ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SƢ PHẠM
TRẦN THIÊN HOÀNG
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VIỆC THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG
HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ TRONG MÔI TRƢỜNG DẠY HỌC
ĐA PHUƠNG TIỆN TẠI VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
HÀ NỘI 2008
MỤC LỤC
NỘI DUNG
Trang
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 5
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 5
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 6
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu .............................................................. 6
3.1. Khách thể nghiên cứu ............................................................................ 6
3.2. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 6
4. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 6
5. Nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................................... 6
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 7
7. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................. 7
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận ............................................................ 7
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn .............................................. 7
7.3. Những phương pháp hỗ trợ khác ............................................................ 7
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VIỆC THIẾT KẾ VÀ SỬ
DỤNG HLĐT TRONG MÔI TRƢỜNG DẠY HỌC ĐA PHƢƠNG TIỆN ... 8
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ................................................................ 8
1.2 Một số khái niệm cơ bản ......................................................................... 9
1.1.1. Quản lý ........................................................................................ 9
1.1.2. Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường .................................... 14
1.1.3. Quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường ............................. 17
1.1.4. Biện pháp quản lý ...................................................................... 17
1.2. Tài liệu tự học ...................................................................................... 18
1.2.1. Khái niệm ................................................................................... 18
1.2.2. Cấu trúc của một tài liệu tự học ................................................. 18
1.3. Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học ............. 21
1.3.1. Một số khái niệm ........................................................................ 21
1.3.2. Môi trường dạy học đa phương tiện ........................................... 22
1
1.3.3. Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong môi
trường dạy học đa phương tiện ............................................................ 25
1.3.4. Thiết kế và sử dụng HLĐT......................................................... 28
1.4. Quản lý việc thiết kế và sử dụng HLĐT ............................................... 31
1.4.1. Lập kế hoạch ............................................................................. 31
1.4.2. Tổ chức thực hiện việc thiết kế và sử dụng học liệu điện tử ........ 31
1.4.3. Chỉ đạo triển khai việc thiết kế và sử dụng học liệu điện tử ........ 32
1.4.4. Kiểm tra, đánh giá về việc thiết kế và sử dụng học liệu điện tử. . 32
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ VIỆC THIẾT KẾ VÀ SỬ
DỤNG HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ TRONG MÔI TRƢỜNG DẠY HỌC ĐA
PHƢƠNG TIỆN TẠI VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI ................................... 34
2.1. Giới thiệu một số nét về Viện đại học mở Hà Nội ................................ 34
2.1.1. Lịch sử phát triển ....................................................................... 34
2.1.3. Quy mô và chất lượng đào tạo................................................... 39
2.1.4. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo ............................ 47
2.2. Thực trạng việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong
đào tạo ........................................................................................................ 48
2.3. Thực trạng việc thiết kế và sử dụng HLĐT .......................................... 49
2.3.1. Thực trạng việc thiết kế HLĐT ................................................... 49
2.3.2. Thực trạng việc sử dụng HLĐT .................................................. 51
2.4. Thực trạng quản lý việc thiết kế và sử dụng HLĐT.............................. 52
2.4.1. Thực trạng quản lý việc thiết kế HLĐT....................................... 52
2.4.2. Thực trạng quản lý việc sử dụng HLĐT ..................................... 53
2.5. Phân tích thành tựu, bất cập và nguyên nhân........................................ 53
Chƣơng 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VIỆC THIẾT KẾ VÀ SỬ
DỤNG HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ TRONG MÔI TRƢỜNG DẠY HỌC ĐA
PHƢƠNG TIỆN TẠI VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI ................................... 56
3.1. Định hướng đề xuất các biện pháp ....................................................... 56
3.1.1. Căn cứ vào các quy định, văn bản của Nhà Nước, Bộ GD-ĐT
về ứng dụng CNTT ............................................................................... 56
2
3.1.2. Căn cứ vào định hướng phát triển của Viện Đại học Mở Hà
Nội trong thời gian tới ......................................................................... 58
3.2. Những nguyên tắc trong việc đề xuất các biện pháp ............................ 61
3.3. Một số biện pháp quản lý việc thiết kế và sử dụng HLĐT trong môi
trường dạy học đa phương. ......................................................................... 62
3.3.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ QL, giảng viên,
và người học về tầm quan trọng của việc sử dụng HLĐT. .................... 62
3.3.2. Biện pháp 2: Cung cấp, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng tin học
