Website: Email : Tel : 0918.775.368
Lời nói đầu
Những năm qua, thực hiện đường lối mở cửa, kim ngạch xuất khẩu của
Việt Nam không ngừng gia tăng.Hoạt động xuất nhập khẩu không ngừng phát
triển đã thúc đẩy dịch vụ giao nhận vận tải phát triển. Ngành dịch vụ giao
nhận vận tải là một ngành dịch vụ còn mới mẻ mới xuất hiện tại nước ta trong
khoảng 20 năm trở lại đây nhưng đây là ngành dịch vụ được đánh giá là có
tốc độ tăng trưởng rất cao trong thời gian tới cùng với sự tăng trưởng của hoạt
động xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó dịch vụ giao nhận vận tải còn là ngành phù
hợp với điều kiện của nước ta và có thể tận dụng ưu thế về vị trí địa lí để phát
triển thành ngành kinh tế có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế
và có đóng góp lớn cho nền kinh tế quốc dân.Kinh doanh dịch vụ giao nhận
vận tải của Việt Nam hiện nay rất đa dạng và phong phú với nhiều thành
phần, nhiều dịch vụ được cung cấp, đáp ứng nhu cầu đặt ra trong vận chuyển
của xã hội đặc biệt là hang hoá xuất nhập khẩu. Song thực tế cho thấy hoạt
động giao nhận vận tải ở Việt Nam những năm qua còn nhiều bất cập mà nổi
trội hơn cả là hiệu quả hoạt động.Phát triển đa dạng, phong phú dịch vụ cung
cấp nhưng hiệu quả không cao do nguyên nhân chủ yếu chính là phương thức
kinh doanh chưa thích hợp. Vì vậy thực tiễn đòi hỏi cần có phương thức kinh
doanh mới tiên tiến nhằm tiết kiệm tất cả các chi phí phát sinh hoặc có thể
phát sinh trong giao nhận vận tải để đạt hiệu quả cao nhất trong kinh doanh.
Logistics chính là phương thức kinh doanh tiên tiến cần được nghiên cứu để
áp dụng và phát triển trong các doanh nghiệp kinh doanh giao nhận vận tải ở
Việt Nam.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trên và đây là một lĩnh vực khá mới mẻ
ở Việt Nam, với kinh nghiệm còn rất hạn chế của mình, em chỉ xin nêu ra một
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
vài hiểu biết của mình về lĩnh vực này trong đề án môn học : “Phát triển dịch
vụ giao nhận vận tải ở Việt Nam”
Đề án gồm 2 phần chính:
Chương I: Cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ giao nhận vận tải ở Việt
Nam.
Chương II: Thực trạng và biện pháp phát triển dịch vụ giao nhận vận tải
ở Việt Nam.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Thương Mại và Kinh
tế quốc tế đã cung cấp cho em những kiến thức trong những năm học vừa qua,
đặc biệt em xin cảm ơn GS.TS Hoàng Đức Thân đã giúp đỡ tận tình trong quá
trình em làm đề án.
Mặc dù đã rất cố gắng, song đề án chắc chắn còn thiếu sót, em rất mong
nhận được sự góp ý từ các thầy cô giáo để có thể hoàn chỉnh hơn đề án của
mình.
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chương I: Cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ giao nhận
vận tải ở Việt Nam
1.1.Bản chất của dịch vụ giao nhận vận tải:
1.1.1.Khái niệm về dịch vụ giao nhận vận tải:
1.1.1.1.Khái niệm về Logistics:
Logistics là gì? Đây là một khái niệm còn mới mẻ đối với phần lớn
người Việt Nam tuy nhiên trên thế giới thuật ngữ logistics đã xuất hiện từ lâu.
Lúc mới đầu du nhập vào Việt Nam, nhiều người cho rằng logistics là hậu cần
hay tiếp nhận hoặc tổ chức dịch vụ cung ứng…
Theo hội đồng quản trị logistics Mỹ- 1988: Logistics là quá trình lên kế
hoạch, thực hiện và kiểm soát hiệu quả, tiết kiệm chi phí của dòng lưu chuyển
và lưu trữ nguyên vật liệu, hàng tồn, thành phẩm và các thông tin liên quan từ
điểm xuất xứ đến điểm tiêu thụ, nhằm mục đích thoả mãn những yêu cầu của
khách hàng.
Theo Hội đồng Quản lý dịch vụ Logistics (CLM) quốc tế (Hội đồng này
thiết lập các nguyên tắc, thể lệ, nội dung mà các DN cung cấp dịch vụ
Logistics các nước thường áp dụng và chịu quy chế của Hội đồng này)
“Logistics là một phần của quá trình cung cấp dây chuyền bao gồm lập kế
hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm soát hiệu quả, lưu thông hiệu quả và lưu giữ
các loại hàng hoá, dịch vụ và có liên quan đến thông tin từ điểm cung cấp cơ
bản đến các điểm tiêu thụ để đáp ứng các nhu cầu của khách hàng”
Luật Thương Mại Việt Nam năm 2005 không đưa ra khái niệm
“logistics” mà đưa ra khái niệm “dịch vụ logistics” như sau: Dịch vụ logistics
là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ
tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi
ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo
thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao (Điều 233- Luật Thương mại
Việt Nam năm 2005)
Qua các khái niệm trên, ta thấy rằng tuy có sự khác nhau về từ ngữ và
cách diễn đạt, nhưng các tác giả đều cho rằng: logistics là hoạt động quản lý
dòng lưu chuyển của nguyên vật liệu từ khâu mua sắm qua quá trình lưu kho,
sản xuất ra sản phẩm và phân phối đến tay người tiêu dùng. Mục đích là giảm
tối đa chi phí phát sinh hoặc sẽ phát sinh với một thời gian ngắn nhất trong
quá trình vận động của nguyên vật liệu phục vụ sản xuất cũng như phân phối
hàng hoá một cách kịp thời ( Just in time).
1.1.1.2.Khái niệm về dịch vụ giao nhận vận tải:
Trong các yếu tố cấu thành chuỗi logistics thì giao nhận vận tải là khâu
quan trọng nhất. Chi phí giao nhận vận tải thường chiếm tới hơn 1/3 tổng chi
phí của logistics.Muốn giảm chi phí của logistics phải giảm chi phí khâu giao
nhận vận tải từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ khác nhau trên thị trường. Việc
giao nhận vận tải phải đảm bảo thời gian giao hàng, phải đảm bảo cung ứng
nguyên vật liệu cho sản xuất kịp thời, đúng lúc. Từ đó giảm đến mức thấp
nhất chi phí, thiệt hại do lưu kho, tồn đọng sản phẩm để làm giảm chi phí
logistics nói chung.
