Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

CHUYÊN ĐỀ GIÁO DỤC HỌC NHỮNG ĐIỀU KIÊNG KỊ TRONG TÂM LINH CHÚNG TA CẦN BIẾT ĐỂ TRÁNH VÀ NHỮNG ĐIỀU KIÊNG KỊ TRONG TANG LỄ CẦN LƯU Ý.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (355.76 KB, 16 trang )

/>
TƯ LIỆU CHUYÊN MÔN TIỂU HỌC.
-------------------------------

CHUYÊN ĐỀ GIÁO DỤC HỌC
NHỮNG ĐIỀU KIÊNG KỊ
TRONG TÂM LINH CHÚNG TA CẦN BIẾT
ĐỂ TRÁNH VÀ NHỮNG ĐIỀU KIÊNG KỊ
TRONG TANG LỄ CẦN LƯU Ý.

NĂM 2015

/>

/>
LỜI NÓI ĐẦU
Dù không mê tín nhưng “Có thờ có thiêng, có kiêng có
lành”, vì thế bạn nên tránh phạm phải những điều kiêng kỵ
trong tâm linh mà ông bà ta đã căn dặn để không gặp phải
những bất trắc! Nghĩa tử là nghĩa tận, người Việt rất coi trọng
chuyện tổ chức tang lễ. Khi gia đình có tang hoặc đi dự đám
tang, bạn cần phải biết một số điều kiêng kỵ.
Trân trọng giới thiệu với thầy giáo và cô giáo cùng quý vị
bạn đọc tham khảo và phát triển tài liệu:

CHUYÊN ĐỀ GIÁO DỤC HỌC
NHỮNG ĐIỀU KIÊNG KỊ
TRONG TÂM LINH CHÚNG TA CẦN BIẾT
ĐỂ TRÁNH VÀ NHỮNG ĐIỀU KIÊNG KỊ
TRONG TANG LỄ CẦN LƯU Ý.
Chân trọng cảm ơn!



/>

/>
CHUYÊN ĐỀ GIÁO DỤC HỌC
NHỮNG ĐIỀU KIÊNG KỊ
TRONG TÂM LINH CHÚNG TA CẦN BIẾT
ĐỂ TRÁNH VÀ NHỮNG ĐIỀU KIÊNG KỊ
TRONG TANG LỄ CẦN LƯU Ý.
1. Không may vá, mua đinh, chải tóc, soi gương vào ban
đêm. May vá, mua đinh => Mang điềm xui tang tóc đến. Chải
tóc, soi gương => dễ bị vong theo.

2. Đi đường nếu gặp tiền lẻ hay những vật dụng cá nhân của
người khác không nên lượm lặt dù là mục đích gì. Thông
thường một số người đang gặp hạn người ta giải hạn bằng

/>

/>
cách vứt bỏ những thứ ấy xem như vứt bỏ cái xui của họ, nếu
mình nhận lấy thì sẽ lãnh lại cho họ.
3. Nếu đi đường khuya vắng không thấy người mà nghe tiếng
gọi tên mình thì đừng trả lời.
4. Đừng bao giờ thề thốt hay hứa hẹn với người đã chết rồi
không làm.
5. Vào nghĩa trang không nên bình phẩm, chê khen ảnh, tên,
bia mộ người đã khuất.

6. Khi đi dự đám tang về nên hơ người bằng lửa ấm, thay

quần áo và hạn chế tiếp xúc với trẻ nhỏ.