cho giảng viên ...................................................................................... 63
3.3.3. Biện pháp 3: Thiết kế học liệu điện tử trong môi trường dạy
học đa phương tiện. ............................................................................. 65
3.3.4. Biện pháp 4: Xây dựng quy trình sử dụng HLĐT trong môi
trường dạy học đa phương tiện. ........................................................... 68
3.3.5. Biện pháp 5: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy
học hiện đại, xây dựng phòng học đa phương tiện tại Viện và các cơ
sở liên kết, theo mô hình XHH giáo dục. .............................................. 69
3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp ........................................................... 71
3.5. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã
được đề ra ................................................................................................... 71
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................. 78
3
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CBGV
Cán bộ giáo viên
CBQL
Cán bộ quản lý
CBQLGD
Cán bộ quản lý giáo dục
CLDH
Chất lượng dạy học
CNTT
Công nghệ thông tin
CNTT và TT
Công nghệ thông tin và truyền thông
CNH-HĐH
Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá
GV
Giảng viên
CSVC
Cơ sở vật chất
DH
Dạy học
ĐPT
Đa phương tiện
GAĐT
Giáo án điện tử
HLĐT
Học liệu điện tử
GD-ĐT
Giáo dục và Đào tạo
ICTs
Information and Communication Technologies
NG&CBQLGD
Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
NQ
Nghị quyết
NXB
Nhà xuất bản
PPDH
Phương pháp dạy học
PPDHTC
Phương pháp dạy học tích cực
PTKTDH
Phương tiện kỹ thuật dạy học
QL
Quản lý
QLGD
Quản lý giáo dục
TBDH
Thiết bị dạy học
TW
Trung ương
4
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Loài người đã và đang bước vào kỷ nguyên của công nghệ thông tin và
truyền thông trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá, đồng thời nền kinh tế
đang chuyển mình mạnh mẽ sang nền kinh tế tri thức. Công nghệ thông tin và
truyền thông có ảnh hưởng sâu sắc đến mọi hoạt động của đời sống xã hội ở
tất cả các quốc gia trên thế giới. Đặc biệt với tốc độ phát triển nhanh chóng
của khoa học kỹ thuật, vòng đời của mọi công nghệ đều rất ngắn, tri thức tiếp
thu được qua mấy năm học ở Đại học lạc hậu rất nhanh. Như vậy, yêu cầu cấp
thiết là trang bị kiến thức nền tảng, kỹ năng cơ bản, đồng thời dạy cách học
cho người học, tạo cho họ khả năng, thói quen và niềm say mê học tập suốt
đời. Sự thay đổi này đã làm thay đổi không chỉ cách giảng dạy mà còn thay
đổi cả việc tổ chức quá trình giáo dục, ứng dụng công nghệ dạy học, phương
tiện kỹ thuật trong giảng dạy, do đó, khắc phục được nhược điểm của các
phương pháp cũ, nâng cao chất lượng của giáo dục – đào tạo.
Chỉ thị số 55/2008/CT-BGD&ĐT Về tăng cường giảng dạy, đào tạo và
ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012 nêu
rõ:
“Công nghệ thông tin là công cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới phương pháp
giảng dạy, học tập và hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục, góp phần nhằm nâng
cao hiệu quả và chất lượng giáo dục. Phát triển nguồn nhân lực CNTT và
ứng dụng CNTT trong giáo dục là một nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa quyết
định sự phát triển CNTT của đất nước…
- Khuyến khích giáo viên, giảng viên soạn bài trình chiếu, bài giảng
điện tử và giáo án trên máy tính. Khuyến khích giáo viên, giảng viên trao đổi
kinh nghiệm giảng dạy qua website của các cơ sở giáo dục và qua Diễn đàn
giáo dục trên Website Bộ.
- Triển khai mạnh mẽ công nghệ học điện tử (e-Learning). Tổ chức cho
giáo viên, giảng viên soạn bài giảng điện tử e-Learning trực tuyến; tổ chức
các khoá học trên mạng, tăng tính mềm dẻo trong việc lựa chọn cơ hội học
tập cho người học. “
Viện đại học mở Hà Nội trong những năm qua đã quan tâm đến công tác
đổi mới, cải tiến phương pháp dạy học, đặc biệt là sự đầu tư về nhân lực, vật
5
lực và tài lực cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo và trong
công tác quản lý giáo dục. Đến nay Viện đại học mở Hà Nội đã bước đầu
triển khai áp dụng E-learning và xây dựng 6 bộ HLĐT cho 6 môn học và tải
lên trang Web đào tạo trực tuyến của Viện.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đang gặp phải nhiều vấn đề khó
khăn cần có những biện pháp quản lý để khắc phục kịp thời: kiến thức và kỹ
năng tin học cơ bản của giảng viên, học viên và sinh viên còn hạn chế; chưa
xây dựng được quy trình thiết kế và sử dụng HLĐT.
Với những lý do kể trên, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu “Biện pháp
quản lý việc thiết kế và sử dụng học liệu điện tử trong môi trường dạy học
đa phương tiện tại Viện đại học mở Hà Nội “.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề xuất một số biện pháp quản lý việc thiết kế và sử dụng học
liệu điện tử trong môi trường dạy học đa phương tiện, nhằm nâng cao chất lượng
đào tạo tại Viện đại học mở Hà Nội.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quản lý việc thiết kế và sử dụng HLĐT trong môi trường dạy học đa
phương tiện.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý việc thiết kế và sử dụng HLĐT trong môi trường dạy
học đa phương tiện tại Viện đại học mở Hà Nội.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất và áp dụng được một số biện pháp khả thi để quản lý việc
thiết kế và sử dụng HLĐT trong môi trường dạy học đa phương tiện thì sẽ
góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tại Viện đại học mở Hà Nội.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài đặt ra một số nhiệm vụ sau:
6
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về thiết kế và sử dụng HLĐT và quản lý
việc thiết kế và sử dụng HLĐT trong môi trường dạy học đa phương tiện
nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
- Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý việc thiết kế và sử dụng
HLĐT trong môi trường dạy học đa phương tiện tại Viện đại học mở Hà Nội.
- Đề xuất các biện pháp quản lý việc thiết kế và sử dụng HLĐT trong
môi trường dạy học đa phương tiện, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại
Viện đại học mở Hà Nội.