Giao nhận vẩn tải là yếu tố rất cần và không thể thiếu được trong
logistics, yêu cầu này xuất phát từ xu hướng chuyên môn hoá trong hoạt động
sản xuất kinh doanh của xã hội. Vận tải là người cung cấp các phương tiện,
dịch vụ nhằm di chuyển nguồn nguyên liệu đó từ nơi cung cấp đến nơi doanh
nghiệp cần.Tại đó,nguyên liệu được sản xuất, chế biến thành sản phẩm và
giao nhận vận tải lại một lần nữa làm công việc cung cấp hệ thống phân phối
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
vật chất cho sản phẩm. Như vậy, giao nhận vận tải đảm nhận việc di chuyển
nguyên liệu vào trong doanh nghiệp sau đó phân phối sản phẩm từ doanh
nghiệp ra thị trường đã tạo thành một vòng tuần hoàn trong hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong sản xuất kinh doanh, một doanh nghiệp khó có thể tự mình thoả
mãn nhu cầu về giao nhận vận tải, trên thực tế, nhu cầu này phổ biến do người
giao nhận vận tải đáp ứng. Người cung cấp dịch vụ giao nhận vận tải hoạt
động hoàn toàn độc lập đáp ứng nhu cầu vận chuyển nguyên vật liệu vào
doanh nghiệp hay thành phẩm ra khỏi doanh nghiệp. Người kinh doanh giao
nhận vận tải hoạt động hoàn toàn độc lập cho nên cũng độc lập trong việc thu
lợi nhuận từ việc cung cấp các dịch vụ theo yêu cầu của các doanh nghiệp.
Người kinh doanh doanh dịch vụ giao nhận vận tải chuyên cung cấp các dịch
vụ cho các doanh nghiệp được gọi là nhà trung gian chuyên nghiệp. Một kênh
logistics có thể được tạo bởi một số nhà trung gian chuyên nghiệp như người
giao nhận( freight forwarders); Người kinh doanh vận tải công cộng không có
tầu (Non vessl operating common Carrier – NVOCC); Các công ty quản lý
xuất khẩu ( Export management companies – EMCs); Các công ty thương
mại xuất khẩu ( Export trading companies – ETCs) hay người đóng gói hàng
xuất khẩu hoặc môi giới hải quan,… và sự thành bại của mỗi nhà trung gian
chuyên nghiệp được quyết định bởi sự thành bại của toàn bộ kênh logistics.Có
thể nói giao nhận vận tải là yếu tố cơ bản của logistics và là bộ phận có vai trò
quan trọng trong hoạt động chuỗi logistics.
Giao nhận vận tải là tổng thể các loại hình phương thức vận tải nhằm
mục đích vận chuyển hàng hoá từ nơi này đến nơi khác để đạt được các mục
tiêu thương mại của các bên.Trong buôn bán quốc tế là người bán và người
mua thuờng ở cách xa nhau. Do đó người vận tải đảm nhận việc di chuyển
hàng hoá giữa người mua và người bán, đây là một khâu rất quan trọng, bảo
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
đảm hàng hoá đến tay người mua,việc hợp đồng mua bán có thực hiện được
hay không phụ thuộc rất nhiều vào khâu này. Hoạt động nghiệp vụ này bao
gồm một loạt các công việc như : đưa hàng ra cảng, làm thủ tục gửi hàng, tổ
chức xếp dỡ, giao hàng cho người nhận ở nơi đến… liên quan đến quá trình
vận chuyển. Tất cả các công việc này được gọi chung là “ Nghiệp vụ giao
nhận- Forwarding”.
Nội dung cơ bản của giao nhận:
-Nghiệp vụ giao nhận truyền thống:
Chủ yếu là các khâu nghiệp vụ do chủ hàng trực tiếp thực hiên theo
nghĩa vụ của mình được quy định trong hợp đồng, bao gồm:
Tổ chức chuyên chở ,xếp dỡ, hàng hoá từ nơi sản xuất đến các điểm đầu
mối vận tải và ngược lại.
Lập các chứng từ có liên quan đến giao nhận vận chuyển nhằm bảo vệ
quyền lợi của chủ hàng.
Theo dõi và giải quyết những khiếu nại về hàng hoá trong quá trình giao
nhận vận tải, đồng thời thanh toán các chi phí có liên quan đến giao nhận.
-Nghiệp vụ giao nhận quốc tế- Dịch vụ giao nhận:
Trừ trường hợp người gửi hàng (hoặc người nhận hàng muốn tự mình
thực hiện bất cứ khâu thủ tục và chứng từ nào), còn lại thông thường người
giao nhận thay mặt chủ hàng lo liệu quá trình vận tải qua các cung đoạn.
Người giao nhận có thể trực tiếp thực hiện các dịch vụ thông qua các đại lý
của họ hoặc thông qua những người ký hợp đồng phục vụ).
Người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá có thể thay mặt người xuất khẩu
hoặc người nhập khẩu hoặc thay mặt cả hai để thực hiện các dịch vụ:
Nhận uỷ thác giao nhận vận tải trong và ngoài nước bằng các phương
tiện khác nhau với các loại hàng hoá XNK, hàng nội chợ, hàng triển lãm
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
ngoại giao, quá cảnh , công trình, hàng tư nhân đóng trong Container, hàng
bao kiện rời.
Làm đầu mối vận tải đa phương thức: kết hợp sử dụng nhiều phương tiện
vận tải để đưa hàng đi bất cứ nơi nào theo yêu cầu của chủ hàng.
Thực hiện mọi dịch vụ có liên quan đến giao nhận vận tải như: Lưu cước
tàu chợ, thuê tàu chuyến, thuê các phương tiện vận tải khác, mua bảo hiểm
cho hàng hoá XNK, bảo quản hàng, tái chế, đóng gói, thu gom hoặc chia lẻ
hàng. Thuê hoặc cho thuê vỏ Container, giao hàng đến tận cơ sở sản xuất,
hoặc địa điểm tiêu thụ.
Làm thủ tục tư vấn cho các nhà kinh doanh XNK về mọi vấn đề liên
quan đến giao nhận vận tải và bảo hiểm… Nhận uỷ thác và thu gom hàng
XNK.
1.1.2.Phân loại vầ đặc điểm của dịch vụ giao nhận vận tải
1.1.2.1.Vận tải biển:
Vận tải đường biển ra đời khá sớm so với các phương thức vận tải
khác. Ngay từ thế kỷ thứ V trước công nguyên con người đã biết lợi dụng
biển làm các tuyến đường giao thông để giao lưu các vùng các miền, các quốc
gia với nhau trên thế giới. Cho đến nay vận tải biển được phát triển mạnh và
trở thành ngành vận tải hiện đại trong hệ thống vận tải quốc tế.
Vận tải đường biển có vai trò rất quan trọng trong việc vận chuyển hàng
hoá giữa các quốc gia, các vùng lãnh thổ với nhau. Trên thế giới có khoảng
85% tổng khối luợng hàng hoá buôn bán quốc tế vận chuyển bằng đường
biển.
Đặc điểm của vận tải biển:
- Vận tải đường biển có thể phục vụ chuyên chở tất cả các loại hàng hoá
trong buôn bán quốc tế.