/>

/>
7. Đi đường gặp tai nạn thì không nên trầm trồ, bình luận,
nếu đã không giúp đỡ, không phận sự thì nên im lặng.
8. Với các bạn nữ vào những ngày “ấy” không nên đi đến
những nơi linh thiêng, xem bói và không nên qua lại trước
bàn thờ.
9. Nhà có con nhỏ không nên cho bé đi viếng nghĩa trang hay
dự tang lễ.
10. Những ngôi nhà bằng gỗ khi có máu (cả người hay động
vật) bám trên thân gỗ thì nên thay đổi, hoặc không nên ngủ
gần đó.
11. Những ai cúng giải hạn hằng năm, nơi làm lễ cúng là
những ngã ba, tư đường thì trong vòng một năm không nên
đặt chân đi ngang qua nơi đó. Vì thế khi chọn nơi cúng hạn
nên chọn những nơi ít thường xuyên lui tới nhất.
12. Ai đã lầm lỡ phá bỏ thai nhi con mình thì hãy đặt cho bé
cái tên và đem lên chùa gửi.
13. Nếu trước nay chưa cúng cô hồn bao giờ do không có
điều kiện thì không cúng luôn, chớ nên cúng rồi lại bỏ.
14. Khi đi ngang những con sông, suối, ao, hồ không rõ
nguồn gốc tuyệt đối không nên vứt đồ cá nhân mình xuống,
/>

/>
nếu vô tình bị rớt mà có thể lấy lại được thì nên lấy lại => Vì
bỏ lại sẽ dễ mắc duyên âm, nếu tại nơi đó có vong.

15. Đặc biệt với con gái, phụ nữ nên hạn chế để quần áo
ngoài trời vào ban đêm, đặc biệt là đồ “nhỏ” => Dễ mắc
duyên âm.
16. Vào ban đêm tránh soi mình dưới mặt nước.
17. Đi trên đường trời tối nên tránh đùa giỡn, gọi tên nhau
lớn tiếng và nhắc đến ma qủy, nếu không ma quỷ sẽ ghi nhớ
tên người được gọi, đó là điềm xấu.
18. Những vật dụng cá nhân của người đã chết nên chôn theo
hoặc đốt bỏ không nên giữ lại để tiếp tục sử dụng.
19. Lúc ngủ ko nên quay chân hoặc quay đầu ra cửa (tư thế
dành cho người chết). Tuyệt đối không quay chân vào bàn
thờ (bất kính với bề trên).
20. Nhà có người chết ngoài đường khi nhận xác về
không nên cho xác vào nhà => nếu có vong khác chiếm lấy
xác thì rất nguy hiểm.
21. Tuyệt đối không nên tắm ở những ao, hồ, sông suối đã có
tai nạn chết người => dễ bị vong bắt theo.

/>

/>
22. Khi đang trong quá trình xây dựng nhà cửa, nếu giữa chủ
nhà và thợ xây xảy ra xích mích nên lưu ý kẻo bị họ thư ếm
vào nhà. Cách giải: kết thúc thi công, ăn trộm 1 món đồ của
họ không để họ biết.
23. Tránh tiếp xúc chơi bùa ngải nếu không hiểu thấu đáo,
không nên uống các loại Bùa mà các “Thầy Pháp” ban cho.
24. Người không quen thân thì đừng tiết lộ ngày tháng năm
sinh, giờ sinh, tên tuổi cho họ biết.
25. Nhà có người mất nên đi xem giờ để tránh trúng giờ độc

gây ra hiện tượng trùng tang.

/>

/>
26. Thực hiện làm ăn hay làm những việc mang tính chất đại
sự nên xem ngày để tránh nhằm vào ngày Tam Nương =>
Tan nát, bất thành.
27. Khi ăn uống nên hạn chế gõ, khua chén đũa.
28. Phụ nữ có thai hạn chế đi ăn cưới, đi dự đám tang.
29. Nếu hái lộc xuân nên chọn những cây nhỏ, tán cây nhỏ
chớ nên hái ở những cây cổ thụ um tùm, gần đền, chùa,
miếu…
30. Với Ngải thì ta có thể mang theo vài tép tỏi bên mình khi
đi đường xa để tránh bị kẻ xấu hại.
31. Khi tham gia chơi cầu cơ (bói chén), gọi hồn nên trật tự
và phải đảm bảo an toàn cho mình nếu có người bảo lãnh…
32. Có câu: Chim sa cá luỵ, thế nên gặp những con vật trong
hoàn cảnh đó không nên chiếm hữu nó và đem về nhà.
33. Không nên phơi quần áo trong phòng ngủ hay trong nhà
ban đêm => tạo điều kiện cho hồn ma vào nhà trú ngụ, thổ
địa không nhìn ra được.
34. Trong nhà có người chết vì treo cổ, thì khi lấy tử thi
xuống, lấy sợi dây đó đốt ngay => đó được coi là sợi dây oan