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Do thời gian có hạn nên đề tài tập trung nghiên cứu tìm ra các biện
pháp quản lý việc thiết kế và sử dụng HLĐT trong trong môi trường dạy học
đa phương tiện cho học viên hệ đại học từ xa tại Viện Đại học Mở Hà Nội.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài đã kết hợp các phương pháp nghiên cứu
sau:
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu Luật Giáo dục, các văn kiện của Đảng và Nhà nước về
định hướng phát triển giáo dục - đào tạo và phát triển ứng dụng công nghệ
thông tin và truyền thông trong dạy học.
- Nghiên cứu các tài liệu, báo cáo khoa học có liên quan đến vấn đề
nghiên cứu.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia.
- Phương pháp thực nghiệm
7.3. Những phương pháp hỗ trợ khác
- Phân tích, xử lý số liệu, ...
7
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VIỆC THIẾT KẾ VÀ SỬ
DỤNG HLĐT TRONG MÔI TRƢỜNG DẠY HỌC ĐA PHƢƠNG TIỆN
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Ở nước ta ứng dụng công nghệ dạy học được đề cập vào những năm 90
và hiện đang tiếp tục được nghiên cứu, ứng dụng trong giảng dạy ở mọi cấp
học của hệ thống giáo dục. Đã có một số đề tài nghiên cứu về ứng dụng
CNTT và TT trong giảng dạy, bước đầu thu được những kết quả hết sức khả
quan. Đề cập đến việc phát triển GAĐT tác giả Ngô Quang Sơn có viết :''
Trong hệ thống các loại hình thiết bị dạy học bộ môn hiện nay ở nước ta và
các nước khác, giáo án điện tử được coi là một loại hình trong 12 loại hình
thiết bị dạy học bộ môn. Giáo án điện tử vừa là giáo án vừa là một loại hình
TBDH hiện đại - TBDH có ứng dụng CNTT và TT. Các giáo viên phổ thông,
giảng viên đại học, cao đẳng cần nghiên cứu việc thiết kế và sử dụng hiệu
quả giáo án điện tử trong môi trường dạy học đa phương tiện ''
- Năm 2001, sinh viên Trần Thị Thu Hà đã nghiên cứu áp dụng các phương
pháp dạy học tích cực trong môi trường CNTT và TT với đề tài: “Bước đầu
nghiên cứu việc sử dụng phương pháp dạy học chương trình hoá với sự hỗ trợ
của phần mềm dạy học Sketchpad trong dạy học Toán ở Tiểu học. “
- Năm 2002, sinh viên Nguyễn Huyền Trang đã nghiên cứu việc sử dụng
phương pháp dạy học chương trình hoá trong dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học
với đề tài: “ Nghiên cứu việc sử dụng phương pháp dạy học chương trình hoá
với sự hỗ trợ của phần mềm PowerPoint thông qua môn Tiếng Việt ở Tiểu
học.”
- Tiếp tục nghiên cứu theo hướng này, năm 2004, học viên cao học Bùi Thị
Hải Yến đã bảo vệ thành công đề tài: “Sử dụng phương pháp dạy học chương
trình hoá với sự hỗ trợ của phần mềm PowerPoint thông qua phân môn Luyện
từ và câu ở Tiểu học . ”
- Năm 2006, sinh viên Nguyễn Văn Dũng đã bảo vệ thành công luận văn tốt
nghiệp đại học chuyên ngành QLGD với đề tài : “ Một số biện pháp quản lý
8
việc thiết kế và sử dụng giáo án điện tử nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở
Trường Tiểu học Quỳnh Thắng A”
Ứng dụng CNTT và TT vào dạy học ở các nước phát triển trên thế giới
là điều không còn mới lạ. Tuy nhiên, ở Việt Nam mới được đề cập và phát
triển trong vòng chục năm trở lại đây. Đặc biệt, công tác quản lý chỉ đạo việc
ứng dụng CNTT và TT nói chung; thiết kế và sử dụng GAĐT nói riêng còn
nhiều bỡ ngỡ, lúng túng. Hơn nữa, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên
cứu về vấn đề quản lý việc thiết kế và sử dụng HLĐT.
1.2 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Quản lý
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, từ khi có sự phân công lao
động đã xuất hiện một dạng lao động mang tính đặc thù, đó là tổ chức, điều
khiển các hoạt động lao động theo những yêu cầu nhất định. Dạng lao động
mang tính đặc thù đó được gọi là hoạt động quản lý.
Khái niệm “quản lý” được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau dựa
trên cơ sở những cách tiếp cận khác nhau, vừa là khoa học vừa là nghệ thuật
đang là vấn đề thu hút nhiều sự quan tâm. Sau đây là một số định nghĩa về
“quản lý ”:
- Theo F.W.Tay lor (nhà quản lý người Mỹ 1856 - 1915) người có học
thuyết chú trọng vào nhiệm vụ cho rằng “Quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng,
chính xác cái gì cần làm và làm cái đó bằng phương pháp tốt nhất và rẻ nhất”
- Theo H.Fayol (1841-1925), kỹ sư người Pháp - Ông quan niệm: “Quản
lý hành chính là kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm tra”. Trong
học thuyết quản lý của mình H.Fayol đưa ra 5 chức năng cần thiết của một
nhà quản lý là:
Dự báo và lập kế hoạch; Tổ chức; Điều khiển; Phối hợp; Kiểm tra.
Theo Đặng Vũ Hoạt, Hà Thế Ngữ trong “Những vấn đề cốt yếu trong
quản lý”: Quản lý là một quá trình định hướng, quá trình có mục tiêu quản lý
một hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định.