-Các tuyến đường vận tải trên biển hầu hết là những tuyến đường giao
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
thông tự nhiên.
- Năng lực chuyên chở của vận tải đường biển rất lớn. Nhìn chung năng
lực chuyên chở của công cụ vận tải đường biển (tàu biển) không bị hạn chế như
các công cụ của các phương thức vận tải khác.
- Ưu điểm nổi bật của vận tải đường biển là giá thành thấp. Tuy nhiên,
vận tải đường biển có một số nhược điểm:
Vận tải đường biển phụ thuộc rất nhiều vào điệu kiện tự nhiên.
- Tốc độ của tàu biển còn thấp và việc tăng tốc độ khai thác của tàu biển
còn bị hạn chế
Từ những đặc điểm kinh tế kỹ thuật nói trên của vận tải đường biển, ta có
thể rút ra kết luận một cách tổng quát về phạm vi áp dụng như sau:
- Vận tải đường biển thích hợp với chuyên chở hàng hoá trong buôn bán
quốc tế.
- Vận tải đường biển thích hợp với chuyên chở hàng hoá có khối lượng
lớn, chuyên chở trên cự ly dài nhưng không đòi hởi thời gian giao hàng nhanh
chóng.
Tác dụng của vận tải biển:
Góp phần quan trọng làm thay đổi cơ cấu mặt hàng, nguồn hàng trong
buôn bán quốc tế.
Thông qua vận tải đường biển mà quan hệ buôn bán với các nước được
mở rộng
Cảng biển là đầu mối giao thông, là một mắt xích quan trọng và một bộ
phận quan trọng của vận tải đường biển.
- Vận tải đường biển là yếu tố không tách rời buôn bán quốc tế.
- Vận tải đường biển thúc đẩy buôn bán quốc tế phát triển.
- Vận tải đường biển phát triển góp phần làm thay đổi cơ cấu hàng
hoá và cơ cấu thị trường trong buôn bán quốc tế.
8
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Vận tải đường biển tác động tới cán cân thanh toán quốc tế.
1.1.2.2.Vận tải container:
Container là loại công cụ chứa hàng, khối hộp chữ nhật được làm bằng
gỗ hoặc bằng kim loại, có kích thước tiêu chuẩn hoá, dùng được nhiều lần và
có sức chứa lớn.
Tháng 6 năm 1964, Uỷ ban kỹ thuật của tổ chức ISO (International
Standarzing Organization) đã đưa ra định nghĩa tổng quát về container. Cho
đến nay, các nước trên thế giới đều áp dụng định nghĩa này của ISO.
Theo ISO - Container là một dụng cụ vận tải có các đặc điểm:
- Có hình dáng cố định, bền chắc, để được sử dựng nhiều lần.
- Có cấu tạo đặc biệt để thuận tiện cho việc chuyên chở bằng một hoặc
nhiều phương tiện vận tải, hàng hóa không phải xếp dỡ ở cảng dọc đường.
- Có thiết bị riêng để thuận tiện cho việc xếp dỡ và thay đổi từ công cụ
vận tải này sang công cụ vận tải khác.
- Có cấu tạo đặc biệt để thuận tiện cho việc xếp hàng vào và dỡ hàng
ra.
- Có dung tích không ít hơn 1m
3 .
Tiêu chuẩn Container:
Để phương thức chuyên chở container được phát triển và áp dụng
rộng rãi đòi hỏi tiến hành nhiều tiêu chuẩn hoá bản thân container. Nội
dung tiêu chuẩn hóa container gồm có:
- Hình thức bên ngoài.
- Trọng lượng container.
- Kết cấu móc, cửa, khoá container......
Hiện tại nhiều tổ chức thế giới nghiên cứu tiêu chuẩn hóa container,
song tổ chức ISO vẫn đóng vai trò quan trọng nhất. Năm 1967, tai
9
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Moscow, đại diện tổ chức tiêu chuẩn hóa của 16 nước là hội viên ISO đã
chấp nhận tiêu chuẩn hoá container của ủy ban kỹ thuật thuộc ISO.
Container là một loại thiết bị vận tải.
Có tính bền chắc, đáp ứng nhu cầu sử dụng nhiều lần.
Có cấu tạo riêng biệt thuận lợi cho chuyên chở hàng bằng nhiều phương
thức vận tải mà không phải dỡ hàng ra và đóng gói lại dọc đường.
Được thiết kế thuận tiên, để dễ dàng cho việc bốc dỡ, chuyền tải.
Có thể chứa bên trong 1m
3
hoặc hơn.
Các yếu tố kỹ thuật của hệ thống vận tải Container:
Ga, cảng Container : Các điểm vận tải phục vụ chuyên chở Container
phải có diện tích rộng, có các trang thiết bị chuyên dụng để xếp dỡ, sắp đặt
Container. Trạm Container là nơi giao nhận, bảo quản hàng hoá, bảo quản
Container, là nơi tiến hành các thủ tục hải quan, kiểm tra hàng hoá XNK.
Công cụ xếp dỡ Container: so với quy trình xếp dỡ hàng hoá thông
thường, quy trình kỹ thuật xếp dỡ Container lên xuống phương tiện vận tải
hoặc ở các kho bãi có sự khác biệt. Xét theo công dung, ta có thể chia thành 3
nhóm:
Công cụ phục vụ xếp dỡ Container lên xuống các phương tiện vận tải.
Công cụ phục vụ việc sắp xếp Container tại các kho bãi Container.
Công cụ xếp dỡ phục vụ việc xếp, dỡ hàng hoá ra, vào Container tại các
trạm CFS ( Container Frieght Station)
1.1.2.3.Vận tải đa phương thức:
Khái niệm: Vận tải đa phương thức là một phương pháp vận tải, trong đó
hàng hoá được vận chuyển bằng hai hay nhiều phương thức vận tải khác
nhau, trên cơ sở một chứng từ vận tải, một chế độ trách nghiệm và chỉ một
người chịu trách nghiệm về hàng hoá trong suốt quá trình vận chuyển chở từ
10
Website: Email : Tel : 0918.775.368
một địa điệm nhận hàng để chở ở nuớc này đến một địa điểm giao hàng ở
nuớc khác.
Vận tải đa phương thức quốc tế dựa trên một hợp đồng đơn nhất và
được thể hiện trên một chứng từ đơn nhất (Multimodal transport document)
hoặc một vận đơn vận tải đa phương thức (Multimodal transport Bill of
Lading) hay vận đơn vận tải liên hợp (Combined transport Bill of Lading).
- Người kinh doanh vận tải đa phương thức (Multimodal Transport
Operator - MTO) hành động như người chủ ủy thác chứ không phải như đại
lý của người gửi hàng hay đại lý của người chuyên chở tham gia vào vận tải
đa phương thức.
-Người kinh doanh vận tải đa phương thức là người phải chịu trách
nhiệm đối với hàng hóa trong một quá trình vận chuyển từ khi nhận hàng để
chuyên chở cho tới khi giao xong hàng cho người nhận kể cả việc chậm giao
hàng ở nơi đến.
