuộc địa và truyền thống dân tộc,
Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo tư tưởng cách mạng không ngừng của
Mác, Ăngghen và Lênin bằng việc đề ra đường lối cách mạng dân tộc dân
chủ nhân dân tiến lên chủ nghĩa xã hội, không qua chế độ tư bản chủ nghĩa.
Đây là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc thuộc phạm trù cách mạng vô
sản do giai cấp công nhân lãnh đạo nhằm mục đích đấu tranh cho độc lập
dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
So với Lênin, điểm mới trong tư tưởng cách mạng không ngừng của
Hồ Chí Minh là giai cấp công nhân không phải tiến hành hai cuộc cách
mạng chính trị như cách mạng Nga và cách mạng Trung Quốc. Sự thống
nhất biện chứng giữa giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp, giải phóng

con người được biểu hiện ở ngay trong nội dung cuộc cách mạng. Cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên chủ nghĩa xã hội là một quá trình
phát triển không ngừng của hai nhiệm vụ chiến lược trong một cuộc cách
mạng được tiến hành liên tục, xen kẽ và thúc đẩy lẫn nhau: giải phóng dân
tộc về mặt chính trị và giải phóng dân tộc về mặt kinh tế. Như vậy, cách
mạng không ngừng ở Việt Nam là một quá trình đấu tranh và biển đổi liên
tục, có thay đổi một phần về đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nhưng
11
không thay đổi phương hướng, mục tiêu, động lực, lực lượng và giai cấp
lãnh đạo.
Tư tưởng cách mạng không ngừng của Hồ Chí Minh – độc lập dân
tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội gắn liền với nhau là tổng hợp những quan
điểm chiến lược về chính trị, lý luận, về nhận thức và hành động của toàn
Đảng, toàn dân ta trong tiến trình cách mạng.
Hơn thế nữa, trong hoàn cảnh lịch sử của chính đất nước và bản thân,
sinh ra và lớn lên trong thời đại mà những mâu thuẫn bên trong của chủ
nghĩa tư bản, đế quốc đang gay gắt và sự vùng dậy của cách mạng phương
Đông, phát triển song song với phong trào đấu tranh của vô sản và lao động
ở các nước tư bản chủ nghĩa, Người sớm nhận ra mâu thuẫn cơ bản giữa
chủ nghĩa đế quốc với các dân tộc thuộc địa, giữa các đế quốc với đế quốc
và mối quan hệ giữa các thuộc địa với chính quốc và giữa các thuộc địa với
nhau. Người hiểu sâu sắc quan điểm nổi tiếng của Lênin khi cho rằng bước
vào thời đại của đế quốc chủ nghĩa và cách mạng vô sản, cách mạng thuộc
địa tuy vẫn mang nội dung dân tộc dân chủ nhưng không còn thuộc phạm
trù cách mạng tư sản kiểu cũ mà đã trở thành cách mạng tư sản dân chủ
kiểu mới, trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản, do Đảng
của giai cấp vô sản lãnh đạo. Hồ Chí Minh nói: “Trong phạm vi thời đại
ngày nay cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận khăng khít của cách
mạng vô sản trên phạm vi thế giới”.
Người khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có