9
Những mục tiêu này đặc trưng cho trạng thái mới của hệ thống mà người
quản lý mong muốn.
Sau khi xem xét phân tích các khái niệm quản lý trên có thể đưa ra khái
niệm về quản lý dưới đây:
Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra công
việc của các thành viên của một tổ chức nhằm sử dụng các nguồn lực hợp lý
để đạt được các mục đích đã định.
Với khái niệm này, về bản chất quá trình quản lý có thể được biểu diễn
dưới dạng sơ đồ sau:
Môi trường bên ngoài
Lập kế hoạch
Tổ chức
Kiểm tra
Lãnh đạo
Sơ đồ 1.1: Bản chất quá trình quản lý
Như vậy, đối với mỗi hệ thống hoạt động, quản lý có thể chia ra 3 nội
dung lớn: Lập kế hoạch; Tổ chức và lãnh đạo việc thực hiện kế hoạch; Kiểm
tra, đánh giá các hoạt động và việc thực hiện các mục tiêu đề ra. Trong những
điều kiện cần thiết có thể điều chỉnh lại kế hoạch, hoặc mục tiêu, hoặc các
hoạt động cụ thể hoặc đồng thời có thể điều chỉnh cả 2 hoặc 3 thành tố cho
phù hợp.
Quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng bị quản lý nhằm
đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường.
Với khái niệm trên, quản lý bao gồm các điều kiện sau:
- Phải có một chủ thể quản lý là tác nhân tạo ra các tác động, và một đối
tượng bị quản lý phải tiếp nhận các tác động của chủ thể quản lý tạo ra. Tác động
có thể chỉ là một lần mà cũng có thể là liên tục nhiều lần.
- Phải có một mục tiêu đặt ra cho cả đối tượng và chủ thể, mục tiêu này
là căn cứ để chủ thể tạo ra các tác động.
10
- Chủ thể có thể là một người, nhiều người, một thiết bị. Còn đối tượng
có thể là con người (một hoặc nhiều người) hoặc giới vô sinh (máy móc, thiết
bị, đất đai, thông tin, hầm mỏ v.v…) hoặc giới sinh vật (vật nuôi, cây trồng).
Chủ thể quản
lý
Mục tiêu
Đối tượng bị
quản lý
1.1.1.1. Cơ sở tâm lý học quản lý
Bản thân mỗi một con người đều là một cá thể tâm lý nhất định. Do vậy
trước mỗi một tình huống, một vấn đề thì mỗi người thường có những thái độ,
phản ứng và đưa ra những nhận xét, quyết định hành động theo những cách
khác nhau. Chính những '' lăng kính tâm lý '' đó đã tạo lên những bất đồng ý
kiến (thường được gọi là xung đột) đôi khi là giữa cá nhân với cá nhân hoặc
giữa cá nhân với tập thể và ngược lại. Đặc biệt, khi có hình thức lao động mới
được đưa vào một tổ chức thì hiện tượng này xảy ra là khó tránh khỏi. Nó có
thể mang đến những kết quả tiêu cực hoặc tích cực phụ thuộc vào bản chất và
cường độ của xung đột được thể hiện qua sơ đồ mô phỏng sau :
11
Sơ đồ 1.2. Mô hình quản lý
K.quả
Tích cực
K.quả
Trung tính
K.quả
Quá ít
Quá nhiều
xung đột
xung đột
Xung đột thích hợp
Tiêu cực
Thấp
Vừa phải
Cao
Sơ đồ 1.3. Cường độ xung đột.
Lúc này, vai trò của người quản lý là phải làm sao tạo được sự đồng
thuận cao nhất, lôi cuốn được mọi thành viên cùng quyết tâm thực hiện để đạt
được mục tiêu cho ý tưởng mới. Theo tài liệu bài giảng cao học chuyên đề
Tâm lý học quản lý của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc thì có tám chiến thuật
gây ảnh hưởng trong tổ chức để đưa thành viên của tổ chức vào công việc. Đó
là :
+ Tư vấn : Lôi cuốn, khuyến khích mọi thành viên tham gia, góp ý kiến vào
việc ra quyết định và biến đổi. Chiến thuật này sẽ tạo tâm lý tích cực cho các
thành viên vì họ đều cảm thấy được tôn trọng, được phát huy tính dân chủ.
+ Thuyết phục, lôi kéo duy lý: Cố gắng thuyết phục các thành viên bằng lý lẽ,
lô gíc và sự kiện. Chiến thuật này đòi hỏi người quản lý phải có tư duy sắc
bén, hiểu sâu sắc vấn đề và có tài hùng biện.
12
+ Kêu gọi ( khơi gợi ) khéo léo: Cố gắng làm cho các thành viên nhiệt tình
ủng hộ và tham gia bằng cách khơi gợi cảm xúc, lý tưởng, giá trị của họ.
+ Chiến thuật khôn khéo: Tạo cho các thành viên đạt đến trạng thái tinh thần
tốt nhất, phấn chấn nhất trước khi thực hiện một yêu cầu nào đó.
+ Chiến thuật tạo đồng minh: Lôi cuốn sự ủng hộ, giúp đỡ của một thành
viên để thuyết phục các thành viên khác.
+ Chiến thuật gây áp lực: Yêu cầu sự phục tùng hoặc sử dụng các biện pháp
đe doạ, răn đe.
+ Chiến thuật tạo sức ép từ bên trên: Cố gắng thuyết phục các thành viên
bằng cách có được sự ủng hộ từ cấp trên.