Như vậy, MTO chịu trách nhiệm đối với hàng hóa theo một chế độ trách
nhiệm (Rigime of Liability) nhất định.
Chế độ trách nhiệm của MTO có thể là chế độ trách nhiệm thống nhất
(Uniform Liabilitty System) hoặc chế độ trách nhiệm từng chặng (Network
Liability System) tùy theo sự thoả thuận của hai bên.
Trong vận tải đa phương thức quốc tế, nơi nhận hàng để chở và nơi giao
hàng thường ở những nước khác nhau và hàng hóa thường được vận chuyển
bằng những dụng cụ vận tải như container, palet, trailer....
Các hình thức vận tải đa phương tiện chủ yếu:
Sea/ air: Vận tải đường biển gắn với vận tải hàng không.
Air/Road: Sự kết hợp giữa vận tải hàng không và vận tải ô tô.
Rail/Road: Sự kết hợp giữa tốc độ của vận tải đường sắt với tính cơ động của ôtô.
11
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Mini/ Bridge: Container được vận chuyển từ cảng này đến cảng khác,
sau đó đuợc chuyển bằng đường sắt cảng thứ 2 của nước đến theo một vận
đơn đi suốt do người chuyên chở đường biển cấp.
1.2. Nhân tố ảnh hưởng đến thị trường giao nhận vận tải tại Việt Nam.
1.2.1Nhân tố kinh tế:
Cũng giống như tất cả các ngành khác trong nền kinh tế Quốc dân, nhân
tố kinh tế là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu tác động đến sự
phát triển của ngành dịch vụ giao nhận vận tải. Sự tăng trưởng hay suy thoái
của nền kinh tế có tác động đến quy mô thị trường. Khi nền kinh tế tăng
trưởng, quy mô của sản xuất kinh doanh tăng, nhu cầu về giao nhận và vận
chuyển hàng hoá của các doanh nghiệp tăng, theo đó quy mô thị trường dịch
vụ giao nhận và vận tải cũng được mở rộng. Còn trong điều kiên kinh tế suy
thoái thì quy mô thị trường bị giảm do nhu cầu giảm, cạnh tranh khốc liệt
hơn, nhiều doanh nghiệp có thể bị phá sản.
Do đặc thù của dịch vụ giao nhận vận tải phương tiện sử dụng chủ yếu là
các phương tiện giao thông, chính vì thế chất lượng dịch vụ phụ thuộc chủ
yếu vào chất lượng hệ thống đường xá và cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành
giao thông, hệ thống giao thông được đảm bảo thì hàng hoá mới được vận
chuyển thông suốt, nhanh chóng, chất lượng dịch vụ vận chuyển được nâng
cao. Nếu chỉ đầu tư phát triển các dịch vụ giao nhận vận tải mà không có sự
phát triển đồng bộ của cơ sở hạ tầng thì chất lượng dịch vụ sẽ rất thấp.
Dịch vụ giao nhận vận tải chủ yếu phục vụ cho hoạt động kinh doanh
xuất nhập khẩu, chính vì thế thị trường phụ thuộc rất lớn vào sự tăng trưởng
hay sụt giảm của các hoạt động thương mại quốc tế. Quan hệ kinh tế giữa các
quốc gia với nhau sẽ thúc đẩy kim ngạch xuất nhập khẩu tăng lên, những ưu
đãi về thuế quan và nhiều ưu đãi khác là điều kiện thuận lợi cho sư phát triển
của thị trường dịch vụ giao nhận vận tải.
12
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Do quy mô của thị trường giao nhận vận tải là rất lớn, phạm vi rộng trên
toàn thế giới, vì thế để phát triển cần có sự đầu tư lớn và đồng bộ, áp dụng các
nghiệp vụ với trang thiết bị máy móc kỹ thuật cao theo kịp với xu thế trên thế
giới. Để làm được điều này đòi hỏi Nhà nước phải đầu tư xây dựng và hoàn
thiện hệ thống cơ sở vật chất như cảng biển, cảng hàng không, các kho tàng
bến bãi cùng nhiều ưu đãi tạo ra điều kiện thuận lợi cho ngành dịch vụ giao
nhận phát triển.
Bên cạnh các yếu tố trên, cạnh tranh cũng là một yếu tố không thể bỏ
qua, có ảnh hưởng rất lớn đến đến sự phát triển của thị trường. Các doanh
nghiệp trong nước với tiềm lực hạn chế đang vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt
từ các tập đoàn, các công ty xuyên quốc gia với lực lượng hùng hậu và kinh
nghiệm dầy dặn, điều này là rào cản cho các doanh nghiệp đi sau muốn xâm
nhập vào thị trường này
1.2.2.Nhân tố chính trị luật pháp:
Đường lối phát triển và cơ chế phát triển nền kinh tế của Nhà nước là yếu
tố tác động trực tiếp đến thị trường hàng hoá dịch vụ nói chung và thị trường
dịch vụ giao nhận vận tải nói riêng. Mỗi quốc gia đều có những thể chế chính
trị khác nhau, đường lối quan điểm phát triển kinh tế cũng hết sức khác biệt,
ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường dịch vụ giao nhận vận tải.
Sự phát triển của dịch vụ giao nhận vận tải gắn chặt với mối quan hệ kinh
tế giữa các quốc gia, trong khi đó chính trị nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến
các mối quan hệ này vì thế cũng gián tiếp tác động đến thị trường dịch vụ
giao nhận. Trong thực tế, giữa các quốc gia có quan hệ chính trị tốt thường
giành cho nhau những ưu đãi trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, tạo
thuận lợi cho hoạt động giao nhận, là điều kiện để thị trường dịch vụ giao
nhận phát triển mở rộng. Ngược lại, giữa các quốc gia có những bất đồng về
13
Website: Email : Tel : 0918.775.368
chính trị, chắc chắn sẽ dẫn đến những rào cản trong thương mại, là những trở
ngại rất lớn cho sự phát triển của thị trường dịch vụ giao nhận vận tải.
Trong xu thế hiện nay, tuy luật pháp quốc gia thường tuân thủ các quy tắc
buôn bán quốc tế, nhưng trong các quy định hệ thống luật pháp vẫn còn
những bảo hộ, ưu đãi cho sự phát triển kinh tế của quốc gia đó, điều này tác
động trực tiếp đến sự phát triển của thị trường dịch vụ giao nhận vận tải. Nếu
quốc gia nào có quy định chặt chẽ về thủ tục hải quan, quá cảnh hàng hoá sẽ
tạo ra khó khăn cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực giao nhận vận tải do
phải mất nhiều thời gian, chi phí hơn cho việc thông quan. Trong trường hợp
các quốc gia trong cùng một khu vực hoặc các khối liên kết kinh tế như EU,
ASEAN… việc trao đổi thương mại được hưởng nhiều ưu đãi, nhờ đó các
dịch vụ giao nhận vận chuyển được tiến hành thuận lợi hơn.. Như vậy, khi các
doanh nghiệp có ý định mở rộng thị trường phải nghiên cứu kỹ luật pháp của
các nước để có chiến lược phù hợp.
