1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự nghiệp xây dựng quân đội chính quy tinh nhuệ từng bước hiện đại đi
cùng với những đòi hỏi không ngừng hoàn thiện và nâng cao chất lượng đào
tạo đội ngũ sĩ quan quân đội, trong đó có giáo viên trong các nhà trường quân
sự.
Nghị quyết 93 Đảng ủy quân sự trung ương đã xác định “xây dựng nhà
trường chính quy từng bước hiện đại phù hợp với yêu cầu của khoa học giáo
dục phát triển của lực lượng vũ trang. Nhà trường phải đi trước và làm mẫu
cho đơn vị trong xây dựng chính quy” thực hiện yêu cầu đó, vai trò của đội
ngũ giáo viên là hết sức quan trọng. Vì họ chính là những người trực tiếp
truyền thụ kiến thức, tổ chức chỉ đạo quá trình nhận thức của người học. Việc
hoàn thành các nhiệm vụ trung tâm của nhà trường quân sự ở mức độ nào thì
đều phụ thuộc vào hiệu quả, chất lượng hoạt động của đội ngũ giáo viên.
Chất lượng đội ngũ giáo viên có liên quan mật thiết tới kết quả của quá
trình đào tạo nghề nghiệp sư phạm trong nhà trường và quá trình tích lũy kinh
nghiệm thực tiễn sư phạm của họ. Trong đó, quá trình đào tạo nghề nghiệp sư
phạm quân sự ở nhà trường có ý nghĩa to lớn, tạo nên cơ sở cho sự phát triển
và trưởng thành của người giáo viên tương lai trong các nhà trường quân sự.
Trong quá trình đào tạo nghề nghiệp sư phạm quân sự của mỗi học viên,
việc hình thành nhân cách và năng lực sư phạm cho người học viên là rất
quan trọng. Trong đó để người học viên sư phạm có đủ năng lực công tác đòi
hỏi trong quá trình đào tạo tại nhà trường, người học viên cần trau dồi được
kinh nghiệm thực hành giảng bài.
Trường Sỹ Quan Chính Trị đảm nhiệm đào tạo hai lĩnh vực là Sỹ quan
Chính trị cấp phân đội và Giáo viên khoa học xã hội và nhân văn. Trước mục
tiêu yêu cầu đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn khi ra trường có
đủ năng lực sư phạm, trình độ công tác.
Để có thể đánh giá được người học viên đào tạo giáo viên khoa học xã
hội nhân văn có trình độ năng lực công tác hay không thì thông qua các lần
giảng tập của họ để đánh giá. Vì vậy, để nâng cao năng lực sư phạm của
người học viên đào tạo GVKHXHNV ở trường SQCT cần phải đi sâu làm rõ
những vấn đề lý luận và thực tiễn tìm ra những giải pháp khoa học nhằm
2
nâng cao chất lượng thực hành giảng tập của người học viên đào tạo
GVKHXHNV ở trường SQCT hiện nay.
Vì những lí do đó mà chúng tôi lấy chủ đề “Nâng cao chất lượng thực
hành giảng tập của học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội nhân văn ở
trường SQCT hiện nay” làm đề tài nghiên cứu. đây là vấn đề quan trọng và
cấp thiết có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan tới đề tài.
Trong thời gian qua có nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu tới đội
ngũ học viên đào tạo GVKHXHNV ở các góc độ, cấp độ khác nhau. Tiêu
biểu có các công trình: Nguyễn Hồng Tuy, “Nâng cao chất lượng giáo viên
khoa học xã hội nhân văn ở học viện chính trị quân sự trong giai đoạn hiện
nay”; luận văn thạc sỹ chuyên ngành xây dựng đảng, Hà nội 2000; Dương
Quang Bích, “Nâng cao chất lương đào tạo giảng viên khoa học xã hội nhân
văn ở học viện chính trị quân sự trong giai đoạn hiện nay”, luận văn thạc sỹ
chuyên ngành xây dựng đảng, Hà Nội 2000.