+Chiến thuật trao đổi, thương thảo: Biểu hiện cam kết, hoặc hứa hẹn áp
dụng các ưu đãi, cất nhắc...
Các chiến thuật tâm lý nêu trên sẽ đạt được kết quả tốt đẹp nếu người
quản lý hình thành liên minh chiến lược trên cơ sở:
- Tạo nên sự tôn trọng lẫn nhau.
- Tạo được niềm tin, uy tín.
- Tạo điều kiện cùng có lợi.
- Hợp tác trên tinh thần cởi mở, chân thành.
Tuy nhiên, kết quả đạt được ngoài sự cam kết, phục tùng, ủng hộ đôi khi
người quản lý còn gặp phải những phản kháng hoặc chống đối mà không
lường trước được sẽ gây khó khăn cho công tác quản lý.
1.1.1.2. Cơ sở khoa học quản lý
Bất cứ một tổ chức nào, cho dù cơ cấu và qui mô hoạt động ra sao đều
phải có sự quản lý và có người quản lý thì mới đạt được mục đích tồn tại và
phát triển của tổ chức đó. Vậy hoạt động quản lý (Management) là gì?
Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc trong tài liệu bài
giảng cao học Cơ sở khoa học quản lý thì : Đó là tác động có định hướng, có
chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị
quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục
đích của tổ chức.
13
Nói cách khác hoạt động quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ
chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức,
chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra. Người quản lý (Manager) là nhân vật có trách
nhiệm phân bố nhân lực và các nguồn lực khác, chỉ dẫn sự vận hành của một
bộ phận hay toàn bộ tổ chức để tổ chức hoạt động có hiệu quả và đạt đến mục
đích.
Cũng theo tác giả Nguyễn Quốc Chí- Nguyễn Thị Mỹ Lộc thì quản lý
có bốn chức năng chủ yếu, cơ bản: Kế hoạch hóa (Planning), tổ chức
(Organizing), chỉ đạo - lãnh đạo (Leading) và kiểm tra (Controlling).
- Kế hoạch hóa: Đó là xác định mục tiêu, mục đích cho những hoạt
động trong tương lai của tổ chức và xác định các biện pháp, cách thức để đạt
được mục đích đó.
- Tổ chức: Khi người quản lý đã lập xong kế hoạch, họ cần phải chuyển
hóa những ý tưởng ấy thành những hoạt động hiện thực.Tổ chức là quá trình
hình thành nên cấu trúc các quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận
trong một tổ chức nhằm làm cho họ thực hiện thành công các kế hoạch và đạt
được mục tiêu tổng thể của tổ chức. Người quản lý phải phối hợp, điều phối
tốt các nguồn nhân lực của tổ chức.
- Lãnh đạo (Chỉ đạo) - Leading:
Sau khi kế hoạch đã được lập, cơ cấu bộ máy đã hình thành, nhân sự đã
được tuyển dụng thì phải có người đứng ra lãnh đạo, dẫn dắt tổ chức. Đó là
quá trình liên kết, liên hệ với người khác, hướng dẫn và động viên họ hoàn
thành những nhiệm vụ nhất định để đạt được mục tiêu của tổ chức. Tất nhiên
việc lãnh đạo không chỉ bắt đầu sau khi việc lập kế hoạch và thiết kế bộ máy
đã hoàn tất, mà nó xuyên suốt trong hoạt động quản lý.
- Kiểm tra (Controlling): Đây là hoạt động theo dõi, giám sát các thành
quả hoạt động và tiến hành những hoạt động sửa chữa, uốn nắn nếu cần thiết.
1.1.2. Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường
1.1.2.1. Quản lý giáo dục
14
Khoa học quản lý là một khoa học sử dụng tri thức của nhiều môn: Tâm
lý học, Xã hội học, Triết học,…
Khoa học quản lý giáo dục là một chuyên ngành của khoa học quản lý
nói chung, đồng thời cũng là bộ phận của khoa học giáo dục, nhưng là một
khoa học tương đối độc lập.
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang, khái niệm quản lý giáo dục là khái
niệm đa cấp (bao hàm cả quản lý hệ giáo dục quốc gia, quản lý các phân hệ
của nó, đặc biệt là quản lý trường học).
“Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế
hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theo
đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của
nhà trường xã hội chủ nghĩa việt nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy
học- giáo dục thế hệ trẻ, đưa giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái
mới về chất”.
Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý giáo dục là tổ chức các hoạt
động dạy học. Có tổ chức được các hoạt động dạy học, thực hiện được các
tính chất của nhà trường phổ thông Việt Nam xã hội chủ nghĩa, mới quản lý
được giáo dục, tức là cụ thể hoá đường lối giáo dục của Đảng và biến đường
lối đó thành hiện thực, đáp ứng nhu cầu của nhân dân, của đất nước”.
Quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý đến
khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt tới
kết quả mong muốn một cách hiệu quả nhất. Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng
quát là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh
công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội.
Khái quát lại, nội hàm của khái niệm quản lý giáo dục chứa đựng
những nhân tố đặc trưng bản chất sau: Phải có chủ thể quản lý giáo dục, ở tầm
vĩ mô là quản lý của nhà nước mà cơ quan trực tiếp quản lý là Bộ, Sở, Phòng
Giáo dục, ở tầm vi mô là quản lý của hiệu trưởng nhà trường.