1.2.3. Nhân tố văn hóa, xã hội:
Mỗi khu vực khác nhau, quốc gia khác nhau lại mang những nét văn hoá,
phong tục tập quan đặc trưng riêng quyết định đến suy nghĩ, cũng như hành vi
của con người nơi đó. Đây là yếu tố có tác động không nhỏ tới việc buôn bán
và trao đổi hàng hoá cũng như sự phát triển của thị trường giao nhận vận tải.
Mặc dù hiện nay, các quy định buôn bán quốc tế được thống nhất trong
INCOTERMS, nhưng tập quán buôn bán vẫn là một phần trong các quy định
về giao thương quốc tế, nó có ảnh hưởng tích cực nếu doanh nghiệp nắm
được và điều chỉnh để thích nghi, còn ngược lại đối với các doanh nghiệp
thiếu hiểu biết hay tìm hiểu chưa sâu thì đây sẽ là rào cản lớn khó vượt qua.
Như vậy có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường
như: kinh tế, chính trị - luật pháp, văn hoá- xã hội… Mỗi nhân tố có những
ảnh hưởng ở mức độ khác nhau. Khi phát triển thị trường dịch vụ giao nhận
14
Website: Email : Tel : 0918.775.368
vận tải, các doanh nghiệp cần phân tích các nhân tố này để có những chiến
lược cùng các biện pháp phù hợp, góp phần phát triển thị trương mang lại
hiệu quả cao nhất.
Chương II: Thực trạng và biện pháp phát triển về dịch vụ
giao nhận vật tải
2.1.Phân tích thực trạng dịch vụ giao nhận vận tải ở Việt Nam
Việt Nam có bờ biển dài 3.200km, với mạng lưới sông ngòi chằng chịt.
Hệ thống cảng biển nằm rải rác từ bắc đến nam: miền Bắc có 7 cảng, miền
Trung: 23 cảng, và miền Nam: 41 cảng với 56 bến tàu có khả năng phục vụ
cho tàu cỡ từ 5.000 đến 10.000 tấn, trên tổng chiều dài bến là 7.290m. Việt
Nam nằm trên hành trình quốc tế nên có thể phát triển thành một điểm chuyển
tải hàng hóa trong vùng. Mạng lưới đường bộ, sắt, đường không cho phép nối
liền với các nước và hội đủ điều kiện phát triển vận tải đa phương thức.
- Kinh doanh giao nhận phát triển mạnh ở phía Nam, chiếm 67,6% sản
lượng so cả nước, hầu hết khối lượng hàng chuyên chở vùng Nam Trung bộ,
Nam Tây Nguyên và Nam bộ đều thông qua cụm cảng và sân bay thành phố
Hồ Chí Minh. Tự do cạnh tranh nên nhiều công ty tư ra đời, phát triển mang
lại nhiều hiệu quả, cung cấp nhiều dịch vụ vận tải hỗ trợ nhưng chủ yếu làm
đại lý đơn thuần và kinh doanh giao nhận nội địa. Thế mạnh kinh doanh vẫn
thuộc các doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ GTVT, Thương mại, Nội vụ
và UBND TP. HCM. Các hãng quốc tế lớn thường chọn các công ty quốc
doanh có tiềm lực lớn làm đại lý trong nước. Các công ty thường có chi nhánh
ở các cửa khẩu quốc tế như Sài Gòn, Cần Thơ, Qui Nhơn, Đà Nẵng, Hải
Phòng, Hà Nội. Theo số liệu thống kê không chính thức, chỉ riêng ở TP. HCM
15
Website: Email : Tel : 0918.775.368
có cả trăm đơn vị đang tồn tại, nhưng đăng ký hoạt động chính thức là 40
công ty chủ yếu giao nhận bằng đường biển và đường hàng không. Riêng giao
nhận đường hàng không chỉ mới có từ năm 1992 trở lại đây. Các dịch vụ giao
nhận nội địa, giao từ cửa đến cửa, thông quan thuế phát triển tạo điều kiện
thuận lợi trong buôn bán quốc tế.
- Quan hệ trong kinh doanh chủ yếu là đại lý lẫn nhau thông qua các
hợp đồng đại lý dưới dạng làm đại lý trực tiếp với nhau hoặc đại lý thông qua
một đại lý thứ ba khác, ngoài ra hình thức liên doanh liên kết cũng bước đầu
mang lại kết quả tốt đẹp.
- Phương thức vận tải tiên tiến bằng container chiếm tỉ lệ ngày càng
tăng, năm 2004 chiếm 31,7% tổng lượng hàng giao nhận, đã tăng lên 37,2%
năm 2006 và càng tăng vào những năm gần đây khi các hãng tàu container
tăng cường hoạt động ở VN. Vì vậy nhiều công nghệ mới trong vận tải được
ứng dụng, các cảng biển được trang bị các thiết bị chuyên dùng trong bốc xếp
vận chuyển container. Các hệ thống kho bãi được quy hoạch, nâng cấp cho
phù hợp phương thức vận tải mới. Các hình thức kho CFS, kho ngoại quan
được đưa vào kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu kinh tế đối ngoại.
- Giai đoạn này thực hiện giao nhận nhiều công trình lớn phục vụ công
nghiệp hóa đất nước tạo điều kiện cho các đơn vị trong nước học hỏi nhiều
kinh nghiệm quí báu từ các đối tác, tham gia đấu thầu vận chuyển quốc tế
nhiều công trình. Sự hợp tác lẫn nhau với các công ty nước ngoài và làm đại
lý hàng hóa cho các hãng tàu để khai thác dịch vụ gởi hàng lẻ chung container
hay gom nhiều lô hàng nhỏ thành lô hàng lớn gởi đi bằng máy bay đã đem lại
lợi nhuận cao, bước đầu mang lại hiệu quả trong dịch vụ gom hàng.
- Thương mại đường hàng không phát triển từ năm 2005 với tốc độ
nhanh, bình quân từ 15-20% mỗi năm và chủ yếu tập trung qua sân bay Tân
Sơn Nhất. Hàng hoá chở đi chủ yếu bằng các loại máy bay chở khách, máy
16
Website: Email : Tel : 0918.775.368
bay chuyên chở hàng (freighter) được sử dụng góp phần giải tỏa tình trạng
ách tắc hàng vào mùa cao điểm, nhưng tần suất hoạt động còn thấp.