Mỗi công trình đều chọn một đối tượng nghiên cứu theo góc độ chuyên
ngành, đã có những đóng góp nhất định về lý luận và thực tiễn xung quanh
việc đào tạo học viên KHXHNVQS. Tuy vậy đến nay chưa có một công trình
nghiên cứu một cách cơ bản, chuyên sâu về quá trình giảng tập các môn khoa
học xã hội của học viên đào tạo GVKHXHNV ở trường SQCT.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1. Mục đích:
Nghiên cứu làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn và đề
xuất những giải pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng thực hành giảng tập của
học viên đào tạo GV KHXHNV ở trường SQCT nhằm đáp ứng được những
yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ:
Phân tích luận giải những vấn đề cơ bản trong quá trình giảng tập của
học viên đào tạo giáo viên KHXHNV và nâng cao chất lượng quá trình giảng
tập của họ ở nhà trường.
Đánh giá đúng thực trạng và rút ra một số kinh nghiệm để nâng cao chất
lượng quá trình giảng tập của học viên đào tạo GV KHXHNV ở nhà trường.
3
Đề xuất những giải pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng quá trình giảng
tập của học viên đào tạo GV KHXHNV ở nhà trường.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Nâng cao chất lượng quá trình giảng tập của học viên đào tạo GV
KHXHNV ở trường SQCT.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu về biện pháp nâng cao chất lượng thực hành
giảng tập của học viên đào tạo GV KHXHNVở trường SQCT ; điều tra khảo
sát ở tiểu đoàn 7; số liệu từ năm 2010 đến nay.
5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.
5.1. Cơ sở lý luận:
Cơ sở lý luận của đề tài là hệ thống quan điểm, nguyên lý cơ bản của
chủ nghĩa Mác-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác giáo dục đào tạo
nói chung và trong lĩnh vực quân sự nói riêng về đội ngũ giáo viên. Từ nhiệm
vụ của cách mạng, nhiệm vụ của quân đội và mục tiêu yêu cầu đào tạo của
nhà trường.
5.2. Cơ sở thực tiễn:
Thực tiễn quá trình giảng tập của học viên đào tạo GV KHXHNV và
công tác nâng cao chất lượng thực hành giảng tập của học viên đào tạo GV
KHXHNV ở nhà trường trong những năm qua.
Những số liệu, tư liệu điều tra ở tiểu đoàn 7 và các khoa có học viên
chuyên ngành sư phạm trong nhà trường.
5.3. Phương pháp nghiên cứu:
Trên cơ sở lý luận Mác-Lenin, đề tài sử dụng nhiều phương pháp chú
trọng vào các phương pháp: phân tích, tổng hợp, phương pháp logic, lịch sử,
so sánh tổng kết thực tiễn, điều tra khảo sát, phương pháp quan sát, trò
chuyện trao đổi, phương pháp nghiên cứu tài liệu.
6. Giả thiết khoa học.
4
Năng lực giảng dạy của người giáo viên được hình thành dưới nhiều yếu
tố. nếu trong quá trình đào tạo tại nhà trường được tổ chức thực hiện tốt các
yếu tố như: tâm lý, phong cách sư phạm, kỹ năng thuyết trình… thì sẽ tạo
tiền đề để hình thành sớm các kỹ năng kỹ xảo cho người học và họ có thể vận
dụng tốt sau khi ra trường.
7. Cái mới của đề tài.
-Làm rõ các yếu tố liên quan đến quá trình giảng tập.
-Tổng hợp một số kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình thực hành giảng tập của
học viên đào tạo GV KHXHNV.
-Đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng thực hành giảng tập của học viên
đào tạo GV KHXHNV.
8. Ý nghĩa của đề tài.