Nhà trường là đối tượng cuối cùng và cơ bản nhất của quản lý giáo dục,
trong đó đội ngũ giáo viên và học sinh là đối tượng quản lý quan trọng nhất.
15
1.1.2.2. Quản lý nhà trường
Vấn đề cơ bản của quản lý giáo dục là quản lý nhà trường vì nhà trường là
cơ sở giáo dục, nơi tổ chức thực hiện mục tiêu giáo dục. Khi nghiên cứu về
nội dung khái niệm quản lý giáo dục, khái niệm trường học được hiểu là tổ
chức cơ sở mang tính Nhà nước - Xã hội trực tiếp làm công tác giáo dục- đào
tạo thế hệ trẻ cho tương lai của đất nước.
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý trường học (nhà trường)
là tập hợp những tác động tối ưu của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên,
học sinh và cán bộ khác, nhằm tận dụng các nguồn dự trữ do nhà nước đầu
tư, lực lượng xã hội đóng góp và do lao động xây dựng vốn tự có. Hướng vào
việc đẩy mạnh mọi hoạt động của nhà trường mà điểm hội tụ là quá trình đào
tạo thế hệ trẻ. Thực hiện có chất lượng mục tiêu và kế hoạch đào tạo, đưa nhà
trường tiến lên trạng thái mới" .
Theo tác giả Phạm Viết Vượng: “Quản lý trường học là lao động của
các cơ quan quản lý, nhằm tập hợp và tổ chức lao động của giáo viên, học
sinh và các lực lượng giáo dục khác, cũng như huy động tối đa các nguồn lực
giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường”.
Tóm lại: Quản lý trường học là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng
trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo
nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với
ngành giáo dục với thế hệ trẻ và với từng học sinh.
Bản chất của hoạt động quản lý trong nhà trường là quản lý hoạt động
dạy học, tức là làm sao đưa hoạt động đó dần tiến tới mục tiêu giáo dục, mục
tiêu đào tạo.
Quản lý trường học là phải quản lý toàn diện, nhằm hoàn thiện và phát triển
nhân cách của thế hệ trẻ một cách hợp lý, khoa học và hiệu quả. Thành công hay
thất bại của nhiệm vụ đổi mới nâng cao hiệu quả giáo dục trong nhà trường phụ
thuộc rất lớn vào điều kiện cụ thể của nhà trường. Vì vậy, muốn thực hiện có
hiệu quả công tác giáo dục, người quản lý phải xem xét đến những điều kiện đặc
16
thù của nhà trường, phải chú trọng tới việc cải tiến công tác quản lý giáo dục để
quản lý có hiệu quả các hoạt động trong nhà trường.
1.1.3. Quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường
Mục tiêu quản lý trường học là quản lý chất lượng sản phẩm giáo dục.
Muốn có sản phẩm giáo dục đạt chất lượng, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển
kinh tế - xã hội thì trước hết nhà trường phải tổ chức, điều khiển và kiểm soát
tốt quá trình tổ chức hoạt động dạy và học, vì hoạt động dạy và học là hoạt
động trung tâm của nhà trường nhằm hình thành và phát triển nhân cách của
học sinh - sản phẩm giáo dục của nhà trường.
Hoạt động dạy là hoạt động đặc trưng cho bất kỳ loại hình hoạt động
nhà trường nào, vì vậy nó là con đường giáo dục tiêu biểu nhất. Với nội dung
và tính chất của nó dạy học là con đường tốt nhất giúp cho người học với tư
cách là chủ thể nhận thức có thể lĩnh hội mọi hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ
xảo chuyển thành phẩm chất và năng lực của bản thân”. “Các tổ chức xã hội
cần đảm bảo cho mọi người học nhận thức sự nuôi dưỡng, bảo vệ sức khỏe,
sự hỗ trợ chung cho thể chất và tình cảm mà người học cần để có thể tham gia
một cách tích cực vào quá trình giáo dục và tận hưởng được lợi ích của giáo
dục”, Tuyên bố thế giới về giáo dục cho mọi người, Hội nghị Jomtien, Thái
Lan 1990.
Quản lý hoạt động dạy học là quản lý quá trình truyền thụ kiến thức của
đội ngũ giáo viên và quá trình lĩnh hội kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của học
sinh và quản lý các điều kiện vật chất, kỹ thuật, phương tiện phục vụ hoạt
động dạy học. Quản lý hoạt động dạy học là quản lý việc thực hiện chương
trình, nội dung dạy học, quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá quá trình lĩnh hội
kiến thức của học sinh.
1.1.4. Biện pháp quản lý
Theo từ điển tiếng Việt thông dụng: “Biện pháp là cách làm, cách thức
tiến hành một công việc cụ thể nào đó”.
Trong quản lý, biện pháp quản lý là tổ hợp nhiều cách thức tiến hành
của chủ thể quản lý nhằm tác động đến đối tượng (khách thể) quản lý để giải
17
quyết những vấn đề trong công tác quản lý, làm cho quá trình quản lý vận
hành đạt mục tiêu mà chủ thể quản lý đã đề ra và phù hợp với quy luật khách
quan.
Như vậy, biện pháp quản lý là việc người quản lý sử dụng các chức
năng quản lý, công cụ quản lý một cách phù hợp cho từng tình huống vào đối
tượng mà mình quản lý để đưa đối tượng, đơn vị mình quản lý đạt được mục
tiêu mà chủ thể quản lý xây dựng, đưa chất lượng quản lý lên một vị trí mới,
tình trạng mới tốt hơn hiện tại.