- Tính đến đầu năm 2008, có 22 hãng hàng không và hơn 20 hãng tàu
quốc tế hoạt động tại VN làm gia tăng nhanh chóng mức cung trọng tải
trong vòng 4 năm trở lại đây, gấp 2-2,6 lần so lượng hàng cần gởi dẫn đến
giá cả vận chuyển các tuyến quốc tế giảm mạnh: Nếu lấy năm 2005 làm
mốc so sánh thì mức giảm bình quân từ 10-42%. Chẳng hạn, tuyến đi châu
Âu năm 2008 so với năm 2005 giảm 32,2% đối với đường biển và 22,5%
đối với đường không. Các tuyến giao nhận vận tải xa như Bắc Mỹ, châu
Âu, Địa Trung Hải mức độ cạnh tranh giảm giá chậm hơn so tuyến vận
chuyển gần. Các tuyến vận tải gần như: từ Sài Gòn đi Đông Á (Hàn Quốc,
Đài Loan, Hong Kong) mức độ giảm giá từ 30-50%. Thị trường cạnh tranh
gay gắt, xuất hiện tình trạng "cá lớn nuốt cá bé": chấp nhận lỗ ban đầu để
giành độc quyền vận chuyển sau này. Chênh lệch 50-100USD/container
trên cùng tuyến đường vận chuyển giữa các hãng tàu rất phổ biến. Tuy
nhiên kết quả trong kinh doanh trong các năm qua vẫn tăng nhanh về số
lượng hàng hoá và doanh thu .
Kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn tăng tốc mạnh mẽ, tốc độ phát
triển kinh tế nhanh và ổn định bình quân là 7.5% trong giai đoạn 2001-2007,
đứng thứ hai thế giới. Năm 2008 mặc dù chỉ đạt tốc độ tăng trưởng 6.22%
nhưng nếu xét trong hoàn cảnh nền kinh tế thế giới suy giảm thì đây cũng là
kết quả đáng ghi nhận. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo xu hướng công
nghiệp hoá hiện đại hoá, tỷ trọng nông nghiệp giảm dần, thay vào đó là đóng
góp của hai ngành công nghiệp và dịch vụ. Với những thành tựu đạt được
Việt Nam đang dành được nhiều sự quan tâm của các nước trên thế giới, vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam cũng gia tăng nhanh và liên tục qua
các năm. Nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập sâu với nền kinh tế thế giới vì
17
Website: Email : Tel : 0918.775.368
thế các hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra ngày càng sôi động. Năm 2007 xuất
khẩu Việt Nam đạt 48.561 tỷ đô la Mỹ, tăng 22% so với 2006, đến năm 2008
mặc dù phải đối mặt với khó khăn chung của nền kinh tế thế giới, xuất khẩu
Việt Nam vẫn gia tăng tới 29.5% so với 2007 đạt 62.9 tỷ USD. Cùng với sự
tăng trưởng của hoạt động xuất nhập khẩu khối lượng hàng hoá mà ngành
giao nhận thực hiện cũng tăng mạnh, nhiều hợp đồng giao nhận vận tải quan
trọng với quy mô lớn đã được các doanh nghiệp Việt Nam đảm nhiệm và thực
hiện rất tốt. Uy tín của các doanh nghiệp giao nhận Việt Nam trên thị trường
thế giới đang được nâng cao, biểu hiện là nhiều công ty lớn tại các cường
quốc kinh tế như Mỹ, Anh, Pháp, Nhật … khi vận chuyển hàng hoá vào nước
ta đã ưu tiên sử dụng dịch vụ giao nhận vận tải do các doanh nghiệp trong
nước đảm nhiệm. Nhìn về tương lai, ngành giao nhận vận tải ở nước ta có
triển vọng phát triển khá khả quan, có khả năng phát triển đáp ứng đủ nhu cầu
vận chuyển và giao nhận hàng hoá của nền kinh tế.
Bảng1.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam từ 2002-2008
Đơn vị tính: Triệu USD
Năm
Tổng kim
ngạch XNK
Xuất khẩu Nhập khẩu
%Xuất khẩu/
Nhập khẩu
2001 31247,1 15029,2 16217,9 92.7
2002 36451,7 16706,1 19745,6 84.6
2003 45405,1 20149,3 25255,8 79.8
2004 58453,8 26485,0 31968,8 82.8
2005 69208,2 32447,1 36761,1 88.3
2006 84717,3 39826,2 44891,1 88.7
2007 111243,6 48561,4 62682,2 77.5
2008 143395.5 62693.1 80702.4 77.7
Nguồn: Bộ Công Thương
Bảng 1.2: Kim ngạch xuất nhập khẩu của từng khu vực từ 2002-2006
18
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Đơn vị tính: Triệu USD
Khu vực 2002 2003 2004 2005 2006
Châu Á 24430.1 29012.2 38360 46530 54938
ASEAN 7206.6 8915.9 11640.8 14920 -
Châu Âu 6420 7944.6 9700 10529 13105
Châu Mỹ 3447.1 5806.4 7215.4 8432 10850
Châu Phi 191.3 347.5 597.1 909 1214
Châu Úc 1716.5 1823.3 2454.5 3289 5016
Nguồn: Tổng cục Thống Kê
Theo con số tính toán của FIATA ( Hiệp hội giao nhận vận tải Quốc tế)
thì chi phí giao nhận vận tải quốc tế thường chiếm từ 12-14% giá trị hơp đồng
thương mại. Nếu sử dụng con số trên để tính thì tổng giá trị giao nhận vận
chuyển của thị trường năm 2006 khoảng 10.166 triệu USD đến 11.860 triệu
USD, tổng doanh thu của các doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam là
2.945,7 triệu USD. Như vậy các doanh nghiệp Việt Nam chỉ chiếm khoảng
25%-29% giá trị thị trường, một con số khiêm tốn, phần lớn còn lại thuộc về
các doanh nghiệp nước ngoài, thể hiện trong lĩnh vực giao nhận vận tải chúng
ta đang thua ngay trên sân nhà.
Từ bảng 1.1: Chúng ta là một nước nhập siêu chủ yếu, kim ngạch nhập
khẩu luôn cao hơn kim ngạch xuất khẩu, chính vì thế cầu về giao nhận vận
chuyển cho hàng nhập luôn cao hơn so với hàng xuất
Từ bảng 1.2: Có thể thấy các thị trường như Châu Á, ASEAN, Châu
Mỹ, EU tập là những thị trường có nhu cầu nhiều về dịch vụ giao nhận vận
tải.
Do nhiều yế tô khách quan, trong đó cỏ cả nhận thức chưa đúng của các
doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu mà trong hoạt động này các doanh
19
Website: Email : Tel : 0918.775.368
nghiệp Việt Nam thường ký kết các hợp đồng nhập CIF ( mua theo giá đã có
phí bảo hiểm và cước vận chuyển) bán FOB( bán theo giá chưa bao gồm cước
vận tải), như vậy các doanh nghiệp nước ngoài có quyền chọn người giao
nhận vận chuyển, đây là yếu tố hết sức bất lợi cho các doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực giao nhận trong nước. Mặc dù nhiều doanh nghiệp của
chúng ta đã có đủ năng lực thực hiện các hợp đồng lớn, tuy nhiên do còn non
trẻ nên uy tín chưa cao, cộng them sự liên kết và hợp tác giữa các doanh
nghiệp trong nước thực sự là chưa tốt, chính vì thế các doanh nghiệp nước
ngoài có điều kiện để lấn át. Nhiều hợp đồng giao nhận vận tải có giá trị lớn
với mức lợi nhuận cao đều thuộc về tay các doanh nghiệp nước ngoài. Đây là
nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng phát triển chưa đúng tầm với tiềm
năng của các doanh nghiệp nội địa.