con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Theo Hồ Chí Minh,
cách mạng vô sản với cách mạng giải phóng dân tộc là hai dòng thác của
một quá trình cách mạng. Hai dòng thác ấy không chắn ngang nhau hoặc
chảy ngược chiều nhau mà là hợp lưu trong dòng thác chung của cách
mạng thế giới. Với quan niệm đó, Người luôn tìm các nhân tố thống nhất
của hai dòng thác và chính Người là người đầu tiên thực hiện thành công sự
12
hợp lưu đó trong quá trình cách mạng Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám
1945 đến hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, giải
phóng hoàn toàn đất nước.
1.2 Vấn đề độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trong tư
tưởng Hồ Chí Minh
1.2.1. Nhận thức của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là sợi chỉ đỏ xuyên
suốt cách mạng Việt Nam, là một trong những nội dung cơ bản, cốt lõi
trong tư tưởng Hồ Chí Minh, là một nhân tố quyết định thắng lợi của cách
mạng việt Nam gần tám thập kỷ qua. Nhận thức của Hồ Chí Minh về độc
lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội đã trải qua một cuộc hành trình,
khảo nghiệm đầy gian khổ của Người, nhận thức đó dựa trên cơ sở của
truyền thống văn hóa dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại và chủ nghĩa Mác
– Lênin để hình thành.
Trước hết, theo Hồ Chí Minh độc lập dân tộc là quyền độc lập thực
sự, độc lập hoàn toàn về chính trị, kinh tế, văn hóa, an ninh quốc gia, toàn
vẹn lãnh thổ… Quyền độc lập dân tộc là thiêng liêng, bất khả xâm phạm.
Do vậy, bất cứ thế lực nào xâm lược đều bị đánh trả, bất cứ kẻ nào phá hoại
đều bị trừng trị. Lập trường và quan điểm trên của Hồ Chí Minh được thể
hiện nhất quán và kiên quyết giữ vững trong bất cứ tình huống nào. Đầu
tháng 2 năm 1946, Người nói với tướng R. Xalăng và cũng là với chính
phủ Pháp: “Độc lập về câu chữ đối với tôi không quan trọng. Điều quan

trọng đối với tôi là nội dung của nó. Tất nhiên chúng tôi muốn có nhiều sự
giao lưu kinh tế, các quan hệ văn hóa rộng hơn, muốn cán bộ, kỹ sư Pháp
làm việc trong mọi lĩnh vực, nhưng chúng tôi cũng muốn làm chủ ở nước
mình…cho dù cả thế giới chống lại chúng tôi, chúng tôi cũng không thể
chấp nhận làm nô lệ” [10, 130-131].
13
Nền độc lập thực sự và hoàn toàn phải được thực hiện một cách triệt
để theo nguyên tắc: nước Việt Nam của người Việt Nam, mọi vấn đề thuộc
quyền quốc gia Việt Nam đều do nhân dân Việt Nam tự giải quyết. Nhân
dân Việt Nam quyết không chấp nhận bất cứ sự can thiệp xâm lược nào của
nước ngoài. Mọi sự ủng hộ và giúp đỡ Việt Nam đều được hoan nghênh và
ghi nhận. Mọi sự áp đặt xâm phạm chủ quyền quốc gia đều bị từ chối. Đó
cũng là một trong những vấn đề trọng yếu có tính nguyên tắc. Như Hồ Chí
Minh đã nói với Anđrê Blăngsê, phóng viên báo Le Monde, tháng 1 năm
1946: “Chúng tôi đã sẵn sàng có nhiều điều nhân nhượng, nhất là về mặt
kinh tế. Điều chúng tôi muốn có ở các nhà giáo thì được, thầy tu thì không;
là cộng tác viên, học trò thì được, là nô lệ thì không; giáo sư, nhà báo thì
được, là nô lệ thì không; giáo sư, nhà báo, bác sĩ, kỹ sư chúng tôi cần có
nhiều không cần các viên quan cai trị nữa” [2, 105].
Độc lập dân tộc bao giờ cũng phải gắn với hòa bình, thống nhất đất
nước. Người nhấn mạnh: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một.
Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi.
Độc lập dân tộc phải gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân dân. Đây
là vấn đề cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc. Đó cũng là
hoài bão, lý tưởng cao đẹp mà Hồ Chí Minh theo đuổi trong suốt cuộc đời
hoạt động cách mạng, với mục tiêu cao nhất là làm cho nước ta được hoàn
toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo
mặc, ai cũng được học hành. Ngay sau khi nước nhà giành được độc lập,
Người chỉ rõ: “… nếu nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc,
tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì” [30,56]. “Dân chỉ biết rõ giá trị