Do vậy đòi hỏi ở người quản lý phải có kiến thức sâu rộng, có kinh
nghiệm để gắn kết những biện pháp với nhau, giải quyết các mâu thuẫn giữa
các biện pháp, biết tiên liệu trước các hoàn cảnh, tình huống mà đối tượng
quản lý đặt ra.
1.2. Tài liệu tự học
1.2.1. Khái niệm
Tài liệu tự học là cuốn giáo trình được viết sao cho Người học tự học
một cách tương đối thuận lợi, dễ dàng mà không cần sự trợ giúp của thầy
hoặc người nào khác. Cuốn giáo trình đó còn gọi là một Module tự học.
1.2.2. Cấu trúc của một tài liệu tự học
Khi biên soạn Module phải xác định mục tiêu mà Người học cần đạt
được để họ có hướng phấn đấu. Một Module hoàn chỉnh có nghĩa là phải có
tất cả nội dung cần thiết để đạt được mục tiêu học tập. Người học chỉ cần tự
học theo Module thì có thể đạt được mục tiêu học tập. Họ không cần phải đọc
sách giáo khoa hay tài liệu nào nữa. Tuy nhiên, cũng cần giới thiệu cho họ
đọc thêm tài liệu tham khảo để nâng cao kiến thức liên quan tới chủ đề của
Module.
Nội dung học tập của Module thường được chia thành những phần nhỏ.
Nếu chủ đề của Module có thể chia ra thành các chủ đề nhỏ hơn thì chủ đề
nhỏ hơn ấy được biểu hiện trong một phần (Section). Nội dung của mỗi phần
phải đủ để giải thích một khái niệm, một nguyên lý hay một bước tiến hành
nào đó. Người học có thể học tuần tự từng phần hoặc tra cứu vào một phần
18
nào đó nếu quên hoặc chưa hiểu rõ. Bằng cách đó, người học nắm vững từng
phần sẽ dẫn tới lĩnh hội kiến thức của toàn bộ Module.
Sau mỗi phần của bài học, cần đưa một số câu hỏi hay bài tập để người
học tự trả lời. Mục đích là để người học tự kiểm tra xem mình đã học được
những gì so với yêu cầu mục tiêu đã đề ra.
Một module tự học thường có cấu trúc như sau:
GIỚI THIỆU
Phần giới thiệu gồm có một số thông tin cơ bản như sau:
- Lời chào
- Giới thiệu khái quát về nội dung của Module trong một hoặc hai đoạn.
- Sự hợp lý của Module:
+ Liên quan đến trình độ và kinh nghiệm người học
+ Tầm quan trọng đối với người học
+ Liên quan tới các Module khác trong chương trình đào tạo
- Mục tiêu chung
- Mục tiêu cụ thể
- Thời gian học dự tính
- Tài liệu, phương tiện liên quan hoặc đi kèm với Module
- Lời động viên
NỘI DUNG HỌC TẬP
Phần 1
Tên (chủ đề) cuả phần 1
1. Giới thiệu
- Nêu các tiểu chủ đề sẽ học trong phần 1
- Mục tiêu (học viên đạt được sau khi học xong phần 1)
2. Nội dung
- Thông tin hoặc giải thích các khái niệm, nguyên lý, sự kiện, v.v.
- Ví dụ hoặc không
3. Bài tập
Các câu hỏi, bài tập để người học tự làm, tự kiểm tra
19
4. Tóm lƣợc
Phần 2
Tên (chủ đề) của phần 2
Trình tự : giới thiệu, nội dung, bài tập, tóm lược như ở phần 1
Phần 3
Tên (chủ đề) của phần 3
Trình tự : giới thiệu, nội dung, bài tập, tóm lược như ở phần 1
PHẦN KẾT
Trong phần này chúc mừng người học đã hoàn thành bài học, tóm tắt toàn bộ
Module, động viên người học học bài tiếp theo và ứng dụng những điều đã
học vào thực tiễn.
ĐÁP ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
20
1.3. Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học
1.3.1. Một số khái niệm
- Tin học:
Tin học là ngành khoa học nghiên cứu các phương pháp công nghệ và
các kĩ thuật xử lý thông tin một cách tự động.
- Công nghệ thông tin:
Công nghệ thông tin là một tập hợp các phương pháp khoa học, các
phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại - chủ yếu là kỹ thuật máy tính và
viễn thông nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên
thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con
người và xã hội.
- Công nghệ thông tin và truyền thông (Information and Communication
Technologies- ICTs ) :
Trong một chừng mực nào đó có thể coi công nghệ thông tin và truyền
thông là sự giao nhau của 3 ngành Điện tử + Tin học + Viễn thông.
Khi thông tin, dữ liệu còn ít, con người có thể tự mình xử lý và họ cảm
thấy không có vấn đề gì. Song ngày nay, mọi mặt của đời sống xã hội đều
phát triển nhanh chóng kéo theo sự bùng nổ của thông tin làm con người lúng
túng, thậm chí nhiều lúc không thể xử lý nổi. Máy tính điện tử đã giúp con
người xử lý thông tin một cách tự động và nhanh chóng, điều đó đã tiết kiệm
rất nhiều thời gian và công sức của con người.
Toàn bộ các thiết bị điện tử và cơ khí của máy tính được gọi chung là
phần cứng.
Các chương trình chạy trên máy tính được gọi là phần mềm.
- Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học: Là quá
trình ứng dụng ICTs vào hoạt động dạy học một cách hợp lý. Trong đó có sử
dụng các loại hình TBDH :
Phim đèn chiếu
Bản trong dùng cho máy chiếu qua đầu
Băng, đĩa ghi âm
21
Bng hỡnh, a hỡnh
Phn mm dy hc
Giỏo ỏn in t, Bi ging in t, Giỏo ỏn k thut s
Trang Web hc tp, Phũng thớ nghim o
1.3.2. Mụi trng dy hc a phng tin
Thut ng Multimedia l mt thut ng mi c a vo s dng trong
khong hn 10 nm gn õy.
Multimedia cú ngha l t hp ca nhiu phng tin gp li.T
Multimedia trong t in Anh Vit c dch l a phng tin truyn
thụng, t ny gm hai thnh phn ghộp li: Multi vi ngha l a chiu, nhiu
v Media vi ngha l phng tin truyn thụng.
Bn thnh t c bn ca quỏ trỡnh dy hc l: Mc tiờu, Ni dung,
Phng phỏp v thit b giỏo dc.
Ph-ơng
pháp
Mục tiêu
Nội dung
Nh- thế nào
Cái gì
ể làm gì
dạy và học
Bằng gì
Multimedia
đâu
Cho ai
Cu trỳc
tõm lý
S 1.3.2 Multimedia trong mụ hỡnh dy hc
* Mụi trng hc tp a phng tin
22
Cấu trúc
xã hội
Môi trường học tập đa phương tiện là môi trường học tập được trang
bị, lắp đặt các phương tiện truyền thông (Multimedia) và các điều kiện đảm
bảo cho các phương tiện đó hoạt động tốt.
Ở đó diễn ra tương tác đa chiều:
Tương tác hai chiều giữa giáo viên – học sinh ;
Tương tác hai chiều giữa phương tiện – học sinh ;
Tương tác hai chiều giữa giáo viên – phương tiện
Chiều thứ ba bao gồm: những tác động qua lại giữa giáo viên và mối
quan hệ học sinh – phương tiện, giữa học sinh và mối quan hệ giáo viên –
phương tiện, giữa phương tiện với mối quan hệ giáo viên – học sinh.
Mỗi hệ thống thiết bị dạy học đa phương tiện bao gồm: Khối mang
thông tin và khối chuyển tải thông tin tương ứng.
Khối chuyển tải thông tin tương ứng
Khối mang thông tin
Phim Slide, phim chiếu bóng ----> Máy chiếu Slide, máy chiếu phim
Bản trong
----> Máy chiếu qua đầu
Băng, đĩa ghi âm
----> Radio Cassette, Đầu đĩa CD, Máy tính
Băng, đĩa ghi hình
----> Video, Đầu đĩa hình, Máy tính, Máy
chiếu đa năng, Màn chiếu
Phần mềm dạy học
----> Máy tính, Máy chiếu đa năng, Màn
chiếu, Bảng kỹ thuật số
Học liệu điện tử, Giáo án điện tử,
Bài giảng điện tử, Giáo án kỹ thuật số
Trang Web học tập
----> Máy tính, Máy chiếu đa năng, Màn
chiếu, Bảng kỹ thuật số
Phòng thí nghiệm ảo.
Cơ sở của việc cải tiến PPDH là sự lựa chọn nội dung bài học thích hợp,
sau đó là việc nghiên cứu áp dụng những phương pháp và phương tiện thích
hợp để dạy và học.
- Sử dụng ĐPT trong dạy học mang lại cho chúng ta nguồn thông tin
phong phú và sinh động, bài giảng trở nên trực quan hơn, giảm bớt tính trừu
23
tượng, bài giảng sống động hơn, thu hút sự tập trung, niềm say mê hứng thú
của người học, làm cho người học dễ hiểu và nhớ lâu.
- Đa phương tiện góp phần chống dạy chay và học chay trong điều kiện
cơ sở vật chất: trang thiết bị phòng thí nghiệm, phòng thực hành còn thiếu
thốn và lạc hậu như hiện nay.
- Đa phương tiện giúp người thày có thể truyền đạt bằng nhiều con
đường khác nhau những lượng thông tin cần thiết giúp cho việc tiếp thu bài
học của học sinh. Việc tiếp thu kiến thức có hiệu quả cao khi học sinh nhận
được lượng tin từ nhiều nguồn tri giác khác nhau và trong hoạt động riêng của
mình, tổng hợp và chọn lọc những nguồn tin đó.
Trong dân gian đã có câu “Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy
không bằng một làm”, để nói lên tác dụng khác nhau của các giác quan trong
quá trình truyền thụ kiến thức.
Theo cuốn sách “Phương tiện dạy học” của Tô Xuân Giáp, NXB Giáo dục
1997, mức độ ảnh hưởng của các giác quan trong quá trình truyền thông:
- Sự tiếp thu tri thức khi học đạt được là:
1,0 % qua nếm
1,5 % qua sờ
3,5 % qua ngửi
11,0% qua nghe
83,0% qua nhìn.
- Tỉ lệ kiến thức nhớ được sau khi học đạt được là:
20% qua nghe được
30% qua nhìn được
50% qua nghe và nhìn được
80% qua nói được
90% qua nói và làm được.
Ở Ấn Độ, tổng kết quá trình dạy học người ta cũng nói:
Tôi nghe - tôi quên.
Tôi nhìn - tôi nhớ.
Tôi làm - tôi hiểu.
24