Theo Datamonitor, Global Logistics 5/2006 thì thị truờng dịch vụ
logistics của Việt Nam có tổng giá trị khoảng 0.16 tỷ USD năm 2005
chiểm khoảng 0.3%GDP,phần lớn là dịch vụ vận chuyển. Mặc dù thị
trường Logistics Việt Nam có quy mô tương đối nhỏ so với các nước
Châu Á- Thái Bình Dương, nhưng có tốc độ tăng trưởng khoảng 20%-
25%/ năm và đạt giá trị 0.36 tỷ USD vào năm 2009.
20
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Bảng 3: Quy mô thị trường Logistics và tốc độ tăng trưởng Việt Nam và
thế giới năm 2005
Thị trường Trị giá ( tỷ
USD)
Tốc độ tăng
trưởng
Thế giới 591.1 5.1%
Khu vực Bắc Mỹ 198.61 4.6%
Khu vực Châu Âu 191.52 1.1%
Khu vực Châu Á- Thái Bình
Dương
201.35 8.1%
-Trung Quốc 81.40 24%
-Nhật Bản 67.10 0.20%
-Úc+ Ấn Độ+ Hàn Quốc +
Đài Loan
52.30 ---
-Việt Nam 0.16 20%-25%
Nguồn: Datamonitor, Gobal Logistics, 5/2006
Giá trị thị trường Logistics được tạo ra chủ yếu từ 4 ngành gồm ngành
bán lẻ hàng tiêu dùng, hàng thiết bị công nghệ cao, thiết bị ôtô và dược phẩm.
Theo một tổng hợp và ước tính dựa trên sự tương đồng với thị trường
Logistics Trung Quốc thì ngành bán lẻ chiếm khoảng 90% giá trị thị trường
logistics, đạt khoảng 0.114 tỷ USD, có tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng
14.72%/1năm. Sau đó là ngành hàng thiết bị công nghệ chiếm khoảng 6% giá
trị, đạt 0.0096 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng trung bình 5.72%/năm, còn lại
là ngành thiết bị ôtô và dược phẩm. Tuy nhiên 2 ngành này sẽ là những ngành
tiềm năng cho dịch vụ logistics Việt Nam trong tương lai với tốc độ tăng
trưởng trên 10%/1năm trong giai đoạn 2005-2009.
Phát triển logistics ở Việt Nam vẫn còn trong ý tưởng quy hoạch và
triển khai một số dự án phát triển các cảng Container .Tuy nhiên chưa có
một hệ thống mang tính quy hoạch và chưa hình thành được cơ chế chính
21
Website: Email : Tel : 0918.775.368
sách khuyến khích, huớng dẫn phát triển hệ thống mặc dù chính phủ đã có
những nghị định về vận tải đa phương thức. Theo tính toán mới nhất của Cục
Hàng hải Việt Nam, lĩnh vực quan trọng nhất trong logistics là vận tải biển thì
DN trong nước mới chỉ đáp ứng chuyên chở được 18% tổng lượng hàng hóa
xuất nhập khẩu, phần còn lại đang bị chi phối bởi các DN nước ngoài. Điều
này thực sự là một thua thiệt lớn cho DN Việt Nam khi có đến 90% hàng hóa
xuất nhập khẩu được vận chuyển bằng đường biển. Năm 2006 lượng hàng qua
các cảng biển Việt Nam là 153 triệu tấn và tốc độ tăng trưởng lên đến 19,4%.
Nếu dịch vụ logistics chiếm khoảng 15-20% GDP thì trong năm 2006 chi
phí hậu cần đạt khoảng 8,6 đến 11,1 tỷ USD. Đây là một thị trường rất tiềm
năng. Nếu chỉ tính riêng khâu quan trọng nhất trong dịch vụ logistics là vận
tải chiếm từ 40-60% chi phí thì cũng là một thị trường dịch vụ khổng lồ. Cho
đến nay, nước ta đã có trên một ngàn DN đăng ký làm logistics, nhưng chỉ có
khoảng 800 DN thực sự có tham gia hoạt động, trong đó DN Nhà nước chiếm
khoảng 20%, Công ty TNHH, DN cổ phần chiếm 70%, còn 10% là các gia
đình, tư nhân làm nhỏ lẻ, tham gia làm từng phần, từng công đoạn….Một số
doanh nghiệp nhà nước tham gia trong lĩnh vực logistics như : Vosco- kinh
doanh vận tải giao nhận đường biển; Vietfracht – công ty vận tải, môi giới
thuê tàu ; Vosa- công ty cung ứng tàu biển (làm các dịch vụ tại cảng) ;
Vicoship – công ty container (làm dịch vụ container), Vitalco- làm dịch vụ
kiểm đếm...Nổi lên là các doanh nghiệp lớn có vai trò chủ đạo trong hoạt
động hậu cần và giao nhận vân tải đường biển là Tổng công ty Hàng hải –
Vinaline với hơn 30 thành viên hoạt động trên mọi lĩnh vực hàng hải. Bên
cạnh các doanh nghiệp nhà nước còn có các doanh nghiệp cổ phần như
Gemandept, Safi, Vinatrans ... Một số chủ hàng lớn cũng mở cảng, làm đại lý
cho hãng tàu như Vinacoal, Petrolimex,. Các doanh nghiệp của địa phương
cũng ra đời như Shipchano của Hải phong, Danasco của Đà Nẵng...Các doanh
22
Website: Email : Tel : 0918.775.368
nghiệp do các cơ quan nhà nước và lực lượng vũ trang quản lý như
Masc...Các công ty tư nhân như công ty Đông Á, Oceanway, Kiến Hưng, Sao
Bắc Đẩu, Tân Tiền Phong...Cùng với số lượng các doanh nghiệp tăng lên, quy
mô của các doanh nghiệp cũng đựoc mở rộng. Các doanh nghiệp như
Vietfracht, Germatrans, Vosco... cung ứng dịch vụ vận chuyển và giao nhận.
Tuy nhiên các doanh nghiệp kinh doanh logistics hiện nay, chưa có doanh
nghiệp nào hoạt động đúng nghĩa một ngành công nghiệp dịch vụ logistics.