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho
các khoa giáo viên có nhiệm vụ đào tạo học viên sư phạm quân sự; các
phòng, ban và lãnh đạo chỉ huy tiểu đoàn 7 quản lý học viên đào tạo GV
KHXHNV trong việc tổ chức, sắp xếp lịch thực hành giảng tập cho học viên
đào tạo GV KHXHNV.
9. Kết cấu của đề tài;
Đề tài gồm phần mở đầu; 2 chương(7 tiết); kết luận; danh mục tài liệu
tham khảo và phần phụ lục.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG THỰC HÀNH GIẢNG TẬP CÁC MÔN KHOA HỌC
XÃ HỘI CỦA HỌC VIÊN ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG SĨ
QUAN CHÍNH TRỊ
1.1. Vị trí, vai trò của thực hành giảng tập các môn khoa học xã hội trong đào
tạo giáo viên KHXHNV.
1.1.1. Khái niệm thực hành giảng tập các môn khoa học xã hội.
thực hành giảng tập của học viên đào tạo GV KHXHNV là sự vận dụng
tổng hợp những kiến thức, kỹ xảo, kỹ năng đã được lĩnh hội trong quá trình
học tập vào giải quyết nhiệm vụ giảng bài theo chức trách của người giáo
viên KHXHNV mà sau khi ra trường người học sẽ được đảm nhiệm.
5
Thực chất của thực hành giảng tập của người học viên thể hiện các vấn
đề sau:
Thứ nhất: Thực hành giảng tập của học viên đào tạo GV KHXHNV là
quá trình vừa có tính chất học tập lại vừa có tính chất tập sự, người học vừa phải
hoàn thành các nội dung, chương trình huấn luyện theo kế hoạch đã được xác
định lại vừa được “đóng vai” người thầy giáo.
Đây là quá trình người học viên vận dụng lý luận và thực tiễn, là cơ hội
cho người học viên có điều kiện vận dụng những lý thuyết và kinh nghiệm
của mình đã được học từ người thầy vào điều kiện thực tiễn theo nội dung
chương trình huấn luyện, kế hoạch đã xác định của nhà trường.
Mục đích của việc luyện tập này là rèn luyện khả năng huy động kiến
thức, vận dụng kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp sư phạm của người học nhằm
đào tạo ra những người giảng viên có năng lực chuyên môn cao.
Hình thức để tiến hành việc giảng tập là sự vận dụng hình thức đã học
dưới dạng chuẩn bị tài liệu giảng bài; nghiên cứu tài liệu; các vấn đề thực tiễn
liên quan, khả năng diễn giảng, kỹ năng thuyết trình…
Do vậy quá trình thực hành giảng tập của học viên đào tạo GV
KHXHNV đòi hỏi họ phải có trình độ học vấn cao về chuyên ngành và các
hiểu biết – kinh nghiệm xã hội.
Thứ hai: Đây là một hình thức tổ chức huấn luyện có tính chất tổng hợp
cao.
Là một cách thức tổ chức thực hành buổi học với mục đích là rèn luyện
cho học viên đào tạo GV KHXHNV nâng cao trình độ kỹ năng kỹ xảo và
cách thức tiến hành thực giảng.
………………………………………………………….
Thứ ba: Thời gian thực hành giảng tập bố trí xen kẽ trong quá trình học
tập (làm rõ thuận lợi khó khăn)
1.1.2 Vị trí vai trò.
6
Thứ nhất: Thực hành giảng tập là một nhiệm vụ trong toàn bộ nội dung
trong chương trình GDĐT cho học viên đào tạo GV KHXHNV ở nhà
trường…………….
Thứ hai: Thông qua các lần giảng tập giúp cho người học …
Thứ ba: Thực hành giảng tập của học viên đào tạo GV KHXHNV có tác
dụng …………
1.1. Mục tiêu yêu cầu đào tạo của nhà trường đối với học viên đào tạo GV
KHXHNV.