/>

/>
nghiệt, nếu không đốt đi thì nó vẫn luẩn quẩn quanh nhà, và
cứ mỗi năm thay phiên nhau chết.

35. Nếu đi đám ma, lỡ người quá cố ấy có xinh gái hay đẹp
trai thì không được khen => Vì nếu khen thì họ sẽ đi theo
mình.
36. Người nào có tang (khăn tang) trong người thì không nên
tới nhà những người bạn hay người thân vì sẽ “lây” cái tang
và đem điều không may đến cho họ.
37. Sau khi an táng, trong vòng 1 tháng, ban đêm có ai gọi
tên mình thì tuyệt đối không được trả lời, không được mở
cửa, không được thưa gởi gì hết. Thông thường người chết vì
quá thương tiếc người thân của mình nên về bắt người thân đi
theo.
38. Buổi tối không chơi năm mười (hay còn gọi là cút bắt).
Khi chơi, xui xẻo sẽ bị ma giấu và nó cho ăn đất cát.
39. Không cho mèo lạ vào nhà sanh đẻ, coi chừng chuột
không cho nó cắn gối đầu nằm => hai cái này luôn mang
điềm gở cho chủ nhà.

/>

/>
40. Các nghệ nhân khi tạc tượng Phật thì chú ý bàn tay của
Phật, nếu lỡ tay làm gãy thì không bao lâu ngón tay của họ
cũng gãy theo.
41. Không treo chuông gió ở đầu giường vì tiếng chuông sẽ
thu hút sự chú ý của ma quỷ, khi ngủ sẽ dễ bị chúng xâm
nhập quấy phá.
42. Không ăn vụng đồ cúng, vì đó là đồ dành cho ma quỷ,
nếu chưa cúng và cầu xin mà lấy ăn sẽ rước tai họa vào mình.
43. Không hù dọa người khác khiến họ giật mình “hồn bay
phách lạc” dễ bị ma quỷ xâm nhập.

44. Cây đa là nơi hội tụ âm khí, ma quỷ rất thích những chỗ
như vậy, cho nên kỵ đứng, ngồi, nằm, trốn… ở đó.
45. Nơi góc tường xó tối là những chỗ ma quỷ thường tụ tập
nghỉ ngơi, không nên đến gần những chỗ ấy.
46. Khi đi đến qua những nơi vắng vẻ, không ngoái cổ quay
đầu nhìn lại phía sau, dù có cảm giác “hình như” có người
đang đi theo mình hoặc gọi tên mình. Vì đó có thể do ma quỷ
trêu chọc.
47. Khi lên giường ngủ không để mũi dép hướng về phía
giường, nếu không ma quỷ nhìn thấy sẽ đoán rằng có người
/>

/>
sống đang nằm trên giường và chúng sẽ lên giường ngủ
chung với bạn.
48. Không cắm đũa đứng giữa bát cơm, vì đó là hình thức
cúng tế, cũng giống như kiểu thắp hương, dễ dẫn dụ ma quỷ
vào nhà ăn chung.
49. Không chụp ảnh vào ban đêm, bởi ma quỷ luôn lảng vảng
chung quanh đó sẽ “vô hình” vào ảnh chung với người sống,
đó là điều không tốt.
50. Gương không được đối diện với cửa phòng, bởi vì gương
có thần gương, mỗi cửa đều có thần môn, cho nên nếu gương
đối diện với cửa thì sẽ dọa đi hết thần môn bình thường bảo
vệ chúng ta, khiến trong phòng xuất hiện âm tối.
51. Không chụp ảnh khi vào đền chùa. Chùa là nơi linh
thiêng, nhưng cũng là nơi đại từ đại bi, cứu độ chúng sinh, kể
cả là những linh hồn cơ nhỡ. Nhà chùa cũng có nhiều buổi lễ
sá tội vong nhân, cho nên oan hồn không thể siêu thoát sẽ về
chùa nương nhờ cửa Phật. Khi bạn chụp ảnh, nếu vô tình một