của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ” [30, 152].
Độc lập cho dân tộc mình đồng thời phải tôn trọng và ủng hộ cuộc đấu
tranh cho độc lập, tự do của các dân tộc khác, phải nêu cao tinh thần quốc tế
trong sáng, chống lại mọi biểu hiện hẹp hòi, vị kỷ, sô vanh nước lớn.
14
Quan niệm đó đã hướng Hồ Chí Minh đi theo con đường chủ nghĩa
xã hội, vì chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản “mới cứu nhân loại,
đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc của sự tự
do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất” [29, 461]. Vì vậy,
“cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng xã hội chủ
nghĩa thì mới giành được thắng lợi hoàn toàn” [34, 30].
Hồ Chí Minh không đưa ra một định nghĩa về chủ nghĩa xã hội với
những mục tiêu đầy đủ, toàn diện, hoàn chỉnh của một mô hình lý tưởng
được xây dựng sẵn trong tư tưởng, nhận thức để từ đó “bắt thực tiễn phải
khuôn vào”. Ở Người, chủ nghĩa xã hội không chỉ là lý tưởng mà còn là
phong trào hiện thực với những mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể, thiết thực, đáp
ứng nguyện vọng của nhân dân và phù hợp với thực tiễn nước ta. Theo
Người: “Xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng
tốt, đó là chủ nghĩa xã hội” [33, 159], “chủ nghĩa xã hội là làm cho mọi
người dân được ấm no, hạnh phúc và học hành tiến bộ” [33, 97], “nói một
cách tóm tắt, mộc mạc, chủ nghĩa xã hội trước hết nhằm làm cho nhân dân
lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được
ấm no và sống cuộc đời hạnh phúc” [33, 17]. Như vậy theo Hồ Chí Minh,
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ để “ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”.
Về chính trị, chủ nghĩa xã hội là một chế độ xã hội do nhân dân lao
động làm chủ, mọi quyền lực thuộc về nhân dân, địa vị cao nhất là dân.
Dân có quyền, đồng thời có trách nhiệm và nghĩa vụ của người làm chủ.
Người chỉ rõ: “…chế độ xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa là chế độ
do nhân dân lao động làm chủ…” [32, 291].

Về kinh tế, chủ nghĩa xã hội có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực
lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu,
nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Theo
15
Hồ Chí Minh “chủ nghĩa xã hội là lấy nhà máy, xe lửa, ngân hàng…làm của
chung” [31, 226] và chủ nghĩa xã hội “gắn liền với sự phát triển khoa học và
kỹ thuật, với sự phát triển văn hóa của nhân dân” [32, 586].
Về văn hóa, chủ nghĩa xã hội là một xã hội phát triển cao về văn hóa,
đạo đức, trong đó con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất
công, có cuộc sống tinh thần phong phú, có điều kiện để phát triển hết mọi
khả năng của mình. Bởi vì, “…chỉ có trong chế độ xã hội chủ nghĩa thì mỗi
người mới có điều kiện để cải thiện đời sống của riêng mình, phát huy tính
cách riêng và sở trường riêng của mình” [32, 291].
Chủ nghĩa xã hội là một xã hội công bằng “một xã hội không có chế
độ người bóc lột người, một xã hội bình đẳng, nghĩa là ai cũng phải lao
động và có quyền lao động, ai làm nhiều thì hưởng nhiều, làm ít hưởng ít,
không làm không hưởng” [32, 23]; các dân tộc đều bình đẳng, miền núi
được giúp đỡ để tiến kịp miền xuôi; về đối ngoại, chủ nghĩa xã hội là hòa
bình, hữu nghị, làm bạn với tất cả các nước.
Như vậy, quan niệm của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội có sự gắn bó thống nhất và quan hệ biện chứng với nhau. Đó
tuy là hai giai đoạn kế tiếp nhau của một quá trình cách mạng, nhưng lại
không tách rời nhau, mà giai đoạn trước là sự chuẩn bị điều kiện cho giai
đoạn sau và giai đoạn sau là sự kế tục và hoàn thiện các mục tiêu của giai
đoạn trước. Với Hồ Chí Minh, sức mạnh của yếu tố dân tộc không chỉ là
sức mạnh truyền thống vốn có, mà đã phát triển, nâng lên một tầm cao mới,
nhờ biết kết hợp lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Thực tế đã chứng minh, trong
các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ giành độc lập của
đất nước, lý tưởng xã hội chủ nghĩa đã góp phần nhân lên sức mạnh tinh
thần của dân tộc, giúp nhân dân ta vượt qua bao gian khổ, hy sinh, hoàn