1.2. Tiêu chí đánh giá chất lượng thực hành giảng tập các môn khoa học xã hội
cuả học viên đào tạo GV KHXHNV.
1.2.1. Tiêu chí đánh giá về công tác chuẩn bị bài giảng.
1.2.2. Tiêu chí về nội dung
1.2.3. Tiêu chí về phương pháp
1.2.4. Tiêu chí về phong cách, tâm lý sư phạm
1.3. Thực trạng chất lượng thực hành giảng tập các môn khoa học xã hội của
học viên đào tạo GV KHXHNV
1.4.1. Kết quả đạt được.
1.4.1.1. Trong chuẩn bị bải giảng.
-Trong sưu tầm nghiên cứu và lựa chọn tài liệu.
-Trong xây dựng đề cương chi tiết bài giảng và viết bài giảng
-Trong thông qua giáo án, hoàn thiện giáo án, giảng thử và thục luyện giáo án.
1.4.1.2. Về nội dung bài giảng.
-Đã phù hợp đối tượng mục tiêu yêu cầu đào tạo của nhà trường chưa?
-Đã bám sát phương pháp nghiên cứu đặc thù của các môn khoa học xã hội và
từng môn học chưa?
-Trong quá trình giảng tập, kỹ năng sư phạm của người học viên đã được thể
hiện như thế nào?
-Phong cách sư phạm từng bước được nâng lên như thế nào?
-Sau mỗi lần giảng tập, thông qua đánh giá của khoa chuyên ngành người học rút
ra được những gì?
1.4.2. hạn chế và nguyên nhân.
1.4.2.1. hạn chế.
7
* Về công tác chuẩn bị bài giảng.
* Về nội dung bài giảng.
* Về phương pháp và kỹ năng sư phạm.
* Về phong cách, tâm lý sư phạm.
* Về kết quả sau khi giảng tập.
1.4.2.2. nguyên nhân.
* Khách quan.
- Chất lượng đầu vào.
- Kết cấu nội dung chương trình.
- Điều kiện cơ sở vật chất.
* Nguyên nhân chủ quan.
- Một là:
- Hai là:
…….
1.4. Một số vấn đề đặt ra cần giải quyết để nâng cao chất lượng thực hành
giảng tập các môn khoa học xã hội cùa học viên đào tạo GV KHXHNV.
Chương 2
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THỰC
HÀNH GIẢNG TẬP CÁC MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI CỦA HỌC VIÊN
ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN Ở TRƯỜNG
SQCT HIỆN NAY
2.1. Quan điểm xuất phát.
Một là: Phát huy cao độ tính chủ động, tích cực, tự giác tìm tòi khám
phá tri thức, rèn luyện kỹ năng tay nghề sư phạm của học viên trong thực
hành giảng tập.
Hai là: Kết hợp chặt chẽ và phát huy cao độ vai trò của các lực lượng
trong việc tổ chức, hướng dẫn cho học viên thực hành giảng tập.
8
Ba là: Phát huy dân chủ trong giảng tập, tạo cơ hội cho học viên được
trao đổi, tranh luận nhằm tìm ra phương pháo giảng phù hợp cho mình.
Bốn là: Triệt để tận dụng các phương tiện dạy học hiện có vào trong
thực hành giảng tập của học viên.
2.2. Một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng thực hành
giảng các môn khoa học xã hội của học viên đào tạo GV KHXHNV ở
trường SQCT hiện nay.
Một là: Nâng cao nhận thưc chuyên ngành và xã hội có liên quan cho
học viên.
Hai là: Đổi mới chương trình, nội dung đào tạo.
Ba là: Nâng cao khả năng thuyết trình cho người học viên đào tạo GV
KHXHNV.
Bốn là: Tạo điều kiện về thời gian, không gian, cơ sở vật chất cho học
viên đào tạo GV KHXHNV trong quá trinh chuẩn bị và thực hành giảng.
Năm là: Tăng số lần giảng tập cho học viên.