linh hồn xấu lọt vào tầm ảnh, bạn cứ cẩn thận, nó sẽ theo bạn
về nhà. Một khi ma quỷ theo chân bạn về nhà, có thể không
lâu sau, bạn sẽ theo chân nó về nhà của nó

/>

/>
Nghĩa tử là nghĩa tận, người Việt rất coi trọng chuyện tổ chức
tang lễ. Khi gia đình có tang hoặc đi dự đám tang, bạn cần
phải biết một số điều kiêng kỵ.
1.Kỵ để người đã khuất ở trần Người phương Đông nói
chung và Việt Nam nói riêng thường rất kĩ tính trong nghi
thức khâm niệm. Gia đình phải chuẩn bị sẵn quần áo đẹp cho
người mất, kỵ để người đã khuất ở trần. Thường thì người già
đến một tuổi nào đó hoặc sức khỏe yếu sẽ dặn dò con cháu
chuẩn bị sẵn áo liệm. Áo liệm thường được chuẩn bị theo số
lẻ: 3 cái, 5 cái, 7 cái... Vì theo quan niệm dân gian, số chẵn sẽ
làm tai họa ập đến gia đình một lần nữa. Áo liệm được làm
bằng lụa, kỵ dùng vải gấm hoặc sa tanh với mong muốn ban
phúc cho con cháu. Đặc biệt, áo liệm không được làm từ da
và lông do quan niệm rằng, nếu để người đã khuất mặc áo
liệm bằng da và lông thì kiếp sau sẽ đầu thai thành động vật.
2 Kiêng để chó, mèo nhảy qua xác người chết Khi thi hài
chưa được đặt vào quan, người thân thường phải cử nhau coi

/>

/>
giữ ngày đêm để tỏ lòng thương tiếc. Bên cạnh đó, việc coi
giữ này nhằm tránh chó mèo nhảy qua xác người mất, tránh

hiện tượng quỷ nhập tràng (tức là người chết bật dậy để bắt
người).
3 Kiêng để nước mắt nhỏ vào thi hài người chết Trong quá
trình khâm niệm, con cháu cần kiêng không để nước mắt nhỏ
vào thi hài người chết để tránh người đã khuất lưu luyến, ra
đi không thanh thản. Người trực tiếp khâm niệm không được
khóc khi đang tiến hành các thao tác khâm niệm. Do đó, tại
một số gia đình, người thân không để vợ, chồng hoặc con cái
người đã khuất khâm niệm để tránh nhỏ nước mắt vào thi thể.
4 Quan tài kỵ dùng gỗ cây liễu Theo quan niệm của dân gian,
quan tài kỵ dùng gỗ cây liễu. Bởi cây liễu không có hạt, sợ
đời sau không có người nối dõi. Chất liệu tốt nhất để làm
quan tài là gỗ cây tùng hoặc cây bách.
5 .Chọn ngày tổ chức tang lễ và vị trí chôn cất Thông
thường, các gia đình Việt Nam phải xem ngày, xem giờ và vị
trí chôn cất để tránh những điều không may xảy ra. Vị trí của
mộ tốt hay xấu có thể ảnh hưởng đến con cháu đời sau. Dưới
đây là một số kiêng kỵ khi chọn vị trí chôn cất: - Không được