thành thắng lợi sự nghiệp cách mạng.
16
1.2.2. Mối quan hệ biện chứng giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
trong tư tưởng Hồ Chí Minh
Từ khi trở thành một người cộng sản, Hồ Chí Minh đã khẳng định
chỉ có chủ nghĩa xã hội mới giải phóng các dân tộc một cách hoàn toàn và
triệt để, chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho con
người sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no, hạnh phúc. Với nhận
thức trên, Hồ Chí Minh chọn con đường đi theo Cách mạng tháng Mười
Nga – con đường cách mạng vô sản, gắn độc lập với xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam.
Trong suốt quá trình cách mạng đó, mối quan hệ biện chứng thể hiện ở
chỗ, độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội và
chủ nghĩa xã hội là cơ sở đảm bảo vững chắc cho độc lập dân tộc. Nghiên
cứu mối quan hệ biện chứng giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong tư
tưởng Hồ Chí Minh được thể hiện qua mối quan hệ giữa ba cuộc cách mạng:
cách mạng dân tộc, cách mạng dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Có
thể nói đây là một quá trình phát triển liên tục của cách mạng nước ta.
Trước hết, là mối quan hệ giữa cách mạng dân tộc với cách mạng
dân chủ. Có thể lấy cách mạng Nga và cách mạng Trung Quốc làm điểm so
sánh. Nước Nga sa hoàng là một nước độc lập, đế quốc tư bản bậc trung.
Vì là nước độc lập, cho nên cách mạng Nga không phải giải quyết vấn đề
dân tộc. Tuy vậy, cách mạng Nga năm 1917 đã trải qua hai lần giải quyết
chính quyền: Cách mạng tháng Hai (1917) chính quyền rơi vào tay giai cấp
tư sản; thắng lợi của cách mạng tháng Mười (7/11/1917), công nông Nga
mới giành được chính quyền về tay mình. Ở Trung Quốc những năm 1937–
1945, Quốc – Cộng hợp tác lần thứ hai để chống phát xít Nhật. Sau khi
Nhật Bản đầu hàng Đồng minh (8/1945), chính quyền thuộc về Quốc dân
Đảng do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo. Đến ngày 1/10/1949, sau khi quân
17

giải phóng nhân dân Trung Quốc đẩy Quốc dân Đảng ra Đài Loan, chính
quyền mới thuộc về tay công nông.
Ở Đông Dương, căn cứ tình hình tiến triển cách mạng chung trên thế
giới, trong Nghị quyết về cách mạng Đông Dương (9–1929), Quốc tế Cộng
sản chỉ rõ: Trong giai đoạn đầu của cuộc cách mạng đó chỉ có thể tư sản
dân chủ, nghĩa là trong giai đoạn đó nó chưa thể giải quyết những vấn đề
trực tiếp xã hội chủ nghĩa… Tính chất của nó, cách mạng Đông Dương
phải là và sẽ là một cuộc cách mạng ruộng đất và phản đế.
Việt Nam là nước thuộc địa, nửa phong kiến, nghĩa là hoàn cảnh
khác Nga và Trung Quốc, nên đòi hỏi Hồ Chí Minh phải vận dụng sáng tạo
kinh nghiệm cách mạng Nga, cách mạng Trung Quốc và Nghị quyết của
Quốc tế cộng sản trong tiến trình cách mạng Việt Nam nhằm đảm bảo
thắng lợi, đồng thời góp phần vào thắng lợi chung của cách mạng thế giới.
Do đó, khi thành lập Đảng, Hồ Chí Minh “chủ trương làm tư sản dân quyền
cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Cuộc cách
mạng mà Hồ Chí Minh chủ trương mang tính chất một cuộc cách mạng vô
sản ở nước thuộc địa, nửa phong kiến, có nền kinh tế chưa phát triển. Cuộc
cách mạng đó có ba nhiệm vụ cơ bản được tiến hành khăng khít với nhau,
nhưng không nhất loạt ngang hàng nhau:
Một là, đánh đuổi thực dân đế quốc Pháp, giành lại độc lập cho dân tộc;
Hai là, đánh đổ chính quyền tay sai của thực dân Pháp (phong kiến
đương quyền, tầng lớp đại địa chủ và đại tư sản việt Nam) thực hiện khẩu
hiệu “người cày có ruộng” và các quyền dân chủ cơ bản cho nhân dân.
Ba là, tiến hành từng bước xây dựng đất nước độc lập, không ngừng
nâng cao đời sống vật chất và văn hóa cho nhân dân, hướng theo mục đích
“đi tới xã hội cộng sản”.
Ba nhiệm vụ cơ bản nói trên được chỉ đạo thực hiện lồng ghép khăng
khít, xen kẽ với nhau thành hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng:
18
- Chiến lược giải phóng dân tộc chủ yếu về mặt chính trị - độc lập