Quy mô hoạt động dịch vụ logistics cũng rất rộng, nó không phải chỉ là hoạt
động vận tải biển hay một công đoạn của cảng sếp dỡ hàng hóa và kho bãi, nó
cũng không phải chỉ là việc phân phối thông qua các đại lý, tổng đại lý bán
buôn, bán lẻ, mà nó là cả một quá trình tổng hợp của tất cả các khâu… Tuy
nhiên, hoạt động logistics của chúng ta mới dừng lại ở khâu dịch vụ nội địa,
chứ chưa vươn dược ra các nước khu vực và trên thế giới. Hoạt động
Logistics của chúng ta cũng mới “giải quyết” được một vài công đoạn trong
cả chuỗi dịch vụ Logistics khép kín…Các doanh nghiệp Logistics hiên nay
của chúng ta chủ yếu cung cấp một số dịch vụ chủ yếu sau đây:
Dịch vụ vận tải giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu. Kể từ khi đất
nước mở cửa, cùng với quá trình “container hoá” trong vận tải đường biển,
hoạt động kinh doanh vận tải giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu thực sự phát
triển mạnh. Ở việt nam hiện nay, vận tải giao nhận chủ yếu phát triển trên lĩnh
vực đường biển và đường hàng không, trong đó đường biển chiếm ưu thế
tuyệt đối hơn cả vì hàng hoá xuất nhập khẩu chủ yếu đi bằng đường biển.
Luợng hàng hoá thông qua các cảng biển ngày càng gia tăng và trải rộng ở
nhiều cảng, nhièu cửa khẩu khác nhau chứ không phải chỉ được thực hiện ở
một số cảng chính như trước kia, trong đó có nhiều cảng mới được xây dựng,
cảng chuyên dụng được xây dựng. Điều này đã giúp cho việc lưu thông hàng
hoá không bị ứ đọng ùn tắc và tốc độ giải phóng hàng nhanh chóng hơn, đồng
23
Website: Email : Tel : 0918.775.368
thời tạo ra sự cạnh tranh trong các lĩnh vực vận tải, giao nhân, bốc xếp lưu
kho bãi, thu hút tàu cập cảng. Cơ sở vật chất kỹ thụât tại các cảng biển đươc
tăng cường đặc biệt là hệ thống cầu cảng, trang thiết bị xếp dỡ và hệ thống
kho bãi... Đến năm 2002 cả nước có tổng diên tích đất dành cho kho bãi và
hoạt động của cảng đã lên tới hơn 10 triệu m2. Tổng chiều dài cầu cảng cả
nước đạt trên 24000m, năng suất bình quân cầu cảng đạt 3,500 T/M. Các cảng
đã đón 54062 lượt tàu ra vào tưong duơng với 202.858.000 GT. Những năm
qua, ngành hàng hải Việt Nam đã đầu tư xây dựng mới và đưa vào khai thác
có hiệu quả các công trình cảng như: nâng cấp và cải tạo phát triển cho các
cảng biển trọng điểm như Hải phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn, Cân Thơ,Cửa Lò,
Nha Trang, Quy Nhơn để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của hàng hoá
thông qua cảng biển. Đồng thời xây dựng mới một số cảng biển đáp ứng cho
các tàu có trong tải lớn từ 10.000DWT đến 40000ĐWT cập và làm hàng
như :cầu cảng 5-6-7 cảng Cái Lân; cầu số 1 cảng Đình Vũ, Nghi Sơn ; cầu số
1 cảng Chân Mây; cầu số 1 Vũng Áng, Dung Quất Đến nay, ngành hàng hải
đã có 126 bến cảng và 266 cầu cảng nên đã đáp ứng kịp thời yêu cầu hàng
hoá thông qua cảng biển, đóng góp tích cực vào sự phát triển hoạt động xuất
nhập khẩu và trao đổi hàng hoá qua các vùng miền. Khối lượng hàng hoá
thôgn qua hệ thống cảng Việt Nam trong 5 năm (2001-2005) đạt 575.286.000
tấn, trong đó hàng container là 10.452.870 TEUs, hàng lỏng là 170.962.000
tấn tăng 8,91% so với nămg 2004 trong đó hàng khô là 60.584.571 tấn tăng
9,9% so với nămg 2004 hàng con tainer là 2.910.793 TEUs tăng 19.4% so với
năm 2004. Đặc biệt trong những năm gần đây, ngành hàng hải thực hiện cải
cách hành chính theo quyết định sos 178/2002/QĐ-TTG của thủ tướng chính
phủ ban hành ngày 13/12/2002 thì thời gian làm thủ tục của tàu, hàng khi qua
cản đã rút ngắn đáng kể, tối đa không quá 60phút. Các chứng từ thể hiện dưới
hình thức photo , fax, thư điện tử... liên quan tới hồ sơ, giấy tờ của tàu, hàng
24
Website: Email : Tel : 0918.775.368
hoá do chủ tàu và người khai hải quan cung cấp đều được các cơ quan liên
quan chấp nhận. Điều này tạo điều kiện cho việc ứng dụng thương mại điện
tử, công nghệ thông tin trong lĩnh vực giao nhận vận tải phát triển, nâng cao
chất lượng dịch vụ cung cấp. Hoạt động giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu
bằng đường sắt và đưòng ôtô cũng dần khôi phục và phát triển nhưng với sản
lượng không nhiều và chủ yếu là hàng hoá vào Việt Nam từ các nước lân cận
như Trung Quốc, Lào, Campuchia. Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá thực
hiện bằng đường hàng không cũng dần tăng với tốc độ khá nhanh tại các cửa
khẩu Nội Bài, Tân Sơn Nhất và Đà Nẵng làm cho hoạt động giao nhận hàng
hoá bằng đường hàng không phát triển mạnh. Các tuyến đường bay vận
chuyển mới được hình thành trong đó có cả các đường bay chuyên chở hàng
như Tân Sơn Nhất- Đài loan với tần suất chuyến/ tuần được thực hiện bằng
máy bay Boing 757. Các chuyến bay chở hàng đột xuất theo yêu cầu khách
hàng cũng được phát triển như Việt Nam- Nga hay một số nước khác.
Dịch vụ vận tải giao nhận nội địa và phân phối hàng: Vận tải giao nhận
nội địa ở Việt Nam thời gian qua chủ yếu là đưòng sắt và đưòng ôtô vì đường
sắt và ôtô có cơ sở hạ tầng, bến bãi tương đối hoàn chỉnh. Hàng hoá được vận
chuyển chủ yếu là hàng thủ công mỹ nghệ, nông sản..nên xe thùng đựoc phổ
biến hơn cả. Các doanh nghiệp giao nhận đều có các đội xe tham gia vận tải
nội địa, đồng thời để vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu từ các cảng, các
sân bay về kho của khách hàng và ngược lại từ kho của khách hàng ra các sân
bay, cảng để bắt đầu hành trình. Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải đựơc cải
thiện cho nên vận tải giao nhận hàng hoá bằng container nội địa cũng đựoc
phát triển. Ngoài các đội xe vận tải truyền thống thông thường, các doanh
nghiệp đã trang bị xe chuyên dụng chở container đi từ Hải Phòng đi các tỉnh
phía Bắc, Đà Nẵng đi các tỉnh miền Trung và Sài Gòn đi các tỉnh đồng bằng
Nam Bộ. Ngoài ôtô, ngành đường sắt cũng tổ chức chuyên chở hàng hoá dọc
25