/>

/>
chôn cất ở nơi có tảng đá lớn - Không chôn cất ở nơi có bãi
cát và nước chảy xiết - Không chôn cất ở kênh rạch và nơi
hoang vắng - Không chôn trên đỉnh núi cô độc - Không chôn
xung quanh đền, chùa, miếu - Không chôn gần nhà tù Không chôn nơi đồi núi hỗn loạn - Không chôn nơi phong
cảnh u sầu - Không chôn nơi ẩm ướt hoặc địa hình không ổn
định.
6 Kiêng đi nhanh khi khiêng linh cữu Dân gian có tục giữ cho
thi hài người chết được nằm yên, cho nên khi khiêng linh cữu

cần phải nhẹ nhàng, cẩn thận. Thậm chí, những người khiêng
linh cữu phải cố tình đi thật chậm để thể hiện sự lưu luyến
với người đã khuất.
7 Cấm kỵ sau khi hạ huyệt Sau khi hạ huyệt người đã khuất,
những người đưa tang khi ra về cần tuyệt đối tránh quay đầu
lại. Bởi theo quan niệm dân gian, nếu người đi đưa tang quay
đầu lại linh hồn người đã khuất theo người sống về nhà.
8 Kiêng kỵ khi thờ người mới chết Những người mới chết
thường kiêng không thờ chung tại bàn thờ gia tiên mà lập một
bàn thờ riêng chỉ gồm một bát hương, một bộ đài, một vài lọ

/>

/>
hoa, bài vị và ảnh thờ. Lập bàn thờ riêng này nhằm thuận tiện
cho việc cúng bái hàng ngày và hàng tuần từ sơ thất đến thất
thất. Mặt khác, theo quan niệm dân gian, người mới mất thân
thể chưa bị phân hủy nên không thờ chung ở bàn thờ tổ tiên.
9 Trong thời gian để tang, tránh đi thăm bạn bè, họ hàng
Những gia đình có tang thường đại biểu cho điềm không may
nên cần tránh đến thăm bạn bè, họ dàn trong thời gian để
tang. Điều này thể hiện rõ nhất trong những ngày Tết. Thông
thường, con cái, vợ/ chồng của người mới mất hạn chế đi
chúc Tết họ hàng, bạn bè, đặc biệt kiêng đến những gia đình
có người bệnh.
10 Kiêng động cuốc, động thuổng vào mộ trong vòng cư tang
Sau khi chôn cất người đã mất ba ngày, người ta sẽ đắp mộ
kỹ lưỡng trong khi làm lễ mở cửa mả. Sau lễ này, dân gian
kiêng không đắp mộ, động cuốc hoặc động thuổng trong
vòng tang. Tục lệ này là để tránh mồ mả bị sập, bị động trong

thời gian áo quan và thi hài đang tan rữa. Con cháu khi đến
mộ thắp hương chỉ được lấy đất đắp vào những chỗ sụt lở,
kiêng trèo lên mộ hay động cuốc thuổng vào mộ.

/>

/>
11 Kiêng lấy vợ, lấy chồng khi đang để tang cha mẹ Việc để
tang, kiêng lấy vợ hoặc chồng trong thời gian gia đình có
tang nhằm tỏ lòng kính trọng, thương tiếc người đã khuất.
Thời gian để tang theo quan niệm xưa là 3 năm. Nhưng ngày
nay, việc kiêng cữ không còn kỹ lưỡng như trước. Một số gia
đình có thể lấy vợ, gả chồng cho con sau giỗ đầu.
12 Kiêng để ánh sáng mặt trời soi trực tiếp khi cải táng
Thông thường, các gia đình thường xem ngày, giờ để cải táng
(sang cát). Việc cải táng luôn được thực hiện về đêm để tránh
ánh sáng mặt trời vì có nhiều trường hợp thi thể sau nhiều
năm vẫn còn nguyên vẹn, nếu để ánh sáng mặt trời chiếu vào,
thi thể sẽ rữa ngay và teo lại.
Sưu tầm và biên soạn.

/>


×