dân tộc.
- Chiến lược giải phóng dân tộc chủ yếu về mặt kinh tế - tức là xây
dựng chủ nghĩa xã hội
Khi đất nước đã giành được độc lập toàn vẹn và tiếp tục sự nghiệp
xây dựng chủ nghĩa xã hội thì hai nhiệm vụ chiến lược đó có vị trí ngược
lại là xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ độc lập dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Hai nhiệm vị chiến lược nói trên là nội dung của chiến lược cách mạng
dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đó là chiến lược của cách
mạng Việt Nam – độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội có mối quan hệ biện
chứng không thể tách rời: không có độc lập thực sự thì không thể xây dựng
đất nước theo xã hội xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, xây dựng chủ nghĩa xã hội
để đi tới xã hội cộng sản thành công thì độc lập dân tộc thực sự vững bền và
vị thế của đất nước vững vàng, đời sống vật chất và tinh thần của mọi người
dân sẽ được bảo đảm và không ngừng được nâng cao. Cho nên giành độc lập
dân tộc là mục tiêu trước mắt và xây dựng chủ nghĩa xã hội “để đi tới xã hội
cộng sản” là mục tiêu lâu dài của cách mạng Việt Nam.
Bởi độc lập dân tộc là mục tiêu trước mắt nên trong Kính cáo đồng
bào từ nước ngoài gửi về (6/6/1941), Nguyễn Ái Quốc đã viết: “Trong lúc
này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy. Chúng ta phải đoàn kết
lại đánh đổ bọn đế quốc và bọn Việt gian đặng cứu giống nòi ra khỏi nước
sôi lửa bỏng” [24, 198]. Quán triệt tư tưởng đó, Nghị quyết của Hội nghị
Ban Chấp hành Trung ương lần thứ tám (5-1941) đã khẳng định: “Trong
lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi
được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia
dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp
đến vạn năm cũng không đòi lại được” [8, 113].
19
Vị trí của độc lập dân tộc như C.Mác đã từng dạy: Không khôi phục
lại độc lập và thống nhất cho từng dân tộc thì về phương diện quốc tế
không thể thực hiện được sự đoàn kết của giai cấp vô sản và sự hợp tác

giữa các dân tộc để đạt được mục tiêu chung là giải phóng toàn thể xã hội
khỏi ách bóc lột, áp bức và khỏi những cuộc đấu tranh giai cấp.
Theo Hồ Chí Minh, trong sự nghiệp giành độc lập dân tộc, thì vấn đề
dân tộc và vấn đề dân chủ là hai nhiệm vụ cơ bản cần được tiến hành khăng
khít với nhau, nhưng không tiến hành song song nhất loạt ngang nhau. Ưu
tiên vấn đề dân tộc vì đó là sự nghiệp giải phóng toàn dân, không phân biệt
giai cấp, dân tộc, tôn giáo, giàu nghèo. Hễ ai là người Việt Nam đều được đổi
đời, từ người dân mất nước thành người làm chủ đất nước. Còn vấn đề dân
chủ phải phục vụ cho nhiệm vụ dân tộc. Do vậy, để huy động lòng yêu nước
của giai cấp nông dân và các tầng lớp địa chủ vừa và nhỏ vào việc cứu nước,
ngay trong Cương lĩnh thành lập Đảng, Hồ Chí Minh đã viết: “Đảng phải thu
phục cho được đại bộ phận dân cày và phải dựa vào dân cày nghèo làm thổ
địa cách mạng, đánh trúc bọn đại địa chủ và phong kiến” [24, 3].
Khi có điều kiện tiến hành cách mạng ruộng đất, Hồ Chí Minh chủ
trương dựa hẳn vào bần cố nông, đoàn kết chặt chẽ với trung nông, liên
hiệp với phú nông, tiêu diệt chế độ bóc lột phong kiến từng bước và có
phân biệt, phát triển sản xuất, đẩy mạnh kháng chiến. Theo Hồ Chí Minh,
trong khi thực hiện cải cách ruộng đất phải phân biệt đỗi đãi với địa chủ tùy
thái độ chính trị của mỗi người. Nghĩa là dùng chính sách phân biệt: tịch
thu, trưng thu, trưng mua, kêu gọi hiến điền để tự cải tạo thành phần xã hội
mà không dùng chính sách tịch thu cả loạt hay trưng thu cả loạt. Chính
sách cải cách ruộng đất nói trên của Người vừa thỏa mãn yêu cầu của nông
dân về ruộng đất, vừa củng cố liên minh công nông và trí thức, vừa củng cố
và phát triển Mặt trận dân tộc thống nhất. Chủ trương đúng đắn ấy rất có
“lợi cho kháng chiến và lợi cho sản xuất”.
20
Trên thực tế, sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945,
chính quyền mới đã chia cho dân nghèo không có ruộng hoặc thiếu ruộng,
tạm cấp ruộng đất vắng chủ cho nông dân cày cấy, chia lại công điền, công
thổ cho cả nam lẫn nữ và buộc chủ ruộng phải giảm tô 25% cho nông dân.

Ngoài dân chủ về kinh tế, các mặt dân chủ khác như dân chủ chính trị
cũng được triệt để thực hiện. Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, ngày 6 tháng
1 năm 1946, toàn dân Việt Nam, từ 18 tuổi trở lên đã tham gia tổng tuyển cử
bầu ra Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và Quốc hội đã bầu chính
phủ do chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu. Các nhân sĩ, trí thức của dân tộc, dù
trước đây có tham gia chính quyền thực dân, phong kiến nhưng có lòng yêu
nước đều được chính quyền mới trọng dụng. Đại bộ phận nhân tài đất nước,
các đảng phái yêu nước đã đoàn kết dưới ngọn cờ đỏ sao vàng, quyết tâm
kháng chiến thắng lợi, kiến quốc thành công. Những việc làm nói trên cho
thấy, Hồ Chí Minh nắm vững tư tưởng của Ăngghen về vấn đề dân chủ rằng,
trước hết cách mạng phải tạo ra một chế độ dân chủ và nhờ đó mà trực tiếp
hoặc gián tiếp tạo ra quyền thống trị chính trị của giai cấp vô sản. Sau này,
Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Thực hành dân chủ là cái chìa khóa vạn năng có thể
giải quyết mọi khó khăn” [28, 249].
Tiếp theo là mối quan hệ giữa cách mạng dân tộc dân chủ với cách
mạng xã hội chủ nghĩa. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên chủ
nghĩa xã hội mà Hồ Chí Minh chủ trương không phải là một cuộc cách
mạng dân chủ tư sản kiểu mới, trong đó nhiệm vụ phản phong làm trước
nhiệm vụ phản đế như Chỉ thị Quốc tế Cộng sản về cách mạng Đông
Dương (12/ 1929) và Luận cương Chính trị (10/1930) đã chỉ ra.
Theo Hồ Chí Minh, tư sản dân quyền cách mệnh và thổ địa cách
mệnh để đi tới xã hội cộng sản lấy nhiệm vụ chống đế quốc và tay sai làm
đối tượng đấu tranh và xóa bỏ trước tiên. Nhiệm vụ chống phong kiến “rải
ra” làm từng bước, nhằm phục vụ mục tiêu giải phóng dân tộc. Sau khi
21

×